Những Tháng Năm Hổ Phách
-
Quyển 1 - Chương 10
Học kỳ hai năm lớp tám, một buổi chiều đầu hạ đã xảy ra chuyện mà suốt đời Tần Chiêu Chiêu không thể nào quên.
Xế chiều hôm ấy, vừa tan học Tần Chiêu Chiêu liền đạp xe về nhà. Đến ngã tư rẽ từ thành phố về nhà, Tần Chiêu Chiêu lại theo thói quen thường ngày liếc sang ngả đường bên trái – đây là đường Kiều Mục đi học về. Mười lần thì đến chín, cô chỉ nhìn thấy khoảng trống mênh mông. Thế nhưng hôm đó, vừa quay đầu lại cô đã thấy Kiều Mục đang đạp xe về phía này, áo sơ mi nhẹ nhàng bay trong gió, cảnh sắc sinh động như tranh vẽ.
Nháy mắt, tim cô đập rộn rã, nhất thời Tần Chiêu Chiêu quên luôn mình đang đi trên đường lớn. Bỗng nhiên cô nghe một tiếng “rầm” bên tai, rồi chẳng biết chuyện gì vừa xảy ra, bóng đen kéo tới bao trùm trước mắt.
Lúc khôi phục được ý thức, cô cảm thấy rất nhiều gương mặt loang loáng lúc ẩn lúc hiện trước mắt và rất nhiều âm thanh vo ve bên tai. Gương mặt gần nhất đang cúi xuống nhìn cô, ân cần hỏi: “Cậu sao rồi? Có ổn không vậy?”
Âm thanh này là tiếng nói bấy lâu nay vẫn đau đáu trong lòng cô, thứ tiếng phổ thông thật chuẩn, thật êm tai.
Tần Chiêu Chiêu không tin được vào tai mình, gắng hết sức mở to hai mắt nhìn kĩ người trước mặt. Mãi tới khi nhìn rõ rồi mới xác thực người trước mắt là Kiều Mục, đúng là Kiều Mục. Cậu đang ngồi bên cạnh, cúi đầu ân cần nhìn, tay phải còn giữ một chiếc khăn tay đè chặt trên trán cô.
Đôi mắt thanh tú, đẹp đẽ ấy đang ở ngay trước mặt cô. Cô nhìn thấy rõ nốt ruồi nhỏ xíu ở đuôi mày cậu, nhìn rõ cả mảng lông tơ mềm mại phía trên môi. Lần đầu tiên cô được ở gần cậu đến thế.
Hai mắt cô nhất thời rơm rớm. Giờ đây, cô chẳng mảy may sợ sệt điều gì, trái lại còn cảm thấy tự nhiên gặp tai nạn là một chuyện tốt đẹp, hạnh phúc nhất trên đời. Bởi vì, có bị tai nạn mới được thấy Kiều Mục ngồi bên cạnh, hỏi chuyện, an ủi mình.
Tần Chiêu Chiêu bị một chiếc xe máy va phải, ngã gục trên đất. Người lái xe máy thấy mình đâm người bị thương liền lập tức tăng tốc chạy nhanh như chớp. Kiều Mục đạp xe tới nơi, thấy có tai nạn bất ngờ, lại ngờ ngợ nhận ra cô gái nằm giữa đường kia là người ở Trường Cơ, vì thế lập tức dừng xe, qua xem thế nào. Cô gái ngã xe, đầu đập xuống nền hè xi măng rách một mảng lớn, máu từ đó túa ra. Cậu vội lấy khăn tay bịt chặt miệng vết thương để cầm máu rồi đỡ cô dậy. “Đừng sợ, để mình đưa cậu tới bệnh viện.”
Ngày ấy chưa có 120 để gọi xe cứu thương, cũng may bệnh viện thành phố ở ngay gần đó. Kiều Mục dắt xe của mình và chiếc xe bị đâm hỏng của Tần Chiêu Chiêu vào sát vệ đường rồi khóa lại, sau đó đỡ cô tới bệnh viện. Nhưng hai người không xu dính túi nên bác sĩ nhất định không chịu xử lý vết thương cho Tần Chiêu Chiêu, còn bảo họ gọi người giám hộ đến rồi tính tiếp.
Kiều Mục bèn hỏi tên tuổi Tần Chiêu Chiêu rồi nhờ điện thoại ở bệnh viện gọi về Trường Cơ tìm ba, nhờ ông nhắn giùm ba mẹ Tần Chiêu Chiêu mau tới bệnh viện. Có điều, ba mẹ Tần Chiêu Chiêu nghỉ việc ở nhà máy rồi đều ra ngoài làm việc, trong nhà vốn dĩ không còn ai.
Không có người lớn mang tiền tới bệnh viện, bác sĩ lần lữa không chịu khám. Kiều Mục liên tục bịt chặt miệng vết thương nên máu đã ngừng chảy nhưng Tần Chiêu Chiêu lại thấy đầu mỗi lúc một đau hơn. Đến lúc không chịu nổi nữa, cô liền cầu khẩn bác sĩ: “Bác à, bác giúp cháu xử lý vết thương trước được không? Lát nữa ba mẹ cháu sẽ mang tiền đến ngay mà!”
Trời ngả về chiều, bệnh viện lại ngắt điện, không í trong phòng cấp cứu âm u, bác sĩ lấy cớ này từ chối: “Không có điện, tối om om thế này chẳng nhìn thấy gì hết, chờ có điện rồi tính tiếp.”
Bác sĩ không chịu châm chước, Kiều Mục chỉ biết hết lần này đến lần khác an ủi Tần Chiêu Chiêu: “Cậu đau lắm hả? Cố chịu thêm chút nữa, chắc ba mẹ cậu sắp tới rồi.”
Đợi mãi, rốt cuộc cũng thấy một bóng người hớt hải chạy vào bệnh viện; nhưng người này không phải ba mẹ Tần Chiêu Chiêu mà là Phó giám đốc Kiều Vĩ Hùng. Không tìm thấy ba mẹ Tần Chiêu Chiêu, ông đành phải bảo lái xe đưa mình tới bệnh viện xem sao, ai bảo con trai ông cũng vướng vào việc này chứ!
©STE.NT
Thấy có người lớn mang tiền thuốc men tới, kể cả không có điện bác sĩ cũng nhiệt tình dùng đèn pin xử lý vết thương cho Tần Chiêu Chiêu. Phó giám đốc Kiều thấy vậy, vô cùng tức giận: “Có lầm không vậy? Tôi mà không đến thì các anh chị cũng không thèm khám cho cô bé phải không? Đây có phải chỗ chữa bệnh cứu người nữa hay không thế?”
Một vị phó giám đốc quyền cao thường không giận mà vẫn uy, đến khi tức giận khí thế càng bức người. Vị bác sĩ đành nhỏ giọng biện giải: “Đây là quy định của bệnh viện…”
Lời còn chưa dứt đã bị Phó giám đốc Kiều mắng át: “Đừng có nói nhảm mấy cái này với tôi. Quy định là thứ chết, người sống sờ sờ mới đáng quý. Gặp cảnh này cứu người quan trọng hơn, chả lẽ mấy anh chị không linh động được ư? Cháu bé còn nhỏ không có tiền không phải đã gọi cho bố mẹ rồi đó sao? Các anh chị khám trước cho cháu thì có mất gì? Còn sợ mấy người làm cha làm mẹ chúng tôi ăn quỵt của các anh chị chắc?”
Bác sĩ tự thấy mình đã đuối lý nên không dám cao giọng tranh cãi nữa, chỉ nhanh nhẹn xử lý gọn ghẽ, băng bó cẩn thận vết thương trên trán cho Tần Chiêu Chiêu để mấy người họ mau mau rời đi.
Phó giám đốc Kiều dùng xe riêng của ông chở Tần Chiêu Chiêu bị thương và chiếc xe hỏng của cô về tận nhà. Đây là lần đầu tiên cô bé được đi ô tô nên đặc biệt nhớ kĩ loại xe này tên Santana. Cô bé vô cùng cảm kích, lúc xuống xe còn cảm ơn hai bố con Phó giám đốc Kiều: “Cháu cảm ơn bác Kiều, cảm ơn Kiều Mục!”
Hai chữ “Kiều Mục” này trước kia Tần Chiêu Chiêu đã thầm nhủ không biết bao nhiêu lần, tới giờ mới lần đầu được nói ra miệng. Lời nói ra, hai má cũng nhuốm sắc hồng.
Vợ chồng Tần gia về nhà, biết tin con gái bị tai nạn thì vừa kinh, vừa sợ, tận mắt thấy thương thế không nặng lắm mới thở phào nhẹ nhõm. Nghe con gái kể lại mọi chuyện, hai người vô cùng cảm kích Phó giám đốc Kiều và Kiều Mục. Tần ba nghiến răng bỏ tiền mua mấy cân hoa quả ngon mà bình thường bản thân ông cũng chưa từng nếm qua mang sang Kiều gia cảm ơn. Phó giám đốc Kiều nhất định không chịu nhận, còn nói nhà mình không thiếu hoa quả, mong bác Tần cứ mang về bồi dưỡng cho Tần Chiêu Chiêu. Đẩy tới đẩy lui, Tần ba vẫn dứt khoát để bằng được túi hoa quả lại và gửi tiền thuốc men mà Phó giám đốc Kiều đã ứng ra lúc trước
Tần Chiêu Chiêu phải khâu bảy mũi, nghỉ ngơi hai ngày thì đi học lại.
Vụ tai nạn làm chiếc xe của Tần Chiêu Chiêu hỏng hẳn. Xe đã cũ rồi, giờ không thể sửa chữa thêm được nữa, chỉ còn nước bỏ đi. Nhưng điều kiện hiện tại không dư giả gì, lấy đâu ra tiền mua xe mới cho cô, hơn nữa vừa mới tai nạn xong, ba mẹ cũng không an tâm để con gái đi xe một mình.
Bảo không đi xe đạp nữa chỉ còn cách đi xe bus. Từ ngoại thành vào thành phố có một tuyến xe bus duy nhất, bến xe là một cái cọc đơn sơ kế bên đường cái; muốn đi xe bus phải đi bộ một đoạn ra khu nhà máy mới có bến xe. Mỗi lượt xe hết năm hào, ngày hai chuyến mất tròn một đồng; mỗi tháng trừ hết ngày nghỉ đi cũng mất hơn hai chục đồng. Tần Chiêu Chiêu nhớ lại ba phải vất vả dỡ năm tấn gạch men mới được hai mươi lăm đồng, nếu giờ đi xe một tháng hết chừng đó tiền thấy thật xót xa, bèn xin ba mẹ để mình đi bộ đi học.
Mẹ cô nói: “Đi học xa như thế thì ngày nào cũng phải dậ sớm. Sẽ vất vả đấy con ạ!”
“Không sao đâu ạ, đi bộ cũng tốt mà, tiện thể rèn luyện sức khỏe, có đáng gì đâu ạ.” Tần Chiêu Chiêu tự nhủ: Đi bộ có khổ thế nào cũng không khổ bằng ba cực nhọc dỡ gạch men. Tựa như hiểu được tâm sự của con gái, mẹ cô không nói gì thêm, chỉ dịu dàng vuốt tóc cô.
Từ nhà đến trường mất hơn nửa tiếng đi bộ, trán Tần Chiêu Chiêu vẫn phải băng bó khiến cô nhóc mười bốn tuổi cảm thấy mình thật xấu xí. Trên đường về, cô tiện tay gỡ luôn băng vải ra vì không muốn mọi người nhìn thấy, nhất là không muốn để Kiều Mục trông thấy bộ dạng này của mình.
Bây giờ cô bắt đầu ảo não xót xa: vì sao hôm ấy Kiều Mục lại đưa mình đi bệnh viện? Sống chung khu tập thể bao nhiêu năm có lần nào cậu thèm ghé mắt trông đến mình đâu, sao lại nhằm đúng lúc mình nhếch nhác, thảm hại nhất mà gặp nhau, để cậu ấy thấy mình máu me be bét nằm vật giữa đường? Nghĩ đến đây, thiếu nữ trẻ nhạy cảm lại tự tôn cảm thấy đau lòng muốn chết. Cô bèn dốc hết tâm sự vào nhật ký, viết liền tù tì hết một mặt giấy: “Cớ gì đã để người gặp ta, lại không phải lúc ta đẹp nhất?”
Viết rồi lại viết, rồi lại nhớ tới lúc bị thương có Kiều Mục ngồi cạnh. Cách nhau gang tấc, gương mặt cậu sát ngay trước mắt, thậm chí còn mơ hồ cảm thấy hơi thở mềm mại, ấm áp của cậu. Tay cậu trước sau vẫn đặt trên trán cô; tuy rằng còn cách một lớp khăn nhưng đầu ngón tay cơ hồ vẫn lướt qua lớp tóc, chút ấm áp khi đầu ngón tay lướt qua cũng đủ in dấu trong lòng cô.
Nhất thời thấy chuyện giữa đường gặp tai nạn được Kiều Mục đưa tới bệnh viện là chuyện hạnh phúc nhất nhưng để cậu thấy mình trong cảnh lấm lem máu me lại là chuyện đau khổ nhất trên đời. Chút tình cảm mỏng manh nảy nở trong trái tim thiếu nữ ngây thơ!
Đi bộ đến trường mất thời gian hơn nên Tần Chiêu Chiêu phải đi sớm, rất khó có cơ hội gặp Kiều Mục trên đường. Giờ đây chỉ còn tiếng đàn của Kiều gia vẫn ngày ngày vẳng tới bên tai còn Kiều Mục cũng thỉnh thoảng thấp thoáng trên ban công. Dẫu chỉ là bóng dáng xa xa vừa hiện ra rồi lại biến mất cũng đủ khiến Tần Chiêu Chiêu đêm dài thao thức, một mình nhung nhớ khôn nguôi.
Những đêm như thế, Tần Chiêu Chiêu nghe như có thứ gì tí tách nảy nở trong lòng mình, giống như mầm cây phá đất chui lên, như hạt giống nảy chồi, như nụ hoa bung nở…
Tâm sự của Tần Chiêu Chiêu, Đàm Hiểu Yến là người hiểu nhất. Ở cái tuổi mười mấy ấy, thiếu niên nam nữ có tâm sự cũng không biết làm thế nào để nói với bố mẹ, chỉ biết chia sẻ với bạn thân. Bởi vì lúc đó họ cũng đủ hiểu biết để nhận ra rằng, người lớn hoàn toàn không thể lý giải được những tình cảm mông lung của lứa tuổi này.
Đàm Hiểu Yến lại rất hiểu tâm sự của Tần Chiêu Chiêu. “Xem ra cậu thích cái cậu Kiều Mục kia rồi, giống như tớ thích Trịnh Nghị ấy. À mà tớ mới viết một phong thư cho Trịnh Nghị, không biết cậu cậu ấy có trả lời không.”
Đàm Hiểu Yến đi họp lớp tiểu học, vô tình biết có một bạn nam trong lớp cũ vẫn thư từ qua lại với Trịnh Nghị ở Nam Xương, bèn xin địa chỉ, lấy hết dũng khí viết một phong thư gửi cho cậu. Cô vốn là học sinh giỏi văn nhưng viết bức thư này mãi không xong, sửa đi sửa lại không biết bao nhiêu lần, cuối cùng chỉ đề vài câu thăm hỏi đơn giản rồi gửi đi. Trong thư cũng chỉ hỏi thăm vài ba câu bình thường tựa như không biết cậu còn nhớ cô bạn tiểu học này không hay có liên lạc gì với bạn bè thời tiểu học hay không. Thư đã gửi được một tuần, ngày nào cô cũng ngóng trông hồi âm.
Thế nhưng, bức thư gửi đi Nam Xương như đá ném biển rộng mãi không thấy trả lời. Đàm Hiểu Yến hoàn toàn thất vọng, không còn dũng khí viết thêm bức thư thứ hai nữa.
“Xem ra cậu ấy quên mình rồi, tình này coi như hết!”
Đàm Hiểu Yến có thể dễ dàng quên đi Trịnh Nghị ở Nam Xương xa cách muôn trùng chứ Tần Chiêu Chiêu không cách nào quên được Kiều Mục gần trong tấc gang. Tuy chẳng thể ngày ngày được gặp cậu nhưng tiếng dương cầm vẫn quẩn quanh không dứt như sợi tơ tình trong suốt âm thầm xiết lấy trái tim thiếu nữ lần đầu rung động. Tần Chiêu Chiêu nghe tiếng đàn mà nhớ nhung Kiều Mục, sóng buồn ngập lòng, hoàng hôn buông trong đáy mắt.
Xế chiều hôm ấy, vừa tan học Tần Chiêu Chiêu liền đạp xe về nhà. Đến ngã tư rẽ từ thành phố về nhà, Tần Chiêu Chiêu lại theo thói quen thường ngày liếc sang ngả đường bên trái – đây là đường Kiều Mục đi học về. Mười lần thì đến chín, cô chỉ nhìn thấy khoảng trống mênh mông. Thế nhưng hôm đó, vừa quay đầu lại cô đã thấy Kiều Mục đang đạp xe về phía này, áo sơ mi nhẹ nhàng bay trong gió, cảnh sắc sinh động như tranh vẽ.
Nháy mắt, tim cô đập rộn rã, nhất thời Tần Chiêu Chiêu quên luôn mình đang đi trên đường lớn. Bỗng nhiên cô nghe một tiếng “rầm” bên tai, rồi chẳng biết chuyện gì vừa xảy ra, bóng đen kéo tới bao trùm trước mắt.
Lúc khôi phục được ý thức, cô cảm thấy rất nhiều gương mặt loang loáng lúc ẩn lúc hiện trước mắt và rất nhiều âm thanh vo ve bên tai. Gương mặt gần nhất đang cúi xuống nhìn cô, ân cần hỏi: “Cậu sao rồi? Có ổn không vậy?”
Âm thanh này là tiếng nói bấy lâu nay vẫn đau đáu trong lòng cô, thứ tiếng phổ thông thật chuẩn, thật êm tai.
Tần Chiêu Chiêu không tin được vào tai mình, gắng hết sức mở to hai mắt nhìn kĩ người trước mặt. Mãi tới khi nhìn rõ rồi mới xác thực người trước mắt là Kiều Mục, đúng là Kiều Mục. Cậu đang ngồi bên cạnh, cúi đầu ân cần nhìn, tay phải còn giữ một chiếc khăn tay đè chặt trên trán cô.
Đôi mắt thanh tú, đẹp đẽ ấy đang ở ngay trước mặt cô. Cô nhìn thấy rõ nốt ruồi nhỏ xíu ở đuôi mày cậu, nhìn rõ cả mảng lông tơ mềm mại phía trên môi. Lần đầu tiên cô được ở gần cậu đến thế.
Hai mắt cô nhất thời rơm rớm. Giờ đây, cô chẳng mảy may sợ sệt điều gì, trái lại còn cảm thấy tự nhiên gặp tai nạn là một chuyện tốt đẹp, hạnh phúc nhất trên đời. Bởi vì, có bị tai nạn mới được thấy Kiều Mục ngồi bên cạnh, hỏi chuyện, an ủi mình.
Tần Chiêu Chiêu bị một chiếc xe máy va phải, ngã gục trên đất. Người lái xe máy thấy mình đâm người bị thương liền lập tức tăng tốc chạy nhanh như chớp. Kiều Mục đạp xe tới nơi, thấy có tai nạn bất ngờ, lại ngờ ngợ nhận ra cô gái nằm giữa đường kia là người ở Trường Cơ, vì thế lập tức dừng xe, qua xem thế nào. Cô gái ngã xe, đầu đập xuống nền hè xi măng rách một mảng lớn, máu từ đó túa ra. Cậu vội lấy khăn tay bịt chặt miệng vết thương để cầm máu rồi đỡ cô dậy. “Đừng sợ, để mình đưa cậu tới bệnh viện.”
Ngày ấy chưa có 120 để gọi xe cứu thương, cũng may bệnh viện thành phố ở ngay gần đó. Kiều Mục dắt xe của mình và chiếc xe bị đâm hỏng của Tần Chiêu Chiêu vào sát vệ đường rồi khóa lại, sau đó đỡ cô tới bệnh viện. Nhưng hai người không xu dính túi nên bác sĩ nhất định không chịu xử lý vết thương cho Tần Chiêu Chiêu, còn bảo họ gọi người giám hộ đến rồi tính tiếp.
Kiều Mục bèn hỏi tên tuổi Tần Chiêu Chiêu rồi nhờ điện thoại ở bệnh viện gọi về Trường Cơ tìm ba, nhờ ông nhắn giùm ba mẹ Tần Chiêu Chiêu mau tới bệnh viện. Có điều, ba mẹ Tần Chiêu Chiêu nghỉ việc ở nhà máy rồi đều ra ngoài làm việc, trong nhà vốn dĩ không còn ai.
Không có người lớn mang tiền tới bệnh viện, bác sĩ lần lữa không chịu khám. Kiều Mục liên tục bịt chặt miệng vết thương nên máu đã ngừng chảy nhưng Tần Chiêu Chiêu lại thấy đầu mỗi lúc một đau hơn. Đến lúc không chịu nổi nữa, cô liền cầu khẩn bác sĩ: “Bác à, bác giúp cháu xử lý vết thương trước được không? Lát nữa ba mẹ cháu sẽ mang tiền đến ngay mà!”
Trời ngả về chiều, bệnh viện lại ngắt điện, không í trong phòng cấp cứu âm u, bác sĩ lấy cớ này từ chối: “Không có điện, tối om om thế này chẳng nhìn thấy gì hết, chờ có điện rồi tính tiếp.”
Bác sĩ không chịu châm chước, Kiều Mục chỉ biết hết lần này đến lần khác an ủi Tần Chiêu Chiêu: “Cậu đau lắm hả? Cố chịu thêm chút nữa, chắc ba mẹ cậu sắp tới rồi.”
Đợi mãi, rốt cuộc cũng thấy một bóng người hớt hải chạy vào bệnh viện; nhưng người này không phải ba mẹ Tần Chiêu Chiêu mà là Phó giám đốc Kiều Vĩ Hùng. Không tìm thấy ba mẹ Tần Chiêu Chiêu, ông đành phải bảo lái xe đưa mình tới bệnh viện xem sao, ai bảo con trai ông cũng vướng vào việc này chứ!
©STE.NT
Thấy có người lớn mang tiền thuốc men tới, kể cả không có điện bác sĩ cũng nhiệt tình dùng đèn pin xử lý vết thương cho Tần Chiêu Chiêu. Phó giám đốc Kiều thấy vậy, vô cùng tức giận: “Có lầm không vậy? Tôi mà không đến thì các anh chị cũng không thèm khám cho cô bé phải không? Đây có phải chỗ chữa bệnh cứu người nữa hay không thế?”
Một vị phó giám đốc quyền cao thường không giận mà vẫn uy, đến khi tức giận khí thế càng bức người. Vị bác sĩ đành nhỏ giọng biện giải: “Đây là quy định của bệnh viện…”
Lời còn chưa dứt đã bị Phó giám đốc Kiều mắng át: “Đừng có nói nhảm mấy cái này với tôi. Quy định là thứ chết, người sống sờ sờ mới đáng quý. Gặp cảnh này cứu người quan trọng hơn, chả lẽ mấy anh chị không linh động được ư? Cháu bé còn nhỏ không có tiền không phải đã gọi cho bố mẹ rồi đó sao? Các anh chị khám trước cho cháu thì có mất gì? Còn sợ mấy người làm cha làm mẹ chúng tôi ăn quỵt của các anh chị chắc?”
Bác sĩ tự thấy mình đã đuối lý nên không dám cao giọng tranh cãi nữa, chỉ nhanh nhẹn xử lý gọn ghẽ, băng bó cẩn thận vết thương trên trán cho Tần Chiêu Chiêu để mấy người họ mau mau rời đi.
Phó giám đốc Kiều dùng xe riêng của ông chở Tần Chiêu Chiêu bị thương và chiếc xe hỏng của cô về tận nhà. Đây là lần đầu tiên cô bé được đi ô tô nên đặc biệt nhớ kĩ loại xe này tên Santana. Cô bé vô cùng cảm kích, lúc xuống xe còn cảm ơn hai bố con Phó giám đốc Kiều: “Cháu cảm ơn bác Kiều, cảm ơn Kiều Mục!”
Hai chữ “Kiều Mục” này trước kia Tần Chiêu Chiêu đã thầm nhủ không biết bao nhiêu lần, tới giờ mới lần đầu được nói ra miệng. Lời nói ra, hai má cũng nhuốm sắc hồng.
Vợ chồng Tần gia về nhà, biết tin con gái bị tai nạn thì vừa kinh, vừa sợ, tận mắt thấy thương thế không nặng lắm mới thở phào nhẹ nhõm. Nghe con gái kể lại mọi chuyện, hai người vô cùng cảm kích Phó giám đốc Kiều và Kiều Mục. Tần ba nghiến răng bỏ tiền mua mấy cân hoa quả ngon mà bình thường bản thân ông cũng chưa từng nếm qua mang sang Kiều gia cảm ơn. Phó giám đốc Kiều nhất định không chịu nhận, còn nói nhà mình không thiếu hoa quả, mong bác Tần cứ mang về bồi dưỡng cho Tần Chiêu Chiêu. Đẩy tới đẩy lui, Tần ba vẫn dứt khoát để bằng được túi hoa quả lại và gửi tiền thuốc men mà Phó giám đốc Kiều đã ứng ra lúc trước
Tần Chiêu Chiêu phải khâu bảy mũi, nghỉ ngơi hai ngày thì đi học lại.
Vụ tai nạn làm chiếc xe của Tần Chiêu Chiêu hỏng hẳn. Xe đã cũ rồi, giờ không thể sửa chữa thêm được nữa, chỉ còn nước bỏ đi. Nhưng điều kiện hiện tại không dư giả gì, lấy đâu ra tiền mua xe mới cho cô, hơn nữa vừa mới tai nạn xong, ba mẹ cũng không an tâm để con gái đi xe một mình.
Bảo không đi xe đạp nữa chỉ còn cách đi xe bus. Từ ngoại thành vào thành phố có một tuyến xe bus duy nhất, bến xe là một cái cọc đơn sơ kế bên đường cái; muốn đi xe bus phải đi bộ một đoạn ra khu nhà máy mới có bến xe. Mỗi lượt xe hết năm hào, ngày hai chuyến mất tròn một đồng; mỗi tháng trừ hết ngày nghỉ đi cũng mất hơn hai chục đồng. Tần Chiêu Chiêu nhớ lại ba phải vất vả dỡ năm tấn gạch men mới được hai mươi lăm đồng, nếu giờ đi xe một tháng hết chừng đó tiền thấy thật xót xa, bèn xin ba mẹ để mình đi bộ đi học.
Mẹ cô nói: “Đi học xa như thế thì ngày nào cũng phải dậ sớm. Sẽ vất vả đấy con ạ!”
“Không sao đâu ạ, đi bộ cũng tốt mà, tiện thể rèn luyện sức khỏe, có đáng gì đâu ạ.” Tần Chiêu Chiêu tự nhủ: Đi bộ có khổ thế nào cũng không khổ bằng ba cực nhọc dỡ gạch men. Tựa như hiểu được tâm sự của con gái, mẹ cô không nói gì thêm, chỉ dịu dàng vuốt tóc cô.
Từ nhà đến trường mất hơn nửa tiếng đi bộ, trán Tần Chiêu Chiêu vẫn phải băng bó khiến cô nhóc mười bốn tuổi cảm thấy mình thật xấu xí. Trên đường về, cô tiện tay gỡ luôn băng vải ra vì không muốn mọi người nhìn thấy, nhất là không muốn để Kiều Mục trông thấy bộ dạng này của mình.
Bây giờ cô bắt đầu ảo não xót xa: vì sao hôm ấy Kiều Mục lại đưa mình đi bệnh viện? Sống chung khu tập thể bao nhiêu năm có lần nào cậu thèm ghé mắt trông đến mình đâu, sao lại nhằm đúng lúc mình nhếch nhác, thảm hại nhất mà gặp nhau, để cậu ấy thấy mình máu me be bét nằm vật giữa đường? Nghĩ đến đây, thiếu nữ trẻ nhạy cảm lại tự tôn cảm thấy đau lòng muốn chết. Cô bèn dốc hết tâm sự vào nhật ký, viết liền tù tì hết một mặt giấy: “Cớ gì đã để người gặp ta, lại không phải lúc ta đẹp nhất?”
Viết rồi lại viết, rồi lại nhớ tới lúc bị thương có Kiều Mục ngồi cạnh. Cách nhau gang tấc, gương mặt cậu sát ngay trước mắt, thậm chí còn mơ hồ cảm thấy hơi thở mềm mại, ấm áp của cậu. Tay cậu trước sau vẫn đặt trên trán cô; tuy rằng còn cách một lớp khăn nhưng đầu ngón tay cơ hồ vẫn lướt qua lớp tóc, chút ấm áp khi đầu ngón tay lướt qua cũng đủ in dấu trong lòng cô.
Nhất thời thấy chuyện giữa đường gặp tai nạn được Kiều Mục đưa tới bệnh viện là chuyện hạnh phúc nhất nhưng để cậu thấy mình trong cảnh lấm lem máu me lại là chuyện đau khổ nhất trên đời. Chút tình cảm mỏng manh nảy nở trong trái tim thiếu nữ ngây thơ!
Đi bộ đến trường mất thời gian hơn nên Tần Chiêu Chiêu phải đi sớm, rất khó có cơ hội gặp Kiều Mục trên đường. Giờ đây chỉ còn tiếng đàn của Kiều gia vẫn ngày ngày vẳng tới bên tai còn Kiều Mục cũng thỉnh thoảng thấp thoáng trên ban công. Dẫu chỉ là bóng dáng xa xa vừa hiện ra rồi lại biến mất cũng đủ khiến Tần Chiêu Chiêu đêm dài thao thức, một mình nhung nhớ khôn nguôi.
Những đêm như thế, Tần Chiêu Chiêu nghe như có thứ gì tí tách nảy nở trong lòng mình, giống như mầm cây phá đất chui lên, như hạt giống nảy chồi, như nụ hoa bung nở…
Tâm sự của Tần Chiêu Chiêu, Đàm Hiểu Yến là người hiểu nhất. Ở cái tuổi mười mấy ấy, thiếu niên nam nữ có tâm sự cũng không biết làm thế nào để nói với bố mẹ, chỉ biết chia sẻ với bạn thân. Bởi vì lúc đó họ cũng đủ hiểu biết để nhận ra rằng, người lớn hoàn toàn không thể lý giải được những tình cảm mông lung của lứa tuổi này.
Đàm Hiểu Yến lại rất hiểu tâm sự của Tần Chiêu Chiêu. “Xem ra cậu thích cái cậu Kiều Mục kia rồi, giống như tớ thích Trịnh Nghị ấy. À mà tớ mới viết một phong thư cho Trịnh Nghị, không biết cậu cậu ấy có trả lời không.”
Đàm Hiểu Yến đi họp lớp tiểu học, vô tình biết có một bạn nam trong lớp cũ vẫn thư từ qua lại với Trịnh Nghị ở Nam Xương, bèn xin địa chỉ, lấy hết dũng khí viết một phong thư gửi cho cậu. Cô vốn là học sinh giỏi văn nhưng viết bức thư này mãi không xong, sửa đi sửa lại không biết bao nhiêu lần, cuối cùng chỉ đề vài câu thăm hỏi đơn giản rồi gửi đi. Trong thư cũng chỉ hỏi thăm vài ba câu bình thường tựa như không biết cậu còn nhớ cô bạn tiểu học này không hay có liên lạc gì với bạn bè thời tiểu học hay không. Thư đã gửi được một tuần, ngày nào cô cũng ngóng trông hồi âm.
Thế nhưng, bức thư gửi đi Nam Xương như đá ném biển rộng mãi không thấy trả lời. Đàm Hiểu Yến hoàn toàn thất vọng, không còn dũng khí viết thêm bức thư thứ hai nữa.
“Xem ra cậu ấy quên mình rồi, tình này coi như hết!”
Đàm Hiểu Yến có thể dễ dàng quên đi Trịnh Nghị ở Nam Xương xa cách muôn trùng chứ Tần Chiêu Chiêu không cách nào quên được Kiều Mục gần trong tấc gang. Tuy chẳng thể ngày ngày được gặp cậu nhưng tiếng dương cầm vẫn quẩn quanh không dứt như sợi tơ tình trong suốt âm thầm xiết lấy trái tim thiếu nữ lần đầu rung động. Tần Chiêu Chiêu nghe tiếng đàn mà nhớ nhung Kiều Mục, sóng buồn ngập lòng, hoàng hôn buông trong đáy mắt.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook