Những Vụ Án Kỳ Lạ Gặp Phải Khi Tư Vấn Tâm Lý
-
Chương 17: Ba ơi
Tháng 3 năm 2014, cũng chính là tháng trước, tôi đã làm một chuyện vô cùng não tàn. Đó chính là không chịu nỗi sự cô đơn lạnh lẽo mà chạy đi “gặp mặt”, sau đó tôi vô tội bị đối tượng gặp mặt bóp cổ. Từ đó về sau, toàn bộ tháng ba, tình trạng sức khỏe của tôi không được tốt lắm. Đầu tiên là không hiểu sao lại bị viêm ruột thừa cấp tính, nôn mửa tiêu chảy. Tiếp theo, tôi lại bị cảm cúm phát sốt, dù đã uống, tiêm thuốc và truyền nước nhưng vẫn không khá lên được, tình trạng tồi tệ kéo dài gần hai tuần. Trong thời gian đó, tôi phải đi vào bệnh viện khám bệnh ba lần, hơn nữa khi vào bệnh viện lần thứ ba vì phòng khám bệnh không có một loại thuốc nào đó, bác sĩ bảo tôi đến bộ phần ở tầng bốn bệnh viện để nhận thuốc. Lúc đó người xếp hàng chờ thang máy rất nhiều, tôi không muốn chen lấn với người ta nên quyết định đi cầu thang bộ ở phía sau. Kết quả tôi đi nhầm sang cửa sau phòng phẫu thuật, đúng lúc gặp phải một nhân viên làm việc ở nhà tang lễ đang đẩy chiếc giường phủ chiếc khăn xanh thường thấy trong phòng phẫu thuật đi ra, trên đó có một người chết…
Sinh lão bệnh tử là một chuyện rất thường tình. Ở cửa sau phòng phẫu thuật của bệnh viện mà thấy người chết được đẩy ra cũng không có gì quá ngạc nhiên. Đạo lý đó tôi hiểu rõ, nhưng trong lòng vẫn có chút khó chấp nhận. Tôi bỗng nhiên nhớ đến vụ giết người liên hoàn sau tết âm lịch kia. Cô gái bị giết hại thê thảm và tôi có thể nói là có thời khắc giao thoa số phận giữa người và người. Chỉ khác nhau vài giây do dự, vài giây hành động, mà cô gái ấy giành chiếc xe đen kia trước tôi một bước, và cuối cùng bị giết. Còn tôi đứng ở bên đường và bảo vệ được cái mạng nhỏ bé này.
Sau khi rời bệnh viện, tôi liền chạy đến chùa. Dựa theo lời căn dặn của đại hòa thượng, tôi lấy sáu trăm tệ dâng lên thùng công đức, sau đó tôi quỳ gối trước phật niệm kinh “Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện” ba lần. Tôi muốn thử làm chút việc thiện để trả nợ cho oan hồn oan uổng của cô gái đã chết oan kia. Hẳn mọi người đều đã biết, con người tôi cũng không tin Phật. Tôi làm cái việc thường ngày không thắp hương, gặp chuyện cuống lên mới ôm chân Phật này, đơn giản là xin một chút an tâm. Nhưng mà, “an tâm” vừa mới tìm được, đến tối về nhà tôi lại nhận được điện thoại mợ tôi gọi đến. Mợ báo cho tôi biết, anh Lưu mà tôi đi gặp mặt trước đây, đã chết.
Mợ nói, anh Lưu kia vốn đang yên đang lành, từ sau lần gặp mặt về nhà, thì liền bị bệnh không dậy nổi. Khi chúng tôi đến thăm anh ta, thì anh ta bỗng nhiên phát điên, còn bóp cổ tôi. Sau đó, tình trạng của anh Lưu vẫn không tốt lên, cha mẹ anh ta cầu bác sĩ, còn cầu xin cả thần linh nhưng vẫn không có tác dụng. Hai ngày trước, anh Lưu ở nhà lại phát điên lần nữa. Anh ta đẩy cha mẹ ra, rồi chạy ra khỏi cửa. Cứ như thế anh ta lao ra đường lớn, bị chiếc xe tải lớn chạy nhanh tới đâm trúng, cán anh ta chết. Có người nói, chiếc xe tải đã nghiền nát đầu anh Lưu. Khi đến cáo biệt người chết, anh Lưu nằm trong quan tài thủy tinh. Đầu của anh ta dùng vật liệu đặc thù để nặn ra giống dung nhan người đã mất, người nhà của anh ta đã tốn không ít tiền cho việc này. Mợ còn hỏi tôi, hôm đó ra ngoài cùng anh Lưu rốt cuộc là đã đi đâu, có phải đã chạm đến thứ gì đó không sạch sẽ hay không. Tôi nói không thể có chuyện đó, hôm đó chúng tôi chỉ đến quán trà sữa uống nước, vừa mới ngồi chưa được nửa tiếng đồng hồ thì anh ta đã chạy ra ngoài ói rồi. Mợ tôi nói, vậy thì tốt. Mợ cũng mới biết chuyện không may của anh Lưu vào ngày hôm qua. Mợ vẫn thấy cái chết của anh Lưu không được bình thường. Mợ lo lắng cho tôi cho nên mới gọi điện hỏi thăm.
Tôi cảm ơn mợ, sau đó thì ngắt điện thoại. Tôi ôm máy tính xách tay ngồi ngơ ngác trên giường, sau lưng rét lạnh từng cơn.
Trong điện thoại mợ có nhắc đến “thứ gì đó không sạch sẽ”, điều này làm tôi nhớ đến sợi dây gỗ đàn hương mà cậu em Chu đã cho tôi. Ngày thứ hai sau khi đeo sợi dây chuyền gỗ đó, tôi liền gặp tên giết người liên hoàn lái xe taxi đó. Nếu lúc đó không phải do tôi đứng ven đường bắt xe, thì cô gái kia có thể đoạt xe được sao? Cô ấy có thể không phải chết. Có một số việc chính là trùng hợp ngẫu nhiên, trong nháy mắt đã quyết định kết quả. Nếu như chỉ lệch một giây, hay là nửa giây, thì e rằng kết quả sẽ hoàn toàn khác nhau. Còn anh Lưu kia thì sao? Sau khi gặp tôi thì anh ta bắt đầu nôn mửa, khi tôi đến nhà thăm anh ta thì anh ta bỗng nhiên phát điên…
Tôi suy nghĩ kỹ càng về chuyện này, càng nghĩ lại càng cảm thấy chuyện này dường như xảy ra đều là tại tôi. Mà tôi gặp những chuyện này, vừa đúng sau khi cậu Chu cho tôi chày Kim Cang. Tôi cúi đầu nhìn chiếc chày Kim cang đang treo lủng lẳng trước ngực của tôi. Bỗng nhiên, trong đầu tôi nảy sinh một suy nghĩ kỳ quái: thứ này, rốt cuộc là nó không sạch sẽ, hay nói cách khác nó có thể đem vận xui của tôi chuyển sang cho người khác? Nó bảo vệ tôi được bình an, nhưng lại khiến người khác chết oan?
Tôi phiền muộn trong lòng, liền tháo chiếc dây chuyền mặt chày Kim Cang trên cổ xuống, rồi đặt nó vào một góc trong hộc bàn. Sau đó tôi đi vào phòng tắm, tắm bằng nước nóng. Hơn mười giờ một chút, tôi lên giường đi ngủ. Trước khi đi ngủ, tôi đã làm 100 cái gập bụng, nằm ngửa rồi ngồi dậy liên tục. Sau đó, tôi luôn nghĩ đến câu nói của chủ nhiệm Ngô. Con người phải có đức tin và suy nghĩ đúng đắn, tự nhiên sẽ không sợ ma quỷ. Cứ như vậy, tôi chìm vào giấc ngủ.
Gió buổi tối ngày hôm đó rất mạnh, cửa sổ đóng chặt còn có thể nghe tiếng gió bên ngoài thổi “vù vù”, tiếng gió giống như tiếng ma quỷ kêu. Tôi ngủ rất mơ mơ màng màng, bỗng nhiên cảm thấy lỗ tai rất không thoải mái. Cái cảm giác ù ù này rất giống với việc đi máy bay, trong khoang máy bay chịu sức ép khi chuẩn bị hạ cánh khiến cho lỗ tai người ta khó chịu. Nhưng đúng lúc này, tôi phát hiện tay của tôi không nhúc nhích được. Cơ thể cũng càng ngày càng nặng, giống như đang có một vật gì đó đang ngồi đè lên người tôi.
Tôi lập tức ý thức được, đây là “bóng đè”[1], cũng chính là “quỷ đè giường” mà dân gian hay nhắc tới.
[1] Bóng đè: có thể tìm hiểu chi tiết về định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống ở [uri=http://vi.wikipedia.org/wiki/Bóng_đè]link này[/url].
Trong thần kinh học, bệnh trạng này có tên là “giấc ngủ đình trệ”. Nó là một hiện tượng khi người đang trong giai đoạn “chuyển động mắt nhanh” thì ý thức bỗng nhiên tỉnh táo, thần kinh hoạt động tương đối hưng phấn, nhưng chức năng cơ thể vẫn trong trạng thái ngủ say. Nếu con người đang trong trạng thái này, cơ thể không nghe sự chỉ huy của đại não.
Trước đây khi tham gia học trong khóa đào tạo, tôi đã nghe thầy giáo giảng qua. Khi một người gặp bóng đè, nếu như ép buộc chức năng cơ thể tỉnh lại, thì sau khi tỉnh lại bạn sẽ phát hiện tim của bạn đập với tốc độ vô cùng nhanh. Bởi vì khi ấy đại não của bạn không ngừng phát lệnh nguy hiểm khẩn cấp đối với cơ thể đang ngủ say. Cơ thể liền cuống cuồng, đương nhiên sẽ đẩy tốc độ tim đập nhanh hơn, đây thật sự không tốt. Đặc biệt là đới với những người lớn tuổi có chức năng tim tương đối yếu, rất có thể vì thế mà gây ra nhồi máu cơ tim.
Chính vì hiểu rõ nguyên tắc này, nên tôi không có ý định chống cự với “bóng đè”, tôi là muốn tiếp tục ngủ. Thế nhưng cái lỗ tai của tôi thật sự là quá đau, màng nhĩ dường như muốn vỡ ra. Cùng lúc đó, tôi cảm nhận được một loại cảm giác “khí ép xung quanh đột nhiên giáng xuống. Lúc này không những bị ù tai đau nhức, mà còn hơn thế nữa, thậm chí cảm thấy khó thở, khí thở ra bị ép ngược vào trong lỗ mũi, tiếp đó cả người bị “nghẹt thở”. Bản năng sinh tồn khiến tôi dốc sức muốn mở mắt, nhưng mí mắt rất nặng, làm thế nào cũng không mở ra được.
Sau nhiều lần giãy giụa, tôi đã ngộp đến mức sắp nổ tung. Sau cùng tôi liều mạng phun ra một hơi, đột ngột mở mắt, kèm theo một tiếng nguyền rủa ở quãng tám, tôi nằm ở trên giường giật bắn người ngồi dậy. Trong nháy mắt tôi mở mắt, tôi nhìn thấy một bóng đen đang đè trên người tôi. Nhưng đến lúc tôi ngồi dậy, định thần nhìn lại thì không có gì cả. Cả người tôi toát mồ hôi lạnh, tim đập như sấm, thở hổn hển bằng miệng. Cùng lúc đó, những lời mắng chửi đ* mẹ, đ** má cuồn cuộn không ngừng chui ra khỏi miệng tôi. Tôi không biết tôi đang chửi rủa ai, giống như nếu không chửi thề thì sẽ để lộ ra nỗi sợ hãi từ trong đáy lòng của chính mình.
Một tràng tiếng mắng chửi kia làm cha mẹ tôi tỉnh giấc. Mẹ tôi đẩy cửa phòng tôi ra, ấn nút mở đèn. Bà thấy mặt tôi đầy mồ hôi, ánh mắt dại ra mà ngồi trên giường chửi ầm lên. Bà cũng kinh ngạc, còn tưởng rằng trong nhà có trộm. Cũng nhờ vậy, tôi mới hoàn hồn lại một chút, nhìn đồng hồ báo thức trên bàn, chỉ 1 giờ 15 phút. Hay nói cách khác, tôi thật ra ngủ chưa được bao lâu.
Tôi nói với cha mẹ là vừa rồi tôi chỉ gặp ác mộng thôi. Vẻ mặt họ đầy bất đắc dĩ, còn cảm thán. Con xem mấy lời chợ búa của con, thật giống mấy bà bán cá chanh chua ngoài chợ, còn thằng nào dám lấy con làm vợ. Sau đó, họ cũng về phòng đi ngủ.
Đêm hôm đó, tôi nằm trên giường trở mình lăn qua lăn lại, mãi đến ba giờ sáng mới mơ màng ngủ. Nhưng giấc ngủ này cảm giác không tốt, rất giống đánh nhau một đêm với người ta. Sáng hôm sau thức dậy, cả người tôi đều đau nhức, mang theo đôi mắt gấu mèo đi làm.
8 giờ 10 phút, tay trái cầm một gói bánh, tay phải cầm một ly sữa đậu nành, tôi vừa ăn vừa chầm chậm đến trung tâm tư vấn. Tôi vừa mới đến cổng chính bãi đỗ xe của trung tâm, liền thấy chủ nhiệm Ngô cùng một thực tập sinh vội vã đi từ bên trong ra. Vừa nhìn thấy tôi, chủ nhiệm Ngô liền gọi lớn:
“Lưu Hân Dương! Em tới thật đúng lúc. Vào thứ Ba trước, cô bé bị trầm cảm sau chấn thương, hồ sơ tư vấn của cô bé em đã cất ở đâu rồi? Sao anh đã tìm trong tủ hồ sơ nhưng không thấy?”
Tôi thấy vẻ mặt sốt ruột của chủ nhiệm Ngô, nên không muốn hỏi nhiều, vội vã chạy vào phòng làm việc. Tôi tìm tập hồ sơ còn chưa được sắp xếp hoàn chỉnh trong ngăn bàn làm việc của tôi, vội vội vàng vàng chạy ra chỗ bãi đỗ xe. Lúc này, chủ nhiệm Ngô cùng thực tập sinh tiểu Lưu kia đã ở trên xe.
Tôi hỏi hai người họ: “Có phải đã xảy ra chuyện gì rồi không?”
Chủ nhiệm Ngô nói: “Cũng không phải là gặp chuyện không may. Sáng sớm hôm nay, mẹ của cô bé kia gọi điện thoại cho anh, nói tình trạng của cô bé không ổn, muốn chúng ta đến đó xem sao.”
Lúc cô bé kia đến tư vấn, tôi là người đã ở bên ghi chép. Cho nên chủ nhiệm Ngô kêu tôi mau lên xe, theo họ đến đó. Nhà của cô bé ở trung tâm thành phố, tính ra là không xa lắm, nhưng lúc đó vừa đúng giờ cao điểm đi làm, xe cộ trên đường chen chúc nhau. Chủ nhiệm Ngô lái xe đến đường Đông Phong chật cứng. Đúng lúc này, chủ nhiệm Ngô nói một chút về tình hình của cô bé kia với chúng tôi. Chuyện là thế này. Bốn ngày trước, cũng chính là vào thứ Ba, một cô bé 12 tuổi được mẹ và dì đưa đến trung tâm của chúng tôi.
Hai tháng trước, cha của cô bé bị chết trong một vụ tai nạn giao thông, hơn nữa còn chết rất thảm, có người nói sau tai nạn thi thể còn chưa tìm lại đủ. Lúc tai nạn xe xảy ra, cô bé đó đang ngồi ở trên ghế phụ gần tay lái. Cô bé vì quán tính quá lớn mà bị ném bay ra ngoài, rớt trên bụi cây bên đường cao tốc, may mà chỉ bị thương nhẹ. Đây là chuyện rất may mắn trong tai nạn.
Sau khi tai nạn xảy ra, cô bé ngơ ngơ ngác ngác không nói không rằng trong hai tuần. Khi đó mẹ của cô bé vừa mới mất chồng, vì bận rộn chân trước chân sau lo liệu tang sự, tâm trạng của bà cũng vô cùng đau thương, nên đã không quan tâm đến cô bé. Đợi đến khi đã an táng cha cô bé xong xuôi, mẹ của cô bé mới đem toàn bộ tâm tư dồn hết lên người con nhỏ. Lúc này cô bé cũng bắt đầu nói chuyện, đồng thời tâm tình cũng không có gì khác thường, không giống một đứa bé vừa mất cha sẽ cực kỳ bi thương hoặc trầm mặc không nói. Chỉ là cô bé khăng khăng “Ba con không có chết, ba đi công tác rồi”. Nếu như có người thân thích nào đó trong nhà vỗ về đầu cô bé với với vẻ mặt đau buồn, nói cho cô bé biết “Cha cháu đã qua đời rồi”. Thì cô bé sẽ tỏ ra vô cùng phẫn nộ, cũng phừng phừng lửa giận nói với người đó, “Bác nói bậy, ba con căn bản không chết. Ba con đi công tác rồi, chính miệng ba nói cho con biết.”
Phải trải qua tai nạn xe kinh hồn, lại chịu đựng nỗi đau cha mất, tình trạng như thế này của cô bé sau khi chịu quá nhiều đả kích là rất bình thường. Cho nên, khi mẹ và dì của cô bé đưa cô bé đến trung tâm để làm tư vấn tâm lý, chủ nhiệm Ngô đã nói. Trước tiên, người nhà cần phải bình tĩnh, không nên kích động đến cô bé thêm nữa. Giải quyết rối loạn stress sau sang chấn, nhất là rối loạn stress sau sang chấn của trẻ nhỏ, nhất định phải vô cùng cẩn thận. Nếu như tùy tiện sử dụng liệu pháp tràn ngập[2] và giải cảm ứng hệ thống[3], yêu cầu cô bé hồi tưởng đi hồi tưởng lại tai nạn đã qua. Mặc dù nó có thể giúp cô bé từ từ nhận thức rõ và tiếp thu sự thật rằng cha cô bé đã chết, nhưng loại phương pháp này gây ra tổn thương rất lớn đối với tâm lý của trẻ con. Tình trạng hiện nay của cô bé là lảng tránh hiện thực. Cô bé muốn thông qua chuyện “lảng tránh” này để bảo vệ nội tâm của bản thân. Trên thực tế, cô bé biết hết mọi thứ. Vậy nên, chúng ta không nên kích thích thêm đối với cô bé, mà cần phải “yêu thương” để cô bé từ từ yên lòng.
[2] Liệu pháp tràn ngập (Implosion Therapy ) và liệu pháp chìm ngập (Flooding Therapy). Dùng để hóa giải những rối loạn tâm trí như lo âu ám ảnh. Trong phép trị liệu này, thân chủ phải đối diện với những lo âu, sợ hãi của bản thân và dập tắt chúng. Liệu pháp tràn ngập đòi hỏi thân chủ tưởng tượng sinh động tình huống kích thích gây sợ hãi thì trong chìm ngập, thân chủ trải nghiệm tiếp xúc với những điều có thực.
[3] Giải cảm ứng hệ thống (systematic Desensitization): là cách tiếp cận đối lập với liệu pháp tràn ngập và chìm ngập. Liệu pháp này cho rằng hệ thống thần kinh không thể thư giãn mà luôn bị kích thích hoặc lo âu tại cùng một thời điểm vì những quá trình không tương hợp này khác không thể hoạt hóa cùng một lúc. Thân chủ sẽ được dạy cách thư giãn cơ bắp, sau đó được dạy tưởng tượng bằng hình ảnh tình huống gây sợ của bản thân. Họ tiến hành theo từng bước một sao cho chuyển từ liên tưởng khởi đầu xa xưa tới những hình ảnh trực tiếp của các tình huống gây sợ. Việc đối chiếu tâm lý những kích thích gây sợ trong trạng thái thư giãn và việc tiến hành trong tiến trình từng bước kế tiếp là kỹ thuật điều trị được hiểu như giải cảm ứng có hệ thống.
Dựa theo yêu cầu của chủ nhiệm Ngô, mẹ của cô bé trước tiên phối hợp với cô bé, không hề cố gắng chọc thủng lời nói dối “Ba đi công tác rồi” của cô bé. Song song đó giữa hai mẹ con có nhiều cuộc trò chuyện, trao đổi nhiều hơn. Mỗi buổi sáng, hai mẹ con đều dậy sớm chạy bộ, trước hết phải để tâm trạng của cô bé ổn định hơn đã. Sau đó, lão Ngô sẽ căn cứ theo tình trạng của cô bé mà từ từ điều trị nỗi đau sau tai nạn xe của cô bé, vấn đề sợ ngồi xe. Về phần cái chết của cha cô bé, phải đi từng bước để nhìn rõ, không thể sốt ruột.
Sau khi chẩn đoán ban đầu xong xuôi, phương pháp điều trị mà chủ nhiệm Ngô đưa ra rất thỏa đáng, cô bé cùng với mẹ và dì không có ý kiến. Nhưng sáng hôm nay, mẹ của cô bé gọi điện cho chủ nhiệm Ngô, nói cô bé xảy ra vấn đề.
Mẹ cô bé trao đổi qua điện thoại là lần đầu tiên sau khi được tư vấn. Chị ấy nghe theo lời chủ nhiệm Ngô nói, cố gắng hết sức trông nom và vỗ về tâm tình của cô bé. Sự quan tâm gấp bội của mẹ khiến cô bé rất vui. Mấy ngày gần đây đi đến trường, tan học, tâm trạng cô bé đều đặc biệt tốt, còn nói chuyện vui cười cùng mẹ. Chiều ngày hôm qua, khi chị Lưu đến trường đón con gái, chị ta thấy con gái đang đứng trước cổng trường nói chuyện với người ta. Nói chính xác hơn thì, chị Lưu thấy con gái đứng ở cổng trường với một điệu bộ vui vẻ đang độc thoại, thoạt nhìn giống như đang nói chuyện với ai đó, nhưng căn bản bên cạnh cô bé không có ai cả. Chị Lưu cảm thấy rất kỳ lạ, đi sang hỏi con gái: “Con đang nói chuyện với ai thế?” Con gái vô cùng vui vẻ nói với chị Lưu: “Con đang nói chuyện với ba mà! Ba đi công tác về rồi! Nhưng ba không có lái xe đến, chúng ta chỉ có thể đi bộ về nhà thôi ạ!”
Chị Lưu giật mình thon thót. Nhưng chị ta nhớ đến những lời chủ nhiệm Ngô nói, nghĩ con gái làm như vậy hẳn chỉ là đang muốn trốn tránh sự thật là cha đã không còn, cho nên chị ấy không vạch trần chuyện này. Hôm đó, chị Lưu nấu một bàn thức ăn, con gái hứng khởi đi lấy chén đũa ăn cơm. Trong nhà chỉ có hai người, con gái lại bới ba bát cơm. Trong suốt bữa cơm này, cô bé vẫn luôn nói chuyện với “ba”.
Chị Lưu rất ngạc nhiên. Trước đó, con gái của chị ấy mặc dù không chịu thừa nhận cái chết của ba, nhưng chưa từng làm bộ có ba bên cạnh. Ngay lúc đó chị ấy đã định gọi điện thoại cho chủ nhiệm Ngô để hỏi một chút. Nhưng chị ta không ngờ, vừa mới ăn tối xong, con gái chị ta lại bỏ chén đũa xuống, định mở cửa ra ngoài.
Chị Lưu vội vàng kéo con gái lại, hỏi con bé muốn đi đâu. Con gái trả lời chị: “Ba nói hôm nay ba phải về, con muốn đi cùng ba!”
Những lời này làm chị Lưu sợ hãi. Chị ta vội giữ chặt con gái, thậm chí còn như bị thần kinh hướng về phía cửa trống không la lớn: “Anh muốn đi thì đi nhanh đi, còn quay lại đây giày vò con bé! Tôi nói cho anh biết, tôi chỉ có mình con bé, cho dù phải liều cái mạng này tôi cũng không cho anh mang nó đi!”
Sau khi chị Lưu gào thét những lời này xong, con gái bắt đầu khóc rống lên. Chị Lưu liền gọi điện cho em gái mau đến giúp. Hai chị em lăn qua lăn lại đến nửa đêm, cuối cùng cũng lừa được con bé lên giường đi ngủ. Lúc này, chị Lưu mới ngồi xuống ghế trong phòng khách, kể cho em gái nghe chuyện xảy ra ban nãy.
Chị Lưu cảm thấy chuyện này quá huyễn hoặc, hỏi em gái. Có phải chồng mình thực sự trở về, muốn đưa con gái đi. Chồng của chị Lưu vẫn luôn rất yêu thương con gái, đi đâu cũng đưa con gái theo cùng. Chị Lưu thường ngày vẫn hay trêu đùa, con gái chính là tình nhân nhỏ bé của cha. Anh ta hai ba ngày lại dẫn tình nhân nhỏ bé ra ngoài, chứ không muốn đưa người phụ nữ có chồng luống tuổi này đi.
Em gái của chị Lưu vốn là y tá trong bệnh viện Lão Can. Cô ấy làm trong bệnh viện đã lâu, nhìn quen cái chết sự sống. Trái lại cô ấy không tin chuyện ma quỷ. Cô ấy cho rằng có phải do lần đi tư vấn tâm lý trước, nhà tư vấn yêu cầu người lớn trước hết không được kích động đến con bé, ngầm thừa nhận chuyện ba của con bé đang đi công tác ở bên ngoài cho nên con bé mới có kiểu ám thị tâm lý, nên mới làm bộ ba vẫn còn sống.
Ngay lúc hai người đang trò chuyện với nhau, thì cửa phòng ngủ bỗng nhiên mở ra. Con gái của chị Lưu từ phòng ngủ đi ra. Thấy thế, chị Lưu gọi tên con gái, nhưng cô bé không phản ứng, chỉ lăm lăm đi về phía cửa chính. Chị Lưu vội xông lên kéo con gái, nhưng sức lực của con gái rất đáng sợ. Chị Lưu và em gái, hai người hao tốn không ít sức lực mới ngăn được con bé. Lúc này, chị Lưu mới phát hiện biểu hiện của con gái ngẩn ngơ, nhìn không giống một người tỉnh táo. Chị ấy lại gọi con gái vài tiếng, con bé không trả lời. Ngược lại, người dì của con bé vươn tay qua đầu con bé, vỗ mấy cái bôm bốp lên mặt, con bé mới tỉnh lại. Sau đó con bé lại khóc, kêu gào muốn đi ra ngoài chơi với ba. Cứ như vậy chật vật qua nửa đêm.
Tiếp đó, lại lần nữa dỗ con bé đi ngủ. Chị Lưu không dám chợp mắt, chị ấy và em gái thay phiên nhau túc trực bên con bé. Đợi đến khi trời vừa hửng sáng, chị Lưu lật đật gọi điện thoại cho chủ nhiệm Ngô, muốn chủ nhiệm Ngô bất kể như thế nào cũng phải sang đó xem cô bé.
“Mấy người là chuyện gia trong lĩnh vực này, chuyện này rốt cuộc có phải là vấn đề tâm lý hay không. Anh sang đây nhìn thử, cho tôi một đáp án đi! Tôi vừa mới mất chồng, con gái lại thành như vậy, thật sự là… Thật sự không chịu đựng nổi…”
Chủ nhiệm Ngô nói, khi đó chị Lưu ở đầu bên kia điện thoại không khống chế được tâm trạng đã bật khóc lớn. Cho nên lão Ngô mới vội đến trung tâm tìm hồ sơ tư vấn của cô bé đó.
Ở trên xe, tôi cùng tiểu Lưu xem lại ghi chép tư vấn của cô bé kia hai lần. Trong quá trình cố vấn không có chỗ nào đặc biệt đáng lưu ý. Trước đây, chúng tôi từng gặp trường hợp tương tự. Chồng qua đời, vợ sống một mình nhưng vẫn làm bộ như chồng còn sống. Trong quá trình tư vấn tâm lý, người vợ kia bày tỏ. Thật ra trong lòng cô ấy biết rõ người thân đã mất, cũng không phải gặp ma. Sở dĩ cô ấy làm như vậy, chỉ đơn giản là muốn trong lòng mình dễ chịu hơn đôi chút. Dù sao, hai người đã sống cùng nhau bao nhiêu năm, bỗng dưng bảo không còn là không còn nữa. Điều đó như xé toạc cuộc sống của cô ấy, cô ấy thật sự không có cách nào tiếp nhận được. Tình huống của cô bé kia thoạt nhìn thì vô cùng giống tình huống của cô gái kia. Nhưng có điểm không giống chính là cô bé còn xuất hiện tình trạng na ná mộng du.
Tiểu Lưu hỏi chủ nhiệm Ngô thấy trường hợp này thế nào. Chủ nhiệm Ngô nói, bây giờ vẫn chưa thể kết luận điều gì. Những miêu tả của chị Lưu qua điện thoại thế nào cũng có khuynh hướng chủ quan cá nhân. Giả sử, trong lòng chị ta đã kết luận là hồn ma người cha của con gái mình muốn mang con gái đi, vậy thì trong quá trình miêu tả dhuyện này, chị ta rất đương nhiên sẽ thổi phồng một số chi tiết, làm cho nó càng có khuynh hướng giống với phán đoán của chị ta. Ngoài ra, trạng thái mộng du của cô bé rốt cuộc là thật hay giả dũng chưa chắc chắn được.
Tôi tán thành ý kiến của chủ nhiệm Ngô. Cô bé kia rốt cuộc có phải mộng du hay không quả thực không chắc. Vì sao ư? Tôi kể cho mọi người nghe một chuyện.
Khi tôi còn học tiểu học, bởi vì tôi nghịch ngợm phá phách quá mức, mẹ tôi hở ra là cầm chày cán bột trong nhà đuổi đánh tôi. Chú ý, là chày cán bột, chứ không phải sào phơi đồ đâu! Năm lớp ba, bạn nữ ngồi cùng bàn với tôi trong lúc nghỉ hè đã bị xe buýt đụng trúng, dẫn đến việc bạn ấy bị máu tụ dưới màng não. Bởi vì sau khi xảy ra tai nạn, cô bạn ấy vẫn có thể đứng dậy chạy nhảy, ngoại trừ bị váng đầu và buồn nôn ra thì không có biểu hiện không khỏe nào khác. Các bác sĩ cũng không chụp hình CT não cho bạn ấy, chỉ chẩn đoán là não bị chấn động, kê vài loại thuốc rồi cho bạn ấy về nhà. Vì vậy, trước khi khai giảng, bạn ấy đã qua đời. Chỗ ngồi bên cạnh tôi để trống suốt một học kỳ. Cũng học kỳ đó, một lần nào đó khi cha mẹ tôi đánh tôi, tôi bỗng nhiên co quắp toàn thân, hai mắt trợn trừng, sau đó cứng đờ ngã phịch xuống. Cha mẹ tôi kinh hãi, liều mạng véo nhân trung của tôi. Ngay sau đó, tôi thật sự đã tỉnh lại. Nhưng sau khi tôi tỉnh dậy, mặt không cảm xúc, ánh mắt dại ra, không nói không rằng chỉ ngồi yên lặng bên giường bẻ đốt ngón tay của chính mình. Bất luận cha mẹ tôi kêu gào cỡ nào, tôi vẫn không có phản ứng, vẫn cứ bộ mặt ngây đần lặp đi lặp lại một động tác. Rồi sau đó, mẹ tôi rơi vào tuyệt vọng, liền nhớ tới lời mấy cụ già nói. Trẻ con bị khiếp sợ, có thể sẽ làm rớt hồn. Vì vậy mẹ tôi quyết định thử “gọi hồn” cho tôi. Bà đứng một bên vừa gõ đầu giường, vừa gọi “Lưu Hân Dương, mau về nhà đi.” Bà gọi như thế rất lâu, gọi đến xé gan xé phổi. Rồi cuối cùng tôi co giật một chập sau đó tỉnh lại. Tiếp đó, mẹ tôi ôm tôi gào khóc. Tôi nói: “Mẹ ơi, vừa rồi bạn Vương Ly Ly (bạn tiểu học đã qua đời) bảo con cùng đi chơi với bạn ấy. Chơi mệt rồi con muốn về nhà nhưng bạn ấy không cho con về.”
Mẹ tôi nghe xong những câu này, chỉ thiếu chút nữa là bị hù chết. Từ đó về sau một quãng thời gian dài, họ không dám đánh tôi. Chỉ sợ lỡ đánh, tôi lại chạy đi chơi với bạn học đã mất mãi không chịu trở về. Sau này, khi mẹ tôi cùng một số bạn bè của bà nhắc đến những chuyện “tà ma”, thì bà luôn luôn kể lại chuyện này một lượt, mọi người nghe xong liền dứt khoát bảo nó là tà ma. Chỉ có trong lòng tôi là hiểu rõ nhất, đó chẳng qua là sợ ăn đòn, giả bộ thôi. Mãi cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn không dám nói chuyện tự làm tổn thương chính mình này cho mẹ tôi biết. E rằng khi bà biết tôi đã lừa dối bà gần hai mươi năm, bà sẽ dùng chày cán bột tán cho tôi rụng hết răng.
Tôi kể chuyện này không phải là muốn nói con gái của chị Lưu kia có ý định “giả điên” giống như tôi. Song, khả năng thế này không phải là không thể xảy ra. Tất cả mọi người đều cho rằng trẻ con suy nghĩ đơn giản, lại không biết sự “đơn thuần” của trẻ con là do sự hiểu biết chưa đủ sâu sắc của chúng đối với sự vật. Mặc dù suy nghĩ chưa đủ chín chắn, nhưng chúng tuyệt đối không ngốc. Trẻ con rất “thông minh”, “mưu mô” còn nhiều hơn cả người lớn.
Khoảng 9 giờ 50 phút, tôi cùng chủ nhiệm Ngô, tiểu Lưu chen chúc qua con đường đông nghẹt điên rồ, cuối cùng cũng đến nhà chị Lưu.
Nhà chị Lưu ở trong một khu nhà dành cho công nhân viên. Đó là một tòa nhà 8 tầng bình thường, một tầng hai hộ. Tòa nhà này nhìn qua chí ít cũng đã xây dựng trên mười năm, những căn nhà bên trong tòa nhà đều cũ đi ít nhiều. Nhà chị Lưu ở lầu năm bên trái cầu thang. Một căn nhà một phòng khách hai phòng ngủ. Trang trí, bày biện trong nhà vô cùng ấm áp. Mặc dù gia đình này vừa gặp chuyện đau lòng, nhưng mọi thứ trong nhà vẫn được sắp xếp rất gọn gàng ngay ngắn: sàn nhà bằng gỗ sáng bóng, khăn trải bàn ăn vuông vức, bàn trà, kệ chén sắp xếp chỉnh tề một hạt bụi cũng không thấy. Chắc hẳn chị Lưu là một người phụ nữ vô cùng hiền lành.
Lúc vào nhà, tôi chú ý đến bức hình kết hôn treo trên bức tường giữa phòng khách. Trong bức hình có chị Lưu cùng một người đàn ông mắt đeo kính gọng kim loại, vóc người trung bình, hơi béo nhưng nụ cười thân thiện dễ gần, dựa sát vào nhau. Hai người xem ra hạnh phúc ngọt ngào, làm người ta hâm mộ.
Lúc em của chị Lưu mở cửa cho chúng tôi, cô ấy đè giọng nói nhỏ: “Các anh chị cuối cùng cũng đến. Từ đêm hôm qua cho đến bây giờ, con bé chưa từng ngồi yên. Lúc nào cũng mới ngủ được một hai tiếng thì bắt đầu khóc nháo lên, ầm ĩ muốn đi ra ngoài chơi với ba. Đêm qua nó còn giống như bị mộng du muốn mở cửa đi ra ngoài. Thật sự làm chúng tôi sợ chết khiếp.” Cô ấy vừa nói vừa giống như nhớ lại cái gì, để lộ ra vẻ mặt vô cùng kỳ lạ. Cô ấy lại đè giọng mình xuống thấp hơn nữa: “Các anh chị nói xem trẻ con có thể đột nhiên trở nên rất mạnh được hay không?”
Chủ nhiệm Ngô không trả lời cô ấy. Thầy Ngô chỉ vào căn phòng, trên cửa treo một bảng tên có hình gấu Pooh, hỏi dì của đứa bé: “Con bé bây giờ tình hình ra sao?”
Dì nhỏ vội vã dẫn chúng tôi đến cạnh cửa phòng ngủ của cô bé, nhẹ tay đẩy cánh cửa ra tạo thành một khe hở. Người dì nhìn một lát rồi quay đầu lại nói với chủ nhiệm Ngô: “Dạ, cháu nó lăn qua lăn lại cả tối cũng không ngủ ngon. Sáng sớm hôm nay dậy ăn chút đồ, vừa rồi mẹ cháu lại dỗ con bé đi ngủ.”
Chủ nhiệm Ngô đến trước cửa, quan sát một chút qua kẽ hở cánh cửa, rồi gật đầu. Sau đó, thầy Ngô khép cửa lại, nói với dì của cô bé: “Nếu cô bé ngủ rồi, vậy cứ để cô bé nghỉ ngơi một lúc. Cô hãy kể lại tỉ mỉ tình hình hôm qua cho chúng tôi nghe, được không?”
Chúng tôi và dì của cô bé ngồi xuống ghế sô pha ở phòng khách. Cô gái đẹp này cho chúng tôi mỗi người một chén trà. Sau đó, cô ấy bắt đầu kể lại mọi chuyện từ đầu đến cuối. Miêu tả của người dì, những lời kể của mẹ cô bé qua điện thoại cùng suy đoán của chủ nhiệm Ngô có nội dung cơ bản khá giống nhau. Ngoài ra, cô ấy còn nói cho chúng tôi biết. Sáng hôm nay, lúc cô bé dậy ăn sáng, đôi mắt cô bé cứ nhìn chằm chằm cửa sổ ở phòng khách. Cô bé ăn được hai ba miếng lại dừng lại, nhìn chòng chọc bên ngoài cửa sổ đến đờ đẫn. Con bé này thường ngày cũng không ăn ngon miệng, không chỉ kén ăn, mà một chén cơm hơn phân nửa lúc nào cũng phải ăn từng miếng rất lâu. Vì vậy cô ấy nói cô bé đừng nhìn cửa sổ nữa, chú tâm ăn đi. Nhưng lúc này con bé lại nói với cô, ba và một một cô đang đứng bên ngoài cửa sổ nhìn nó, luôn vẫy tay gọi nó sang đó.
Cô ấy nói đến đây, nghĩ lại còn rùng mình mà liếc mắt nhìn về phía cửa sổ phòng khách. Tôi nhìn theo ánh mắt của cô ấy, nhất thời cũng cảm thấy da đầu có phần tê dại.
“Nhưng ở đây là tầng năm mà, các anh chị nói xem, có phải là nảy sinh ảo giác rồi không? Tâm thần phân liệt? Không thể như vậy, cháu nó còn nhỏ như vậy, mấy ngày trước vẫn rất bình thường…” Cô ấy nói giống nhưng đang lẩm bẩm.
Chủ nhiệm Ngô hỏi cô, hôm trước cô bé có biểu hiện nào khác thường, hoặc là đã bị kích động gì đó không. Người dì bày tỏ chuyện này thì cô ấy không rõ lắm, phải hỏi chị của cô ấy. Ngay lúc này, mẹ của cô bé nhẹ tay nhẹ chân mở cửa đi ra khỏi phòng. Chị ấy hơi áy náy cười trừ với chúng tôi, thần sắc vô cùng uể oải, mà sắc mặt cũng không tốt.
“Hôm qua không có biểu hiện nào khác thường cả. Giống như những gì tôi đã kể với anh lần trước. Con bé không thừa nhận duy nhất chuyện ba nó đã qua đời. Nhưng toàn bộ lễ tang, nó cũng tham gia. Lúc lấy tro cốt đưa lên núi, cũng là chính tay con bé đưa di ảnh của ba nó đi.”
Chị Lưu vừa nói vừa đến ngồi xuống bên cạnh chúng tôi, cũng nâng lên một chén trà bằng sứ lên, hớp một ngụm.
Chủ nhiệm Ngô nói: “Vậy còn tình hình của cô bé ở trường, chị có biết gì không?”
Chị Lưu ngẩn người nói: “Chuyện này tôi quả thực không biết gì nhiều lắm. Sau khi ba con bé qua đời, tôi đã xin cho nó nghỉ nửa tháng. Trước khi quay lại trường, tôi có nói chuyện với chủ nhiệm lớp của con bé. Cô chủ nhiệm nói, trước khi con bé đi học lại, trong lớp có rất nhiều cháu đã biết chuyện ba con bé qua đời. Cho nên dám chắc cũng có một số cháu học sinh sẽ hỏi con bé về chuyện này. Nhưng cô chủ nhiệm đã đặc biệt dặn dò cả lớp…”
Chị Lưu đang nói thì trong phòng ngủ bỗng nhiên truyền đến tiếng la bén nhọn của trẻ con. Chị Lưu là người phản ứng đầu tiên, vội vàng chạy về phía phòng ngủ. Chị ấy xoay nắm tay mở cửa phòng ngủ, lại đứng sững sờ trước cửa phòng. Tôi cùng với dì của đứa bé cũng theo sát phía sau, nhưng rồi cũng đứng đực ra trước cửa phòng.
Chỉ thấy cô bé mặc áo ngủ đứng trên chiếc giường nhỏ, đầu hơi ngửa ra, hai mắt trắng dã. Tiếng la kịch liệt vẫn phát ra liên tục không ngừng lại. Cùng lúc đó, tôi thấy đũng quần của cô bé có những giọt nước chảy ra. Cô bé không kìm được tiểu ra quần.
Cô bé vẫn đang hét chói tai, nhưng trong tình huống này không ai dám tiến lên. Mẹ của cô bé dường như muốn bước tới nhưng lại sợ kinh động đến cô bé. Giữa lúc chị ấy đang do dự, chủ nhiệm Ngô đã đẩy chúng tôi ra, một mình tiến đến gần cô bé đang đứng trên giường hét lớn.
“Lôi Lôi?” Thầy Ngô khe khẽ thử gọi tên thân mật của cô bé, nhưng cô bé không có phản ứng.
“Lôi Lôi?” Thầy Ngô lại gọi một tiếng. Lúc này, tiếng hét của cô bé đã trở nên có chút khàn khàn, nhưng tiếng la vẫn không gián đoạn. Sắc mặt của cô bé vì thiếu dưỡng khí mà trở nên tái xanh. Đại khái trôi qua khoảng nửa phút, cô bé bỗng nhiên thôi hét, té xỉu trên giường giống như con rối bị cắt đứt dây. Đến đây, mẹ của cô bé vội xông lên. Chủ nhiệm Ngô cũng tiến lên, một mặt vừa nhéo nhân trung của cô bé, một mặt bảo tôi gọi cấp cứu 120.
Tình hình lúc đó có phần lộn xộn, tôi gọi điện thoại trong phòng khách xong, sau đó mới đi xem tình hình ra sao, cô bé đã dần tỉnh dậy. Chủ nhiệm Ngô bảo tôi, tiểu Lưu cùng dì của đứa bé ra phòng khách ngồi chờ, thầy Ngô và mẹ của cô bé ở lại trong phòng. Họ trong phòng nói chuyện gì thì tôi không biết. Tôi lại ngồi nhìn chằm chằm cửa sổ phòng khách, nhớ lại những lời mà dì cô bé đã nói, tôi thật sự có hơi nơm nớp lo sợ. Tôi nói tôi xuống lầu xem cấp cứu 120 đã đến chưa, sau đó thì xuống dưới.
Khoảng chừng năm sáu phút sau, xe cấp cứu 120 tới, mặc dù cô bé đã khôi phục ý thức nhưng vẫn bị đưa đến bệnh viện làm kiểm tra. Chủ nhiệm Ngô đặc biệt căn dặn, kiểm tra EEG[4]. Sau đó, Lưu Tùng theo chị em họ Lưu đến bệnh viện, còn tôi và chủ nhiệm Ngô lái xe quay về cơ quan.
[4] EEG - electro encephalography (điện não đồ): là một hệ thống chẩn đoán chức năng ghi lại độ phóng xạ mang điện của não từ da đầu, là một xét nghiệm nhằm phát hiện những bất thường trong hoạt động điện của não.
Trên đường, tôi hỏi chủ nhiệm Ngô. Vậy đứa bé kia có phải mắc bệnh tâm thần hay không. Chủ nhiệm Ngô nói, rất có khả năng. Nhưng tạm thời cũng không thể loại trừ bị sốc, bị kích động là biểu hiện của chứng rối loạn hoảng[5]. Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ tương đối nhỏ tuổi, khi chịu kích động, bao gồm cả những lúc bị cha mẹ đánh chửi, có thể hai mắt trắng dã, co giật, miệng méo xẹo v.v. Từng có một cô bé năm tuổi, khi tận mắt thấy cha mẹ cãi nhau, nó bỗng nhiên trợn mắt hét lớn, rồi ngất xỉu. Sau khi tỉnh dậy, cô bé luôn luôn nghiêng đầu lệch mồm. Lúc đó bác sĩ phán đoán là bệnh tâm thần, thật ra không đúng như vậy.
[5]Rối loạn hoảng sợ (panic disorder): được đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ có tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột, sợ hãi vô cùng mạnh mẽ. Bệnh nhân có cảm giác ngột ngạt, khó thở như bị ghìm xuống nước, tưởng như sắp chết, cho rằng mình bị nhồi máu cơ tim, bị phát điên hoặc mất kiểm soát bản thân.
Tôi hỏi lão Ngô, nếu không phải bệnh tâm thần, vậy tình huống này nên điều trị thế nào.
Lão Ngô nói, không cần điều trị đặc biệt, chỉ cần không kích động đến đứa bé, sau một khoảng thời gian thì tình trạng thế này sẽ tự nhiên biến mất. Thầy Ngô còn bổ sung thêm một câu:
“Anh bảo dì của cô bé đến trường tìm hiểu một chút. Mấy ngày qua cô bé ở trường có từng chịu kích động nào không. Nếu như không có, thì có thể là bệnh tâm thần. Nếu vậy, sự việc phiền phức rồi, rất khó giải quyết.”
Chắc là do buổi tối hôm qua tôi ngủ không được ngon giấc, nên cả ngày hôm nay tôi mặc dù thoạt nhìn vẫn nhã nhặn như mọi ngày, nhưng trên thực tế tinh thần tôi không được tốt. Sau khi từ nhà chị Lưu về cơ quan, tôi ngồi sau bàn làm việc viết tài liệu. Tôi cảm thấy sau lưng mình rét run từng đợt, giống như có một dòng khí lạnh tuôn từ trong cơ thể ra bên ngoài. Trong khoảng thời gian này tôi thực sự quá dễ bị cảm, trong ngăn kéo luôn phòng sẵn rễ bản lam[6], pha nước phòng bệnh cảm. Cảm giác không khỏe nên tôi liền uống một chén, phòng ngừa ngộ nhỡ.
[6] Rễ bản lam: là một vị thuốc Bắc, có tính hàn, trước ngọt sau đắng, giải nhiệt giải độc, phòng cảm mạo.
0
Lúc hơn 4 giờ chiều một chút, chủ nhiệm Ngô nhận được điện thoại của Lưu Tùng. Lưu Tùng nói qua điện thoại, cô bé đã làm kiểm tra điện não đồ. Bác sĩ phán đoán có khả năng là bệnh tâm thần, yêu cầu cô bé ở lại bệnh viện quan sát. Muốn chắc chắn phải làm một cuộc kiểm tra EEG – HFT (Thực nghiệm điện não đồ gây ra bệnh tâm thần) mới có thể tiến thêm một bước chẩn đoán bệnh chính xác được. Ngụ ý của Lưu Tùng chính là cậu ta không thể bỏ đi được, dù sao hôm nay cũng trôi qua rồi, cũng sắp đến giờ tan tầm. Chủ nhiệm Ngô cũng hào phóng, thầy nói: “Cậu ở lại quan sát tình hình một chút, nếu không có gì khác thường thì cậu cũng về nhà luôn đi.” Sau đó, chủ nhiệm Ngô còn gọi một cuộc điện thoại đến cho chị Lưu. Trước tiên là thầy trấn an tinh thần của chị ấy, sau đó lại giải thích một chút về loại “bệnh tâm thần” này cùng các nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần. Tiếp theo thầy còn giải thích nguyên lý thực nghiệm điện não đồ gây ra bệnh tâm thần. Cuối cùng, chủ nhiệm Ngô bày tỏ, nếu chẩn đoán chính xác là loại bệnh tâm thần này, thì nhất định phải tiếp nhận điều trị của bác sĩ khoa thần kinh, chờ sau khi tình hình ổn định mới có thể tiếp tục triển khai tư vấn tâm lý.
Cuộc điện thoại này của chủ nhiệm Ngô kéo dài chừng một tiếng, chờ đến khi thầy cúp điện thoại thì cũng đến giờ tan tầm.
Lúc đang dọn dẹp đồ đạc chuẩn bị đi về, tôi giống như chợt nhớ đến một chuyện gì đó, liền hỏi chủ nhiệm Ngô: “Cô bé lần trước chơi trò bốn người, anh nói xem tình huống của cô bé đó có phải là bệnh tâm thần hay không?”
Chủ nhiệm Ngô nói: “Không làm EEG – HFT cho nên không thể khẳng định. Nhưng tình huống lúc đó thoạt nhìn giống bệnh tâm thần đột phát cấp tính, cho nên anh mới dùng phương pháp trị liệu ám thị đối với cô bé. Nói thật thì phương pháp này chỉ có thể ứng phó nhất thời thôi, duy trì được bao lâu cũng rất khó nói.”
Tôi vùi đầu suy tư một lúc, lại hỏi chủ nhiệm Ngô:
“Nếu như cô bé đó, em nói là nếu như, kết quả kiểm tra điện não đồ và thực nghiệm gây ra bệnh tâm thần của cô bé báo mọi thứ đều bình thường thì sao?”
Chủ nhiệm Ngô nhìn chăm chăm vào tôi một lúc lâu, hỏi: “Em đang muốn nói điều gì?” Vẻ mặt của thầy ngay lúc đó nhìn qua rất nghiêm túc, đồng thời trong sự nghiêm túc còn tỏ ra “không vui” rất rõ ràng. Rất hiển nhiên, chút suy nghĩ này trong lòng tôi đã bị Ngô Bán Tiên nhanh chóng vạch trần. Thầy không vui cầm một tờ báo trên bàn. Tôi đoán chỉ vài giây tiếp theo thôi, thầy sẽ cuộn tờ báo kia thành một cái ống, dùng để gõ lên đầu của tôi. Tôi thấy tình hình không ổn, vội vã cười ha hả giải thích: “Không! Không có! Không phải cái này em chỉ tùy tiện hỏi thôi sao? Chuyện gì chẳng có thể xảy ra cơ chứ? Anh nói đúng không? Em chỉ muốn biết, ngộ nhỡ xảy ra tình huống đó, thì nên phán đoán thế nào?”
“Nếu triệu chứng của người bệnh liên tục phát tác trong thời gian dài, sẽ lại làm một lần thực nghiệm điện não đồ gây ra để xác nhận.” Sau đó, thầy nói sâu xa với tôi: “Anh thấy em là bị chuyện cô bé buổi sáng dọa sợ rồi. Nếu đã làm nghề này, thì trước tiên tâm tính phải nghiêm chỉnh. Người bị bệnh tâm thần rất dễ bị ám thị xung quanh. Có đôi khi, vài bác sĩ y tá nhẹ nhàng ở bên cạnh nói hai ba câu không liên can gì, thì cũng có thể làm bệnh tình của người bị bệnh tâm thần nặng thêm. Lưu Hân Dương, về nhà mở lại sách giáo khoa của em, nếu như người đến tư vấn có triệu chứng bệnh tâm thần, thì cần phải kịp thời chuyển đến khoa thần kinh làm kiểm tra. Chẩn đoán bệnh tâm thần, đó không phải là chuyện chúng ta cần quan tâm. Nếu kết quả kiểm tra không rõ, hoặc là kết quả kiểm tra trên cơ bản là bình thường, nghe ý kiến của bác sĩ khoa thần kinh, chuyện còn lại chúng ta nên làm thế nào thì làm thế đó. Khỏi cần làm anh đây suy nghĩ lệch lạc, có nghe không!”
Tôi bày ra vẻ mặt sợ hãi, gật đầu như trống bỏi. Sau đó tôi làm sai nhưng sợ người khác biết liền vừa cười khì khì vừa xua tay loạn xạ với chủ nhiệm Ngô, nói: “Vậy… Vậy chủ nhiệm Ngô, anh đang bận, em về trước đây.”
Chủ nhiệm Ngô gật đầu, “Đi đi, đi đi!”
Trải qua “quỷ đè giường” tối hôm trước khiến lòng tôi có bóng ma. Sau khi bị chủ nhiệm Ngô phê phán một trận xong, tôi nghĩ việc này hoàn toàn là do bản thân tôi tự tạo áp lực tinh thần cho chính mình, trong lòng có X thì trong mắt có X mà thôi. Dù sao, có hai người có chút quan hệ với tôi lần lượt bị chết rất không bình thường. Mặc dù dây thần kinh của tôi có lớn thế nào đi nữa, trong tâm lý cũng sẽ ít nhiều nảy sinh gánh nặng. Tôi không thể nghĩ đến những chuyện này thêm nữa.
0
Sau khi ăn tối xong, tôi ngâm mình trong nước ấm trước, sau đó leo lên giường đi ngủ sớm. Trước khi đi ngủ, tôi đặc biệt thay khăn trải giường của mình. Bởi vì ban ngày đã được phơi nắng trên sân thượng nên khăn trải giường và vỏ chăn mới thay vẫn còn mang theo “mùi vị mặt trời” ấm áp, làm cho người ta vô cùng sảng khoái. Sau đó, tôi nghe một hút âm nhạc cho thư giãn đầu óc, xem một quyển truyện tranh hài hước, còn tập một bài thể dục thả lỏng cơ thể. Bài thể dục này có ích cho việc xua tan mệt mỏi, tinh thần mệt mỏi, tâm tư lo nghĩ.
Tôi đã tưởng mình sẽ có giấc mơ đẹp. Nhưng vào buổi tối hôm đó, tôi lại một lần nữa bị “bóng đè”, đồng thời lần này còn nghiêm trọng hơn lần trước.
Lần ù tai này không giống với lần trước. Lúc này đây, tôi cảm giác mũi có phần lạnh trước, sau đó không khí xung quanh dần dần hạ xuống. Cơ thể cũng càng ngày càng nặng, giống như có vật gì đó đè trên người tôi. Tiếp theo, tôi trong mơ mơ màng màng cảm giác cổ của mình bị ai đó bóp chặt. Bởi vì khó thở, tôi bắt đầu không ngừng giãy giụa, ra sức phản kháng. Nhưng tôi càng gắng sức, càng thêm giãy giụa thì sức lực của đối phương bóp cổ tôi ngược lại càng thêm mạnh. Vì thiếu dưỡng khí nên lồng ngực căng lên đau buốt, sắp nổ tung. Cảm giác này kéo dài khoảng hơn một phút. Trong suốt quá trình này, cả người tôi cũng từ từ yếu sức, sắp không gắng gượng nổi nữa. Ngay khi tôi gần như không còn sức chống cự, khi chỉ có thể chọn cách từ bỏ vùng vẫy. Tôi dùng hết sức mình còn có được để xoay người lăn đi. Cái lăn này, dẫn đến cả người tôi rớt xuống giường, đầu vừa vặn đập vào góc nhọn của chiếc tủ đầu giường. Đau đớn kịch liệt từ trên đầu truyền đến, tôi nhất thời tỉnh táo hơn vài phần. Đúng lúc này, tôi kinh hãi phát hiện, hai khuỷu tay của tôi lại giao nhau trước ngực, hai bàn tay đang bóp cổ của chính mình!
Tôi hoảng hốt buông tay ra, há miệng thở dốc đồng thời chật vật chống tay đứng lên từ sàn nhà. Tôi ấn công tắc mở đèn trần trong phòng.
Ngọn đèn lóa mắt chiếu sáng khắp căn phòng của tôi. Tôi bất chấp đau đớn từng cơn trên trán, dựa lưng vào cửa phòng, thấp thỏm lo âu nhìn bốn phía xung quanh. Mặc dù tôi không thấy được vẻ mặt của mình khi đó, nhưng tôi có thể tưởng tượng ra. Dáng vẻ của tôi khi đó nhất định là hết sức kinh khủng.
Toàn bộ căn phòng yên tĩnh đến mức cây kim rớt xuống cũng có thể nghe thấy. Tôi nghe tiếng hít thở của chính mình, dồn dập, ồm ồm, hơi thở vẫn có chút hỗn loạn. Bởi vì đang trong mơ bỗng nhiên giật mình tỉnh giấc, nên trái tim của tôi đập gấp rút, ý thức vẫn chưa tỉnh táo hẳn. Đầu óc như bị nhét vào năm trăm con ruồi, kêu loạn vo ve. Nhưng thần kinh của tôi lại hưng phấn cao độ, khẩn trương giống như đang ở trong trạng thái đứng trước trận địa sẵn sàng đón địch, chuẩn bị đối chọi với nguy hiểm bất cứ khi nào. Tôi cứ đứng dựa vào cửa như thế, lưng cứng còng. Cũng không biết trải qua bao lâu, sau khi xác định mạng sống của mình không bị uy hiếp nữa, tôi mới chậm rãi trượt xuống theo cánh cửa, ngồi phịch xuống sàn gỗ, há miệng thở hổn hển.
Lúc đó là 3 giờ rưỡi sáng, tôi kéo chiếc chăn trên giường xuống, quấn quanh mình, tựa vào cửa ngồi đến hừng đông.
Tới hơn 6 giờ sáng, tôi nghe thấy tiếng mẹ tôi rời giường, mới chậm chạp từ sàn nhà đứng lên. Mỗi bước đi đều rất tê dại, mà trong lòng cũng sợ hãi bất an. Tôi ngồi trên ghế trước bàn làm việc, cầm một chiếc gương ở bên cạnh, soi chiếc cổ của mình. Vết bóp cổ có thể thấy rất rõ. Vết này phải có bao nhiêu thù hận mới có thể xuống tay nặng như vậy? Mà buồn cười chính là, cái này lại do chính tay tôi làm ra?
Tôi cứ thế ngơ ngác nhìn hình ảnh trong gương thật lâu. Lúc hồi phục tinh thần, tôi nhận ra đã 7 giờ rưỡi. Tôi gấp gáp mở tủ quần áo, tìm một chiếc áo len cao cổ mặc vào người, đi tới phòng tắm bắt đầu rửa mặt. Mặc dù chỉ là đầu tháng 4, nhưng mấy ngày gần đây nóng y như mùa hè. Trang phục mùa thu và mùa đông trong tủ quần áo của tôi trên cơ bản đều được xếp cất lên trên tủ, chỉ chừa lại một vài chiếc áo khoác mùa xuân. Mấy ngày này tôi đều mặc áo tay lỡ ra ngoài. Tôi bỗng nhiên mặc một chiếc áo len dài tay cao cổ, mẹ tôi liếc mắt nhìn tôi với vẻ mặt kỳ quái, nói: “Dương Dương, con lại bị cảm hả? Sắc mặt không tốt lắm, gần đây thấy thế nào? Có phải thức đêm xem phim không?”
Tôi rất muốn cười đùa, nói giỡn dăm ba câu, nhưng lúc đó hoàn toàn không cười nổi. Tôi cố gắng nặn ra một nụ cười gượng gạo, nhưng biểu cảm này thoạt nhìn lại có vài phần đau khổ. Mẹ tôi hơi lo lắng, lấy ba cái bánh bao nhân thịt bọc trong túi bóng để trong nồi hấp đặt lên tay tôi, nói: “Ăn nhiều một chút. Con xem mặt con kìa, trắng bệch rất xấu xí! Đừng bắt chước người ta giảm cân, biết không hả? Con gái, tròn tròn mới dễ nhìn!” Tôi nhận túi bánh bao, lấy ra một cái, há miệng cắn một miếng lớn. Cái bánh bao lớn bằng bàn tay, bị tôi cắn một miếng đã hết phân nửa. Tôi gật đầu với mẹ tôi, đeo túi xách ra khỏi nhà. Tôi xuống đến tầng 1, nghe thấy mẹ tôi ở lầu trên hét lớn: “Đừngcó như quỷ đói đầu thai vậy, ăn từ từ thôi! Đến cơ quan uống nhiều nước vô, có nghe thấy không!”
Sau khi tôi đến cơ quan, thấy những đồng nghiệp đến phòng làm việc sớm đều đang vây quanh chủ nhiệm Ngô bàn luận một chuyện, chính là về cô bé tên Lôi Lôi ngày hôm qua.
Hôm qua, trước khi tan tầm chủ nhiệm Ngô nhận được điện thoại từ dì của Lôi Lôi. Trong điện thoại, dì của Lôi Lôi kể lại như sau. Cô ấy nghe theo lời chủ nhiệm Ngô nói, liền đến trường của Lôi Lôi để hỏi thầy cô và bạn bè của Lôi Lôi về tình hình của cô bé ở trường lớp, không ngờ gặt hái được chút tin tức. Một bạn nữ ngày thường có quan hệ rất tốt với Lôi Lôi nói cho cô ấy biết rằng: “Thật ra Lôi Lôi rất ghét ba bạn ấy, bởi vì ba bạn ấy ở bên ngoài có người đàn bà khác. Bạn ấy nói với con, người phụ nữ kia chính là trợ lý của ba bạn ấy, thường xuyên cùng ba bạn ấy đưa bạn ấy ra ngoài chơi. Rõ ràng là một bà cô già trang điểm dày đặc lại muốn Lôi Lôi gọi bà ta là chị, buồn nôn muốn chết. Lôi Lôi nói bạn ấy rất ghét cái bà kia. Bạn ấy còn nói, ba bạn ấy và cái bà kia cùng chết đi mới tốt.”
Cô bé kia còn nói với dì của Lôi Lôi, “Thật ra Lôi Lôi cũng rất ghét mẹ bạn ấy. Bạn ấy nói mẹ bạn ấy biết ba bạn ấy có người phụ nữ khác, nhưng lại giả bộ không biết gì cả. Ở nhà, bác ấy tỏ ra dáng vẻ rất yêu thương đằm thắm với ba bạn ấy, lại còn đồng ý cho ba của Lôi Lôi cùng bà cô kia đưa Lôi Lôi ra ngoài chơi. Thế nhưng Lôi Lôi tận mắt chứng kiến, những lúc không có ai, mẹ của bạn ấy ngồi trong phòng ngủ cầm dây nịt quất lên giường để trút giận, dáng vẻ đó rất đáng sợ.”
Ngoài ra, dì của Lôi Lôi còn nghe ngóng được chuyện khác. Sau khi cha của Lôi Lôi qua đời, một số bạn nam thích đùa dai trong lớp thường hay chạy ra từ phòng vệ sinh rồi hét lớn với Lôi Lôi, nói rằng hồn ma của ba cậu tới rồi, đang ở trong phòng vệ sinh nam, ông ấy nói muốn dẫn cậu đi kìa. Trò đùa của các bạn nam kia đương nhiên bị các bạn nữ trong lớp nhất trí chống lại. Mấy cô bé báo chuyện này với cô chủ nhiệm. Cô chủ nhiệm trấn an tinh thần cho Lôi Lôi, cũng gọi điện thông báo cho phụ huynh của những bạn nam tham gia trò đùa đó. Nhưng lúc cô chủ nhiệm tâm sự cùng Lôi Lôi, Lôi Lôi lại nói: “Hồn ma của ba con đến càng tốt, con ước gì ông ấy dẫn con đi!”
Dì của Lôi Lôi nói, việc này liên quan đến chuyện riêng của chị cô. Ban đầu cô ấy không muốn nói cho chủ nhiệm Ngô biết, nhưng hiện nay, bệnh tình của cháu gái quan trọng nhất. Cô ấy muốn chủ nhiệm Ngô đến bệnh viện một chuyến, có một cuộc nói chuyện với chị của cô.
Vì vậy, ngày hôm qua sau khi chủ nhiệm Ngô hết giờ làm, liền đến bệnh viện một chuyến. Lúc đó tình trạng của Lôi Lôi khá hơn nhiều. Chắc do suốt một ngày đêm nháo nhào thấm mệt, trước tám giờ tối cô bé đã ngủ say. Chủ nhiệm Ngô mượn tạm phòng nghỉ của bác sĩ trực ban một lát, trong phòng nghỉ nói chuyện riêng với mẹ của Lôi Lôi một lúc.
Hai người vừa bắt đầu nói chuyện không bao lâu, chị Lưu đã nghẹn ngào òa khóc. Chị ấy nói, chồng chị ngoại tình là sự thật, cũng hơn hai năm rồi. Chồng của chị ở trường cũng xem như là một chủ nhiệm bộ môn tương đối nổi tiếng. Ba năm trước, nhà trường điều một nữ sinh viên làm trợ lý cho chồng chị. Cô gái này rất xinh đẹp, cũng rất biết trang điểm ăn diện, phương diện làm việc càng biểu hiện xuất sắc. Trong lần đầu tiên chồng chị đưa vị đồng nghiệp nữ này về nhà ăn cơm, chị đã loáng thoáng cảm giác được, chồng mình rất có cảm tình đối với cô gái này. Nếu như phái nữ cũng có ý này với chồng chị, vậy thì sẽ tạo thành uy hiếp đối với cuộc hôn nhân của chị. Nhưng mà, chị Lưu nói, chuyện thế này thực ra có đấu tranh vật lộn cũng không ích gì, cho dù chị lúc đó vừa khóc vừa ầm ĩ, e rằng chỉ càng làm chuyện này phát triển càng nhanh. Đúng như chị đoán, chồng của chị ấy rất nhanh đã bước tới mối quan hệ mờ ám với cô gái kia, sau đó quan hệ của hai người bắt đầu có chút không minh bạch. Trong một lần ngẫu nhiên, chị Lưu thấy chồng chị gửi cho cô gái kia một tin nhắn. Nội dung tin nhắn đại khái là trước đó không lâu sau khi hai người uống say đã nảy sinh quan hệ. Bên phía cô gái sau sự việc không hề đề cập đến chuyện này. Chồng của chị gửi lời xin lỗi đến cô gái kia, còn bày tỏ tình yêu với cô gái kia, dường như không thể kết thúc ở đấy.
Chị Lưu lúc đó vô cùng đau khổ, thất vọng, phẫn nộ. Chị cũng từng muốn ly hôn với chồng, hôn nhân danh nghĩa như thế này không có cũng được. Nhưng đứa con còn nhỏ, vì đứa trẻ, chị không thể giận dỗi mà chia rẽ một gia đình. Vì vậy chị đã lựa chọn mắt nhắm mắt mở, ngầm đồng ý cho chuyện này xảy ra. Chồng của chị dường như cũng hiểu, điểm mấu chốt của vợ là muốn bảo vệ gia đình. Vì vậy những lúc ở nhà, chồng chị đối xử với chị và con gái vô cùng chu đáo, để con gái được cưng chiều vô ngần.
Đối với một người phụ nữ mà nói, chồng ngoại tình là một sự sỉ nhục lớn lao. Chị có thể vì con gái và gia đình mắt nhắm mắt mở, nhưng trong lòng vẫn khó chịu muốn phát điên. Có đôi khi, thật sự không chịu đựng được nữa, chị sẽ đóng chặt cửa phòng ngủ, dùng dây nịt quất lên giường để xả giận. Nhưng chị không biết Lôi Lôi đã sớm biết chuyện ba có tình nhân, thậm chí ngay cả chuyện mẹ lén lút quất giường trút giận cô bé cũng biết.
Chủ nhiệm Ngô phân tích một chút về vấn đề này. Chuyện này hiển nhiên đối với một cô bé mới 12 tuổi mà nói có ảnh hưởng rất lớn. Người cha mình yêu thương nhất phản bội người mẹ mình yêu thương. Hai người bằng mặt mà không bằng lòng giả bộ yêu thương thắm thiết. Những điều đó tất cả là vì ai, Lôi Lôi đương nhiên biết. Nhìn mẹ một mình chịu đựng đau khổ, dùng thắt lưng quất giường, điều đó đối với Lôi Lôi mà nói chắc chắn là một tổn thương sâu sắc. Cô bé yêu mẹ mình, cũng không thể nhẫn tâm ghét bỏ, hằn học với tình yêu thương sự cưng chiều chỉ có tăng chứ không giảm của cha. Vì vậy sự mâu thuẫn và đau khổ luôn bao vây đứa trẻ 12 tuổi. Cô bé không biết nên hận ai, yêu ai. Sau tai nạn ô tô kinh hoàng và nỗi đau mất đi cha thì sự mâu thuẫn và nỗi đau khổ ẩn giấu trong lòng cô bé cuối cùng cũng bùng nổ.
Lôi Lôi thể hiện “muốn đi cùng ba”, đây là một phương thức trừng phạt đối với chính mình. Bởi vì cô bé biết cha ngoại tình, nhưng không thể nói rõ chuyện này với mẹ. Cô bé sợ chọc thủng chuyện này, thì sự cân bằng duy trì gia đình này sẽ bị phá vỡ. Trong sự việc này, cô bé cho rằng cô bé đã “phản bội” mẹ mình, vì vậy cô bé hận ba không mang cô bé đi cùng. Mà nỗi niềm trái ngược với tâm tình này chính là, cô bé rất hi vọng mẹ thẳng thắn nói ra chuyện ba ngoại tình, đồng thời mẹ có thể không trách cô bé phản bội, giữ cô bé ở lại, yêu thương nó.
Nghe những phân tích của chủ nhiệm Ngô, mẹ của Lôi Lôi khóc không ngừng. Chị nói, “Trăm lần sai ngàn lần sai đều là lỗi của người lớn. Tôi không nghĩ đến mà. Tôi cho là chỉ mình tôi “chịu đựng”, không biết cuộc sống của con gái còn bị giày vò hơn tôi. Nghĩ đến chuyện con bé phải chịu nhiều đau khổ như vậy, nổi điên nổi khùng, trong lòng tôi… Trong lòng tôi thực sự khó lòng chịu đựng… Khó lòng chấp nhận nổi… Đều tại tôi quá nhu nhược… Đều tại tôi…”
Chủ nhiệm Ngô dành không ít thời gian để vỗ về tâm tình chị Lưu. Có thể thấy, người phụ nữ này ngoài mềm trong cứng, gánh nặng trong lòng nặng nề như vậy đã kìm nén trong lòng chị ấy rất lâu. Trong trường hợp đặc biệt này, người cần sự trợ giúp của tư vấn tâm lý không chỉ có Lôi Lôi, mà mẹ của cô bé chị Lưu e rằng còn cần khai thông mặt tâm lý hơn nữa.
Sau khi trở về từ bệnh viện, chủ nhiệm Ngô viết một bản kế hoạch tư vấn. Bây giờ, chị Lưu là điểm mấu chốt để xua tan nỗi đau khổ của Lôi Lôi. Thầy Ngô mong muốn dùng khát vọng của Lôi Lôi đối với tình thương của mẹ để nối lại quan hệ mẹ con. Nhưng mà, tất cả những điều này đều phải đợi hôm nay Lôi Lôi làm xong thực nghiệm điện não đồ gây ra bệnh tâm thần, mới chuẩn đoán chính xác hơn.
Lúc tôi nghe chủ nhiệm Ngô và mọi người nói chuyện này, ít nhiều có chút không tập trung. Trong đầu tôi đều là hình ảnh chính tay mình bóp cổ mình. Chuyện này cứ lặp đi lặp lại trong đầu tôi một lần rồi lại một lần, cảm giác thế này thật sự rất đáng sợ, tựa như ngay cả bản thân đáng tin cậy nhất cũng trở nên không thể tin tưởng. Tôi rất muốn nói chuyện này với chủ nhiệm Ngô, để thầy nghĩ biện pháp cho tôi. Với sự hiểu biết của tôi đối với chủ nhiệm Ngô, thầy nhất định sẽ cố gắng giúp tôi. Nhưng do dự mãi, tôi vẫn không dám nói. Tôi không muốn để người nhà, lại càng không muốn đồng nghiệp trong cơ quan biết chuyện này.
Sinh lão bệnh tử là một chuyện rất thường tình. Ở cửa sau phòng phẫu thuật của bệnh viện mà thấy người chết được đẩy ra cũng không có gì quá ngạc nhiên. Đạo lý đó tôi hiểu rõ, nhưng trong lòng vẫn có chút khó chấp nhận. Tôi bỗng nhiên nhớ đến vụ giết người liên hoàn sau tết âm lịch kia. Cô gái bị giết hại thê thảm và tôi có thể nói là có thời khắc giao thoa số phận giữa người và người. Chỉ khác nhau vài giây do dự, vài giây hành động, mà cô gái ấy giành chiếc xe đen kia trước tôi một bước, và cuối cùng bị giết. Còn tôi đứng ở bên đường và bảo vệ được cái mạng nhỏ bé này.
Sau khi rời bệnh viện, tôi liền chạy đến chùa. Dựa theo lời căn dặn của đại hòa thượng, tôi lấy sáu trăm tệ dâng lên thùng công đức, sau đó tôi quỳ gối trước phật niệm kinh “Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện” ba lần. Tôi muốn thử làm chút việc thiện để trả nợ cho oan hồn oan uổng của cô gái đã chết oan kia. Hẳn mọi người đều đã biết, con người tôi cũng không tin Phật. Tôi làm cái việc thường ngày không thắp hương, gặp chuyện cuống lên mới ôm chân Phật này, đơn giản là xin một chút an tâm. Nhưng mà, “an tâm” vừa mới tìm được, đến tối về nhà tôi lại nhận được điện thoại mợ tôi gọi đến. Mợ báo cho tôi biết, anh Lưu mà tôi đi gặp mặt trước đây, đã chết.
Mợ nói, anh Lưu kia vốn đang yên đang lành, từ sau lần gặp mặt về nhà, thì liền bị bệnh không dậy nổi. Khi chúng tôi đến thăm anh ta, thì anh ta bỗng nhiên phát điên, còn bóp cổ tôi. Sau đó, tình trạng của anh Lưu vẫn không tốt lên, cha mẹ anh ta cầu bác sĩ, còn cầu xin cả thần linh nhưng vẫn không có tác dụng. Hai ngày trước, anh Lưu ở nhà lại phát điên lần nữa. Anh ta đẩy cha mẹ ra, rồi chạy ra khỏi cửa. Cứ như thế anh ta lao ra đường lớn, bị chiếc xe tải lớn chạy nhanh tới đâm trúng, cán anh ta chết. Có người nói, chiếc xe tải đã nghiền nát đầu anh Lưu. Khi đến cáo biệt người chết, anh Lưu nằm trong quan tài thủy tinh. Đầu của anh ta dùng vật liệu đặc thù để nặn ra giống dung nhan người đã mất, người nhà của anh ta đã tốn không ít tiền cho việc này. Mợ còn hỏi tôi, hôm đó ra ngoài cùng anh Lưu rốt cuộc là đã đi đâu, có phải đã chạm đến thứ gì đó không sạch sẽ hay không. Tôi nói không thể có chuyện đó, hôm đó chúng tôi chỉ đến quán trà sữa uống nước, vừa mới ngồi chưa được nửa tiếng đồng hồ thì anh ta đã chạy ra ngoài ói rồi. Mợ tôi nói, vậy thì tốt. Mợ cũng mới biết chuyện không may của anh Lưu vào ngày hôm qua. Mợ vẫn thấy cái chết của anh Lưu không được bình thường. Mợ lo lắng cho tôi cho nên mới gọi điện hỏi thăm.
Tôi cảm ơn mợ, sau đó thì ngắt điện thoại. Tôi ôm máy tính xách tay ngồi ngơ ngác trên giường, sau lưng rét lạnh từng cơn.
Trong điện thoại mợ có nhắc đến “thứ gì đó không sạch sẽ”, điều này làm tôi nhớ đến sợi dây gỗ đàn hương mà cậu em Chu đã cho tôi. Ngày thứ hai sau khi đeo sợi dây chuyền gỗ đó, tôi liền gặp tên giết người liên hoàn lái xe taxi đó. Nếu lúc đó không phải do tôi đứng ven đường bắt xe, thì cô gái kia có thể đoạt xe được sao? Cô ấy có thể không phải chết. Có một số việc chính là trùng hợp ngẫu nhiên, trong nháy mắt đã quyết định kết quả. Nếu như chỉ lệch một giây, hay là nửa giây, thì e rằng kết quả sẽ hoàn toàn khác nhau. Còn anh Lưu kia thì sao? Sau khi gặp tôi thì anh ta bắt đầu nôn mửa, khi tôi đến nhà thăm anh ta thì anh ta bỗng nhiên phát điên…
Tôi suy nghĩ kỹ càng về chuyện này, càng nghĩ lại càng cảm thấy chuyện này dường như xảy ra đều là tại tôi. Mà tôi gặp những chuyện này, vừa đúng sau khi cậu Chu cho tôi chày Kim Cang. Tôi cúi đầu nhìn chiếc chày Kim cang đang treo lủng lẳng trước ngực của tôi. Bỗng nhiên, trong đầu tôi nảy sinh một suy nghĩ kỳ quái: thứ này, rốt cuộc là nó không sạch sẽ, hay nói cách khác nó có thể đem vận xui của tôi chuyển sang cho người khác? Nó bảo vệ tôi được bình an, nhưng lại khiến người khác chết oan?
Tôi phiền muộn trong lòng, liền tháo chiếc dây chuyền mặt chày Kim Cang trên cổ xuống, rồi đặt nó vào một góc trong hộc bàn. Sau đó tôi đi vào phòng tắm, tắm bằng nước nóng. Hơn mười giờ một chút, tôi lên giường đi ngủ. Trước khi đi ngủ, tôi đã làm 100 cái gập bụng, nằm ngửa rồi ngồi dậy liên tục. Sau đó, tôi luôn nghĩ đến câu nói của chủ nhiệm Ngô. Con người phải có đức tin và suy nghĩ đúng đắn, tự nhiên sẽ không sợ ma quỷ. Cứ như vậy, tôi chìm vào giấc ngủ.
Gió buổi tối ngày hôm đó rất mạnh, cửa sổ đóng chặt còn có thể nghe tiếng gió bên ngoài thổi “vù vù”, tiếng gió giống như tiếng ma quỷ kêu. Tôi ngủ rất mơ mơ màng màng, bỗng nhiên cảm thấy lỗ tai rất không thoải mái. Cái cảm giác ù ù này rất giống với việc đi máy bay, trong khoang máy bay chịu sức ép khi chuẩn bị hạ cánh khiến cho lỗ tai người ta khó chịu. Nhưng đúng lúc này, tôi phát hiện tay của tôi không nhúc nhích được. Cơ thể cũng càng ngày càng nặng, giống như đang có một vật gì đó đang ngồi đè lên người tôi.
Tôi lập tức ý thức được, đây là “bóng đè”[1], cũng chính là “quỷ đè giường” mà dân gian hay nhắc tới.
[1] Bóng đè: có thể tìm hiểu chi tiết về định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống ở [uri=http://vi.wikipedia.org/wiki/Bóng_đè]link này[/url].
Trong thần kinh học, bệnh trạng này có tên là “giấc ngủ đình trệ”. Nó là một hiện tượng khi người đang trong giai đoạn “chuyển động mắt nhanh” thì ý thức bỗng nhiên tỉnh táo, thần kinh hoạt động tương đối hưng phấn, nhưng chức năng cơ thể vẫn trong trạng thái ngủ say. Nếu con người đang trong trạng thái này, cơ thể không nghe sự chỉ huy của đại não.
Trước đây khi tham gia học trong khóa đào tạo, tôi đã nghe thầy giáo giảng qua. Khi một người gặp bóng đè, nếu như ép buộc chức năng cơ thể tỉnh lại, thì sau khi tỉnh lại bạn sẽ phát hiện tim của bạn đập với tốc độ vô cùng nhanh. Bởi vì khi ấy đại não của bạn không ngừng phát lệnh nguy hiểm khẩn cấp đối với cơ thể đang ngủ say. Cơ thể liền cuống cuồng, đương nhiên sẽ đẩy tốc độ tim đập nhanh hơn, đây thật sự không tốt. Đặc biệt là đới với những người lớn tuổi có chức năng tim tương đối yếu, rất có thể vì thế mà gây ra nhồi máu cơ tim.
Chính vì hiểu rõ nguyên tắc này, nên tôi không có ý định chống cự với “bóng đè”, tôi là muốn tiếp tục ngủ. Thế nhưng cái lỗ tai của tôi thật sự là quá đau, màng nhĩ dường như muốn vỡ ra. Cùng lúc đó, tôi cảm nhận được một loại cảm giác “khí ép xung quanh đột nhiên giáng xuống. Lúc này không những bị ù tai đau nhức, mà còn hơn thế nữa, thậm chí cảm thấy khó thở, khí thở ra bị ép ngược vào trong lỗ mũi, tiếp đó cả người bị “nghẹt thở”. Bản năng sinh tồn khiến tôi dốc sức muốn mở mắt, nhưng mí mắt rất nặng, làm thế nào cũng không mở ra được.
Sau nhiều lần giãy giụa, tôi đã ngộp đến mức sắp nổ tung. Sau cùng tôi liều mạng phun ra một hơi, đột ngột mở mắt, kèm theo một tiếng nguyền rủa ở quãng tám, tôi nằm ở trên giường giật bắn người ngồi dậy. Trong nháy mắt tôi mở mắt, tôi nhìn thấy một bóng đen đang đè trên người tôi. Nhưng đến lúc tôi ngồi dậy, định thần nhìn lại thì không có gì cả. Cả người tôi toát mồ hôi lạnh, tim đập như sấm, thở hổn hển bằng miệng. Cùng lúc đó, những lời mắng chửi đ* mẹ, đ** má cuồn cuộn không ngừng chui ra khỏi miệng tôi. Tôi không biết tôi đang chửi rủa ai, giống như nếu không chửi thề thì sẽ để lộ ra nỗi sợ hãi từ trong đáy lòng của chính mình.
Một tràng tiếng mắng chửi kia làm cha mẹ tôi tỉnh giấc. Mẹ tôi đẩy cửa phòng tôi ra, ấn nút mở đèn. Bà thấy mặt tôi đầy mồ hôi, ánh mắt dại ra mà ngồi trên giường chửi ầm lên. Bà cũng kinh ngạc, còn tưởng rằng trong nhà có trộm. Cũng nhờ vậy, tôi mới hoàn hồn lại một chút, nhìn đồng hồ báo thức trên bàn, chỉ 1 giờ 15 phút. Hay nói cách khác, tôi thật ra ngủ chưa được bao lâu.
Tôi nói với cha mẹ là vừa rồi tôi chỉ gặp ác mộng thôi. Vẻ mặt họ đầy bất đắc dĩ, còn cảm thán. Con xem mấy lời chợ búa của con, thật giống mấy bà bán cá chanh chua ngoài chợ, còn thằng nào dám lấy con làm vợ. Sau đó, họ cũng về phòng đi ngủ.
Đêm hôm đó, tôi nằm trên giường trở mình lăn qua lăn lại, mãi đến ba giờ sáng mới mơ màng ngủ. Nhưng giấc ngủ này cảm giác không tốt, rất giống đánh nhau một đêm với người ta. Sáng hôm sau thức dậy, cả người tôi đều đau nhức, mang theo đôi mắt gấu mèo đi làm.
8 giờ 10 phút, tay trái cầm một gói bánh, tay phải cầm một ly sữa đậu nành, tôi vừa ăn vừa chầm chậm đến trung tâm tư vấn. Tôi vừa mới đến cổng chính bãi đỗ xe của trung tâm, liền thấy chủ nhiệm Ngô cùng một thực tập sinh vội vã đi từ bên trong ra. Vừa nhìn thấy tôi, chủ nhiệm Ngô liền gọi lớn:
“Lưu Hân Dương! Em tới thật đúng lúc. Vào thứ Ba trước, cô bé bị trầm cảm sau chấn thương, hồ sơ tư vấn của cô bé em đã cất ở đâu rồi? Sao anh đã tìm trong tủ hồ sơ nhưng không thấy?”
Tôi thấy vẻ mặt sốt ruột của chủ nhiệm Ngô, nên không muốn hỏi nhiều, vội vã chạy vào phòng làm việc. Tôi tìm tập hồ sơ còn chưa được sắp xếp hoàn chỉnh trong ngăn bàn làm việc của tôi, vội vội vàng vàng chạy ra chỗ bãi đỗ xe. Lúc này, chủ nhiệm Ngô cùng thực tập sinh tiểu Lưu kia đã ở trên xe.
Tôi hỏi hai người họ: “Có phải đã xảy ra chuyện gì rồi không?”
Chủ nhiệm Ngô nói: “Cũng không phải là gặp chuyện không may. Sáng sớm hôm nay, mẹ của cô bé kia gọi điện thoại cho anh, nói tình trạng của cô bé không ổn, muốn chúng ta đến đó xem sao.”
Lúc cô bé kia đến tư vấn, tôi là người đã ở bên ghi chép. Cho nên chủ nhiệm Ngô kêu tôi mau lên xe, theo họ đến đó. Nhà của cô bé ở trung tâm thành phố, tính ra là không xa lắm, nhưng lúc đó vừa đúng giờ cao điểm đi làm, xe cộ trên đường chen chúc nhau. Chủ nhiệm Ngô lái xe đến đường Đông Phong chật cứng. Đúng lúc này, chủ nhiệm Ngô nói một chút về tình hình của cô bé kia với chúng tôi. Chuyện là thế này. Bốn ngày trước, cũng chính là vào thứ Ba, một cô bé 12 tuổi được mẹ và dì đưa đến trung tâm của chúng tôi.
Hai tháng trước, cha của cô bé bị chết trong một vụ tai nạn giao thông, hơn nữa còn chết rất thảm, có người nói sau tai nạn thi thể còn chưa tìm lại đủ. Lúc tai nạn xe xảy ra, cô bé đó đang ngồi ở trên ghế phụ gần tay lái. Cô bé vì quán tính quá lớn mà bị ném bay ra ngoài, rớt trên bụi cây bên đường cao tốc, may mà chỉ bị thương nhẹ. Đây là chuyện rất may mắn trong tai nạn.
Sau khi tai nạn xảy ra, cô bé ngơ ngơ ngác ngác không nói không rằng trong hai tuần. Khi đó mẹ của cô bé vừa mới mất chồng, vì bận rộn chân trước chân sau lo liệu tang sự, tâm trạng của bà cũng vô cùng đau thương, nên đã không quan tâm đến cô bé. Đợi đến khi đã an táng cha cô bé xong xuôi, mẹ của cô bé mới đem toàn bộ tâm tư dồn hết lên người con nhỏ. Lúc này cô bé cũng bắt đầu nói chuyện, đồng thời tâm tình cũng không có gì khác thường, không giống một đứa bé vừa mất cha sẽ cực kỳ bi thương hoặc trầm mặc không nói. Chỉ là cô bé khăng khăng “Ba con không có chết, ba đi công tác rồi”. Nếu như có người thân thích nào đó trong nhà vỗ về đầu cô bé với với vẻ mặt đau buồn, nói cho cô bé biết “Cha cháu đã qua đời rồi”. Thì cô bé sẽ tỏ ra vô cùng phẫn nộ, cũng phừng phừng lửa giận nói với người đó, “Bác nói bậy, ba con căn bản không chết. Ba con đi công tác rồi, chính miệng ba nói cho con biết.”
Phải trải qua tai nạn xe kinh hồn, lại chịu đựng nỗi đau cha mất, tình trạng như thế này của cô bé sau khi chịu quá nhiều đả kích là rất bình thường. Cho nên, khi mẹ và dì của cô bé đưa cô bé đến trung tâm để làm tư vấn tâm lý, chủ nhiệm Ngô đã nói. Trước tiên, người nhà cần phải bình tĩnh, không nên kích động đến cô bé thêm nữa. Giải quyết rối loạn stress sau sang chấn, nhất là rối loạn stress sau sang chấn của trẻ nhỏ, nhất định phải vô cùng cẩn thận. Nếu như tùy tiện sử dụng liệu pháp tràn ngập[2] và giải cảm ứng hệ thống[3], yêu cầu cô bé hồi tưởng đi hồi tưởng lại tai nạn đã qua. Mặc dù nó có thể giúp cô bé từ từ nhận thức rõ và tiếp thu sự thật rằng cha cô bé đã chết, nhưng loại phương pháp này gây ra tổn thương rất lớn đối với tâm lý của trẻ con. Tình trạng hiện nay của cô bé là lảng tránh hiện thực. Cô bé muốn thông qua chuyện “lảng tránh” này để bảo vệ nội tâm của bản thân. Trên thực tế, cô bé biết hết mọi thứ. Vậy nên, chúng ta không nên kích thích thêm đối với cô bé, mà cần phải “yêu thương” để cô bé từ từ yên lòng.
[2] Liệu pháp tràn ngập (Implosion Therapy ) và liệu pháp chìm ngập (Flooding Therapy). Dùng để hóa giải những rối loạn tâm trí như lo âu ám ảnh. Trong phép trị liệu này, thân chủ phải đối diện với những lo âu, sợ hãi của bản thân và dập tắt chúng. Liệu pháp tràn ngập đòi hỏi thân chủ tưởng tượng sinh động tình huống kích thích gây sợ hãi thì trong chìm ngập, thân chủ trải nghiệm tiếp xúc với những điều có thực.
[3] Giải cảm ứng hệ thống (systematic Desensitization): là cách tiếp cận đối lập với liệu pháp tràn ngập và chìm ngập. Liệu pháp này cho rằng hệ thống thần kinh không thể thư giãn mà luôn bị kích thích hoặc lo âu tại cùng một thời điểm vì những quá trình không tương hợp này khác không thể hoạt hóa cùng một lúc. Thân chủ sẽ được dạy cách thư giãn cơ bắp, sau đó được dạy tưởng tượng bằng hình ảnh tình huống gây sợ của bản thân. Họ tiến hành theo từng bước một sao cho chuyển từ liên tưởng khởi đầu xa xưa tới những hình ảnh trực tiếp của các tình huống gây sợ. Việc đối chiếu tâm lý những kích thích gây sợ trong trạng thái thư giãn và việc tiến hành trong tiến trình từng bước kế tiếp là kỹ thuật điều trị được hiểu như giải cảm ứng có hệ thống.
Dựa theo yêu cầu của chủ nhiệm Ngô, mẹ của cô bé trước tiên phối hợp với cô bé, không hề cố gắng chọc thủng lời nói dối “Ba đi công tác rồi” của cô bé. Song song đó giữa hai mẹ con có nhiều cuộc trò chuyện, trao đổi nhiều hơn. Mỗi buổi sáng, hai mẹ con đều dậy sớm chạy bộ, trước hết phải để tâm trạng của cô bé ổn định hơn đã. Sau đó, lão Ngô sẽ căn cứ theo tình trạng của cô bé mà từ từ điều trị nỗi đau sau tai nạn xe của cô bé, vấn đề sợ ngồi xe. Về phần cái chết của cha cô bé, phải đi từng bước để nhìn rõ, không thể sốt ruột.
Sau khi chẩn đoán ban đầu xong xuôi, phương pháp điều trị mà chủ nhiệm Ngô đưa ra rất thỏa đáng, cô bé cùng với mẹ và dì không có ý kiến. Nhưng sáng hôm nay, mẹ của cô bé gọi điện cho chủ nhiệm Ngô, nói cô bé xảy ra vấn đề.
Mẹ cô bé trao đổi qua điện thoại là lần đầu tiên sau khi được tư vấn. Chị ấy nghe theo lời chủ nhiệm Ngô nói, cố gắng hết sức trông nom và vỗ về tâm tình của cô bé. Sự quan tâm gấp bội của mẹ khiến cô bé rất vui. Mấy ngày gần đây đi đến trường, tan học, tâm trạng cô bé đều đặc biệt tốt, còn nói chuyện vui cười cùng mẹ. Chiều ngày hôm qua, khi chị Lưu đến trường đón con gái, chị ta thấy con gái đang đứng trước cổng trường nói chuyện với người ta. Nói chính xác hơn thì, chị Lưu thấy con gái đứng ở cổng trường với một điệu bộ vui vẻ đang độc thoại, thoạt nhìn giống như đang nói chuyện với ai đó, nhưng căn bản bên cạnh cô bé không có ai cả. Chị Lưu cảm thấy rất kỳ lạ, đi sang hỏi con gái: “Con đang nói chuyện với ai thế?” Con gái vô cùng vui vẻ nói với chị Lưu: “Con đang nói chuyện với ba mà! Ba đi công tác về rồi! Nhưng ba không có lái xe đến, chúng ta chỉ có thể đi bộ về nhà thôi ạ!”
Chị Lưu giật mình thon thót. Nhưng chị ta nhớ đến những lời chủ nhiệm Ngô nói, nghĩ con gái làm như vậy hẳn chỉ là đang muốn trốn tránh sự thật là cha đã không còn, cho nên chị ấy không vạch trần chuyện này. Hôm đó, chị Lưu nấu một bàn thức ăn, con gái hứng khởi đi lấy chén đũa ăn cơm. Trong nhà chỉ có hai người, con gái lại bới ba bát cơm. Trong suốt bữa cơm này, cô bé vẫn luôn nói chuyện với “ba”.
Chị Lưu rất ngạc nhiên. Trước đó, con gái của chị ấy mặc dù không chịu thừa nhận cái chết của ba, nhưng chưa từng làm bộ có ba bên cạnh. Ngay lúc đó chị ấy đã định gọi điện thoại cho chủ nhiệm Ngô để hỏi một chút. Nhưng chị ta không ngờ, vừa mới ăn tối xong, con gái chị ta lại bỏ chén đũa xuống, định mở cửa ra ngoài.
Chị Lưu vội vàng kéo con gái lại, hỏi con bé muốn đi đâu. Con gái trả lời chị: “Ba nói hôm nay ba phải về, con muốn đi cùng ba!”
Những lời này làm chị Lưu sợ hãi. Chị ta vội giữ chặt con gái, thậm chí còn như bị thần kinh hướng về phía cửa trống không la lớn: “Anh muốn đi thì đi nhanh đi, còn quay lại đây giày vò con bé! Tôi nói cho anh biết, tôi chỉ có mình con bé, cho dù phải liều cái mạng này tôi cũng không cho anh mang nó đi!”
Sau khi chị Lưu gào thét những lời này xong, con gái bắt đầu khóc rống lên. Chị Lưu liền gọi điện cho em gái mau đến giúp. Hai chị em lăn qua lăn lại đến nửa đêm, cuối cùng cũng lừa được con bé lên giường đi ngủ. Lúc này, chị Lưu mới ngồi xuống ghế trong phòng khách, kể cho em gái nghe chuyện xảy ra ban nãy.
Chị Lưu cảm thấy chuyện này quá huyễn hoặc, hỏi em gái. Có phải chồng mình thực sự trở về, muốn đưa con gái đi. Chồng của chị Lưu vẫn luôn rất yêu thương con gái, đi đâu cũng đưa con gái theo cùng. Chị Lưu thường ngày vẫn hay trêu đùa, con gái chính là tình nhân nhỏ bé của cha. Anh ta hai ba ngày lại dẫn tình nhân nhỏ bé ra ngoài, chứ không muốn đưa người phụ nữ có chồng luống tuổi này đi.
Em gái của chị Lưu vốn là y tá trong bệnh viện Lão Can. Cô ấy làm trong bệnh viện đã lâu, nhìn quen cái chết sự sống. Trái lại cô ấy không tin chuyện ma quỷ. Cô ấy cho rằng có phải do lần đi tư vấn tâm lý trước, nhà tư vấn yêu cầu người lớn trước hết không được kích động đến con bé, ngầm thừa nhận chuyện ba của con bé đang đi công tác ở bên ngoài cho nên con bé mới có kiểu ám thị tâm lý, nên mới làm bộ ba vẫn còn sống.
Ngay lúc hai người đang trò chuyện với nhau, thì cửa phòng ngủ bỗng nhiên mở ra. Con gái của chị Lưu từ phòng ngủ đi ra. Thấy thế, chị Lưu gọi tên con gái, nhưng cô bé không phản ứng, chỉ lăm lăm đi về phía cửa chính. Chị Lưu vội xông lên kéo con gái, nhưng sức lực của con gái rất đáng sợ. Chị Lưu và em gái, hai người hao tốn không ít sức lực mới ngăn được con bé. Lúc này, chị Lưu mới phát hiện biểu hiện của con gái ngẩn ngơ, nhìn không giống một người tỉnh táo. Chị ấy lại gọi con gái vài tiếng, con bé không trả lời. Ngược lại, người dì của con bé vươn tay qua đầu con bé, vỗ mấy cái bôm bốp lên mặt, con bé mới tỉnh lại. Sau đó con bé lại khóc, kêu gào muốn đi ra ngoài chơi với ba. Cứ như vậy chật vật qua nửa đêm.
Tiếp đó, lại lần nữa dỗ con bé đi ngủ. Chị Lưu không dám chợp mắt, chị ấy và em gái thay phiên nhau túc trực bên con bé. Đợi đến khi trời vừa hửng sáng, chị Lưu lật đật gọi điện thoại cho chủ nhiệm Ngô, muốn chủ nhiệm Ngô bất kể như thế nào cũng phải sang đó xem cô bé.
“Mấy người là chuyện gia trong lĩnh vực này, chuyện này rốt cuộc có phải là vấn đề tâm lý hay không. Anh sang đây nhìn thử, cho tôi một đáp án đi! Tôi vừa mới mất chồng, con gái lại thành như vậy, thật sự là… Thật sự không chịu đựng nổi…”
Chủ nhiệm Ngô nói, khi đó chị Lưu ở đầu bên kia điện thoại không khống chế được tâm trạng đã bật khóc lớn. Cho nên lão Ngô mới vội đến trung tâm tìm hồ sơ tư vấn của cô bé đó.
Ở trên xe, tôi cùng tiểu Lưu xem lại ghi chép tư vấn của cô bé kia hai lần. Trong quá trình cố vấn không có chỗ nào đặc biệt đáng lưu ý. Trước đây, chúng tôi từng gặp trường hợp tương tự. Chồng qua đời, vợ sống một mình nhưng vẫn làm bộ như chồng còn sống. Trong quá trình tư vấn tâm lý, người vợ kia bày tỏ. Thật ra trong lòng cô ấy biết rõ người thân đã mất, cũng không phải gặp ma. Sở dĩ cô ấy làm như vậy, chỉ đơn giản là muốn trong lòng mình dễ chịu hơn đôi chút. Dù sao, hai người đã sống cùng nhau bao nhiêu năm, bỗng dưng bảo không còn là không còn nữa. Điều đó như xé toạc cuộc sống của cô ấy, cô ấy thật sự không có cách nào tiếp nhận được. Tình huống của cô bé kia thoạt nhìn thì vô cùng giống tình huống của cô gái kia. Nhưng có điểm không giống chính là cô bé còn xuất hiện tình trạng na ná mộng du.
Tiểu Lưu hỏi chủ nhiệm Ngô thấy trường hợp này thế nào. Chủ nhiệm Ngô nói, bây giờ vẫn chưa thể kết luận điều gì. Những miêu tả của chị Lưu qua điện thoại thế nào cũng có khuynh hướng chủ quan cá nhân. Giả sử, trong lòng chị ta đã kết luận là hồn ma người cha của con gái mình muốn mang con gái đi, vậy thì trong quá trình miêu tả dhuyện này, chị ta rất đương nhiên sẽ thổi phồng một số chi tiết, làm cho nó càng có khuynh hướng giống với phán đoán của chị ta. Ngoài ra, trạng thái mộng du của cô bé rốt cuộc là thật hay giả dũng chưa chắc chắn được.
Tôi tán thành ý kiến của chủ nhiệm Ngô. Cô bé kia rốt cuộc có phải mộng du hay không quả thực không chắc. Vì sao ư? Tôi kể cho mọi người nghe một chuyện.
Khi tôi còn học tiểu học, bởi vì tôi nghịch ngợm phá phách quá mức, mẹ tôi hở ra là cầm chày cán bột trong nhà đuổi đánh tôi. Chú ý, là chày cán bột, chứ không phải sào phơi đồ đâu! Năm lớp ba, bạn nữ ngồi cùng bàn với tôi trong lúc nghỉ hè đã bị xe buýt đụng trúng, dẫn đến việc bạn ấy bị máu tụ dưới màng não. Bởi vì sau khi xảy ra tai nạn, cô bạn ấy vẫn có thể đứng dậy chạy nhảy, ngoại trừ bị váng đầu và buồn nôn ra thì không có biểu hiện không khỏe nào khác. Các bác sĩ cũng không chụp hình CT não cho bạn ấy, chỉ chẩn đoán là não bị chấn động, kê vài loại thuốc rồi cho bạn ấy về nhà. Vì vậy, trước khi khai giảng, bạn ấy đã qua đời. Chỗ ngồi bên cạnh tôi để trống suốt một học kỳ. Cũng học kỳ đó, một lần nào đó khi cha mẹ tôi đánh tôi, tôi bỗng nhiên co quắp toàn thân, hai mắt trợn trừng, sau đó cứng đờ ngã phịch xuống. Cha mẹ tôi kinh hãi, liều mạng véo nhân trung của tôi. Ngay sau đó, tôi thật sự đã tỉnh lại. Nhưng sau khi tôi tỉnh dậy, mặt không cảm xúc, ánh mắt dại ra, không nói không rằng chỉ ngồi yên lặng bên giường bẻ đốt ngón tay của chính mình. Bất luận cha mẹ tôi kêu gào cỡ nào, tôi vẫn không có phản ứng, vẫn cứ bộ mặt ngây đần lặp đi lặp lại một động tác. Rồi sau đó, mẹ tôi rơi vào tuyệt vọng, liền nhớ tới lời mấy cụ già nói. Trẻ con bị khiếp sợ, có thể sẽ làm rớt hồn. Vì vậy mẹ tôi quyết định thử “gọi hồn” cho tôi. Bà đứng một bên vừa gõ đầu giường, vừa gọi “Lưu Hân Dương, mau về nhà đi.” Bà gọi như thế rất lâu, gọi đến xé gan xé phổi. Rồi cuối cùng tôi co giật một chập sau đó tỉnh lại. Tiếp đó, mẹ tôi ôm tôi gào khóc. Tôi nói: “Mẹ ơi, vừa rồi bạn Vương Ly Ly (bạn tiểu học đã qua đời) bảo con cùng đi chơi với bạn ấy. Chơi mệt rồi con muốn về nhà nhưng bạn ấy không cho con về.”
Mẹ tôi nghe xong những câu này, chỉ thiếu chút nữa là bị hù chết. Từ đó về sau một quãng thời gian dài, họ không dám đánh tôi. Chỉ sợ lỡ đánh, tôi lại chạy đi chơi với bạn học đã mất mãi không chịu trở về. Sau này, khi mẹ tôi cùng một số bạn bè của bà nhắc đến những chuyện “tà ma”, thì bà luôn luôn kể lại chuyện này một lượt, mọi người nghe xong liền dứt khoát bảo nó là tà ma. Chỉ có trong lòng tôi là hiểu rõ nhất, đó chẳng qua là sợ ăn đòn, giả bộ thôi. Mãi cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn không dám nói chuyện tự làm tổn thương chính mình này cho mẹ tôi biết. E rằng khi bà biết tôi đã lừa dối bà gần hai mươi năm, bà sẽ dùng chày cán bột tán cho tôi rụng hết răng.
Tôi kể chuyện này không phải là muốn nói con gái của chị Lưu kia có ý định “giả điên” giống như tôi. Song, khả năng thế này không phải là không thể xảy ra. Tất cả mọi người đều cho rằng trẻ con suy nghĩ đơn giản, lại không biết sự “đơn thuần” của trẻ con là do sự hiểu biết chưa đủ sâu sắc của chúng đối với sự vật. Mặc dù suy nghĩ chưa đủ chín chắn, nhưng chúng tuyệt đối không ngốc. Trẻ con rất “thông minh”, “mưu mô” còn nhiều hơn cả người lớn.
Khoảng 9 giờ 50 phút, tôi cùng chủ nhiệm Ngô, tiểu Lưu chen chúc qua con đường đông nghẹt điên rồ, cuối cùng cũng đến nhà chị Lưu.
Nhà chị Lưu ở trong một khu nhà dành cho công nhân viên. Đó là một tòa nhà 8 tầng bình thường, một tầng hai hộ. Tòa nhà này nhìn qua chí ít cũng đã xây dựng trên mười năm, những căn nhà bên trong tòa nhà đều cũ đi ít nhiều. Nhà chị Lưu ở lầu năm bên trái cầu thang. Một căn nhà một phòng khách hai phòng ngủ. Trang trí, bày biện trong nhà vô cùng ấm áp. Mặc dù gia đình này vừa gặp chuyện đau lòng, nhưng mọi thứ trong nhà vẫn được sắp xếp rất gọn gàng ngay ngắn: sàn nhà bằng gỗ sáng bóng, khăn trải bàn ăn vuông vức, bàn trà, kệ chén sắp xếp chỉnh tề một hạt bụi cũng không thấy. Chắc hẳn chị Lưu là một người phụ nữ vô cùng hiền lành.
Lúc vào nhà, tôi chú ý đến bức hình kết hôn treo trên bức tường giữa phòng khách. Trong bức hình có chị Lưu cùng một người đàn ông mắt đeo kính gọng kim loại, vóc người trung bình, hơi béo nhưng nụ cười thân thiện dễ gần, dựa sát vào nhau. Hai người xem ra hạnh phúc ngọt ngào, làm người ta hâm mộ.
Lúc em của chị Lưu mở cửa cho chúng tôi, cô ấy đè giọng nói nhỏ: “Các anh chị cuối cùng cũng đến. Từ đêm hôm qua cho đến bây giờ, con bé chưa từng ngồi yên. Lúc nào cũng mới ngủ được một hai tiếng thì bắt đầu khóc nháo lên, ầm ĩ muốn đi ra ngoài chơi với ba. Đêm qua nó còn giống như bị mộng du muốn mở cửa đi ra ngoài. Thật sự làm chúng tôi sợ chết khiếp.” Cô ấy vừa nói vừa giống như nhớ lại cái gì, để lộ ra vẻ mặt vô cùng kỳ lạ. Cô ấy lại đè giọng mình xuống thấp hơn nữa: “Các anh chị nói xem trẻ con có thể đột nhiên trở nên rất mạnh được hay không?”
Chủ nhiệm Ngô không trả lời cô ấy. Thầy Ngô chỉ vào căn phòng, trên cửa treo một bảng tên có hình gấu Pooh, hỏi dì của đứa bé: “Con bé bây giờ tình hình ra sao?”
Dì nhỏ vội vã dẫn chúng tôi đến cạnh cửa phòng ngủ của cô bé, nhẹ tay đẩy cánh cửa ra tạo thành một khe hở. Người dì nhìn một lát rồi quay đầu lại nói với chủ nhiệm Ngô: “Dạ, cháu nó lăn qua lăn lại cả tối cũng không ngủ ngon. Sáng sớm hôm nay dậy ăn chút đồ, vừa rồi mẹ cháu lại dỗ con bé đi ngủ.”
Chủ nhiệm Ngô đến trước cửa, quan sát một chút qua kẽ hở cánh cửa, rồi gật đầu. Sau đó, thầy Ngô khép cửa lại, nói với dì của cô bé: “Nếu cô bé ngủ rồi, vậy cứ để cô bé nghỉ ngơi một lúc. Cô hãy kể lại tỉ mỉ tình hình hôm qua cho chúng tôi nghe, được không?”
Chúng tôi và dì của cô bé ngồi xuống ghế sô pha ở phòng khách. Cô gái đẹp này cho chúng tôi mỗi người một chén trà. Sau đó, cô ấy bắt đầu kể lại mọi chuyện từ đầu đến cuối. Miêu tả của người dì, những lời kể của mẹ cô bé qua điện thoại cùng suy đoán của chủ nhiệm Ngô có nội dung cơ bản khá giống nhau. Ngoài ra, cô ấy còn nói cho chúng tôi biết. Sáng hôm nay, lúc cô bé dậy ăn sáng, đôi mắt cô bé cứ nhìn chằm chằm cửa sổ ở phòng khách. Cô bé ăn được hai ba miếng lại dừng lại, nhìn chòng chọc bên ngoài cửa sổ đến đờ đẫn. Con bé này thường ngày cũng không ăn ngon miệng, không chỉ kén ăn, mà một chén cơm hơn phân nửa lúc nào cũng phải ăn từng miếng rất lâu. Vì vậy cô ấy nói cô bé đừng nhìn cửa sổ nữa, chú tâm ăn đi. Nhưng lúc này con bé lại nói với cô, ba và một một cô đang đứng bên ngoài cửa sổ nhìn nó, luôn vẫy tay gọi nó sang đó.
Cô ấy nói đến đây, nghĩ lại còn rùng mình mà liếc mắt nhìn về phía cửa sổ phòng khách. Tôi nhìn theo ánh mắt của cô ấy, nhất thời cũng cảm thấy da đầu có phần tê dại.
“Nhưng ở đây là tầng năm mà, các anh chị nói xem, có phải là nảy sinh ảo giác rồi không? Tâm thần phân liệt? Không thể như vậy, cháu nó còn nhỏ như vậy, mấy ngày trước vẫn rất bình thường…” Cô ấy nói giống nhưng đang lẩm bẩm.
Chủ nhiệm Ngô hỏi cô, hôm trước cô bé có biểu hiện nào khác thường, hoặc là đã bị kích động gì đó không. Người dì bày tỏ chuyện này thì cô ấy không rõ lắm, phải hỏi chị của cô ấy. Ngay lúc này, mẹ của cô bé nhẹ tay nhẹ chân mở cửa đi ra khỏi phòng. Chị ấy hơi áy náy cười trừ với chúng tôi, thần sắc vô cùng uể oải, mà sắc mặt cũng không tốt.
“Hôm qua không có biểu hiện nào khác thường cả. Giống như những gì tôi đã kể với anh lần trước. Con bé không thừa nhận duy nhất chuyện ba nó đã qua đời. Nhưng toàn bộ lễ tang, nó cũng tham gia. Lúc lấy tro cốt đưa lên núi, cũng là chính tay con bé đưa di ảnh của ba nó đi.”
Chị Lưu vừa nói vừa đến ngồi xuống bên cạnh chúng tôi, cũng nâng lên một chén trà bằng sứ lên, hớp một ngụm.
Chủ nhiệm Ngô nói: “Vậy còn tình hình của cô bé ở trường, chị có biết gì không?”
Chị Lưu ngẩn người nói: “Chuyện này tôi quả thực không biết gì nhiều lắm. Sau khi ba con bé qua đời, tôi đã xin cho nó nghỉ nửa tháng. Trước khi quay lại trường, tôi có nói chuyện với chủ nhiệm lớp của con bé. Cô chủ nhiệm nói, trước khi con bé đi học lại, trong lớp có rất nhiều cháu đã biết chuyện ba con bé qua đời. Cho nên dám chắc cũng có một số cháu học sinh sẽ hỏi con bé về chuyện này. Nhưng cô chủ nhiệm đã đặc biệt dặn dò cả lớp…”
Chị Lưu đang nói thì trong phòng ngủ bỗng nhiên truyền đến tiếng la bén nhọn của trẻ con. Chị Lưu là người phản ứng đầu tiên, vội vàng chạy về phía phòng ngủ. Chị ấy xoay nắm tay mở cửa phòng ngủ, lại đứng sững sờ trước cửa phòng. Tôi cùng với dì của đứa bé cũng theo sát phía sau, nhưng rồi cũng đứng đực ra trước cửa phòng.
Chỉ thấy cô bé mặc áo ngủ đứng trên chiếc giường nhỏ, đầu hơi ngửa ra, hai mắt trắng dã. Tiếng la kịch liệt vẫn phát ra liên tục không ngừng lại. Cùng lúc đó, tôi thấy đũng quần của cô bé có những giọt nước chảy ra. Cô bé không kìm được tiểu ra quần.
Cô bé vẫn đang hét chói tai, nhưng trong tình huống này không ai dám tiến lên. Mẹ của cô bé dường như muốn bước tới nhưng lại sợ kinh động đến cô bé. Giữa lúc chị ấy đang do dự, chủ nhiệm Ngô đã đẩy chúng tôi ra, một mình tiến đến gần cô bé đang đứng trên giường hét lớn.
“Lôi Lôi?” Thầy Ngô khe khẽ thử gọi tên thân mật của cô bé, nhưng cô bé không có phản ứng.
“Lôi Lôi?” Thầy Ngô lại gọi một tiếng. Lúc này, tiếng hét của cô bé đã trở nên có chút khàn khàn, nhưng tiếng la vẫn không gián đoạn. Sắc mặt của cô bé vì thiếu dưỡng khí mà trở nên tái xanh. Đại khái trôi qua khoảng nửa phút, cô bé bỗng nhiên thôi hét, té xỉu trên giường giống như con rối bị cắt đứt dây. Đến đây, mẹ của cô bé vội xông lên. Chủ nhiệm Ngô cũng tiến lên, một mặt vừa nhéo nhân trung của cô bé, một mặt bảo tôi gọi cấp cứu 120.
Tình hình lúc đó có phần lộn xộn, tôi gọi điện thoại trong phòng khách xong, sau đó mới đi xem tình hình ra sao, cô bé đã dần tỉnh dậy. Chủ nhiệm Ngô bảo tôi, tiểu Lưu cùng dì của đứa bé ra phòng khách ngồi chờ, thầy Ngô và mẹ của cô bé ở lại trong phòng. Họ trong phòng nói chuyện gì thì tôi không biết. Tôi lại ngồi nhìn chằm chằm cửa sổ phòng khách, nhớ lại những lời mà dì cô bé đã nói, tôi thật sự có hơi nơm nớp lo sợ. Tôi nói tôi xuống lầu xem cấp cứu 120 đã đến chưa, sau đó thì xuống dưới.
Khoảng chừng năm sáu phút sau, xe cấp cứu 120 tới, mặc dù cô bé đã khôi phục ý thức nhưng vẫn bị đưa đến bệnh viện làm kiểm tra. Chủ nhiệm Ngô đặc biệt căn dặn, kiểm tra EEG[4]. Sau đó, Lưu Tùng theo chị em họ Lưu đến bệnh viện, còn tôi và chủ nhiệm Ngô lái xe quay về cơ quan.
[4] EEG - electro encephalography (điện não đồ): là một hệ thống chẩn đoán chức năng ghi lại độ phóng xạ mang điện của não từ da đầu, là một xét nghiệm nhằm phát hiện những bất thường trong hoạt động điện của não.
Trên đường, tôi hỏi chủ nhiệm Ngô. Vậy đứa bé kia có phải mắc bệnh tâm thần hay không. Chủ nhiệm Ngô nói, rất có khả năng. Nhưng tạm thời cũng không thể loại trừ bị sốc, bị kích động là biểu hiện của chứng rối loạn hoảng[5]. Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ tương đối nhỏ tuổi, khi chịu kích động, bao gồm cả những lúc bị cha mẹ đánh chửi, có thể hai mắt trắng dã, co giật, miệng méo xẹo v.v. Từng có một cô bé năm tuổi, khi tận mắt thấy cha mẹ cãi nhau, nó bỗng nhiên trợn mắt hét lớn, rồi ngất xỉu. Sau khi tỉnh dậy, cô bé luôn luôn nghiêng đầu lệch mồm. Lúc đó bác sĩ phán đoán là bệnh tâm thần, thật ra không đúng như vậy.
[5]Rối loạn hoảng sợ (panic disorder): được đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ có tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột, sợ hãi vô cùng mạnh mẽ. Bệnh nhân có cảm giác ngột ngạt, khó thở như bị ghìm xuống nước, tưởng như sắp chết, cho rằng mình bị nhồi máu cơ tim, bị phát điên hoặc mất kiểm soát bản thân.
Tôi hỏi lão Ngô, nếu không phải bệnh tâm thần, vậy tình huống này nên điều trị thế nào.
Lão Ngô nói, không cần điều trị đặc biệt, chỉ cần không kích động đến đứa bé, sau một khoảng thời gian thì tình trạng thế này sẽ tự nhiên biến mất. Thầy Ngô còn bổ sung thêm một câu:
“Anh bảo dì của cô bé đến trường tìm hiểu một chút. Mấy ngày qua cô bé ở trường có từng chịu kích động nào không. Nếu như không có, thì có thể là bệnh tâm thần. Nếu vậy, sự việc phiền phức rồi, rất khó giải quyết.”
Chắc là do buổi tối hôm qua tôi ngủ không được ngon giấc, nên cả ngày hôm nay tôi mặc dù thoạt nhìn vẫn nhã nhặn như mọi ngày, nhưng trên thực tế tinh thần tôi không được tốt. Sau khi từ nhà chị Lưu về cơ quan, tôi ngồi sau bàn làm việc viết tài liệu. Tôi cảm thấy sau lưng mình rét run từng đợt, giống như có một dòng khí lạnh tuôn từ trong cơ thể ra bên ngoài. Trong khoảng thời gian này tôi thực sự quá dễ bị cảm, trong ngăn kéo luôn phòng sẵn rễ bản lam[6], pha nước phòng bệnh cảm. Cảm giác không khỏe nên tôi liền uống một chén, phòng ngừa ngộ nhỡ.
[6] Rễ bản lam: là một vị thuốc Bắc, có tính hàn, trước ngọt sau đắng, giải nhiệt giải độc, phòng cảm mạo.
0
Lúc hơn 4 giờ chiều một chút, chủ nhiệm Ngô nhận được điện thoại của Lưu Tùng. Lưu Tùng nói qua điện thoại, cô bé đã làm kiểm tra điện não đồ. Bác sĩ phán đoán có khả năng là bệnh tâm thần, yêu cầu cô bé ở lại bệnh viện quan sát. Muốn chắc chắn phải làm một cuộc kiểm tra EEG – HFT (Thực nghiệm điện não đồ gây ra bệnh tâm thần) mới có thể tiến thêm một bước chẩn đoán bệnh chính xác được. Ngụ ý của Lưu Tùng chính là cậu ta không thể bỏ đi được, dù sao hôm nay cũng trôi qua rồi, cũng sắp đến giờ tan tầm. Chủ nhiệm Ngô cũng hào phóng, thầy nói: “Cậu ở lại quan sát tình hình một chút, nếu không có gì khác thường thì cậu cũng về nhà luôn đi.” Sau đó, chủ nhiệm Ngô còn gọi một cuộc điện thoại đến cho chị Lưu. Trước tiên là thầy trấn an tinh thần của chị ấy, sau đó lại giải thích một chút về loại “bệnh tâm thần” này cùng các nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần. Tiếp theo thầy còn giải thích nguyên lý thực nghiệm điện não đồ gây ra bệnh tâm thần. Cuối cùng, chủ nhiệm Ngô bày tỏ, nếu chẩn đoán chính xác là loại bệnh tâm thần này, thì nhất định phải tiếp nhận điều trị của bác sĩ khoa thần kinh, chờ sau khi tình hình ổn định mới có thể tiếp tục triển khai tư vấn tâm lý.
Cuộc điện thoại này của chủ nhiệm Ngô kéo dài chừng một tiếng, chờ đến khi thầy cúp điện thoại thì cũng đến giờ tan tầm.
Lúc đang dọn dẹp đồ đạc chuẩn bị đi về, tôi giống như chợt nhớ đến một chuyện gì đó, liền hỏi chủ nhiệm Ngô: “Cô bé lần trước chơi trò bốn người, anh nói xem tình huống của cô bé đó có phải là bệnh tâm thần hay không?”
Chủ nhiệm Ngô nói: “Không làm EEG – HFT cho nên không thể khẳng định. Nhưng tình huống lúc đó thoạt nhìn giống bệnh tâm thần đột phát cấp tính, cho nên anh mới dùng phương pháp trị liệu ám thị đối với cô bé. Nói thật thì phương pháp này chỉ có thể ứng phó nhất thời thôi, duy trì được bao lâu cũng rất khó nói.”
Tôi vùi đầu suy tư một lúc, lại hỏi chủ nhiệm Ngô:
“Nếu như cô bé đó, em nói là nếu như, kết quả kiểm tra điện não đồ và thực nghiệm gây ra bệnh tâm thần của cô bé báo mọi thứ đều bình thường thì sao?”
Chủ nhiệm Ngô nhìn chăm chăm vào tôi một lúc lâu, hỏi: “Em đang muốn nói điều gì?” Vẻ mặt của thầy ngay lúc đó nhìn qua rất nghiêm túc, đồng thời trong sự nghiêm túc còn tỏ ra “không vui” rất rõ ràng. Rất hiển nhiên, chút suy nghĩ này trong lòng tôi đã bị Ngô Bán Tiên nhanh chóng vạch trần. Thầy không vui cầm một tờ báo trên bàn. Tôi đoán chỉ vài giây tiếp theo thôi, thầy sẽ cuộn tờ báo kia thành một cái ống, dùng để gõ lên đầu của tôi. Tôi thấy tình hình không ổn, vội vã cười ha hả giải thích: “Không! Không có! Không phải cái này em chỉ tùy tiện hỏi thôi sao? Chuyện gì chẳng có thể xảy ra cơ chứ? Anh nói đúng không? Em chỉ muốn biết, ngộ nhỡ xảy ra tình huống đó, thì nên phán đoán thế nào?”
“Nếu triệu chứng của người bệnh liên tục phát tác trong thời gian dài, sẽ lại làm một lần thực nghiệm điện não đồ gây ra để xác nhận.” Sau đó, thầy nói sâu xa với tôi: “Anh thấy em là bị chuyện cô bé buổi sáng dọa sợ rồi. Nếu đã làm nghề này, thì trước tiên tâm tính phải nghiêm chỉnh. Người bị bệnh tâm thần rất dễ bị ám thị xung quanh. Có đôi khi, vài bác sĩ y tá nhẹ nhàng ở bên cạnh nói hai ba câu không liên can gì, thì cũng có thể làm bệnh tình của người bị bệnh tâm thần nặng thêm. Lưu Hân Dương, về nhà mở lại sách giáo khoa của em, nếu như người đến tư vấn có triệu chứng bệnh tâm thần, thì cần phải kịp thời chuyển đến khoa thần kinh làm kiểm tra. Chẩn đoán bệnh tâm thần, đó không phải là chuyện chúng ta cần quan tâm. Nếu kết quả kiểm tra không rõ, hoặc là kết quả kiểm tra trên cơ bản là bình thường, nghe ý kiến của bác sĩ khoa thần kinh, chuyện còn lại chúng ta nên làm thế nào thì làm thế đó. Khỏi cần làm anh đây suy nghĩ lệch lạc, có nghe không!”
Tôi bày ra vẻ mặt sợ hãi, gật đầu như trống bỏi. Sau đó tôi làm sai nhưng sợ người khác biết liền vừa cười khì khì vừa xua tay loạn xạ với chủ nhiệm Ngô, nói: “Vậy… Vậy chủ nhiệm Ngô, anh đang bận, em về trước đây.”
Chủ nhiệm Ngô gật đầu, “Đi đi, đi đi!”
Trải qua “quỷ đè giường” tối hôm trước khiến lòng tôi có bóng ma. Sau khi bị chủ nhiệm Ngô phê phán một trận xong, tôi nghĩ việc này hoàn toàn là do bản thân tôi tự tạo áp lực tinh thần cho chính mình, trong lòng có X thì trong mắt có X mà thôi. Dù sao, có hai người có chút quan hệ với tôi lần lượt bị chết rất không bình thường. Mặc dù dây thần kinh của tôi có lớn thế nào đi nữa, trong tâm lý cũng sẽ ít nhiều nảy sinh gánh nặng. Tôi không thể nghĩ đến những chuyện này thêm nữa.
0
Sau khi ăn tối xong, tôi ngâm mình trong nước ấm trước, sau đó leo lên giường đi ngủ sớm. Trước khi đi ngủ, tôi đặc biệt thay khăn trải giường của mình. Bởi vì ban ngày đã được phơi nắng trên sân thượng nên khăn trải giường và vỏ chăn mới thay vẫn còn mang theo “mùi vị mặt trời” ấm áp, làm cho người ta vô cùng sảng khoái. Sau đó, tôi nghe một hút âm nhạc cho thư giãn đầu óc, xem một quyển truyện tranh hài hước, còn tập một bài thể dục thả lỏng cơ thể. Bài thể dục này có ích cho việc xua tan mệt mỏi, tinh thần mệt mỏi, tâm tư lo nghĩ.
Tôi đã tưởng mình sẽ có giấc mơ đẹp. Nhưng vào buổi tối hôm đó, tôi lại một lần nữa bị “bóng đè”, đồng thời lần này còn nghiêm trọng hơn lần trước.
Lần ù tai này không giống với lần trước. Lúc này đây, tôi cảm giác mũi có phần lạnh trước, sau đó không khí xung quanh dần dần hạ xuống. Cơ thể cũng càng ngày càng nặng, giống như có vật gì đó đè trên người tôi. Tiếp theo, tôi trong mơ mơ màng màng cảm giác cổ của mình bị ai đó bóp chặt. Bởi vì khó thở, tôi bắt đầu không ngừng giãy giụa, ra sức phản kháng. Nhưng tôi càng gắng sức, càng thêm giãy giụa thì sức lực của đối phương bóp cổ tôi ngược lại càng thêm mạnh. Vì thiếu dưỡng khí nên lồng ngực căng lên đau buốt, sắp nổ tung. Cảm giác này kéo dài khoảng hơn một phút. Trong suốt quá trình này, cả người tôi cũng từ từ yếu sức, sắp không gắng gượng nổi nữa. Ngay khi tôi gần như không còn sức chống cự, khi chỉ có thể chọn cách từ bỏ vùng vẫy. Tôi dùng hết sức mình còn có được để xoay người lăn đi. Cái lăn này, dẫn đến cả người tôi rớt xuống giường, đầu vừa vặn đập vào góc nhọn của chiếc tủ đầu giường. Đau đớn kịch liệt từ trên đầu truyền đến, tôi nhất thời tỉnh táo hơn vài phần. Đúng lúc này, tôi kinh hãi phát hiện, hai khuỷu tay của tôi lại giao nhau trước ngực, hai bàn tay đang bóp cổ của chính mình!
Tôi hoảng hốt buông tay ra, há miệng thở dốc đồng thời chật vật chống tay đứng lên từ sàn nhà. Tôi ấn công tắc mở đèn trần trong phòng.
Ngọn đèn lóa mắt chiếu sáng khắp căn phòng của tôi. Tôi bất chấp đau đớn từng cơn trên trán, dựa lưng vào cửa phòng, thấp thỏm lo âu nhìn bốn phía xung quanh. Mặc dù tôi không thấy được vẻ mặt của mình khi đó, nhưng tôi có thể tưởng tượng ra. Dáng vẻ của tôi khi đó nhất định là hết sức kinh khủng.
Toàn bộ căn phòng yên tĩnh đến mức cây kim rớt xuống cũng có thể nghe thấy. Tôi nghe tiếng hít thở của chính mình, dồn dập, ồm ồm, hơi thở vẫn có chút hỗn loạn. Bởi vì đang trong mơ bỗng nhiên giật mình tỉnh giấc, nên trái tim của tôi đập gấp rút, ý thức vẫn chưa tỉnh táo hẳn. Đầu óc như bị nhét vào năm trăm con ruồi, kêu loạn vo ve. Nhưng thần kinh của tôi lại hưng phấn cao độ, khẩn trương giống như đang ở trong trạng thái đứng trước trận địa sẵn sàng đón địch, chuẩn bị đối chọi với nguy hiểm bất cứ khi nào. Tôi cứ đứng dựa vào cửa như thế, lưng cứng còng. Cũng không biết trải qua bao lâu, sau khi xác định mạng sống của mình không bị uy hiếp nữa, tôi mới chậm rãi trượt xuống theo cánh cửa, ngồi phịch xuống sàn gỗ, há miệng thở hổn hển.
Lúc đó là 3 giờ rưỡi sáng, tôi kéo chiếc chăn trên giường xuống, quấn quanh mình, tựa vào cửa ngồi đến hừng đông.
Tới hơn 6 giờ sáng, tôi nghe thấy tiếng mẹ tôi rời giường, mới chậm chạp từ sàn nhà đứng lên. Mỗi bước đi đều rất tê dại, mà trong lòng cũng sợ hãi bất an. Tôi ngồi trên ghế trước bàn làm việc, cầm một chiếc gương ở bên cạnh, soi chiếc cổ của mình. Vết bóp cổ có thể thấy rất rõ. Vết này phải có bao nhiêu thù hận mới có thể xuống tay nặng như vậy? Mà buồn cười chính là, cái này lại do chính tay tôi làm ra?
Tôi cứ thế ngơ ngác nhìn hình ảnh trong gương thật lâu. Lúc hồi phục tinh thần, tôi nhận ra đã 7 giờ rưỡi. Tôi gấp gáp mở tủ quần áo, tìm một chiếc áo len cao cổ mặc vào người, đi tới phòng tắm bắt đầu rửa mặt. Mặc dù chỉ là đầu tháng 4, nhưng mấy ngày gần đây nóng y như mùa hè. Trang phục mùa thu và mùa đông trong tủ quần áo của tôi trên cơ bản đều được xếp cất lên trên tủ, chỉ chừa lại một vài chiếc áo khoác mùa xuân. Mấy ngày này tôi đều mặc áo tay lỡ ra ngoài. Tôi bỗng nhiên mặc một chiếc áo len dài tay cao cổ, mẹ tôi liếc mắt nhìn tôi với vẻ mặt kỳ quái, nói: “Dương Dương, con lại bị cảm hả? Sắc mặt không tốt lắm, gần đây thấy thế nào? Có phải thức đêm xem phim không?”
Tôi rất muốn cười đùa, nói giỡn dăm ba câu, nhưng lúc đó hoàn toàn không cười nổi. Tôi cố gắng nặn ra một nụ cười gượng gạo, nhưng biểu cảm này thoạt nhìn lại có vài phần đau khổ. Mẹ tôi hơi lo lắng, lấy ba cái bánh bao nhân thịt bọc trong túi bóng để trong nồi hấp đặt lên tay tôi, nói: “Ăn nhiều một chút. Con xem mặt con kìa, trắng bệch rất xấu xí! Đừng bắt chước người ta giảm cân, biết không hả? Con gái, tròn tròn mới dễ nhìn!” Tôi nhận túi bánh bao, lấy ra một cái, há miệng cắn một miếng lớn. Cái bánh bao lớn bằng bàn tay, bị tôi cắn một miếng đã hết phân nửa. Tôi gật đầu với mẹ tôi, đeo túi xách ra khỏi nhà. Tôi xuống đến tầng 1, nghe thấy mẹ tôi ở lầu trên hét lớn: “Đừngcó như quỷ đói đầu thai vậy, ăn từ từ thôi! Đến cơ quan uống nhiều nước vô, có nghe thấy không!”
Sau khi tôi đến cơ quan, thấy những đồng nghiệp đến phòng làm việc sớm đều đang vây quanh chủ nhiệm Ngô bàn luận một chuyện, chính là về cô bé tên Lôi Lôi ngày hôm qua.
Hôm qua, trước khi tan tầm chủ nhiệm Ngô nhận được điện thoại từ dì của Lôi Lôi. Trong điện thoại, dì của Lôi Lôi kể lại như sau. Cô ấy nghe theo lời chủ nhiệm Ngô nói, liền đến trường của Lôi Lôi để hỏi thầy cô và bạn bè của Lôi Lôi về tình hình của cô bé ở trường lớp, không ngờ gặt hái được chút tin tức. Một bạn nữ ngày thường có quan hệ rất tốt với Lôi Lôi nói cho cô ấy biết rằng: “Thật ra Lôi Lôi rất ghét ba bạn ấy, bởi vì ba bạn ấy ở bên ngoài có người đàn bà khác. Bạn ấy nói với con, người phụ nữ kia chính là trợ lý của ba bạn ấy, thường xuyên cùng ba bạn ấy đưa bạn ấy ra ngoài chơi. Rõ ràng là một bà cô già trang điểm dày đặc lại muốn Lôi Lôi gọi bà ta là chị, buồn nôn muốn chết. Lôi Lôi nói bạn ấy rất ghét cái bà kia. Bạn ấy còn nói, ba bạn ấy và cái bà kia cùng chết đi mới tốt.”
Cô bé kia còn nói với dì của Lôi Lôi, “Thật ra Lôi Lôi cũng rất ghét mẹ bạn ấy. Bạn ấy nói mẹ bạn ấy biết ba bạn ấy có người phụ nữ khác, nhưng lại giả bộ không biết gì cả. Ở nhà, bác ấy tỏ ra dáng vẻ rất yêu thương đằm thắm với ba bạn ấy, lại còn đồng ý cho ba của Lôi Lôi cùng bà cô kia đưa Lôi Lôi ra ngoài chơi. Thế nhưng Lôi Lôi tận mắt chứng kiến, những lúc không có ai, mẹ của bạn ấy ngồi trong phòng ngủ cầm dây nịt quất lên giường để trút giận, dáng vẻ đó rất đáng sợ.”
Ngoài ra, dì của Lôi Lôi còn nghe ngóng được chuyện khác. Sau khi cha của Lôi Lôi qua đời, một số bạn nam thích đùa dai trong lớp thường hay chạy ra từ phòng vệ sinh rồi hét lớn với Lôi Lôi, nói rằng hồn ma của ba cậu tới rồi, đang ở trong phòng vệ sinh nam, ông ấy nói muốn dẫn cậu đi kìa. Trò đùa của các bạn nam kia đương nhiên bị các bạn nữ trong lớp nhất trí chống lại. Mấy cô bé báo chuyện này với cô chủ nhiệm. Cô chủ nhiệm trấn an tinh thần cho Lôi Lôi, cũng gọi điện thông báo cho phụ huynh của những bạn nam tham gia trò đùa đó. Nhưng lúc cô chủ nhiệm tâm sự cùng Lôi Lôi, Lôi Lôi lại nói: “Hồn ma của ba con đến càng tốt, con ước gì ông ấy dẫn con đi!”
Dì của Lôi Lôi nói, việc này liên quan đến chuyện riêng của chị cô. Ban đầu cô ấy không muốn nói cho chủ nhiệm Ngô biết, nhưng hiện nay, bệnh tình của cháu gái quan trọng nhất. Cô ấy muốn chủ nhiệm Ngô đến bệnh viện một chuyến, có một cuộc nói chuyện với chị của cô.
Vì vậy, ngày hôm qua sau khi chủ nhiệm Ngô hết giờ làm, liền đến bệnh viện một chuyến. Lúc đó tình trạng của Lôi Lôi khá hơn nhiều. Chắc do suốt một ngày đêm nháo nhào thấm mệt, trước tám giờ tối cô bé đã ngủ say. Chủ nhiệm Ngô mượn tạm phòng nghỉ của bác sĩ trực ban một lát, trong phòng nghỉ nói chuyện riêng với mẹ của Lôi Lôi một lúc.
Hai người vừa bắt đầu nói chuyện không bao lâu, chị Lưu đã nghẹn ngào òa khóc. Chị ấy nói, chồng chị ngoại tình là sự thật, cũng hơn hai năm rồi. Chồng của chị ở trường cũng xem như là một chủ nhiệm bộ môn tương đối nổi tiếng. Ba năm trước, nhà trường điều một nữ sinh viên làm trợ lý cho chồng chị. Cô gái này rất xinh đẹp, cũng rất biết trang điểm ăn diện, phương diện làm việc càng biểu hiện xuất sắc. Trong lần đầu tiên chồng chị đưa vị đồng nghiệp nữ này về nhà ăn cơm, chị đã loáng thoáng cảm giác được, chồng mình rất có cảm tình đối với cô gái này. Nếu như phái nữ cũng có ý này với chồng chị, vậy thì sẽ tạo thành uy hiếp đối với cuộc hôn nhân của chị. Nhưng mà, chị Lưu nói, chuyện thế này thực ra có đấu tranh vật lộn cũng không ích gì, cho dù chị lúc đó vừa khóc vừa ầm ĩ, e rằng chỉ càng làm chuyện này phát triển càng nhanh. Đúng như chị đoán, chồng của chị ấy rất nhanh đã bước tới mối quan hệ mờ ám với cô gái kia, sau đó quan hệ của hai người bắt đầu có chút không minh bạch. Trong một lần ngẫu nhiên, chị Lưu thấy chồng chị gửi cho cô gái kia một tin nhắn. Nội dung tin nhắn đại khái là trước đó không lâu sau khi hai người uống say đã nảy sinh quan hệ. Bên phía cô gái sau sự việc không hề đề cập đến chuyện này. Chồng của chị gửi lời xin lỗi đến cô gái kia, còn bày tỏ tình yêu với cô gái kia, dường như không thể kết thúc ở đấy.
Chị Lưu lúc đó vô cùng đau khổ, thất vọng, phẫn nộ. Chị cũng từng muốn ly hôn với chồng, hôn nhân danh nghĩa như thế này không có cũng được. Nhưng đứa con còn nhỏ, vì đứa trẻ, chị không thể giận dỗi mà chia rẽ một gia đình. Vì vậy chị đã lựa chọn mắt nhắm mắt mở, ngầm đồng ý cho chuyện này xảy ra. Chồng của chị dường như cũng hiểu, điểm mấu chốt của vợ là muốn bảo vệ gia đình. Vì vậy những lúc ở nhà, chồng chị đối xử với chị và con gái vô cùng chu đáo, để con gái được cưng chiều vô ngần.
Đối với một người phụ nữ mà nói, chồng ngoại tình là một sự sỉ nhục lớn lao. Chị có thể vì con gái và gia đình mắt nhắm mắt mở, nhưng trong lòng vẫn khó chịu muốn phát điên. Có đôi khi, thật sự không chịu đựng được nữa, chị sẽ đóng chặt cửa phòng ngủ, dùng dây nịt quất lên giường để xả giận. Nhưng chị không biết Lôi Lôi đã sớm biết chuyện ba có tình nhân, thậm chí ngay cả chuyện mẹ lén lút quất giường trút giận cô bé cũng biết.
Chủ nhiệm Ngô phân tích một chút về vấn đề này. Chuyện này hiển nhiên đối với một cô bé mới 12 tuổi mà nói có ảnh hưởng rất lớn. Người cha mình yêu thương nhất phản bội người mẹ mình yêu thương. Hai người bằng mặt mà không bằng lòng giả bộ yêu thương thắm thiết. Những điều đó tất cả là vì ai, Lôi Lôi đương nhiên biết. Nhìn mẹ một mình chịu đựng đau khổ, dùng thắt lưng quất giường, điều đó đối với Lôi Lôi mà nói chắc chắn là một tổn thương sâu sắc. Cô bé yêu mẹ mình, cũng không thể nhẫn tâm ghét bỏ, hằn học với tình yêu thương sự cưng chiều chỉ có tăng chứ không giảm của cha. Vì vậy sự mâu thuẫn và đau khổ luôn bao vây đứa trẻ 12 tuổi. Cô bé không biết nên hận ai, yêu ai. Sau tai nạn ô tô kinh hoàng và nỗi đau mất đi cha thì sự mâu thuẫn và nỗi đau khổ ẩn giấu trong lòng cô bé cuối cùng cũng bùng nổ.
Lôi Lôi thể hiện “muốn đi cùng ba”, đây là một phương thức trừng phạt đối với chính mình. Bởi vì cô bé biết cha ngoại tình, nhưng không thể nói rõ chuyện này với mẹ. Cô bé sợ chọc thủng chuyện này, thì sự cân bằng duy trì gia đình này sẽ bị phá vỡ. Trong sự việc này, cô bé cho rằng cô bé đã “phản bội” mẹ mình, vì vậy cô bé hận ba không mang cô bé đi cùng. Mà nỗi niềm trái ngược với tâm tình này chính là, cô bé rất hi vọng mẹ thẳng thắn nói ra chuyện ba ngoại tình, đồng thời mẹ có thể không trách cô bé phản bội, giữ cô bé ở lại, yêu thương nó.
Nghe những phân tích của chủ nhiệm Ngô, mẹ của Lôi Lôi khóc không ngừng. Chị nói, “Trăm lần sai ngàn lần sai đều là lỗi của người lớn. Tôi không nghĩ đến mà. Tôi cho là chỉ mình tôi “chịu đựng”, không biết cuộc sống của con gái còn bị giày vò hơn tôi. Nghĩ đến chuyện con bé phải chịu nhiều đau khổ như vậy, nổi điên nổi khùng, trong lòng tôi… Trong lòng tôi thực sự khó lòng chịu đựng… Khó lòng chấp nhận nổi… Đều tại tôi quá nhu nhược… Đều tại tôi…”
Chủ nhiệm Ngô dành không ít thời gian để vỗ về tâm tình chị Lưu. Có thể thấy, người phụ nữ này ngoài mềm trong cứng, gánh nặng trong lòng nặng nề như vậy đã kìm nén trong lòng chị ấy rất lâu. Trong trường hợp đặc biệt này, người cần sự trợ giúp của tư vấn tâm lý không chỉ có Lôi Lôi, mà mẹ của cô bé chị Lưu e rằng còn cần khai thông mặt tâm lý hơn nữa.
Sau khi trở về từ bệnh viện, chủ nhiệm Ngô viết một bản kế hoạch tư vấn. Bây giờ, chị Lưu là điểm mấu chốt để xua tan nỗi đau khổ của Lôi Lôi. Thầy Ngô mong muốn dùng khát vọng của Lôi Lôi đối với tình thương của mẹ để nối lại quan hệ mẹ con. Nhưng mà, tất cả những điều này đều phải đợi hôm nay Lôi Lôi làm xong thực nghiệm điện não đồ gây ra bệnh tâm thần, mới chuẩn đoán chính xác hơn.
Lúc tôi nghe chủ nhiệm Ngô và mọi người nói chuyện này, ít nhiều có chút không tập trung. Trong đầu tôi đều là hình ảnh chính tay mình bóp cổ mình. Chuyện này cứ lặp đi lặp lại trong đầu tôi một lần rồi lại một lần, cảm giác thế này thật sự rất đáng sợ, tựa như ngay cả bản thân đáng tin cậy nhất cũng trở nên không thể tin tưởng. Tôi rất muốn nói chuyện này với chủ nhiệm Ngô, để thầy nghĩ biện pháp cho tôi. Với sự hiểu biết của tôi đối với chủ nhiệm Ngô, thầy nhất định sẽ cố gắng giúp tôi. Nhưng do dự mãi, tôi vẫn không dám nói. Tôi không muốn để người nhà, lại càng không muốn đồng nghiệp trong cơ quan biết chuyện này.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook