Những Vụ Án Trên Thế Giới
-
Chương 214: Chuỗi án mạng Hwaseong
Ngày 15/9/1986, thành phố nhỏ Hwaseong yên bình chợt rúng động khi thi thể một bà lão 71 tuổi được phát hiện chết trong tình trạng phần dưới không mảnh vải che thân. Nó khởi đầu cho chuỗi giết người hàng loạt đầu tiên của lịch sử ngành điều tra tội phạm Hàn Quốc hiện đại. Hơn 180.000 cảnh sát được huy động để truy lùng hung thủ, với danh sách nghi can kéo dài tới 3000 cái tên.
1 - Cơn ác mộng bắt đầu
Ở khu vực thị trấn Taean (nay là huyện Taean), người dân tìm thấy thi thể của một người phụ nữ trong tình trạng bị cưỡng bức và siết cổ đến chết. Người phụ nữ này là bà Lee Wanim (71 tuổi), sinh sống ở gần bãi cỏ nơi người ta phát hiện thảm án.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu của nỗi sợ hãi bao trùm thành phố này. Từ ngày 20/10/1986 đến ngày 3/4/1991, 9 vụ án mạng khác cũng diễn ra trong phạm vi bán kính 2km của khu vực thị trấn Taean, thành phố Hwaseong.
Nạn nhân là phụ nữ và không có độ tuổi nhất định, người trẻ tuổi nhất là 14 tuổi, người lớn tuổi nhất là 71 tuổi. Tất cả thi thể đều ở trong tình trạng vô cùng ám ảnh: bị cưỡng bức, siết cổ đến chết bằng chính trang phục của mình, một số nạn nhân bị đâm 19 nhát dao trên ngực và vết thương có 9 mảnh hạt đào.
2 - Vụ giết người hàng loạt đầu tiên ở Hàn Quốc
Ban đầu, cảnh sát chỉ tiếp cận vụ án mạng của bà Lee Wanim (nạn nhân đầu tiên) theo góc độ là một vụ án có tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra lại xảy ra các vụ án khác có tính chất tương tự khiến phương hướng điều tra bị nhiễu loạn. Sau cùng, cảnh sát phải công nhận rằng án mạng ở Hwaseong liên quan đến nhau. Sự việc này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của người dân Hàn Quốc bởi đây là vụ giết người hàng loạt đầu tiên của lịch sử ngành điều tra tội phạm Hàn Quốc hiện đại.
Các nạn nhân gồm có:
1.Lee Wanim(71 tuổi):
Hiện trường: Annyeong-dong
Thời gian gây án: 6h20 ngày 15-9-1986
2.Park Hyunsook(25 tuổi):
Hiện trường: Jinan-dong
Thời gian gây án: 22h00 ngày 20-10-1986
3.Kwwon Jungbon(25 tuổi):
Hiện trường: Byeong-dong
Thời gian gây án: 23h00 ngày 12-12-1986
4.Lee Kyesook(23 tuổi):
Hiện trường: Gwanhang-ri
Thời gian gây án: 23h00 ngày 14-12-1986
5.Hong Jinyoung(19 tuổi):
Hiện trường: Hwanggye-dong
Thời gian gây án: 20h50 ngày 10-1-1987
6.Park Eunjoo(29 tuổi):
Hiện trường: Jinan-dong
Thời gian gây án: 23h00 ngày 2-5-1987
7.Ahn Gisoon(54 tuổi):
Hiện trường: Gajae-ri
Thời gian gây án: 21h20 ngày 7-9-1988
8.Park Sanghee(14 tuổi):
Hiện trường: Jinan-dong
Thời gian gây án: 2h00 ngày 14-9-1988
9.Kim Mijung(14 tuổi):
Hiện trường: Byeongjeom-dong
Thời gian gây án: 18h30 ngày 12-11-1990
10.Kwon Soonyang(69 tuổi)
Hiện trường: Bansong-dong
Thời gian gây án: 21h00 ngày 3-4-1991
Các điểm đáng chú ý:
1. Tất cả các nạn nhân đều là phụ nữ.
2. Tất cả các nạn nhân đều không ở một độ tuổi nhất định
3. Bộ phận sinh dục của các nạn nhân đều bị hung thủ phá hoại nghiêm trọng (vụ thứ 4-6-7-9)
4. Tại hiện trường vụ án, trong âm hộ của các nạn nhân đều có t*ng trùng, tóc, tàn thuốc lá…
5. Đa số các nạn nhân đều bị giết bằng cách bóp, siết cổ.
6. Hình thức giết người đối với nạn nhân đặc biệt tàn nhẫn, trong vết thương của các nạn nhân đều có 9 mảnh hạt đào và trên ngực mỗi nạn nhân đều có 19 vết dao đâm.
Chính phủ Hàn Quốc khi ấy đã huy động khoảng 180.000 cảnh sát và 2 triệu nhân viên chức năng tham gia quá trình điều tra. Họ lần theo các dấu vết hung thủ để lại như dịch cơ thể, tàn thuốc lá… nhưng vẫn không thể tìm được hắn, dù đã có hơn 3.000 nghi phạm, 40.116 mẫu vân tay, 570 mẫu ADN và 180 mẫu tóc được gửi đi phân tích ở nước ngoài. Có sự nhập cuộc của truyền thông, quá trình điều tra lan rộng, thế nhưng mọi thứ vẫn dần đi vào ngõ cụt. Người dân Hàn Quốc nơm nớp lo sợ bởi ngay cả khi bị ráo riết truy lùng, hung thủ vẫn thản nhiên gây án.
Chuỗi án mạng ở thành phố Hwaseong ảnh hưởng tới bất cứ kẻ nào đang có ý đồ sát nhân. Sau khi mọi cuộc điều tra đều đi vào ngõ cụt, cảnh sát mừng rỡ khi phát hiện ra tóc của hung thủ trên thi thể nạn nhân thứ 8 trong chuỗi án mạng. Cô gái bị sát hại là Park Sang Hee (14 tuổi), được tìm thấy trong phòng của mình ở làng Jinan, thị trấn Taean. Dựa theo mẫu tóc, cảnh sát tìm ra tên Yoon Mo (22 tuổi) là hung thủ, tuy nhiên, tên này lại không hề liên quan đến các vụ án trước đó.
Có nhiều tin đồn rằng cảnh sát đã tìm ra ba kẻ tình nghi của vụ án số 7, 9 và 10, nhưng cả 3, không biết vô tình hay hữu ý, đều đã tự sát.
3 - Những manh mối mơ hồ
Các manh mối trong vụ án tưởng chừng như rõ ràng nhưng lại không mấy hữu ích. Chân dung kẻ sát nhân được phác họa thông qua lời kể của một cô gái may mắn trốn thoát. Theo đó, hắn có nhóm máu B, độ tuổi 24 - 27, cao khoảng 165 - 170cm, để kiểu tóc gọn gàng và gương mặt thuộc dạng phổ thông, thân hình khá mảnh mai. Hắn đeo đồng hồ màu xanh lá cây, có hình xăm ở khớp khuỷu tay trái, ngón trỏ phải có vết cắn.
Manh mối thứ hai là khoảng cách giữa thời gian gây án của hung thủ. Ngoại trừ vụ án đầu tiên, các nạn nhân tử vong trong khoảng từ 19h đến 23h. Cảnh sát dự đoán hai trường hợp: hung thủ lựa chọn buổi tối để tránh ánh mắt của người khác hoặc đó là thời gian hắn tan làm hoặc tan học. Một giả thiết khác được đưa ra. Sau khi sát hại nạn nhân thứ 7 vào ngày 7/9/1988, phải đến 2 năm 2 tháng sau, hung thủ mới tiếp tục gây án vào ngày 15/11/1990.
Vậy nên phía cảnh sát cho rằng rất có thể, hung thủ đã tham gia nghĩa vụ quân sự vào thời điểm đó. Tuy nhiên, có giả thiết lại dự đoán hung thủ đã dừng tay ở vụ án số 7, vì vụ án số 9 và 10 rất có thể là “tác phẩm” của một kẻ khác.
Chuỗi án mạng ở Hwaseong là vụ án nghiêm trọng nhất ở Hàn Quốc tính đến thời điểm đó. Sự thiếu hụt về công nghệ pháp chứng và kỹ thuật pháp y gây cản trở trong việc phác họa chân dung của hung thủ. Thời gian vụ án càng kéo dài, cảnh sát càng khó điều tra về các bằng chứng và hiện trường gây án.
Năm 2004, khi một nữ sinh đại học bị sát hại ở Hwaseong, nhiều người cho rằng kẻ sát nhân năm nào đã quay trở lại. Thế nhưng một lần nữa, cảnh sát lại thất bại trong việc tìm kiếm tung tích của hung thủ. Họ không thể xác minh rằng liệu đây có phải là vụ án số 11 hay chỉ đơn thuần là một án mạng thông thường, vì Chuỗi án mạng ở Hwaseong đã diễn ra cách đó quá lâu.
32 năm trôi qua, Chuỗi án mạng ở Hwaseong vẫn là một trong những vụ án bí ẩn và ám ảnh bậc nhất Hàn Quốc. Cảnh sát từng lật hồ sơ vụ án khi điều luật về thời hạn 15 năm bị bác bỏ nhưng không thể tìm ra hung thủ. Năm 2003, vụ án này lại một lần nữa gây chấn động khi được chuyển thể thành bộ phim ăn khách Hồi Ức Kẻ Sát Nhân.
4 - Bộ phim Hồi Ức Kẻ Sát Nhân
Mở đầu bằng hình ảnh một vùng thôn quê yên bình ngập tràn ánh nắng với những cánh đồng lúa vàng ươm cũng lũ trẻ nô đùa nghịch ngợm. Kỳ thực, chúng ta đang theo chân thám tử Park Doo Man đến hiện trường của một vụ thảm án giết người. Hôm đó là ngày 23 tháng 10 năm 1986, mở đầu cho một vụ kỳ án mà sự kinh hoàng của nó vẫn ám ảnh nhiều người đến tận bây giờ.
Hồi Ức Kẻ Sát Nhân là một bộ phim chỉ có những câu hỏi mà không có câu trả lời, chỉ có những khúc mắc mà không có nút gỡ. Nhưng nó sẽ còn ám ảnh chúng ta như cái cách mà vụ án đã ám ảnh những người đã từng tham gia tìm lời giải đáp. Tất cả được khắc họa đầy chân thực nhưng nghiệt ngã, công lý không phải lúc nào cũng chiến thắng, nỗ lực không phải lúc nào cũng được đền đáp. Bản chất của mỗi người là một điều bí ẩn, thậm chí cả bản thân chúng ta cũng không hề hiểu hết. Để khám phá điều đó có thể là cả một hành trình u ám không hồi kết.
Bộ phim kết thúc ở đúng nơi mọi chuyện đã bắt đầu - cái hào giữa cánh đồng lúa vàng ươm vào một ngày mùa thu, với ánh mắt bàng hoàng của thám từ Park nhìn thẳng vào người xem. Ánh mắt đó như nói lên rằng ở ngoài kia, kẻ thủ ác vẫn còn tự do, âm thầm lẩn khuất đâu đó giữa chúng ta. Và giờ đây, hắn đang nhớ lại những gì hắn đã từng làm.
Chuỗi án mạng ở Hwaseong mãi cho đến bây giờ vẫn là một nỗi nhức nhối cho xã hội nói chung và ngành cảnh sát Hàn Quốc nói riêng. Kẻ thủ ác tàn độc đó vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Chẳng ai biết rằng hắn ra sao, đã chết hay vẫn còn trên đời này, đã thôi gây tội lỗi hay vẫn còn ủ mưu trên những xác người vô tội…
1 - Cơn ác mộng bắt đầu
Ở khu vực thị trấn Taean (nay là huyện Taean), người dân tìm thấy thi thể của một người phụ nữ trong tình trạng bị cưỡng bức và siết cổ đến chết. Người phụ nữ này là bà Lee Wanim (71 tuổi), sinh sống ở gần bãi cỏ nơi người ta phát hiện thảm án.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu của nỗi sợ hãi bao trùm thành phố này. Từ ngày 20/10/1986 đến ngày 3/4/1991, 9 vụ án mạng khác cũng diễn ra trong phạm vi bán kính 2km của khu vực thị trấn Taean, thành phố Hwaseong.
Nạn nhân là phụ nữ và không có độ tuổi nhất định, người trẻ tuổi nhất là 14 tuổi, người lớn tuổi nhất là 71 tuổi. Tất cả thi thể đều ở trong tình trạng vô cùng ám ảnh: bị cưỡng bức, siết cổ đến chết bằng chính trang phục của mình, một số nạn nhân bị đâm 19 nhát dao trên ngực và vết thương có 9 mảnh hạt đào.
2 - Vụ giết người hàng loạt đầu tiên ở Hàn Quốc
Ban đầu, cảnh sát chỉ tiếp cận vụ án mạng của bà Lee Wanim (nạn nhân đầu tiên) theo góc độ là một vụ án có tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra lại xảy ra các vụ án khác có tính chất tương tự khiến phương hướng điều tra bị nhiễu loạn. Sau cùng, cảnh sát phải công nhận rằng án mạng ở Hwaseong liên quan đến nhau. Sự việc này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của người dân Hàn Quốc bởi đây là vụ giết người hàng loạt đầu tiên của lịch sử ngành điều tra tội phạm Hàn Quốc hiện đại.
Các nạn nhân gồm có:
1.Lee Wanim(71 tuổi):
Hiện trường: Annyeong-dong
Thời gian gây án: 6h20 ngày 15-9-1986
2.Park Hyunsook(25 tuổi):
Hiện trường: Jinan-dong
Thời gian gây án: 22h00 ngày 20-10-1986
3.Kwwon Jungbon(25 tuổi):
Hiện trường: Byeong-dong
Thời gian gây án: 23h00 ngày 12-12-1986
4.Lee Kyesook(23 tuổi):
Hiện trường: Gwanhang-ri
Thời gian gây án: 23h00 ngày 14-12-1986
5.Hong Jinyoung(19 tuổi):
Hiện trường: Hwanggye-dong
Thời gian gây án: 20h50 ngày 10-1-1987
6.Park Eunjoo(29 tuổi):
Hiện trường: Jinan-dong
Thời gian gây án: 23h00 ngày 2-5-1987
7.Ahn Gisoon(54 tuổi):
Hiện trường: Gajae-ri
Thời gian gây án: 21h20 ngày 7-9-1988
8.Park Sanghee(14 tuổi):
Hiện trường: Jinan-dong
Thời gian gây án: 2h00 ngày 14-9-1988
9.Kim Mijung(14 tuổi):
Hiện trường: Byeongjeom-dong
Thời gian gây án: 18h30 ngày 12-11-1990
10.Kwon Soonyang(69 tuổi)
Hiện trường: Bansong-dong
Thời gian gây án: 21h00 ngày 3-4-1991
Các điểm đáng chú ý:
1. Tất cả các nạn nhân đều là phụ nữ.
2. Tất cả các nạn nhân đều không ở một độ tuổi nhất định
3. Bộ phận sinh dục của các nạn nhân đều bị hung thủ phá hoại nghiêm trọng (vụ thứ 4-6-7-9)
4. Tại hiện trường vụ án, trong âm hộ của các nạn nhân đều có t*ng trùng, tóc, tàn thuốc lá…
5. Đa số các nạn nhân đều bị giết bằng cách bóp, siết cổ.
6. Hình thức giết người đối với nạn nhân đặc biệt tàn nhẫn, trong vết thương của các nạn nhân đều có 9 mảnh hạt đào và trên ngực mỗi nạn nhân đều có 19 vết dao đâm.
Chính phủ Hàn Quốc khi ấy đã huy động khoảng 180.000 cảnh sát và 2 triệu nhân viên chức năng tham gia quá trình điều tra. Họ lần theo các dấu vết hung thủ để lại như dịch cơ thể, tàn thuốc lá… nhưng vẫn không thể tìm được hắn, dù đã có hơn 3.000 nghi phạm, 40.116 mẫu vân tay, 570 mẫu ADN và 180 mẫu tóc được gửi đi phân tích ở nước ngoài. Có sự nhập cuộc của truyền thông, quá trình điều tra lan rộng, thế nhưng mọi thứ vẫn dần đi vào ngõ cụt. Người dân Hàn Quốc nơm nớp lo sợ bởi ngay cả khi bị ráo riết truy lùng, hung thủ vẫn thản nhiên gây án.
Chuỗi án mạng ở thành phố Hwaseong ảnh hưởng tới bất cứ kẻ nào đang có ý đồ sát nhân. Sau khi mọi cuộc điều tra đều đi vào ngõ cụt, cảnh sát mừng rỡ khi phát hiện ra tóc của hung thủ trên thi thể nạn nhân thứ 8 trong chuỗi án mạng. Cô gái bị sát hại là Park Sang Hee (14 tuổi), được tìm thấy trong phòng của mình ở làng Jinan, thị trấn Taean. Dựa theo mẫu tóc, cảnh sát tìm ra tên Yoon Mo (22 tuổi) là hung thủ, tuy nhiên, tên này lại không hề liên quan đến các vụ án trước đó.
Có nhiều tin đồn rằng cảnh sát đã tìm ra ba kẻ tình nghi của vụ án số 7, 9 và 10, nhưng cả 3, không biết vô tình hay hữu ý, đều đã tự sát.
3 - Những manh mối mơ hồ
Các manh mối trong vụ án tưởng chừng như rõ ràng nhưng lại không mấy hữu ích. Chân dung kẻ sát nhân được phác họa thông qua lời kể của một cô gái may mắn trốn thoát. Theo đó, hắn có nhóm máu B, độ tuổi 24 - 27, cao khoảng 165 - 170cm, để kiểu tóc gọn gàng và gương mặt thuộc dạng phổ thông, thân hình khá mảnh mai. Hắn đeo đồng hồ màu xanh lá cây, có hình xăm ở khớp khuỷu tay trái, ngón trỏ phải có vết cắn.
Manh mối thứ hai là khoảng cách giữa thời gian gây án của hung thủ. Ngoại trừ vụ án đầu tiên, các nạn nhân tử vong trong khoảng từ 19h đến 23h. Cảnh sát dự đoán hai trường hợp: hung thủ lựa chọn buổi tối để tránh ánh mắt của người khác hoặc đó là thời gian hắn tan làm hoặc tan học. Một giả thiết khác được đưa ra. Sau khi sát hại nạn nhân thứ 7 vào ngày 7/9/1988, phải đến 2 năm 2 tháng sau, hung thủ mới tiếp tục gây án vào ngày 15/11/1990.
Vậy nên phía cảnh sát cho rằng rất có thể, hung thủ đã tham gia nghĩa vụ quân sự vào thời điểm đó. Tuy nhiên, có giả thiết lại dự đoán hung thủ đã dừng tay ở vụ án số 7, vì vụ án số 9 và 10 rất có thể là “tác phẩm” của một kẻ khác.
Chuỗi án mạng ở Hwaseong là vụ án nghiêm trọng nhất ở Hàn Quốc tính đến thời điểm đó. Sự thiếu hụt về công nghệ pháp chứng và kỹ thuật pháp y gây cản trở trong việc phác họa chân dung của hung thủ. Thời gian vụ án càng kéo dài, cảnh sát càng khó điều tra về các bằng chứng và hiện trường gây án.
Năm 2004, khi một nữ sinh đại học bị sát hại ở Hwaseong, nhiều người cho rằng kẻ sát nhân năm nào đã quay trở lại. Thế nhưng một lần nữa, cảnh sát lại thất bại trong việc tìm kiếm tung tích của hung thủ. Họ không thể xác minh rằng liệu đây có phải là vụ án số 11 hay chỉ đơn thuần là một án mạng thông thường, vì Chuỗi án mạng ở Hwaseong đã diễn ra cách đó quá lâu.
32 năm trôi qua, Chuỗi án mạng ở Hwaseong vẫn là một trong những vụ án bí ẩn và ám ảnh bậc nhất Hàn Quốc. Cảnh sát từng lật hồ sơ vụ án khi điều luật về thời hạn 15 năm bị bác bỏ nhưng không thể tìm ra hung thủ. Năm 2003, vụ án này lại một lần nữa gây chấn động khi được chuyển thể thành bộ phim ăn khách Hồi Ức Kẻ Sát Nhân.
4 - Bộ phim Hồi Ức Kẻ Sát Nhân
Mở đầu bằng hình ảnh một vùng thôn quê yên bình ngập tràn ánh nắng với những cánh đồng lúa vàng ươm cũng lũ trẻ nô đùa nghịch ngợm. Kỳ thực, chúng ta đang theo chân thám tử Park Doo Man đến hiện trường của một vụ thảm án giết người. Hôm đó là ngày 23 tháng 10 năm 1986, mở đầu cho một vụ kỳ án mà sự kinh hoàng của nó vẫn ám ảnh nhiều người đến tận bây giờ.
Hồi Ức Kẻ Sát Nhân là một bộ phim chỉ có những câu hỏi mà không có câu trả lời, chỉ có những khúc mắc mà không có nút gỡ. Nhưng nó sẽ còn ám ảnh chúng ta như cái cách mà vụ án đã ám ảnh những người đã từng tham gia tìm lời giải đáp. Tất cả được khắc họa đầy chân thực nhưng nghiệt ngã, công lý không phải lúc nào cũng chiến thắng, nỗ lực không phải lúc nào cũng được đền đáp. Bản chất của mỗi người là một điều bí ẩn, thậm chí cả bản thân chúng ta cũng không hề hiểu hết. Để khám phá điều đó có thể là cả một hành trình u ám không hồi kết.
Bộ phim kết thúc ở đúng nơi mọi chuyện đã bắt đầu - cái hào giữa cánh đồng lúa vàng ươm vào một ngày mùa thu, với ánh mắt bàng hoàng của thám từ Park nhìn thẳng vào người xem. Ánh mắt đó như nói lên rằng ở ngoài kia, kẻ thủ ác vẫn còn tự do, âm thầm lẩn khuất đâu đó giữa chúng ta. Và giờ đây, hắn đang nhớ lại những gì hắn đã từng làm.
Chuỗi án mạng ở Hwaseong mãi cho đến bây giờ vẫn là một nỗi nhức nhối cho xã hội nói chung và ngành cảnh sát Hàn Quốc nói riêng. Kẻ thủ ác tàn độc đó vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Chẳng ai biết rằng hắn ra sao, đã chết hay vẫn còn trên đời này, đã thôi gây tội lỗi hay vẫn còn ủ mưu trên những xác người vô tội…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook