Nhảy, Nhảy, Nhảy
-
Chương 24: Chương 22
Chương 22
Ngày hôm sau cũng không khác gì mấy. Buổi sáng ba chúng tôi tụ tập lại trong phòng thẩm vấn, lặng lẽ nhấm nháp bữa sáng với cà phê và bánh mì. Sau đó, Mọt Sách cho tôi mượn dao cạo điện, hơi cùn. Do không lường trước cần phải mang bàn chải đánh răng nên tôi đành súc miệng thật kỹ.
Sau đó lại bắt đầu những câu hỏi. Một kiểu tra tấn ngớ ngẩn và nhỏ mọn. Thẩm vấn diễn ra chậm chạp như sên đến tận trưa.
"Ừm, có lẽ đủ rồi đấy," Ngư Dân nói, đặt bút trên bàn.
Như thể giao hẹn từ trước, cả hai gã cảnh sát cùng thở dài. Tôi cũng thở dài. Rõ ràng họ đang kéo dài thời gian, nhưng đương nhiên không thể giữ tôi ở đây mãi được. Tấm danh thiếp trong chiếc ví của một cô gái đã chết không đủ để làm bằng chứng bắt giam một người. Ngay cả khi tôi không có bằng chứng ngoại phạm. Họ muốn cầm chân tôi ở đây ít nhất cho đến khi dấu vân tay và kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy những giả thuyết hợp lý hơn.
"Hừm", Ngư Dân nói, vươn mình tự đấm mấy cái vào lưng. "Đến giờ ăn trưa rồi."
"Hình như các anh đã hỏi xong rồi, nên tôi về đây." Tôi bảo họ.
"Tôi sợ rằng anh không thể làm thế." Ngư Dân nói với vẻ chần chừ giả tạo.
"Tại sao?" Tôi hỏi.
"Chúng tôi cần anh ký vào lời khai."
"Tôi sẽ ký, tôi sẽ ký."
"Nhưng trước hết hãy đọc một lượt để chắc chắn rằng nội dung là hoàn toàn chính xác. Từng từ một. Biết mình đang ký tên vào cái gì là việc hết sức quan trọng."
Vậy nên tôi đành phải đọc bốn mươi trang biên bản kỳ lạ của cảnh sát. Tôi không sao tránh được ý nghĩ rằng, hai trăm năm nữa, những trang viết này sẽ có giá trị tái cấu trúc lại kỷ nguyên của chúng ta. Chi tiết đến bệnh hoạn, chính xác không hề sai sót. Một bằng chứng tuyệt vời để nghiên cứu. Thói quen hàng ngày của một anh chàng ba mươi tư tuổi, mức sống bình thường và cô đơn. Một đưa trẻ trong thời đại của anh ta. Việc đọc hết cả bản ghi này trong phòng thẩm vấn của cảnh sát thật vô cùng chán nản. Nhưng tôi đã đọc nó, từ đầu đến cuối. Giờ thì tôi có thể về nhà. Tôi vuốt thẳng xấp giấy và nói rằng mọi thứ có vẻ rất đúng thứ tự.
Nghịch chiếc bút trên tay. Ngư Dân liếc Mọt Sách, Mọt Sách lôi ra một điếu thuốc trong cái bao Hopes của anh ta đặt trên nóc lò sưởi, châm lửa và nhăn nhó hút. Tôi có dự cảm chẳng lành.
"Không đơn giản vậy đâu." Mọt Sách nói với giọng chậm rãi của một kẻ chuyên nghiệp giải thích vấn đề cho dân ngoài nghề. "Anh thấy đấy, những lời khai đó phải do chính tay anh viết mới có giá trị."
"Tựtaytôi?"
"Đúng thế, anh phải chép lại mọi thứ từ đầu đến cuối. Viết bằng tay. Nếu không thì nó không có giá trị pháp lý."
Tôi nhìn xấp giấy. Tôi chẳng còn chẳng có sức để nổi giận nữa. Tôi những muốn tức lên, muốn nổi cơn thịnh nộ, muốn đập tay lên bàn và la hét,lũ các anh không có quyền làm thế này!Tôi muốn đứng lên và ra khỏi chỗ này. Và nói đúng ra, tôi biết họ cũng chẳng có quyền ngăn tôi lại.
N.g.u.ồ.n. .t.ừ. .s.i.t.e. .T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o...c.o.m. Đúng thế, nhưng tôi đã quá mệt. Quá mệt để nói được gì, quá mệt để phản kháng. Tốt nhất là tôi cứ làm những gì họ bảo tôi làm. Nhanh hơn và dễ dàng hơn.Mình càng ngày càng yếu đuối,tôi thú nhận với bản thân.Mình đang bị bào mòn và trở nên đớn hèn.Trước đây thì họ sẽ phải trói tôi lại. Cả thức ăn nhanh của họ, mùi khói thuốc và dao cạo cũng chẳng thể ảnh hưởng đến tôi. Càng già tôi càng yếu đuối.
"Không đời nào," chính tôi cũng ngạc nhiên khi nghe mình nói thế. "Tôi về đây. Tôi có quyền về nhà. Các anh không thể ngăn cản tôi."
Mọt Sách lắp bắp cái gì đó nghe không rõ. Ngư Dân nhìn không chớp mắt lên trần nhà và gõ bút lên bàn.Tép-tép-tép, tép-tép, tép-tép-tép.
"Anh đang khiến mọi việc rắc rối hơn," Ngư Dân nói ngắn gọn. "Nhưng cũng tốt thôi, nếu mọi việc diễn ra như thế, chúng tôi sẽ làm một lệnh triệu tập. Và chúng tôi buộc anh ở lại đây để điều tra. Lần sau sẽ không giống như đi picnic như thế này đâu. Chúng tôi cũng chẳng ngại gì, anh biết mà. Làm thế cũng dễ dàng hơn cho chúng ta hơn. Đúng không nhỉ?" anh ta quay ngoắt sang hỏi Mọt Sách.
"Vâng thưa sếp, về lâu về dài sẽ dễ dàng hơn. Đó là việc chúng ta nên làm sớm. Cần phải làm một lệnh triệu tập," anh ta tuyên bố.
"Cứ làm như ý các anh muốn," tôi nói. "Nhưng từ nay cho đến khi lệnh triệu tập được đưa xuống, tôi hoàn toàn tự do. Lúc nào có lệnh triệu tập, các anh đã biết tìm tôi ở đâu rồi đấy. Chuyện khác tôi chẳng quan tâm nữa. Tôi đi đây."
"Chúng tôi có thể tạm giam anh cho đến khi có lệnh triệu tập."
Tôi suýt nữa thì bảo họ chỉ cho tôi xem người ta viết như thế ở chỗ nào trong bộ luật, nhưng bây giờ tôithực sựkhông còn sức nữa. Tôi biết là họ đang bịa đặt, nhưng thôi kệ.
"Tôi đầu hàng. Tôi sẽ viết lại lời khai. Nhưng tôi phải gọi điện trước đã."
Ngư Dân chuyển cho tôi điện thoại. Tôi quay số của Yuki.
"Chú vẫn đang ở sở cảnh sát," tôi nói. "Có vẻ như việc này sẽ mất cả đêm. Chú đoán mình vẫn không thoát được trong ngày hôm nay. Xin lỗi cháu."
"Chú vẫn ở trong xà lim à?"
"Thật rắc rối." Lần này tôi nhại lại lời con bé.
"Như vậy là không công bằng," con bé đáp.
"Cháu đang làm gì thế?"
"Chẳng có gì đặc biệt," con bé nói. "Chỉ nằm, nghe nhạc, đọc tạp chí, ăn bánh kem. Đại để thế."
Hai tay điều tra viên lại cố gắng nghe ngóng.
"Chú sẽ gọi cho chú ngay khi ra khỏi đây."
"Nếuchú ra khỏi đó được," Yuki nói thẳng thừng.
"Ồ, thôi được, đến giờ ăn trưa rồi," Ngư Dân tuyên bố ngay khi tôi vừa gác máy.
Bữa trưa cósoba, mì kiều mạch lạnh. Nấu quá chín và đã rữa. Thức ăn kiểu bệnh viện, đúng hơn là đồ ăn kiêng dạng lỏng. Mùi của những bệnh vô phương cứu chữa cứ lẩn quất đâu đó trong món ăn. Nhưng hai người kia vẫn ngốn sạch, và tôi làm theo họ. Để cho cái chỗ bột mì đó trôi được, Mọt Sách chiêu thêm rất nhiều nước trà ấm.
Buổi chiều trôi qua chầm chậm như thể một con sông chở nặng phù sa. Âm thanh duy nhất trong căn phòng là tiếng đồng hồ tích tắc. Điện thoại reng ở phòng kế bên. Tôi không làm gì khác ngoài việc viết, viết và viết. Trong khi đó hai gã cảnh sát thay phiên nhau nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng họ ra hành lang mà thì thầm.
Tôi tiếp tục đẩy ngòi bút.Lúc sáu giờ mười lăm tôi quyết định nấu bữa tối, đầu tiên là lấy cái bánh khoai ra khỏi tủ lạnh....
Đến tối tôi đã chép được hai mươi trang. Cứ miết cây bút hàng giờ liền đúng là cực hình. Một việc hoàn toàn không nên làm thử. Cổ tay mỏi nhừ, cánh tay nặng trĩu. Ngón giữa bắt đầu run. Chỉ lơ đãng một giây thôi là chép sai từ. Khi đó, lại phải gạch bỏ và điểm chỉ vào lỗi đấy. Việc này có thể khiến một người phát điên. Vànókhiến tôi phát điên.
Bữa tối, chúng tôi lại ăn cơm hộp. Tôi chẳng ăn được mấy. Trà vẫn còn óc ách trong bụng. Tôi cảm thấy chóng mặt, mất hẳn cảm giác mình là ai. Tôi vào toilet và nhìn vào gương. Chẳng thể nhận ra mình nữa.
"Có thêm phát hiện gì không?" tôi hỏi Ngư Dân. "Vân tay hay dấu vết hay kết quả khám nghiệm tử thi?"
"Chưa đâu," anh ta nói. "Những thứ đó cần có thời gian."
Tôi tiếp tục đến mười giờ. Chỉ còn năm trang nữa, nhưng tôi đã đến giới hạn cuối cùng. Tôi không thể viết nổi nữa và đành bảo họ như vậy. Ngư Dân dẫn tôi đến xà lim và tôi ngủ ngay lập tức.
Đến sáng, lại là dao cạo điện, cà phê và bánh mì. Năm trang cũng mất hai tiếng đồng hồ. Tôi ký và điểm chỉ vào từng trang một. Sau đó, Mọt Sách kiểm tra một lượt.
"Tôi đi được chưa?" tôi hỏi với vẻ mong đợi.
"Nếu anh trả lời thêm một số câu hỏi nữa, đương nhiên, anh có thể đi," Mọt Sách nói.
Tôi thốt ra một tiếng thở dài. "Vậy các anh định bắt tôi làm thêm việc bàn giấy đúng không?"
"Tất nhiên," Mọt Sách trả lời. "Đây là thủ tục hành chính. Giấy tờ là tất cả mọi thứ. Nếu không có chữ viết tay và dấu tay của anh, chúng chẳng có giá trị gì."
Tôi day day ngón tay vào thái dương. Tôi cảm thấy như thể có cái gì đó lùng bùng ở bên trong. Như thể thứ gì đó đã xâm nhập vào não tôi và căng phồng lên hết cỡ đến nỗi không thể lấy ra được nữa.
"Việc này không lâu đâu. Nó sẽ qua trước khi anh kịp nhận ra."
Thêm những câu trả lời ngớ ngẩn cho những câu hỏi ngớ ngẩn. Sau đó, Ngư Dân gọi Mọt Sách ra hành lang. Hai người thì thầm một lúc, tôi cũng chẳng để ý là bao lâu nữa. Tôi ngả người ra ghế và nghiên cứu hình thù những mảng nấm mốc trên trần nhà. Mảng màu đen trông giống hình ảnh của vùng lông mu của các xác chết. Nó trải dọc theo những vết nứt trên tường như một bức tranh được nối từ nhiều điểm lại với nhau. Nấm mốc thấm đẫm mùi cơ thể của những kẻ đáng thương bị tống vào gian phòng này trong bao thập kỷ qua. Từ những nỗ lực mang tính hệ thống nhằm hủy hoại niềm tin, nhân phẩm và ý thức về cái đúng sai của con người. Từ sự đàn áp về tin thần dẫn đến tình trạng bất ổn của con người và để lại những vết sẹo không nhìn thấy được. Tại một nơi tách rời khỏi ánh sáng và không được ăn uống tử tế, ta sẽ rơi vào tình trạng không kiểm soát được. Nấm mốc.
Tôi đặt cả hai tay lên bàn và nhắm mắt, nghĩ về cảnh tuyết rơi ở Sapporo. Khách sạn Cá Heo và cô bạn lễ tân đeo kính của tôi. Giờ cô sao rồi? Đứng đằng sau quầy lễ tân, nhấp nháy nụ cười chuyên nghiệp của cô ư? Tôi rất muốn gọi cho cô ngay. Nói với cô những câu đùa ngớ ngẩn. Nhưng tôi thậm chí còn không biết cả tên cô.Tôi thậm chí còn không biết cả tên cô.
Cô thật sự rất dễ thương. Nhất là khi cô bận việc. Thấm đẫm cái tinh thần không thể định nghĩa được của khách sạn. Cô yêu công việc của mình. Không giống như tôi. Tôi chưa bao giờ thích thú với việc mình làm. Tôi làm việc rất tốt, nhưng lại chưa bao giờyêucông việc của mình. Khi không làm được việc, cô trở nên dễ tổn thương, yếu đuối và mong manh. Tôi đã có thể ngủ với cô nếu muốn. Nhưng tôi đã không làm vậy.
Tôi muốn nói chuyện với cô lần nữa.
Trước khi cô bị ai đó giết.
Trước khi cô biến mất.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook