Nhất Phẩm Ngỗ Tác
-
Chương 17: Đêm thăm phủ Thứ Sử
Phố Đông, thành Biện Hà.
Sáng sớm sương vừa tan, mưa phùn tẩy sạch con đường đá xanh. Cửa sau phủ Thứ Sử, năm sáu thợ thủ công được gã sai vặt dẫn vào phủ.
Phủ Thứ Sử muốn sửa hậu viện, nghe nói qua một thời gian nữa mẹ của Thứ Sử đại nhân sẽ tới.
Thứ Sử Trần Hữu Lương là đứa con có hiếu. Mẹ sắp đến phủ thì có giật gấu vá vai cũng phải sửa vườn cho mẹ.
Biện Châu là cửa ngõ kênh đào Nam - Bắc quan trọng của Đại Hưng, vận chuyển đường thủy nuôi béo từ quan lớn tới quan bé. Phủ Thứ Sử vốn không nên thiếu bạc, thế nhưng Trần Hữu Lương lại là thanh quan. Ông nhậm chức ở Biện Châu năm năm, không gặp thương gia - không nhận tiền biếu xén - không đi tiệc rượu của đồng liêu. Nước ở phủ Thứ Sử trong đến độ thấy cả đáy.
Triều đình hồ đồ, trong sạch đáng quý. Trần Hữu Lương, hai bàn tay trắng thiết diện vô tư, được văn nhân khắp thiên hạ ngưỡng mộ, có danh tiếng cao trong giới học tử, dân chúng kính ông là Thanh Thiên.
Nhưng Thanh Thiên thuê công nhân, thợ làm việc cũng phải trả tiền bạc. Phủ Thứ Sử trả tiền công thấp, ít người bằng lòng đến, tìm tới tìm lui chỉ tìm được năm sáu thợ thủ công này.
Hậu viện của phủ Thứ Sử rất đẹp, chẳng qua lâu năm ít tu sửa lười xử lý, đường mòn đá xanh biến thành rêu xanh, phía dưới núi giả mọc đầy cỏ dại. Gã sai vặt dẫn các thợ thủ công vòng đến một chỗ lầu các thấp thoáng trong vườn hải đường. Thời tiết này, hoa hải đường đã tàn, hoa tàn rơi đầy trên đất, nhuộm đỏ mặt hồ trong xanh.
“Ở đây thôi. Lầu các cần sơn lại và quét dọn. Ngói trên nóc nhà cũng phải sửa lại một lượt, cỏ dại trong viện phải sạch. Mấy chỗ núi đá cạnh hồ ở phía trước đã lỏng lẻo rồi, phải dựng lại cho bền chắc, miễn cho lão phu nhân đến ngắm cảnh hồ, đạp vào trượt chân. Những việc này làm trong hai ngày xong. Đêm ở lại trong phủ, trong phòng gã sai vặt có giường chung, sẽ có người dẫn các ngươi đi.” Gã sai vặt dặn dò xong thì đi sang một bên, không có ý đi, hiển nhiên muốn ở chỗ này giám sát.
Các thợ thủ công cầm theo đồ của từng người chia nhau làm việc. Một hán tử cúi đầu lẩm bẩm: “Làm việc hai ngày, trả tiền công một ngày, còn không biết xấu hổ giám sát.”
Một người khác nghe vậy nói: “Được rồi, được rồi. Không phải ngươi vẫn đến đấy à?”
“Nếu không phải Thứ Sử đại nhân là Thanh Thiên trên đầu dân chúng thành Biện Châu thì ai muốn tới chứ?”
“Vậy ngươi còn càu nhàu!”
“Chẳng phải do ta nhìn gã sai vặt kia không vừa mắt à? Nhìn cái mặt hắn ta kéo dài ra kìa, như chúng ta mới là người thiếu tiền ấy.”
Hai người nhỏ giọng thì thầm, một thiếu niên cầm theo thùng sơn đi qua, đi đến cây cột trước cửa lầu các thì dừng lại, cúi đầu cụp mi, yên lặng làm việc, đáy mắt đầy trào phúng.
Thanh Thiên?
Cha cũng nói Trần Hữu Lương là Thanh Thiên. Năm đó cha từ chối khéo việc điều động làm ở thành Biện Hạ đã khiến ông áy náy rất lâu.
Năm ấy, trong thành Biện Hà xảy ra án mạng liên hoàn, lần đầu cha đến thành Biện Hà khám nghiệm tử thi theo lệnh công văn, vì biểu hiện xuất sắc nên được Trần Hữu Lương coi trọng, cũng cố ý điều ông từ huyện Cổ Thủy về thành Biện Hà nhậm chức. Cha lại không muốn rời khỏi huyện Cổ Thủy. Ông nói mộ mẹ ở đó, mỗi tháng mùng một, mười lăm đều phải vẩy nước quét mộ tế bái, sợ đi rồi không thể thường xuyên về, để phần mộ của mẹ hoang phế thê lương.
Mộ Thanh biết, đây chỉ là một nguyên nhân trong đó.
Cha đang suy nghĩ cho nàng.
Đến thành Biện Hà, cha vẫn là Ngỗ Tác, không thoát được tiện tịch, chỉ có bổng lộc cao hơn thôi. Trong nhà nghèo khó, không phải cha không muốn có thêm bổng lộc, chẳng qua trong lòng lo lắng đích đến tương lai cho nàng thôi. Nàng theo cha là tiện tịch, mẹ là quan nô, từ nhỏ đã bị thầy bói phán mạng cứng. Một nữ hài tử cả ngày ở nghĩa trang nghịch xác người chết, tuy có danh Phán Quan Âm Ti nhưng dù sao cũng không hợp lễ pháp của phụ nhân.
Ở thành Biện Hà, quan lại phú thương khắp nơi, lời đồn bực này, xuất thân bực này của nàng chắc chắn khó có người nhìn trúng, cũng khó có người dám cưới. Cha không muốn nàng làm thiếp cho người ta. Ông nói năm đó mẹ đồng ý gả cho ông cũng không muốn làm thiếp cho tri huyện, mẹ nàng rất có khí khái nên tuyệt đối không để nàng đi con đường mà mẹ nàng không muốn.
Cha hy vọng nàng gả cho một thiếu niên thật thà, trong huyện có thiếu niên lang nhà ai không tồi, ông sớm đã nắm rõ trong lòng. Đến thành Biện Hà, trời xa đất lạ, sợ nhìn nhầm người, làm hại cả đời nàng.
Cha là người thật thà phúc hậu, hiền lành ít nói, không đề cập đến chuyện hôn sự ở trước mặt nàng. Ngày ấy nàng cập kê, ban đêm ăn mì trường thọ, cha chỉ đề ra một câu, nàng còn chưa tỏ thái độ, ông ấy đã đỏ mặt dưới ánh nến rồi.
Trong trí nhớ của nàng còn có một lần mặt cha đỏ vậy. Ngày ấy ông đi khám nghiệm thi thể từ thành Biện Hà về, vào cửa đã nói vụ án này có manh mối, Trần đại nhân giữ ông ở lại phủ dùng cơm, thưởng một bàn rượu và thức ăn.
Thứ Sử thành Biện Châu, chính tứ phẩm, chức quan lớn nhất Biện Châu, lại dùng cơm cùng bàn với một Ngỗ Tác nhỏ không có phẩm cấp như ông, còn không chê trên người ông có mùi người chết. Mộ Hoài Sơn về nhà, nói đến việc này thì hưng phấn mấy ngày, từ đây càng kính trọng Trần Hữu Lương, trong lòng càng áy náy vì chuyện không biết điều từ chối sự đề bạt của ông ấy năm đó.
Trước kia, Mộ Thanh cũng cho rằng Trần Hữu Lương là thanh quan, nghiêm túc chính trực chiêu hiền đãi sĩ. Hiện giờ nàng mang thái độ dò xét với người này.
Cái chết của cha không thoát khỏi liên quan đến Trần Hữu Lương.
Đêm đó ở nghĩa trang, người trông cửa nói lúc xác chết của cha được nâng tới thì trên người có mùi rượu, nàng đoán ông uống rượu độc mà chết. Thân phận của cha thấp kém, tuy là diệt khẩu, vậy cẩu Hoàng đế cũng sẽ không tự mình ban rượu độc cho ông, việc này chắc chắn là người dưới làm.
Người có khả năng làm việc này nhất là Trần Hữu Lương.
Cha là Ngỗ Tác, có hiểu về độc. Độc kia có mùi đắng của hạnh nhân, dù mùi có nhạt thì cha cũng có thể đoán được. Lúc Ngỗ Tác khám nghiệm tử thi cũng không thể xem nhẹ mùi của xác chết để phán đoán nguyên nhân tử vong. Ngỗ Tác có kinh nghiệm đều có một cái mũi rất nhạy. Cha không đoán được, nàng chỉ có thể suy đoán ra một khả năng, đó là thưởng rượu cho ông chính là người mà ông vô cùng kính trọng. Lúc ấy tâm trạng của ông kích động mới không để ý phát hiện mùi lạ trong rượu.
Suy đoán cũng không thể định tội một người, Mộ Thanh hiểu, cho nên nàng tới phủ Thứ Sử kiểm chứng.
Phủ Thứ Sử muốn mời thợ thủ công sửa viện, vì trả ít bạc nên không ai muốn tới, vừa hay cho nàng cơ hội trà trộn vào trong phủ.
Thiếu niên ngồi xổm dưới cây cột lầu các, yên lặng làm việc.
Chờ, đến đêm.
…
Việc sửa viện không thể làm xong trong một ngày. Buổi đêm nghỉ ngơi ở giường chung lớn trong phòng gã sai vặt.
Trong phủ Thứ Sử quản lý nghiêm, chạng vạng ăn cơm xong, sắc trời tối là khóa viện lại. Mấy người đàn ông thô kệch ngồi xếp bằng trên giường nói bậy về nữ nhân, Mộ Thanh lấy cớ đi ngoài để ra cửa.
Ánh trăng lành lạnh, thiếu niên đảo quanh một vòng, đáy mắt như được ánh tuyết tẩy rửa, sáng lên ánh sao. Lúc chạng vạng, khi “hắn” vào viện đã nhìn một lượt tình hình xung quanh, tường viện không cao, sau phòng có một cái cây lệch tán có thể nhờ đó mà đi ra ngoài tường.
Ngày thường đi khám nghiệm tử thi, có nhiều lúc phải đi đường núi, thể lực của Mộ Thanh rất tốt, lên cây, trèo tường, nhảy xuống, một loạt liền mạch. Sau khi nhảy xuống nàng bước đến nấp sau núi giả.
Muốn biết rượu độc có phải Trần Hữu Lương cho cha uống không, nàng chỉ cần gặp ông ta, hỏi thẳng mặt.
Thế gian này, không ai có thể nói dối ở trước mặt nàng. Nếu cha thật sự do Trần Hữu Lương làm hại, nàng sẽ làm thịt tên quan chó má này, lật đổ cái tiếng Thanh Thiên do mua danh chuộc tiếng!
Mộ Thanh ngồi xổm xuống, ẩn ở trong bóng tối nhìn đường mòn phía trước, vẫn đang chờ.
Phủ Thứ Sử quá lớn, nàng không biết đường, không biết Trần Hữu Lương ở đâu nên chỉ có thể chờ. Chờ người đi qua, uy hiếp hỏi là biết.
Quanh đây là phòng hạ nhân, không bao lâu quả nhiên có người đi ở đường mòn từ trong bóng đêm. Trong tay người nọ cầm theo hộp đồ ăn, gót sen nhẹ nhàng, dáng đi mềm mại xinh đẹp, là nha hoàn.
Mộ Thanh từng nghe cha nói, thê tử nguyên phối của Trần Hữu Lương mất sớm, ông chưa từng tục huyền, cũng không nạp thiếp thị. Ông chỉ có duy nhất một đứa con trai, đang đọc sách trong Tùng Viện Thịnh Kinh, không ở Biện Hà. Bởi vậy trong phủ Thứ Sử này, chủ tử cần hầu hạ chỉ có một mình Trần Hữu Lương. Nha hoàn này buổi đêm cầm theo hộp đồ ăn đi ra ngoài, chắc là đưa đến chỗ Trần Hữu Lương.
Không ngờ có thể gặp được người làm đến chỗ Trần Hữu Lương, Mộ Thanh lập tức bỏ ý tưởng uy hiếp, chỉ lặng lẽ đuổi theo.
Đêm tháng sáu, gió hè mát mẻ, mùi cỏ cây hòa vào hương song phấn nhàn nhạt bay tới, khiến người ta hơi say.
Mộ Thanh chợt thấy dưới chân hơi lung lay.
Nàng thầm kinh hãi, trước mắt như có sương mù, trong hoảng hốt thấy nha hoàn kia xoay người đi về phía nàng…
Nàng chỉ nhớ rõ suy nghĩ cuối cùng của mình - mùi hương son phấn kia, có độc?
Sáng sớm sương vừa tan, mưa phùn tẩy sạch con đường đá xanh. Cửa sau phủ Thứ Sử, năm sáu thợ thủ công được gã sai vặt dẫn vào phủ.
Phủ Thứ Sử muốn sửa hậu viện, nghe nói qua một thời gian nữa mẹ của Thứ Sử đại nhân sẽ tới.
Thứ Sử Trần Hữu Lương là đứa con có hiếu. Mẹ sắp đến phủ thì có giật gấu vá vai cũng phải sửa vườn cho mẹ.
Biện Châu là cửa ngõ kênh đào Nam - Bắc quan trọng của Đại Hưng, vận chuyển đường thủy nuôi béo từ quan lớn tới quan bé. Phủ Thứ Sử vốn không nên thiếu bạc, thế nhưng Trần Hữu Lương lại là thanh quan. Ông nhậm chức ở Biện Châu năm năm, không gặp thương gia - không nhận tiền biếu xén - không đi tiệc rượu của đồng liêu. Nước ở phủ Thứ Sử trong đến độ thấy cả đáy.
Triều đình hồ đồ, trong sạch đáng quý. Trần Hữu Lương, hai bàn tay trắng thiết diện vô tư, được văn nhân khắp thiên hạ ngưỡng mộ, có danh tiếng cao trong giới học tử, dân chúng kính ông là Thanh Thiên.
Nhưng Thanh Thiên thuê công nhân, thợ làm việc cũng phải trả tiền bạc. Phủ Thứ Sử trả tiền công thấp, ít người bằng lòng đến, tìm tới tìm lui chỉ tìm được năm sáu thợ thủ công này.
Hậu viện của phủ Thứ Sử rất đẹp, chẳng qua lâu năm ít tu sửa lười xử lý, đường mòn đá xanh biến thành rêu xanh, phía dưới núi giả mọc đầy cỏ dại. Gã sai vặt dẫn các thợ thủ công vòng đến một chỗ lầu các thấp thoáng trong vườn hải đường. Thời tiết này, hoa hải đường đã tàn, hoa tàn rơi đầy trên đất, nhuộm đỏ mặt hồ trong xanh.
“Ở đây thôi. Lầu các cần sơn lại và quét dọn. Ngói trên nóc nhà cũng phải sửa lại một lượt, cỏ dại trong viện phải sạch. Mấy chỗ núi đá cạnh hồ ở phía trước đã lỏng lẻo rồi, phải dựng lại cho bền chắc, miễn cho lão phu nhân đến ngắm cảnh hồ, đạp vào trượt chân. Những việc này làm trong hai ngày xong. Đêm ở lại trong phủ, trong phòng gã sai vặt có giường chung, sẽ có người dẫn các ngươi đi.” Gã sai vặt dặn dò xong thì đi sang một bên, không có ý đi, hiển nhiên muốn ở chỗ này giám sát.
Các thợ thủ công cầm theo đồ của từng người chia nhau làm việc. Một hán tử cúi đầu lẩm bẩm: “Làm việc hai ngày, trả tiền công một ngày, còn không biết xấu hổ giám sát.”
Một người khác nghe vậy nói: “Được rồi, được rồi. Không phải ngươi vẫn đến đấy à?”
“Nếu không phải Thứ Sử đại nhân là Thanh Thiên trên đầu dân chúng thành Biện Châu thì ai muốn tới chứ?”
“Vậy ngươi còn càu nhàu!”
“Chẳng phải do ta nhìn gã sai vặt kia không vừa mắt à? Nhìn cái mặt hắn ta kéo dài ra kìa, như chúng ta mới là người thiếu tiền ấy.”
Hai người nhỏ giọng thì thầm, một thiếu niên cầm theo thùng sơn đi qua, đi đến cây cột trước cửa lầu các thì dừng lại, cúi đầu cụp mi, yên lặng làm việc, đáy mắt đầy trào phúng.
Thanh Thiên?
Cha cũng nói Trần Hữu Lương là Thanh Thiên. Năm đó cha từ chối khéo việc điều động làm ở thành Biện Hạ đã khiến ông áy náy rất lâu.
Năm ấy, trong thành Biện Hà xảy ra án mạng liên hoàn, lần đầu cha đến thành Biện Hà khám nghiệm tử thi theo lệnh công văn, vì biểu hiện xuất sắc nên được Trần Hữu Lương coi trọng, cũng cố ý điều ông từ huyện Cổ Thủy về thành Biện Hà nhậm chức. Cha lại không muốn rời khỏi huyện Cổ Thủy. Ông nói mộ mẹ ở đó, mỗi tháng mùng một, mười lăm đều phải vẩy nước quét mộ tế bái, sợ đi rồi không thể thường xuyên về, để phần mộ của mẹ hoang phế thê lương.
Mộ Thanh biết, đây chỉ là một nguyên nhân trong đó.
Cha đang suy nghĩ cho nàng.
Đến thành Biện Hà, cha vẫn là Ngỗ Tác, không thoát được tiện tịch, chỉ có bổng lộc cao hơn thôi. Trong nhà nghèo khó, không phải cha không muốn có thêm bổng lộc, chẳng qua trong lòng lo lắng đích đến tương lai cho nàng thôi. Nàng theo cha là tiện tịch, mẹ là quan nô, từ nhỏ đã bị thầy bói phán mạng cứng. Một nữ hài tử cả ngày ở nghĩa trang nghịch xác người chết, tuy có danh Phán Quan Âm Ti nhưng dù sao cũng không hợp lễ pháp của phụ nhân.
Ở thành Biện Hà, quan lại phú thương khắp nơi, lời đồn bực này, xuất thân bực này của nàng chắc chắn khó có người nhìn trúng, cũng khó có người dám cưới. Cha không muốn nàng làm thiếp cho người ta. Ông nói năm đó mẹ đồng ý gả cho ông cũng không muốn làm thiếp cho tri huyện, mẹ nàng rất có khí khái nên tuyệt đối không để nàng đi con đường mà mẹ nàng không muốn.
Cha hy vọng nàng gả cho một thiếu niên thật thà, trong huyện có thiếu niên lang nhà ai không tồi, ông sớm đã nắm rõ trong lòng. Đến thành Biện Hà, trời xa đất lạ, sợ nhìn nhầm người, làm hại cả đời nàng.
Cha là người thật thà phúc hậu, hiền lành ít nói, không đề cập đến chuyện hôn sự ở trước mặt nàng. Ngày ấy nàng cập kê, ban đêm ăn mì trường thọ, cha chỉ đề ra một câu, nàng còn chưa tỏ thái độ, ông ấy đã đỏ mặt dưới ánh nến rồi.
Trong trí nhớ của nàng còn có một lần mặt cha đỏ vậy. Ngày ấy ông đi khám nghiệm thi thể từ thành Biện Hà về, vào cửa đã nói vụ án này có manh mối, Trần đại nhân giữ ông ở lại phủ dùng cơm, thưởng một bàn rượu và thức ăn.
Thứ Sử thành Biện Châu, chính tứ phẩm, chức quan lớn nhất Biện Châu, lại dùng cơm cùng bàn với một Ngỗ Tác nhỏ không có phẩm cấp như ông, còn không chê trên người ông có mùi người chết. Mộ Hoài Sơn về nhà, nói đến việc này thì hưng phấn mấy ngày, từ đây càng kính trọng Trần Hữu Lương, trong lòng càng áy náy vì chuyện không biết điều từ chối sự đề bạt của ông ấy năm đó.
Trước kia, Mộ Thanh cũng cho rằng Trần Hữu Lương là thanh quan, nghiêm túc chính trực chiêu hiền đãi sĩ. Hiện giờ nàng mang thái độ dò xét với người này.
Cái chết của cha không thoát khỏi liên quan đến Trần Hữu Lương.
Đêm đó ở nghĩa trang, người trông cửa nói lúc xác chết của cha được nâng tới thì trên người có mùi rượu, nàng đoán ông uống rượu độc mà chết. Thân phận của cha thấp kém, tuy là diệt khẩu, vậy cẩu Hoàng đế cũng sẽ không tự mình ban rượu độc cho ông, việc này chắc chắn là người dưới làm.
Người có khả năng làm việc này nhất là Trần Hữu Lương.
Cha là Ngỗ Tác, có hiểu về độc. Độc kia có mùi đắng của hạnh nhân, dù mùi có nhạt thì cha cũng có thể đoán được. Lúc Ngỗ Tác khám nghiệm tử thi cũng không thể xem nhẹ mùi của xác chết để phán đoán nguyên nhân tử vong. Ngỗ Tác có kinh nghiệm đều có một cái mũi rất nhạy. Cha không đoán được, nàng chỉ có thể suy đoán ra một khả năng, đó là thưởng rượu cho ông chính là người mà ông vô cùng kính trọng. Lúc ấy tâm trạng của ông kích động mới không để ý phát hiện mùi lạ trong rượu.
Suy đoán cũng không thể định tội một người, Mộ Thanh hiểu, cho nên nàng tới phủ Thứ Sử kiểm chứng.
Phủ Thứ Sử muốn mời thợ thủ công sửa viện, vì trả ít bạc nên không ai muốn tới, vừa hay cho nàng cơ hội trà trộn vào trong phủ.
Thiếu niên ngồi xổm dưới cây cột lầu các, yên lặng làm việc.
Chờ, đến đêm.
…
Việc sửa viện không thể làm xong trong một ngày. Buổi đêm nghỉ ngơi ở giường chung lớn trong phòng gã sai vặt.
Trong phủ Thứ Sử quản lý nghiêm, chạng vạng ăn cơm xong, sắc trời tối là khóa viện lại. Mấy người đàn ông thô kệch ngồi xếp bằng trên giường nói bậy về nữ nhân, Mộ Thanh lấy cớ đi ngoài để ra cửa.
Ánh trăng lành lạnh, thiếu niên đảo quanh một vòng, đáy mắt như được ánh tuyết tẩy rửa, sáng lên ánh sao. Lúc chạng vạng, khi “hắn” vào viện đã nhìn một lượt tình hình xung quanh, tường viện không cao, sau phòng có một cái cây lệch tán có thể nhờ đó mà đi ra ngoài tường.
Ngày thường đi khám nghiệm tử thi, có nhiều lúc phải đi đường núi, thể lực của Mộ Thanh rất tốt, lên cây, trèo tường, nhảy xuống, một loạt liền mạch. Sau khi nhảy xuống nàng bước đến nấp sau núi giả.
Muốn biết rượu độc có phải Trần Hữu Lương cho cha uống không, nàng chỉ cần gặp ông ta, hỏi thẳng mặt.
Thế gian này, không ai có thể nói dối ở trước mặt nàng. Nếu cha thật sự do Trần Hữu Lương làm hại, nàng sẽ làm thịt tên quan chó má này, lật đổ cái tiếng Thanh Thiên do mua danh chuộc tiếng!
Mộ Thanh ngồi xổm xuống, ẩn ở trong bóng tối nhìn đường mòn phía trước, vẫn đang chờ.
Phủ Thứ Sử quá lớn, nàng không biết đường, không biết Trần Hữu Lương ở đâu nên chỉ có thể chờ. Chờ người đi qua, uy hiếp hỏi là biết.
Quanh đây là phòng hạ nhân, không bao lâu quả nhiên có người đi ở đường mòn từ trong bóng đêm. Trong tay người nọ cầm theo hộp đồ ăn, gót sen nhẹ nhàng, dáng đi mềm mại xinh đẹp, là nha hoàn.
Mộ Thanh từng nghe cha nói, thê tử nguyên phối của Trần Hữu Lương mất sớm, ông chưa từng tục huyền, cũng không nạp thiếp thị. Ông chỉ có duy nhất một đứa con trai, đang đọc sách trong Tùng Viện Thịnh Kinh, không ở Biện Hà. Bởi vậy trong phủ Thứ Sử này, chủ tử cần hầu hạ chỉ có một mình Trần Hữu Lương. Nha hoàn này buổi đêm cầm theo hộp đồ ăn đi ra ngoài, chắc là đưa đến chỗ Trần Hữu Lương.
Không ngờ có thể gặp được người làm đến chỗ Trần Hữu Lương, Mộ Thanh lập tức bỏ ý tưởng uy hiếp, chỉ lặng lẽ đuổi theo.
Đêm tháng sáu, gió hè mát mẻ, mùi cỏ cây hòa vào hương song phấn nhàn nhạt bay tới, khiến người ta hơi say.
Mộ Thanh chợt thấy dưới chân hơi lung lay.
Nàng thầm kinh hãi, trước mắt như có sương mù, trong hoảng hốt thấy nha hoàn kia xoay người đi về phía nàng…
Nàng chỉ nhớ rõ suy nghĩ cuối cùng của mình - mùi hương son phấn kia, có độc?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook