Như Nước Với Lửa
-
3: Thương Vụ Sáp Nhập Côn Bằng Và Hoa Vi 1
Khoảng thời gian kế tiếp, thương vụ sáp nhập Côn Bằng và Hoa Vi rơi vào bế tắc vì vấn đề ai sẽ giữ vị trí CEO.
Hai bên đầu tư của Côn Bằng và Hoa Vi là Oceanwide và Thanh Huy đều không chịu nhượng bộ.
Triệu Hãn Thanh đã phải bay qua Thượng Hải vài lần.
Vì Côn Bằng ở Bắc Kinh, Hoa Vi lại ở Thâm Quyến, nên để thể hiện thành ý, hai bên thống nhất lựa chọn Thượng Hải – một thành phố thứ ba – làm địa điểm đàm phán.
Hơn nữa, để đảm bảo công tác bảo mật, cuộc đàm phán không được tổ chức ở phòng họp hay khách sạn chính thức nào mà là ở một nhà dân bình thường.
Trong cuộc họp thường lệ, Kinh Hồng lại hỏi Triệu Hãn Thanh về tiến độ của việc sáp nhập.
"Rất khó nói." Triệu Hãn Thanh thẳng thắn, "Tình hình khá là bế tắc."
Triệu Hãn Thanh ngẫm nghĩ rồi đề nghị: "Hay sếp nghĩ sao về đồng cấp CEO? Sau sáp nhập, CEO của Côn Bằng và Hoa Vi vẫn giữ vị trí của mình nhưng phụ trách các nghiệp vụ khác nhau trong công ty.
Như vậy gió tây không áp gió đông mà gió đông cũng không áp gió tây."
Kinh Hồng lập tức phủ quyết: "Không.
Tôi không đánh giá cao hình thức này."
"Hay là..." Triệu Hãn Thanh trầm ngâm, "Chúng ta có thể đề ra phương án đồng cấp CEO này trước.
Nếu bên Thanh Huy đồng ý, ta sẽ yêu cầu các quản lý cấp cao như CFO (Giám đốc tài chính) báo cáo công tác với CEO của Côn Bằng.
Như vậy thì trên danh nghĩa là hai CEO nhưng CEO Côn Bằng sẽ nắm phần lớn thực quyền, sau sẽ dần dần vượt qua bên kia."
"Khỏi cần đề xuất." Kinh Hồng tựa lưng vào ghế, "Chu Sưởng sẽ không chấp thuận đâu."
Có hai kiểu chiến lược đàm phán.
Một là "sóng xô", tức một quan điểm được đưa ra nhiều lần nhưng sóng đánh, khiến cho đối phương bị sóng đánh sập và chìm xuống.
Hai là khiến bên kia phải thỏa hiệp từng chút một, tức là chia nhỏ đàm phán, mỗi khi sắp đạt được thỏa thuận là lại đề ra yêu cầu mới để bên kia phải cân nhắc lại.
Cách này mỗi lần chỉ có thể khiến đối phương nhường thêm một chút thôi nhưng tích tiểu thì sẽ thành đại.
"Theo đề xuất của anh thì đối phương sẽ phải nhượng bộ nhiều lần." Nghĩ tới ánh mắt như kền kền của Chu Sưởng, Kinh Hồng cho rằng kế này khỏi thử cũng biết, "Chu Sưởng ư? Không thể nào."
Triệu Hãn Thanh ước chừng: "Vậy..."
"Không sáp nhập được thì thôi." Kinh Hồng nói, "Chúng ta cũng không thiếu tiền."
Triệu Hãn Thanh gật đầu: "Được.
Đến giai đoạn này rồi thì cũng chỉ có thể như vậy."
"Từ từ đã." Kinh Hồng chợt hỏi, "Trước đó anh từng nói, có vẻ CEO hiện tại của Hoa Vi không hoàn toàn tín nhiệm Thanh Huy?"
"Có cảm giác là vậy." Triệu Hãn Thanh đáp, "Nhưng đôi bên không hẳn là căng thẳng.
Có lẽ là do tính cách cá nhân của vị CEO kia thôi.
Bà chủ của Hoa Vi là một người phụ nữ có tính cách hết sức mạnh mẽ."
Kinh Hồng hạ mắt, ngón tay phải của anh gõ vài nhịp lên mặt bàn.
Rồi anh lại nâng mắt lên, nhìn xoáy vào Triệu Hãn Thanh: "Nếu thế chúng ta thử một lần.
Anh hãy thông báo cho Tổng Giám đốc Thẩm của Goldman Sachs rằng, hiện tại Oceanwide và Thanh Huy không thể đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào về vấn đề then chốt là CEO của công ty mới và Oceanwide không muốn lãng phí thời gian thêm nữa.
Nếu không giải quyết được vấn đề CEO, Oceanwide sẽ không tiếp tục tham gia các lần đàm phán sáp nhập tiếp theo."
Biết Kinh Hồng vẫn còn lời muốn nói, Triệu Hãn Thanh yên lặng lắng nghe.
"Sau đó," Kinh Hồng tiếp tục, "Yêu cầu Côn Bằng lập tức chuẩn bị phác thảo chi tiết về kế hoạch kinh doanh (business plan) cho vòng gọi vốn tiếp theo.
Thông báo cho tất cả các VC (nhà đầu tư mạo hiểm) đã hỏi giá rằng trong vòng gọi vốn tiếp theo của Côn Bằng, Oceanwide vẫn sẽ là lãnh đạo nhà đầu tư (lead investor), các bên khác chỉ có thể là đồng đầu tư (co-investment).
Đồng thời..." Kinh Hồng dừng một chút, "Tìm một vài VC hoặc PE (quỹ đầu tư tư nhân) hỏi về kế hoạch góp vốn của Hoa Vi, và nhắc nhở CEO của Hoa Vi rằng: Nếu lãnh đạo nhà đầu tư trong vòng gọi vốn tiếp theo của Hoa Vi vẫn là Thanh Huy, bà ta sẽ mất quyền kiểm soát công ty.
Tôi cho rằng đương nhiên là bà ta hiểu điều này, nhưng chúng ta cứ hãy nhắc nhở một chút."
Triệu Hãn Thanh nhớ lại những lần đàm phán trước: "Quả thực là vậy.
Sau hai lần giữ vị trí lãnh đạo nhà đầu tư, Thanh Huy đã nắm giữ của Hoa Vi 40% cổ phần.
Hiện tại trong cơ cấu cổ phần của Hoa Vi, người sáng lập kiêm CEO giữ 55%, Thanh Huy 40%, một VC khác nắm 5%..."
"Chính xác," Kinh Hồng tiếp lời Triệu Hãn Thanh, "Như vậy, nếu vòng gọi vốn tiếp theo vẫn là Thanh Huy dẫn đầu, số cổ phần Thanh Huy nắm giữ sẽ vượt qua người sáng lập để trở thành đại cổ công lớn nhất của Hoa Vi.
Người sáng lập sẽ mất đi quyền kiểm soát doanh nghiệp."
Kinh Hồng suy tính rất nhanh.
Cứ qua một vòng gọi vốn, Thanh Huy sẽ lại lấy đi một số cổ phần của Hoa Vi.
Sau hai vòng gọi vốn, hiện tại số cổ phần Thanh Huy nắm giữ đã lên đến 40%.
Nếu vòng tiếp theo Hoa Vi vẫn tiếp tục đưa ra 25% cổ phần công ty để gọi vốn, rồi Thanh Huy lại lấy đi 20% trong số đó, vậy số cổ phần Thanh Huy có được sẽ lên tới 50%, mà số cổ phiếu của người sáng lập sẽ bị pha loãng, xuống chỉ còn 41,25%.
Số cổ phần của Thanh Huy sẽ vượt qua người sáng lập kiêm CEO đương nhiệm của Hoa Vi.
Anh không chắc chắn về con số cụ thể, nhưng cũng chỉ vào khoảng như vậy.
Triệu Hãn Thanh đã hiểu, nhưng để xác nhận, anh ta gật đầu nói: "Phải.
Theo tính toán, nếu lần sáp nhập này không thành công, tình hình tài chính bị ảnh hưởng, Côn Bằng và Hoa Vi hẳn sẽ phải mở vòng gọi vốn tiếp theo.
Chúng ta có thể lợi dụng việc CEO của Hoa Vi không hoàn toàn tín nhiệm Thanh Huy để khiến Hoa Vi từ chối yêu cầu làm lãnh đạo nhà đầu tư trong vòng gọi vốn tiếp theo của Thanh Huy."
Sẽ là vô cùng nguy hiểm với người sáng lập Hoa Vi nếu Thanh Huy trở thành đại cổ đông lớn nhất của công ty.
"Đúng vậy." Biết Triệu Hãn Thanh đã hiểu ý mình nhưng Kinh Hồng vẫn nói cụ thể, anh không muốn có bất cứ sơ suất nào, "Trong trường hợp này, Chu Sưởng sẽ thấy rằng: bên này, Oceanwide vẫn sẽ làm lãnh đạo nhà đầu tư của Côn Bằng và tăng tỷ lệ cổ phần; trong khi bên kia, vì không được sự tín nhiệm của CEO, Thanh Huy không thể tiếp tục làm lãnh đạo nhà đầu tư của Hoa Vi nữa.
Nếu cứ vài vòng như vậy, cổ phiếu của Thanh Huy sẽ bị pha loãng.
Tương lai Hoa Vi sẽ vẫn không ngừng phải chi.
Nhưng với tình hình hiện tại, chỉ có những tập đoàn lớn có công ty mẹ chống đỡ như Oceanwide và Thanh Huy mới bằng lòng xuất vốn cho những dự án lời lãi chưa thấy đâu mà tiền chi ra thì như nước như này.
Rất khó để có thể huy động vốn từ VC hay PE.
Mà như thế thì sẽ có một ngày Hoa Vi không thể huy động được vốn nữa.
Đến lúc đó, Thanh Huy có muốn sáp nhập thì cũng chẳng có được điều kiện như bây giờ nữa.
Giờ ngoài vị trí CEO ra thì cái gì cũng dễ nói, nhưng tương lai thì chưa chắc đâu, ha."
Oceanwide và Thanh Huy đều là những nhà đầu tư chiến lược chuyên đi đường dài, VC và PE thì thường tập trung vào đầu tư ngắn hạn.
Hiện Oceanwide đang có 40% cổ phần của Côn Bằng, Thanh Huy cũng đang nắm 40% của Hoa Vi.
Định giá của hai công ty đang ngang nhau.
Bởi vậy, trong thương vụ sáp nhập này, Oceanwide và Thanh Huy có quyền phát ngôn tương tự nhau.
Nhưng sau vòng gọi vốn tiếp theo, số cổ phần mà Oceanwide nắm giữ của Côn Bằng sẽ tăng lên, trong khi số cổ phần mà Thanh Huy có được của Hoa Vi lại giảm xuống.
Như vậy, ở lần đàm phán tiếp theo, cán cân sẽ có sự nghiêng lệch.
Thực ra cũng chẳng có gì phải e dè cả.
Lần chạm trán này của Oceanwide và Thanh Huy không có gì khác những lần trước.
"Vậy nên là," Triệu Hãn Thanh bổ sung, "Chu Sưởng hẳn sẽ muốn nhân lúc Côn Bằng và Hoa Vi chưa hoàn thành vòng gọi vốn tiếp theo để thúc đẩy sáp nhập."
Kinh Hồng gật đầu.
"Nhưng mà," Triệu Hãn Thanh hỏi, "Côn Bằng...!thật sự sẽ đồng ý để chúng ta làm lãnh đạo nhà đầu tư ở vòng gọi vốn tiếp theo ư? Bên đó liệu có đồng ý để Oceanwide trở thành đại cổ đông lớn nhất của công ty không?"
Kinh Hồng nhấc mí mắt lên: "Chuyện đó để sau nói."
Triệu Hãn Thanh đã hiểu.
Vấn đề là Côn Bằng bên này cũng chưa chắc sẽ để Oceanwide chen chân vào.
"Để lần này thử lừa Chu Sưởng xem sao." Kinh Hồng nói, "Kêu ông chủ của Côn Bằng phối hợp một chút, cứ thả tin tức vòng gọi vốn sau vẫn được lãnh đạo bởi Oceanwide ra, không có vấn đề gì đâu.
Ông ta có thể nói rằng việc phân tác quyền mua cổ phần là một vấn đề lớn, mà Oceanwide vẫn luôn là đối tác có mối quan hệ tốt đẹp với Côn Bằng.
Oceanwide từng giúp công ty giành được gói bảo hiểm quý giá, việc đăng ký giấy phép hoạt động của công ty được suôn sẻ cũng là nhờ sự giúp đỡ của Oceanwide.
Chính vì vậy, sau khi cân nhắc lợi hại, Côn Bằng vẫn quyết định chọn Oceanwide.
Dù sao ông ta cũng là dân kỹ thuật mà, cứ giả vờ ngây thơ một chút.
Chu Sưởng có nghi ngờ thì cũng chẳng tra được thật giả, tôi đồ rằng anh ta sẽ không đánh cược đâu."
Triệu Hãn Thanh gật đầu: "Tôi hiểu.
Vậy chúng ta cứ thử xem, liệu Chu Sưởng có vì bị Hoa Vi từ chối vị trí lãnh đạo nhà đầu tư mà nhường vị trí CEO cho chúng ta để thúc đẩy việc sáp nhập trong lần đàm phán tới để tranh thủ các điều kiện khác hay không."
Kinh Hồng khẽ cười: "Phải."
*
Thương vụ sáp nhập của Côn Bằng và Hoa Vi đã bị gác lại.
Sau đàm phán thất bại, Côn Bằng và Hoa Vi tiếp tục đập tiền không ngừng để cạnh tranh quyết liệt.
Một khoảng thời gian sau, Côn Bằng thả tiếng gió về vòng gọi vốn tiếp theo.
Một vài VC PE lớn nhanh chóng tiếp cận hỏi han tin tức, chẳng mấy chốc mà người trong ngành đều biết rằng: lãnh đạo nhà đầu tư của vòng gọi vốn tiếp theo vẫn là Oceanwide.
CEO của Côn Bằng nhấn mạnh, ông tin tưởng Oceanwide, tin tưởng Tổng Giám đốc Kinh và Giám đốc Triệu.
Ông ta còn cho biết thêm, bên Oceanwide luôn tôn trọng Côn Bằng và chưa bao giờ can thiệp vào hoạt động nội bộ của công ty.
Oceanwide coi những người sáng lập nên Côn Bằng là tài sản lớn nhất của công ty.
Kể từ khi Côn Bằng được thành lập vào bốn năm trước, Oceanwide đã luôn cùng tiến cùng lùi với công ty, hai bên có mối quan hệ hợp tác vô cùng tốt đẹp.
Chính vì vậy, thay vì phân tán vốn chủ sở hữu cho các tổ chức khác nhau để rồi bị nắm quyền bởi một bên đầu tư xa lạ, ông ta sẵn sàng trao quyền cho Oceanwide.
Ông ta đã tính toán như sau: Nếu bây giờ từ chối không để Oceanwide làm lãnh đạo nhà đầu tư thì sau hai vòng gọi vốn nữa, số cổ phần của công ty đầu tư sẽ ngang với số cổ phiếu của ông ta cùng với Oceanwide cộng lại.
Nếu có tổ chức đầu tư liên kết với nhau, cục diện sẽ càng khó kiểm soát.
Hơn nữa ai cũng biết các tổ chức đầu tư thường tập trung vào lợi ích ngắn hạn, trong khi Oceanwide xem trọng sự phát triển dài hạn hơn.
Gần như ngay lập tức, Hoa Vi cũng tung tin sẽ triển khai một vòng gọi vốn nữa.
Tuy nhiên, Hoa Vi đã từ chối đề nghị làm lãnh đạo nhà đầu tư của Thanh Huy và đang tìm kiếm VC PE mới.
Hiện nay công ty đang thảo luận với một vài PE quốc lập.
Hiển nhiên, CEO của Hoa Vi không muốn để Thanh Huy tiếp quản công ty mình.
Luật Doanh nghiệp quy định, công ty muốn niêm yết phải đảm bảo quyền biểu quyết của cổ đông sở hữu cùng loại cổ phần.
Vậy tương lai khi Hoa Vi muốn niêm yết, vấn đề kiểm soát sẽ như một quả bom phát nổ.
Mọi việc diễn ra theo đúng như dự đoán.
Kinh Hồng đang chờ Chu Sưởng.
Đặt mình vào trong hoàn cảnh mà suy xét, Kinh Hồng nghĩ, cho dù Chu Sưởng nghi ngờ mọi việc là được sắp xếp, hắn có lẽ cũng sẽ không đánh cược.
Những kẻ như anh và Chu Sưởng thích đánh cược một thì thích kiểm soát mười.
Nếu không đến mức đường cùng, anh sẽ không chọn đánh cược, Chu Sưởng chắc chắn cũng vậy.
Chỉ là một cái ghế CEO mà thôi...!Kinh Hồng cho rằng, hiện tại Thanh Huy đã bị từ chối vị trí lãnh đạo nhà đầu tư rồi thì cách tối ưu nhất là nhường vị trí CEO lại cho Oceanwide để thúc đẩy việc sáp nhập.
Nếu không sắp tới Thanh Huy sẽ phải đối mặt với tình hình cổ phiếu bị pha loãng một lần nữa.
Nhưng Chu Sưởng vẫn yên lặng.
Vòng gọi vốn Series C của Côn Bằng và Hoa Vi đang là tiêu điểm trong ngành, vậy mà Chu Sưởng vẫn không có hành động gì.
Kinh Hồng chợt thấy hơi lạ.
*
Khi thương vụ sáp nhập rơi vào cục diện bế tắc, mọi người lại tập trung vào một sự kiện khác của Tập đoàn Thanh Huy.
Truyện Nữ Phụ
Chu Sưởng gửi thư cho SEC (ủy ban chứng khoán và giao dịch Hoa Kỳ) và công ty Việt Quan về việc chấm dứt thỏa thuận mua lại.
Dư luận ngạc nhiên, nhưng Kinh Hồng thì cảm thấy không có gì ngoài dự đoán.
Mấy tháng trước, ông chủ của Việt Quan lại mắng Chu Sưởng là đồ nhi đồng thiểu năng.
Chu Sưởng bị mắng vậy mà đột nhiên lại đề nghị mua lại Việt Quan với con số vô cùng hấp dẫn, ngang với đưa một núi vàng đến trước mặt ông chủ của Việt Quan.
Lúc nghe tin này, Kinh Hồng lập tức cho rằng Chu Sưởng đang muốn chơi bên kia một vố.
Việc Chu Sưởng chấm dứt thỏa thuận mua lại khi ông chủ của Việt Quan tức đến mức nhảy đổng lên.
Ngay tối đó ông ta đã đăng liền tù tì mười hai bài đăng dài dằng dặc lên mạng xã hội để mắng Chu Sưởng.
Chu Sưởng thấy vậy lại chỉ nhẹ nhàng đáp lại một câu: "Trong quá trình thẩm định chuyên sâu (due diligence), Thanh Huy phát hiện việc kinh doanh của công ty tồn tại vấn đề bất thường, vì vậy quyết định dừng việc mua lại."
Thỏa thuận giữa Thanh Huy và Việt Quan là thỏa thuận mua lại có điều kiện, Thanh Huy yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra về hoạt động kinh doanh của Việt Quan trước khi ký hợp đồng.
Chỉ với một câu "Thanh Huy phát hiện việc kinh doanh của công ty tồn tại vấn đề bất thường sau khi tiến hành thẩm định", giá cổ phiếu của Việt Quan trên sàn giao dịch chứng khoán New York đã giảm 19% trong hai ngày liên tiếp.
Giá cổ phiếu của Việt Quan tiếp tục giảm mạnh ngày thứ ba liên tiếp khi SEC tuyên bố điều tra công ty này dựa trên vấn đề Thanh Huy đã báo cáo.
Kế tiếp, chỉ trong năm ngày ngắn ngủi, giá cổ phiếu của Việt Quan đã giảm tổng cộng 38,44%.
Kinh Hồng đã nhìn ra được.
Thứ Chu Sưởng muốn là toàn bộ Việt Quan.
Nói muốn mua lại nhưng thực chất mục đích là điều tra Việt Quan từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
Phát hiện thấy có vấn đề thì lập tức công khai báo cáo.
Kinh Hồng hoài nghi Chu Sưởng hẳn là đã biết được gì đó rồi, cuộc thẩm định chuyên sâu kia chỉ là một cái cớ mà thôi.
Điều này không phải là không thể.
Có thể chính người của Việt Quan đã để lộ ra điều gì đó.
SEC thông báo sẽ tiến hành một loạt thẩm tra về "số liệu chính thức" của Việt Quan.
Kinh Hồng suy đoán, vấn đề hẳn là nằm ở phương pháp thu thập dữ liệu người dùng của nền tảng.
Có thể những dữ liệu này có liên quan trực tiếp đến vấn đề thu nhập hoặc gì đó khác.
Việt Quan có lẽ cũng đã không hoàn thành nghĩa vụ hợp quy CIIO.
Thực ra tình hình thế này thì không có vấn đề gì, Kinh Hồng nghĩ, nếu vấn đề bị phát hiện là hợp đồng quảng cáo giả hay đại loại vậy, Việt Quan có thể đối mặt với nguy cơ bị hủy niêm yết.
Làm giả hợp đồng quảng cáo là một vấn đề nghiêm trọng.
Nhiều công ty thích làm như được quảng cáo trên mọi mặt trận, nhưng thật ra tất cả lại là giả.
Lúc ăn cơm tối, Kinh Hải Bình lại nhắc tới Chu Sưởng.
"Chơi người ta một vố!" Kinh Hải Bình cực kỳ không đồng tình với cách làm việc của Chu Sưởng, "Trêu đùa người ta mấy tháng, rồi kết quả là giờ công ty người ta không bán được, giá cổ phiếu còn rớt gần 40%!"
Hôm nay em họ của Kinh Hồng, con gái của chú anh, qua nhà chơi.
Cô nàng mở to mắt hỏi: "Trời, đây chính là Trời lạnh Vương thị phá sản ngoài đời thật sao?"
Tưởng Mai hỏi: "Trời lạnh Vương thị phá sản là sao?"
Cô nàng nhanh nhảu giải thích: "Truyện tổng tài bá đạo thích viết thế đấy ạ.
Trên Tấn Giang có một bộ rất nổi tiếng, câu mở đầu chính là Trời lạnh rồi, cho Vương thị phá sản thôi, thế là sau người ta thích dùng "Trời lạnh Vương thị phá sản để nói về mấy anh tổng tài bá đạo trong truyện." Cô nàng đang nói thì chợt khựng lại, rồi bật thốt lên như phát hiện đại lục mới, "Ôi chao, ông chủ của Việt Quan cũng họ Vương!"
Kinh Hồng bật cười: "Việt Quan phá sản á? Không đến nỗi thế đâu."
Nhưng hẳn là phải chật vật một phen.
Thật lòng, Kinh Hồng cũng rất muốn nói với ông chủ của Việt Quan rằng: Năng lực có tới vậy thôi thì chọc Chu Sưởng làm gì không biết? Ngày nào cũng chạy theo mắng người ta như keo dính chó ấy, người ta không chơi cho một vố mới là lạ.
Ai làm Chu Sưởng không thoải mái, Chu Sưởng nhất định sẽ làm cho người đó không thoải mái gấp mười lần.
Em họ ngồi đối diện lại nói: "Bây giờ chính trên nền tảng mạng xã hội của Việt Quan cũng đang thảo luận chuyện này rầm rộ lắm, tức chết ông chủ của Việt Quan rồi.
Ban nãy bài phỏng vấn Chu Sưởng còn leo lên No.1 hotsearch luôn."
"Hửm?" Kinh Hồng không hay xem mấy thứ kia nên không để ý lắm, "Phỏng vấn gì đó?"
Cô nàng lấy điện thoại ra, mở khóa màn hình rồi tìm kiếm một chút, đoạn cười khúc khích nói: "Đây này, em nhớ mà.
Phóng viên hỏi, anh thấy sao về việc giá trị thị trường của Việt Quan bốc hơi gần 40%? Chu Sưởng trả lời, hơn bảy mươi triệu trẻ em thiểu năng trí tuệ bị phân biệt đối xử trên thế giới và hơn năm triệu trẻ em thiểu năng trí tuệ bị phân biệt đối xử ở Trung Quốc sẽ rất vui vẻ."
Kinh Hồng: "..."
Anh nghĩ: Cái người gì thế này..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook