Tôi vì trách nhiệm mà ngày càng tiếp cận ai đó nhiều hơn, ai đó cũng vì quyền thụ hưởng mà ngày càng thân thiết với tôi.

Không phải là cái kiểu sẽ cười nói vui vẻ nhưng người ta chịu nghe tôi luyên thuyên, chịu ăn đồ tôi mang đến, đối với cái tính cách chảnh cún của ai kia, đây hẳn là thân thiết.
Quan hệ giữa tôi và anh trai được cải thiện thì quan hệ giữa mẹ Ngọc và tôi lại rơi vào một nốt trầm.

Mẹ vẫn tránh né tôi.

Một ngày, hai ngày rồi 1 tháng trôi qua khiến tôi không tài nào chịu được nữa.

Thà mẹ cứ la mắng tôi như trước nhưng ít nhất mẹ quan tâm đến tôi còn hơn hiện tại không hỏi không rằng, cứ như người dưng nước lã.
– Mẹ!
Bà đang loay hoay dưới bếp nghe tôi gọi mà giật mình làm rơi bát xuống sàn, tiếng ” choang” vang lên vỡ vụn.

Mẹ luống cuống cúi người nhặt mảnh vỡ.

Giọng điệu cất lên một cách gượng gạo:
– Có việc gì?
– Con muốn nói chuyện với mẹ một lúc được không ạ?
Tôi lấy chổi và cái hót rác đi đến.

Bà giật lấy 2 món ấy từ tay tôi:
– Để đấy tôi tự làm được rồi.
– Mẹ!
– Lên phòng đi!
Bà nhất quyết nên tôi cũng không dám ở đấy nhiều lời.

Lúc lên phòng, chỉ để lại một câu:
– Mẹ đừng ghét con nữa có được không ạ.
Tôi cố đi thật chậm chờ đợi một lời nhưng bà đã im lặng.

Chắc lần này hậu quả tôi gây ra quá lớn, anh tôi bị hủy hoại như vậy.

Có bù đắp bao nhiêu có lẽ vẫn không đủ.
Tôi ủ dột lên phòng, đang định tắm một chút cho thư giãn thì đột nhiên chuông điện thoại vang lên.

Một số lạ, vì đợt trước còn dư âm nên giờ có chút đề phòng.

Tôi nhất máy, e dè nói:
– Alo!
” Cô là Hải Vy đúng không?”
– Vâng, là tôi.
Tên kia dường như đã nhận được một câu trả lời đúng ý, cười lạnh nói:
– Tôi nói cho cô biết.

Ba của cô thiếu nợ chúng tôi.

Nếu muốn cứu ông ta thì đem tiền đến đây.

Bằng không, tụi này sẽ lần lượt cắt ngón tay, ngón chân của lão.
– Các anh có nhầm người không?
– Nhầm! Bọn này từ trước đến nay chỉ có giết nhầm chứ chưa bao giờ đòi nợ nhầm.
Tôi nghe đến đây thì thoáng gai người.


Ngữ khí lạnh tanh như thế thì đến 8,9 phần có lẽ là bọn giang hồ đâm thuê chém mướn.

Hành động chắc chắn rất man rợ.
Nói rồi tên ấy hình như muốn chứng minh cho tôi thấy mình rất giỏi trong việc tìm người nên mở loa ngoài.

Quát ầm lên:
– Nói với con mày đi.

Nói nó đến cứu mày.

Nhanh lên!
Trong loa, giọng ba ruột cất lên đầy sợ sệt:
– Vy ơi! Cứu ba với.

Ba không muốn chết đâu con.

Bọn họ ác lắm Vy ơi.
Sau đó là hàng loạt tiếng động bốp chát vang lên.

Ba ruột tôi la lên vài tiếng rồi im lặng.
– Đại ca, lão già ấy ngất rồi.
– Đúng là già nên yếu.

Mới có thế mà đã chịu không nổi.

Cô gái, cô nghe thấy rồi đấy.

Lão ấy ngất rồi, tôi nghĩ cô nên chuẩn bị 250 triệu mang đến đây cho tôi.

Cứu ba cô ra.

Nếu không đến lúc tôi chặt tay chặt chân, chắc lão ấy sẽ chết vì sợ đó.
– Tôi không có 250 triệu.

Tôi cũng không có người cha nào như thế cả.

Chắc các anh nhầm rồi.
Nói xong, tôi tắt máy, dựa vào tưởng thở hổn hển.

Tôi không có người cha đó.

Ông ta sống hay chết đều chẳng liên quan đến tôi.

Quá khứ theo tiếng cào xé của cõi lòng ùa về.

Phải rồi! Ông ta từng nhẫn tâm như thế cơ mà.
– Tôi xin anh, anh đừng bắt tôi làm công việc ấy nữa.
Mẹ tôi quỳ dưới sàn, đầu tóc rối bời, quần áo bị rách tả tơi.

Ẩn sau lớp áo là những dấu hằn đỏ chói mắt.
Ba tôi ngồi trên ghế đẩu, chỉ tay quát:

– Mày có câm mồm đi không! Mẹ mày! Người ta phải làm nắng cháy tóc đen da.

Mày được chưng diện son phấn.

Nằm ngửa đã có tiền.

Sướng thế còn đòi hỏi gì nữa.
– Thà anh cho tôi làm lụm vất vả còn hơn để tôi làm cái nghề ê chề này.

Tôi bị cả xã hội khinh miệt.

Bị người ta chà đạp.

Tôi không muốn làm nữa.

– Mẹ tôi nấc lên, nghẹn ngào, uất nghẹn.
Ba thấy mẹ phản ứng quyết liệt nên đi đến, vỗ lưng xoa diu:
– Khó khăn quá nên tao mới để mày làm cái nghề đó.

Chứ tao là thằng đàn ông, để vợ mình ngủ với thằng khác, mày tưởng tao muốn lắm à.
– Vậy tôi không làm nữa nhé.
– Không được!
– Cơ thể tôi, tôi có quyền quyết định.

Tôi không làm nữa.
Ba trợn ngước mắt, giáng xuống mặt mẹ từng cái bạt tai nổ đom đóm:
– Mày có câm mồm lại hay không?
– Anh có đánh chết tôi thì tôi cũng không làm nữa.
Từ nãy giờ, tôi núp sau nhà.

Hai chân run cầm cập, đáy quần ướt sũng.

Mắt long lanh rơi từng giọt nước trong veo.

Ba tôi luôn đáng sợ như vậy mỗi khi mẹ không muốn đi làm.

Động tác tay chân của ông ngày càng thô bạo.

Mẹ thì chỉ quật cường chịu đựng từng đợt tra tấn.

Nuốt cơn run rẩy, đứng một hồi, tôi không chịu được nữa mà chạy ra.

Dù mẹ đã dặn tôi cả trăm lần rằng mỗi lần ba đánh mẹ thì phải núp thật kỹ.

Nhưng tôi không làm được vì mẹ là người quan trọng nhất với tôi, tôi phải bảo vệ mẹ.
Tôi chắn trước mặt mẹ:
– Ba đừng đánh mẹ nữa được không.

Con xin ba mà.
Ba tôi điên tiết rống lên:

– Còn con ranh này nữa.

Mày có tránh ra không?
Tôi lắc đầu:
– Ba ơi! Con xin ba đó.

Bà đừng làm hại mẹ nữa.
Mẹ tôi thì sợ hãi hét lên:
– Đi ra ngoài! Vào đây làm gì.
Tôi quay lại nhìn mẹ, nước mắt rơi lã chã:
– Con không muốn ba đánh mẹ.
Mẹ tôi hoàn toàn bị câu nói ấy của tôi làm nghẹn đắng.

Mẹ ôm tôi gào khóc.

Bây giờ nhớ lại, mới biết được cảm giác bất lực cùng đau đớn của mẹ khi ấy.

Một lúc sau, tôi bị ba lôi ra.

Ném ra sau.

Ông ta Lấy chân dẫm lên đầu tôi:
– Mày muốn chết à.

Mày muốn chống đối tao như mẹ mày đúng không.

Con nhải, mới tí tuổi mà mất dạy.

– Vừa nói ông ấy vừa đá liên tục vào đầu tôi.
Máu đỏ sẫm chạy dọc hai bên mang tai, tôi dường như còn cảm nhận được sự lạnh toát của cơ thể và vẻ lạnh lẽo trong đôi mắt của một người làm cha.

Ông ấy làm hại tôi nhưng lại không mảy may chút thương xót.

Môi nhếch lên một cách đắc ý vì sau đó chắc chắn mẹ tôi sẽ nói:
– Tôi làm, tôi làm.

Anh đừng làm hại con nữa.

Tôi làm.
Khi ấy tôi chỉ mới 10 tuổi.
Năm tôi 14 tuổi, mẹ tôi bị ốm nặng, sau đó bắt đầu phát ban và ngứa ngáy toàn thân.

Tình trạng sụt cân ngày càng nghiêm trọng.

Và đến khi phát hiện ra thì mẹ đã ở giai đoạn cuối của căn bệnh thế kỷ.

Những ngày tháng cuối đời, ba luôn mắng nhiếc mẹ.
– Con khốn.

Tao bảo mày cho tụi nó chơi, chứ có bảo mày cho tụi nó lây bệnh không.

Mẹ kiếp, may mà ông không đụng vào mày.

Không thì lôi tao chết chung với mày rồi.
– Cái đồ ăn hại.

Chưa kiếm được bao nhiêu tiền mà để bị bệnh rồi báo đời tao.

Thứ dơ dáy, nhớt nhúa.


Sao mày không chết đi.
– Sao này chưa chết.

Chết đi để tao còn rảnh nợ.

Tao đã không tiền, ko bạc, lấy cái gì nuôi loại như mày.

Mày chết đi, chết đi để phần cho con mày nó ăn.
Có lần tôi xin cơm mang về cho mẹ.

Ba tôi liền hất rơi hết ra sàn.

Tôi quỳ xuống nhặt từng hạt còn ông ta thì mải mê chửi tôi:
– Con ngu! Mày cho mẹ mày ăn thì biết bao giờ nó mới chết.

Mẹ mày chết sớm siêu thoát sớm.

Chứ để nằm vật vờ như vầy khổ nó, khổ mày, khổ cả tao.
Tôi hét lên:
– Ông im đi.
Để rồi sau đó ông ta điên cuồng dày xéo, tra tấn tôi.

Trận đòn roi nát mình dai dẳng theo những mảnh kí ức tuổi thơ.Mỗi lần nhớ lại là mỗi lần tổn thương.

Mỗi lần nhớ lại là mỗi lần tôi cảm thấy tay chân mình dường như đang chảy máu.
Tôi không phải là thánh nữ thế nên không thể yêu cầu tôi có tấm lòng bác ái, có thể bao dung cho tất cả tội ác, có thể hết lần này đến lần khác mở lòng thứ tha.

Tôi đã chấp nhận buông bỏ quá khứ một lần chẳng qua là do ông ta không tiếp nhận.
Ông ta từng tàn nhẫn như vậy.

Thì mắc mớ gì tôi phải cảm thấy thương xót.

Đáng lý ra từ lúc đầu, tôi nên chối bỏ hết tất cả.

Không cho họ có cơ hội đòi hỏi bất cứ thứ gì.

Bây giờ, ông ta có ra sao cũng là do báo ứng, do nghiệp tụ trước đó tạo thành.
Đúng! Phải dứt khoát.

Tôi cầm điện thoại và cho số vừa liên lạc vào danh sách đen.

Tôi cứ nghĩ như vậy thì mọi chuyện đã kết thúc.

Nhưng dân anh chị mà, họ có vô số cách liên lạc với đối tượng họ cần.

Chỉ vài ngày sau, tôi đã nhận được một hộp bưu phẩm, vì lần trước bị bắt cóc nên lần chị Nhung nằng nặc theo tôi xuống dưới nhận hàng.

Hai chị em mở hộp ra, bên trong là một đốt tay người còn vương máu tươi.
– Ôi! Cái gì đây? Tên nào lại chọc ghẹo kiểu kỳ cục thế?
Chị Nhung thì cho rằng đây là một trò đùa nhưng tôi lại hiểu rõ hơn ai hết:
– Không phải đâu chị.

Là ngón tay người thật đấy.
Bà ấy tròn mắt nhìn tôi:
– Của ai?
Tôi thở dài đáp:
– Của ba ruột em.
Chị Nhung thảng thốt:
– Ôi trời ơi!

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương