Những Quả Trứng Định Mệnh
-
Chương 8
Hẳn là không thể có thời gian nào trong năm đẹp hơn khoảng giữa tháng Tám - ít ra là ở cái tỉnh Smolenskaia này. Như mọi người đều biết, mùa hè năm một nghìn chín trăm hai tám thật tuyệt diệu, với những cơn mưa xuân đúng lúc, với nắng trời ấm áp, với vụ mùa bội thu... Táo ở trong trang trại cũ của nhà Seremetev đang chín dần... Cây rừng trổ lá xanh... Đồng ruộng trải những ô vuông vàng óng... Giữa lòng thiên nhiên, con người dường như tốt hơn lên. Và Aleksandr Semionovich Rokk cũng không có vẻ khó coi như khi anh ta ở trong thành phố. Trên người anh ta giờ đây không còn chiếc áo khoác gớm ghiếc nữa. Da mặt bắt nắng màu đồng nâu, chiếc áo sơ mi hoa phanh ra để lộ bộ ngực mọc lông đen rậm rịt, chân mặc quần vải bố. Và cặp mắt cũng thản nhiên hơn, hiền lành hơn. Aleksandr Semionovich bước ra mái hiên với hàng cột trụ có tấm bảng khắc chữ dưới một ngôi sao:
Nông trường Tia sáng đỏ rồi nhanh nhẹn chạy xuống thềm và đi thẳng tới chiếc xe tải nhỏ chở ba camera đen có biệt phái viên hộ tống vừa dừng bánh.
Suốt ngày hôm đó Aleksandr Semionovich cùng đám người giúp việc hối hả lắp đặt các camera vào trong khu nhà kính trồng rau mùa đông trước đây của nhà Seremetev... Đến chiều thì tất cả đã xong xuôi. Sát mặt trần bằng kính cháy sáng một bóng đèn tròn màu trắng đục, các camera được đặt trên nền gạch và tay thợ cơ khí đến cùng chuyến xe chở các camera bật công tắc lách cách, vặn các núm điều chỉnh sáng loáng, thắp lên trên mặt đáy amiăng trong các hộp đen những tia sáng đỏ đầy bí ẩn Aleksandr Semionovich đích thân leo lên thang để kiểm tra các đường dây điện.
Hôm sau, cũng chiếc xe tải đó từ ga trở về thả xuống ba thùng gỗ nhẵn bóng tuyệt đẹp, xung quanh dán nhãn giấy với những dòng chữ trắng trên nền đen:
VORSICHT: EIER!!
Cẩn thận với trứng - Sao lại gửi đến ít thế này? - Aleksandr Semionovich ngạc nhiên hỏi, nhưng liền ngay đó bắt tay vào tháo dỡ các thùng trứng.
Việc tháo dỡ được tiến hành trong khu nhà kính, và những người tham gia gồm có: đích thân Aleksandr Semionovich, cô vợ Manhia của anh ta có thân hình to béo khác thường, lão làm vườn chột mắt của nhà Seremetev trước kia, còn nay giữ chức nhân viên bảo vệ tổng hợp, tay đặc phái viên áp tải được chỉ định đến ở ngay tại nông trường, và cuối cùng là cô lao công Đunhia. ở đây không phải là Moskva, mọi việc ở đây mang tính chất đơn giản, gia đình và thân mật hơn nhiều. Aleksandr Semionovich chỉ huy công việc, âu yếm ngắm nghía những thùng trứng - dưới ánh nắng chiều dìu dịu dọi qua lớp kính trên trần của khu nhà kính, trông chúng như một món quà thật trang trọng, thật hấp dẫn. Đặc phái viên bảo vệ, khẩu súng trường hiền lành đặt cạnh cửa, dùng kìm tháo gỡ đinh nẹp và lớp kim loại bọc ngoài. Tiếng kêu răng rắc... Bụi bay từng đám. Aleksanđr Semionovich kéo lê dép chạy quanh các thùng gỗ :
- Nào nhẹ tay cho, nhè nhẹ tay thôi, - anh ta nói với đặc phái viên. - Cẩn thận. Chẳng lẽ anh không thấy đây là trứng à?
- Không sao, - anh chàng đặc phái viên huyện đội vừa quay kìm vừa gầm gừ, - xong ngay đây...
Răng rắc. Bụi.
Những quả trứng được đóng gói thật tuyệt vời: phía dưới tấm vải nấp thùng là một lớp giấy dầu, tiếp đến là lớp giấy thấm, tiếp nữa là một lớp dày dăm bào, cuối cùng là mùn cưa; đây đó từ dưới lớp mùn cưa lộ ra những đầu trứng nhọn trăng trắng.
- Đây là bao bì ngoại quốc, - Aleksandr Semionovich thò tay đào bới trong lớp mùn cưa, thán phục nói, - đâu có như ở ta.
Manhia, cẩn thận, cô làm vỡ hết cả trứng đấy.
- áleksandr Semionovich, anh ngớ ngẩn mất rồi hay sao ấy, - cô vợ đáp, - cứ làm như vàng không bằng. Chẳng lẽ em chưa bao giờ thấy trứng hay sao? Ôi ! To quá !
- Trứng ngoại mà, - Aleksandr Semionovich nói, tay nâng niu xếp những quả trứng lên mặt bàn gỗ, - hệt như trứng đám mugic chúng tôi... Hình như tất cả đều là gà mào đỏ, quỷ quái thật. Của bọn Đức.
- Đúng thế, - tay nhân viên biệt phái ngắm nghía đống trứng, phụ họa theo.
- Nhưng tôi không hiểu sao chúng lại bẩn thế này, - Aleksandr Semionovich trầm ngâm nói. - - Manhia, em trông ở đây nhé, cứ cho dỡ hết ra, để anh đi gọi điện thoại.
Và Aleksandr Semionovich nhạy vội đến văn phòng của nông trường ở phía bên kia sân để gọi điện.
Chiều hôm đó điện thoại trong phòng làm việc của giáo sư Persicov ở Viện động vật học kêu inh ỏi. Giáo sư vò xù mái tóc rồi bước đến bên máy.
- Hả? - ông hỏi.
- Mời ông nghe ngoại tỉnh, - ống nghe ken két đáp bằng một giọng phụ nữ.
- Tôi nghe đây, - Persicov khó chịu nói vào cái miệng đen của ống điện thoại.
Trong đó có cái gì bật đánh tách, rồi một giọng đàn ông từ rất xa lo lắng đập vào tai ông:
- Có rửa trứng không, thưa giáo sư?
- Cái gì? Cái gì hả? Anh hỏi cái gì? - Persicov cáu kỉnh quát. - ở đâu gọi đấy?
- Từ Nicolski, tỉnh Smolenskaia, - ống nghe đáp.
- Tôi không hiểu. Tôi không biết Nicolski nào cả. Ai đang nói đấy?
- Rokk, - ống nghe nghiêm khắc đáp lại.
- Rokk nào? à, à... đấy là anh... Vậy anh hỏi cái gì?
- Có rửa chúng không ạ?... Từ nước ngoài người ta gửi về cho tôi mộ i lô trứng gà ...
- Sao nữa?
- Nhưng chúng bẩn quá thể.
- Anh nhầm sao ấy chứ... Làm sao chúng lại "bẩn quá thể như anh nói được? Hừm, tất nhiên có thể ít nhiều... phân khô...
hay cái gì đấy...
- Thế không phải rửa ạ ?
- Tất nhiên là không cần... Thế nào, các anh đã định cho trứng vào camera để soi đấy à?
- Tôi đang cho vào. Vâng, - ống nghe trả lời.
- Hừm, - Persicov đáp lại.
Thôi nhé! - ống nghe kêu lách cách, rồi im tiếng.
- "Thôi nhé", - Persicov với vẻ căm ghét nhắc lại với phó giáo sư Ivanov. - Anh thấy cái loại người này thế nào hả, Piôt r Stepanovich?
Ivanov phá ra cười.
- Lại hắn ta à? Tôi hình dung ra cảnh hắn ta đang nướng trứng ở đấy.
- Vờ vờ vờ Persicov giận dữ rít lên, - anh hãy hình dung, Piot r Stepanovich... cứ cho là thế đi có thể tia sáng cũng sẽ có tác động đối với noãn hoàng của trứng gà như đối với huyết tương của lớp khỏa bì đi.
Rất có thể anh ta sẽ làm cho trứng nở. Nhưng không ai, cả anh, cả tôi, không ai có thể nói đó là những con gà như thế nào... Có thể, chúng chẳng được tích sự gì hết. Có thể, chúng sẽ chết sạch sau hai ngày. Có thể, thịt chúng không ăn được! Mà chẳng lẽ tôi dám đoan chắc là chúng đứng được trên hai chân? Có thể, xương chúng giòn như cọng rơm, - Persicov bắt đầu nổi cơn phấn hứng, vung bàn tay lên và co ngón tay lại .
- Hoàn toàn đúng như vậy, - Ivanov đồng ý.
- Anh có thể bảo đảm là chúng sẽ sinh sản được không, Piot r Stepanovich? Biết đâu cái tay kia lại làm ra những con gà vô sinh?
Phóng chúng lên kích thước cỡ con chó, nhưng rồi cứ đợi đến ngày tận thế chúng sẽ đẻ.
- Không thể bảo đảm được, - Ivanov hoàn toàn tán thành.
- Mà thật là táo tợn, thật là càn rỡ. Và tôi nói cho anh biết, tôi lại được giao hướng dẫn cái tay này. - Persicov trỏ tờ giấy do Rokk mang đến giờ đang nằm trên mặt bàn thí nghiệm. - Làm sao tôi có thể hướng dẫn cái gã vô học này được trong khi chính bản thân tôi cũng không thể nói gì về vấn đề này?
- Thế không thể từ chối được ạ? - Ivanov hỏi.
Persicov đỏ bừng mặt, cầm lấy tờ giấy từ trên bàn và chìa cho Ivanov. Anh đọc nó và cười khẩy chua chát.
- R... ra thế, - Ivanov thốt lên đầy ngụ ý.
- Và anh phải biết... Tôi đợi lô hàng tôi đặt đã hai tháng mà không thấy tăm hơi đâu. Còn tay kia ngay tức-khắc được gửi trứng đến, và nói chung là đủ thứ hỗ trợ ...
- Hắn chằng làm được trò trống gì đâu, bác Vlađimir Ipatievich ạ. Kết cục là sẽ trả camera lại cho bác thôi.
- Giá như nhanh nhanh lên, không lại làm chậm các thí nghiệm của tôi.
- Đúng vậy, điều đó quả thật tồi tệ. Mọi việc của cháu cũng đã sẵn sàng.
- Anh nhận được áo bảo hộ rồi chứ?
- Vâng, vừa hôm nay.
Persicov ít nhiều bình tĩnh lại và hoạt bát hẳn.
- Thế... Tôi nghĩ là chúng ta sẽ làm thế này.
Cửa ra vào phòng mổ có thể khóa chặt, còn mở cửa - Tất nhiên, - Ivanov nhất trí.
- Ba chiếc mũ?
- Vâng, ba chiếc.
- Thế được rồi... Vậy là anh, tôi, và gọi thêm một cậu nào đó trong số sinh viên. Giao cho cậu ta chiếc mũ thứ ba.
- Có thể lấy Grinmut.
- Cái cậu bây giờ đang thực tập kì nhông ấy à?
- Hừm... cậu ta cũng được... mặc dù... anh biết không, hồi mùa xuân vừa rồi cậu ta không nói được bong bóng của loại răng trần cấu tạo như thế nào, - Persicov nói với vẻ ác cảm.
- Không, anh ta không đến nỗi nào... một sinh viên khá, - Ivanov tỏ ý bênh vực.
- Sẽ phải thức không chỉ một đêm đâu đấy, - Persicov nói tiếp. - Lại còn việc này nữa, Piôt r Stepanovich, anh phải kiểm tra gas cẩn thận đấy nhé, có trời mới biết cái Hiệp hội Hóa học kia làm ăn ra sao. Lỡ họ lại gửi đến thứ khí vớ vẩn nào đó.
- Không, không, - Ivanov vung hai tay, - hôm qua cháu đã thử rồi. Cần phải công nhận, bác Vlađimir Ipatiêvich ạ, gas của họ tốt lắm.
- Anh thử bằng gì?
- Bằng loại cóc thường. Chỉ bơm một tia - chết tức khắc. Bác Vlađimir Ipatievich ạ, chúng ta nên làm thêm việc này nữa. Bác hãy viết thư hỏi xin bên Ghê-pê-u một khẩu súng điện(*).
- Nhưng tôi có biết sử dụng đâu...
- Cái đó bác để cháu, - Ivanov đáp. - ở Kliazma cháu đã từng bắn thử... đùa thôi... Có mộ tay Ghê-pê-u ở cạnh chỗ cháu mà. Một loại vũ khí tuyệt vời. Mà hết sức đơn giản. Giảm thanh, cách một trăm bước chân chết tươi. Bọn cháu bắn quạ... Theo cháu, có khi không cần cả gas nữa.
.- Hừm ... một ý hay đấy... Rất hay, - Persicov bước đến góc phòng, cầm lấy ống nghe, quay số, - Cho tôi xin... cái gì ấy nhỉ... Lubianca...
* * *
Ban ngày trời nóng đến không chịu được. Có thể nhìn thấy trên cánh đồng những luồng không khí oi nồng, đặc quánh và trong suốt chao đảo, di chuyển.
Còn màn đêm buông xuống lại có màu xanh huyền ảo đến tuyệt trần. ánh trăng mênh mang đem lại cho khu trang trại cũ của nhà Seremetev một vẻ đẹp không thể nào tả nổi. Ngôi biệt thự dường như được xây bằng đường cát trắng tinh, ngọt ngào tóa sáng; trong vườn bóng cây lay động, còn mặt hồ như được chia thành hai màu: xung quanh là một khung sáng tạc bằng ánh trăng, ở giữa là khoảng đen không đáy. Trong những chỗ luồng sáng trăng chiếu xuống có thể thoải mái đọc báo Tin tức, chỉ trừ phần đố giải cờ thế in bằng kiểu chữ nhỏ li ti. Nhưng vào những đêm như thế này hiển nhiên là không ai đi dọc báo Tin tức cả... Cô lao công Đunhia ra chơi ở bãi rừng con phía sau khu biệt thự nông trường; và như do một sự trùng hợp, chàng tài xế có bộ râu hung lái chiếc xe tải nhỏ đã cũ nát của nông trường cũng có mặt tại đấy.
Họ làm gì ở đó - không rõ . Hai người nằm dưới bóng một cây du lớn, ngay trên tấm áo da của chàng tài xế trải lên mặt đất. Một ngọn đèn sáng trong gian nhà bếp, ở đó hai người trồng vườn đang ăn tối; còn Rokk phu nhân mặc chiếc áo dài trắng ngồi trên hiên biệt thự có hàng cột tròn mơ màng ngước mắt nhìn ả Hằng xinh đẹp tít trên cao.
Đến mười giờ tối, khi những âm thanh trong làng Consovca nằm ở phía sau biệt thự nông trường đã lắng xuống, thì một tiếng sáo nỉ non chợt rót vào khung cảnh điền viên đó. Khó có thể tả nổi sự hài hòa của tiếng sáo với những cánh rừng con và những hàng cột tròn của biệt thự nhà Seremetev. Nàng Liza mảnh mai trong vở Con đầm Pich(*) hòa giọng mình trong khúc song tấu với giọng nàng Polina mê đắm rồi bay vút lên bầu trời tràn ngập ánh trăng như một bóng ma của thời đại tuy đã qua rồi nhưng dù sao cũng vô cùng đáng yêu, cũng quyến rũ đến trào nước mắt.
Tắt lặng rồi... lặng tắt rồi...
Tiếng sáo dìu dặt, réo rắt, thở than.
Cánh rừng chết lịm. Và Đunhia cũng chết lịm như nàng tiên cá rừng sâu, nằm lắng nghe tiếng sáo áp má mình vào bên má thô ráp, hung đỏ và can trường của chàng tài xế.
- Mà nó thổi sáo mới hay làm sao, cái đồ chó đẻ ấy - chàng tài xế nói, cánh tay can trường ôm ngang eo lưng Đunhia.
Người thổi sáo chính là chủ tịch nông trường quốc doanh Aleksanđr Semionovich Rokk, và phải công bằng mà nói - anh ta thổi sáo rất nghệ. Bí quyết là ở chỗ, trước đây có thời cây sáo đã từng là nghề kiếm sống của Aleksanđr Semionovich. Cho đến năm một nghìn chín trăm mười bảy, anh ta ở trong ban nhạc nổi tiếng của ông bầu Petukhov chiều nào cũng phục vụ tại phòng giải lao của rạp chiếu bóng sang trọng Những giấc mơ phù thuỷ ở thành phố Ecaterinoslav. Nhưng năm một nghìn chín trăm mười bảy vĩ đại làm thay đổi bước tiến thân của nhiều người, đã dẫn Aleksanđr Semionovich theo con đường mới.
Anh ta rời bỏ Những giấc mơ phù thuỷ cùng tấm màn sa tanh lấp lánh sao đầy bụi bậm ở phòng giải lao rồi dấn thân vào biển lớn chiến tranh và cách mạng, thay ống sáo bằng khẩu mauzer chết người. Anh ta trôi nổi rất lâu trên những lớp sóng, phiêu giạt khi thì đến Crưm, khi thì đến Moskva, khi thì đến Turkestan, thậm chí đến cả Viễn Đông.
Cần phải có cách mạng để Aleksanđr Semionovich bộc lộ hết mình.
Thì ra anh ta là một người khá vĩ đại, và tất nhiên chỗ của anh ta không phải ở trong phòng giải lao của rạp chiếu bóng Những Giấc Mơ Phù Thủy.
Chẳng cần kể tỉ mỉ dài dòng, chỉ xin nói trắng: cuối năm một nghìn chín trám hai bảy đầu năm một nghìn chín trăm hai tám, Aleksanđr Semionovich đang ở Turkestan; ở đó, thứ nhất, anh ta làm chủ bút một tờ báo lớn; tiếp đó, với tư cách là thành viên địa phương của Hội đồng kinh tế cao cấp, anh ta nổi danh như cồn với các công trình đáng kinh ngạc về công tác thủy lợi của vùng Turkestan. Năm một nghìn chín trăm hai tám Rokk đến Moskva và được nghỉ ngơi một cách xứng đáng. Hội đồng cấp cao của cái tổ chức mà con người nhà quê cổ lỗ này trân trọng mang tấm thẻ của nó trong túi, đã đánh giá đúng và trao cho anh ta một chức vụ nhàn nhã và danh dự. Nhưng thật rủi ro cho nước Cộng hòa, bộ não sục sôi của Aleksanđr Semionovich còn chưa tắt lặng, ở Moskva anh ta đụng đầu với phát minh của Persicov, và thế là trong buồng khách sạn Pan Đỏ trên phố Tverskaia, Aleksanđr Semio~novich nảy ra ý tưởng dùng tia sáng của Persicov để khôi phục lại đàn gà của nước Cộng hòa trong vòng một tháng. Người ta nghe Rokk trình bày ở Ban chăn nuôi, tán thành với anh ta, và Rokk mang tờ giấy dày đẹp đến gặp nhà sinh vật học gàn dở.
Buổi hòa nhạc trên mặt hồ lặng tờ như kính, trên những cánh rừng và khu vườn nông trường đã sắp đến hồi kết thúc, thì bỗng nó bị một sự lạ xảy ra cắt ngang. Đó là lũ chó ở làng Consovca đáng ra đã phải ngủ bỗng đột nhiên đồng thanh lên tiếng sủa, rồi những tiếng sủa đó dần dần biến thành một trận hú toàn thể đau đớn. Tiếng chó mỗi lúc một to hơn. loang trên những thửa ruộng và bất ngờ đáp lại là một dàn giao hưởng rền vang của hàng triệu giọng ếch trong hồ. Tất cả những cái đó lạ lùng, khủng khiếp đến mức trong một thoáng tưởng chừng đêm trăng huyền ảo như chợt tối sầm lại.
Aleksanđr Semionovich bỏ cây sáo xuống và bước ra hàng hiên:
- Manhia, em nghe thấy không? Cái lũ chó khốn kiếp... Em có biết làm sao chúng phát điên lên thế không?
- Làm sao mà em biết được? - Manhia đáp, mắt vẫn nhìn trăng.
- Này Manesca, ta đi xem trứng đi, - Aleksanđr Semionovich nói.
- Chà, anh Aleksanđr Semionovich này, anh hóa rồ với lũ gà và trứng của anh rồi hay sao ấy. Nghỉ một lát có được không?
- Không, Manesca, ta đi nào.
Trong khu nhà kính, ngọn đèn trần vẫn cháy sáng. Đunhia cũng đến với gương mặt nóng bừng và cặp mắt lấp lánh.
Aleksanđr Semionovich thận trọng mở tấm kính bảo vệ, ba người nhìn vào phía trong camera. Trên mặt sàn amiăng trắng, những quả trứng đỏ được đánh dấu nằm xếp hàng đều đặn. Trong các camera không tiếng động... Còn từ trên trần, ngọn đèn một ngàn năm trăm nến lặng lẽ chiếu sáng.
- Ê, ta sẽ làm ra gà con! - Aleksanđr Semionovich hào hứng nói, nhìn vào camera khi thì qua các lỗ kiểm tra ở hai bên, khi thì từ trên xuống qua khe thông gió rộng. - Rồi các người sẽ thấy...
- Cái gì? Tôi không làm được ấy à?
- Anh có biết không, anh Aleksanđr Semionovich, - Đunhia mỉm cười nói, - mấy ông già ở làng Consovca nói rằng anh là kẻ nghịch chúa đấy. Họ bảo trứng của anh là trứng quỷ. ấp trứng bằng máy là có tội Họ muốn giết chết anh đấy.
Aleksanđr Semionovich rùng mình, quay sang nhìn vợ. Mặt anh ta vàng bệch ra.
- Thế nào, các người nói sao? Dân với chúng thế đấy! Các người làm cái gì với đám dân này? Hả? Manesca, cần phải tổ chức một cuộc họp... Ngày mai tôi sẽ mời người trên huyện xuống. Đích thân tôi sẽ nói cho họ biết. Nói chung cần phải làm công tác tuyên huấn... Đúng là một xứ hoang sơ.
- Tối tăm, - tay biệt phái nằm trên tám áo choàng của mình cạnh cửa khu nhà kính chêm vào.
Ngày hôm sau lại xảy ra những sự việc cực kì lạ lùng và không thể giải thích được. Buổi sáng mọi ngày, khi mặt trời bắt đầu ló dạng, cánh rừng thường chào đón tia nắng đầu tiên bằng những tiếng chim đủ giọng, ồn ĩ không dứt, thế mà hôm nay nó lại im lặng tuyệt đối. Điều này ai cũng nhận thấy. Hệt như trước cơn giông. Nhưng không hề có giông gió nào cả. Những câu chuyện mọi người nói với nhau ở nông trường đối với Aleksanđr Semionovich mang vẻ lạ lùng và đầy ẩn ý nhất là qua lời của một lão già có tiếng là thông thái và gàn bướng ở làng Consovca biệt hiệu Bìu Dê mọi người đồn nhau rằng từ sáng sớm tất cả chim chóc đã tụ lại thành đàn rồi kéo nhau bay khỏi Seremetev lên phía Bắc. Một chuyện hết sức ngớ ngẩn. Aleksanđr Semionovich cảm thấy chán nản, suốt ngày tìm cách liên lạc bằng điện thoại với thị trấn Gratrevca. Từ thị trấn người ta hứa với Aleksanđr Semionovich là hai ngày nữa sẽ phái diễn giả xuống nói chuyện về hai chủ đề : tình hình quốc tế và Hiệp hội tự nguyện hỗ trợ sự nghiệp chăn nuôi gà (Hiệp hội gà).
Tối đến lại thêm một chuyện lạ lùng. Nếu như buổi sáng cánh rừng bặt tiếng để lộ ra hết sức rõ ràng sự im lặng khó chịu và đáng ngờ giữa những đám cây, nếu như giữa trưa lũ chim sẻ không biết biến đi đâu khỏi khu sân kho nông trường, thì tối đến mặt hồ ở Seremetev lại cũng mất giọng nốt. Điều đó quả thật rất đáng kinh ngạc, vì rằng tiếng ếch ở hồ Seremetev vốn nổi tiếng đến mức trong vùng ngang dọc bốn chục dặm đất ai ai cũng biết.
Thế mà bây giờ dường như chúng đã chết sạch. Từ mặt hồ không vọng lên bất kì một tiếng kêu nào, và đám cỏ lác đứng im lìm, câm lặng. Cần phải nói rằng Aleksanđr Semionovich chán nản thực sự. Mọi người bắt đầu bàn tán về những chuyện xảy ra, và bàn tán một cách tồi tệ nhất - nghĩa là ở sau lưng Alek-sanđr Semionovich.
- Quả là kì quái, - vào bữa ăn trưa, Aleksanđr Semionovich nói với vợ. - Anh không hiểu lũ chim kia tại sao lại bay đi hết?
- Làm sao mà em biết được? - Manhia đáp. - Hay là tại cái tia sáng của anh?
- Này, Manhia, em là một ả ngốc nghếch nhất hạng, - Aleksanđr Semionovich đặt mạnh chiếc thìa ăn xuống mát bàn, nói. - Em nói hệt như bọn mugich. Tia sáng thì có can hệ gì ở đây?
- Tôi không biết. Để cho tôi yên.
Khuya đến xảy ra sự lạ thứ ba: lũ chó ở Consovca lại sủa, mà sủa phải nói thật là khủng khiếp! Trên những thửa ruộng lênh láng trăng không ngớt xoay vần tiếng tru, tiếng kêu ăng ắng, tiếng rên ư ừ, giận dữ và thê lương.
Aleksanđr Semionovich cũng được ban thưởng một việc bất ngờ, mà lần này là việc dễ chịu, nó xảy ra ở ngay trong khu nhà kính. Từ các quả trứng đỏ đặt trong ba camera bắt đầu vang lên những tiếng động liên tục. Túc tắc... túc tắc... túc tắc túc tắc có cái gì gõ khi thì ở quả trứng này, khi thì ở quả trứng khác, không ngớt.
Tiếng gõ trong những quả trứng đối với Aleksanđr Semionovich là tiếng gõ đắc thắng. Ngay tức khấc những chuyện lạ ở trong cánh rừng và trên hồ bị lãng quên. Mọi người tập trung lại ở khu nhà kính: Manhia, Đunhia, ông già bảo vệ , và cả tay nhân viên biệt phái để lại khẩu súng trường cạnh cửa ra vào.
- Thế nào, hả? Các người nói gì nào? - Aleksanđr Semionovich đắc chí hỏi. Mọi người tò mò ghé tai vào cửa camera thứ nhất. - Đó là tiếng gà con mổ mỏ, - Aleksanđr Semionovich rạng rỡ nói tiếp. - Các người bảo ta không nở được gà hả? Không, các bạn thân mến ạ? - Tràn trề cảm xúc, Aleksanđr Semionovich vỗ lên vai tay nhân viên biệt phái. - Tôi sẽ nở để cho các người phải trố mắt ra... Bây giờ thì phải cẩn thận cho tôi đấy, - anh ta nghiêm khắc nói tiếp - Hễ chúng bắt đầu nứt vỏ là phải báo cho tôi ngay.
- Vâng ạ, - ông già bảo vệ, Đunhia, tay biệt phái đồng thanh đáp.
Sốc sách... sóc-sách... - trong các quả trứng ở camera thứ nhất như có tiếng sôi khe khẽ . Quả thật, cảnh tượng một cuộc sống mới sinh sôi ngay trước mắt bên trong lớp vỏ mỏng được chiếu sáng thú vị đến mức cả đám còn ngồi lại rất lâu trên ba chiếc thùng rỗng và nhìn những quả trứng đỏ thẫm đang chín dần trong luồng ánh sáng lấp lánh bí ẩn. Mọi người tản ra đi ngủ khá muộn khi màn đêm trên khu nhà nông trường đã chuyển sang màu xanh nhạt Đó là một đêm bí ẩn, và thậm chí đáng sợ, vì sự im lặng tuyệt đối của nó chốc chốc lại bị phá vỡ bởi những tiếng chó sủa ở làng Consovca, tiếng sủa hết sức đau đớn và thê thiết một cách vô cớ. Tuyệt đối không thể hiểu tại sao lũ chỗ đáng nguyền rủa đó lại phát rồ lên như vậy.
Buổi sáng hôm sau Aleksanđr Semionovich lại gặp một chuyện khó chịu. Tay nhân viên biệt phái tột cùng bối rối đặt tay lên tim thanh minh và thề thốt rằng anh ta suốt đêm không ngủ nhưng không nhìn thấy gì hết.
- Chuyện thật khó hiểu, - tay biệt phái than thở, - tôi không có lỗi ở đây, thưa đồng chí Rokk.
- Thế đồng chí nghĩ sao, tôi phải cám ơn và ghi công lao cho đồng chí à? - Aleksanđr Semionovich khiển trách anh ta. - Người ta cử anh đến đây làm gì? Để canh. Vậy thì anh hãy nói cho tôi biết, chúng đi đâu mất? Có phải là chúng đã nở ra rồi không? Vậy nghĩa là chúng đã chạy mất. Nghĩa là anh đã mở cửa và bỏ đi nơi khác? Hãy tìm gà con về đây cho tôi!
- Tôi không bỏ đi đâu cả. Chẳng lẽ tôi không biết công việc của mình hay sao? - tay nhân viên huyện đội tự ái. - Cái gì mà đồng chí mắng mỏ tôi vô lí thế, đồng chí Rokk.
- Chúng đâu rồi?
- Làm sao tôi biết được? - tay biệt phái cuối cùng nổi nóng thật sự. - Chẳng lẽ tôi phải canh chúng à? Tôi được phái đến để làm gì nào? Để canh không cho ai lấy cắp mất camera, và tôi thực hiện trách nhiệm của tôi. Các camera còn kia. Theo luật, tôi không có nhiệm vụ bất gà cho anh. Ai biết những con gà của anh nở ra như thế nào, biết đâu có cưỡi xe đạp cũng không đuổi kịp chúng?
Aleksanđr Semionovich hơi đuối lí, càu nhàu thêm vài câu và cảm thấy hết sức lạ lùng. Sự việc quả thật là kì quái. Trong camera thứ nhất được đưa vào chiếu sáng đầu tiên, hai quả trứng nằm ngay ở gốc tia sáng đã bị vỡ. Một quả thậm chí còn bị lăn sang bên, vỏ trứng nằm trong luồng sáng, trên nền amiăng.
- Ma quỷ thật, - Aleksanđr Semionóvich lầu bầu, cửa sổ đóng kín, chẳng lẽ chúng bay qua mái!
Anh ta ngẩng đầu nhìn lên mấy lỗ trống ở trên khung kính mái nhà.
- Anh Aleksanđr Semionovich, - Đunhia vô cùng ngơ ngác, - chẳng lẽ gà con của anh biết bay? - Chúng ở đáu đây thôi... chực... chực... chực... - cô bắt đầu gọi gà và ngó vào các ngóc ngách của khu nhà kính, nơi ngổn ngang những lọ hoa đầy bụi, những tấm ván và đủ các thứ vặt vãnh. Nhưng không thấy một chú gà con nào ở đâu cả.
Toàn thể nhân viên của nông trường suốt hai tiếng đồng hồ chạy nháo nhác khắp sân để tìm kiếm những chú gà con tinh ranh, nhưng tuyệt nhiên không thấy. Ngày trôi qua căng thẳng.
Ông già bảo vệ được bổ sung thêm cho việc canh gác camera với mệnh lệnh nghiêm khắc : cứ mười lăm phút một nhìn vào cửa sổ của camera và có chuyện gì phải gọi ngay Aleksanđr Semionovich.
Tay biệt phái cau có ngồi ở cửa ra vào, súng trường kẹp giữa hai đầu gối. Aleksanđr Semionovich chạy ngược chạy xuôi và đến hai giờ chiều mới ngồi ăn trưa. Ăn xong, anh ta nằm ngủ chừng một tiếng trong bóng râm trên mặt chiếc đi văng mềm của biệt thự nhà Seremetev, dậy uống cốc nước giải khát ngọt của nông trường và tận mắt thấy mọi việc ở khu nhà kính giờ đây đều ổn cả. Ông già bảo vệ nằm sấp trên tấm vải bố, hấp háy mắt nhìn qua khe kính kiểm tra của camera thứ nhất. Tay biệt phái bỏ cả ngủ trưa, không rời nửa bước khỏi cánh cửa ra vào.
Nhưng cũng có một vài tin mới: những quả trứng ở camera thứ ba, được chiếu sáng sau cùng, đã bắt đầu phát ra những tiếng lóc bóc, lép nhép, dường như có ai đang sụt sùi, rên rỉ ở bên trong.
- Chà, sắp nở rồi, - Aleksanđr Semionovich nói, - đấy là chúng đang sắp nở đãy, giờ thì ta thấy rõ rồi. Ông thấy không? - Anh ta quay sang hỏi ông già bảo vệ.
- Có ạ, thật ghê gớm, - ông già bảo vệ lắc lắc đầu đáp bằng một giọng rõ ràng là đầy hàm ý.
Aleksanđr Semionovich ngồi xổm một lúc cạnh các camera, nhưng mãi vẫn không có gì nở ra. Anh ta đứng dậy, vươn vai và tuyên bố là sẽ không rời khu vườn đi đâu cả, mà chỉ ra hồ tấm một cái, và hãy ngay lập tức gọi anh ta nếu có chuyện gì xảy ra.
Rokk chạy vào buồng ngủ trong biệt thự, nơi đặt hai chiếc giường lò xo hẹp, chăn nệm nhàu nát, trên sàn ngổn ngang một đống táo xanh và hàng núi kê được chuẩn bị làm thức ăn cho lứa gà tương lai, lấy chiếc khăn bông, lưỡng lự một thoáng rồi cầm theo cả cây sáo - để rỗi rãi chơi một khúc giải buồn bên làn nước lặng. Anh ta sảng khoái rảo bước ra khỏi tòa biệt thự, đi qua sân nông trường và theo con đường nhỏ có hàng liễu rủ dẫn về phía hồ.
Rokk bước đi đầy hứng khởi, vung vẩy tấm khăn tắm, ống sáo cắp dưới nách. Từ bầu trời, cái oi nóng tuôn xuống qua tán lá liễu dày, và cơ thể bức bối thèm được ngâm vào nước hồ. Phía bên tay phải Rokk bắt đầu hiện ra một đám ngưu bàng rậm; khi đi ngang qua, anh ta nhổ vào đó một bãi nước bọt. Ngay tức khắc ở sâu phía trong, giữa đám cành lá chằng chịt, nghe có tiếng sột soạt như ai đó kéo lê một khúc gô nặng. Cảm thấy một cú nhói khó chịu bất chợt trong tim, Aleksanđr Semionovich quay đầu về phía đám cây, ngạc nhiên nhìn. Mặt hồ đã hai ngày qua không còn bị âm thanh nào khuấy động. Tiếng sột soạt biến mất. Phía sau ngọn ngưu bàng là mặt hồ phẳng và mái nhà tắm màu xám thấp thoáng đầy quyến rũ. Mấy con chuồn chuồn bay vụt lên trước mặt Aleksanđr Semionovich. Anh ta đã dợm chân đi về phía chiếc cầu tắm bằng gỗ, thì tiếng sột soạt lại đột ngột nổi lên trong đám lá xanh, và lần này còn kèm theo tiếng rít ngắn, như tiếng hơi nước và dầu thoát ra từ cỗ dầu máy xe lửa.
Aleksanđr Semionovich cảnh giác nhìn kĩ vào đám cây lá rậm rì.
- Aleksanđr Semionovich, - vừa lúc đó vang lên tiếng gọi của Rokk phu nhân, và tấm áo trắng của cô thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện trong đám đũm hương. - Đợi em với, em cũng đi tắm đây.
Cô vợ vội vã chạy xuống hồ, nhưng Aleksanđr Semionovich không đáp, mắt vẫn nhìn như bị thôi miên vào bụi ngưu bàng. Một khúc gỗ màu vàng pha xanh như thân cây liu bắt đầu nhô ra giữa đám lá và vươn lên mỗi lúc một cao. Khúc gỗ, như Aleksanđr Semionovich cảm thấy, đầy những đốm vàng nhạt ẩm ướt. Nó ngoi lên cao dần, uốn cong, lắc lư phút chốc đã vượt hẳn cây liễu thấp sần sùi cạnh đó. Rồi p hần trên của khúc gỗ gập lại, hơi nghiêng xuống, và phía trên đầu của Aleksanđr Semionovich hình thành một cái gì đó theo chiều cao giống như cột điện của thành phố Moskva.
Nhưng cái vật này to gấp ba lần và đẹp hơn cột điện nhiều nhờ những hình chạm trổ như vảy cá trên thân. Còn chưa hiểu ra cái gì, nhưng đã lạnh toát sống lưng, Aleksanđr Semionovich nhìn không rời mắt phần phía trên của cây cột khủng khiếp đó, và trái tim anh ta ngừng đập hẳn đi mấy giây. Anh ta cảm thấy như một cơn băng giá đột ngột ập xuống giữa ngày tháng Tám, và trước mặt chợt tối sầm lại hệt khi nhìn lên mặt trời qua tấm vải dày.
Trên đỉnh của cột gỗ có một cái đầu. Nó dẹt, nhọn và lốm đốm những vệt tròn vàng trên nền màu liu. Hai con mắt hẹp, lạnh băng mở to, không có mí, nằm trên đỉnh đầu; từ đôi mắt đó bắn ra những tia giận dữ hoàn toàn chưa từng ai được thấy. Cái đầu làm một cử động giống như đớp không khí; cả cây cột chìm lẫn vào đám ngưu bàng, chỉ còn lại cặp mắt. Không chớp, chúng trừng trừng nhìn Aleksanđr Semionovich. Anh ta thốt lên bốn từ, bốn từ tuyệt đối phi lí và được phát ra bởi một nỗi kinh hoàng khiến con người hoá điên:
- Đùa gì thế này...
Rồi anh ta chợt nhớ lại những thầy phù thủy luyện rắn...
đúng... đú ng... ấn Độ ... cái giỏ bện và bức tranh... Những câu thần chú.
Cái đầu lại vươn cao, bắt đầu hiện ra cả khúc thân.
Aleksanđr Semionovich đưa sáo lên miệng, khàn khàn hắng giọng, lấy hơi và bắt đầu thổi một điệu vals trong vở nhạc kịch Evgheni Oneghin(*), liên tục thở ngắt quãng. Cặp mắt trong đám lá xanh lập tức cháy lên nỗi căm thù không đội trời chung đối với vở nhạc kịch này.
- Anh sao thế, điên à, đứng ngoài nắng mà thổi sáo? - Giọng nói vui vẻ của Man hia vang lên, và Aleksanđr Semionovich thoáng thấy bên phía tay phải của mình một bóng trong.
Tiếp đó là tiếng rú kinh hoàng vang khắp nông trường, mỗi lúc một loang rộng, bay cao, và điệu vals như bỗng choi choi nhảy trên một chiếc chân bị đánh què . Cái đầu từ đám lá xanh vụt phóng lên phía trước, cặp mất của nó rời bỏ Aleksanđr Semionovich, để tâm hồn anh ta tự vấn mình. Con rắn, dài khoảng mười lăm arsin(*) và to bằng thân người, như một cái lò xo bật ra khỏi lùm cây. Một đám bụi bốc lên trên mặt đường, và điệu vals kết thúc. Con rắn vọt ngang qua chủ tịch nông trường, thẳng đến nơi có chiếc áo trong đứng trên đường.
Rokk trông thấy rất rõ ràng: Manhia trở nên vàng bệch, mái tóc dài của cô, như những sợi dây thép, dựng ngược lên đến nửa arsin trên đầu. Ngay trước mắt Rokk con rắn vụt mở miệng, thè ra một vật giống như chiết nĩa chẻ hai, đớp lấy vai Manhia đang từ từ khuỵu xuống đất, nhấc cô lên hơn một arsin khỏi mặt đường.
Ngay tức khắc Manhia lặp lại tiếng rú xé ruột trước khi chết. Con rắn dựng đứng lên như cột chong chóng cao năm sagien(*), đuôi quẫy bốc lên một cơn lốc bụi, bắt đầu nuốt Manhia. Cô không còn phát ra tiếng kêu nào nữa, và Rokk chỉ nghe thấy tiếng xương gãy kêu răng rắc. Mái đầu của Manhia, âu yếm áp vào một bên má rắn, bay vụt lên cao khỏi mặt đất. Từ miệng cô máu trào ộc ra, một cánh tay gầy buông thõng xuống, từ đầu móng tay máu bắn thành vòi. Rồi con rắn chuyển động hàm, há rộng miệng, ngay tức khắc phủ đầu mình lên đầu Manhia và từ từ trùm lên đó như người ta đi găng lên ngón tay. Từ miệng rắn phun ra một luồng hơi thở nóng đến nỗi nó phả cả vào mặt Rokk, đuôi rắn suýt gạt văng anh ta khỏi mặt đường lầm bụi. Vào đúng lúc đó thì tóc trên đầu Rokk trở nên bạc trắng. Trước tiên là nửa bên phải, liền đó là cả nửa bên trái của mái tóc đen như mun của anh ta hóa thành màu trứng. Trong cơn buồn nôn kinh hoàng, cuối cùng anh ta cũng nhấc được chân khỏi mặt đường; và không nhìn thấy gì, không nhìn thấy ai hết, rú lên một tiếng man dại vang xa cả vùng, Rokk bỏ chạy thục mạng... (*)
Nông trường Tia sáng đỏ rồi nhanh nhẹn chạy xuống thềm và đi thẳng tới chiếc xe tải nhỏ chở ba camera đen có biệt phái viên hộ tống vừa dừng bánh.
Suốt ngày hôm đó Aleksandr Semionovich cùng đám người giúp việc hối hả lắp đặt các camera vào trong khu nhà kính trồng rau mùa đông trước đây của nhà Seremetev... Đến chiều thì tất cả đã xong xuôi. Sát mặt trần bằng kính cháy sáng một bóng đèn tròn màu trắng đục, các camera được đặt trên nền gạch và tay thợ cơ khí đến cùng chuyến xe chở các camera bật công tắc lách cách, vặn các núm điều chỉnh sáng loáng, thắp lên trên mặt đáy amiăng trong các hộp đen những tia sáng đỏ đầy bí ẩn Aleksandr Semionovich đích thân leo lên thang để kiểm tra các đường dây điện.
Hôm sau, cũng chiếc xe tải đó từ ga trở về thả xuống ba thùng gỗ nhẵn bóng tuyệt đẹp, xung quanh dán nhãn giấy với những dòng chữ trắng trên nền đen:
VORSICHT: EIER!!
Cẩn thận với trứng - Sao lại gửi đến ít thế này? - Aleksandr Semionovich ngạc nhiên hỏi, nhưng liền ngay đó bắt tay vào tháo dỡ các thùng trứng.
Việc tháo dỡ được tiến hành trong khu nhà kính, và những người tham gia gồm có: đích thân Aleksandr Semionovich, cô vợ Manhia của anh ta có thân hình to béo khác thường, lão làm vườn chột mắt của nhà Seremetev trước kia, còn nay giữ chức nhân viên bảo vệ tổng hợp, tay đặc phái viên áp tải được chỉ định đến ở ngay tại nông trường, và cuối cùng là cô lao công Đunhia. ở đây không phải là Moskva, mọi việc ở đây mang tính chất đơn giản, gia đình và thân mật hơn nhiều. Aleksandr Semionovich chỉ huy công việc, âu yếm ngắm nghía những thùng trứng - dưới ánh nắng chiều dìu dịu dọi qua lớp kính trên trần của khu nhà kính, trông chúng như một món quà thật trang trọng, thật hấp dẫn. Đặc phái viên bảo vệ, khẩu súng trường hiền lành đặt cạnh cửa, dùng kìm tháo gỡ đinh nẹp và lớp kim loại bọc ngoài. Tiếng kêu răng rắc... Bụi bay từng đám. Aleksanđr Semionovich kéo lê dép chạy quanh các thùng gỗ :
- Nào nhẹ tay cho, nhè nhẹ tay thôi, - anh ta nói với đặc phái viên. - Cẩn thận. Chẳng lẽ anh không thấy đây là trứng à?
- Không sao, - anh chàng đặc phái viên huyện đội vừa quay kìm vừa gầm gừ, - xong ngay đây...
Răng rắc. Bụi.
Những quả trứng được đóng gói thật tuyệt vời: phía dưới tấm vải nấp thùng là một lớp giấy dầu, tiếp đến là lớp giấy thấm, tiếp nữa là một lớp dày dăm bào, cuối cùng là mùn cưa; đây đó từ dưới lớp mùn cưa lộ ra những đầu trứng nhọn trăng trắng.
- Đây là bao bì ngoại quốc, - Aleksandr Semionovich thò tay đào bới trong lớp mùn cưa, thán phục nói, - đâu có như ở ta.
Manhia, cẩn thận, cô làm vỡ hết cả trứng đấy.
- áleksandr Semionovich, anh ngớ ngẩn mất rồi hay sao ấy, - cô vợ đáp, - cứ làm như vàng không bằng. Chẳng lẽ em chưa bao giờ thấy trứng hay sao? Ôi ! To quá !
- Trứng ngoại mà, - Aleksandr Semionovich nói, tay nâng niu xếp những quả trứng lên mặt bàn gỗ, - hệt như trứng đám mugic chúng tôi... Hình như tất cả đều là gà mào đỏ, quỷ quái thật. Của bọn Đức.
- Đúng thế, - tay nhân viên biệt phái ngắm nghía đống trứng, phụ họa theo.
- Nhưng tôi không hiểu sao chúng lại bẩn thế này, - Aleksandr Semionovich trầm ngâm nói. - - Manhia, em trông ở đây nhé, cứ cho dỡ hết ra, để anh đi gọi điện thoại.
Và Aleksandr Semionovich nhạy vội đến văn phòng của nông trường ở phía bên kia sân để gọi điện.
Chiều hôm đó điện thoại trong phòng làm việc của giáo sư Persicov ở Viện động vật học kêu inh ỏi. Giáo sư vò xù mái tóc rồi bước đến bên máy.
- Hả? - ông hỏi.
- Mời ông nghe ngoại tỉnh, - ống nghe ken két đáp bằng một giọng phụ nữ.
- Tôi nghe đây, - Persicov khó chịu nói vào cái miệng đen của ống điện thoại.
Trong đó có cái gì bật đánh tách, rồi một giọng đàn ông từ rất xa lo lắng đập vào tai ông:
- Có rửa trứng không, thưa giáo sư?
- Cái gì? Cái gì hả? Anh hỏi cái gì? - Persicov cáu kỉnh quát. - ở đâu gọi đấy?
- Từ Nicolski, tỉnh Smolenskaia, - ống nghe đáp.
- Tôi không hiểu. Tôi không biết Nicolski nào cả. Ai đang nói đấy?
- Rokk, - ống nghe nghiêm khắc đáp lại.
- Rokk nào? à, à... đấy là anh... Vậy anh hỏi cái gì?
- Có rửa chúng không ạ?... Từ nước ngoài người ta gửi về cho tôi mộ i lô trứng gà ...
- Sao nữa?
- Nhưng chúng bẩn quá thể.
- Anh nhầm sao ấy chứ... Làm sao chúng lại "bẩn quá thể như anh nói được? Hừm, tất nhiên có thể ít nhiều... phân khô...
hay cái gì đấy...
- Thế không phải rửa ạ ?
- Tất nhiên là không cần... Thế nào, các anh đã định cho trứng vào camera để soi đấy à?
- Tôi đang cho vào. Vâng, - ống nghe trả lời.
- Hừm, - Persicov đáp lại.
Thôi nhé! - ống nghe kêu lách cách, rồi im tiếng.
- "Thôi nhé", - Persicov với vẻ căm ghét nhắc lại với phó giáo sư Ivanov. - Anh thấy cái loại người này thế nào hả, Piôt r Stepanovich?
Ivanov phá ra cười.
- Lại hắn ta à? Tôi hình dung ra cảnh hắn ta đang nướng trứng ở đấy.
- Vờ vờ vờ Persicov giận dữ rít lên, - anh hãy hình dung, Piot r Stepanovich... cứ cho là thế đi có thể tia sáng cũng sẽ có tác động đối với noãn hoàng của trứng gà như đối với huyết tương của lớp khỏa bì đi.
Rất có thể anh ta sẽ làm cho trứng nở. Nhưng không ai, cả anh, cả tôi, không ai có thể nói đó là những con gà như thế nào... Có thể, chúng chẳng được tích sự gì hết. Có thể, chúng sẽ chết sạch sau hai ngày. Có thể, thịt chúng không ăn được! Mà chẳng lẽ tôi dám đoan chắc là chúng đứng được trên hai chân? Có thể, xương chúng giòn như cọng rơm, - Persicov bắt đầu nổi cơn phấn hứng, vung bàn tay lên và co ngón tay lại .
- Hoàn toàn đúng như vậy, - Ivanov đồng ý.
- Anh có thể bảo đảm là chúng sẽ sinh sản được không, Piot r Stepanovich? Biết đâu cái tay kia lại làm ra những con gà vô sinh?
Phóng chúng lên kích thước cỡ con chó, nhưng rồi cứ đợi đến ngày tận thế chúng sẽ đẻ.
- Không thể bảo đảm được, - Ivanov hoàn toàn tán thành.
- Mà thật là táo tợn, thật là càn rỡ. Và tôi nói cho anh biết, tôi lại được giao hướng dẫn cái tay này. - Persicov trỏ tờ giấy do Rokk mang đến giờ đang nằm trên mặt bàn thí nghiệm. - Làm sao tôi có thể hướng dẫn cái gã vô học này được trong khi chính bản thân tôi cũng không thể nói gì về vấn đề này?
- Thế không thể từ chối được ạ? - Ivanov hỏi.
Persicov đỏ bừng mặt, cầm lấy tờ giấy từ trên bàn và chìa cho Ivanov. Anh đọc nó và cười khẩy chua chát.
- R... ra thế, - Ivanov thốt lên đầy ngụ ý.
- Và anh phải biết... Tôi đợi lô hàng tôi đặt đã hai tháng mà không thấy tăm hơi đâu. Còn tay kia ngay tức-khắc được gửi trứng đến, và nói chung là đủ thứ hỗ trợ ...
- Hắn chằng làm được trò trống gì đâu, bác Vlađimir Ipatievich ạ. Kết cục là sẽ trả camera lại cho bác thôi.
- Giá như nhanh nhanh lên, không lại làm chậm các thí nghiệm của tôi.
- Đúng vậy, điều đó quả thật tồi tệ. Mọi việc của cháu cũng đã sẵn sàng.
- Anh nhận được áo bảo hộ rồi chứ?
- Vâng, vừa hôm nay.
Persicov ít nhiều bình tĩnh lại và hoạt bát hẳn.
- Thế... Tôi nghĩ là chúng ta sẽ làm thế này.
Cửa ra vào phòng mổ có thể khóa chặt, còn mở cửa - Tất nhiên, - Ivanov nhất trí.
- Ba chiếc mũ?
- Vâng, ba chiếc.
- Thế được rồi... Vậy là anh, tôi, và gọi thêm một cậu nào đó trong số sinh viên. Giao cho cậu ta chiếc mũ thứ ba.
- Có thể lấy Grinmut.
- Cái cậu bây giờ đang thực tập kì nhông ấy à?
- Hừm... cậu ta cũng được... mặc dù... anh biết không, hồi mùa xuân vừa rồi cậu ta không nói được bong bóng của loại răng trần cấu tạo như thế nào, - Persicov nói với vẻ ác cảm.
- Không, anh ta không đến nỗi nào... một sinh viên khá, - Ivanov tỏ ý bênh vực.
- Sẽ phải thức không chỉ một đêm đâu đấy, - Persicov nói tiếp. - Lại còn việc này nữa, Piôt r Stepanovich, anh phải kiểm tra gas cẩn thận đấy nhé, có trời mới biết cái Hiệp hội Hóa học kia làm ăn ra sao. Lỡ họ lại gửi đến thứ khí vớ vẩn nào đó.
- Không, không, - Ivanov vung hai tay, - hôm qua cháu đã thử rồi. Cần phải công nhận, bác Vlađimir Ipatiêvich ạ, gas của họ tốt lắm.
- Anh thử bằng gì?
- Bằng loại cóc thường. Chỉ bơm một tia - chết tức khắc. Bác Vlađimir Ipatievich ạ, chúng ta nên làm thêm việc này nữa. Bác hãy viết thư hỏi xin bên Ghê-pê-u một khẩu súng điện(*).
- Nhưng tôi có biết sử dụng đâu...
- Cái đó bác để cháu, - Ivanov đáp. - ở Kliazma cháu đã từng bắn thử... đùa thôi... Có mộ tay Ghê-pê-u ở cạnh chỗ cháu mà. Một loại vũ khí tuyệt vời. Mà hết sức đơn giản. Giảm thanh, cách một trăm bước chân chết tươi. Bọn cháu bắn quạ... Theo cháu, có khi không cần cả gas nữa.
.- Hừm ... một ý hay đấy... Rất hay, - Persicov bước đến góc phòng, cầm lấy ống nghe, quay số, - Cho tôi xin... cái gì ấy nhỉ... Lubianca...
* * *
Ban ngày trời nóng đến không chịu được. Có thể nhìn thấy trên cánh đồng những luồng không khí oi nồng, đặc quánh và trong suốt chao đảo, di chuyển.
Còn màn đêm buông xuống lại có màu xanh huyền ảo đến tuyệt trần. ánh trăng mênh mang đem lại cho khu trang trại cũ của nhà Seremetev một vẻ đẹp không thể nào tả nổi. Ngôi biệt thự dường như được xây bằng đường cát trắng tinh, ngọt ngào tóa sáng; trong vườn bóng cây lay động, còn mặt hồ như được chia thành hai màu: xung quanh là một khung sáng tạc bằng ánh trăng, ở giữa là khoảng đen không đáy. Trong những chỗ luồng sáng trăng chiếu xuống có thể thoải mái đọc báo Tin tức, chỉ trừ phần đố giải cờ thế in bằng kiểu chữ nhỏ li ti. Nhưng vào những đêm như thế này hiển nhiên là không ai đi dọc báo Tin tức cả... Cô lao công Đunhia ra chơi ở bãi rừng con phía sau khu biệt thự nông trường; và như do một sự trùng hợp, chàng tài xế có bộ râu hung lái chiếc xe tải nhỏ đã cũ nát của nông trường cũng có mặt tại đấy.
Họ làm gì ở đó - không rõ . Hai người nằm dưới bóng một cây du lớn, ngay trên tấm áo da của chàng tài xế trải lên mặt đất. Một ngọn đèn sáng trong gian nhà bếp, ở đó hai người trồng vườn đang ăn tối; còn Rokk phu nhân mặc chiếc áo dài trắng ngồi trên hiên biệt thự có hàng cột tròn mơ màng ngước mắt nhìn ả Hằng xinh đẹp tít trên cao.
Đến mười giờ tối, khi những âm thanh trong làng Consovca nằm ở phía sau biệt thự nông trường đã lắng xuống, thì một tiếng sáo nỉ non chợt rót vào khung cảnh điền viên đó. Khó có thể tả nổi sự hài hòa của tiếng sáo với những cánh rừng con và những hàng cột tròn của biệt thự nhà Seremetev. Nàng Liza mảnh mai trong vở Con đầm Pich(*) hòa giọng mình trong khúc song tấu với giọng nàng Polina mê đắm rồi bay vút lên bầu trời tràn ngập ánh trăng như một bóng ma của thời đại tuy đã qua rồi nhưng dù sao cũng vô cùng đáng yêu, cũng quyến rũ đến trào nước mắt.
Tắt lặng rồi... lặng tắt rồi...
Tiếng sáo dìu dặt, réo rắt, thở than.
Cánh rừng chết lịm. Và Đunhia cũng chết lịm như nàng tiên cá rừng sâu, nằm lắng nghe tiếng sáo áp má mình vào bên má thô ráp, hung đỏ và can trường của chàng tài xế.
- Mà nó thổi sáo mới hay làm sao, cái đồ chó đẻ ấy - chàng tài xế nói, cánh tay can trường ôm ngang eo lưng Đunhia.
Người thổi sáo chính là chủ tịch nông trường quốc doanh Aleksanđr Semionovich Rokk, và phải công bằng mà nói - anh ta thổi sáo rất nghệ. Bí quyết là ở chỗ, trước đây có thời cây sáo đã từng là nghề kiếm sống của Aleksanđr Semionovich. Cho đến năm một nghìn chín trăm mười bảy, anh ta ở trong ban nhạc nổi tiếng của ông bầu Petukhov chiều nào cũng phục vụ tại phòng giải lao của rạp chiếu bóng sang trọng Những giấc mơ phù thuỷ ở thành phố Ecaterinoslav. Nhưng năm một nghìn chín trăm mười bảy vĩ đại làm thay đổi bước tiến thân của nhiều người, đã dẫn Aleksanđr Semionovich theo con đường mới.
Anh ta rời bỏ Những giấc mơ phù thuỷ cùng tấm màn sa tanh lấp lánh sao đầy bụi bậm ở phòng giải lao rồi dấn thân vào biển lớn chiến tranh và cách mạng, thay ống sáo bằng khẩu mauzer chết người. Anh ta trôi nổi rất lâu trên những lớp sóng, phiêu giạt khi thì đến Crưm, khi thì đến Moskva, khi thì đến Turkestan, thậm chí đến cả Viễn Đông.
Cần phải có cách mạng để Aleksanđr Semionovich bộc lộ hết mình.
Thì ra anh ta là một người khá vĩ đại, và tất nhiên chỗ của anh ta không phải ở trong phòng giải lao của rạp chiếu bóng Những Giấc Mơ Phù Thủy.
Chẳng cần kể tỉ mỉ dài dòng, chỉ xin nói trắng: cuối năm một nghìn chín trám hai bảy đầu năm một nghìn chín trăm hai tám, Aleksanđr Semionovich đang ở Turkestan; ở đó, thứ nhất, anh ta làm chủ bút một tờ báo lớn; tiếp đó, với tư cách là thành viên địa phương của Hội đồng kinh tế cao cấp, anh ta nổi danh như cồn với các công trình đáng kinh ngạc về công tác thủy lợi của vùng Turkestan. Năm một nghìn chín trăm hai tám Rokk đến Moskva và được nghỉ ngơi một cách xứng đáng. Hội đồng cấp cao của cái tổ chức mà con người nhà quê cổ lỗ này trân trọng mang tấm thẻ của nó trong túi, đã đánh giá đúng và trao cho anh ta một chức vụ nhàn nhã và danh dự. Nhưng thật rủi ro cho nước Cộng hòa, bộ não sục sôi của Aleksanđr Semionovich còn chưa tắt lặng, ở Moskva anh ta đụng đầu với phát minh của Persicov, và thế là trong buồng khách sạn Pan Đỏ trên phố Tverskaia, Aleksanđr Semio~novich nảy ra ý tưởng dùng tia sáng của Persicov để khôi phục lại đàn gà của nước Cộng hòa trong vòng một tháng. Người ta nghe Rokk trình bày ở Ban chăn nuôi, tán thành với anh ta, và Rokk mang tờ giấy dày đẹp đến gặp nhà sinh vật học gàn dở.
Buổi hòa nhạc trên mặt hồ lặng tờ như kính, trên những cánh rừng và khu vườn nông trường đã sắp đến hồi kết thúc, thì bỗng nó bị một sự lạ xảy ra cắt ngang. Đó là lũ chó ở làng Consovca đáng ra đã phải ngủ bỗng đột nhiên đồng thanh lên tiếng sủa, rồi những tiếng sủa đó dần dần biến thành một trận hú toàn thể đau đớn. Tiếng chó mỗi lúc một to hơn. loang trên những thửa ruộng và bất ngờ đáp lại là một dàn giao hưởng rền vang của hàng triệu giọng ếch trong hồ. Tất cả những cái đó lạ lùng, khủng khiếp đến mức trong một thoáng tưởng chừng đêm trăng huyền ảo như chợt tối sầm lại.
Aleksanđr Semionovich bỏ cây sáo xuống và bước ra hàng hiên:
- Manhia, em nghe thấy không? Cái lũ chó khốn kiếp... Em có biết làm sao chúng phát điên lên thế không?
- Làm sao mà em biết được? - Manhia đáp, mắt vẫn nhìn trăng.
- Này Manesca, ta đi xem trứng đi, - Aleksanđr Semionovich nói.
- Chà, anh Aleksanđr Semionovich này, anh hóa rồ với lũ gà và trứng của anh rồi hay sao ấy. Nghỉ một lát có được không?
- Không, Manesca, ta đi nào.
Trong khu nhà kính, ngọn đèn trần vẫn cháy sáng. Đunhia cũng đến với gương mặt nóng bừng và cặp mắt lấp lánh.
Aleksanđr Semionovich thận trọng mở tấm kính bảo vệ, ba người nhìn vào phía trong camera. Trên mặt sàn amiăng trắng, những quả trứng đỏ được đánh dấu nằm xếp hàng đều đặn. Trong các camera không tiếng động... Còn từ trên trần, ngọn đèn một ngàn năm trăm nến lặng lẽ chiếu sáng.
- Ê, ta sẽ làm ra gà con! - Aleksanđr Semionovich hào hứng nói, nhìn vào camera khi thì qua các lỗ kiểm tra ở hai bên, khi thì từ trên xuống qua khe thông gió rộng. - Rồi các người sẽ thấy...
- Cái gì? Tôi không làm được ấy à?
- Anh có biết không, anh Aleksanđr Semionovich, - Đunhia mỉm cười nói, - mấy ông già ở làng Consovca nói rằng anh là kẻ nghịch chúa đấy. Họ bảo trứng của anh là trứng quỷ. ấp trứng bằng máy là có tội Họ muốn giết chết anh đấy.
Aleksanđr Semionovich rùng mình, quay sang nhìn vợ. Mặt anh ta vàng bệch ra.
- Thế nào, các người nói sao? Dân với chúng thế đấy! Các người làm cái gì với đám dân này? Hả? Manesca, cần phải tổ chức một cuộc họp... Ngày mai tôi sẽ mời người trên huyện xuống. Đích thân tôi sẽ nói cho họ biết. Nói chung cần phải làm công tác tuyên huấn... Đúng là một xứ hoang sơ.
- Tối tăm, - tay biệt phái nằm trên tám áo choàng của mình cạnh cửa khu nhà kính chêm vào.
Ngày hôm sau lại xảy ra những sự việc cực kì lạ lùng và không thể giải thích được. Buổi sáng mọi ngày, khi mặt trời bắt đầu ló dạng, cánh rừng thường chào đón tia nắng đầu tiên bằng những tiếng chim đủ giọng, ồn ĩ không dứt, thế mà hôm nay nó lại im lặng tuyệt đối. Điều này ai cũng nhận thấy. Hệt như trước cơn giông. Nhưng không hề có giông gió nào cả. Những câu chuyện mọi người nói với nhau ở nông trường đối với Aleksanđr Semionovich mang vẻ lạ lùng và đầy ẩn ý nhất là qua lời của một lão già có tiếng là thông thái và gàn bướng ở làng Consovca biệt hiệu Bìu Dê mọi người đồn nhau rằng từ sáng sớm tất cả chim chóc đã tụ lại thành đàn rồi kéo nhau bay khỏi Seremetev lên phía Bắc. Một chuyện hết sức ngớ ngẩn. Aleksanđr Semionovich cảm thấy chán nản, suốt ngày tìm cách liên lạc bằng điện thoại với thị trấn Gratrevca. Từ thị trấn người ta hứa với Aleksanđr Semionovich là hai ngày nữa sẽ phái diễn giả xuống nói chuyện về hai chủ đề : tình hình quốc tế và Hiệp hội tự nguyện hỗ trợ sự nghiệp chăn nuôi gà (Hiệp hội gà).
Tối đến lại thêm một chuyện lạ lùng. Nếu như buổi sáng cánh rừng bặt tiếng để lộ ra hết sức rõ ràng sự im lặng khó chịu và đáng ngờ giữa những đám cây, nếu như giữa trưa lũ chim sẻ không biết biến đi đâu khỏi khu sân kho nông trường, thì tối đến mặt hồ ở Seremetev lại cũng mất giọng nốt. Điều đó quả thật rất đáng kinh ngạc, vì rằng tiếng ếch ở hồ Seremetev vốn nổi tiếng đến mức trong vùng ngang dọc bốn chục dặm đất ai ai cũng biết.
Thế mà bây giờ dường như chúng đã chết sạch. Từ mặt hồ không vọng lên bất kì một tiếng kêu nào, và đám cỏ lác đứng im lìm, câm lặng. Cần phải nói rằng Aleksanđr Semionovich chán nản thực sự. Mọi người bắt đầu bàn tán về những chuyện xảy ra, và bàn tán một cách tồi tệ nhất - nghĩa là ở sau lưng Alek-sanđr Semionovich.
- Quả là kì quái, - vào bữa ăn trưa, Aleksanđr Semionovich nói với vợ. - Anh không hiểu lũ chim kia tại sao lại bay đi hết?
- Làm sao mà em biết được? - Manhia đáp. - Hay là tại cái tia sáng của anh?
- Này, Manhia, em là một ả ngốc nghếch nhất hạng, - Aleksanđr Semionovich đặt mạnh chiếc thìa ăn xuống mát bàn, nói. - Em nói hệt như bọn mugich. Tia sáng thì có can hệ gì ở đây?
- Tôi không biết. Để cho tôi yên.
Khuya đến xảy ra sự lạ thứ ba: lũ chó ở Consovca lại sủa, mà sủa phải nói thật là khủng khiếp! Trên những thửa ruộng lênh láng trăng không ngớt xoay vần tiếng tru, tiếng kêu ăng ắng, tiếng rên ư ừ, giận dữ và thê lương.
Aleksanđr Semionovich cũng được ban thưởng một việc bất ngờ, mà lần này là việc dễ chịu, nó xảy ra ở ngay trong khu nhà kính. Từ các quả trứng đỏ đặt trong ba camera bắt đầu vang lên những tiếng động liên tục. Túc tắc... túc tắc... túc tắc túc tắc có cái gì gõ khi thì ở quả trứng này, khi thì ở quả trứng khác, không ngớt.
Tiếng gõ trong những quả trứng đối với Aleksanđr Semionovich là tiếng gõ đắc thắng. Ngay tức khấc những chuyện lạ ở trong cánh rừng và trên hồ bị lãng quên. Mọi người tập trung lại ở khu nhà kính: Manhia, Đunhia, ông già bảo vệ , và cả tay nhân viên biệt phái để lại khẩu súng trường cạnh cửa ra vào.
- Thế nào, hả? Các người nói gì nào? - Aleksanđr Semionovich đắc chí hỏi. Mọi người tò mò ghé tai vào cửa camera thứ nhất. - Đó là tiếng gà con mổ mỏ, - Aleksanđr Semionovich rạng rỡ nói tiếp. - Các người bảo ta không nở được gà hả? Không, các bạn thân mến ạ? - Tràn trề cảm xúc, Aleksanđr Semionovich vỗ lên vai tay nhân viên biệt phái. - Tôi sẽ nở để cho các người phải trố mắt ra... Bây giờ thì phải cẩn thận cho tôi đấy, - anh ta nghiêm khắc nói tiếp - Hễ chúng bắt đầu nứt vỏ là phải báo cho tôi ngay.
- Vâng ạ, - ông già bảo vệ, Đunhia, tay biệt phái đồng thanh đáp.
Sốc sách... sóc-sách... - trong các quả trứng ở camera thứ nhất như có tiếng sôi khe khẽ . Quả thật, cảnh tượng một cuộc sống mới sinh sôi ngay trước mắt bên trong lớp vỏ mỏng được chiếu sáng thú vị đến mức cả đám còn ngồi lại rất lâu trên ba chiếc thùng rỗng và nhìn những quả trứng đỏ thẫm đang chín dần trong luồng ánh sáng lấp lánh bí ẩn. Mọi người tản ra đi ngủ khá muộn khi màn đêm trên khu nhà nông trường đã chuyển sang màu xanh nhạt Đó là một đêm bí ẩn, và thậm chí đáng sợ, vì sự im lặng tuyệt đối của nó chốc chốc lại bị phá vỡ bởi những tiếng chó sủa ở làng Consovca, tiếng sủa hết sức đau đớn và thê thiết một cách vô cớ. Tuyệt đối không thể hiểu tại sao lũ chỗ đáng nguyền rủa đó lại phát rồ lên như vậy.
Buổi sáng hôm sau Aleksanđr Semionovich lại gặp một chuyện khó chịu. Tay nhân viên biệt phái tột cùng bối rối đặt tay lên tim thanh minh và thề thốt rằng anh ta suốt đêm không ngủ nhưng không nhìn thấy gì hết.
- Chuyện thật khó hiểu, - tay biệt phái than thở, - tôi không có lỗi ở đây, thưa đồng chí Rokk.
- Thế đồng chí nghĩ sao, tôi phải cám ơn và ghi công lao cho đồng chí à? - Aleksanđr Semionovich khiển trách anh ta. - Người ta cử anh đến đây làm gì? Để canh. Vậy thì anh hãy nói cho tôi biết, chúng đi đâu mất? Có phải là chúng đã nở ra rồi không? Vậy nghĩa là chúng đã chạy mất. Nghĩa là anh đã mở cửa và bỏ đi nơi khác? Hãy tìm gà con về đây cho tôi!
- Tôi không bỏ đi đâu cả. Chẳng lẽ tôi không biết công việc của mình hay sao? - tay nhân viên huyện đội tự ái. - Cái gì mà đồng chí mắng mỏ tôi vô lí thế, đồng chí Rokk.
- Chúng đâu rồi?
- Làm sao tôi biết được? - tay biệt phái cuối cùng nổi nóng thật sự. - Chẳng lẽ tôi phải canh chúng à? Tôi được phái đến để làm gì nào? Để canh không cho ai lấy cắp mất camera, và tôi thực hiện trách nhiệm của tôi. Các camera còn kia. Theo luật, tôi không có nhiệm vụ bất gà cho anh. Ai biết những con gà của anh nở ra như thế nào, biết đâu có cưỡi xe đạp cũng không đuổi kịp chúng?
Aleksanđr Semionovich hơi đuối lí, càu nhàu thêm vài câu và cảm thấy hết sức lạ lùng. Sự việc quả thật là kì quái. Trong camera thứ nhất được đưa vào chiếu sáng đầu tiên, hai quả trứng nằm ngay ở gốc tia sáng đã bị vỡ. Một quả thậm chí còn bị lăn sang bên, vỏ trứng nằm trong luồng sáng, trên nền amiăng.
- Ma quỷ thật, - Aleksanđr Semionóvich lầu bầu, cửa sổ đóng kín, chẳng lẽ chúng bay qua mái!
Anh ta ngẩng đầu nhìn lên mấy lỗ trống ở trên khung kính mái nhà.
- Anh Aleksanđr Semionovich, - Đunhia vô cùng ngơ ngác, - chẳng lẽ gà con của anh biết bay? - Chúng ở đáu đây thôi... chực... chực... chực... - cô bắt đầu gọi gà và ngó vào các ngóc ngách của khu nhà kính, nơi ngổn ngang những lọ hoa đầy bụi, những tấm ván và đủ các thứ vặt vãnh. Nhưng không thấy một chú gà con nào ở đâu cả.
Toàn thể nhân viên của nông trường suốt hai tiếng đồng hồ chạy nháo nhác khắp sân để tìm kiếm những chú gà con tinh ranh, nhưng tuyệt nhiên không thấy. Ngày trôi qua căng thẳng.
Ông già bảo vệ được bổ sung thêm cho việc canh gác camera với mệnh lệnh nghiêm khắc : cứ mười lăm phút một nhìn vào cửa sổ của camera và có chuyện gì phải gọi ngay Aleksanđr Semionovich.
Tay biệt phái cau có ngồi ở cửa ra vào, súng trường kẹp giữa hai đầu gối. Aleksanđr Semionovich chạy ngược chạy xuôi và đến hai giờ chiều mới ngồi ăn trưa. Ăn xong, anh ta nằm ngủ chừng một tiếng trong bóng râm trên mặt chiếc đi văng mềm của biệt thự nhà Seremetev, dậy uống cốc nước giải khát ngọt của nông trường và tận mắt thấy mọi việc ở khu nhà kính giờ đây đều ổn cả. Ông già bảo vệ nằm sấp trên tấm vải bố, hấp háy mắt nhìn qua khe kính kiểm tra của camera thứ nhất. Tay biệt phái bỏ cả ngủ trưa, không rời nửa bước khỏi cánh cửa ra vào.
Nhưng cũng có một vài tin mới: những quả trứng ở camera thứ ba, được chiếu sáng sau cùng, đã bắt đầu phát ra những tiếng lóc bóc, lép nhép, dường như có ai đang sụt sùi, rên rỉ ở bên trong.
- Chà, sắp nở rồi, - Aleksanđr Semionovich nói, - đấy là chúng đang sắp nở đãy, giờ thì ta thấy rõ rồi. Ông thấy không? - Anh ta quay sang hỏi ông già bảo vệ.
- Có ạ, thật ghê gớm, - ông già bảo vệ lắc lắc đầu đáp bằng một giọng rõ ràng là đầy hàm ý.
Aleksanđr Semionovich ngồi xổm một lúc cạnh các camera, nhưng mãi vẫn không có gì nở ra. Anh ta đứng dậy, vươn vai và tuyên bố là sẽ không rời khu vườn đi đâu cả, mà chỉ ra hồ tấm một cái, và hãy ngay lập tức gọi anh ta nếu có chuyện gì xảy ra.
Rokk chạy vào buồng ngủ trong biệt thự, nơi đặt hai chiếc giường lò xo hẹp, chăn nệm nhàu nát, trên sàn ngổn ngang một đống táo xanh và hàng núi kê được chuẩn bị làm thức ăn cho lứa gà tương lai, lấy chiếc khăn bông, lưỡng lự một thoáng rồi cầm theo cả cây sáo - để rỗi rãi chơi một khúc giải buồn bên làn nước lặng. Anh ta sảng khoái rảo bước ra khỏi tòa biệt thự, đi qua sân nông trường và theo con đường nhỏ có hàng liễu rủ dẫn về phía hồ.
Rokk bước đi đầy hứng khởi, vung vẩy tấm khăn tắm, ống sáo cắp dưới nách. Từ bầu trời, cái oi nóng tuôn xuống qua tán lá liễu dày, và cơ thể bức bối thèm được ngâm vào nước hồ. Phía bên tay phải Rokk bắt đầu hiện ra một đám ngưu bàng rậm; khi đi ngang qua, anh ta nhổ vào đó một bãi nước bọt. Ngay tức khắc ở sâu phía trong, giữa đám cành lá chằng chịt, nghe có tiếng sột soạt như ai đó kéo lê một khúc gô nặng. Cảm thấy một cú nhói khó chịu bất chợt trong tim, Aleksanđr Semionovich quay đầu về phía đám cây, ngạc nhiên nhìn. Mặt hồ đã hai ngày qua không còn bị âm thanh nào khuấy động. Tiếng sột soạt biến mất. Phía sau ngọn ngưu bàng là mặt hồ phẳng và mái nhà tắm màu xám thấp thoáng đầy quyến rũ. Mấy con chuồn chuồn bay vụt lên trước mặt Aleksanđr Semionovich. Anh ta đã dợm chân đi về phía chiếc cầu tắm bằng gỗ, thì tiếng sột soạt lại đột ngột nổi lên trong đám lá xanh, và lần này còn kèm theo tiếng rít ngắn, như tiếng hơi nước và dầu thoát ra từ cỗ dầu máy xe lửa.
Aleksanđr Semionovich cảnh giác nhìn kĩ vào đám cây lá rậm rì.
- Aleksanđr Semionovich, - vừa lúc đó vang lên tiếng gọi của Rokk phu nhân, và tấm áo trắng của cô thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện trong đám đũm hương. - Đợi em với, em cũng đi tắm đây.
Cô vợ vội vã chạy xuống hồ, nhưng Aleksanđr Semionovich không đáp, mắt vẫn nhìn như bị thôi miên vào bụi ngưu bàng. Một khúc gỗ màu vàng pha xanh như thân cây liu bắt đầu nhô ra giữa đám lá và vươn lên mỗi lúc một cao. Khúc gỗ, như Aleksanđr Semionovich cảm thấy, đầy những đốm vàng nhạt ẩm ướt. Nó ngoi lên cao dần, uốn cong, lắc lư phút chốc đã vượt hẳn cây liễu thấp sần sùi cạnh đó. Rồi p hần trên của khúc gỗ gập lại, hơi nghiêng xuống, và phía trên đầu của Aleksanđr Semionovich hình thành một cái gì đó theo chiều cao giống như cột điện của thành phố Moskva.
Nhưng cái vật này to gấp ba lần và đẹp hơn cột điện nhiều nhờ những hình chạm trổ như vảy cá trên thân. Còn chưa hiểu ra cái gì, nhưng đã lạnh toát sống lưng, Aleksanđr Semionovich nhìn không rời mắt phần phía trên của cây cột khủng khiếp đó, và trái tim anh ta ngừng đập hẳn đi mấy giây. Anh ta cảm thấy như một cơn băng giá đột ngột ập xuống giữa ngày tháng Tám, và trước mặt chợt tối sầm lại hệt khi nhìn lên mặt trời qua tấm vải dày.
Trên đỉnh của cột gỗ có một cái đầu. Nó dẹt, nhọn và lốm đốm những vệt tròn vàng trên nền màu liu. Hai con mắt hẹp, lạnh băng mở to, không có mí, nằm trên đỉnh đầu; từ đôi mắt đó bắn ra những tia giận dữ hoàn toàn chưa từng ai được thấy. Cái đầu làm một cử động giống như đớp không khí; cả cây cột chìm lẫn vào đám ngưu bàng, chỉ còn lại cặp mắt. Không chớp, chúng trừng trừng nhìn Aleksanđr Semionovich. Anh ta thốt lên bốn từ, bốn từ tuyệt đối phi lí và được phát ra bởi một nỗi kinh hoàng khiến con người hoá điên:
- Đùa gì thế này...
Rồi anh ta chợt nhớ lại những thầy phù thủy luyện rắn...
đúng... đú ng... ấn Độ ... cái giỏ bện và bức tranh... Những câu thần chú.
Cái đầu lại vươn cao, bắt đầu hiện ra cả khúc thân.
Aleksanđr Semionovich đưa sáo lên miệng, khàn khàn hắng giọng, lấy hơi và bắt đầu thổi một điệu vals trong vở nhạc kịch Evgheni Oneghin(*), liên tục thở ngắt quãng. Cặp mắt trong đám lá xanh lập tức cháy lên nỗi căm thù không đội trời chung đối với vở nhạc kịch này.
- Anh sao thế, điên à, đứng ngoài nắng mà thổi sáo? - Giọng nói vui vẻ của Man hia vang lên, và Aleksanđr Semionovich thoáng thấy bên phía tay phải của mình một bóng trong.
Tiếp đó là tiếng rú kinh hoàng vang khắp nông trường, mỗi lúc một loang rộng, bay cao, và điệu vals như bỗng choi choi nhảy trên một chiếc chân bị đánh què . Cái đầu từ đám lá xanh vụt phóng lên phía trước, cặp mất của nó rời bỏ Aleksanđr Semionovich, để tâm hồn anh ta tự vấn mình. Con rắn, dài khoảng mười lăm arsin(*) và to bằng thân người, như một cái lò xo bật ra khỏi lùm cây. Một đám bụi bốc lên trên mặt đường, và điệu vals kết thúc. Con rắn vọt ngang qua chủ tịch nông trường, thẳng đến nơi có chiếc áo trong đứng trên đường.
Rokk trông thấy rất rõ ràng: Manhia trở nên vàng bệch, mái tóc dài của cô, như những sợi dây thép, dựng ngược lên đến nửa arsin trên đầu. Ngay trước mắt Rokk con rắn vụt mở miệng, thè ra một vật giống như chiết nĩa chẻ hai, đớp lấy vai Manhia đang từ từ khuỵu xuống đất, nhấc cô lên hơn một arsin khỏi mặt đường.
Ngay tức khắc Manhia lặp lại tiếng rú xé ruột trước khi chết. Con rắn dựng đứng lên như cột chong chóng cao năm sagien(*), đuôi quẫy bốc lên một cơn lốc bụi, bắt đầu nuốt Manhia. Cô không còn phát ra tiếng kêu nào nữa, và Rokk chỉ nghe thấy tiếng xương gãy kêu răng rắc. Mái đầu của Manhia, âu yếm áp vào một bên má rắn, bay vụt lên cao khỏi mặt đất. Từ miệng cô máu trào ộc ra, một cánh tay gầy buông thõng xuống, từ đầu móng tay máu bắn thành vòi. Rồi con rắn chuyển động hàm, há rộng miệng, ngay tức khắc phủ đầu mình lên đầu Manhia và từ từ trùm lên đó như người ta đi găng lên ngón tay. Từ miệng rắn phun ra một luồng hơi thở nóng đến nỗi nó phả cả vào mặt Rokk, đuôi rắn suýt gạt văng anh ta khỏi mặt đường lầm bụi. Vào đúng lúc đó thì tóc trên đầu Rokk trở nên bạc trắng. Trước tiên là nửa bên phải, liền đó là cả nửa bên trái của mái tóc đen như mun của anh ta hóa thành màu trứng. Trong cơn buồn nôn kinh hoàng, cuối cùng anh ta cũng nhấc được chân khỏi mặt đường; và không nhìn thấy gì, không nhìn thấy ai hết, rú lên một tiếng man dại vang xa cả vùng, Rokk bỏ chạy thục mạng... (*)
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook