Những Lá Thư Người Cha Gửi Cho Con Gái
-
Chương 1
LÁ THƯ THỨ NHẤT
Khi cha con ta sống bên nhau, con thường hỏi cha nhiều vấn đề, cha đã cố gắng giải đáp cho con. Bây giờ thì con ở Mussoorie, còn cha ở Allahabad, ta không thể có những cuộc trò chuyện cùng nhau. Vì vậy, thỉnh thoảng cha sẽ viết tóm tắt những mẫu chuyện về trái đất của chúng ta và những đất nước lớn nhỏ trên thế giới cho con nghe nhé. Con đã đọc ít nhiều về lịch sử Anh Quốc và lịch sử Ấn Độ. Nhưng nước Anh chỉ là một hòn đảo nhỏ, còn Ấn Độ tuy là một nước lớn, xong chỉ là một phần nhỏ của bề mặt trái đất mà thôi. Nếu ta muốn biết điều gì đó về thế giới này, ta phải nghĩ đến tất cả cả nước và dân cư của nó cư trú ở khắp nơi trên mặt đất, không nên chỉ nghĩ đến một nước nhỏ, nơi chôn nhau cắt rốn của ta.
Cha chỉ có thể kể cho con rất ít trong những lá thư này. Nhưng với những cái ít ỏi đó, cha hy vọng sẽ giúp con vui thú và khiến cho con suy nghĩ về thế giới và về loài người như đối với anh chị em trong cùng một gia đình. Khi con trưởng thành con sẽ đọc nhiều mẩu chuyện về địa cầu, về loài người trên mặt đất qua những quyển sách hay, con sẽ cảm thấy lý thú hơn bất cứ một sử tích hay tiểu thuyết nào mà con đã đọc qua. Tất nhiên, con đã biết quả địa cầu cổ lắm, có đến hành triệu năm tuổi. Trước khi loài người xuất hiện chỉ có động vật, và trước khi động vật đã có một thời không có sinh vật nào tồn tại trên mặt đất. người ta thật khó mà tưởng tượng thế giới ngày nay đầy dẫy muôn thú và con người, lại đã từng trơ vơ hoang vắng như thế. Nhưng các nhà khoa học đã cho chúng ta biết rằng: đã có một thời rất xa xưa, nhiệt độ trái đất nóng đến đỗi các sinh vật không thể nào tồn tại trên mặt nó được.
Ngày nay, con có thể biết được lịch sử nhờ đọc sách, nhưng vào thời xa xưa, khi loài người chưa xuất hiện thì làm sao viết được lịch sử. vậy làm thế nào ta có thể biết được những gì đã xảy ra? Con có thể tưởng tượng ra mọi thứ con muốn và sáng tác nên những chuyện thần tiên tuyệt vời nhất. Song như thế sẽ không thật chút nào vì nó chẳng hề căn cứ trên những điều ta tận mắt thấy, tận tai nghe. Nhưng dù sách sử không viết được trong những ngày xa xưa ấy, xong cũng may mắn là ta vẫn còn khá nhiều chứng tích đủ để có thể thay thế vai trò của một chứng tích đủ để có thể thay thế vai trò của một quyển sách: những tảng đá, núi non, biển cả, những vì sao, sông ngòi, sa mạc, những loài thú cổ hoá thạch...đều có thể là những cuốn sách sử thiên nhiên kể cho con nghe về địa cầu này. Vì vậy, để hiểu rõ những điều tuyệt vời ấy, con không nên chỉ đọc những điều người ta viết mà phải đi thẳng vào quyển sách vĩ đại của thiên nhiên.
Cha hy vọng con sẽ sớm học cách đọc sử tích qua câu chuyện của từng tảng đá, hòn cuội. hãy nghĩ xem điều ấy sẽ tuyệt vời và thú vị như thế nào. Mỗi phiến đá nhỏ mà con thấy bên lề đường, cạnh sườn núi có thể là một trang sử nhỏ đủ sức kể cho con nhiều điều nếu con hiểu được ngọn ngữ của nó. Để có thể hiểu được bất cứ một ngôn ngữ nào, tiếng Hindi, Usdu hay tiếng Anh, con phải học hệ thống chữ cái của ngôn ngữ đó. Ở đây cũng vậy, trước tiên con phải học chữ cái của thiên nhiên thì con mới có thể "đọc" được lịch sử thiên nhiên. Thậm chí ngay bây giờ con cũng có thể hiểu chút ít điều đó. Ví dụ, một hòn đá cuội tròn nhỏ, lấp lánh, con tình cờ thấy được, nó có thể kể cho con được điều gì không? Làm thế nào nó trở thành tròn, láng, không còn góc cạnh thô ráp hay mép rìa bén nhọn? Nếu con đập một tảng đá ta bể ra thành nhiều mảnh nhỏ, chúng sẽ sần sùi, đầy góc cạnh bén nhọn. Nó hoàn toàn không giống viên đá cuội. Thế rồi làm sao mà nó trở thành tròn, láng và lấp lánh? Viên đá sẽ kể cho con nghe sử tích của đời mình nếu con có bộ óc tinh khôn và nhạy bén.
Nó sẽ kể cho con biết rằng thưở nọ, đã lâu lắm rồi, nó vốn là một mảnh đá bể nhiều góc cạnh giống như phiến đá mà con vừa đập bể ra từ tảng đá to kia. Nó nằm im bên cạnh sườn núi con nào đó. Thế rồi những trận mưa to đã đưa nó xuống thung lũng nhỏ, đẩy nó lăn dần xuống khe nước ở sườn núi, nơi đó nó lại tiếp tục bị đẩy đi mãi cho đến một con sông nhỏ. Và con sông nhỏ lại mang nó tới một con sông lớn hơn. Cứ như vậy, suốt thời gian nó lăn ở dưới lòng suối, dưới đáy sông, những góc cạnh của nó đã được mài mòn, bề mặt lùi xùi của nó đã trở nên bóng và lấp lánh. Vì thế nó biến thành hòn đá cuội. Và...với lý do nào đó, con sông đã bỏ hòn đá cuội lại đàng sau để rồi hôm nay con phát hiện ra nó. Nếu con sông lôi cuốn nó đi mãi, càng ngày nó càng nhỏ hơn, đến giai đoạn cuối cùng nó trở thành hạt cát và hoà lẫn với anh em đồng chủng của nó tại bờ biển, tạo nên những bãi cát dài tuyệt đẹp để những đứa trẻ như con đến chơi và xây dựng nên những lâu đài bằng cát.
Con gái yêu của cha,
Nếu như hòn đá cuội nhỏ bé như thế có thể kể cho con nghe lắm chuyện về bản thân nó được thì sẽ còn bao nhiêu vấn đề nữa mà ta sẽ học hỏi qua các tảng đá, những núi non và biết bao vật thể khác xung quanh chúng ta con nhỉ?
Khi cha con ta sống bên nhau, con thường hỏi cha nhiều vấn đề, cha đã cố gắng giải đáp cho con. Bây giờ thì con ở Mussoorie, còn cha ở Allahabad, ta không thể có những cuộc trò chuyện cùng nhau. Vì vậy, thỉnh thoảng cha sẽ viết tóm tắt những mẫu chuyện về trái đất của chúng ta và những đất nước lớn nhỏ trên thế giới cho con nghe nhé. Con đã đọc ít nhiều về lịch sử Anh Quốc và lịch sử Ấn Độ. Nhưng nước Anh chỉ là một hòn đảo nhỏ, còn Ấn Độ tuy là một nước lớn, xong chỉ là một phần nhỏ của bề mặt trái đất mà thôi. Nếu ta muốn biết điều gì đó về thế giới này, ta phải nghĩ đến tất cả cả nước và dân cư của nó cư trú ở khắp nơi trên mặt đất, không nên chỉ nghĩ đến một nước nhỏ, nơi chôn nhau cắt rốn của ta.
Cha chỉ có thể kể cho con rất ít trong những lá thư này. Nhưng với những cái ít ỏi đó, cha hy vọng sẽ giúp con vui thú và khiến cho con suy nghĩ về thế giới và về loài người như đối với anh chị em trong cùng một gia đình. Khi con trưởng thành con sẽ đọc nhiều mẩu chuyện về địa cầu, về loài người trên mặt đất qua những quyển sách hay, con sẽ cảm thấy lý thú hơn bất cứ một sử tích hay tiểu thuyết nào mà con đã đọc qua. Tất nhiên, con đã biết quả địa cầu cổ lắm, có đến hành triệu năm tuổi. Trước khi loài người xuất hiện chỉ có động vật, và trước khi động vật đã có một thời không có sinh vật nào tồn tại trên mặt đất. người ta thật khó mà tưởng tượng thế giới ngày nay đầy dẫy muôn thú và con người, lại đã từng trơ vơ hoang vắng như thế. Nhưng các nhà khoa học đã cho chúng ta biết rằng: đã có một thời rất xa xưa, nhiệt độ trái đất nóng đến đỗi các sinh vật không thể nào tồn tại trên mặt nó được.
Ngày nay, con có thể biết được lịch sử nhờ đọc sách, nhưng vào thời xa xưa, khi loài người chưa xuất hiện thì làm sao viết được lịch sử. vậy làm thế nào ta có thể biết được những gì đã xảy ra? Con có thể tưởng tượng ra mọi thứ con muốn và sáng tác nên những chuyện thần tiên tuyệt vời nhất. Song như thế sẽ không thật chút nào vì nó chẳng hề căn cứ trên những điều ta tận mắt thấy, tận tai nghe. Nhưng dù sách sử không viết được trong những ngày xa xưa ấy, xong cũng may mắn là ta vẫn còn khá nhiều chứng tích đủ để có thể thay thế vai trò của một chứng tích đủ để có thể thay thế vai trò của một quyển sách: những tảng đá, núi non, biển cả, những vì sao, sông ngòi, sa mạc, những loài thú cổ hoá thạch...đều có thể là những cuốn sách sử thiên nhiên kể cho con nghe về địa cầu này. Vì vậy, để hiểu rõ những điều tuyệt vời ấy, con không nên chỉ đọc những điều người ta viết mà phải đi thẳng vào quyển sách vĩ đại của thiên nhiên.
Cha hy vọng con sẽ sớm học cách đọc sử tích qua câu chuyện của từng tảng đá, hòn cuội. hãy nghĩ xem điều ấy sẽ tuyệt vời và thú vị như thế nào. Mỗi phiến đá nhỏ mà con thấy bên lề đường, cạnh sườn núi có thể là một trang sử nhỏ đủ sức kể cho con nhiều điều nếu con hiểu được ngọn ngữ của nó. Để có thể hiểu được bất cứ một ngôn ngữ nào, tiếng Hindi, Usdu hay tiếng Anh, con phải học hệ thống chữ cái của ngôn ngữ đó. Ở đây cũng vậy, trước tiên con phải học chữ cái của thiên nhiên thì con mới có thể "đọc" được lịch sử thiên nhiên. Thậm chí ngay bây giờ con cũng có thể hiểu chút ít điều đó. Ví dụ, một hòn đá cuội tròn nhỏ, lấp lánh, con tình cờ thấy được, nó có thể kể cho con được điều gì không? Làm thế nào nó trở thành tròn, láng, không còn góc cạnh thô ráp hay mép rìa bén nhọn? Nếu con đập một tảng đá ta bể ra thành nhiều mảnh nhỏ, chúng sẽ sần sùi, đầy góc cạnh bén nhọn. Nó hoàn toàn không giống viên đá cuội. Thế rồi làm sao mà nó trở thành tròn, láng và lấp lánh? Viên đá sẽ kể cho con nghe sử tích của đời mình nếu con có bộ óc tinh khôn và nhạy bén.
Nó sẽ kể cho con biết rằng thưở nọ, đã lâu lắm rồi, nó vốn là một mảnh đá bể nhiều góc cạnh giống như phiến đá mà con vừa đập bể ra từ tảng đá to kia. Nó nằm im bên cạnh sườn núi con nào đó. Thế rồi những trận mưa to đã đưa nó xuống thung lũng nhỏ, đẩy nó lăn dần xuống khe nước ở sườn núi, nơi đó nó lại tiếp tục bị đẩy đi mãi cho đến một con sông nhỏ. Và con sông nhỏ lại mang nó tới một con sông lớn hơn. Cứ như vậy, suốt thời gian nó lăn ở dưới lòng suối, dưới đáy sông, những góc cạnh của nó đã được mài mòn, bề mặt lùi xùi của nó đã trở nên bóng và lấp lánh. Vì thế nó biến thành hòn đá cuội. Và...với lý do nào đó, con sông đã bỏ hòn đá cuội lại đàng sau để rồi hôm nay con phát hiện ra nó. Nếu con sông lôi cuốn nó đi mãi, càng ngày nó càng nhỏ hơn, đến giai đoạn cuối cùng nó trở thành hạt cát và hoà lẫn với anh em đồng chủng của nó tại bờ biển, tạo nên những bãi cát dài tuyệt đẹp để những đứa trẻ như con đến chơi và xây dựng nên những lâu đài bằng cát.
Con gái yêu của cha,
Nếu như hòn đá cuội nhỏ bé như thế có thể kể cho con nghe lắm chuyện về bản thân nó được thì sẽ còn bao nhiêu vấn đề nữa mà ta sẽ học hỏi qua các tảng đá, những núi non và biết bao vật thể khác xung quanh chúng ta con nhỉ?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook