Nhật Ký Của Muỗi Thần
34: Bảo Mẫu Ác Ma


Ngay lúc Như Quỳnh còn đang bận chơi điện thoại còn con Đào đang bận suy nghĩ mông lung thì có hai đứa trẻ con giành đồ chơi với nhau.

Chúng vừa khóc vừa kêu gào thật lớn.
Hai mắt con đào hung quang chợt hiện, vẻ mặt rất khó chịu.

Nó đứng dậy, cầm lên cái ghế nhựa bên cạnh đập vào người của hai đứa trẻ.

Vừa đập vừa mắng như để phát tiết nỗi lòng.
“Đ… m… lũ ranh con.

Chúng mày không thể cùng chơi với nhau một cách hòa bình hay sao mà cứ giành giật chọc ngoáy nhau hoài thế hả.

Tao oánh cả hai đứa mày một thể cho nó công bằng”.
Hai đứa trẻ đang khóc vì giành giật đồ chơi nay lại bị đánh đau nữa thì lại càng gào lớn.

Ả Đào lại càng tức giận hơn.

Nó cảm thấy cả thế giới này đều có ác ý với mình, ngay cả mấy đứa trẻ ranh cũng không ngoại lệ.
Ả Đào tức như phát điên, nó đưa chân lên đá một đứa bé lăn kềnh ra sàn, dang tay tát vào mặt một đứa trẻ khác bôm bốp.
Thấy có vẻ như con Đào quá tay, sợ gây ra sự cố không hay lại liên lụy đến mình, Như Quỳnh đứng dậy can ngăn.
“Mày đi vào bếp xem bà Mỹ Linh đã nấu bữa trưa xong chưa để tao xử lý hai đứa bé này cho.

Có đánh thì đánh vào mông chúng nó.

Mày cứ nhằm vào đầu và mặt của nó như thế thì có ngày chuốc họa vào thân”.
Nói đoạn, Như Quỳnh chạy tới nâng hai đứa bé dậy.


Kiểm tra sơ thấy không có bị gì quá nặng hay xây xước thì cũng an tâm.
Chuyện đánh đập hay ngược đãi mấy đứa con nít này ngày nào chẳng xảy ra như vậy.

Con Đào tính cục súc nên rất hay ra tay đánh đập chúng nó.
Còn bản thân Như Quỳnh thì khôn hơn.

Nó chỉ dán băng keo vô miệng.

Nếu không ngoan nó dùng băng keo trói luôn tay chân.

Thế là giải quyết được vấn đề mà không gây ra tổn thương nào quá lớn.
Ai bảo rằng nó đần là một sai lầm.
“Hừ… Cái lũ ranh này không ngày nào không quậy, không ngày nào không khóc.

Tao chịu đựng hết nổi rồi đó”.

Con Đào được thế thì cũng thôi quay người định đi vào bếp
Lúc này bà Mỹ Linh ở trong bếp cũng quát với ra ngoài.
“Hai cái con bảo mẫu vô dụng.

Có mấy đứa trẻ cũng coi không xong.

Lương tháng nào tao trả tháng đấy không có thiếu một đồng mà chúng mày không làm được việc gì cho ra hồn.
Nếu trông trẻ không được thì vào đây mà thay tao nấu cơm cho chúng nó.

Tao ra ngồi trông cho”.
Nghe bà Mỹ Linh quát thì cả Như Quỳnh và Đào đều im thin thít.

Bảo chúng nó trông trẻ còn được chứ bảo nấu ăn thì chịu thua.
Trông trẻ dù sao cũng ở phòng mát lại được nghịch điện thoại chát chít chứ vào phòng bếp vừa hôi vừa nóng thì mấy cô tiểu thư như họ làm sao mà chịu cho nổi.
Vơi lại, trước giờ ở nhà cũng là cha mẹ nấu cho mà ăn, giờ đi làm ăn hàng ăn quán.

Làm sao mà biết nấu một bữa cho ra hồn.
Con gái thời nay nó vậy đó.

Ở nhà thì không chịu làm gì ngoài chơi và học.

Đến khi ra trường cũng ăn hàng ăn quán chứ không bao giờ chịu học nữ công gia chánh.
Lấy chồng rồi thì tập tành cho có, chồng nó chán thì lại nhảy lên chửi.

Không có kỹ năng làm vợ thì mâu thuẫn trong cuộc sống sẽ xảy ra không ngừng.

Vì vậy mà tỷ lệ ly hôn cũng gia tăng và hội chị em đơn thân cũng ngày càng có nhiều thành viên gia nhập.
Nhưng nói đi thì cũng nói lại, thời xưa phụ nữ chỉ cần chú trọng việc sanh nở và chăm sóc gia đình nên tất cả kỹ năng họ cần học cũng là để phục vụ cho nhu cầy đó trong tương lai.
Giờ đây phụ nữ và đàn ông bình đẳng trong việc học hành, thi cử, làm việc…nên họ phải rèn luyện kiến thức và kỹ năng cho việc cạnh tranh và kiếm tiền.

Thời gian đâu mà học các kỹ năng nữ công gia chánh.
Tất cả đều là do pháp tắc của mỗi thời đại từ đó dẫn đến nhu cầu xã hội khác nhau chứ so sánh quá thì cũng oan uổng cho hội chị em.
Như Quỳnh gọi tất cả những đứa trẻ bị băng keo dán miệng tới sắp hàng rồi dặn dò:

“Bây giờ tao cởi băng keo cho chúng mày ăn cơm.

Đứa nào mà tiếp tục khóc là tao dán lại luôn cho khỏi phải ăn.

Đói đứa nào thì chết đứa đó.

Nghe chưa?
Về nhà đứa nào dám mách cho mách mẹ thì đến lớp tao đánh đòn cho đến chết.

Nhớ đấy!”
Bọn trẻ rất sợ hãi lời đe dọa của ả Như Quỳnh nên đều răm rắp gật đầu đồng ý.

Nói thật, chúng có khi còn sợ bảo mẫu Như Quỳnh hơn bảo mẫu Đào bởi Đào tuy đánh đòn ác liệt nhưng chúng vẫn còn có quyền được khóc.
Đằng này ngay cả quyền được khóc cũng bị tước đoạt mất thì không sợ hãi làm sao được.
Như Quỳnh cầm lấy miếng băng keo giật mạnh.

Băng keo bị dán hơi lâu nên khi giật đã nghiễm nhiên dính cả lông tơ trên má các bé khiến chúng rất đau rát.
Nhiều bé đau quá định khóc thì bị Như Quỳnh trừng mắt nhìn đe dọa nên lại nín ngay không dám kêu nữa.
Chúng chỉ còn có cách đưa hai tay lên xoa má và miệng, thật tội nghiệp vô cùng.
Sau đó, bọn trẻ lại xếp thành một hàng theo Như Quỳnh đi ra vòi nước để rửa tay chân và đi vệ sinh.

Hoàn tất thủ tục thì lại trở về phòng sinh hoạt chung.
Lúc này bà Mỹ Linh và Đào đã mang lên mấy cái nồi to và một chồng bát cùng muỗng.

Lũ trẻ phải chạy ra lấy ghế và bàn con cho mình.
Bà Mỹ Linh múc cháo vào bát rồi ả Đào bưng đến từng bàn để xuống cho từng bé.
Những đứa trẻ bốn năm tuổi thì còn có thể tự cầm muỗng xúc ăn nhưng những bé hai đến ba tuổi thì Đào và Như Quỳnh phải ngồi để bón.

Thậm chí cả bà Mỹ Linh cũng phải tham gia vào công việc này.
Mỗi bảo mẫu chịu trách nhiệm bón cho năm bé, cứ muỗng cho bé này xong thì đến bé kia há mồm ra, lần lượt như một cái máy.
Thế nhưng trời sinh các bé đã hiếu động và rất mất tập trung.

Cứ ngoảnh đi ngoảnh lại thì đã chọc nhéo nhau hoặc cười đùa.

Vì vậy, mà các bảo mẫu tay trái phải cầm pháp khí là một cây thước và tay phải thì cầm muỗng.

Khi bé nào đến lượt ăn mà không há miệng ra là y như rằng ăn một cái thước vào đầu hoặc vào tay.
Cũng có lẽ vì hai bảo mẫu ác ma này chưa từng có gia đình cũng như chưa từng có em bé nên họ không biết cảm giác xót xa nó như thế nào.
Vì vậy mà những cú đánh đòn đều không hề nhẹ và nương tay.

Cũng thật tội nghiệp cho các em bé nhưng được cha mẹ gửi vào nơi này thì số phận đều đã được định đoạt.
Đương nhiên trong khi ăn có nhiều bé tỏ vẻ chống đối bơ bữa hoặc nôn ói, Các bảo mẫu đều có phương pháp xử lý.
Những bé chống đối thì áp dụng biện pháp đánh đòn và cấm ăn.
Những bé nôn ói thì bị bảo mẫu xúc thức ăn đã ói ra bắt nuốt lại chứ không có chuyện bỏ đi.
Dàn vặt mãi thì cuối cùng cũng đến hết giờ ăn chuyển sang giờ ngủ trưa.

Một nửa số bé hai, ba tuổi sẽ đi vào phòng nghỉ ngơi để ngủ do bảo mẫu NHư Quỳnh quản lý.
Những bé bốn năm tuổi thì ngủ ngay tại phòng sinh hoạt do bảo mẫu đào quản hạt.
Bà Mỹ Linh thì có một phòng nhỏ ngủ riêng.
Đương nhiên, khi ngủ cũng không phải là lúc nào cũng yên ả.
Trẻ em thường rất ít ngủ chưa vì tinh lực của chúng tràn đầy.

Vì vậy, chúng lại phải tiếp nhận những hình phạt khác khi không nghe lời.
Đánh đòn, dán băng keo, trói tay trói chân là những hình phạt chính.

Và bảo mẫu nằm bên cạnh thiu thiu ngủ.
Có lẽ vì quá mệt nên các bảo mẫu thường đặt lưng xuống chiếu là ngủ ngay.

Còn xung quanh thì y như một nhà tù vậy.
Bé thì ngủ lăn lóc, bé thì bị bịt miệng, bé thì bị trói chân tay.

Trông thật là thảm hại.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương