Người Yêu Cũ Thấy Tôi Ăn Lẩu Một Mình
-
Chương 56
Dịch: Hạnh
Cuối tuần, Trương Kiền dẫn Diệp Dương về nhà gặp bố mẹ mình.
Chiếc xe rời thành phố, tiến vào khu biệt thự Vân Nguyệt, lúc này Diệp Dương mới ý thức được nhà anh có biệt thự. Tỷ lệ phủ xanh của khu biệt thự khá cao, đâu đâu cũng thấy rừng cây và hồ nước. Trương Kiền đánh vô lăng, rẽ vào làn xe chạy, thấy cô ngạc nhiên, anh cũng đâm sửng sốt: “Sao, trước đó anh chưa khoe với em à?”
Diệp Dương lại có cảm giác ngơ ngác như trước đây chưa từng yêu anh vậy: “Hồi trước anh bảo anh chỉ là dân bản địa bình thường thôi.”
Nhưng Trương Kiền rất thích vẻ trì trệ trên phương diện vật chất của cô, anh cười: “Đúng là người bình thường, nếu không anh đã chẳng đi làm thuê cho người khác.”
Diệp Dương không nói gì, vì định nghĩa người bình thường của cô và anh hoàn toàn khác nhau. Nhưng nhìn chung, anh đúng là người bình thường thật, dẫu sao ở cái nơi đầm rồng hang hổ như thành phố này thì ai ai chẳng là người bình thường.
Trương Kiền liếc nhìn cô, thấy cô vẫn ngơ ngác, anh bèn bảo: “Anh biết trông thì cũng ra trò nhưng thật ra không phải đâu, dù gì đây cũng là vùng ngoại ô, giá đất không cao như nội thành, hơn nữa có nhiều người thuê nhà ở đây, cả gia đình già trẻ lớn bé ở với nhau cho tiện.”
Diệp Dương cảm nhận được sự quan tâm săn sóc của anh, cô chợt thoáng cảm giác thoải mái, bèn cười: “Hồi trước em đã từng tới đây rồi.”
“Vậy sao?” Trương Kiền thích thú, “Em tới lúc nào vậy?”
Diệp Dương hồi tưởng lại: “Hình như là lúc mới tốt nghiệp, còn đang thực tập ở Cửu Châu, có một đạo diễn sống ở đây nên bọn em tới họp.”
Trương Kiền gật đầu, anh hỏi: “Đạo diễn nào vậy?”
Diệp Dương lắc đầu: “Một đạo diễn nhỏ thôi, giờ đã cũng đã rút khỏi ngành rồi, chắc anh không biết đâu. Nghe nói biệt thự này là của vợ anh chàng đạo diễn, vợ anh ta là con nhà giàu.”
Chiếc xe tiến sâu vào khu biệt thự, băng qua một hồ nước dài hẹp, Trương Kiền thấy bên bờ hồ có người quen, anh bèn dừng xe lại.
Anh nói: “Giám đốc Thường kìa, chúng ta xuống chào hỏi thôi.”
Diệp Dương thoáng ngạc nhiên, cô nhìn ra ngoài cửa sổ.
Có một cặp bố con đang ngồi trên chiếc ghế dài bên hồ, đúng là người bố rất giống tổng giám đốc Công ty Điện ảnh Thời Đại.
Cô nhớ ngay chuyện hồi trước Chu Gia Ngư nói giám đốc Thường là người đưa Trương Kiền vào Thời Đại. Hóa ra họ là hàng xóm của nhau, bảo sao.
Hai người chào hỏi giám đốc Thường xong, lại lái xe đi tiếp một quãng là tới nhà Trương Kiền.
Trương Kiến xuống mở cửa xe cho cô, thấy gương mặt sợ sệt của cô, anh khẽ hỏi: “Em căng thẳng à?”
Diệp Dương dời tầm mắt khỏi tòa biệt thự trước mặt, cô bước xuống xe, cười nói: “Đúng là hơi căng thẳng thật.”
Trương Kiền đóng cửa xe lại, nhìn tòa biệt thự trước mặt: “Gia đình anh cũng nhờ phúc các cụ biết liệu xa, tích cóp từ hồi đất còn rẻ rúng, bố mẹ anh lại gom góp tích thêm chút nữa mới mua được nhà để ở. Họ không tài ba lắm đâu, chỉ là một đôi nghệ sĩ khá tinh tường chứ không biết ăn thịt người.” Anh lại nhìn cô, “Anh giỏi hơn họ đấy, nhờ có ông bà nên họ mới được ở căn biệt thự nhỏ này, chúng ta không cần bố mẹ cho tiền, đến bốn mươi là có thể chuyển sang biệt thự rồi.”
Diệp Dương bật cười, cô vùi đầu vào vai anh, “Anh học được thói ba hoa từ bao giờ vậy?”
Trương Kiền cụp mắt nhìn cô, giọng anh nghe trầm thấp, dịu dàng: “Anh không ba hoa, không mua được thì chẳng lẽ thuê cũng không nổi?”
Diệp Dương lại phì cười, cô hôn lên vai anh: “Em không thích thuê, em cảm thấy ở căn hộ của anh như bây giờ là được rồi.”
Trương Kiền nói: “Vậy thì không thuê, anh cũng thích ở trong nội thành.”
Diệp Dương kéo giãn khoảng cách với anh, cô nghiêng đầu nhìn anh: “Sao anh lại tốt như vậy?”
Trương Kiền lại cười: “Em hỏi câu này hơi sớm mất rồi, lát nữa em cứ vào nhờ bà Trần ông Trương chỉ mình xem, coi như tích lũy kinh nghiệm cho sau này.”
Giọng điệu, dáng vẻ và cả ý ám chí trong lời anh nói khiến lòng Diệp Dương xốn xang, cô nũng nịu: “Em không hỏi đâu, nếu hỏi thì anh đi mà hỏi.”
Trương Kiền nhướng mày: “Anh chính là phiên bản gốc, còn hỏi gì nữa, anh cứ tự dạy dỗ theo kiểu của mình là được.”
Nói rồi anh bước lên bậc thềm, ấn chuông cửa.
Cửa mở ra, Trương Kiền thấy bà vú đứng bên trong, bèn gọi một tiếng chị Lưu.
Hai người thay giày ngoài cửa. Thấy mẹ và ông ngoại đang đứng bên hiên nhà, Trương Kiền bèn đặt quà trong phòng khách rồi đưa Diệp Dương ra hiên.
Mấy hôm trước ông ngoại Trương Kiền bị ngã gãy chân, giờ còn đang dưỡng bệnh, mẹ Trương Kiền đang cho ông ra hiên nhà tắm nắng.
Trương Kiền giới thiệu Diệp Dương cho mẹ anh, cô chào bà một tiếng bác gái.
Ánh mắt mẹ Trương Kiền dừng lại trên gương mặt cô.
Diệp Dương đối mắt với bà chưa đầy hai giây đã dời tầm nhìn.
Ông ngoại Trương Kiền run rẩy chìa tay ra.
Trương Kiền nắm lấy tay ông, quỳ xuống trước chiếc xe lăn.
Trước khi bị ngã, ông ngoại đã hơi lẫn rồi, ngã xong lại càng lẫn hơn. Trương Kiền gọi ông, ông lại không biết anh là ai, cứ hỏi mãi.
Trương Kiền dịu dàng nói: “Ông ngoại, cháu là Tây Châu đây, sao ông lại quên mất cháu vậy?”
Tia sáng nhỏ nhoi lóe lên trong đôi mắt đục ngầu của ông ngoại Trương Kiền, ông sờ tay anh, sốt sắng thốt: “Tây Châu, cháu về rồi à, mẹ cháu bảo cháu bận lắm, toàn hai ba giờ đêm mới về tới nhà, mệt rũ cả người.”
Tay ông cụ khô gầy, da thịt đã nhão, Trương Kiền chẳng dám siết lấy ông, sợ nắm lại gãy, anh cất cao giọng hơn: “Lúc trước cháu bận việc, giờ đỡ hơn rồi ông ạ.”
Ông ngoại Trương Kiền hài lòng gật đầu, rồi nghiêm túc cất lời: “Có bận mấy cũng phải chú ý sức khỏe, đừng có để tới già bệnh tật đầy mình như ông, ngồi không được, nằm cũng chẳng xong, hối hận thì cũng đã muộn rồi.”
Trương Kiền ngoan ngoãn nghe theo lời ông: “Cháu sẽ chú ý, ông cũng giữ tâm trạng thoải mái nhé, ông gắng giữ gìn sức khỏe, cháu trai ông chuẩn bị kết hôn rồi, còn đang đợi ông chủ trì hôn lễ đấy.”
Mẹ Trương Kiền thoáng ngạc nhiên, bà đưa mắt nhìn Diệp Dương.
Diệp Dương biết bà đang nhìn mình, nhưng cô không dám nhìn lại, bèn trông Trương Kiền chằm chặp.
Mới nói đôi câu, ông ngoại Trương Kiền đã lại quên mất cháu trai mình, ông hỏi anh là ai.
Lúc này mẹ Trương Kiền mới dời mắt, bà nắm lấy tay bố mình, kiên nhẫn nói: “Bố ơi, thằng bé là Tây Châu, cháu bố đấy. ‘Gió Nam hiểu lòng ta, thổi mộng tới Tây Châu’. Tên mụ của cháu nó là do bố lấy mà, sao bố lại không nhận ra thằng bé thế?”
Ông ngoại Trương Kiền chợt bừng tỉnh, “ồ” lên một tiếng, ông thở than: “Cháu xem kìa, ông già rồi, đầu óc chẳng ra sao nữa, không phải dạo này Tây Châu bận lắm à. Sao lại có thời gian rảnh tới đây thế?”
Mẹ Trương Kiền cất tiếng thở dài nhỏ tới mức gần như không nghe được, bà nói với con trai: “Trước đây ông không quên nhanh thế đâu. Giờ ngoảnh đi ngoảnh lại đã quên ngay, con có thời gian thì tranh thủ về nhà thăm ông, đừng để ông quên hẳn mất con.” Nói rồi bà đứng dậy, gọi con trai vào phòng khách.
Mẹ Trương Kiền vừa đứng dậy, Diệp Dương đã thấy rõ khí chất của một diễn viên múa nơi bà, tay chân mềm mại, lúc giãn ra như hoa lan, hơn nữa còn vô cùng nhẹ nhàng uyển chuyển, khi đi lại gần như không phát ra âm thanh.
Chưa được bao lâu, Diệp Dương đã thấy hai mẹ con anh bước lên tầng hai, vài phút sau Trương Kiền bước xuống, anh gọi Diệp Dương cùng lên phòng đọc sách trên tầng hai.
Cầu thang dẫn lên tầng hai có treo rất nhiều ảnh, Diệp Dương thấy vậy bèn bước chậm lại.
Ảnh cả gia đình, ảnh du lịch, ảnh trên sân khấu, ảnh sinh nhật, ảnh cá nhân… Trương Kiền thấy cô thích thú vậy bèn kể qua cho cô câu chuyện sau từng bức ảnh.
Kể xong là gần như đã giới thiệu hết những nét cơ bản về gia đình rồi. Lúc này Diệp Dương mới biết bố mẹ anh là diễn viên quốc gia cấp I, hiện bố Trương Kiền là giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Lam Kiều Bắc Kinh.
Trước đó Diệp Dương cũng từng tưởng tượng về gia đình anh, nhưng vì không biết thông tin cụ thể nên những gì cô tưởng tượng ra cũng rất mơ hồ mờ nhạt, chẳng hề khiến bản thân phải xao động. Dù giờ cô đã bắt đầu trải đời, cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng rồi nhưng vừa nghĩ tới gia đình người yêu mình cô lại thấy khó tin. Tuy vậy, cảm giác ngưỡng mộ cũng chẳng đáng bao nhiêu. Cô những tưởng mình sẽ vô cùng hâm mộ anh, hệt như cái thời mười tám tuổi, một phần lý do khiến cô luôn ngưỡng mộ anh cũng vì khao khát gia đình anh, thậm chí trong vài khoảnh khắc, lòng ghen tỵ còn ngấm ngẩm nảy sinh trong cô. Anh có tất cả những gì cô muốn. Nhưng lúc thật sự tới nhà anh rồi, cô mới phát hiện mình vô cũng bình tĩnh trước một gia đình mà bản thân từng ao ước khát khao vô số lần. Cô nghĩ, nếu cho cô một cơ hội để cô đổi cuộc đời mình với Trương Kiền, liệu cô có đồng ý không? Không, cô không đồng ý. Dù cô có nhiều điều không hài lòng với gia đình mình, cũng có nhiều điều không hài lòng với chính bản thân, nhưng cô không đồng ý biến thành một con người khác. Cô không thể tưởng tượng một Diệp Dương sống cuộc sống như Trương Kiền từ ngày tấm bé sẽ ra sao, nhưng dù có thế nào đi chăng nữa thì cũng chẳng thể đọ với Diệp Dương của hiện tại.
Suy cho cùng, cô rất hài lòng với hiện tại, cô chỉ muốn mình trở nên tốt hơn trên cái nền cũ, chứ không muốn hoàn toàn thay đổi bản thân.
Bố mẹ Trương Kiền hệt như những gì anh đã nói, bọn họ vô cùng tiến bộ, không can thiệp vào quyền tự do hôn nhân của con cái, họ chỉ hỏi Diệp Dương đôi câu để hiểu cơ bản về cô. Ví dụ như cô là người ở đâu, tình hình gia đình thế nào, bố mẹ làm nghề gì, tương lai có dự định ra sao,… Nghe bảo bố mẹ Diệp Dương bán bánh bao ở Thượng Hải, bố Trương Kiền còn hoài niệm thời còn trẻ, vì muốn nhập vai nhân vật ông đã tới một cửa hàng để làm việc trải nghiệm. Ông nói, thực tế còn khổ hơn hơn trong tưởng tượng rất nhiều, ông rất kính nể những người lao động tay chân.
Hai chữ “kính nể” thốt từ miệng ông không phải kiểu xót thương của kẻ bề trên, mà là một sự kính nể vô cùng thành thực. Đó là sự kính nể của một nhà nghệ thuật đối với người dân lao động chân tay. Bố Trương Kiền đem lại một cảm giác rất bình đẳng, như thể đang bày tỏ người làm nghệ thuật và người mưu sinh ngoài xã hội không có khoảng cách cao thấp, chỉ cần nghiêm túc chân thành thì đều đáng tôn trọng.
Ngoài ra, bố mẹ Trương Kiền vô cùng tình cảm. Dù không có sự kiện đặc biệt nào xảy ra nhưng chỉ cần trông ánh mắt họ vô tình giao nhau thôi, Diệp Dương vẫn cảm thấy hai người rất tình cảm. Đến tận giờ phút này mà ánh mắt bố Trương Kiền nhìn mẹ anh vẫn như đang nhìn một đứa bé, vừa mới mẻ vừa cưng chiều. Như thể vợ ông là một cuốn sách mà ông không bao giờ đọc được tới dòng cuối cùng, mãi mãi ôm sự tò mò với nó.
Thường thì Diệp Dương chỉ bắt gặp ánh mắt này trên những đôi tình nhân đang yêu nhau cuồng nhiệt, nào ngờ có ngày cô lại thấy nó ở một cặp vợ chồng đã kết hôn hơn ba mươi năm.
Trương Kiền nói, nhà khác thì con cái đều là số một, tình yêu của bố mẹ phải đứng lép vế phía sau. Nhưng gia đình anh thì ngược lại, tình yêu của bố mẹ được đặt hàng đầu, anh phải đứng một góc bên cạnh. Ông bà còn bày tỏ rằng con cái chỉ là sản phẩm của tình yêu cha mẹ, không thể đứng vượt trên quan hệ vợ chồng, đầu đuôi lẫn lộn, nếu không quan hệ gia đình sẽ dễ xảy ra vấn đề. Trước kia anh thấy bố mẹ mình ích kỷ, giờ anh lại thấy họ nhìn xa trông rộng. Bố mẹ càng hy sinh vì con cái thì khao khát khống chế con mình lại càng mạnh, càng can thiệp nhiều vào cuộc sống của con. Giờ bố mẹ anh không nhúng tay vào cuộc sống của anh cũng vì họ chưa từng coi anh là trung tâm của gia đình. Anh có kết hôn hay không, sinh con hay không thì bố mẹ cũng chẳng quan tâm, bọn họ đã có cuộc sống riêng của mình rồi.
Diệp Dương nghe vậy bèn cười: “Người ta đều bảo về sau trẻ con lớn lên sẽ giống với bố mẹ mình, bố mẹ đối xử với mình thế nào, khi lớn lên mình sẽ đối xử với con cái như vậy. Bố mẹ anh ngầu tới mức này thì về sau chắc chắn anh cũng rất ngầu.” Rồi cô lại bảo, “Không biết em có thể phóng khoáng như anh không, em rất sợ sẽ trở thành kiểu người như bố mẹ mình, vô thức khiến tâm hồn con mang đầy thương tổn.”
Trương Kiền cười, anh nói: “Theo như logic của em thì em sẽ không giống bố mẹ đâu, dù sao em cũng không sống với họ, em phải giống ông bà mình mới đúng.”
Diệp Dương sững sờ, cô thấy anh nói có lý thật, bèn thở phào nhẹ nhõm: “Vậy thì em yên tâm rồi, trong nhà em thích nhất là ông, em cũng mong sẽ trở nên giống ông mình.”
Ông cô thuộc kiểu bậc cha chú đứng đầu gia đình điển hình, ông cương quyết, hiền lành, chính trực. Thời đó hoàn cảnh gia đình cô không được khấm khá, nhưng ông nuôi dưỡng được bốn đứa con, chẳng phải dạng công thành danh toại nhưng cả bốn đều hiếu thảo ngay thẳng. Về sau hai đứa con đầu lòng của ông rời nhà lập nghiệp, ông lại tự tay chăm lo cho ba đứa cháu trai, một đứa cháu gái, hết lòng vì gia đình.
Con gái khi chọn chồng đều bị ảnh hưởng của người bố, nhưng Diệp Dương lại chịu ảnh hưởng khá nặng từ ông. Trước khi gặp Trương Kiền, cô thích những chàng trai hiền lành cương quyết. Phần Trương Kiền thì dù có xuất sắc nhưng lại không nằm trong phạm vi lựa chọn của cô. Chỉ là cô thật sự không thể chống cự lại thủ đoạn gió trăng của anh, bèn mạo hiểm một lần nên mới có thể thay đổi cách nhìn với những người như anh, cách lựa chọn bạn đời cũng thay đổi theo. Nhưng cô vẫn mong mình có thể giống như ông nội.
Sau khi gặp bố mẹ Trương Kiền, hai người nhân lúc còn chưa bận bịu quá để tới Thượng Hải thăm bố mẹ Diệp Dương.
Giang Âm khá gần Thượng Hải, bố Diệp Dương đón hai ông bà cụ lên Thượng Hải, Diệp Khoan cũng đi theo.
Trương Kiền đặt phòng riêng trong một nhà hàng, Diệp Dương và anh cùng đứng đợi mọi người trước thang máy.
Diệp Dương nhận được điện thoại của Diệp Khoan, thấy bảo gia đình sắp tới rồi, cô lại chợt căng thẳng, tay cứ liên tục rịn mồ hôi.
Trương Kiền lấy khăn tay đưa cho cô, nói lúc đến gặp gia đình anh cô cũng không căng thẳng tới mức này, sao gặp người nhà mình lại lo thế.
Diệp Dương vừa lau mồ hôi vừa nghĩ, đúng vậy, sao cô lại căng thẳng tới vậy. Vì suy cho cùng, hận thì hận, xa cách thì xa cách, sâu thẳm trong lòng cô, cô vẫn quan tâm tới họ, gia đình là chốn về của mỗi người, cô cũng mong có được sự đồng ý của họ.
Bố mẹ Diệp Dương vừa thấy dáng vẻ Trương Kiền đã thoáng tỏ ý cẩn thận, không dám nói lớn tiếng. Diệp Khoan lại không ngại ngần gì, cứ cười hì hì gọi anh là anh rể. Diệp Dương cản cậu lại, bảo cậu gọi Trương Kiền là anh thôi. Trương Kiền nói không sao, đây chỉ là chuyện sớm hay muộn.
Dù Diệp Khoan là đứa không nghề ngỗng gì nhưng lại rất dẻo miệng, cũng chẳng hề ngại ngần kiêng dè, nhờ có cậu mà bầu không khí trên bàn ăn mới được điều hòa. Diệp Dương và Diệp Khoan mỗi người tiếp một câu, không khí cũng dần trở nên sôi nổi. Lúc này bố mẹ Diệp Dương mới dám hỏi gia cảnh Trương Kiền, phát hiện ra gia đình anh tốt hơn họ tưởng tượng rất nhiều, lời ăn tiếng nói của hai ông bà lại càng dè dặt. Đáng ra nếu cứ tiếp tục thế này thì dù bữa cơm có đôi phần gượng gạo nhưng cũng tạm coi là mỹ mãn. Tuy nhiên bố Diệp Dương uống được mấy ly rượu, ngà ngà say lại đâm nhiều lời, càng nói càng lớn tiếng, cuối cùng còn chẳng quan tâm tới thân phận bề trên của mình nữa, cứ thế kéo Trương Kiền uống rượu.
Trương Kiền ngại không dám từ chối, đành uống vài ly với ông.
Tửu lượng của Diệp Thành Lương không tốt, Tưởng Chí Liên sợ ông uống nhiều lại nói linh tinh mất mặt nên không cho ông uống nữa.
Diệp Thành Lương nghĩ vợ không nể mặt mình, ông cảm thấy rất phiền lòng, bèn lớn tiếng thét “Bà cút đi”.
Tưởng Chí Liên giận tới nỗi đỏ bừng mặt, nhưng ngại có Trương Kiền, bà không muốn cãi vã nên đành nhịn.
Diệp Thành Lương lại kéo Trương Kiền uống rượu, vừa uống vừa khoe khoang về Diệp Dương, nói cô đỗ đại học, làm ông nở mày nở mặt. Nhà họ Diệp có tám đứa con cháu cùng lứa, trừ ba đứa còn nhỏ chưa thi đại học ra thì chỉ mình cô cá chép hóa rồng. Lại nói, từ nhỏ cô đã không bao giờ khiến ông phải phiền lòng, chẳng như Diệp Khoan, suốt ngày làm ông lo ngược lo xuôi mà vẫn chẳng ra hồn người. Nhưng về sau cứ nói, nói mãi, khen lại biến thành kể lể quở trách. Ông nói Tết cô không chịu về nhà, bảo cô về cô lại lấy cớ không chịu. Bình thường còn chẳng chịu gọi điện thoại, nhắn tin cho cô, cô cũng lạnh nhạt phớt lờ. Diệp Thành Lương hỏi Trương Kiền, có phải cô ghét, cô chê nhà họ không, cảm thấy xấu hổ vì có một gia đình như họ không? Ông đập bàn, cao giọng, dù có thấy xấu hổ đi chăng nữa thì cô cũng phải biết, không có ông thì không có cô, ai đời có chuyện con chê mẹ xấu, ông là bố cô, cả đời này cũng vẫn là bố cô…
Diệp Dương biết những lời này là Diệp Thành Lương nói cho mình nghe, nhưng cô quen rồi, cô chỉ ngồi đó nhìn bố mình.
Diệp Thành Lương biết con gái đang nhìn mình, lòng ông thầm run rẩy, nhưng vẫn không dừng lại. Ông thức khuya dậy sớm nuôi cả nhà, thế mà cuối cùng lại thành ra nuôi hai con sói vô ơn… Giờ tìm người kể khổ thôi mà cũng phải trông mặt con gái sao?
Diệp Dương không nghe nổi nữa, cô đứng dậy bước vào nhà vệ sinh.
Lúc này Trương Kiền cũng không để tâm tới Diệp Thành Lương nữa, anh đứng đi bước theo cô.
Sau khi Trương Kiền bỏ đi, Tưởng Chí Liên tóm ngay lấy cổ áo chồng mình, giáng cho ông một bạt tay đau điếng, hỏi ông say rượu đến thần kinh rồi à. Bình thường thì thôi bỏ đi, nhưng hôm nay là ngày gì chứ, từng này tuổi rồi mà không biết điều chút nào. Tưởng Chí Liên cho ông một bạt tay xong vẫn chưa nguôi giận, còn chuẩn bị giáng thêm cú nữa. Diệp Khoan vội ngăn bà lại, bảo thôi bỏ đi, về nhà rồi nói.
Ông bà Diệp Dương cũng đã quen rồi, thậm chí họ còn chẳng buồn cất lời khuyên nhủ mà chỉ nói: “Thôi được rồi, có chuyện gì thì về nhà nói, đừng làm bọn trẻ con xấu mặt.”
Tưởng Chí Liên chỉ thẳng mặt chồng: “Lát nữa ông câm cái mồm lại cho tôi, còn nói thêm một câu nữa thì về nhà ông chết với tôi.” Thấy mặt chồng vẫn say đờ đẫn, dường như chẳng nghe lọt tai, bà thẹn quá hóa giận, nhân lúc Diệp Khoan không để ý, bà giáng cho ông thêm một cái tát nữa.
Diệp Dương rời khỏi nhà vệ sinh, thấy Trương Kiền đứng trước cửa, cô bèn hỏi: “Sao anh lại ra đây?”
Trương Kiền ngắm kỹ gương mặt cô: “Em khóc à?”
Diệp Dương bật cười: “Khóc cái gì, em từng nghe những lời khó lọt tai hơn thế này rồi. Mỗi tội lại khiến anh phải cười, chuyện gia đình xấu hổ thế này mà lại để anh thấy.”
Trương Kiền nói: “Nhà nào chẳng có chuyện khó nói, đâu có đáng gì.”
Hai người trở về phòng ăn, thấy Tưởng Chí Liên và Diệp Thành Lương đã động tay với nhau. Chủ yếu vẫn là Tưởng Chí Liên, bà vừa đánh vừa mắng, hỏi Diệp Thành Lương đã nhớ chưa, có còn dám uống nữa không?
Diệp Thành Lương uống say đờ đẫn cả người, ông cũng chẳng buồn tránh né nữa, cứ để mặc Tưởng Chí Liên giáng từng bàn tay xuống người mình.
Diệp Khoan cũng quen rồi, cậu khoanh tay ngồi nhìn, không hề cản họ lại.
Hai ông bà cụ ngồi cạnh với vẻ mặt bất lực.
Diệp Khoan thấy Diệp Dương và Trương Kiền trở lại mới vội nhắc Tưởng Chí Liên.
Tưởng Chí Liên thấy hai người họ mới dừng tay.
Bầu không khí trên bàn ăn lại trở nên ngượng nghịu.
Hồi lâu, ông Diệp Dương mới cất lời, hỏi khi nào họ định kết hôn.
Trương Kiền nói họ định đăng ký trước đã, còn khi nào tổ chức hôn lễ, tổ chức thế nào thì vẫn chưa quyết định. Lần sau anh sẽ đón bố mẹ xuống để hai nhà cùng bàn bạc.
Ông Diệp Dương nhìn bố mẹ cô, nói bình thường họ cũng không như vậy, chắc hôm nay vui quá mới thế, anh đừng trách họ. Hai vợ chồng chung sống với nhau kiểu gì cũng phải có lúc mâu thuẫn.
Trương Kiền đáp vâng.
Diệp Dương cảm thấy ăn tới đây là được rồi, cô bèn gọi xe đưa bọn họ trở về khách sạn.
Xe dừng lại trước cửa nhà hàng, Trương Kiền và Diệp Dương đưa cả nhà xuống.
Tưởng Chí Liên kéo Diệp Dương ra một góc, bà rút hộ khẩu ra khỏi túi: “Trước khi tới đây bố con đã đồng ý không uống rượu rồi, chắc vì vui quá nên ông ấy không kiềm chế được, con đừng trách bố nhé. Lúc ở nhà bố mẹ đã bàn rồi, con kết hôn thì bố mẹ cũng chẳng có gì cho con cả, khi nào tổ chức hôn lễ bố mẹ sẽ tặng các con chiếc xe, còn nhiều hơn thì nhà mình không đủ.”
Diệp Dương sửng sốt: “Không phải mẹ bảo không cho con của hồi môn sao?”
Tưởng Chí Liên đáp: “Trước đó bố mẹ không dư dả gì, giờ tính ra thì vẫn góp cho con được một ít.”
Diệp Dương nhìn gương mặt chằng chịt những nếp nhăn của bà, lòng cô xót xa rối bời, không thốt nổi thành tiếng.
Tưởng Chí Liên lại liếc Trương Kiền: “Hình như trước đó cậu ấy đã tới nhà mình mua phở lạnh rồi, còn nói chuyện với bố con nữa. Nhưng cậu ấy đội mũ nên bố mẹ không chắc lắm. Cậu ấy có nhắc với con chuyện này không?”
Diệp Dương sực tỉnh, cô gật đầu: “Anh ấy có nói rồi. Người yêu con đi công tác, tiện đường nên tới gặp bố mẹ.”
“Cậu ấy không chê nhà mình là được.” Tưởng Chí Liên bảo, “Bố mẹ biết con có nói lúc kết hôn không cần lễ hỏi gì, nhưng chuyện này thì cũng phải trông điều kiện người ta, nhà người ta không có tiền thì lấy ít, có tiền thì lấy nhiều, đây là chuyện rất bình thường, cũng không phải người nhà mình đòi hỏi, con đừng có bảo cậu ấy là không cần, cái nên lấy thì kiểu gì cũng phải…”
Trương Kiền ngắt lời bà ngay: “Con không cần của hồi môn, bố mẹ cũng đừng nghĩ tới lễ hỏi nữa, dù sao từ nhỏ bố mẹ cũng đâu chăm lo cho con, chuyện con kết hôn bố mẹ không phải nhọc lòng quá làm gì, để tự con lo liệu thu xếp.”
Tưởng Chí Liên còn định nói gì, Diệp Dương đã cất tiếng ngay: “Mẹ, chúng ta cũng đã nói tới nước này rồi, con không cần biết bố mẹ có cho con hồi môn thật không hay chỉ làm bộ vậy thôi, nhưng con nhận tình cảm của bố mẹ. Mẹ mà nói nữa thì tình cảm sẽ cạn hết thôi. Nếu giờ chúng ta cãi cọ mất vui, hay thậm chí là trở mặt vì chuyện lễ hỏi thì không có lợi cho con, mà không có lợi cho cả Diệp Khoan, mẹ cứ nghĩ kỹ đi, mẹ muốn tiền hay muốn người?”
Tưởng Chí Liên nghẹn họng, đang định nổi đóa nhưng liếc thấy Trương Kiền đang đường hoàng đĩnh đạc trò chuyện cùng ông bà cụ, cảm giác anh đúng là một chỗ dựa vững chắc, bà cũng chẳng nhiều lời nữa.
Trương Kiền và cô đứng trước nhà hàng, nhìn chiếc xe rời đi.
Diệp Dương quay đầu hỏi anh: “Có phải Diệp Khoan vừa gửi lời mời kết bạn với anh không?”
Trương Kiền gật đầu.
Diệp Dương nói: “Nếu nó vay tiền anh thì anh đừng cho nó, em biết anh không để bụng nhưng cũng đừng cho, nó đã bị chiều hư rồi, thêm anh nữa lại càng hư hơn.”
Trương Kiền ôm cô vào lòng, nói: “Em yên tâm, anh không làm vậy đâu.”
Diệp Dương nhìn anh chăm chú: “Anh sợ không?”
Trương Kiền cười: “Trông anh nhát gan vậy ư?”
Diệp Dương cũng cười theo: “Có lắm người miệng hùm gan sứa mà, ai biết được đấy.”
“Vậy chắc chắn không phải anh rồi.” Trương Kiền lại bảo, “Nhưng mẹ em ra tay bạo quá, không đánh anh mà anh cũng thấy đau.”
Diệp Dương thở dài: “Bà mang hận trong lòng đấy, bà hận bố em nhu nhược yếu đuối. Thật ra bà rất thông minh, còn chịu được khổ cực, nhưng lại không được đi học, bà còn chẳng biết viết cả tên mình nữa, rời người khác nửa bước sống cũng khó, nếu không bà đã ly hôn với bố em từ lâu rồi. Hồi trẻ bố em từng làm chuyện có lỗi với bà, bà lại càng hận hơn, lúc đánh bố bà rất mạnh tay, có những khi em cũng sợ bà. Nhưng cũng có lúc bà đối xử tốt với ông, hai người lúc tốt lúc xấu, họ đã sống quá nửa đời người như vậy rồi.”
Trương Kiền nói như có điều ngẫm nghĩ: “Cặp vợ chồng nào cũng có cách chung sống riêng.”
Diệp Dương dựa vào lòng anh: “Anh yên tâm, chắc chắn sau này em sẽ không đánh anh, em không thích động tay động chân.”
Trương Kiền cười: “So với chiến tranh lạnh thì anh mong em sẽ đánh anh hơn.”
Diệp Dương cũng bật cười: “Nhưng em vẫn không nỡ.”
Sau khi về Bắc Kinh, Diệp Dương đi tắm rửa rồi về phòng thu dọn đồ đạc, nghĩ tới hộ khẩu, cô bèn cầm lên xem. Cô vốn tưởng trong quá trình đăng ký kết hôn chắc chắn sẽ có trở ngại khiến thời gian bị kéo dài, đủ để cô và Trương Kiền nghĩ kỹ xem rốt cuộc mình có muốn kết hôn hay không, nào ngờ mọi chuyện lại rất thuận lợi, chẳng hề có biến cố gì.
Giờ chỉ còn lại bước cuối cùng, lòng dạ cô cứ thấp thỏm không yên.
Từ đầu chí cuối cô luôn cảm thấy Trương Kiền không hề yêu cô. Người anh yêu là cô của chín năm trước, hoặc là chính anh của chín năm trước. Vì giờ Trương Kiền đã chẳng còn trái tim tươi mới thuần chất như khi xưa rồi, anh không còn là người tình cho đi tất cả không giữ lại chút gì như dĩ vãng, nhưng anh không cam lòng sống một cuộc đời chắp vá như những kẻ khác. Vừa khéo, cô lại xuất hiện, cô mang theo cái quá khứ thuần khiết nhất của anh, mang theo sự lãng mạn nồng cháy nhất nơi anh. Nó không hề trở nên xấu xì, không hề già cỗi, không hề thối rữa, nó có thể khiến anh nhớ lại mình từng tràn trề nhựa sống ra sao. Anh chọn cô, không phải vì anh chỉ có thể yêu mình cô, mà vì anh đang dùng một cách thức vô cùng mạo hiểm để chống cự cái cuộc sống đang dần trở nên dung tục thấp hèn.
Trương Kiền tắm xong bèn lau đầu bước ra. Thấy cô ngồi ngẩn trên giường, anh tiến lại cầm lấy sổ hộ khẩu trên tay cô lên nhìn. Nhìn xong thấy cô vẫn ngơ ngác, anh dùng ngón tay nâng cằm cô lên, hỏi: “Em nghĩ gì vậy?”
Diệp Dương vùi đầu vào bụng anh, người anh có thứ mùi hương rất đỗi quen thuộc với cô, cô lại càng hãm sâu vào hơn, âm thanh cô vang lên thoáng vẻ u phiền: “Em nghĩ xem tối nay mình ăn gì.”
Trương Kiền xoa đầu cô, anh hỏi: “Em không nghĩ xem khi nào mình đi đăng ký kết hôn sao?”
Diệp Dương ngước lên nhìn anh: “Anh đã nghĩ chưa?”
Lúc cụp mắt, anh đem lại một thứ ảo giác thật dịu dàng, sâu nặng tình cảm, nhưng lời anh nói lại vô cùng mạnh mẽ: “Anh thích đánh nhanh thắng nhanh.”
Diệp Dương: “Nhanh tới mức nào?”
Trương Kiền nói: “Tốt nhất là mấy hôm nay luôn đi.”
Diệp Dương nhìn anh chằm chằm: “Anh không thấy nhanh quá à?”
Trương Kiền chầm chậm thốt: “Khi làm một chuyện gì đó chúng ta không thể lo trước lo sau quá đà, nếu không việc nào cũng hỏng thôi. Trước tiên cứ kết hôn đã, kết hôn rồi ta sẽ giải quyết từng chuyện một. Nếu không kết hôn, em sẽ mãi ôm tâm thái hợp thì yêu không hợp thì tan, anh cũng ôm ý nghĩ không muốn miễn cưỡng em. Như vậy chúng ta sẽ mãi mãi không giải quyết được chuyện này. Kết hôn, có áp lực rồi cũng là chuyện tốt, không có áp lực con người ta sẽ mãi lười biếng.”
Diệp Dương lại hỏi: “Nếu có những việc mà kết hôn rồi vẫn không giải quyết nổi thì sao?”
Trương Kiền đáp: “Nhưng có những việc nếu không kết hôn thì mãi mãi không bao giờ xảy ra, những suy đoán trước khi kết hôn đều chỉ là lý luận suông, không có ý nghĩa gì cả.”
Diệp Dương vịn người anh đứng dậy, bàn tay cô men theo cánh tay anh lướt lên, cuối cùng vòng qua cổ anh, cô thì thầm: “Vậy ít ra chúng ta cũng phải tách bạch rõ ràng trên phương diện kinh tế đã, mình công chứng tài sản trước khi kết hôn đi. Lỡ sau này xảy ra chuyện ngoài ý muốn gì thì ly hôn sẽ phiền lắm.”
Vẻ ngạc nhiên thoáng lóe lên trong mắt anh: “Em muốn công chứng tài sản?”
Diệp Dương mím môi, cô nói: “Em cũng chẳng có gì cả, chỉ có chút tiền tiết kiệm thôi, mà phân nửa cũng là do sếp em tưởng vì quan hệ của hai chúng ta mà công ty lấy được ‘Em đang bước’ nên mới cho em tiền hoa hồng, vốn em định lấy mua cho anh một chiếc đồng hồ. Dù chẳng nhiều nhặn gì nhưng cứ công chứng đi. Anh là anh, em là em, rõ ràng rành mạch, nếu ly hôn thật thì cũng chẳng ai lợi dụng gì ai.”
Trương Kiền nhìn cô không chớp mắt.
Anh nhìn Diệp Dương như vậy khiến cô đâm sợ, phải giải thích: “Chuyện này không liên quan tới tình cảm sâu hay cạn tới đâu, chủ yếu là cho công bằng thôi, anh không cần lo…”
“Công chứng đi.” Trương Kiền nói.
Cuối tuần, Trương Kiền dẫn Diệp Dương về nhà gặp bố mẹ mình.
Chiếc xe rời thành phố, tiến vào khu biệt thự Vân Nguyệt, lúc này Diệp Dương mới ý thức được nhà anh có biệt thự. Tỷ lệ phủ xanh của khu biệt thự khá cao, đâu đâu cũng thấy rừng cây và hồ nước. Trương Kiền đánh vô lăng, rẽ vào làn xe chạy, thấy cô ngạc nhiên, anh cũng đâm sửng sốt: “Sao, trước đó anh chưa khoe với em à?”
Diệp Dương lại có cảm giác ngơ ngác như trước đây chưa từng yêu anh vậy: “Hồi trước anh bảo anh chỉ là dân bản địa bình thường thôi.”
Nhưng Trương Kiền rất thích vẻ trì trệ trên phương diện vật chất của cô, anh cười: “Đúng là người bình thường, nếu không anh đã chẳng đi làm thuê cho người khác.”
Diệp Dương không nói gì, vì định nghĩa người bình thường của cô và anh hoàn toàn khác nhau. Nhưng nhìn chung, anh đúng là người bình thường thật, dẫu sao ở cái nơi đầm rồng hang hổ như thành phố này thì ai ai chẳng là người bình thường.
Trương Kiền liếc nhìn cô, thấy cô vẫn ngơ ngác, anh bèn bảo: “Anh biết trông thì cũng ra trò nhưng thật ra không phải đâu, dù gì đây cũng là vùng ngoại ô, giá đất không cao như nội thành, hơn nữa có nhiều người thuê nhà ở đây, cả gia đình già trẻ lớn bé ở với nhau cho tiện.”
Diệp Dương cảm nhận được sự quan tâm săn sóc của anh, cô chợt thoáng cảm giác thoải mái, bèn cười: “Hồi trước em đã từng tới đây rồi.”
“Vậy sao?” Trương Kiền thích thú, “Em tới lúc nào vậy?”
Diệp Dương hồi tưởng lại: “Hình như là lúc mới tốt nghiệp, còn đang thực tập ở Cửu Châu, có một đạo diễn sống ở đây nên bọn em tới họp.”
Trương Kiền gật đầu, anh hỏi: “Đạo diễn nào vậy?”
Diệp Dương lắc đầu: “Một đạo diễn nhỏ thôi, giờ đã cũng đã rút khỏi ngành rồi, chắc anh không biết đâu. Nghe nói biệt thự này là của vợ anh chàng đạo diễn, vợ anh ta là con nhà giàu.”
Chiếc xe tiến sâu vào khu biệt thự, băng qua một hồ nước dài hẹp, Trương Kiền thấy bên bờ hồ có người quen, anh bèn dừng xe lại.
Anh nói: “Giám đốc Thường kìa, chúng ta xuống chào hỏi thôi.”
Diệp Dương thoáng ngạc nhiên, cô nhìn ra ngoài cửa sổ.
Có một cặp bố con đang ngồi trên chiếc ghế dài bên hồ, đúng là người bố rất giống tổng giám đốc Công ty Điện ảnh Thời Đại.
Cô nhớ ngay chuyện hồi trước Chu Gia Ngư nói giám đốc Thường là người đưa Trương Kiền vào Thời Đại. Hóa ra họ là hàng xóm của nhau, bảo sao.
Hai người chào hỏi giám đốc Thường xong, lại lái xe đi tiếp một quãng là tới nhà Trương Kiền.
Trương Kiến xuống mở cửa xe cho cô, thấy gương mặt sợ sệt của cô, anh khẽ hỏi: “Em căng thẳng à?”
Diệp Dương dời tầm mắt khỏi tòa biệt thự trước mặt, cô bước xuống xe, cười nói: “Đúng là hơi căng thẳng thật.”
Trương Kiền đóng cửa xe lại, nhìn tòa biệt thự trước mặt: “Gia đình anh cũng nhờ phúc các cụ biết liệu xa, tích cóp từ hồi đất còn rẻ rúng, bố mẹ anh lại gom góp tích thêm chút nữa mới mua được nhà để ở. Họ không tài ba lắm đâu, chỉ là một đôi nghệ sĩ khá tinh tường chứ không biết ăn thịt người.” Anh lại nhìn cô, “Anh giỏi hơn họ đấy, nhờ có ông bà nên họ mới được ở căn biệt thự nhỏ này, chúng ta không cần bố mẹ cho tiền, đến bốn mươi là có thể chuyển sang biệt thự rồi.”
Diệp Dương bật cười, cô vùi đầu vào vai anh, “Anh học được thói ba hoa từ bao giờ vậy?”
Trương Kiền cụp mắt nhìn cô, giọng anh nghe trầm thấp, dịu dàng: “Anh không ba hoa, không mua được thì chẳng lẽ thuê cũng không nổi?”
Diệp Dương lại phì cười, cô hôn lên vai anh: “Em không thích thuê, em cảm thấy ở căn hộ của anh như bây giờ là được rồi.”
Trương Kiền nói: “Vậy thì không thuê, anh cũng thích ở trong nội thành.”
Diệp Dương kéo giãn khoảng cách với anh, cô nghiêng đầu nhìn anh: “Sao anh lại tốt như vậy?”
Trương Kiền lại cười: “Em hỏi câu này hơi sớm mất rồi, lát nữa em cứ vào nhờ bà Trần ông Trương chỉ mình xem, coi như tích lũy kinh nghiệm cho sau này.”
Giọng điệu, dáng vẻ và cả ý ám chí trong lời anh nói khiến lòng Diệp Dương xốn xang, cô nũng nịu: “Em không hỏi đâu, nếu hỏi thì anh đi mà hỏi.”
Trương Kiền nhướng mày: “Anh chính là phiên bản gốc, còn hỏi gì nữa, anh cứ tự dạy dỗ theo kiểu của mình là được.”
Nói rồi anh bước lên bậc thềm, ấn chuông cửa.
Cửa mở ra, Trương Kiền thấy bà vú đứng bên trong, bèn gọi một tiếng chị Lưu.
Hai người thay giày ngoài cửa. Thấy mẹ và ông ngoại đang đứng bên hiên nhà, Trương Kiền bèn đặt quà trong phòng khách rồi đưa Diệp Dương ra hiên.
Mấy hôm trước ông ngoại Trương Kiền bị ngã gãy chân, giờ còn đang dưỡng bệnh, mẹ Trương Kiền đang cho ông ra hiên nhà tắm nắng.
Trương Kiền giới thiệu Diệp Dương cho mẹ anh, cô chào bà một tiếng bác gái.
Ánh mắt mẹ Trương Kiền dừng lại trên gương mặt cô.
Diệp Dương đối mắt với bà chưa đầy hai giây đã dời tầm nhìn.
Ông ngoại Trương Kiền run rẩy chìa tay ra.
Trương Kiền nắm lấy tay ông, quỳ xuống trước chiếc xe lăn.
Trước khi bị ngã, ông ngoại đã hơi lẫn rồi, ngã xong lại càng lẫn hơn. Trương Kiền gọi ông, ông lại không biết anh là ai, cứ hỏi mãi.
Trương Kiền dịu dàng nói: “Ông ngoại, cháu là Tây Châu đây, sao ông lại quên mất cháu vậy?”
Tia sáng nhỏ nhoi lóe lên trong đôi mắt đục ngầu của ông ngoại Trương Kiền, ông sờ tay anh, sốt sắng thốt: “Tây Châu, cháu về rồi à, mẹ cháu bảo cháu bận lắm, toàn hai ba giờ đêm mới về tới nhà, mệt rũ cả người.”
Tay ông cụ khô gầy, da thịt đã nhão, Trương Kiền chẳng dám siết lấy ông, sợ nắm lại gãy, anh cất cao giọng hơn: “Lúc trước cháu bận việc, giờ đỡ hơn rồi ông ạ.”
Ông ngoại Trương Kiền hài lòng gật đầu, rồi nghiêm túc cất lời: “Có bận mấy cũng phải chú ý sức khỏe, đừng có để tới già bệnh tật đầy mình như ông, ngồi không được, nằm cũng chẳng xong, hối hận thì cũng đã muộn rồi.”
Trương Kiền ngoan ngoãn nghe theo lời ông: “Cháu sẽ chú ý, ông cũng giữ tâm trạng thoải mái nhé, ông gắng giữ gìn sức khỏe, cháu trai ông chuẩn bị kết hôn rồi, còn đang đợi ông chủ trì hôn lễ đấy.”
Mẹ Trương Kiền thoáng ngạc nhiên, bà đưa mắt nhìn Diệp Dương.
Diệp Dương biết bà đang nhìn mình, nhưng cô không dám nhìn lại, bèn trông Trương Kiền chằm chặp.
Mới nói đôi câu, ông ngoại Trương Kiền đã lại quên mất cháu trai mình, ông hỏi anh là ai.
Lúc này mẹ Trương Kiền mới dời mắt, bà nắm lấy tay bố mình, kiên nhẫn nói: “Bố ơi, thằng bé là Tây Châu, cháu bố đấy. ‘Gió Nam hiểu lòng ta, thổi mộng tới Tây Châu’. Tên mụ của cháu nó là do bố lấy mà, sao bố lại không nhận ra thằng bé thế?”
Ông ngoại Trương Kiền chợt bừng tỉnh, “ồ” lên một tiếng, ông thở than: “Cháu xem kìa, ông già rồi, đầu óc chẳng ra sao nữa, không phải dạo này Tây Châu bận lắm à. Sao lại có thời gian rảnh tới đây thế?”
Mẹ Trương Kiền cất tiếng thở dài nhỏ tới mức gần như không nghe được, bà nói với con trai: “Trước đây ông không quên nhanh thế đâu. Giờ ngoảnh đi ngoảnh lại đã quên ngay, con có thời gian thì tranh thủ về nhà thăm ông, đừng để ông quên hẳn mất con.” Nói rồi bà đứng dậy, gọi con trai vào phòng khách.
Mẹ Trương Kiền vừa đứng dậy, Diệp Dương đã thấy rõ khí chất của một diễn viên múa nơi bà, tay chân mềm mại, lúc giãn ra như hoa lan, hơn nữa còn vô cùng nhẹ nhàng uyển chuyển, khi đi lại gần như không phát ra âm thanh.
Chưa được bao lâu, Diệp Dương đã thấy hai mẹ con anh bước lên tầng hai, vài phút sau Trương Kiền bước xuống, anh gọi Diệp Dương cùng lên phòng đọc sách trên tầng hai.
Cầu thang dẫn lên tầng hai có treo rất nhiều ảnh, Diệp Dương thấy vậy bèn bước chậm lại.
Ảnh cả gia đình, ảnh du lịch, ảnh trên sân khấu, ảnh sinh nhật, ảnh cá nhân… Trương Kiền thấy cô thích thú vậy bèn kể qua cho cô câu chuyện sau từng bức ảnh.
Kể xong là gần như đã giới thiệu hết những nét cơ bản về gia đình rồi. Lúc này Diệp Dương mới biết bố mẹ anh là diễn viên quốc gia cấp I, hiện bố Trương Kiền là giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Lam Kiều Bắc Kinh.
Trước đó Diệp Dương cũng từng tưởng tượng về gia đình anh, nhưng vì không biết thông tin cụ thể nên những gì cô tưởng tượng ra cũng rất mơ hồ mờ nhạt, chẳng hề khiến bản thân phải xao động. Dù giờ cô đã bắt đầu trải đời, cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng rồi nhưng vừa nghĩ tới gia đình người yêu mình cô lại thấy khó tin. Tuy vậy, cảm giác ngưỡng mộ cũng chẳng đáng bao nhiêu. Cô những tưởng mình sẽ vô cùng hâm mộ anh, hệt như cái thời mười tám tuổi, một phần lý do khiến cô luôn ngưỡng mộ anh cũng vì khao khát gia đình anh, thậm chí trong vài khoảnh khắc, lòng ghen tỵ còn ngấm ngẩm nảy sinh trong cô. Anh có tất cả những gì cô muốn. Nhưng lúc thật sự tới nhà anh rồi, cô mới phát hiện mình vô cũng bình tĩnh trước một gia đình mà bản thân từng ao ước khát khao vô số lần. Cô nghĩ, nếu cho cô một cơ hội để cô đổi cuộc đời mình với Trương Kiền, liệu cô có đồng ý không? Không, cô không đồng ý. Dù cô có nhiều điều không hài lòng với gia đình mình, cũng có nhiều điều không hài lòng với chính bản thân, nhưng cô không đồng ý biến thành một con người khác. Cô không thể tưởng tượng một Diệp Dương sống cuộc sống như Trương Kiền từ ngày tấm bé sẽ ra sao, nhưng dù có thế nào đi chăng nữa thì cũng chẳng thể đọ với Diệp Dương của hiện tại.
Suy cho cùng, cô rất hài lòng với hiện tại, cô chỉ muốn mình trở nên tốt hơn trên cái nền cũ, chứ không muốn hoàn toàn thay đổi bản thân.
Bố mẹ Trương Kiền hệt như những gì anh đã nói, bọn họ vô cùng tiến bộ, không can thiệp vào quyền tự do hôn nhân của con cái, họ chỉ hỏi Diệp Dương đôi câu để hiểu cơ bản về cô. Ví dụ như cô là người ở đâu, tình hình gia đình thế nào, bố mẹ làm nghề gì, tương lai có dự định ra sao,… Nghe bảo bố mẹ Diệp Dương bán bánh bao ở Thượng Hải, bố Trương Kiền còn hoài niệm thời còn trẻ, vì muốn nhập vai nhân vật ông đã tới một cửa hàng để làm việc trải nghiệm. Ông nói, thực tế còn khổ hơn hơn trong tưởng tượng rất nhiều, ông rất kính nể những người lao động tay chân.
Hai chữ “kính nể” thốt từ miệng ông không phải kiểu xót thương của kẻ bề trên, mà là một sự kính nể vô cùng thành thực. Đó là sự kính nể của một nhà nghệ thuật đối với người dân lao động chân tay. Bố Trương Kiền đem lại một cảm giác rất bình đẳng, như thể đang bày tỏ người làm nghệ thuật và người mưu sinh ngoài xã hội không có khoảng cách cao thấp, chỉ cần nghiêm túc chân thành thì đều đáng tôn trọng.
Ngoài ra, bố mẹ Trương Kiền vô cùng tình cảm. Dù không có sự kiện đặc biệt nào xảy ra nhưng chỉ cần trông ánh mắt họ vô tình giao nhau thôi, Diệp Dương vẫn cảm thấy hai người rất tình cảm. Đến tận giờ phút này mà ánh mắt bố Trương Kiền nhìn mẹ anh vẫn như đang nhìn một đứa bé, vừa mới mẻ vừa cưng chiều. Như thể vợ ông là một cuốn sách mà ông không bao giờ đọc được tới dòng cuối cùng, mãi mãi ôm sự tò mò với nó.
Thường thì Diệp Dương chỉ bắt gặp ánh mắt này trên những đôi tình nhân đang yêu nhau cuồng nhiệt, nào ngờ có ngày cô lại thấy nó ở một cặp vợ chồng đã kết hôn hơn ba mươi năm.
Trương Kiền nói, nhà khác thì con cái đều là số một, tình yêu của bố mẹ phải đứng lép vế phía sau. Nhưng gia đình anh thì ngược lại, tình yêu của bố mẹ được đặt hàng đầu, anh phải đứng một góc bên cạnh. Ông bà còn bày tỏ rằng con cái chỉ là sản phẩm của tình yêu cha mẹ, không thể đứng vượt trên quan hệ vợ chồng, đầu đuôi lẫn lộn, nếu không quan hệ gia đình sẽ dễ xảy ra vấn đề. Trước kia anh thấy bố mẹ mình ích kỷ, giờ anh lại thấy họ nhìn xa trông rộng. Bố mẹ càng hy sinh vì con cái thì khao khát khống chế con mình lại càng mạnh, càng can thiệp nhiều vào cuộc sống của con. Giờ bố mẹ anh không nhúng tay vào cuộc sống của anh cũng vì họ chưa từng coi anh là trung tâm của gia đình. Anh có kết hôn hay không, sinh con hay không thì bố mẹ cũng chẳng quan tâm, bọn họ đã có cuộc sống riêng của mình rồi.
Diệp Dương nghe vậy bèn cười: “Người ta đều bảo về sau trẻ con lớn lên sẽ giống với bố mẹ mình, bố mẹ đối xử với mình thế nào, khi lớn lên mình sẽ đối xử với con cái như vậy. Bố mẹ anh ngầu tới mức này thì về sau chắc chắn anh cũng rất ngầu.” Rồi cô lại bảo, “Không biết em có thể phóng khoáng như anh không, em rất sợ sẽ trở thành kiểu người như bố mẹ mình, vô thức khiến tâm hồn con mang đầy thương tổn.”
Trương Kiền cười, anh nói: “Theo như logic của em thì em sẽ không giống bố mẹ đâu, dù sao em cũng không sống với họ, em phải giống ông bà mình mới đúng.”
Diệp Dương sững sờ, cô thấy anh nói có lý thật, bèn thở phào nhẹ nhõm: “Vậy thì em yên tâm rồi, trong nhà em thích nhất là ông, em cũng mong sẽ trở nên giống ông mình.”
Ông cô thuộc kiểu bậc cha chú đứng đầu gia đình điển hình, ông cương quyết, hiền lành, chính trực. Thời đó hoàn cảnh gia đình cô không được khấm khá, nhưng ông nuôi dưỡng được bốn đứa con, chẳng phải dạng công thành danh toại nhưng cả bốn đều hiếu thảo ngay thẳng. Về sau hai đứa con đầu lòng của ông rời nhà lập nghiệp, ông lại tự tay chăm lo cho ba đứa cháu trai, một đứa cháu gái, hết lòng vì gia đình.
Con gái khi chọn chồng đều bị ảnh hưởng của người bố, nhưng Diệp Dương lại chịu ảnh hưởng khá nặng từ ông. Trước khi gặp Trương Kiền, cô thích những chàng trai hiền lành cương quyết. Phần Trương Kiền thì dù có xuất sắc nhưng lại không nằm trong phạm vi lựa chọn của cô. Chỉ là cô thật sự không thể chống cự lại thủ đoạn gió trăng của anh, bèn mạo hiểm một lần nên mới có thể thay đổi cách nhìn với những người như anh, cách lựa chọn bạn đời cũng thay đổi theo. Nhưng cô vẫn mong mình có thể giống như ông nội.
Sau khi gặp bố mẹ Trương Kiền, hai người nhân lúc còn chưa bận bịu quá để tới Thượng Hải thăm bố mẹ Diệp Dương.
Giang Âm khá gần Thượng Hải, bố Diệp Dương đón hai ông bà cụ lên Thượng Hải, Diệp Khoan cũng đi theo.
Trương Kiền đặt phòng riêng trong một nhà hàng, Diệp Dương và anh cùng đứng đợi mọi người trước thang máy.
Diệp Dương nhận được điện thoại của Diệp Khoan, thấy bảo gia đình sắp tới rồi, cô lại chợt căng thẳng, tay cứ liên tục rịn mồ hôi.
Trương Kiền lấy khăn tay đưa cho cô, nói lúc đến gặp gia đình anh cô cũng không căng thẳng tới mức này, sao gặp người nhà mình lại lo thế.
Diệp Dương vừa lau mồ hôi vừa nghĩ, đúng vậy, sao cô lại căng thẳng tới vậy. Vì suy cho cùng, hận thì hận, xa cách thì xa cách, sâu thẳm trong lòng cô, cô vẫn quan tâm tới họ, gia đình là chốn về của mỗi người, cô cũng mong có được sự đồng ý của họ.
Bố mẹ Diệp Dương vừa thấy dáng vẻ Trương Kiền đã thoáng tỏ ý cẩn thận, không dám nói lớn tiếng. Diệp Khoan lại không ngại ngần gì, cứ cười hì hì gọi anh là anh rể. Diệp Dương cản cậu lại, bảo cậu gọi Trương Kiền là anh thôi. Trương Kiền nói không sao, đây chỉ là chuyện sớm hay muộn.
Dù Diệp Khoan là đứa không nghề ngỗng gì nhưng lại rất dẻo miệng, cũng chẳng hề ngại ngần kiêng dè, nhờ có cậu mà bầu không khí trên bàn ăn mới được điều hòa. Diệp Dương và Diệp Khoan mỗi người tiếp một câu, không khí cũng dần trở nên sôi nổi. Lúc này bố mẹ Diệp Dương mới dám hỏi gia cảnh Trương Kiền, phát hiện ra gia đình anh tốt hơn họ tưởng tượng rất nhiều, lời ăn tiếng nói của hai ông bà lại càng dè dặt. Đáng ra nếu cứ tiếp tục thế này thì dù bữa cơm có đôi phần gượng gạo nhưng cũng tạm coi là mỹ mãn. Tuy nhiên bố Diệp Dương uống được mấy ly rượu, ngà ngà say lại đâm nhiều lời, càng nói càng lớn tiếng, cuối cùng còn chẳng quan tâm tới thân phận bề trên của mình nữa, cứ thế kéo Trương Kiền uống rượu.
Trương Kiền ngại không dám từ chối, đành uống vài ly với ông.
Tửu lượng của Diệp Thành Lương không tốt, Tưởng Chí Liên sợ ông uống nhiều lại nói linh tinh mất mặt nên không cho ông uống nữa.
Diệp Thành Lương nghĩ vợ không nể mặt mình, ông cảm thấy rất phiền lòng, bèn lớn tiếng thét “Bà cút đi”.
Tưởng Chí Liên giận tới nỗi đỏ bừng mặt, nhưng ngại có Trương Kiền, bà không muốn cãi vã nên đành nhịn.
Diệp Thành Lương lại kéo Trương Kiền uống rượu, vừa uống vừa khoe khoang về Diệp Dương, nói cô đỗ đại học, làm ông nở mày nở mặt. Nhà họ Diệp có tám đứa con cháu cùng lứa, trừ ba đứa còn nhỏ chưa thi đại học ra thì chỉ mình cô cá chép hóa rồng. Lại nói, từ nhỏ cô đã không bao giờ khiến ông phải phiền lòng, chẳng như Diệp Khoan, suốt ngày làm ông lo ngược lo xuôi mà vẫn chẳng ra hồn người. Nhưng về sau cứ nói, nói mãi, khen lại biến thành kể lể quở trách. Ông nói Tết cô không chịu về nhà, bảo cô về cô lại lấy cớ không chịu. Bình thường còn chẳng chịu gọi điện thoại, nhắn tin cho cô, cô cũng lạnh nhạt phớt lờ. Diệp Thành Lương hỏi Trương Kiền, có phải cô ghét, cô chê nhà họ không, cảm thấy xấu hổ vì có một gia đình như họ không? Ông đập bàn, cao giọng, dù có thấy xấu hổ đi chăng nữa thì cô cũng phải biết, không có ông thì không có cô, ai đời có chuyện con chê mẹ xấu, ông là bố cô, cả đời này cũng vẫn là bố cô…
Diệp Dương biết những lời này là Diệp Thành Lương nói cho mình nghe, nhưng cô quen rồi, cô chỉ ngồi đó nhìn bố mình.
Diệp Thành Lương biết con gái đang nhìn mình, lòng ông thầm run rẩy, nhưng vẫn không dừng lại. Ông thức khuya dậy sớm nuôi cả nhà, thế mà cuối cùng lại thành ra nuôi hai con sói vô ơn… Giờ tìm người kể khổ thôi mà cũng phải trông mặt con gái sao?
Diệp Dương không nghe nổi nữa, cô đứng dậy bước vào nhà vệ sinh.
Lúc này Trương Kiền cũng không để tâm tới Diệp Thành Lương nữa, anh đứng đi bước theo cô.
Sau khi Trương Kiền bỏ đi, Tưởng Chí Liên tóm ngay lấy cổ áo chồng mình, giáng cho ông một bạt tay đau điếng, hỏi ông say rượu đến thần kinh rồi à. Bình thường thì thôi bỏ đi, nhưng hôm nay là ngày gì chứ, từng này tuổi rồi mà không biết điều chút nào. Tưởng Chí Liên cho ông một bạt tay xong vẫn chưa nguôi giận, còn chuẩn bị giáng thêm cú nữa. Diệp Khoan vội ngăn bà lại, bảo thôi bỏ đi, về nhà rồi nói.
Ông bà Diệp Dương cũng đã quen rồi, thậm chí họ còn chẳng buồn cất lời khuyên nhủ mà chỉ nói: “Thôi được rồi, có chuyện gì thì về nhà nói, đừng làm bọn trẻ con xấu mặt.”
Tưởng Chí Liên chỉ thẳng mặt chồng: “Lát nữa ông câm cái mồm lại cho tôi, còn nói thêm một câu nữa thì về nhà ông chết với tôi.” Thấy mặt chồng vẫn say đờ đẫn, dường như chẳng nghe lọt tai, bà thẹn quá hóa giận, nhân lúc Diệp Khoan không để ý, bà giáng cho ông thêm một cái tát nữa.
Diệp Dương rời khỏi nhà vệ sinh, thấy Trương Kiền đứng trước cửa, cô bèn hỏi: “Sao anh lại ra đây?”
Trương Kiền ngắm kỹ gương mặt cô: “Em khóc à?”
Diệp Dương bật cười: “Khóc cái gì, em từng nghe những lời khó lọt tai hơn thế này rồi. Mỗi tội lại khiến anh phải cười, chuyện gia đình xấu hổ thế này mà lại để anh thấy.”
Trương Kiền nói: “Nhà nào chẳng có chuyện khó nói, đâu có đáng gì.”
Hai người trở về phòng ăn, thấy Tưởng Chí Liên và Diệp Thành Lương đã động tay với nhau. Chủ yếu vẫn là Tưởng Chí Liên, bà vừa đánh vừa mắng, hỏi Diệp Thành Lương đã nhớ chưa, có còn dám uống nữa không?
Diệp Thành Lương uống say đờ đẫn cả người, ông cũng chẳng buồn tránh né nữa, cứ để mặc Tưởng Chí Liên giáng từng bàn tay xuống người mình.
Diệp Khoan cũng quen rồi, cậu khoanh tay ngồi nhìn, không hề cản họ lại.
Hai ông bà cụ ngồi cạnh với vẻ mặt bất lực.
Diệp Khoan thấy Diệp Dương và Trương Kiền trở lại mới vội nhắc Tưởng Chí Liên.
Tưởng Chí Liên thấy hai người họ mới dừng tay.
Bầu không khí trên bàn ăn lại trở nên ngượng nghịu.
Hồi lâu, ông Diệp Dương mới cất lời, hỏi khi nào họ định kết hôn.
Trương Kiền nói họ định đăng ký trước đã, còn khi nào tổ chức hôn lễ, tổ chức thế nào thì vẫn chưa quyết định. Lần sau anh sẽ đón bố mẹ xuống để hai nhà cùng bàn bạc.
Ông Diệp Dương nhìn bố mẹ cô, nói bình thường họ cũng không như vậy, chắc hôm nay vui quá mới thế, anh đừng trách họ. Hai vợ chồng chung sống với nhau kiểu gì cũng phải có lúc mâu thuẫn.
Trương Kiền đáp vâng.
Diệp Dương cảm thấy ăn tới đây là được rồi, cô bèn gọi xe đưa bọn họ trở về khách sạn.
Xe dừng lại trước cửa nhà hàng, Trương Kiền và Diệp Dương đưa cả nhà xuống.
Tưởng Chí Liên kéo Diệp Dương ra một góc, bà rút hộ khẩu ra khỏi túi: “Trước khi tới đây bố con đã đồng ý không uống rượu rồi, chắc vì vui quá nên ông ấy không kiềm chế được, con đừng trách bố nhé. Lúc ở nhà bố mẹ đã bàn rồi, con kết hôn thì bố mẹ cũng chẳng có gì cho con cả, khi nào tổ chức hôn lễ bố mẹ sẽ tặng các con chiếc xe, còn nhiều hơn thì nhà mình không đủ.”
Diệp Dương sửng sốt: “Không phải mẹ bảo không cho con của hồi môn sao?”
Tưởng Chí Liên đáp: “Trước đó bố mẹ không dư dả gì, giờ tính ra thì vẫn góp cho con được một ít.”
Diệp Dương nhìn gương mặt chằng chịt những nếp nhăn của bà, lòng cô xót xa rối bời, không thốt nổi thành tiếng.
Tưởng Chí Liên lại liếc Trương Kiền: “Hình như trước đó cậu ấy đã tới nhà mình mua phở lạnh rồi, còn nói chuyện với bố con nữa. Nhưng cậu ấy đội mũ nên bố mẹ không chắc lắm. Cậu ấy có nhắc với con chuyện này không?”
Diệp Dương sực tỉnh, cô gật đầu: “Anh ấy có nói rồi. Người yêu con đi công tác, tiện đường nên tới gặp bố mẹ.”
“Cậu ấy không chê nhà mình là được.” Tưởng Chí Liên bảo, “Bố mẹ biết con có nói lúc kết hôn không cần lễ hỏi gì, nhưng chuyện này thì cũng phải trông điều kiện người ta, nhà người ta không có tiền thì lấy ít, có tiền thì lấy nhiều, đây là chuyện rất bình thường, cũng không phải người nhà mình đòi hỏi, con đừng có bảo cậu ấy là không cần, cái nên lấy thì kiểu gì cũng phải…”
Trương Kiền ngắt lời bà ngay: “Con không cần của hồi môn, bố mẹ cũng đừng nghĩ tới lễ hỏi nữa, dù sao từ nhỏ bố mẹ cũng đâu chăm lo cho con, chuyện con kết hôn bố mẹ không phải nhọc lòng quá làm gì, để tự con lo liệu thu xếp.”
Tưởng Chí Liên còn định nói gì, Diệp Dương đã cất tiếng ngay: “Mẹ, chúng ta cũng đã nói tới nước này rồi, con không cần biết bố mẹ có cho con hồi môn thật không hay chỉ làm bộ vậy thôi, nhưng con nhận tình cảm của bố mẹ. Mẹ mà nói nữa thì tình cảm sẽ cạn hết thôi. Nếu giờ chúng ta cãi cọ mất vui, hay thậm chí là trở mặt vì chuyện lễ hỏi thì không có lợi cho con, mà không có lợi cho cả Diệp Khoan, mẹ cứ nghĩ kỹ đi, mẹ muốn tiền hay muốn người?”
Tưởng Chí Liên nghẹn họng, đang định nổi đóa nhưng liếc thấy Trương Kiền đang đường hoàng đĩnh đạc trò chuyện cùng ông bà cụ, cảm giác anh đúng là một chỗ dựa vững chắc, bà cũng chẳng nhiều lời nữa.
Trương Kiền và cô đứng trước nhà hàng, nhìn chiếc xe rời đi.
Diệp Dương quay đầu hỏi anh: “Có phải Diệp Khoan vừa gửi lời mời kết bạn với anh không?”
Trương Kiền gật đầu.
Diệp Dương nói: “Nếu nó vay tiền anh thì anh đừng cho nó, em biết anh không để bụng nhưng cũng đừng cho, nó đã bị chiều hư rồi, thêm anh nữa lại càng hư hơn.”
Trương Kiền ôm cô vào lòng, nói: “Em yên tâm, anh không làm vậy đâu.”
Diệp Dương nhìn anh chăm chú: “Anh sợ không?”
Trương Kiền cười: “Trông anh nhát gan vậy ư?”
Diệp Dương cũng cười theo: “Có lắm người miệng hùm gan sứa mà, ai biết được đấy.”
“Vậy chắc chắn không phải anh rồi.” Trương Kiền lại bảo, “Nhưng mẹ em ra tay bạo quá, không đánh anh mà anh cũng thấy đau.”
Diệp Dương thở dài: “Bà mang hận trong lòng đấy, bà hận bố em nhu nhược yếu đuối. Thật ra bà rất thông minh, còn chịu được khổ cực, nhưng lại không được đi học, bà còn chẳng biết viết cả tên mình nữa, rời người khác nửa bước sống cũng khó, nếu không bà đã ly hôn với bố em từ lâu rồi. Hồi trẻ bố em từng làm chuyện có lỗi với bà, bà lại càng hận hơn, lúc đánh bố bà rất mạnh tay, có những khi em cũng sợ bà. Nhưng cũng có lúc bà đối xử tốt với ông, hai người lúc tốt lúc xấu, họ đã sống quá nửa đời người như vậy rồi.”
Trương Kiền nói như có điều ngẫm nghĩ: “Cặp vợ chồng nào cũng có cách chung sống riêng.”
Diệp Dương dựa vào lòng anh: “Anh yên tâm, chắc chắn sau này em sẽ không đánh anh, em không thích động tay động chân.”
Trương Kiền cười: “So với chiến tranh lạnh thì anh mong em sẽ đánh anh hơn.”
Diệp Dương cũng bật cười: “Nhưng em vẫn không nỡ.”
Sau khi về Bắc Kinh, Diệp Dương đi tắm rửa rồi về phòng thu dọn đồ đạc, nghĩ tới hộ khẩu, cô bèn cầm lên xem. Cô vốn tưởng trong quá trình đăng ký kết hôn chắc chắn sẽ có trở ngại khiến thời gian bị kéo dài, đủ để cô và Trương Kiền nghĩ kỹ xem rốt cuộc mình có muốn kết hôn hay không, nào ngờ mọi chuyện lại rất thuận lợi, chẳng hề có biến cố gì.
Giờ chỉ còn lại bước cuối cùng, lòng dạ cô cứ thấp thỏm không yên.
Từ đầu chí cuối cô luôn cảm thấy Trương Kiền không hề yêu cô. Người anh yêu là cô của chín năm trước, hoặc là chính anh của chín năm trước. Vì giờ Trương Kiền đã chẳng còn trái tim tươi mới thuần chất như khi xưa rồi, anh không còn là người tình cho đi tất cả không giữ lại chút gì như dĩ vãng, nhưng anh không cam lòng sống một cuộc đời chắp vá như những kẻ khác. Vừa khéo, cô lại xuất hiện, cô mang theo cái quá khứ thuần khiết nhất của anh, mang theo sự lãng mạn nồng cháy nhất nơi anh. Nó không hề trở nên xấu xì, không hề già cỗi, không hề thối rữa, nó có thể khiến anh nhớ lại mình từng tràn trề nhựa sống ra sao. Anh chọn cô, không phải vì anh chỉ có thể yêu mình cô, mà vì anh đang dùng một cách thức vô cùng mạo hiểm để chống cự cái cuộc sống đang dần trở nên dung tục thấp hèn.
Trương Kiền tắm xong bèn lau đầu bước ra. Thấy cô ngồi ngẩn trên giường, anh tiến lại cầm lấy sổ hộ khẩu trên tay cô lên nhìn. Nhìn xong thấy cô vẫn ngơ ngác, anh dùng ngón tay nâng cằm cô lên, hỏi: “Em nghĩ gì vậy?”
Diệp Dương vùi đầu vào bụng anh, người anh có thứ mùi hương rất đỗi quen thuộc với cô, cô lại càng hãm sâu vào hơn, âm thanh cô vang lên thoáng vẻ u phiền: “Em nghĩ xem tối nay mình ăn gì.”
Trương Kiền xoa đầu cô, anh hỏi: “Em không nghĩ xem khi nào mình đi đăng ký kết hôn sao?”
Diệp Dương ngước lên nhìn anh: “Anh đã nghĩ chưa?”
Lúc cụp mắt, anh đem lại một thứ ảo giác thật dịu dàng, sâu nặng tình cảm, nhưng lời anh nói lại vô cùng mạnh mẽ: “Anh thích đánh nhanh thắng nhanh.”
Diệp Dương: “Nhanh tới mức nào?”
Trương Kiền nói: “Tốt nhất là mấy hôm nay luôn đi.”
Diệp Dương nhìn anh chằm chằm: “Anh không thấy nhanh quá à?”
Trương Kiền chầm chậm thốt: “Khi làm một chuyện gì đó chúng ta không thể lo trước lo sau quá đà, nếu không việc nào cũng hỏng thôi. Trước tiên cứ kết hôn đã, kết hôn rồi ta sẽ giải quyết từng chuyện một. Nếu không kết hôn, em sẽ mãi ôm tâm thái hợp thì yêu không hợp thì tan, anh cũng ôm ý nghĩ không muốn miễn cưỡng em. Như vậy chúng ta sẽ mãi mãi không giải quyết được chuyện này. Kết hôn, có áp lực rồi cũng là chuyện tốt, không có áp lực con người ta sẽ mãi lười biếng.”
Diệp Dương lại hỏi: “Nếu có những việc mà kết hôn rồi vẫn không giải quyết nổi thì sao?”
Trương Kiền đáp: “Nhưng có những việc nếu không kết hôn thì mãi mãi không bao giờ xảy ra, những suy đoán trước khi kết hôn đều chỉ là lý luận suông, không có ý nghĩa gì cả.”
Diệp Dương vịn người anh đứng dậy, bàn tay cô men theo cánh tay anh lướt lên, cuối cùng vòng qua cổ anh, cô thì thầm: “Vậy ít ra chúng ta cũng phải tách bạch rõ ràng trên phương diện kinh tế đã, mình công chứng tài sản trước khi kết hôn đi. Lỡ sau này xảy ra chuyện ngoài ý muốn gì thì ly hôn sẽ phiền lắm.”
Vẻ ngạc nhiên thoáng lóe lên trong mắt anh: “Em muốn công chứng tài sản?”
Diệp Dương mím môi, cô nói: “Em cũng chẳng có gì cả, chỉ có chút tiền tiết kiệm thôi, mà phân nửa cũng là do sếp em tưởng vì quan hệ của hai chúng ta mà công ty lấy được ‘Em đang bước’ nên mới cho em tiền hoa hồng, vốn em định lấy mua cho anh một chiếc đồng hồ. Dù chẳng nhiều nhặn gì nhưng cứ công chứng đi. Anh là anh, em là em, rõ ràng rành mạch, nếu ly hôn thật thì cũng chẳng ai lợi dụng gì ai.”
Trương Kiền nhìn cô không chớp mắt.
Anh nhìn Diệp Dương như vậy khiến cô đâm sợ, phải giải thích: “Chuyện này không liên quan tới tình cảm sâu hay cạn tới đâu, chủ yếu là cho công bằng thôi, anh không cần lo…”
“Công chứng đi.” Trương Kiền nói.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook