Như Nước Với Lửa
8: Thương Vụ Sáp Nhập Côn Bằng Và Hoa Vi 6


Cùng ngồi ghế giám khảo với Chu Sưởng trong một cuộc thi khởi nghiệp nhưthế này khiến Kinh Hồng chợt nhớ về lần đầu tiên anh gặp Chu Sưởng.
Hôm đó cũng như hôm nay.
Kinh Hồng chưa bao giờ thích giao du với đám cậu ấm cô chiêu trong giới.

Một là do cách biệt đẳng cấp, Tập đoàn Oceanwide đã khẳng địch vị trí dẫn đầu của mình trong ngành công nghiệp mạng viễn thông từ sớm, bỏ xa các công ty cùng ngành khác.

Chính vì vậy, dù không chủ động giao thiệp thì những người khác cũng tự động nể sợ anh.

Hai là vì các ông chủ trong ngành công nghệ đa phần là dân kỹ thuật đi lên nên không thích tiệc tùng, con cái họ chịu ảnh hưởng từ bậc cha chú nên sống cũng tương đối khiêm tốn.

Ba là bởi bản thân Kinh Hồng không thích rượu bia thuốc lá đua xe tán gái, những thú vui cấp thấp này quá nhàm chán với anh.
Anh chỉ thích cảm giác chiến thắng.
Trên con đường học hành, anh đã đi từ trường tiểu học tốt nhất Bắc Kinh đến trường trung học tốt nhất cả nước – lớp anh học cũng là lớp chọn tốt nhất trường – cuối cùng là đến trường đại học tốt nhất thế giới.
Nhưng cái gì nhiều quá thì không vui nữa.
Lần đầu tiên anh gặp Chu Sưởng là ở một cuộc thi về kinh doanh dành cho các trường đại học ở Mỹ.
Kinh Hồng học chuyên ngành Khoa học máy tính, nhưng lên thạc sĩ, anh học chương trình bằng kép và nhận cùng lúc hai bằng MBA (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) và MS (Thạc sĩ Khoa học máy tính) của Stanford – không có nhiều trường đại học có chương trình đào tạo bằng kép như thế này.

Chương trình MBA của các trường đại học hàng đầu thường yêu cầu có ít nhất hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan nên Kinh Hồng chỉ đăng ký cho có, học được thì tốt mà không học được thì thôi, trọng tâm của anh vẫn là chương trình Thạc sĩ Khoa học máy tính.
Tuy là thế, nhưng vì có cha là Kinh Hải Bình, bản thân lại là người thừa kế của Oceanwide – tập đoàn đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin nên anh đã trúng tuyển.

Điều này cũng dễ hiểu thôi bởi mối quan hệ là điều mà trường kinh doanh trực thuộc các đại học lớn vô cùng coi trọng.

Việc "người kế thừa Tập đoàn Oceanwide là cựu sinh viên của GSB (Trường kinh doanh Sau đại học Stanford)" chắc chắn là rất quan trọng đối với việc xây dựng mạng lưới cựu sinh viên của trường.

Hơn nữa, Kinh Hồng sở hữu một bộ hồ sơ vô cùng xuất sắc, từ trường học, xếp hạng, kinh nghiệm thực tập, giải thưởng đạt được, thư giới thiệu...!tất là đều là số một số hai cả, tất cả những điều này khiến anh trở thành người được rất nhiều trường hạng cao săn đón.

Ba năm sau, từ Thạc sĩ Khoa học Máy tính, Kinh Hồng tiếp tục học lên Tiến sĩ, nhưng đây là chuyện của sau này.
Tóm lại, bởi vì hồi đó học bằng kép MBA nên Kinh Hồng đã tham gia cuộc thi về kinh doanh dành cho các trường đại học trên toàn nước Mỹ ấy.
Với thành tích ổn định của mình, dù là sinh viên ngoại quốc, tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ nhưng Kinh Hồng vẫn được chọn làm đội trưởng.
Ở vòng bán kết, đội Stanford do Kinh Hồng dẫn đầu đã đụng độ "kẻ thù truyền kiếp" của trường - ấy là một trường khác trong khu vực vịnh San Francisco, UC Berkeley (Viện Đại học California, Berkeley).
Trường kinh doanh của Berkeley cũng thuộc top đầu của Mỹ, nhưng so với top 1 là Stanford và Harvard thì vẫn có khoảng cách nhất định.

Các ngành đào tạo trọng tâm của UCBerkeley là vật lý, hóa học, máy tính, kỹ thuật điện, xã hội học, lịch sử, vân vân.
Khi đội UC Berkeley đi ra, Kinh Hồng đã rất ngạc nhiên khi thấy đội trưởng của đội đó cũng là một người Trung Quốc.

Hắn ta có khuôn mặt đậm nét Á Đông, Với kinh nghiệm nhiều năm sinh sống và học tập tại Mỹ, khi thấy một người châu Á, Kinh Hồng chỉ cần liếc mắt là biết ngay đó là người Hàn, người Nhật hay người Trung đồng bào mình.
Trưởng nhóm của UC Berkeley chắc chắn là một người Trung Quốc, mà lại còn là một người Trung Quốc có ngoại hình nổi trội.

Hắn cao to điển trai, đôi mắt sáng và sâu, mang khí thế áp đảo người khác.
Cuộc thi này tập trung vào quá trình thực hiện, nội dung thi đấu của vòng bán kết là "Sell Cupcakes".
Sau thời gian bán hàng quy định, kết quả của các đội thi sẽ được đánh giá dựa trên số lợi nhuận thu được.
Cuộc thi đưa hai hai phương án bán hàng cho các đội lựa chọn.

Phương án một: Bánh cao cấp, địa điểm bán là một trung tâm thương mại cao cấp.


Nếu đội thi lựa chọn phương án này, ban tổ chức sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp thợ làm bánh tay nghề cao và cung cấp nguyên liệu làm bánh cao cấp.

Một chiếc bánh thành phẩm sẽ được định giá 4 đô la, trong đó chi phí là 2 đô la.

Phương án hai: Bánh bình dân, địa điểm bán là ở một trung tâm thương mại bình dân.

Với phương án này, ban tổ chức sẽ cung cấp cho đội thi nguyên liệu làm bánh giá bình dân và sắp xếp thợ làm bánh phổ thông.

Chiếc bánh thành phẩm sẽ có giá 2 đô la, trong đó chi phí là 1 đô la.
Vì bánh cao cấp cần nhiều thời gian chuẩn bị nên đội thi lựa chọn phương án này sẽ chỉ có thời gian là hai tiếng để bán bánh.

Bánh bình dân thì không cần nhiều thời gian chuẩn bị nên thời gian bán bánh sẽ là bốn tiếng.

Quy định về thời gian như vậy là để tăng tính công bằng cho cuộc thi.

Lợi nhuận của bánh cao cấp là 2 đô/cái, bánh bình dân chỉ được 1 đô/cái.

Như vậy thời gian bán bánh bình dân dài gấp đôi thời gian bán bánh cao cấp là hợp lý.
Ban tổ chức đã bố trí địa điểm thi vô cùng cẩn thận và nghiêm túc.

Sau nhiều lần xem xét thực tiễn, ban tổ chức đã chọn một trung tâm thương mại ở phố đi bộ khu vực trung tâm và một trung tâm thương mại ở khu dân cư đông đúc.

Khảo sát cho thấy lượng khách đến và đi của hai trung tâm thương mại gần như tương đồng.

Mức giá của hai phân khúc bánh này cũng hoàn toàn tương ứng với mức tiêu dùng phổ thông của hai đối tượng khách hàng.
Hai đội thi sẽ phải lựa chọn phương án bán hàng mình muốn trước khi bắt đầu thi đấu.

Nếu hai đội thi cùng chọn phương án một, hai đội thi sẽ tiến vào vòng trả giá để giành đầu bếp.

Đội thi đưa ra mức thù lao cao hơn sẽ có được thợ làm bánh cao cấp.

Đội thi còn lại sẽ phải chấp nhận phương án còn lại.
Các nhóm bắt đầu lượt thảo luận đầu tiên để lựa chọn phương án.

Mấy người trong đội Kinh Hồng thi nhau đưa ra ý kiến: "Phương án bánh cao cấp hay hơn đó chứ? Cupcake đắt tiền có nhiều kiểu hơn, thu hút khách mua hơn.

Cupcake bình dân thì chỉ có mấy kiểu thường thấy thôi, không hấp dẫn."
"Đúng...!với cả..."
"Mà..."
Có người khác lại nói: "Nhưng đối với người tiêu dùng phổ thông, giảm giá chính là thứ hấp dẫn nhất."
"Phải là đối với tất cả mọi người mới đúng, ai mà không thích giảm giá chứ."
Kinh Hồng lắng nghe một lúc rồi mới nêu ý kiến của mình: "Đúng là phương án bánh cao cấp tốt hơn một chút.

Ngoài những ưu điểm mọi người đã nói thì bánh cao cấp còn có cái lợi nữa là chỉ phải bán trong hai tiếng, mà bánh bình dân phải bán trong bốn tiếng đồng hồ lận.


Đứng bánh hai tiếng còn được chứ bốn tiếng là quá khó.

Chọn phương án này thì thế nào cũng phải bố trí các thành viên đứng luân phiên.

Mà thế này thì trên một đơn vị thời gian, số người đứng bán của đội bánh bình dân sẽ luôn ít hơn đội bánh cao cấp.

Đây cũng là một khó khan." Đến bộ đội đứng gác cũng phải thay ca hai tiếng một lần mà.
Mọi người ngạc nhiên với sự cẩn thận của Kinh Hồng, "Phải", "Phải đó", "Tí thì quên điểm này".
Mỗi đội thi có sáu thành viên.

Với phương án hai, nếu mỗi thành viên cứ cách một tiếng là phải nghỉ ngơi một lần thì tức là đội thi lúc nào cũng sẽ chỉ có năm người.

Trong khi đó, đội thi lựa chọn phương án một sẽ luôn đủ đội hình sáu người.
Nhưng vài giây sau, Kinh Hồng chợt đưa ra quyết định: "Nhưng chúng ta vẫn sẽ chọn phương án bán bánh bình dân."
Mấy người khác trong đội: "...!Hở???" Mọi người cùng nghĩ: Sao tự dưng quay xe vậy?
Kinh Hồng giải thích: "Vì phương án bánh cao cấp có ưu thế hơn rõ ràng nên tôi cho rằng Berkeley cũng sẽ chọn phương án này.

Chúng ta có thể lợi dụng điều này, vòng trả giá đầu tiên chúng ta sẽ chọn phương án một để buộc Berkeley phải trả giá lấy thợ làm bánh, sau đó ép họ phải đưa ra cái giá cao, rồi chúng ta...!Đến vòng 2, chúng ta sẽ giữ nguyên giá gốc, để Berkeley tự nâng giá lên.

Cứ như vậy, phí tổn mà Berkeley phải bỏ ra ngay từ lúc bắt đầu đã là rất nhiều, đến lúc bước vào thi đấu chính thức, họ đã phải mang một gánh nặng chi phí khá khủng rồi.

Các đồng đội lập tức hiểu ý anh: "Thì ra là thế!"
"Chính là vậy," Kinh Hồng dặn dò, "Lát nữa mọi người phải diễn một chút, làm bộ như chúng ta rất muốn tranh được phương án bán bánh cao cấp.

Cứ tỏ ra là chúng ta chấp nhận đưa ra con số cao để kích Berkeley cũng phải dốc ra thật nhiều.

Tóm lại, kế hoạch bây giờ chính là nâng giá."
Mọi người cùng cười: "Đã hiểu."
Nhưng điều Kinh Hồng không ngờ đến là, ở vòng trả giá thứ hai, cả hai đội thi vậy mà lại cùng lựa chọn giữ giá gốc!
Vậy là hai đội đang sử dụng cùng một chiến lược!
Đến vòng trả giá thứ ba, cả hai bên vẫn kiên quyết giữ giá ban đầu! Không chịu bỏ thêm một xu nào!
Vì hai bên cứ khăng khăng không ai chịu nhường ai, ban tổ chức đành phải tổ chức bốc thăm để chọn phương án thi đấu.

Kết quả, UC Berkeley bốc được phương án một: bán bánh cao cấp.

Stanford bốc được phương án hai: bán bánh bình dân.

Bên cạnh đó, cuộc thi còn có một quy tắc đối với người mua: Mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa năm cái bánh cupcake một lần.
Đến lượt thảo luận thứ hai, các thành viên trong đội Stanford lại mồm năm miệng mười đưa ra ý kiến: "Mỗi người chỉ được mua năm cái, vậy chúng ta có thể đưa ra combo giảm giá.

Ví dụ như mua một cái giảm 5%, hai cái giảm 10%, ba cái giảm 15%, bốn cái 20%, năm cái thì 25% kiểu vậy, để khuyến khích một người mua tối đa số lượng được mua."
"Chúng ta còn có thể..."

"Không," Kinh Hồng trực tiếp phủ quyết phương án marketing kiểu này, "Đây là một phương án tốt, nhưng cuộc thi có quy định về thời gian.

Đừng quên là số thành viên đứng bán của chúng ta sẽ ít hơn đội đối phương, đây là một áp lực tương đối lớn lên các thành viên.

Hơn nữa, đối tượng khách hàng mục tiêu của chúng ta là khách hàng phổ thông, rất khó để họ quyết định mua nhiều hơn số lượng mua thường ngày."
"Vậy thì...?"
Kinh Hồng nhìn đống bánh đủ mẫu mã trên bàn: "Sắp tới là lễ Giáng Sinh, vậy chúng ta hãy chỉ bán hộp năm cái được trang trí theo phong cách Giáng Sinh thôi.

Không để khách hàng chủ động lựa chọn loại bánh hay số lượng bánh.

Chúng ta phải bán nhanh để tiết kiệm thời gian." Nói rồi Kinh Hồng lấy một tờ giấy ra, "Tôi thử vẽ vài kiểu bánh cho hộp năm cái, mấy cái này đều là kiểu đơn giản nhưng vẫn đẹp, thợ làm bánh bình thường cũng có thể làm được.

Kiểu thứ nhất là cây thông Noel, dùng kem xanh lá cây tạo hình xoắn ốc cho giống cái cây rồi phủ bột đường trắng lên trên.

Kiểu thứ hai là bánh xanh dương có trang trí bông tuyết ở trên.

Ba là một chiếc mũ giáng sinh, vẫn hình xoắn ốc nhưng dùng kem màu đỏ, xung quanh bắt hoa bằng kem trắng giống như viền mũ.

Bốn là...!Như vậy thì trông nó sẽ thành một combo hợp với mùa Giáng Sinh.

Với một hộp hoàn chỉnh như vậy, khách hàng sẽ không cảm thấy mua tận năm cái bánh một lần là nhiều nữa.

Hơn nữa, dù đối tượng khách hàng của chúng ta là người dân có thu nhập trung bình thì Giáng Sinh đối với họ cũng là một dịp đặc biệt trong năm.

Họ sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn bình thường một chút để gia đình có một ngày lễ tươm tất.

Bánh cupcake cũng là mặt hàng thường được bày bán vào dịp Giáng Sinh hàng năm mà."
Ngoài ra Kinh Hồng còn nói: "Chúng ta sẽ để mức chiết khấu là 10%.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức chiết khấu lớn hơn 10% dễ phản tác dụng, bởi nó khiến khách hàng cảm thấy nghi ngờ.

Mặt hàng chúng ta kinh doanh là thực phẩm, giảm giá quá sâu dễ khiến người mua cảm thấy đây là hàng bán tống bán tháo."
Các thành viên trong nhóm lại càng thêm nể phục anh.
Bên cạnh đó, Kinh Hồng còn muốn lợi dụng Internet nữa.

Anh đã trao đổi trực tiếp với quản lý của trung tâm thương mạo để thuyết phục quản lý thêm hoạt động bán bánh cupcake này vào email quảng cáo và ứng dụng của trung tâm.

Như vậy thông tin về hoạt động này sẽ được gửi trực tiếp đến hàng chục nghìn khách hàng đã đăng ký và theo dõi trung tâm thương mại.
Theo đánh giá của Kinh Hồng, khách hàng của trung tâm thương mại bình dân đa số sẽ là người dân sinh sống gần đó, khả năng cao là họ sẽ quan tâm đến các hoạt động giảm giá của các món đồ phục vụ cho lễ Giáng Sinh.

Trung tâm thương mại cao cấp thì khác, khách hàng của họ thường sống rải rác khắp thành phố.
Trước khi bán hàng, Kinh Hồng đã suy tính rất cẩn thận và chu đáo.

Anh đã nghĩ đến rất nhiều vấn đề:
"Mike, cậu vào ngân hàng đổi tiền lẻ đi, cứ đổi càng nhiều càng tốt.

Có thể khách hàng sẽ muốn trả tiền mặt."
"Misha chuẩn bị máy POS và các phương thức thanh toán khác nhé."
"Kate sẽ chịu trách nhiệm về các áp phích và bảng hiệu cho hoạt động nhé.

Hãy làm truyền thông về hoạt động của chúng ta ở mọi vị trí trong trung tâm thương mại."
"Yao phụ trách xếp và trang trí gian hàng.".


ngôn tình hay
"Chelsea phụ trách về bàn ghế và hàng dự trữ."
"Tôi sẽ đi làm phiếu ưu đãi, chúng ta sẽ phát phiếu này ở cổng lớn của trung tâm thương mại."
Kinh Hồng sẽ không can thiệp vào chi tiết công việc của các thành viên, nhiệm vụ của anh là nghiệm thu kết quả sau khi mọi người đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Cho dù đã lên công tác chuẩn bị kỹ càng như vậy nhưng đến năm giờ chiều, khu vực diễn ra hoạt động vẫn hơi hỗn loạn.

Đây là đặc thù của tổ chức sự kiện, lúc nào cũng có thể xảy ra tình huống ngoài ý muốn.
Kinh Hồng bình tĩnh yêu cầu mọi người ổn định và thực hiện nhiệm vụ của mình.

Công việc đã được phân chia rõ ràng: người chuyên phụ trách hướng dẫn và giải thích các mặt hàng cho khách; người chuyên phụ trách lấy hàng; người chuyên thanh toán; người đứng phát phiếu giảm giá ở cổng vào; người đứng ở khu vực thang máy giới thiệu về hoạt động bán bánh...
Trong quá trình thực hiện đã có lần xảy ra tranh cãi giữa đội trưởng Kinh Hồng và một thành viên da màu trong nhóm.

Cậu ta phải cao gần hai mét, để đầu trọc.

Cậu ta nhìn xuống Kinh Hồng nói vừa nhanh vừa lớn tiếng: "NO!!!"
"We should..."
Lúc ấy Kinh Hồng đã rất mệt rồi, nhưng anh không hề lùi lại mà cũng lớn tiếng đáp trả: "Chuyện này không quan trọng! Cậu đã hiểu chưa? Không quan trọng! Giờ tiếp tục làm việc cậu cần làm đi!!!" Giọng anh còn to hơn giọng cậu ta, nói xong thấy khàn cả cổ.
Cuối cùng cậu da màu kia chấp nhận nghe Kinh Hồng.
Kế hoạch luân phiên của Kinh Hồng diễn ra vô cùng thuận lợi, mọi người đứng bán, nghỉ ngơi, thay phiên rất mượt mà.
Kinh Hồng nhớ rằng kết quả cuối cùng của cuộc thi đó ly kì.
Stanford đã thắng, mà nguyên nhân khiến UC Berkeley bị loại là vì đội họ thu được một tờ 20 đô la tiền giả.
Thế hóa ra đội họ thắng không phải vì kỹ năng tốt hơn, mà là do máy phát hiện tiền giả của đội kia bị dởm à.
Khi ban tổ chức thông báo kết quả, các thành viên của đội Stanford hoan hô vỗ tay hết sức vui mừng.
Yao là một thành viên trong đội Kinh Hồng, cũng học MBA như anh, trước khi đã từng làm cố vấn.

Cậu ta lặng lẽ tới gần Kinh Hồng rồi che miệng nhỏ giọng thầm thì: "Nghe nói người đó là Zhou Chang, con trai của Chu Bất Quần đấy."
Lúc đó Kinh Hồng đã rất ngạc nhiên: "...!Thật sao?"
"Chắc không sai đâu." Ở trường Kinh Hồng không công khai thông tin về gia đình nên Yao cũng không biết về gia thế của anh, "Trước kia anh ta hay giao du với đám con ông cháu cha, nhưng bây giờ tự nhiên lại không qua lại nữa.

Trong danh sách bạn bè của tôi có một cậu ấm quen anh ta, hai ngày trước còn bình luận vào ảnh trong Khoảnh khắc của tôi nữa cơ.

Ôi sợ hết cả hồn!"
Kinh Hồng: "..."
Vài giây sau, anh mới cất tiếng hỏi về điều mà anh coi là trọng tâm của câu chuyện: "Chu Bất Quần mà sinh ra được đứa con trai có diện mạo như này lận ư? Mẹ nó đột biến gen chắc."
Yao: "Ha ha ha ha ha!!! Cậu trông vậy mà hài hước ghê á!"
Năm ấy Kinh Hồng mới 22, không cần lúc nào cũng phải nghiêm túc như bây giờ.
Sau khi Stanford đánh bại Harvard để dành ngôi vị quán quân trong cuộc thi lần đó, vô số công ty đã tung cành ôliu để mời Kinh Hồng về làm việc.

Nhưng chuyên ngành trọng tâm của Kinh Hồng lại mà về máy tính, mà anh vẫn còn muốn học tiếp lên Tiến sĩ nữa.
Vòng bán kết của cuộc thi lần đó là lần đầu tiên Kinh Hồng có cảm giác "bị đe dọa".

Trước đây anh còn chưa từng biết ba chữ đó trông như thế nào.
Rồi sau đó nữa, cái tên "Chu Sưởng" cũng bắt đầu dính chặt lấy cuộc đời anh.
Nói thật, Kinh Hồng không thích cảm giác này.

Nhưng nghĩ theo một cách khác, nếu không có Chu Sưởng, giới kinh doanh này sẽ thật là nhàm chán.

Bởi nếu không có người ngang hàng để cạnh tranh cùng, anh sẽ mất đi ý chí cầu tiến.
Phải nói rằng, khoảng thời gian Chu Sưởng lộ nanh sắc sau khi tiếp quản Thanh Huy này chính là những ngày tháng sống có chí tiến thủ nhất trong cuộc đời Kinh Hồng.
Kinh Hồng và Chu Sưởng, nếu nói lần đầu gặp gỡ là tình cờ ngẫu nhiên, thì sau này khi tiếp quản Oceanwide và Thanh Huy, cả hai đã trở thành hai đóa hoa nở, mỗi cành một bông..

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương