Nhật Ký Của Muỗi Thần
70: Kỳ Phùng Địch Thủ


(hãy ủng hộ tinh thần của tác giả khi đọc bằng cách like, bình luận, tặng TT, tặng Đề Cử để có thể đọc được nhiều chương mới hay hơn nhé)
-------
Trương Bá Hưng nghe Mộng Thu giao tiếp thì thầm than rằng: “quả hồng này cũng chẳng phải mềm một chút nào” sau đó thì trong lòng có chút lộp bộp.
Mộng Thu vừa khen Lâm Nhã Kỳ lại vừa khen hắn và Lâm Nhã Kỳ là một đôi rất xứng với nhau nếu bình thường thì không sao nhưng nếu như trong trường hợp hắn đang theo đuổi cô thi lại là một tín hiệu chẳng tốt lành.
Lâm Nhã Kỳ bị khí thế của Mộng Thu trấn áp sau đó lại được Mộng Thu khen ngợi như lên mây.

Cho nên Lâm Nhã Kỳ cũng không có cớ gì để mà phát tác hay làm khó dễ Mộng Thu.
Ngược lại cô còn phải cảm ơn về lời khen ngợi chúc phúc của Mộng Thu nữa cơ.
Thế nhưng lời khen của Mộng Thu cũng không hề đơn giản.

Nó dấu rất nhiều dao nhọn ở trong đó.
Câu đầu cô khen Lâm Nhã Kỳ xinh đẹp và khí chất tuy rằng không sai nhưng nếu so sánh với với sự xinh đẹp và khí chất của cô thì lại có vẻ như Lâm Nhã kỳ đã bị thổi phồng và hơi quá lời.
Điều này chẳng khác nào nói với Lâm Nhã Kỳ rằng cô chỉ được cái tiếng chứ cái miếng chẳng có chi.

Lời đồn thổi cũng không thể nào tin tưởng được.

Câu thứ hai là khen Lâm Nhã Kỳ là một mẫu người phụ nữ đặc trưng của thời đại ngày xưa cũng là mẫu người phụ nữ của gia đình.
Đối với một người phụ nữ mà nói thì lời khen này rất đáng giá.

Đó là mẫu người mà rất nhiều đàn ông đều yêu thích để lấy về làm vợ.
Thế nhưng khi đặt vào địa vị của Lâm Nhã Kỳ là một tiểu thư cành vàng lá ngọc và của thời đại bây giờ thì lại tỏ ra rất lạc hậu và không hợp thời.
Gia thế của Lâm Nhã Kỳ rất lớn, kẻ hầu người hạ vô số, Lâm Nhã Kỳ lại như một cô công chúa.
Thế nên mọi việc không bao giờ đến phiên cô phải động tay chân.

Vì vậy, cho dù sau này có được gả đi thì cũng không phải chui vào bếp để nấu nấu nướng nướng như người phụ nữ bình thường.
Phụ nữ hiện đại đều rất năng động và giỏi giang, hầu hết họ đều có sự nghiệp riêng của chính mình.

Do đó, lại càng rất ít phụ nữ chịu ở nhà quanh quanh quấn quấn chuyện con cái và bếp núc.
Thông qua câu nói đó Mộng Thu đang mỉa mai Lâm Nhã Kỳ giống như một bình hoa di động cũng tức là chê cô giống như người phụ nữ vô dụng.
Khi nhỏ thì không biết làm việc gì, lớn lên cũng chỉ biết há miệng chờ sung, ngửa tay xin tiền, khi lấy chồng về thì lại chỉ biết chờ chồng an ủi.
Câu thứ ba lại khen hai người Lâm Nhã Kỳ và Trương Bá Hưng trời sinh một cặp tức là rất giống nhau.
Mà đã giống nhau thì sẽ giống cả điều tốt lẫn điều xấu.

Còn tốt thế nào và xấu thế nào lại tùy thuộc vào hai người.
Ví von hai người hợp nhau như chậu và hoa là hình ảnh rất đơn giản, tinh tế và thích hợp với hoàn cảnh bây giờ, lại thêm chút hài hước nhưng ngấm ngầm lại có ý chê hai người chỉ là vật trang trí bị người khác sắp đặt.
Cô chê bọn họ tuy là thiếu gia, tiểu thư nhưng thực chất chỉ là một con rối để người khác điều khiển cũng tức là nói đến hôn ước bị chỉ định hay hôn nhân chính trị.
Đấy, ngôn ngữ hình thể (body language) và ngôn ngữ giọng nói lợi hại như thế đó.

Người bình thường khi chưa được học sẽ khó khận ra những ý nghĩa thâm sâu ẩn sau các hành vi và lời nói.
Nhưng với những người được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp ngay từ nhỏ như Lâm Nhã Kỳ và Trương Bá Hưng thì chí ít cũng hiểu được dăm ba phần, thậm chí có khi nhiều hơn thế.
Thật sự đúng là như vậy.

Sắc mặt của Trương Bá Hưng và Lâm Nhã Kỳ có vẻ biến ảo không ngừng.

Hai người không nghĩ một cô gái nông thôn thuộc tầng lớp bình dân lại có thể đối đáp trôi chảy và chuyên nghiệp đến như thế.
Hơn nữa, ngôn ngữ lại có thể sắc bén và ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa bên trong.

Họ có ảo giác rằng Mộng Thu không phải là một con người đơn giản.
Có người khiêu khích, ngay lập tức Lâm Nhã Kỳ phản công một cách toàn diện.
“À, ra là cô Mộng Thu – Trợ lý của anh Hưng à? Thảo nào nhan sắc và khẩu tài cũng thật ngọt.

Hơn nữa thân thể cũng lại rất thơm.
Thế nhưng, hôn thê của tôi tính cách không phải như Đế Tân chỉ biết chìm đắm vào trong rừng thịt ao rượu mà là một trang anh hùng tuấn kiệt.
Cô là người thân cận của anh ấy nhớ thỉnh thoảng nhắc nhở anh ấy phải biết tiết chế và giữ gìn sức khỏe đấy nha.
Đàn ông vốn lên lấy sự nghiệp làm đầu, chớ có ham mấy trò phù phiếm xa hoa”.
Ý tứ của Lâm Nhã Kỳ đã rõ.

Nghe thấy Mộng Thu chỉ là một cô trợ lý chứ không phải là một đối tác của Trương Bá Hưng thì tỏ vẻ khinh thường bởi một hạ nhân thì làm sao có tư cách ngang hàng với chủ nhân của mình được.
Ở đây Lâm Nhã Kỳ đã tự nâng mình lên thành một nữ chủ nhân của cô mặc dù giữa cô và Trương Bá Hưng chưa từng đính hôn hay kết hôn.
Tiếp nữa cô cũng buông lời khen ngợi Mộng Thu ba điểm: nhan sắc, khẩu tài, mùi thơm nghe qua thì có vẻ là rất chân tâm thật ý.
Nhưng sự thật là đang chửi xéo Mộng Thu là hồ ly tinh bởi chỉ có hồ ly tinh mới vừa xinh đẹp, vừa thơm tho và lại dẻo miệng.
Câu sau lại càng thể hiện rõ hơn ý này khi nói Trương Bá Hưng không giống như Đế Tân có thói quen sa đọa vào ao rượu và rừng thịt tức là tửu sắc.
Đế Tân là ai? Câu thành ngữ “Tửu Hồ, Nhục Lâm” của người Hoa có nguồn gốc như thế nào mà lại ám chỉ thói quen tửu sắc?

Nếu ai đã từng đọc hoặc xem bộ thần thoại Phong Thần Bảng thì đều biết Đế Tân là tên của Trụ Vương – vị vua cuối cùng của nhà Thương gắn liền với một người đẹp tên là Đát Kỷ.
Người ta cho rằng Đát Kỷ là Hồ Ly Tinh chiếm xác nên rất xinh đẹp, giọng nói như oanh, giỏi cầm kỳ thư họa, ngôn ngữ ngọt ngào và thân thể có mùi thơm nên rất được Trụ Vương yêu thích.
(hồ ly là một loại chồn nên thân thể luôn đã có mùi còn mùi thơm (chồn hương) hay hôi (chồn hôi) thì tác chưa thử nên không biết)
Vì để chiều nàng Đát Kỷ và cũng là tạo điều kiện cho mình ăn chơi hưởng lạc nên Trụ Vương đã cho xây hẳn một cái ao lớn rồi đổ rượu đầy vào trong đó, xung quanh cắm rất nhiều cây xiên thịt, từ đó mà có câu thành ngữ rừng thịt ao rượu.
Trụ Vương cũng vì ham mê hưởng lạc tửu sắc mà lâm vào cảnh phá sản mất nước nên người đời sau gọi ông là Hôn quân và là đối tượng bêu gương để răn đe hậu thế.
Còn Đát Kỷ tức Hồ ly tinh lại bị gán cho những người phụ nữ xinh đẹp, ngọt ngào và thơm tho ngoài xã hội và mang theo ý nghĩa xấu.
Cá nhân muỗi tôi cũng hơi nghi ngờ về điều này.

Bản thân người phụ nữ luôn đã chứa đựng sự đố kỵ với nhau nên chuyện chê bai nhau là chuyện thường tình.
Người phụ nữ kém sắc thường chửi người phụ nữ đẹp hơn mình là hồ ly tinh nhưng nếu được chọn làm người phụ nữ xinh đẹp nhất thì ai cũng muốn.
Vậy hồ ly tinh đâu có xấu nhỉ? Do đó, đẹp vốn không phải tội lỗi, đẹp chính là phần thưởng của tạo hóa ban cho phụ nữ.
Lâm Nhã Kỳ thông qua câu thoại trên đã tỏ rõ sự khinh thường của mình với Mộng Thu thấy rõ.

Cô đã tự cho mình cái quyền trở thành nữ chủ nhân của Mộng Thu nên răn dạy cô.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương