Nhân vật phản diện biến thành bạch nguyệt quang
-
Chương 66
Đỗ Yến ngẩng đầu nhìn trần tiền sảnh từ đường, lại chuyển qua giếng trời thông đến gian nhà chính. Hai chỗ này đều được vẽ những bức tranh sơn mài tinh xảo nối liền với cột gỗ theo lối kiến trúc cổ đại.
Phòng khách tách biệt, không nhìn thấy tình hình bên trong, chỉ có điều nơi đó thường dùng để thờ cúng tổ tiên, dân làng nhất định sẽ khóa lại để phòng ngừa người khác xâm phạm.
Trừ những thứ ấy ra thì Đỗ Yến cũng không phát hiện trên xà nhà có treo gì khác. Đỗ Yến nhìn Tiếu Lang, xem ra là do thể chất đặc biệt của hắn gây nên.
Ở trong phim, làng cổ chính là chỗ tiếp giáp với thành phố Thuận Bình khác. Năng lực đặc biệt trên người Tiếu Lang sẽ dần dần giải phóng, Đỗ Yến cũng không thể ngăn cản được. Bởi vì đây là nền tảng để tạo thành mộng cảnh, nếu không có nó, thế giới mộng cảnh sẽ sụp đổ.
Thật ra xuyên suốt nội dung bộ phim, những người bạn của Tiếu Lang đúng là bị năng lực đặc thù của hắn liên lụy.
Nếu ác quỷ muốn cắn nuốt hồn phách Tiếu Lang thì chúng buộc phải khiến cho ba ngọn chân hỏa của hắn vụt tắt, bây giờ Tiếu Lang lại trở thành một người không dễ bị ảnh hưởng, nỗi sợ đơn thuần cũng chẳng hiểu quả nữa.
Cho nên chúng mới xử lý những người bên cạnh Tiếu Lang, nhân cơ hội đó để tạo cảm giác sợ hãi cho hắn, cuối cùng sử dụng cái chết thảm khốc của bạn bè để đánh tan phòng tuyến tâm lý của hắn. Tiếu Lang có kiên định thế nào thì lúc trông thấy bạn thân chết thảm trước mắt cũng vẫn sẽ dao động.
Bởi vì tồn tại của bạn bè Tiếu Lang cực kỳ quan trọng nên đám ác quỷ trong thành phố Thuận Bình khác kia nhất định sẽ không buông tha cho họ. Dù Đỗ Yến ngăn cản bọn họ tới làng cổ đi chăng nữa thì bọn họ cũng chẳng thể rời khỏi thành phố Thuận Bình được.
Kế hoạch của Đỗ Yến chính là thuận theo nội dung vở kịch, chờ sau khi bọn họ tiến vào thành phố Thuận Bình khác rồi nghĩ cách dẫn bạn của Tiếu Lang đi, để một mình Tiếu Lang ở lại.
Tiếu Lang chết, các bạn của hắn cũng chẳng còn giá trị lợi dụng nên họ có thể thuận lợi rời khỏi đây. Đợi đến lúc Tiếu Lang trở thành quỷ vương thì tất cả vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng, hắn cũng sẽ không cảm thấy áy náy vì cái chết thảm khốc của bạn mình nữa.
Tiếu Lang đang cúi đầu lật sách hướng dẫn du lịch, trên đó viết từ đường được xây dựng vào hơn hai trăm năm trước, cùng thời với đền thờ trinh tiết ở cổng làng.
Bức tranh sơn mài cũng được vẽ vào năm đó, về sau dân làng mời người có tay nghề về tu bổ mỗi mười năm một lần cho nên mới giữ được nguyên vẹn dáng vẻ vốn có của nó đến tận bây giờ, hoàn hảo không bị hao tổn.
Tiếu Lang ngẩng đầu, cười với Đỗ Yến: “Đây chính là chuyên ngành của cậu đấy, thử nghiên cứu kĩ lưỡng xem, biết đâu lại tìm được linh cảm vẽ tranh.”
Đỗ Yến nghe Tiếu Lang nói, cảm thấy kế hoạch của mình dành cho hắn chắc hẳn sẽ không bị phá cỡ. Cậu bèn ló đầu, cẩn thận xem xét bức họa trên cây cột tại tiền sảnh.
Một phần của bức tranh sơn mài đã bị bong tróc, để lộ màu nền mờ nhạt phía dưới, nét vẽ và màu sắc đều dính vào với nhau, cơ hồ không thể nhìn rõ nội dung.
Đỗ Yến chăm chú quan sát hồi lâu, đột nhiên nhíu mày: “Bức tranh sơn mài này quả thực rất thú vị. Đáng tiếc là không thể vào đó nhìn kỹ hơn, chúng ta vẫn nên đi chỗ khác thôi.”
Mấy người còn lại vốn là dân ngoài nghề, chỉ đứng xem náo nhiệt, những nơi có thể nhìn trong từ đường bọn họ đều đã thấy hết cả. Bây giờ nghe dân mỹ thuật muốn vẽ kí họa là Đỗ Yến nói phải đi thì đều chẳng có bất kỳ dị nghị gì, quay đầu rời khỏi từ đường.
Phong thủy của từ đường chú ý đến chuyện cửa có nước, ngay đằng trước là một cái mương, vì vậy mọi người bèn đi theo chỉ dẫn trong sổ tay, dọc theo từ đường hướng về phía sau.
Vòng qua mấy căn nhà cũ liền thấy cây đa vài trăm năm tuổi thọ như sổ tay có ghi, cành lá sum xuê, che phủ toàn bộ quảng trường nhỏ trong làng. Cây đa có không ít rễ phụ khỏe mạnh sinh trưởng đến mức cắm vào đất, giống như thân cây, thoạt nhìn đúng là một cây thành rừng.
Chu Điềm chỉ tay, mở miệng nói: “Kia hình như là cái giếng mà bà chủ quán cơm đầu làng từng nhắc đến đúng không nhỉ? Nghe nói nước trong giếng kiểu này uống ngon lắm.”
Bên dưới gốc cây đa là một cái giếng xây bằng đá xanh, phía trên được lắp ròng rọc kéo nước.
Đoàn người đi tới nhìn, nước giếng trong vắt, bên cạnh còn có ròng rọc chạy bằng mô-tơ điện. Xem ra là để tiện cho người già trong làng tới lấy nước dùng.
Tuy nói bộ mô-tơ điện kia thoạt nhìn không hợp với ngôi làng cổ nhưng trên đầu là cây đa to như cả ngôi rừng, phía dưới là giếng nước đá xanh lại trông rất đặc sắc.
Gió nhẹ miên man, lá cây xào xạc, xa xa vang lên vài tiếng chim hót lanh lảnh. Điều này làm cho tâm trạng mọi người lập tức thả lỏng.
Chu Điềm bị gợi lên hứng thú, nói: “Em nghĩ chúng ta nên tham quan từ từ thôi, chi bằng bây giờ ở lại đây nghỉ ngơi, ngồi dưới tán cây đa tám chuyện chút đi các anh.”
Phong cảnh trước mắt quả thực rất đẹp, do đó không ai phản đối cả.
Xung quanh cây đa lớn bày bàn ghế đá thô ráp, cũng chẳng biết là để cho du khách nghỉ ngơi sau khi khai thác du lịch hay là chỗ lúc trước dân làng hay xúm lại nói chuyện phiếm.
Nói chung hiện tại nhóm Tiếu Lang có thể thoải mái sử dụng.
Bọn họ lấy nước và đồ ăn vặt mang theo bên người ra. Uống chút nước, ăn vài món, hiếm lắm mới được nhàn nhã như vậy. Giữa cảnh sắc tươi đẹp ấy, bọn họ rất tự giác nhặt hết rác vứt xung quanh vào túi nilon, chuẩn bị mang đi vứt.
Lương Phi là kiểu người không thể ngồi yên một chỗ, cậu ta thấy tất cả mọi người đang ngồi ăn thì đứng dậy, đi quanh cây đa.
Đầu tiên cậu ta ngước nhìn tán cây, mở miệng nói: “Hệ sinh thái ở đây tốt phết, trên cây có rất nhiều tổ chim.”
Từ Viễn cười cậu ta: “Làng nhỏ không làm công nghiệp nên sẽ không bị ô nhiễm, chim chóc tới xây tổ cũng là chuyện bình thường thôi.”
Lương Phi đi tới đi lui rồi lại đi đến đằng sau cây đa. Tiếp theo đột nhiên vang lên tiếng hét đầy kinh hãi: “Cái gì thế này!”
Mọi người giật mình, bước tới phía Lương Phi.
Lương Phi không bị làm sao hết, cậu ta chỉ vào chỗ nào đó đằng sau cây đa, trên mặt tỏ vẻ nghi hoặc: “Chúng mày nhìn thử coi, cái thứ này kì lạ vãi, thấy mà sợ”
Tất cả mọi người xúm vào, vừa nhìn đã biết đó là một miệng giếng bị bỏ hoang.
Cách dùng đá xanh để xây gần như giống với chiếc giếng ban nãy họ đã thấy, chỉ có điều miệng giếng bỏ hoang này bị một tảng đá to đè lên.
Thật ra lý do đặt đá vào miệng giếng cũng dễ hiểu, chắc là sợ có người không cẩn thận lại ngã xuống giếng.
Nguyên nhân khiến Lương Phi phải kinh ngạc thốt lên chủ yếu là tảng đá này quá bất thường. Nó được quấn chằng chịt bởi những sợi dây thừng màu sắc kỳ quái, màu đỏ nhạt dần biến thành màu đen, nhìn qua trông rất quỷ dị.
Giữa các sợi dây thừng lộ ra khe hở, có thể nhìn thấy ngổn ngang hoa văn điêu khắc trên đá, chỉ là sau khi trải qua sự bào mòn của mưa gió đã hoàn toàn không nhìn rõ nội dung nữa.
Trên những sợi dây màu sắc kì lạ kia, cứ mỗi khoảng 10cm lại treo một tấm bảng gỗ. Có lẽ là do thời gian quá lâu nên chúng đều đã mục nát hết cả.
Mà có thể nhận thấy, mức độ mục nát của bảng gỗ không giống nhau, từ trên nhìn xuống, càng gần miệng giếng thì bảng gỗ càng nguyên vẹn.
Không những nguyên vẹn mà thậm chí chất lượng còn rất mới, hẳn là mới buộc lên cách đây không lâu.
Tính Lương Phi rất hay láu táu, lòng hiếu kỳ lại cao, cậu ta cũng chẳng nghĩ nhiều mà trực tiếp ngồi xổm xuống xem bảng gỗ kia.
Cậu ta vô cùng nghiêm túc quan sát, cảm thán: “Trên đây có khắc chữ nhưng mà xấu đến mức ma chê quỷ hờn, tao đọc không hiểu.”
Mọi người nghe thấy vậy liền cúi đầu xem, lát sau lắc đầu biểu thị bản thân cũng bó tay.
Đỗ Yến hơi khom người xuống nhìn thử: “Trên đó ghi thời gian, nghĩa là bảng gỗ này được treo vào ngày 15 tháng 7 âm lịch năm ngoái.”
Tiếu Lang nhìn về phía Đỗ Yến, âm thầm nể phục: “Cậu đọc hiểu à?”
Đỗ Yến đáp: “Đây là chữ tiểu triện(*), hơi theo trường phái thiên sư sẽ thích dùng kiểu chữ này để vẽ bùa, bởi vì họ cảm thấy nếu viết như vậy sẽ càng dễ khơi thông thiên địa, đạo pháp tự nhiên.”
(*Chữ tiểu triện:
Nghe Đỗ Yến giải thích, ánh mắt của mọi người lập tức tập trung lên người cậu, cũng không biết tại sao Đỗ Yến lại đột nhiên nhắc đến vấn đề thần linh. Song bọn họ lại chẳng cảm thấy xa cách, thậm chí còn nghĩ, với vẻ ngoài như Đỗ Yến, khi nói ra những lời ấy sẽ vô cùng chân thực.
Tiếu Lang cười hỏi: “Cậu nghiên cứu về mấy cái này à?”
Đỗ Yến nhìn hắn rồi trả lời: “Dân nghệ thuật bọn tôi thường hay tìm hiểu về văn hóa dân tộc.”
Thấy Lương Phi đang chuẩn bị táy máy táy chân, Đỗ Yến bèn nhắc nhở: “Mặc dù có thể các cậu không mê tín nhưng tốt xấu gì đây cũng là truyền thống ở làng người ta, đừng nên động vào.”
Lương Phi vội vã giơ tay lên, tỏ vẻ mình sẽ không đụng vào bảng gỗ huyền bí kia nữa.
Bên dưới cây đa lớn ngoại trừ hai cái giếng ra thì cũng chẳng còn thứ nào khác, bọn họ đã nghỉ ngơi đủ, liền tiếp tục đi dọc con đường nhỏ tiến về phía trước. Theo như trong sách hướng dẫn du lịch có ghi, phía trước chính là nơi mang tính đại biểu nhất làng – nhà cử nhân.
Hai trăm năm trước ở làng cổ có một người đỗ cử nhân, chính là con trai của bà Phạm Thị được biểu dương tại đền thờ trinh tiết kia.
Vào thời cổ đại, trong ngôi làng hẻo lánh mà có ai đỗ cử nhân là toàn bộ dân làng đều rất vui mừng. Lập đền thờ trinh tiết cho mẹ của vị cử nhân kia cũng là chuyện phải làm.
Nhà cử nhân hoàn toàn khác biệt với nhà dân bên cạnh, là kiểu nhà hai cửa vào hai cửa ra.
Bên trong sách hướng dẫn du lịch có ghi, phần sân sau là nhà cũ của cử nhân, đằng trước là do người trong thôn gom tiền xây dựng sau khi đỗ đạt.
Sân trước được sắp xếp rất gọn gàng, bên ngoài cổng được đặt một đôi sư tử đá, tất cả chế thức đều rất phù hợp với thân phận ban đầu của cử nhân, nhìn qua rất khí thế.
Nhưng khi tới sân sau, cảm giác đã hoàn toàn thay đổi. Sân trước trang trọng bao nhiêu thì sân sau lại càng giản dị bấy nhiêu, rất giống hoàn cảnh của các gia đình thời xưa.
Phòng khách tách biệt, không nhìn thấy tình hình bên trong, chỉ có điều nơi đó thường dùng để thờ cúng tổ tiên, dân làng nhất định sẽ khóa lại để phòng ngừa người khác xâm phạm.
Trừ những thứ ấy ra thì Đỗ Yến cũng không phát hiện trên xà nhà có treo gì khác. Đỗ Yến nhìn Tiếu Lang, xem ra là do thể chất đặc biệt của hắn gây nên.
Ở trong phim, làng cổ chính là chỗ tiếp giáp với thành phố Thuận Bình khác. Năng lực đặc biệt trên người Tiếu Lang sẽ dần dần giải phóng, Đỗ Yến cũng không thể ngăn cản được. Bởi vì đây là nền tảng để tạo thành mộng cảnh, nếu không có nó, thế giới mộng cảnh sẽ sụp đổ.
Thật ra xuyên suốt nội dung bộ phim, những người bạn của Tiếu Lang đúng là bị năng lực đặc thù của hắn liên lụy.
Nếu ác quỷ muốn cắn nuốt hồn phách Tiếu Lang thì chúng buộc phải khiến cho ba ngọn chân hỏa của hắn vụt tắt, bây giờ Tiếu Lang lại trở thành một người không dễ bị ảnh hưởng, nỗi sợ đơn thuần cũng chẳng hiểu quả nữa.
Cho nên chúng mới xử lý những người bên cạnh Tiếu Lang, nhân cơ hội đó để tạo cảm giác sợ hãi cho hắn, cuối cùng sử dụng cái chết thảm khốc của bạn bè để đánh tan phòng tuyến tâm lý của hắn. Tiếu Lang có kiên định thế nào thì lúc trông thấy bạn thân chết thảm trước mắt cũng vẫn sẽ dao động.
Bởi vì tồn tại của bạn bè Tiếu Lang cực kỳ quan trọng nên đám ác quỷ trong thành phố Thuận Bình khác kia nhất định sẽ không buông tha cho họ. Dù Đỗ Yến ngăn cản bọn họ tới làng cổ đi chăng nữa thì bọn họ cũng chẳng thể rời khỏi thành phố Thuận Bình được.
Kế hoạch của Đỗ Yến chính là thuận theo nội dung vở kịch, chờ sau khi bọn họ tiến vào thành phố Thuận Bình khác rồi nghĩ cách dẫn bạn của Tiếu Lang đi, để một mình Tiếu Lang ở lại.
Tiếu Lang chết, các bạn của hắn cũng chẳng còn giá trị lợi dụng nên họ có thể thuận lợi rời khỏi đây. Đợi đến lúc Tiếu Lang trở thành quỷ vương thì tất cả vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng, hắn cũng sẽ không cảm thấy áy náy vì cái chết thảm khốc của bạn mình nữa.
Tiếu Lang đang cúi đầu lật sách hướng dẫn du lịch, trên đó viết từ đường được xây dựng vào hơn hai trăm năm trước, cùng thời với đền thờ trinh tiết ở cổng làng.
Bức tranh sơn mài cũng được vẽ vào năm đó, về sau dân làng mời người có tay nghề về tu bổ mỗi mười năm một lần cho nên mới giữ được nguyên vẹn dáng vẻ vốn có của nó đến tận bây giờ, hoàn hảo không bị hao tổn.
Tiếu Lang ngẩng đầu, cười với Đỗ Yến: “Đây chính là chuyên ngành của cậu đấy, thử nghiên cứu kĩ lưỡng xem, biết đâu lại tìm được linh cảm vẽ tranh.”
Đỗ Yến nghe Tiếu Lang nói, cảm thấy kế hoạch của mình dành cho hắn chắc hẳn sẽ không bị phá cỡ. Cậu bèn ló đầu, cẩn thận xem xét bức họa trên cây cột tại tiền sảnh.
Một phần của bức tranh sơn mài đã bị bong tróc, để lộ màu nền mờ nhạt phía dưới, nét vẽ và màu sắc đều dính vào với nhau, cơ hồ không thể nhìn rõ nội dung.
Đỗ Yến chăm chú quan sát hồi lâu, đột nhiên nhíu mày: “Bức tranh sơn mài này quả thực rất thú vị. Đáng tiếc là không thể vào đó nhìn kỹ hơn, chúng ta vẫn nên đi chỗ khác thôi.”
Mấy người còn lại vốn là dân ngoài nghề, chỉ đứng xem náo nhiệt, những nơi có thể nhìn trong từ đường bọn họ đều đã thấy hết cả. Bây giờ nghe dân mỹ thuật muốn vẽ kí họa là Đỗ Yến nói phải đi thì đều chẳng có bất kỳ dị nghị gì, quay đầu rời khỏi từ đường.
Phong thủy của từ đường chú ý đến chuyện cửa có nước, ngay đằng trước là một cái mương, vì vậy mọi người bèn đi theo chỉ dẫn trong sổ tay, dọc theo từ đường hướng về phía sau.
Vòng qua mấy căn nhà cũ liền thấy cây đa vài trăm năm tuổi thọ như sổ tay có ghi, cành lá sum xuê, che phủ toàn bộ quảng trường nhỏ trong làng. Cây đa có không ít rễ phụ khỏe mạnh sinh trưởng đến mức cắm vào đất, giống như thân cây, thoạt nhìn đúng là một cây thành rừng.
Chu Điềm chỉ tay, mở miệng nói: “Kia hình như là cái giếng mà bà chủ quán cơm đầu làng từng nhắc đến đúng không nhỉ? Nghe nói nước trong giếng kiểu này uống ngon lắm.”
Bên dưới gốc cây đa là một cái giếng xây bằng đá xanh, phía trên được lắp ròng rọc kéo nước.
Đoàn người đi tới nhìn, nước giếng trong vắt, bên cạnh còn có ròng rọc chạy bằng mô-tơ điện. Xem ra là để tiện cho người già trong làng tới lấy nước dùng.
Tuy nói bộ mô-tơ điện kia thoạt nhìn không hợp với ngôi làng cổ nhưng trên đầu là cây đa to như cả ngôi rừng, phía dưới là giếng nước đá xanh lại trông rất đặc sắc.
Gió nhẹ miên man, lá cây xào xạc, xa xa vang lên vài tiếng chim hót lanh lảnh. Điều này làm cho tâm trạng mọi người lập tức thả lỏng.
Chu Điềm bị gợi lên hứng thú, nói: “Em nghĩ chúng ta nên tham quan từ từ thôi, chi bằng bây giờ ở lại đây nghỉ ngơi, ngồi dưới tán cây đa tám chuyện chút đi các anh.”
Phong cảnh trước mắt quả thực rất đẹp, do đó không ai phản đối cả.
Xung quanh cây đa lớn bày bàn ghế đá thô ráp, cũng chẳng biết là để cho du khách nghỉ ngơi sau khi khai thác du lịch hay là chỗ lúc trước dân làng hay xúm lại nói chuyện phiếm.
Nói chung hiện tại nhóm Tiếu Lang có thể thoải mái sử dụng.
Bọn họ lấy nước và đồ ăn vặt mang theo bên người ra. Uống chút nước, ăn vài món, hiếm lắm mới được nhàn nhã như vậy. Giữa cảnh sắc tươi đẹp ấy, bọn họ rất tự giác nhặt hết rác vứt xung quanh vào túi nilon, chuẩn bị mang đi vứt.
Lương Phi là kiểu người không thể ngồi yên một chỗ, cậu ta thấy tất cả mọi người đang ngồi ăn thì đứng dậy, đi quanh cây đa.
Đầu tiên cậu ta ngước nhìn tán cây, mở miệng nói: “Hệ sinh thái ở đây tốt phết, trên cây có rất nhiều tổ chim.”
Từ Viễn cười cậu ta: “Làng nhỏ không làm công nghiệp nên sẽ không bị ô nhiễm, chim chóc tới xây tổ cũng là chuyện bình thường thôi.”
Lương Phi đi tới đi lui rồi lại đi đến đằng sau cây đa. Tiếp theo đột nhiên vang lên tiếng hét đầy kinh hãi: “Cái gì thế này!”
Mọi người giật mình, bước tới phía Lương Phi.
Lương Phi không bị làm sao hết, cậu ta chỉ vào chỗ nào đó đằng sau cây đa, trên mặt tỏ vẻ nghi hoặc: “Chúng mày nhìn thử coi, cái thứ này kì lạ vãi, thấy mà sợ”
Tất cả mọi người xúm vào, vừa nhìn đã biết đó là một miệng giếng bị bỏ hoang.
Cách dùng đá xanh để xây gần như giống với chiếc giếng ban nãy họ đã thấy, chỉ có điều miệng giếng bỏ hoang này bị một tảng đá to đè lên.
Thật ra lý do đặt đá vào miệng giếng cũng dễ hiểu, chắc là sợ có người không cẩn thận lại ngã xuống giếng.
Nguyên nhân khiến Lương Phi phải kinh ngạc thốt lên chủ yếu là tảng đá này quá bất thường. Nó được quấn chằng chịt bởi những sợi dây thừng màu sắc kỳ quái, màu đỏ nhạt dần biến thành màu đen, nhìn qua trông rất quỷ dị.
Giữa các sợi dây thừng lộ ra khe hở, có thể nhìn thấy ngổn ngang hoa văn điêu khắc trên đá, chỉ là sau khi trải qua sự bào mòn của mưa gió đã hoàn toàn không nhìn rõ nội dung nữa.
Trên những sợi dây màu sắc kì lạ kia, cứ mỗi khoảng 10cm lại treo một tấm bảng gỗ. Có lẽ là do thời gian quá lâu nên chúng đều đã mục nát hết cả.
Mà có thể nhận thấy, mức độ mục nát của bảng gỗ không giống nhau, từ trên nhìn xuống, càng gần miệng giếng thì bảng gỗ càng nguyên vẹn.
Không những nguyên vẹn mà thậm chí chất lượng còn rất mới, hẳn là mới buộc lên cách đây không lâu.
Tính Lương Phi rất hay láu táu, lòng hiếu kỳ lại cao, cậu ta cũng chẳng nghĩ nhiều mà trực tiếp ngồi xổm xuống xem bảng gỗ kia.
Cậu ta vô cùng nghiêm túc quan sát, cảm thán: “Trên đây có khắc chữ nhưng mà xấu đến mức ma chê quỷ hờn, tao đọc không hiểu.”
Mọi người nghe thấy vậy liền cúi đầu xem, lát sau lắc đầu biểu thị bản thân cũng bó tay.
Đỗ Yến hơi khom người xuống nhìn thử: “Trên đó ghi thời gian, nghĩa là bảng gỗ này được treo vào ngày 15 tháng 7 âm lịch năm ngoái.”
Tiếu Lang nhìn về phía Đỗ Yến, âm thầm nể phục: “Cậu đọc hiểu à?”
Đỗ Yến đáp: “Đây là chữ tiểu triện(*), hơi theo trường phái thiên sư sẽ thích dùng kiểu chữ này để vẽ bùa, bởi vì họ cảm thấy nếu viết như vậy sẽ càng dễ khơi thông thiên địa, đạo pháp tự nhiên.”
(*Chữ tiểu triện:
Nghe Đỗ Yến giải thích, ánh mắt của mọi người lập tức tập trung lên người cậu, cũng không biết tại sao Đỗ Yến lại đột nhiên nhắc đến vấn đề thần linh. Song bọn họ lại chẳng cảm thấy xa cách, thậm chí còn nghĩ, với vẻ ngoài như Đỗ Yến, khi nói ra những lời ấy sẽ vô cùng chân thực.
Tiếu Lang cười hỏi: “Cậu nghiên cứu về mấy cái này à?”
Đỗ Yến nhìn hắn rồi trả lời: “Dân nghệ thuật bọn tôi thường hay tìm hiểu về văn hóa dân tộc.”
Thấy Lương Phi đang chuẩn bị táy máy táy chân, Đỗ Yến bèn nhắc nhở: “Mặc dù có thể các cậu không mê tín nhưng tốt xấu gì đây cũng là truyền thống ở làng người ta, đừng nên động vào.”
Lương Phi vội vã giơ tay lên, tỏ vẻ mình sẽ không đụng vào bảng gỗ huyền bí kia nữa.
Bên dưới cây đa lớn ngoại trừ hai cái giếng ra thì cũng chẳng còn thứ nào khác, bọn họ đã nghỉ ngơi đủ, liền tiếp tục đi dọc con đường nhỏ tiến về phía trước. Theo như trong sách hướng dẫn du lịch có ghi, phía trước chính là nơi mang tính đại biểu nhất làng – nhà cử nhân.
Hai trăm năm trước ở làng cổ có một người đỗ cử nhân, chính là con trai của bà Phạm Thị được biểu dương tại đền thờ trinh tiết kia.
Vào thời cổ đại, trong ngôi làng hẻo lánh mà có ai đỗ cử nhân là toàn bộ dân làng đều rất vui mừng. Lập đền thờ trinh tiết cho mẹ của vị cử nhân kia cũng là chuyện phải làm.
Nhà cử nhân hoàn toàn khác biệt với nhà dân bên cạnh, là kiểu nhà hai cửa vào hai cửa ra.
Bên trong sách hướng dẫn du lịch có ghi, phần sân sau là nhà cũ của cử nhân, đằng trước là do người trong thôn gom tiền xây dựng sau khi đỗ đạt.
Sân trước được sắp xếp rất gọn gàng, bên ngoài cổng được đặt một đôi sư tử đá, tất cả chế thức đều rất phù hợp với thân phận ban đầu của cử nhân, nhìn qua rất khí thế.
Nhưng khi tới sân sau, cảm giác đã hoàn toàn thay đổi. Sân trước trang trọng bao nhiêu thì sân sau lại càng giản dị bấy nhiêu, rất giống hoàn cảnh của các gia đình thời xưa.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook