Niệm Đường – A Man
-
Chương 5
Nửa tháng sau đó, Đường Đường đi theo Tô thiếu đến rất nhiều trung tâm thẩm định tư nhân để chọn ra một món đồ thích hợp làm quà mừng thọ.
Đây là một đồng tiền màu vàng cam, lỗ hình vuông ở giữa bị hư hỏng nhẹ, phía trên có khắc bốn chữ “sống lâu trăm tuổi”.
Loại tiền này thường được gọi là tiền hoa, hay tiền cát ngữ[1], từ những chữ và hoa văn được chạm khắc trên mặt đồng tiền thì có thể là đồ từ thời nhà Minh.
Xét về giá trị thì nó hiển nhiên không thể bằng được chiếc lược vàng hàng xịn rồi.
Tô thiếu thấy chỉ phải bỏ ra một chút tiền thì rất hụt hẫng: “Lấy cái này á?”
Đường Đường không khỏi chê cười anh ta: “Đó là tiệc mừng thọ của bà nội anh chứ có phải đại hội khoe giàu đâu. Bà nội nhà anh còn thiếu mấy thứ này sao? Chủ yếu là xem tâm ý của con cháu thôi.”
“Hơn nữa cái này không quá bắt mắt, sẽ không khiến người khác ghen ghét.”
Chẳng mấy chốc, đồng xu đã được trang trí bằng những sợi dây đỏ tua rua, rồi lại thêm một sợi tơ vàng ở phía trên, cầm trên tay vừa tinh xảo lại vừa thuận tiện để mang theo bên người.[2]
Tô thiếu sau khi đưa quà tặng thì tươi cười trở về, gõ vào đầu Đường Đường một cái: “Tốt lắm, đúng là một con nhóc hiểu chuyện.”
Bà nội mừng rỡ, ba của anh cũng vậy, còn khen anh ta biết thu liễm, đã trưởng thành hơn rất nhiều. Ông còn hứa hẹn sẽ giao cho anh quyền quản lý cả một trung tâm thương mại.
Để đổi lại thì anh ta sẽ giúp cô có được một thân phận để tìm kiếm Yên Thụ Đồ.
Chỉ là quá trình diễn ra không được suôn sẻ, mấy bức tranh giả thời Nam Tống ở đâu cũng có, thậm chí còn có cả tranh nhái thời nhà Minh và nhà Thanh, tranh thật thì vẫn chưa thấy tung tích đâu.
Thẳng đến tận một tháng sau, Tô thiếu mới hưng phấn tới đây, móc từ trong túi ra hai chiếc thiệp vàng.
“Đây là một buổi bán đấu giá của tư nhân, người có thể đến đều là người có địa vị, nghe nói Yên Thụ Đồ cũng sẽ được mang ra đấu giá.”
Cửa vào của nhà đấu giá rất thấp, giống như lối vào sân của các tứ hợp viện[3] thời xưa – nơi mà mọi người trong nhà thường tụ tập.
Bảo an đứng ở cửa kiểm tra thiệp mời xong mới cho người đi vào.
Ở ngoài cổng lớn có một núi giả[4] rất lớn, che khuất cảnh vật bên trong, vòng qua cái núi này mới có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh bên trong sân vườn.
Dưới chân của Đường Đường, những phiến đá được mài giũa gọn gàng, nhẵn bóng.
Từng dòng nước giữa những khe đá chảy xuống trong veo, một cây bạch quả có tuổi đời lên tới 100 năm đứng sừng sững trong sân, những chiếc lá vàng rung rinh trong nắng.
Có người dẫn bọn họ tới sảnh phụ, nói rằng khách mời vẫn chưa tới, đợi sau khi mọi người đến đông đủ thì 21 giờ bắt đầu quay chụp.
Tô thiếu sờ mũi, ngượng ngùng nói: “Có vẻ là chúng ta tới hơi sớm.”
Đâu chỉ là hơi sớm, nếu so với những người sành sỏi thì bọn họ phải gọi là tới rất sớm, còn phải chờ những hai tiếng nữa.
Không biết sao mà trong lòng Đường Đường lại trở nên hoảng hốt, khó thở khi sắc trời dần tối đi.
Cô cầm một tách trà trên tay, càng uống càng buồn ngủ, mí mắt cũng theo đó gục xuống.
Trong làn sương mờ ảo vang lên giọng nói của Tô thiếu: “Nếu cô mệt thì chợp mắt một lát đi, tôi sẽ trông chừng cho.”
Nhưng dần dần lại biến thành giọng nói của Dương Niệm Sâm: “Sao em lại có mặt ở đây?”
Hình bóng của Đường Đường như trở về cái thôn nhỏ ở huyện Hoài Âm, sau khi ngày đó tan rã trong không vui, người đàn ông kia cũng không tìm cô giải thích bất cứ điều gì.
Ngay cả một câu xin lỗi cũng không có.
Chỉ là một câu “Rất xin lỗi, là tôi không nghĩ đến cảm nhận của em” cũng không hề có.
Vậy mà trong khi đó ngày nào anh ta cũng tới chơi cờ rồi nói chuyện phiếm với ông nội.
Qua mấy ngày, lão tam còn nói cô đã gầy đi trông thấy.
Cô rất muốn nghe lời giải thích từ anh, nói cái gì cũng được, chỉ cần không phải như bây giờ, bỏ mặc cô ở chỗ này giày vò tâm trí của cô cứ như thể cô đã làm một chuyện tày trời không bằng.
Sự chờ đợi trong vô vọng đã khiến cô trở nên cáu kỉnh, rốt cuộc cũng nhịn không được mà tới khách sạn tìm anh.
“Tôi có thể vào không?” “…Vào đi.”
Nhưng sau đó cô lại rất hối hận vì mình đã bước vào cánh cửa kia, dù cho có hối hận đến xanh ruột thì cô cũng không thể quay ngược thời gian.
Nếu cô biết được sau khi bước qua cánh cửa kia, mình sẽ phải đón nhận hậu quả gì thì trước đó cô đã không gạt ông nội mà chạy trốn!
Dương Niệm Sâm rót cho cô một tách trà, ngồi trên sô pha lẳng lặng chờ đợi.
Đường Đường vừa cất tiếng, cổ họng đã nghẹn ngào: “Dương Niệm Sâm, vì sao anh không xin lỗi tôi?”
Ánh mắt của người đàn ông thoáng hiện lên sự ngạc nhiên: “Xin lỗi cái gì?”
Cô không chịu được nữa mà gào to: “Anh không bàn bạc gì với tôi đã tự ý quyết định hôn sự, tôi đã đồng ý chưa?”
Dương Niệm Sâm nhíu mày, hai phút sau mới lên tiếng: “Đường Đường, em nghe tôi nói này. Đầu tiên, hôn sự của chúng là là do người lớn hai bên định ra từ nhiều năm trước, không phải là chủ ý của tôi. Thứ hai, chuyện ngày đó ở bờ sông còn không phải do em đã ngầm đồng ý hôn sự của chúng ta nên mới xảy ra sao?”
Đường Đường trợn mắt há hốc mồm, một câu “không phải chủ ý của tôi” đã xiên vào ngực cô một nhát, lại thêm một câu làm tình thì lấy kết hôn làm tiền đề khiến cô câm nín không biết phải trả lời ra sao.
Cô muốn nói là dù khi đó cô có hơi thích anh, nhưng cũng không có nghĩa là cô nguyện ý chấp nhận kết hôn với một người đàn ông mới quen chưa đến một tháng.
Anh nói kiểu gì vậy? Nghe thế nào cũng cảm thấy là do cô sai.
Nước mắt của Đường Đường giống như thác nước phun trào, vắt chân lên cổ mà bỏ chạy.
—
[1] Tiền hoa, tiền cát ngữ [2]
[3] Tứ hợp viện [4] Núi giả
Đây là một đồng tiền màu vàng cam, lỗ hình vuông ở giữa bị hư hỏng nhẹ, phía trên có khắc bốn chữ “sống lâu trăm tuổi”.
Loại tiền này thường được gọi là tiền hoa, hay tiền cát ngữ[1], từ những chữ và hoa văn được chạm khắc trên mặt đồng tiền thì có thể là đồ từ thời nhà Minh.
Xét về giá trị thì nó hiển nhiên không thể bằng được chiếc lược vàng hàng xịn rồi.
Tô thiếu thấy chỉ phải bỏ ra một chút tiền thì rất hụt hẫng: “Lấy cái này á?”
Đường Đường không khỏi chê cười anh ta: “Đó là tiệc mừng thọ của bà nội anh chứ có phải đại hội khoe giàu đâu. Bà nội nhà anh còn thiếu mấy thứ này sao? Chủ yếu là xem tâm ý của con cháu thôi.”
“Hơn nữa cái này không quá bắt mắt, sẽ không khiến người khác ghen ghét.”
Chẳng mấy chốc, đồng xu đã được trang trí bằng những sợi dây đỏ tua rua, rồi lại thêm một sợi tơ vàng ở phía trên, cầm trên tay vừa tinh xảo lại vừa thuận tiện để mang theo bên người.[2]
Tô thiếu sau khi đưa quà tặng thì tươi cười trở về, gõ vào đầu Đường Đường một cái: “Tốt lắm, đúng là một con nhóc hiểu chuyện.”
Bà nội mừng rỡ, ba của anh cũng vậy, còn khen anh ta biết thu liễm, đã trưởng thành hơn rất nhiều. Ông còn hứa hẹn sẽ giao cho anh quyền quản lý cả một trung tâm thương mại.
Để đổi lại thì anh ta sẽ giúp cô có được một thân phận để tìm kiếm Yên Thụ Đồ.
Chỉ là quá trình diễn ra không được suôn sẻ, mấy bức tranh giả thời Nam Tống ở đâu cũng có, thậm chí còn có cả tranh nhái thời nhà Minh và nhà Thanh, tranh thật thì vẫn chưa thấy tung tích đâu.
Thẳng đến tận một tháng sau, Tô thiếu mới hưng phấn tới đây, móc từ trong túi ra hai chiếc thiệp vàng.
“Đây là một buổi bán đấu giá của tư nhân, người có thể đến đều là người có địa vị, nghe nói Yên Thụ Đồ cũng sẽ được mang ra đấu giá.”
Cửa vào của nhà đấu giá rất thấp, giống như lối vào sân của các tứ hợp viện[3] thời xưa – nơi mà mọi người trong nhà thường tụ tập.
Bảo an đứng ở cửa kiểm tra thiệp mời xong mới cho người đi vào.
Ở ngoài cổng lớn có một núi giả[4] rất lớn, che khuất cảnh vật bên trong, vòng qua cái núi này mới có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh bên trong sân vườn.
Dưới chân của Đường Đường, những phiến đá được mài giũa gọn gàng, nhẵn bóng.
Từng dòng nước giữa những khe đá chảy xuống trong veo, một cây bạch quả có tuổi đời lên tới 100 năm đứng sừng sững trong sân, những chiếc lá vàng rung rinh trong nắng.
Có người dẫn bọn họ tới sảnh phụ, nói rằng khách mời vẫn chưa tới, đợi sau khi mọi người đến đông đủ thì 21 giờ bắt đầu quay chụp.
Tô thiếu sờ mũi, ngượng ngùng nói: “Có vẻ là chúng ta tới hơi sớm.”
Đâu chỉ là hơi sớm, nếu so với những người sành sỏi thì bọn họ phải gọi là tới rất sớm, còn phải chờ những hai tiếng nữa.
Không biết sao mà trong lòng Đường Đường lại trở nên hoảng hốt, khó thở khi sắc trời dần tối đi.
Cô cầm một tách trà trên tay, càng uống càng buồn ngủ, mí mắt cũng theo đó gục xuống.
Trong làn sương mờ ảo vang lên giọng nói của Tô thiếu: “Nếu cô mệt thì chợp mắt một lát đi, tôi sẽ trông chừng cho.”
Nhưng dần dần lại biến thành giọng nói của Dương Niệm Sâm: “Sao em lại có mặt ở đây?”
Hình bóng của Đường Đường như trở về cái thôn nhỏ ở huyện Hoài Âm, sau khi ngày đó tan rã trong không vui, người đàn ông kia cũng không tìm cô giải thích bất cứ điều gì.
Ngay cả một câu xin lỗi cũng không có.
Chỉ là một câu “Rất xin lỗi, là tôi không nghĩ đến cảm nhận của em” cũng không hề có.
Vậy mà trong khi đó ngày nào anh ta cũng tới chơi cờ rồi nói chuyện phiếm với ông nội.
Qua mấy ngày, lão tam còn nói cô đã gầy đi trông thấy.
Cô rất muốn nghe lời giải thích từ anh, nói cái gì cũng được, chỉ cần không phải như bây giờ, bỏ mặc cô ở chỗ này giày vò tâm trí của cô cứ như thể cô đã làm một chuyện tày trời không bằng.
Sự chờ đợi trong vô vọng đã khiến cô trở nên cáu kỉnh, rốt cuộc cũng nhịn không được mà tới khách sạn tìm anh.
“Tôi có thể vào không?” “…Vào đi.”
Nhưng sau đó cô lại rất hối hận vì mình đã bước vào cánh cửa kia, dù cho có hối hận đến xanh ruột thì cô cũng không thể quay ngược thời gian.
Nếu cô biết được sau khi bước qua cánh cửa kia, mình sẽ phải đón nhận hậu quả gì thì trước đó cô đã không gạt ông nội mà chạy trốn!
Dương Niệm Sâm rót cho cô một tách trà, ngồi trên sô pha lẳng lặng chờ đợi.
Đường Đường vừa cất tiếng, cổ họng đã nghẹn ngào: “Dương Niệm Sâm, vì sao anh không xin lỗi tôi?”
Ánh mắt của người đàn ông thoáng hiện lên sự ngạc nhiên: “Xin lỗi cái gì?”
Cô không chịu được nữa mà gào to: “Anh không bàn bạc gì với tôi đã tự ý quyết định hôn sự, tôi đã đồng ý chưa?”
Dương Niệm Sâm nhíu mày, hai phút sau mới lên tiếng: “Đường Đường, em nghe tôi nói này. Đầu tiên, hôn sự của chúng là là do người lớn hai bên định ra từ nhiều năm trước, không phải là chủ ý của tôi. Thứ hai, chuyện ngày đó ở bờ sông còn không phải do em đã ngầm đồng ý hôn sự của chúng ta nên mới xảy ra sao?”
Đường Đường trợn mắt há hốc mồm, một câu “không phải chủ ý của tôi” đã xiên vào ngực cô một nhát, lại thêm một câu làm tình thì lấy kết hôn làm tiền đề khiến cô câm nín không biết phải trả lời ra sao.
Cô muốn nói là dù khi đó cô có hơi thích anh, nhưng cũng không có nghĩa là cô nguyện ý chấp nhận kết hôn với một người đàn ông mới quen chưa đến một tháng.
Anh nói kiểu gì vậy? Nghe thế nào cũng cảm thấy là do cô sai.
Nước mắt của Đường Đường giống như thác nước phun trào, vắt chân lên cổ mà bỏ chạy.
—
[1] Tiền hoa, tiền cát ngữ [2]
[3] Tứ hợp viện [4] Núi giả
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook