Nguyên Thủy Chiến Ký
-
Chương 9: Chỉ cần là lời hay thì cậu nói gì chúng tôi cũng tin
Bây giờ Thiệu Huyền gần như có thể xem là chủ nhân của hang động rồi, có điều trong hang toàn là bọn trẻ con tính cách không được ôn hòa cho lắm.
Con cá đem về ấy, Thiệu Huyền dựa theo cách làm của hai chiến sĩ kia để bỏ nội tạng và vây đi, trong hang có một nơi chuyên dùng để đổ rác, Thiệu Huyền đem bỏ hết vào đấy, ở đó chất đống các loại xương ăn thừa, cứ cách vài ngày bộ lạc sẽ cử người đến dọn dẹp.
Thân cá ngoại trừ những chỗ không cắn được ra thì phần còn lại đều bị ăn sạch sẽ, chỉ còn trơ lại một đống xương vụn và cái miệng đầy răng.
Bọn trẻ trong hang sau khi được chia con cá, ăn xong thì đều đi ngủ, Thiệu Huyền giữ lại một ngọn đuốc rồi dập đống lửa, sau đó cầm ngọn đuốc đi sâu vào hang xem xét. Anh vốn định tranh thủ lúc mùa đông chưa đến để đi đổi thêm chút thức ăn và da thú, nhưng giờ đã tiếp quản cái hang này rồi, lại phát hiện ra cách câu cá, nên đang suy nghĩ xem ngày mai có nên dẫn vài đứa đi kiếm thêm cá không. Lương thực tích trữ càng nhiều thì sẽ càng đảm bảo qua được mùa đông, dù sao thực phẩm mà bộ lạc cung cấp cũng không đủ.
Người trong bộ lạc giờ đều đang gấp rút tích trữ lương thực trước mùa đông, ngày nào cũng có thể nhìn thấy mọi người phơi thịt khô. Nếu có thể kiếm thêm nhiều cá thì không chỉ tình trạng trong hang được cải thiện mà còn có thể dùng cá đi gặp người trong bộ lạc đổi lấy lông thú giữ ấm. Thiệu Huyền không muốn bị chết cóng trong mùa đông.
Cầm ngọn đuốc đi vào trong hang, lợi dụng ánh sáng không rõ lắm từ ngọn đuốc, Thiệu Huyền quan sát một lượt. Lần quan sát gần đây nhất chính là khi anh mới đến thế giới này chưa được bao lâu, hứng lên nên đi dạo một vòng, sau đó thì không đi vào sâu hơn nữa.
Người ta có câu quan mới nhậm chức sẽ đốt ba ngọn lửa, địa bàn của ta thì ta làm chủ. Lửa phải đốt, địa bàn cũng phải quy hoạch lại.
Lúc trước, khi bộ lạc còn nhỏ, người trong bộ lạc còn ít thì mọi người đều ở trong này, trong hang được sắp xếp phân chia thành các khu vực chứa thức ăn, củi đốt, lông thú, vũ khí và công cụ, còn có cả nhà vệ sinh, nhưng sau này mọi người đều ra ngoài xây nhà, hang này trở thành nhà cho bọn trẻ không nơi nương tựa, bắt đầu trở nên lộn xộn, đồng thời cũng có rất nhiều chỗ trống, hơn hai mươi đứa trẻ chỉ ở tại khu vực gần cửa hang, không gian còn lại rất nhiều.
Chỗ sâu bên trong hang còn có lỗ thông gió, nhưng do lâu rồi không có người ở nên đã bị bịt kín, cho dù là vào ban ngày thì vẫn tối đen.
Sau khi xem sơ lượt một vòng, Thiệu Huyền quay lại gần cửa hang, trải bó cỏ đã được phơi nắng ban sáng ra, dập ngọn đuốc rồi đi ngủ. Nhưng đêm nay không hiểu sao anh lại không ngủ được. Chuyện xảy ra trong hang, chuyện con cá ở bờ sông, còn cả chuyện ảo giác nhìn thấy khi bắt con cá nữa.
Trong lúc suy nghĩ, Thiệu Huyền chợt có cảm giác một cặp mắt đang quan sát mình, nhưng lại không biết đó là ai.
Đống lửa đã dập, trong hang rất tối. Ánh trăng bên ngoài theo lối thông gió chiếu vào trong, mang theo một chút sắc xanh của màn đêm.
Bọn trẻ trong hang đều đã ngủ, có thể nghe thấy tiếng ngáy khò khò của chúng. Cửa hang thì cũng đã dùng màn cỏ phủ kín rồi, bên đó cũng không có vẻ gì bất thường.
Ở bên cạnh Thiệu Huyền, Caesar cũng đã yên lặng nằm ngủ, cả nó cũng không nghe thấy tiếng gì bất thường, chứng tỏ hiện giờ không có nguy hiểm gì mới phải.
Không lẽ trong hang còn có đứa trẻ nào chưa ngủ, vẫn đang nhìn qua bên này của mình?
Nhẹ nhàng lắc đầu, Thiệu Huyền quấn chặt tấm áo da thú, nhắm mắt định đi ngủ, ngày mai còn phải đưa đám oắt con này đi bắt cá nữa.
Nhưng nhắm mắt chưa được bao lâu thì Thiệu Huyền chợt có cảm giác thấy một bóng đen thoáng qua, bóng đen rất nhanh, đến mức Thiệu Huyền hoàn toàn không nhìn rõ, phía sau bóng đen ấy còn xuất hiện một cặp mắt tỏa ra ánh xanh dương lấp lánh.
Cái gì thế?
Thiệu Huyền hốt hoảng, mở to hai mắt.
Xung quanh vẫn như lúc nãy, hang động tối đen, chỉ có những nơi có ánh trăng chiếu vào thì sáng mờ ảo một chút.
Giờ Thiệu Huyền hoàn toàn không thể ngủ được nữa, lăn qua lăn lại, chợt nhìn thấy lỗ thông gió ở phía trên hang động.
Bình thường cho dù là buổi tối thì lỗ thông gió này cũng không bị bít.
Nghĩ một hồi, Thiệu Huyền bèn trèo lên, do chỗ của anh nằm ngủ cũng tương đối cao nên giờ chỉ cần đứng dậy là sẽ có thể nhìn được ra bên ngoài từ lỗ thông gió này.
Bên ngoài có ánh trăng, sáng hơn nhiều so với trong hang, có thể nhìn thấy được cảnh vật ở gần đó.
Ở bên ngoài có một cột đá cao khoảng gần năm mét, đã được dựng ở đây từ rất lâu, có tác dụng tương tự một cái đồng hồ mặt trời, lúc trước người trong hang sẽ dựa vào bóng của cái cột này dưới ánh mặt trời để phán đoán thời gian. Giờ người trong bộ lạc đều đã bỏ đi, bọn trẻ trong hang ra ngoài chơi hay trèo lên cột đá này đùa nghịch, cộng thêm trải qua mưa gió, khiến cột đá không còn được hình dạng như năm xưa nữa, thân cột có nhiều lỗ hổng, chỉ còn hình dạng tạm bợ so với lúc ban đầu.
Nhưng hiện giờ, trên đỉnh cột đá ấy có một con chim đang đậu.
Thiệu Huyền biết loài chim này, lần đầu tiên nhìn thấy nó anh còn tưởng đó là dơi, sau này mới biết, đây là một loài chim giống như chim én, bay rất nhanh, chỉ hoạt động về đêm, ngoài ra còn là một loài chim ăn thịt.
Người trong bộ lạc gọi nó là dạ yến, mà theo Thiệu Huyền được biết thì đây cũng là một cách gọi khác của loài dơi ở kiếp trước, khác ở chỗ chúng hung tợn hơn dơi nhiều, ngoài ra còn thích sống quần cư, có lúc xuất hiện cả bầy.
Thế nên ban đêm người trong bộ lạc cũng ít khi ra ngoài, nếu ra ngoài thì phải đốt đuốc, nếu không sẽ dễ bị dạ yến tấn công.
Người thường sẽ không nghe được tiếng kêu của loài dạ yến này, nhưng người trong bộ lạc nói những chiến sĩ mạnh thật ra có thể nghe được, nghe nói tiếng kêu của chúng rất chói tai, nhưng đa số mọi người đều không thể nghe, đây chỉ là câu chuyện truyền miệng thôi.
Đúng lúc Thiệu Huyền nhìn về phía cột đá thì con dạ yến đang đậu trên cột đá ấy cũng bất giác nhìn về phía anh.
Dưới ánh trăng, đôi mắt con dạ yến phản chiếu ánh trăng xanh biếc, giống hệt như cặp mắt đã xuất hiện trong đầu của Thiệu Huyền khi anh nhắm mắt lúc nãy.
Dạ yến sẽ không thể vào hang từ lỗ thông gió, chúng thích đứng từ xa quan sát, sau đó tìm một mục tiêu đơn lẻ rồi tấn công theo bầy. Suốt nửa năm nay, Thiệu Huyền chưa bao giờ nhìn thấy con dạ yến nào bay vào hang, nhưng chỉ cần có ai đó nửa đêm ra đường mà không mang theo đuốc thì chắc chắn sẽ bị chúng tấn công.
Hít nhẹ một hơi, Thiệu Huyền không nhìn ra bên ngoài nữa, nằm xuống định tiếp tục ngủ.
Dù đã biết cái bóng thoáng qua và đôi mắt xanh lúc nãy xuất hiện trong đầu rốt cuộc là gì rồi, nhưng Thiệu Huyền vẫn không thể lập tức yên tâm ngủ ngay được.
Thiệu Huyền cảm giác như có thể “thấy” được những sinh vật nguy hiểm ở gần mình, cũng giống như con cá lúc sáng, rồi lại đến con chim đậu ở bên ngoài kia.
Sáng sớm hôm sau, thời tiết rất đẹp, nắng chiếu rực rỡ.
Như thường lệ, Thiệu Huyền thức dậy cuộn bó cỏ khô lại để chuẩn bị đem đi phơi nắng.
Vỗ mạnh hai tay, Thiệu Huyền hô to về phía bọn trẻ đang nằm: “Đã dậy chưa? Những người nào dậy rồi thì theo tôi đi bắt cá.”
Không có động tĩnh gì.
“Cá bắt được có thể ăn, chính là thức ăn hôm qua đấy.” Thiệu Huyền tiếp tục nói.
Có một chút động tĩnh, nhưng không nhiều lắm.
Có vài đứa vẫn ngủ say như chết, sét đánh cũng không tỉnh, có vài đứa tỉnh rồi nghe lời Thiệu Huyền nói xong vẫn cứ băn khoăn, dù gì thì thói quen bấy lâu nay không thể vì một câu nói của Thiệu Huyền mà thay đổi được, chúng đã quen với việc giờ này mỗi ngày vẫn cứ ngủ, ngủ đến chiều rồi chờ phát thức ăn. Có vài đứa thức dậy mở mắt rồi, nhưng vẫn chưa tỉnh hẳn, ngáp một cái rồi ngủ tiếp.
Cuối cùng, hơn hai mươi đứa trẻ mà chỉ có bốn đứa theo Thiệu Huyền ra ngoài, trong số đó có hai đứa lớn tuổi nhất trong hang. Hai đứa còn lại một đứa tên là Đồ, rất nhát gan, không hiểu sao lại có một cái tên nghe bá đạo như thế, đứa còn lại tên là Ba, đứa bé này nói chuyện cứ lắp ba lắp bắp, nhưng tính tình đôn hậu, đương nhiên trừ lúc giành thức ăn ra. Hai đứa này đều mười một tuổi, nhưng vóc dáng khác biệt rõ rệt, Ba cao hơn Đồ cả một cái đầu, nhìn không khác gì hai đứa trẻ mười ba tuổi lớn nhất trong hang, Đồ thì khá ồm yếu, vóc dáng cỡ như Thiệu Huyền.
Thiệu Huyền sai Caesar đào một ít sâu đá, còn dây thừng cỏ thì vẫn dùng cái hôm qua, cầm theo nửa quả bóng màu đen nổi được trên mặt nước, sau đó dẫn bốn đứa trẻ đến bên bờ sông.
Hôm nay người phụ trách canh gác vẫn là hai chiến sĩ hôm qua, họ vẫn chưa về nhà, phải liên tục gác ba đêm mới được thay người. Nhìn thấy Thiệu Huyền, họ vui vẻ chào, hỏi thăm vài câu.
Chuyện này khiến bốn đứa trẻ kia cảm thấy kỳ lạ, vì bình thường chúng đi vào trong bộ lạc không bao giờ được như thế. Hai đứa trẻ lớn tuổi sau chuyện đêm hôm qua đã bớt đi phần nào ý muốn cướp chức vụ của Thiệu Huyền, giờ nhìn thấy cảnh này thì ý định ấy lại càng giảm đi nữa. Trong mắt bọn chúng, người có mối quan hệ tốt với các chiến sĩ bộ lạc thì chắc chắn sẽ được nhiều lợi ích, gặp phiền phức sẽ có người đến giúp đỡ, cũng giống như Khố trước đây, nhờ quen được vài người ở lưng núi mà lúc nào cũng được người khác ngưỡng mộ.
Sau khi Thiệu Huyền chuẩn bị xong xuôi thì dặn dò bốn đứa trẻ việc phải làm sắp tới.
“Chỉ thế thôi, rất đơn giản, lát nữa cứ theo tôi, tôi nói cái gì thì mọi người cứ làm theo thế ấy, lúc bắt được cá chúng ta sẽ chia nhau ăn.”
Vừa nghe đến ăn, mắt bốn đứa trẻ lập tức sáng rực, sự do sự khi nhìn thấy con sông đã vơi đi không ít.
Độ dài sợi thừng cỏ có hạn nên lần này Thiệu Huyền không muốn ném mồi câu ra xa nữa, cũng không cần Caesar giúp, bốn đứa trẻ đứng sau sẽ thay vị trí của Caesar, Caesar giờ có thể ngồi yên bên cạnh.
Bốn đứa trẻ nắm chặt sợi dây trong tay, đứa nào cũng căng thẳng, ngoài sự căng thẳng do lần đầu tiếp xúc với sinh vật dưới sông ra còn xen vào sự phấn khích của việc lần đầu bắt cá.
“Tốt, giờ tạm thời đừng động đậy, một chút nữa nghe theo hiệu lệnh của tôi.” Thiệu Huyền ném mồi câu xong thì nhìn vào mặt nước rồi nói.
Chẳng mấy chốc, mặt nước đã có động tĩnh. Đã là lần thứ ba bắt cá nên Thiệu Huyền đã có kinh nghiệm, vội vàng hô to: “Kéo!”
Nghe lời Thiệu Huyền, bốn đứa trẻ vội nắm chặt sợi dây, cố hết sức kéo về phía sau.
Bốn đứa trẻ hợp sức lại rõ ràng mạnh hơn Caesar nhiều, lần này kéo cá lên vô cùng thuận lợi. Con cá kéo lên cũng cỡ bằng con cá lần đầu tiên Thiệu Huyền bắt được hôm qua.
Bốn đứa trẻ lần đầu nhìn thấy một con cá còn sống nguyên, lại còn trông có vẻ đầy sức sát thương như thế, nên ngay sau khi Thiệu Huyền bảo buông tay thì chúng lập tức rút các cây gậy gỗ mang theo bên người ra đập lia lịa vào người con cá, nhất là Đồ, lấy hết can đảm xông vào đập, vừa vung gậy gỗ đập con cá vừa hét lên oai oái, đến mức Thiệu Huyền nghe mà muốn quay sang đập cho nó một trận.
“Được rồi được rồi! Dừng tay!” Thiệu Huyền ra hiệu lệnh dừng lại rồi đẩy bốn đứa trẻ cầm gậy đang vây quanh con cá ra.
Thiệu Huyền lúc đầu đã nói rõ cho chúng biết sự nguy hiểm của loài cá này, dặn chúng phải mang theo công cụ nào dài một chút, khi đánh con cá cũng cần phải cẩn thận đề phòng. Hiện giờ, bốn đứa trẻ đúng là đã rất đề phòng, nhưng đáng tiếc là do lần đầu bắt cá, cũng là lần đầu trong đời chúng đi săn, khiến chúng quá kích động, bao nhiêu cảm xúc trộn vào nhau, nên khi ra tay hoàn toàn dốc hết sự hung tợn, dốc hết sức lực của mình ra đánh, bốn người hợp lực lại nên chẳng mấy chốc, khi Thiệu Huyền đẩy chúng ra đến nhìn vào con cá thì… trông nó không thể nào thảm hơn được nữa.
Đánh thành ra thế này rồi thì làm sao mà ăn được nữa?
Con cá đầu tiên tạm thời vứt sang một bên, Thiệu Huyền lại chỉ huy đám trẻ bắt con thứ hai, lần này xem ra cũng còn hoàn chỉnh được một chút, sau khi moi hết nội tạng ra thì lại sang nhờ hai chiến sĩ kia nhóm lửa nướng con cá.
Con cá Thiệu Huyền mang về hang hôm qua tuy trông có vẻ to nhưng xương quá nhiều, các phần ăn được chiếm tỉ lệ không bao nhiêu, lại cộng thêm trong hang có đến hơn hai mươi đứa trẻ, nên chia ra mỗi người được rất ít. Nhưng mà hôm nay thì khác.
Con cá dài nửa mét chia cho năm người, dù xương có nhiều đến đâu thì mỗi người cũng ăn được rất nhiều.
Bốn đứa trẻ đều rất phấn khích, do hạn chế ngôn ngữ nên không biết biểu đạt thế nào, lại còn đang bận ăn nên chúng chỉ cười, cười đến mức ngớ ngẩn.
“Ngon thật đấy.” Đồ nói.
“Đúng thế, ăn cá bổ não.” Thiệu Huyền nói.
“Bổ não là cái gì?” Một đứa trẻ hỏi.
Thiệu Huyền nghĩ một lúc rồi giải thích một cách đơn giản: “Tức là sẽ giúp cho mọi người trưởng thành tốt hơn.”
“Trưởng thành… tốt… tốt hơn, có… có phải… là… sẽ trở nên… trở nên mạnh... hơn không? Sẽ giống… giống như… chiến sĩ… tô-tem… chứ?” Ba lắp bắp hỏi.
Nghe câu hỏi của Ba, ba đứa trẻ còn lại cũng ngẩng đầu nhìn Thiệu Huyền bằng ánh mắt lấp lánh.
Bọn trẻ trong hang tuy tính cách đa phần hung dữ, nhưng cũng không biết che giấu cảm xúc, trong lòng nghĩ gì thì đều sẽ hiện lên trên vẻ mặt.
Lúc này, vẻ mặt của bốn đứa trẻ nhìn Thiệu Huyền giống như đang thôi thúc anh: Cậu nói mau đi, cậu nói mau, chỉ cần là lời hay thì cậu nói gì chúng tôi cũng tin.
Thế nên, Thiệu Huyền lại giấu đi những lời vốn định thốt ra, ngập ngừng một chút rồi mới miễn cưỡng “ừ” một tiếng.
Nước sông lăn tăn vỗ vào bờ, mặt nước trông có vẻ rất phẳng lặng, nhưng lúc nãy, Thiệu Huyền lại “nhìn thấy” hình ảnh con cá đầy răng hiện ra, còn to hơn cả con cá hôm qua, có điều hình ảnh có vẻ mờ hơn, có vẻ như con cá to ấy ở xa hơn.
Trong con sông không nhìn thấy bờ bên kia này, nguy hiểm ắt hẳn luôn rình rập.
Nhưng lương thực của mùa đông chính là ở đây. Thiệu Huyền thầm nghĩ.
Con cá đem về ấy, Thiệu Huyền dựa theo cách làm của hai chiến sĩ kia để bỏ nội tạng và vây đi, trong hang có một nơi chuyên dùng để đổ rác, Thiệu Huyền đem bỏ hết vào đấy, ở đó chất đống các loại xương ăn thừa, cứ cách vài ngày bộ lạc sẽ cử người đến dọn dẹp.
Thân cá ngoại trừ những chỗ không cắn được ra thì phần còn lại đều bị ăn sạch sẽ, chỉ còn trơ lại một đống xương vụn và cái miệng đầy răng.
Bọn trẻ trong hang sau khi được chia con cá, ăn xong thì đều đi ngủ, Thiệu Huyền giữ lại một ngọn đuốc rồi dập đống lửa, sau đó cầm ngọn đuốc đi sâu vào hang xem xét. Anh vốn định tranh thủ lúc mùa đông chưa đến để đi đổi thêm chút thức ăn và da thú, nhưng giờ đã tiếp quản cái hang này rồi, lại phát hiện ra cách câu cá, nên đang suy nghĩ xem ngày mai có nên dẫn vài đứa đi kiếm thêm cá không. Lương thực tích trữ càng nhiều thì sẽ càng đảm bảo qua được mùa đông, dù sao thực phẩm mà bộ lạc cung cấp cũng không đủ.
Người trong bộ lạc giờ đều đang gấp rút tích trữ lương thực trước mùa đông, ngày nào cũng có thể nhìn thấy mọi người phơi thịt khô. Nếu có thể kiếm thêm nhiều cá thì không chỉ tình trạng trong hang được cải thiện mà còn có thể dùng cá đi gặp người trong bộ lạc đổi lấy lông thú giữ ấm. Thiệu Huyền không muốn bị chết cóng trong mùa đông.
Cầm ngọn đuốc đi vào trong hang, lợi dụng ánh sáng không rõ lắm từ ngọn đuốc, Thiệu Huyền quan sát một lượt. Lần quan sát gần đây nhất chính là khi anh mới đến thế giới này chưa được bao lâu, hứng lên nên đi dạo một vòng, sau đó thì không đi vào sâu hơn nữa.
Người ta có câu quan mới nhậm chức sẽ đốt ba ngọn lửa, địa bàn của ta thì ta làm chủ. Lửa phải đốt, địa bàn cũng phải quy hoạch lại.
Lúc trước, khi bộ lạc còn nhỏ, người trong bộ lạc còn ít thì mọi người đều ở trong này, trong hang được sắp xếp phân chia thành các khu vực chứa thức ăn, củi đốt, lông thú, vũ khí và công cụ, còn có cả nhà vệ sinh, nhưng sau này mọi người đều ra ngoài xây nhà, hang này trở thành nhà cho bọn trẻ không nơi nương tựa, bắt đầu trở nên lộn xộn, đồng thời cũng có rất nhiều chỗ trống, hơn hai mươi đứa trẻ chỉ ở tại khu vực gần cửa hang, không gian còn lại rất nhiều.
Chỗ sâu bên trong hang còn có lỗ thông gió, nhưng do lâu rồi không có người ở nên đã bị bịt kín, cho dù là vào ban ngày thì vẫn tối đen.
Sau khi xem sơ lượt một vòng, Thiệu Huyền quay lại gần cửa hang, trải bó cỏ đã được phơi nắng ban sáng ra, dập ngọn đuốc rồi đi ngủ. Nhưng đêm nay không hiểu sao anh lại không ngủ được. Chuyện xảy ra trong hang, chuyện con cá ở bờ sông, còn cả chuyện ảo giác nhìn thấy khi bắt con cá nữa.
Trong lúc suy nghĩ, Thiệu Huyền chợt có cảm giác một cặp mắt đang quan sát mình, nhưng lại không biết đó là ai.
Đống lửa đã dập, trong hang rất tối. Ánh trăng bên ngoài theo lối thông gió chiếu vào trong, mang theo một chút sắc xanh của màn đêm.
Bọn trẻ trong hang đều đã ngủ, có thể nghe thấy tiếng ngáy khò khò của chúng. Cửa hang thì cũng đã dùng màn cỏ phủ kín rồi, bên đó cũng không có vẻ gì bất thường.
Ở bên cạnh Thiệu Huyền, Caesar cũng đã yên lặng nằm ngủ, cả nó cũng không nghe thấy tiếng gì bất thường, chứng tỏ hiện giờ không có nguy hiểm gì mới phải.
Không lẽ trong hang còn có đứa trẻ nào chưa ngủ, vẫn đang nhìn qua bên này của mình?
Nhẹ nhàng lắc đầu, Thiệu Huyền quấn chặt tấm áo da thú, nhắm mắt định đi ngủ, ngày mai còn phải đưa đám oắt con này đi bắt cá nữa.
Nhưng nhắm mắt chưa được bao lâu thì Thiệu Huyền chợt có cảm giác thấy một bóng đen thoáng qua, bóng đen rất nhanh, đến mức Thiệu Huyền hoàn toàn không nhìn rõ, phía sau bóng đen ấy còn xuất hiện một cặp mắt tỏa ra ánh xanh dương lấp lánh.
Cái gì thế?
Thiệu Huyền hốt hoảng, mở to hai mắt.
Xung quanh vẫn như lúc nãy, hang động tối đen, chỉ có những nơi có ánh trăng chiếu vào thì sáng mờ ảo một chút.
Giờ Thiệu Huyền hoàn toàn không thể ngủ được nữa, lăn qua lăn lại, chợt nhìn thấy lỗ thông gió ở phía trên hang động.
Bình thường cho dù là buổi tối thì lỗ thông gió này cũng không bị bít.
Nghĩ một hồi, Thiệu Huyền bèn trèo lên, do chỗ của anh nằm ngủ cũng tương đối cao nên giờ chỉ cần đứng dậy là sẽ có thể nhìn được ra bên ngoài từ lỗ thông gió này.
Bên ngoài có ánh trăng, sáng hơn nhiều so với trong hang, có thể nhìn thấy được cảnh vật ở gần đó.
Ở bên ngoài có một cột đá cao khoảng gần năm mét, đã được dựng ở đây từ rất lâu, có tác dụng tương tự một cái đồng hồ mặt trời, lúc trước người trong hang sẽ dựa vào bóng của cái cột này dưới ánh mặt trời để phán đoán thời gian. Giờ người trong bộ lạc đều đã bỏ đi, bọn trẻ trong hang ra ngoài chơi hay trèo lên cột đá này đùa nghịch, cộng thêm trải qua mưa gió, khiến cột đá không còn được hình dạng như năm xưa nữa, thân cột có nhiều lỗ hổng, chỉ còn hình dạng tạm bợ so với lúc ban đầu.
Nhưng hiện giờ, trên đỉnh cột đá ấy có một con chim đang đậu.
Thiệu Huyền biết loài chim này, lần đầu tiên nhìn thấy nó anh còn tưởng đó là dơi, sau này mới biết, đây là một loài chim giống như chim én, bay rất nhanh, chỉ hoạt động về đêm, ngoài ra còn là một loài chim ăn thịt.
Người trong bộ lạc gọi nó là dạ yến, mà theo Thiệu Huyền được biết thì đây cũng là một cách gọi khác của loài dơi ở kiếp trước, khác ở chỗ chúng hung tợn hơn dơi nhiều, ngoài ra còn thích sống quần cư, có lúc xuất hiện cả bầy.
Thế nên ban đêm người trong bộ lạc cũng ít khi ra ngoài, nếu ra ngoài thì phải đốt đuốc, nếu không sẽ dễ bị dạ yến tấn công.
Người thường sẽ không nghe được tiếng kêu của loài dạ yến này, nhưng người trong bộ lạc nói những chiến sĩ mạnh thật ra có thể nghe được, nghe nói tiếng kêu của chúng rất chói tai, nhưng đa số mọi người đều không thể nghe, đây chỉ là câu chuyện truyền miệng thôi.
Đúng lúc Thiệu Huyền nhìn về phía cột đá thì con dạ yến đang đậu trên cột đá ấy cũng bất giác nhìn về phía anh.
Dưới ánh trăng, đôi mắt con dạ yến phản chiếu ánh trăng xanh biếc, giống hệt như cặp mắt đã xuất hiện trong đầu của Thiệu Huyền khi anh nhắm mắt lúc nãy.
Dạ yến sẽ không thể vào hang từ lỗ thông gió, chúng thích đứng từ xa quan sát, sau đó tìm một mục tiêu đơn lẻ rồi tấn công theo bầy. Suốt nửa năm nay, Thiệu Huyền chưa bao giờ nhìn thấy con dạ yến nào bay vào hang, nhưng chỉ cần có ai đó nửa đêm ra đường mà không mang theo đuốc thì chắc chắn sẽ bị chúng tấn công.
Hít nhẹ một hơi, Thiệu Huyền không nhìn ra bên ngoài nữa, nằm xuống định tiếp tục ngủ.
Dù đã biết cái bóng thoáng qua và đôi mắt xanh lúc nãy xuất hiện trong đầu rốt cuộc là gì rồi, nhưng Thiệu Huyền vẫn không thể lập tức yên tâm ngủ ngay được.
Thiệu Huyền cảm giác như có thể “thấy” được những sinh vật nguy hiểm ở gần mình, cũng giống như con cá lúc sáng, rồi lại đến con chim đậu ở bên ngoài kia.
Sáng sớm hôm sau, thời tiết rất đẹp, nắng chiếu rực rỡ.
Như thường lệ, Thiệu Huyền thức dậy cuộn bó cỏ khô lại để chuẩn bị đem đi phơi nắng.
Vỗ mạnh hai tay, Thiệu Huyền hô to về phía bọn trẻ đang nằm: “Đã dậy chưa? Những người nào dậy rồi thì theo tôi đi bắt cá.”
Không có động tĩnh gì.
“Cá bắt được có thể ăn, chính là thức ăn hôm qua đấy.” Thiệu Huyền tiếp tục nói.
Có một chút động tĩnh, nhưng không nhiều lắm.
Có vài đứa vẫn ngủ say như chết, sét đánh cũng không tỉnh, có vài đứa tỉnh rồi nghe lời Thiệu Huyền nói xong vẫn cứ băn khoăn, dù gì thì thói quen bấy lâu nay không thể vì một câu nói của Thiệu Huyền mà thay đổi được, chúng đã quen với việc giờ này mỗi ngày vẫn cứ ngủ, ngủ đến chiều rồi chờ phát thức ăn. Có vài đứa thức dậy mở mắt rồi, nhưng vẫn chưa tỉnh hẳn, ngáp một cái rồi ngủ tiếp.
Cuối cùng, hơn hai mươi đứa trẻ mà chỉ có bốn đứa theo Thiệu Huyền ra ngoài, trong số đó có hai đứa lớn tuổi nhất trong hang. Hai đứa còn lại một đứa tên là Đồ, rất nhát gan, không hiểu sao lại có một cái tên nghe bá đạo như thế, đứa còn lại tên là Ba, đứa bé này nói chuyện cứ lắp ba lắp bắp, nhưng tính tình đôn hậu, đương nhiên trừ lúc giành thức ăn ra. Hai đứa này đều mười một tuổi, nhưng vóc dáng khác biệt rõ rệt, Ba cao hơn Đồ cả một cái đầu, nhìn không khác gì hai đứa trẻ mười ba tuổi lớn nhất trong hang, Đồ thì khá ồm yếu, vóc dáng cỡ như Thiệu Huyền.
Thiệu Huyền sai Caesar đào một ít sâu đá, còn dây thừng cỏ thì vẫn dùng cái hôm qua, cầm theo nửa quả bóng màu đen nổi được trên mặt nước, sau đó dẫn bốn đứa trẻ đến bên bờ sông.
Hôm nay người phụ trách canh gác vẫn là hai chiến sĩ hôm qua, họ vẫn chưa về nhà, phải liên tục gác ba đêm mới được thay người. Nhìn thấy Thiệu Huyền, họ vui vẻ chào, hỏi thăm vài câu.
Chuyện này khiến bốn đứa trẻ kia cảm thấy kỳ lạ, vì bình thường chúng đi vào trong bộ lạc không bao giờ được như thế. Hai đứa trẻ lớn tuổi sau chuyện đêm hôm qua đã bớt đi phần nào ý muốn cướp chức vụ của Thiệu Huyền, giờ nhìn thấy cảnh này thì ý định ấy lại càng giảm đi nữa. Trong mắt bọn chúng, người có mối quan hệ tốt với các chiến sĩ bộ lạc thì chắc chắn sẽ được nhiều lợi ích, gặp phiền phức sẽ có người đến giúp đỡ, cũng giống như Khố trước đây, nhờ quen được vài người ở lưng núi mà lúc nào cũng được người khác ngưỡng mộ.
Sau khi Thiệu Huyền chuẩn bị xong xuôi thì dặn dò bốn đứa trẻ việc phải làm sắp tới.
“Chỉ thế thôi, rất đơn giản, lát nữa cứ theo tôi, tôi nói cái gì thì mọi người cứ làm theo thế ấy, lúc bắt được cá chúng ta sẽ chia nhau ăn.”
Vừa nghe đến ăn, mắt bốn đứa trẻ lập tức sáng rực, sự do sự khi nhìn thấy con sông đã vơi đi không ít.
Độ dài sợi thừng cỏ có hạn nên lần này Thiệu Huyền không muốn ném mồi câu ra xa nữa, cũng không cần Caesar giúp, bốn đứa trẻ đứng sau sẽ thay vị trí của Caesar, Caesar giờ có thể ngồi yên bên cạnh.
Bốn đứa trẻ nắm chặt sợi dây trong tay, đứa nào cũng căng thẳng, ngoài sự căng thẳng do lần đầu tiếp xúc với sinh vật dưới sông ra còn xen vào sự phấn khích của việc lần đầu bắt cá.
“Tốt, giờ tạm thời đừng động đậy, một chút nữa nghe theo hiệu lệnh của tôi.” Thiệu Huyền ném mồi câu xong thì nhìn vào mặt nước rồi nói.
Chẳng mấy chốc, mặt nước đã có động tĩnh. Đã là lần thứ ba bắt cá nên Thiệu Huyền đã có kinh nghiệm, vội vàng hô to: “Kéo!”
Nghe lời Thiệu Huyền, bốn đứa trẻ vội nắm chặt sợi dây, cố hết sức kéo về phía sau.
Bốn đứa trẻ hợp sức lại rõ ràng mạnh hơn Caesar nhiều, lần này kéo cá lên vô cùng thuận lợi. Con cá kéo lên cũng cỡ bằng con cá lần đầu tiên Thiệu Huyền bắt được hôm qua.
Bốn đứa trẻ lần đầu nhìn thấy một con cá còn sống nguyên, lại còn trông có vẻ đầy sức sát thương như thế, nên ngay sau khi Thiệu Huyền bảo buông tay thì chúng lập tức rút các cây gậy gỗ mang theo bên người ra đập lia lịa vào người con cá, nhất là Đồ, lấy hết can đảm xông vào đập, vừa vung gậy gỗ đập con cá vừa hét lên oai oái, đến mức Thiệu Huyền nghe mà muốn quay sang đập cho nó một trận.
“Được rồi được rồi! Dừng tay!” Thiệu Huyền ra hiệu lệnh dừng lại rồi đẩy bốn đứa trẻ cầm gậy đang vây quanh con cá ra.
Thiệu Huyền lúc đầu đã nói rõ cho chúng biết sự nguy hiểm của loài cá này, dặn chúng phải mang theo công cụ nào dài một chút, khi đánh con cá cũng cần phải cẩn thận đề phòng. Hiện giờ, bốn đứa trẻ đúng là đã rất đề phòng, nhưng đáng tiếc là do lần đầu bắt cá, cũng là lần đầu trong đời chúng đi săn, khiến chúng quá kích động, bao nhiêu cảm xúc trộn vào nhau, nên khi ra tay hoàn toàn dốc hết sự hung tợn, dốc hết sức lực của mình ra đánh, bốn người hợp lực lại nên chẳng mấy chốc, khi Thiệu Huyền đẩy chúng ra đến nhìn vào con cá thì… trông nó không thể nào thảm hơn được nữa.
Đánh thành ra thế này rồi thì làm sao mà ăn được nữa?
Con cá đầu tiên tạm thời vứt sang một bên, Thiệu Huyền lại chỉ huy đám trẻ bắt con thứ hai, lần này xem ra cũng còn hoàn chỉnh được một chút, sau khi moi hết nội tạng ra thì lại sang nhờ hai chiến sĩ kia nhóm lửa nướng con cá.
Con cá Thiệu Huyền mang về hang hôm qua tuy trông có vẻ to nhưng xương quá nhiều, các phần ăn được chiếm tỉ lệ không bao nhiêu, lại cộng thêm trong hang có đến hơn hai mươi đứa trẻ, nên chia ra mỗi người được rất ít. Nhưng mà hôm nay thì khác.
Con cá dài nửa mét chia cho năm người, dù xương có nhiều đến đâu thì mỗi người cũng ăn được rất nhiều.
Bốn đứa trẻ đều rất phấn khích, do hạn chế ngôn ngữ nên không biết biểu đạt thế nào, lại còn đang bận ăn nên chúng chỉ cười, cười đến mức ngớ ngẩn.
“Ngon thật đấy.” Đồ nói.
“Đúng thế, ăn cá bổ não.” Thiệu Huyền nói.
“Bổ não là cái gì?” Một đứa trẻ hỏi.
Thiệu Huyền nghĩ một lúc rồi giải thích một cách đơn giản: “Tức là sẽ giúp cho mọi người trưởng thành tốt hơn.”
“Trưởng thành… tốt… tốt hơn, có… có phải… là… sẽ trở nên… trở nên mạnh... hơn không? Sẽ giống… giống như… chiến sĩ… tô-tem… chứ?” Ba lắp bắp hỏi.
Nghe câu hỏi của Ba, ba đứa trẻ còn lại cũng ngẩng đầu nhìn Thiệu Huyền bằng ánh mắt lấp lánh.
Bọn trẻ trong hang tuy tính cách đa phần hung dữ, nhưng cũng không biết che giấu cảm xúc, trong lòng nghĩ gì thì đều sẽ hiện lên trên vẻ mặt.
Lúc này, vẻ mặt của bốn đứa trẻ nhìn Thiệu Huyền giống như đang thôi thúc anh: Cậu nói mau đi, cậu nói mau, chỉ cần là lời hay thì cậu nói gì chúng tôi cũng tin.
Thế nên, Thiệu Huyền lại giấu đi những lời vốn định thốt ra, ngập ngừng một chút rồi mới miễn cưỡng “ừ” một tiếng.
Nước sông lăn tăn vỗ vào bờ, mặt nước trông có vẻ rất phẳng lặng, nhưng lúc nãy, Thiệu Huyền lại “nhìn thấy” hình ảnh con cá đầy răng hiện ra, còn to hơn cả con cá hôm qua, có điều hình ảnh có vẻ mờ hơn, có vẻ như con cá to ấy ở xa hơn.
Trong con sông không nhìn thấy bờ bên kia này, nguy hiểm ắt hẳn luôn rình rập.
Nhưng lương thực của mùa đông chính là ở đây. Thiệu Huyền thầm nghĩ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook