Những Vụ Án Trên Thế Giới
-
Chương 3: Thiếu niên giết cả mẹ lẫn con gây phẫn nộ nước Nhật
Sau 19 năm, tên sát thủ máu lạnh vẫn chưa chính thức trả giá cho tội ác của mình khiến gia đình nạn nhân không thể an lòng.
Tháng 4/1999, tại thành phố Hikari, tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản đã xảy ra một vụ giết người tàn nhẫn khiến cả nước chấn động. Được biết, vào 7 giờ tối ngày 14/4/1999, anh Hiroshi Motomura, 23 tuổi trở về nhà thì phát hiện cửa không khóa. Bước vào trong, anh ngạc nhiên khi mọi thứ đều bừa bộn và đặc biệt là không thấy bóng dáng vợ Yayoi Motomura, 23 tuổi và đứa con gái 11 tháng tuổi - Yuka. Linh tính mách bảo điều chẳng lành, Hiroshi đã lục tung căn nhà để tìm vợ con và phát hiện xác cô Yayoi trong tình trạng bán khỏa thân được cuốn trong chiếc chăn đặt trong tủ quần áo. Ngay lập tức anh đã gọi cho cảnh sát để báo án, sau đó thì phát hiện một túi ni lông được đặt ở hộc trên của chiếc tủ, đó chính là xác của con gái 11 tháng tuổi - Yuka.
Ngày 18/4/1999, cảnh sát bắt được thiếu niên 18 tuổi tên Takayuki Otsuki, sinh ngày 15/3/1981. Theo lời thú nhận của bị cáo, vào khoảng 2 giờ chiều ngày 14/4, Takayuki đã cải trang thành công nhân sửa ống nước và đột nhập vào nhà Yayoi. Bị cáo khai rằng, khi vừa vào nhà đã ôm chầm lấy Yayoi nhưng cô phản kháng dữ dội. Tiếp sau đó, Takayuki tiếp tục khống chế nạn nhân bằng cách trói tay, lấy băng keo dán miệng và mũi khiến cô nghẹt thở đến chết. Sau đó, Takayuki đã tiến hành quan hệ với thi thể cô ấy. Cùng lúc đó, đứa con gái 11 tháng tuổi Yuka đang khóc dữ dội và cố gắng leo lên thi thể mẹ. Takayuki sợ tiếng khóc đứa bé sẽ khiến những người hàng xóm chú ý nên đã kéo đứa bé ra khỏi thi thể một lần, rồi hai lần và cuối cùng hắn dùng dây thừng siết đứa bé cho đến chết.
Vụ sát hại tàn nhẫn xảy ra khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Tháng 6/1999, văn phòng công tố quận Yamaguchi đệ đơn khởi tố vụ án lên tòa án tối cao và buộc bị cáo phải chịu án tử hình, tuy nhiên cáo buộc này đã bị bác bỏ vì Takayuki chưa đủ 20 tuổi (tuổi vị thành niên tại Nhật Bản).
Trên phiên tòa xét xử lần đầu tiên vào tháng 3/2000, anh Hiroshi Motomura đã ôm di ảnh vợ và con xuất hiện tại tòa để đòi lại công bằng nhưng bị ngăn cản. Thẩm phán cho rằng, việc gia đình nạn nhân cầm ảnh trên phiên tòa sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của bị cáo vị thành niên. Bị cáo cúi đầu xin lỗi gia đình nạn nhân: "Tôi xin lỗi vì đã làm điều không thể được tha thứ".
Cũng trên phiên tòa này, thẩm phán đã bác bỏ tội danh tù chung thân và cho biết, sự hối lỗi của bị cáo có thể được giảm án còn 7 - 8 năm và được bảo vệ bằng luật vị thành niên. Nếu lao động tốt, sẽ được thả tự do. Lời xin lỗi của bị cáo ở trên tòa không biểu hiện sự ăn năn hối cải. Vào thời điểm đó, Hiroshi Motomura đã phẫn nộ tổ chức một buổi họp báo và nói: "Tôi tuyệt vọng với bản án này. Nhân quyền của nạn nhân ở đâu, lợi ích của gia đình nạn nhân ở đâu? Nếu như quyết định của quan tòa là như vậy, thì chỉ cần hắn được ra khỏi tù, tôi sẽ tự tay giết hắn".
Công tố viên của vụ án - Yoshida không thể kiềm chế được sự giận dữ của mình, ông nói: "Tôi có một đứa con gái nhỏ. Tôi không thể tưởng tượng được khi hung thủ lại làm được chuyện tàn nhẫn như thế này với bé gái ấy. Nếu hắn không được trừng phạt thích đáng thì cần công lý để làm gì?". Công tố viên Yoshida quyết tâm cùng gia đình Motomura tìm lại công lý cho nạn nhân. 10 giờ tối hôm đó, công tố viên tham gia một chương trình phỏng vấn trên truyền hình Nhật Bản, nhân cơ hội này ông đã cáo buộc sự bất công của luật pháp Nhật đối với luật bảo vệ trẻ vị thành niên. Câu chuyện đã có tác động mạnh mẽ đến toàn thể người dân, đặc biệt là thủ tưởng Nhật lúc bấy giờ là Keizo Obuchi cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến vụ án này.
Ngày 14/3/2002, vụ án được mở lại và gia đình tiếp tục gửi đơn lên Tòa án tối cao Hiroshima yêu cầu bị cáo phải chịu mức án tử hình nhưng lại bị tiếp tục bác bỏ với lý do, bị cáo phạm tội khi chỉ mới bước sang tuổi 18, suy nghĩ chưa chín chắn. Với sự tác động mạnh mẽ từ dư luận, tòa quyết định vẫn duy trì án chung thân.
Tại phiên tòa thứ 3 diễn ra vào tháng 6/2006, bị cáo vẫn được luật pháp bảo vệ nhưng công tố viên không chịu thua và trình lên lá thư được cho là của bị cáo gửi bạn bè bên ngoài tù. Nội dung trong thư gây phẫn nộ dư luận và cho thấy bị cáo không những không hối cải mà còn coi thường pháp luật.
Ngày 22/4/2008, tại Tòa án tối cao Nhật Bản, với sự ủng hộ của 4000 người dân, công tố viên Yoshida quyết tâm khiến thẩm quán đưa ra mức án cao nhất cho bị cáo. Khác với các phiên tòa trước, trong phiên tòa này, bị cáo Takayuki đột ngột phủ nhận mọi lời cáo buộc trước đó. Công tố viên buộc phải đối mặt với bồi thẩm đoàn gồm 21 luật sư nổi tiếng bào chữa cho Takayuki. Luật sư bào chữa Yoshihiro Yasuda cho biết, bị cáo nói rằng hắn không cố ý giết nạn nhân và con gái vào buổi tối hôm đó. Lý do tại sao việc này không được trình bày ở những phiên tòa trước bởi vì trong thời điểm đó, yêu cầu của bị cáo không được thông qua.
Luật sư cho biết: "Mẹ bị cáo đã qua đời vì tự sát. Quá đau buồn khi không có mẹ bên cạnh, nên bị cáo mong muốn tìm hơi ấm của người mẹ và quyết định đã xông vào nhà ôm chầm lấy nạn nhân. Nhưng vì nạn nhân chống trả nên bị cáo đã giữ nạn nhân lại, cuối cùng khiến nạn nhân chết. Bị cáo không phải vào nhà để hãm hiếp mà là muốn tìm kiếm hơi ấm của người mẹ đã mất".
Còn về hành vi quan hệ với nạn nhân sau khi chết, luật sư bảo vệ rằng: "Bị cáo tin rằng miễn t*ng trùng vào được cơ thể nạn nhân, nạn nhân sẽ sống lại. Do đó, sau khi nạn nhân chết, bị cáo đã có hành vi quan hệ tình dục, nhưng đó không phải là một sự xúc phạm, mà chỉ là một cách để giúp nạn nhân sống lại. Do đó, bị cáo không phải cố ý giết người mà chỉ là hãm hại nạn nhân dẫn đến cái chết. Công tố viên muốn bị cáo bị kết án tử hình nên đã định hình cho bị cáo là một người ác độc".
Tuy nhiên, lời bào chữa của luật sư bị thẩm phán bác bỏ. Sau cùng, phía bên công tố viên đã thắng khi thẩm phán quyết định kết án bị cáo tội tử hình và Takayuki trở thành trường hợp đầu tiên của lịch sử pháp luật Nhật Bản - Trẻ vị thành niên bị kết án tử hình. Tuy nhiên, trong quá trình thụ án đã không được suôn sẻ. Vào ngày 20/02/2012, tòa án tối cao Nhật Bản bác bỏ tội tử hình của Takayuki vì xác định có sai sót trong báo cáo khám nghiệm tử thi của nạn nhân. Năm 2014, Takayuki bị giam tại nhà tù Hiroshima. Cuối năm 2016, Takayuki vẫn còn sống và tiếp tục chờ đợi sự phán quyết.
Tháng 4/1999, tại thành phố Hikari, tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản đã xảy ra một vụ giết người tàn nhẫn khiến cả nước chấn động. Được biết, vào 7 giờ tối ngày 14/4/1999, anh Hiroshi Motomura, 23 tuổi trở về nhà thì phát hiện cửa không khóa. Bước vào trong, anh ngạc nhiên khi mọi thứ đều bừa bộn và đặc biệt là không thấy bóng dáng vợ Yayoi Motomura, 23 tuổi và đứa con gái 11 tháng tuổi - Yuka. Linh tính mách bảo điều chẳng lành, Hiroshi đã lục tung căn nhà để tìm vợ con và phát hiện xác cô Yayoi trong tình trạng bán khỏa thân được cuốn trong chiếc chăn đặt trong tủ quần áo. Ngay lập tức anh đã gọi cho cảnh sát để báo án, sau đó thì phát hiện một túi ni lông được đặt ở hộc trên của chiếc tủ, đó chính là xác của con gái 11 tháng tuổi - Yuka.
Ngày 18/4/1999, cảnh sát bắt được thiếu niên 18 tuổi tên Takayuki Otsuki, sinh ngày 15/3/1981. Theo lời thú nhận của bị cáo, vào khoảng 2 giờ chiều ngày 14/4, Takayuki đã cải trang thành công nhân sửa ống nước và đột nhập vào nhà Yayoi. Bị cáo khai rằng, khi vừa vào nhà đã ôm chầm lấy Yayoi nhưng cô phản kháng dữ dội. Tiếp sau đó, Takayuki tiếp tục khống chế nạn nhân bằng cách trói tay, lấy băng keo dán miệng và mũi khiến cô nghẹt thở đến chết. Sau đó, Takayuki đã tiến hành quan hệ với thi thể cô ấy. Cùng lúc đó, đứa con gái 11 tháng tuổi Yuka đang khóc dữ dội và cố gắng leo lên thi thể mẹ. Takayuki sợ tiếng khóc đứa bé sẽ khiến những người hàng xóm chú ý nên đã kéo đứa bé ra khỏi thi thể một lần, rồi hai lần và cuối cùng hắn dùng dây thừng siết đứa bé cho đến chết.
Vụ sát hại tàn nhẫn xảy ra khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Tháng 6/1999, văn phòng công tố quận Yamaguchi đệ đơn khởi tố vụ án lên tòa án tối cao và buộc bị cáo phải chịu án tử hình, tuy nhiên cáo buộc này đã bị bác bỏ vì Takayuki chưa đủ 20 tuổi (tuổi vị thành niên tại Nhật Bản).
Trên phiên tòa xét xử lần đầu tiên vào tháng 3/2000, anh Hiroshi Motomura đã ôm di ảnh vợ và con xuất hiện tại tòa để đòi lại công bằng nhưng bị ngăn cản. Thẩm phán cho rằng, việc gia đình nạn nhân cầm ảnh trên phiên tòa sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của bị cáo vị thành niên. Bị cáo cúi đầu xin lỗi gia đình nạn nhân: "Tôi xin lỗi vì đã làm điều không thể được tha thứ".
Cũng trên phiên tòa này, thẩm phán đã bác bỏ tội danh tù chung thân và cho biết, sự hối lỗi của bị cáo có thể được giảm án còn 7 - 8 năm và được bảo vệ bằng luật vị thành niên. Nếu lao động tốt, sẽ được thả tự do. Lời xin lỗi của bị cáo ở trên tòa không biểu hiện sự ăn năn hối cải. Vào thời điểm đó, Hiroshi Motomura đã phẫn nộ tổ chức một buổi họp báo và nói: "Tôi tuyệt vọng với bản án này. Nhân quyền của nạn nhân ở đâu, lợi ích của gia đình nạn nhân ở đâu? Nếu như quyết định của quan tòa là như vậy, thì chỉ cần hắn được ra khỏi tù, tôi sẽ tự tay giết hắn".
Công tố viên của vụ án - Yoshida không thể kiềm chế được sự giận dữ của mình, ông nói: "Tôi có một đứa con gái nhỏ. Tôi không thể tưởng tượng được khi hung thủ lại làm được chuyện tàn nhẫn như thế này với bé gái ấy. Nếu hắn không được trừng phạt thích đáng thì cần công lý để làm gì?". Công tố viên Yoshida quyết tâm cùng gia đình Motomura tìm lại công lý cho nạn nhân. 10 giờ tối hôm đó, công tố viên tham gia một chương trình phỏng vấn trên truyền hình Nhật Bản, nhân cơ hội này ông đã cáo buộc sự bất công của luật pháp Nhật đối với luật bảo vệ trẻ vị thành niên. Câu chuyện đã có tác động mạnh mẽ đến toàn thể người dân, đặc biệt là thủ tưởng Nhật lúc bấy giờ là Keizo Obuchi cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến vụ án này.
Ngày 14/3/2002, vụ án được mở lại và gia đình tiếp tục gửi đơn lên Tòa án tối cao Hiroshima yêu cầu bị cáo phải chịu mức án tử hình nhưng lại bị tiếp tục bác bỏ với lý do, bị cáo phạm tội khi chỉ mới bước sang tuổi 18, suy nghĩ chưa chín chắn. Với sự tác động mạnh mẽ từ dư luận, tòa quyết định vẫn duy trì án chung thân.
Tại phiên tòa thứ 3 diễn ra vào tháng 6/2006, bị cáo vẫn được luật pháp bảo vệ nhưng công tố viên không chịu thua và trình lên lá thư được cho là của bị cáo gửi bạn bè bên ngoài tù. Nội dung trong thư gây phẫn nộ dư luận và cho thấy bị cáo không những không hối cải mà còn coi thường pháp luật.
Ngày 22/4/2008, tại Tòa án tối cao Nhật Bản, với sự ủng hộ của 4000 người dân, công tố viên Yoshida quyết tâm khiến thẩm quán đưa ra mức án cao nhất cho bị cáo. Khác với các phiên tòa trước, trong phiên tòa này, bị cáo Takayuki đột ngột phủ nhận mọi lời cáo buộc trước đó. Công tố viên buộc phải đối mặt với bồi thẩm đoàn gồm 21 luật sư nổi tiếng bào chữa cho Takayuki. Luật sư bào chữa Yoshihiro Yasuda cho biết, bị cáo nói rằng hắn không cố ý giết nạn nhân và con gái vào buổi tối hôm đó. Lý do tại sao việc này không được trình bày ở những phiên tòa trước bởi vì trong thời điểm đó, yêu cầu của bị cáo không được thông qua.
Luật sư cho biết: "Mẹ bị cáo đã qua đời vì tự sát. Quá đau buồn khi không có mẹ bên cạnh, nên bị cáo mong muốn tìm hơi ấm của người mẹ và quyết định đã xông vào nhà ôm chầm lấy nạn nhân. Nhưng vì nạn nhân chống trả nên bị cáo đã giữ nạn nhân lại, cuối cùng khiến nạn nhân chết. Bị cáo không phải vào nhà để hãm hiếp mà là muốn tìm kiếm hơi ấm của người mẹ đã mất".
Còn về hành vi quan hệ với nạn nhân sau khi chết, luật sư bảo vệ rằng: "Bị cáo tin rằng miễn t*ng trùng vào được cơ thể nạn nhân, nạn nhân sẽ sống lại. Do đó, sau khi nạn nhân chết, bị cáo đã có hành vi quan hệ tình dục, nhưng đó không phải là một sự xúc phạm, mà chỉ là một cách để giúp nạn nhân sống lại. Do đó, bị cáo không phải cố ý giết người mà chỉ là hãm hại nạn nhân dẫn đến cái chết. Công tố viên muốn bị cáo bị kết án tử hình nên đã định hình cho bị cáo là một người ác độc".
Tuy nhiên, lời bào chữa của luật sư bị thẩm phán bác bỏ. Sau cùng, phía bên công tố viên đã thắng khi thẩm phán quyết định kết án bị cáo tội tử hình và Takayuki trở thành trường hợp đầu tiên của lịch sử pháp luật Nhật Bản - Trẻ vị thành niên bị kết án tử hình. Tuy nhiên, trong quá trình thụ án đã không được suôn sẻ. Vào ngày 20/02/2012, tòa án tối cao Nhật Bản bác bỏ tội tử hình của Takayuki vì xác định có sai sót trong báo cáo khám nghiệm tử thi của nạn nhân. Năm 2014, Takayuki bị giam tại nhà tù Hiroshima. Cuối năm 2016, Takayuki vẫn còn sống và tiếp tục chờ đợi sự phán quyết.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook