Những Lá Thư Người Cha Gửi Cho Con Gái
-
Chương 6
LÁ THƯ THỨ SÁU - CON NGƯỜI XUẤT HIỆN
Trong lá thư trước, chúng ta đã thấy sự sống xuất hiện trên trái đất dưới hình thức đơn sơ như thế nào và phải trải qua hằng triệu năm tiến hóa mới trở thành những gì ta có ngày hôm nay.
Chúng ta cũng chú ý một quy luật quan trọng và rất thú vị trong sự tiến hóa của sự sống là loài vật luôn luôn cố gắng tự thích nghi với môi trường xung quanh mình. Để thực hiện được điều đó, chúng phát triển được nhiều phẩm chất mới để trở thành loài vật cấp cao và phức tạp hơn. Chúng ta có thể thấy sự thay đổi hay tiến hóa này ở nhiều mặt. Thí dụ: Trước tiên có những loài không hề có hệ xương và vì không thể sống lâu nên chúng tự phát triển khung xương. Loại xương đầu tiên được hình thành là xương sống. Vì thế ta phân loại động vật thành hai loại: loài có xương sống và loài không xương sống. Con người và những con vật con thấy quanh mình thuộc loài đầu.
Rồi con lại phát hiện ra những loài vật đơn sơ chẳng hạn như cá. Cá mẹ đẻ mỗi lần hang ngàn trứng nhưng nó không hề chăm lo, bảo vệ cho đàn con. Nó chỉ việc đẻ trứng rồi bỏ đi, không hề quay trở lại. Vì không được mẹ chăm lo nên hầu hết những trứng cá này đã chết, chỉ có một số sống và phát triển thành cá con. Như vậy, thật là một sự lãng phí ghê gớm phải không con? Nếu chúng ta tiến tới nghiên cứu những con vật cao cấp hơn, chúng ta sẽ thấy rằng trứng hay con của chúng ít hơn nhưng chúng lại biết săn sóc con mình kỹ hơn.
Gà mái cũng đẻ trứng, nhưng nó biết ấp trứng thành con. Khi trứng nở, gà mẹ luôn nuôi nấng và bảo vệ con cho đến khi đàn con lớn khôn mới thôi.
Có một sự thay đổi lớn lao trong nhóm những loài vật cao cấp – loài động vật có vú – mà cha đã đề cập ít nhiều trong lá thư cuối. Những loài thú này không hề đẻ trứng, con mẹ nuôi dưỡng con bên trong cơ thể mình và sinh ra một hoặc nhiều sinh vật đã phát triển, đầy đủ như con chó, con mèo, con thỏ...Sau đó, nó cho con bú và chăm nom âu yếm con. Mặc dù vậy, vẫn có sự hao hớt lớn. Một con thỏ mẹ đẻ ra rất nhiều thỏ con, song phần nhiều thỏ con bị chết. Còn đối với loài vật bậc cao hơn như voi chẳng hạn, mỗi lần chúng chỉ sinh một con và chúng đã săn sóc con kỹ lưỡng hơn nhiều.
Như vậy, con thấy rằng khi loài vật phát triển, chúng không đẻ trứng mà đẻ con. Những con thú bậc cao hơn thường chỉ sinh một con mà thôi. Chúng thương yêu con mình hơn những loài khác. Con người là sinh vật cao cấp nhất nên con thấy rằng cha mẹ thương yêu và săn sóc bầy con rất chu đáo.
Theo lối này thì loài người trước tiên hẳn phát triển từ những con thú cấp thấp hơn mà lên. Rất có thể con người thưở sơ khai khó mà giống con người hiện đại chúng ta ngày nay, họ sống giống như loài khỉ nhiều hơn. Con còn nhớ chuyện chúng ta đi thăm một giáo sư ở Heideberg – Đức không? Ông ấy chỉ cho cha con ta xem một viện bảo tàng nhỏ đầy những vật hóa thạch và một cái đầu lâu cổ mà ông cất giữ cẩn thận trong tủ sắt.Cái đầu lâu được cho là thuộc một trong số những giống người cổ nhất hành tinh. Ngày nay chúng ta gọi giống người này là Heideberg bởi đơn giản là nó đã được chôn gần Heideberg ngày nay.
Vào những ngày xa xưa ấy, khi những con người đầu tiên còn đi lang thang khắp nơi, thời tiết thường rất lạnh lẽo. Thời ấy được gọi là "Kỷ Băng hà" vì băng hà hiện diện rất nhiều nơi, băng giá đã tràn xuống cả Anh Quốc và nước Đức ngày nay. Do đó, con người đã sống rất khổ cực. Dĩ nhiên họ chọn những nơi không có băng hà để sinh sống. Các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng vào thời kỳ đó, Địa Trung Hải không phải là biển cả mà chỉ là một, hai cái hồ. Hồng Hải cũng chẳng có mà tất cả đều là lục địa. Có lẽ phần lớn Ấn Độ là đảo và biển khơi hiện diện ở Punjad và một phần thuộc khu vực của chúng ta. Hãy tưởng tượng toàn bộ miền Nam và Trung Ấn chỉ là một hòn đảo lớn bị biển cả cắt rời khỏi dãy Hy Mã Lạp Sơn. Vì vậy, thời đó con phải đi đến Mussoorie bằng tàu chạy hơi nước!
Con người thưở sơ khai luôn luôn bị các loài thú dữ bao vây, đe dọa. Họ luôn phải sống trong nỗi lo sợ hãi hùng. Nhưng ngày nay con người là chủ thế giới, con người khiến những loài thú làm bất cứ điều gì họ muốn. Con người đã thuần hóa một số loài thú như ngựa, bò, voi, chó, mèo và nhiều con vật khác. Một số, người ta ăn thịt, còn một số như sư tử và cọp, người ta chỉ bắn tiêu khiển cho vui. Nhưng vào thời đó, con người chưa là những ông chủ quyền uy như bây giờ vì bản thân họ cũng vẫn là một loài động vật bị loài khác săn lùng giết hại. Họ luôn luôn phải tránh né, chạy trốn những con thú khổng lồ. Rồi dần dần con người tiến hóa cho đến khi họ trở nên hùng mạnh hơn bất cứ các loài thú nào. Làm sao có được sự vượt bực ấy? Dĩ nhiên không phải do sức mạnh của cơ thể mà chính là sức mạnh của trí tuệ.
Thực tế, trí thông minh đã phân biệt rạch ròi con người với loài vật. KHông có sự khác biệt giữa một con người không có lấy một chút trí không nào và một con vật hạ đẳng...
Sự khám phá lớn lao đầu tiên của con người là lửa. Ngày nay người ta thắp sáng một ngọn đèn bằng diêm quẹt. Nhưng diêm quẹt hoàn toàn là một đồ vật mới đây. Ngày xưa người ta tạo ra lửa bằng cách cọ hai miếng đá với nhau cho đến khi lửa bật ra, và tia lửa này được châm vào một nắm rơm khô hay những vật khô dễ bắt lửa khác. Đôi khi lửa tự phát ra từ những khu rừng, có lẽ do các miếng đá lửa cọ vào nhau hoặc do cái gì đó khác. Loài thú vật không có đủ thông minh để học bất cứ điều gì tương tự như vậy. Nhưng con người thì ngược lại. Họ hiểu ngay lợi ích của ngọn lửa. Nó giúp họ ấm áp vào mùa đông và xua đuổi những loài thú lớn kẻ thù của họ. Vì thế, khi bất cứ một ngọn lửa nào được nhóm lên, mọi người đều cố gắng duy trì ngọn lửa bằng cách ném lá khô vào nó. Từ đó, con người tiếp tục tiến lên con đường thống trị toàn bộ thế giới quanh họ.
Trong lá thư trước, chúng ta đã thấy sự sống xuất hiện trên trái đất dưới hình thức đơn sơ như thế nào và phải trải qua hằng triệu năm tiến hóa mới trở thành những gì ta có ngày hôm nay.
Chúng ta cũng chú ý một quy luật quan trọng và rất thú vị trong sự tiến hóa của sự sống là loài vật luôn luôn cố gắng tự thích nghi với môi trường xung quanh mình. Để thực hiện được điều đó, chúng phát triển được nhiều phẩm chất mới để trở thành loài vật cấp cao và phức tạp hơn. Chúng ta có thể thấy sự thay đổi hay tiến hóa này ở nhiều mặt. Thí dụ: Trước tiên có những loài không hề có hệ xương và vì không thể sống lâu nên chúng tự phát triển khung xương. Loại xương đầu tiên được hình thành là xương sống. Vì thế ta phân loại động vật thành hai loại: loài có xương sống và loài không xương sống. Con người và những con vật con thấy quanh mình thuộc loài đầu.
Rồi con lại phát hiện ra những loài vật đơn sơ chẳng hạn như cá. Cá mẹ đẻ mỗi lần hang ngàn trứng nhưng nó không hề chăm lo, bảo vệ cho đàn con. Nó chỉ việc đẻ trứng rồi bỏ đi, không hề quay trở lại. Vì không được mẹ chăm lo nên hầu hết những trứng cá này đã chết, chỉ có một số sống và phát triển thành cá con. Như vậy, thật là một sự lãng phí ghê gớm phải không con? Nếu chúng ta tiến tới nghiên cứu những con vật cao cấp hơn, chúng ta sẽ thấy rằng trứng hay con của chúng ít hơn nhưng chúng lại biết săn sóc con mình kỹ hơn.
Gà mái cũng đẻ trứng, nhưng nó biết ấp trứng thành con. Khi trứng nở, gà mẹ luôn nuôi nấng và bảo vệ con cho đến khi đàn con lớn khôn mới thôi.
Có một sự thay đổi lớn lao trong nhóm những loài vật cao cấp – loài động vật có vú – mà cha đã đề cập ít nhiều trong lá thư cuối. Những loài thú này không hề đẻ trứng, con mẹ nuôi dưỡng con bên trong cơ thể mình và sinh ra một hoặc nhiều sinh vật đã phát triển, đầy đủ như con chó, con mèo, con thỏ...Sau đó, nó cho con bú và chăm nom âu yếm con. Mặc dù vậy, vẫn có sự hao hớt lớn. Một con thỏ mẹ đẻ ra rất nhiều thỏ con, song phần nhiều thỏ con bị chết. Còn đối với loài vật bậc cao hơn như voi chẳng hạn, mỗi lần chúng chỉ sinh một con và chúng đã săn sóc con kỹ lưỡng hơn nhiều.
Như vậy, con thấy rằng khi loài vật phát triển, chúng không đẻ trứng mà đẻ con. Những con thú bậc cao hơn thường chỉ sinh một con mà thôi. Chúng thương yêu con mình hơn những loài khác. Con người là sinh vật cao cấp nhất nên con thấy rằng cha mẹ thương yêu và săn sóc bầy con rất chu đáo.
Theo lối này thì loài người trước tiên hẳn phát triển từ những con thú cấp thấp hơn mà lên. Rất có thể con người thưở sơ khai khó mà giống con người hiện đại chúng ta ngày nay, họ sống giống như loài khỉ nhiều hơn. Con còn nhớ chuyện chúng ta đi thăm một giáo sư ở Heideberg – Đức không? Ông ấy chỉ cho cha con ta xem một viện bảo tàng nhỏ đầy những vật hóa thạch và một cái đầu lâu cổ mà ông cất giữ cẩn thận trong tủ sắt.Cái đầu lâu được cho là thuộc một trong số những giống người cổ nhất hành tinh. Ngày nay chúng ta gọi giống người này là Heideberg bởi đơn giản là nó đã được chôn gần Heideberg ngày nay.
Vào những ngày xa xưa ấy, khi những con người đầu tiên còn đi lang thang khắp nơi, thời tiết thường rất lạnh lẽo. Thời ấy được gọi là "Kỷ Băng hà" vì băng hà hiện diện rất nhiều nơi, băng giá đã tràn xuống cả Anh Quốc và nước Đức ngày nay. Do đó, con người đã sống rất khổ cực. Dĩ nhiên họ chọn những nơi không có băng hà để sinh sống. Các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng vào thời kỳ đó, Địa Trung Hải không phải là biển cả mà chỉ là một, hai cái hồ. Hồng Hải cũng chẳng có mà tất cả đều là lục địa. Có lẽ phần lớn Ấn Độ là đảo và biển khơi hiện diện ở Punjad và một phần thuộc khu vực của chúng ta. Hãy tưởng tượng toàn bộ miền Nam và Trung Ấn chỉ là một hòn đảo lớn bị biển cả cắt rời khỏi dãy Hy Mã Lạp Sơn. Vì vậy, thời đó con phải đi đến Mussoorie bằng tàu chạy hơi nước!
Con người thưở sơ khai luôn luôn bị các loài thú dữ bao vây, đe dọa. Họ luôn phải sống trong nỗi lo sợ hãi hùng. Nhưng ngày nay con người là chủ thế giới, con người khiến những loài thú làm bất cứ điều gì họ muốn. Con người đã thuần hóa một số loài thú như ngựa, bò, voi, chó, mèo và nhiều con vật khác. Một số, người ta ăn thịt, còn một số như sư tử và cọp, người ta chỉ bắn tiêu khiển cho vui. Nhưng vào thời đó, con người chưa là những ông chủ quyền uy như bây giờ vì bản thân họ cũng vẫn là một loài động vật bị loài khác săn lùng giết hại. Họ luôn luôn phải tránh né, chạy trốn những con thú khổng lồ. Rồi dần dần con người tiến hóa cho đến khi họ trở nên hùng mạnh hơn bất cứ các loài thú nào. Làm sao có được sự vượt bực ấy? Dĩ nhiên không phải do sức mạnh của cơ thể mà chính là sức mạnh của trí tuệ.
Thực tế, trí thông minh đã phân biệt rạch ròi con người với loài vật. KHông có sự khác biệt giữa một con người không có lấy một chút trí không nào và một con vật hạ đẳng...
Sự khám phá lớn lao đầu tiên của con người là lửa. Ngày nay người ta thắp sáng một ngọn đèn bằng diêm quẹt. Nhưng diêm quẹt hoàn toàn là một đồ vật mới đây. Ngày xưa người ta tạo ra lửa bằng cách cọ hai miếng đá với nhau cho đến khi lửa bật ra, và tia lửa này được châm vào một nắm rơm khô hay những vật khô dễ bắt lửa khác. Đôi khi lửa tự phát ra từ những khu rừng, có lẽ do các miếng đá lửa cọ vào nhau hoặc do cái gì đó khác. Loài thú vật không có đủ thông minh để học bất cứ điều gì tương tự như vậy. Nhưng con người thì ngược lại. Họ hiểu ngay lợi ích của ngọn lửa. Nó giúp họ ấm áp vào mùa đông và xua đuổi những loài thú lớn kẻ thù của họ. Vì thế, khi bất cứ một ngọn lửa nào được nhóm lên, mọi người đều cố gắng duy trì ngọn lửa bằng cách ném lá khô vào nó. Từ đó, con người tiếp tục tiến lên con đường thống trị toàn bộ thế giới quanh họ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook