Người Cô Độc
-
Chương 12
Charlotte sống ở đường Soledad, một con đường dốc hẹp, đêm xuống chật kín những chiếc ô tô đậu ở hai bên đường. Nếu bạn đến đây sau khi người ta trở về nhà từ văn phòng thì bạn sẽ phải vứt xe của mình ở vài dãy phố phía dưới ngọn đồi. Nhưng đây không phải vấn đề đối với George, ông có thể đi bộ từ nhà mình đến nhà Charley chỉ trong không đến năm phút.
Nhà bà ở tít trên sườn đồi, phía trên cùng của ba dãy bậc thang bằng gỗ thô kệch nghiêng nghiêng, tất cả có 75 bậc. Sát vệ đường là một căn lán xộc xệch được xây nhằm làm nhà để ô tô. Bà chất đầy những thùng, hộp chứa đủ thứ liểng xiểng vứt đi cao đến tận nóc căn lán. Jim thường nói bà làm cho gara của mình chật chội để lấy cớ không có chỗ chứa mà khỏi phải mua ô tô. Bà luôn lảng tránh không học cách lái xe. Khi cần phải đi đâu đó mà không có ai để đi nhờ, thì bà khỏi phải đi. Nhưng hàng xóm luôn giúp đỡ bà, bà khiến họ như bị bỏ bùa mê và hăm dọa bằng phong cách Ăng-lê mà bản thân George cũng rất thạo cách tận dụng, cho dù bằng phương thức và mục tiêu khác.
Căn nhà cạnh nhà Charlotte nằm sát bên vệ đường. Khi bước qua những bậc thang bên ngoài, bạn sẽ thấy được bao quát toàn bộ căn phòng bên trong thông qua ô cửa sổ phòng tắm (phải thẳng thắn thừa nhận rằng đường Soledad ở một cấp bậc xã hội thấp hơn nhiều so với Hẻm Cây nhãn): phía trên bồn tắm treo đầy những chiếc quần lót và tã trẻ em, vòi hoa sen móc lủng lẳng yếu ớt trên giá đỡ, que thông bể phốt nằm ở giữa phòng. Không có đứa trẻ nào đang lảng vảng trong khu phố, nhưng bạn có thể hình dung thấy rõ cách sườn đồi phía trên nhà bọn chúng đã bị dẫm nát cho đến khi trở nên trơn láng, không một động thực vật nào có thể sinh sống ở đó trừ một số cây xương rồng cứng cỏi. Ở trên đỉnh ngọn đồi có một cây cọc xiêu vẹo trông như cái giá treo cổ tội nhân, với một cái giỏ bóng rổ được gắn trên cao.
Phần của Charlotte ở ngọn đồi vẫn có thể được mô tả như một khu vườn. Vài bông hồng đang hé nụ nơi mái hiên sân thượng. Nhưng chúng đã bị lãng quên bởi bà chủ của chúng. Khi Charley đang vật lộn với tâm trạng chán nản của bà, mà diễn ra nhiều không kém gì việc ta thay quần áo, thì ngay cả những thực vật bé nhỏ tội nghiệp cũng phải giãy giụa theo bà. Ít ra chúng cũng đã được bà cho phép sinh trưởng trong một góc vườn đầy những cành gai rối mù và mớ cỏ dại dầy đặc xung quanh.
George chậm rãi trèo lên các bậc thang (Chỉ có những đứa trẻ con mới không xấu hổ khi đến nhà người khác trong tình trạng thở không ra hơi). Những bậc cầu thang gác bên ngoài mỗi căn nhà là nét đặc trưng của khu phố này. Một vài trong số chúng vẫn còn nguyên dấu vết như thuở mới được xây nên, chúng được sơn bởi những người khai hoang Bô-hem và để nói với những kẻ vãng lai đang trèo lên từng bậc thang bằng tay, chân trong tình trạng say xỉn rằng: Đi lên trên! Đừng bao giờ gục ngã. Hey, ngươi không được nằm đây mà chết! Đây có phải thiên đàng đâu?
Những bậc thang gác này đã trở thành (hoặc đã luôn là dụng ý từ đầu) một công cụ của những người khai hoang sau khi chết để trả thù các bà vợ của họ và những kẻ chiếm chỗ của họ, trở thành một công cụ để chống lại mọi cỗ máy tiết kiệm sức lao động. Hoàn toàn không có cách nào khác để bưng bất kỳ vật gì, dù nặng hay nhẹ, lên trên nhà ngoài việc tự khiêng lên bằng tay. Tủ lạnh, bếp lò, bồn tắm và tất cả nội thất đã được kéo, đẩy vào trong nhà Charley bằng anh cu-li cơ bắp tráng kiện, người mà sau đó sẽ đòi một khoản phí vận chuyển cao ngất ngưởng và khoản boa gấp ba lần thỏa thuận.
Khi ông gần bước đến đỉnh của bậc thang, Charley từ trong nhà chạy ra. Bà đã dõi theo ông từ nãy, như thường lệ, vì sợ rằng ông sẽ đổi ý vào phút chót. Họ gặp nhau ngoài mái hiên nhà bé tí xíu, chông chênh bằng gỗ, và ôm nhau chào hỏi. George cảm nhận được thân thể kềnh càng của bà tựa vào ông. Rồi, bà thả ông ra một cách đột ngột, vỗ nhẹ vào lưng ông như để cho ông biết rằng, bà sẽ không làm gì thái quá, bà biết bao nhiêu là vừa đủ.
“Sẽ vào theo anh ngay đây,” bà nói.
Trước khi bước vào nhà, George đảo mắt nhìn quanh con hẻm ra tới lối đi được lót ván dọc theo bãi biển đang sáng lên những ánh đèn le lói trước đại dương đen nghịt xa xa. Một đêm lặng gió. Sương mù từ biển cả đang bao trùm lên mọi vật. Từ mái hiên nơi màn sương đang rất dày đặc này bạn không thể thấy được các căn nhà xung quanh, ánh đèn chỉ là một đốm sáng lờ mờ, khiến cho nơi ẩn náu của Charlotte trở nên tách biệt đến phi thường tới mọi nơi khác trong thế giới ngoài kia.
Nó đơn giản chỉ là một cái hộp vuông vức, loại nhà tiền chế được xây dựng ngay sau thời hậu chiến. Họ đã quảng cáo chúng quá lố, họ bảo đây là căn nhà kiểu mẫu của tương lai, nhưng hiển nhiên là sự thật thì không được đúng cho lắm. Phòng khách được lót chiếu rơm của Nhật, và được trang trí na ná phong cách phương Đông. Đèn lồng treo ở ngưỡng cửa ra vào, chuông gió ở cửa sổ, một con cá chép giấy khổng lồ được dán lên tường. Hai bức tranh cuộn: một bức họa con hổ đang gầm gừ giận dữ với con đại bàng đang bổ nhào xuống (tượng trưng cho nước Mỹ chăng?); bức kia vẽ một thi sĩ đang ngồi dưới gốc cây, chòm râu dài đến cả chục mét mọc ra từ cằm ông ta. Ba chiếc ghế bành bằng rơm với nệm ngồi màu xám, quá nhỏ để có thể làm bất cứ điều gì hữu ích, nhưng lại là hoàn hảo để ném vào mặt người ta.
“Em mới vừa nhận ra là có một mùi thức ăn tệ khủng khiếp đang bốc lên khắp căn phòng.” Charlotte nói. Quả đúng là rùng rợn thật. George trả lời lịch sự rằng mùi rất thơm, nó khiến ông phát đói lên được.
“Em đang thử món thịt hầm kiểu mới. Em đọc được về nó trong cuốn sách du lịch mà Myrna Custer mới đưa cho em, về Borneo Mã Lai. Có điều tác giả nói hơi mơ hồ nên em phải tự mày mò đôi chút. Ý em là, có một nguyên liệu em không chắc ông ta nói là gì, nhưng em ngờ rằng đó là thịt người. Nhưng em chỉ dùng phần còn thừa của khớp bò…”
Charlotte trẻ hơn George nhiều, bà sắp bước sang tuổi bốn lăm, nhưng cũng như ông, bà là một kẻ sống sót. Bà có tính kiên cường đặc trưng của những người đã vượt qua nhiều sóng gió. Nếu nhìn qua những bức ảnh thì bà là một người đàn bà đẹp, miễn sao đôi mắt xám to tròn của bà được kết hợp với các màu sắc nhẹ nhàng trẻ trung. Đôi má tội nghiệp đang đỏ tấy và sưng mọng lên, mái tóc một thời bồng bềnh quyến rũ thả ôm khuôn mặt bầu bĩnh, giờ đây đơn giản là luộm thuộm. Ấy vậy mà bà vẫn không từ bỏ. Bộ váy bà đang mặc thể hiện sự can đảm lố bịch, khờ dại nhưng gây cảm giác thích thú: một chiếc áo cánh thêu thô kệch đủ các màu đỏ, vàng và tím với ống tay dở cỡ đến khủy tay, chiếc váy đầm di-gan kiểu Mexicô mà trông như thể bà đang quấn trên mình chiếc chăn bông; một chiếc thắt lưng cao bồi đính khuy màu bạc - tất cả chỉ nhấn mạnh thêm sự thiếu sót các đường cong của bà.Ồ, và nếu bà nhất thiết phải để chân trần đi xăng-đan thì tại sao bà không dành chút thời gian trang điểm cho mấy móng chân của mình nhỉ? (Có lẽ một người thuộc Thanh giáo ở vùng trung Anh còn sót lại đang lảng vảng ở quanh đây) Jim có lần nói đùa với Charlotte khi thấy bà mặc một bộ tương tự thế này, “Tôi thấy chị học được cách ăn mặc của người dân bản địa quê tôi rồi đấy, Charley.” Bà cười, không chút phật ý, suy cho cùng thì cũng vì bà đã chẳng hiểu ý Jim nói gì cho lắm. Bà vẫn chưa hiểu. Bà cho rằng đây là cách mà người California mặc khi tiệc tùng dân dã, bà thực sự không nhận ra sự khác biệt trong trang phục giữa bà và bà Peabody sống kế bên.
“Em đã nói với anh chưa nhỉ, Geo? Không, em chắc là chưa. Em đã định ra hai mục tiêu cho năm mới, và sẽ áp dụng chúng ngay từ lúc này. Điều đầu tiên là, em sẽ thừa nhận rằng em ghê tởm bourbon.” (Bà gọi tên nó như thể gọi tên các vương triều chứ không phải tên một loại rượu.)
“Kể từ khi em đặt chân đến đất nước này, em đã giả bộ là không thấy nó kinh tởm, tất cả cũng chỉ vì Buddy thích uống chúng. Nhưng, giờ thì em đang lừa ai chứ?” Bà mỉm cười rạng rỡ và cứng cỏi với George để ông yên lòng rằng đây sẽ không phải là mở đầu cho một cuộc tấn công nữa nhằm vào Buddy; rồi nói tiếp, “Mục tiêu thứ hai, em sẽ thôi phủ nhận rằng kết luận điên tiết kia không phải là sự thật: Phụ nữ pha rượu quá mạnh, chết tiệt! Em nghĩ đó là một phần của sự lo âu khủng khiếp phải làm hài lòng cánh đàn ông. Vậy hãy bắt đầu chế độ mới chứ nhỉ? Anh đi mà tự pha rượu cho mình nhé, tiện thể cho em một phần, em sẽ uống Vodka tonic.”
Bà rõ ràng đã uống ít nhất vài chén trước khi ông đến. Tay bà lóng ngóng mãi mới châm được điếu thuốc đang bập bềnh trên môi (Như thường lệ, chiếc gạt tàn Indonesia đang đầy ắp những mẩu thuốc lá dính vết son môi). Rồi bà lả lướt bước vào trong bếp.
“Thật tuyệt là anh có thể đến tối nay, Geo ạ.”
Ông chỉ mỉm cười, không nói năng gì.
“Anh đã hủy cuộc hẹn kia, có phải không?”
“Không, anh nói với em rồi, họ hủy hẹn với anh vào phút chót.”
“Ôi Geo yêu quý, nói thật đi nào. Anh biết không, đôi khi em nghĩ, cứ lúc nào anh làm việc gì tử tế cho ai đó là anh lại xấu hổ không dám nhận. Anh đã biết em thực sự cần anh vào tối nay nên anh mới chủ động hủy cuộc hẹn kia chứ gì? Em đã biết ngay anh đang nói dối khi anh vừa mới mở miệng phân bua. Em và anh không ai lừa nổi người kia, em đã nghiệm ra điều này từ lâu lắm rồi. Anh chưa nhận ra hả? Sau ngần ấy năm?”
“Đáng lẽ anh phải,” ông tán thành, mỉm cười và nghĩ thật lố bịch và phi lý làm sao khi những người bạn thân nhất của ta lại phải là người hiểu rõ ta nhất. Như thể trên đời này chưa đủ việc để thấu hiểu lẫn nhau; trên hết, sự thấu hiểu giữa hai người yêu nhau, được thán tụng trong các câu chuyện, các bản tình ca đó lại thực ra là một sự tra tấn mà không có hai người nào có thể vượt qua mà không có những trận cãi vã, tách li thường xuyên. Cô bạn già Charley thân mến ơi, George thầm nghĩ trong lúc mang đồ uống vào trong căn bếp không được sạch sẽ lắm, làm sao tôi có thể vượt qua những năm tháng vừa qua nếu không có sự quan sát ngây ngô và thiếu hụt đến tuyệt vời của cô chứ? Đã biết bao nhiêu lần tôi và Jim cãi lộn nhưng vẫn đến thăm cô cùng nhau, hờn dỗi và không nhìn vào mắt nhau, chỉ nói chuyện với nhau thông qua cô. Chẳng phải cô đã bằng cách nào đó đưa chúng tôi lại gần nhau một lần nữa bằng sức mạnh vô song của sự thiếu quan sát nơi cô rằng có gì đó không ổn đang diễn ra?
Trên tay George, một bên là cốc Vodka (được pha loãng để bà không say gục ra đó sớm) và bên kia là cốc Scotch (pha nặng hơn để ông đuổi kịp bà), ông bắt đầu cảm thấy một cảm giác lâng lâng khó tả - không phải là niềm vui sướng tột cùng, không phải là hạnh phúc trào dâng, cũng không phải sự hưng phấn - chỉ đơn giản là hạnh phúc. Niềm hạnh phúc mà Charley tạo ra thường xuyên đến kinh ngạc, và dĩ nhiên là bà không hề hay biết, bởi bà tạo ra nó ngay cả khi bà đang cùng quẫn nhất. Đối với George, niềm hạnh phúc này là sự ích kỉ; ông có thể bình thản tận hưởng nó trong nỗi buồn Buddy hay khủng hoảng Fred của Charley (một trong số chúng đã được phát ra mới lúc nãy đây thôi). Dù sao thì, có những lúc bạn phải hứng chịu nỗi buồn của bà mà không có cảm giác hạnh phúc chút nào, nó chỉ đơn giản như bãi tha ma tẻ nhạt. Nhưng không phải buổi tối ngày hôm nay. Buổi tối nay ông sẽ được tận hưởng chính mình.
Trong lúc đó, Charlotte mở cửa bếp lò, ngó vào trong rồi lại đóng lại, “Hai mươi phút nữa,” bà nói với một vẻ tự tin chắc nịch của một bếp trưởng cừ khôi, mà Chúa chứng giám, không phải là bà.
Vừa lê bước trở lại phòng khách với đồ uống trên tay, bà nói với George, “Fred gọi cho em vào tối muộn hôm qua.” Bà giữ giọng bình thản.
“Ồ?” George gắng vờ như thể ông ngạc nhiên lắm. “Thằng bé giờ đang ở đâu?”
“Palo Alto.” Charlotte ngồi xuống chiếc ghế bành bên dưới con cá giấy, vẻ mặt đờ đẫn đầy tâm trạng, như thể bà vừa nói, “Siberia”.
“Palo Alto, chẳng phải lúc trước cậu ta đã ở đó sao?”
“Dĩ nhiên thằng bé đã ở đó. Đó là nơi cô gái ấy sống. Thằng bé đang ở với đứa con gái ấy, lẽ tự nhiên... Em phải học cách không nói ‘con bé ấy’ nữa. Cô ta có một cái tên đẹp hoàn hảo mà em khó có thể giả vờ như không biết nó: Loretta Marcus. Dù sao thì, Fred ở với ai cũng chẳng phải chuyện của em, cũng như cô ta làm gì với Fred. Mẹ cô ta còn chẳng thèm quan tâm. Mà quên nó đi... Bọn em đã nói chuyện một hồi lâu. Lần này thằng bé có vẻ ân cần và tỏ ra biết điều trước hoàn cảnh của bọn em. Ít nhất em cảm nhận được nó đã cố gắng hết sức để tỏ ra như vậy. Geo ạ, chẳng tốt đẹp gì nếu bọn em cứ tiếp tục như thế này. Nó đã quyết tâm rồi, thực sự quyết tâm. Nó muốn được tự lập hoàn toàn.”
Giọng của bà run rẩy. George nói, “Cậu ta vẫn còn trẻ lắm.”
“Thằng bé đã quá già so với tuổi. Thậm chí hai năm trước nó đã có thể tự chăm sóc mình nếu nó bắt buộc phải làm vậy. Em không thể đối xử với nó như thể với một đứa trẻ, chỉ vì nó còn trẻ người non dạ. Em lại càng không thể đụng đến luật pháp để khiến nó quay về, như vậy thằng bé sẽ không bao giờ tha thứ cho em...”
“Cậu ta đã thay đổi ý định nhiều lần trước rồi.”
“Ôi em biết chứ. Và em biết anh nghĩ thằng bé đã đối xử với em chẳng ra gì. Em không trách anh vì đã nghĩ như vậy. Đó là lẽ tự nhiên khi anh đứng về phía em. Nhưng mà anh không có con, anh không thể hiểu được. Ôi Geo thân mến, em xin lỗi, em không định nói vậy...”
“Đừng có ngốc nghếch, Charley.”
“Ngay cả khi anh có con đi nữa, nó cũng là khác nhau. Mối quan hệ giữa mẹ và con trai này... Ý em là, thật khó khi phải nuôi dưỡng nó khi vắng bóng người cha, thật khó như điên vậy. Anh cố hết sức mình, nhưng mọi điều anh nói hay làm đều là vô nghĩa. Có lần nó bảo em đã làm hư nó. Ban đầu em không hiểu, em đã không thể nào chấp nhận được điều đó, nhưng giờ thì khác. Em không còn lựa chọn nào khác. Nó phải sống cuộc sống riêng của nó, cách xa em. Ngay cả khi nó cầu xin, em cũng không nên gặp nó một thời gian dài. Geo, em xin lỗi. Em không định cư xử thế này. Em rất... xin lỗi...”
George nhích lại gần hơn và quàng tay qua vai bà, khẽ bóp cái thân thể phúng phính đang run rẩy tức tưởi của bà, mà không hề nói một câu. Ông dùng cánh tay còn lại đưa ly rượu lên miệng, cẩn thận không để Charley cảm nhận được sự chuyển động của mình. Không phải ông lạnh lùng, không phải ông không cảm động. Ông thực sự thương cảm cho hoàn cảnh của Charley và đống lộn xộn trong quan hệ mẹ con giữa bà và Fred. Nhưng ông không thể cưỡng lại sự hạnh phúc điềm đạm mà nỗi đau khổ của bà mang lại cho ông.
Thật lạ lùng khi ngồi đây với Charley đang nức nở trong tay và nhớ lại cái đêm ông nhận được cuộc điện thoại đường dài từ Ohio. Người cậu của Jim mà George chưa một lần gặp mặt đang cố tỏ ra thương cảm cho ông, thậm chí còn thừa nhận quyền của ông để được chia sẻ nỗi đau tang thương của gia đình. Nhưng sau một vài phút nói chuyện, ông ta hơi chút ớn lạnh bởi sự cộc lốc của George,À, tôi hiểu rồi, phải, và câu trả lời cụt ngủn: Không cần đâu, cảm ơn khi ông ta ngỏ ý muốn mời George đến dự tang lễ. Hóa ra người bạn cùng phòng của đứa cháu trai xấu số của ông cũng chẳng thân thiết với nó đến mức đó. Nhưng chỉ năm phút sau khi George đặt máy xuống, khi làn sóng đầu tiên của cơn sốc ập đến, khi cái tin vô nghĩa bỗng trở thành hiện thực trong từng câu nói, George thấy mình gấp gáp chạy qua những ngọn đồi vắng trong bóng đêm, những bước chân liêu xiêu run rẩy, ông thấy mình đập thình thình vào cửa nhà Charley, gào lên khóc thổn thức trên đôi vai bà, trên đùi và khắp người bà. Và Charley đã vỗ về, đã vuốt ve mái tóc và nói với ông những lời mà một người trong hoàn cảnh của bà sẽ nói. Rồi buổi chiều muộn ngày hôm sau, khi đã kéo chính mình ra khỏi cơn mê của những viên thuốc ngủ mà Charley đưa cho, ông thấy mình thật ghê tởm: Anh đã phản bội em, anh đã phản bội cuộc sống của chúng ta; anh đã biến em thành một chủ đề của cuộc trò chuyện trong nước mắt giàn giụa nơi đũng quần đàn bà. Nhưng đó cũng chỉ là một phần của làn sóng kích động thứ hai. Nó đã trôi qua nhanh chóng. Trong khi đó, Charley, Chúa rủ lòng thương trái tim đần độn của bà, đã không ngừng tận tâm lo lắng - bà nấu từng bữa ăn và mang đến cho ông khi ông đi vắng, bọc trong giấy thiếc để sẵn sàng có thể hâm nóng lại; để lại lời nhắn nhắn nhủ ông hãy gọi cho bà bất kỳ lúc nào ông thấy cần, càng muộn càng tốt; giấu sự thật với những bà bạn kín tiếng nhất của bà, những người đang ngờ rằng Jim đã chuồn khỏi Bang sau một vài phi vụ tình ái - cho đến khi cuối cùng bà cũng biến cái chết của Jim thành một câu chuyện hài kịch hoang đường do bà bịa đặt (Nghĩ đến đây, George lại mỉm cười với chính mình). Ồ phải, đúng vậy, ông rất mừng vì đã chạy đến bên bà vào cái đêm ấy. Cái đêm ấy, bằng sự ngu ngốc ngây thơ nhất, bà đã dạy ông một bài học mà ông sẽ không bao giờ quên, đó là, sẽ không gì có thể phản bội (cái cách diễn đạt mới ngu xuẩn làm sao) Jim, hay cuộc sống với Jim, không gì có thể.
Charlotte đã bình tĩnh trở lại. Sau một vài tiếng sụt sịt cuối cùng, bà nói “Xin lỗi” một lần nữa rồi ngưng khóc.
“Em cứ không ngừng tự hỏi mọi chuyện bắt đầu trở nên sai lầm từ khi nào?”
“Ôi Charley, vì Chúa, nghĩ vậy thì có ích lợi gì chứ?”
“Dĩ nhiên nếu Buddy và em vẫn ở cùng nhau...”
“Không ai có thể nói đó là lỗi của em.”
“Lúc nào cũng là lỗi của cả hai người.”
“Gần đây em có nghe gì về anh ta không?”
“Có. Rất thường xuyên. Họ vẫn ở Scranton. Anh ta đã mất việc. Còn Debbie thì mới sinh đứa thứ ba - lại một đứa con gái nữa. Em không tưởng tượng được làm sao họ vẫn có thể… Em không ngừng bảo anh ta thôi gửi tiền, cho dù đó là cho Fred. Nhưng anh ta thật cứng đầu khi anh ta nghĩ đó là trách nhiệm của anh ta, tội nghiệp. Từ giờ, anh ta và Fred phải nói chuyện đó trực tiếp với nhau thôi, em đã ra khỏi bức tranh của họ rồi.” Chút im lặng ảm đạm. George vỗ nhẹ vào vai bà động viên.
“Một ly nữa trước khi món thịt hầm chín?”
“Em nghĩ đó là một ý kiến thiên tài.” Bà cười sảng khoái trở lại. Nhưng khi George nhận chiếc ly trống từ tay bà, bà vuốt ve bàn tay ông đầy cảm động, “Anh thật tốt với em quá, Geo.” Mắt bà mọng nước. Ông tảng lờ như không nhìn thấy và đứng dậy bước đi.
Vừa bước vào căn bếp, George tự nhủ, nếu ông là người bị đâm bởi chiếc xe tải đó, thì người đứng đây buổi tối ngày hôm nay sẽ là Jim, bước qua khe cửa này, tay bưng hai chiếc ly này. Mọi việc đơn giản là thế.
“Chỉ còn hai chúng ta,” Charlotte nói, “chỉ còn anh và em.”
Họ đang dùng cà phê sau bữa tối. Món thịt hầm hóa ra đã khá thành công, mặc dù sự khác biệt giữa nó và các món thịt hầm khác của Charlotte khó có thể được nhận ra, hương vị Borneo ở món thịt hầm này hầu như chỉ tồn tại trong sách vở.
“Chỉ hai chúng ta,” bà lặp lại.
George mỉm cười bâng quơ đáp lại, ông không chắc nó sẽ dẫn câu chuyện đi tới đâu hay chỉ đơn thuần là cảm xúc nhất thời ấm áp dâng lên từ những ly rượu. Họ đã uống hết chừng một chai rưỡi.
Rồi từ từ, trầm ngâm như thể đây chỉ là chút hài hước nữ tính không thích đáng, bà nói thêm, “Có lẽ một hai hôm nữa, em nên bắt đầu dọn phòng của Fred.”
Ngập ngừng.
“Khi nào em còn chưa làm vậy, thì khi đó em vẫn còn chưa thực sự xác định rằng mọi chuyện đã kết thúc. Anh phải làm gì đó để thuyết phục chính bản thân mình. Anh hiểu ý em không?”
“Anh hiểu.”
“Dĩ nhiên em sẽ gửi những gì Fred cần cho nó. Số còn lại em sẽ đóng gói và cất đi. Dù sao thì cũng có cả đống chỗ trống trong căn nhà này.”
“Em định cho thuê phòng của nó hả?” George hỏi, vì nếu sự dông dài của bà có điểm kết nào đó thì thà nói toạc nó ra ngay từ bây giờ còn hơn.
“Ồ không, em không thể làm như vậy. Ít ra là cũng không phải cho người lạ. Đó phải là người thân trong gia đình. Ôi, em nên bỏ cái lối dùng từ đó, chỉ là thói quen thật khó dứt. Anh biết đấy, Geo, nếu có ai đến ở phòng của Fred, đó phải là người nào em hiểu thật rõ...”
“Anh hiểu.”
“Anh biết đấy, anh và em, thật buồn cười là chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền. Những căn nhà của chúng ta quá rộng mà lại quá hẹp cho chúng ta.”
“Tùy vào cách mà em quan niệm.”
“Phải, Geo thân mến... Anh có phiền nếu em hỏi anh điều này... Không phải là em soi mói hay gì cả…”
“Cứ tự nhiên.”
“Giờ, một thời gian cũng khá đủ đã trôi qua kể từ khi... Anh có vẫn giữ ý định muốn sống một mình?”
“Anh chưa bao giờ muốn sống một mình cả, Charley.”
“Em biết, xin lỗi. Ý em không phải...”
“Anh biết ý em. Không sao cả.”
“Dĩ nhiên em biết những gì anh chắc hẳn phải cảm thấy về ngôi nhà của mình lúc này. Có bao giờ anh nghĩ đến việc chuyển đi nơi khác?”
“Không. Ít ra là không phải nghiêm túc.”
“Không ư?” Charlotte đăm chiêu. “Em cũng nghĩ anh không muốn thế. Em nghĩ, miễn khi nào anh còn ở đó, anh sẽ cảm thấy gần Jim hơn, phải vậy không?”
“Có thể.”
Bà nhướn người với lấy bàn tay ông và bóp nhẹ vẻ thấu hiểu cảm thông. Rồi bà búng lấy một điếu thuốc ra khỏi bao, hồ hởi nói, “Anh sẽ pha cho mỗi người một ly rượu nữa chứ, Geo?”
“Rửa bát trước đã.”
“Ôi, Geo thân mến, làm ơn cứ để mặc chúng đấy, em sẽ rửa chúng vào sáng mai. Như vậy tốt hơn cho em. Ít ra nó cũng giúp em có việc gì đó để làm. Những ngày này thật ít thứ gì để em có thể...”
“Không bàn cãi nhiều, Charley. Nếu em không phụ một tay, anh sẽ tự rửa một mình.”
“Ôi, Geo bướng bỉnh.”
Nửa giờ đồng hồ sau, họ lại quay trở vào phòng khách, ly đồ uống mới trên tay.
“Làm sao anh có thể giả vờ như anh không yêu nó?” Charlotte hỏi ông với giọng hờn trách nũng nịu đỏm dáng chòng ghẹo. “Anh nhớ nó như điên, anh ước mình được trở về nơi đó. Đừng có chối.” Đây là một trong những chủ đề ưa thích của bà.
Nhà bà ở tít trên sườn đồi, phía trên cùng của ba dãy bậc thang bằng gỗ thô kệch nghiêng nghiêng, tất cả có 75 bậc. Sát vệ đường là một căn lán xộc xệch được xây nhằm làm nhà để ô tô. Bà chất đầy những thùng, hộp chứa đủ thứ liểng xiểng vứt đi cao đến tận nóc căn lán. Jim thường nói bà làm cho gara của mình chật chội để lấy cớ không có chỗ chứa mà khỏi phải mua ô tô. Bà luôn lảng tránh không học cách lái xe. Khi cần phải đi đâu đó mà không có ai để đi nhờ, thì bà khỏi phải đi. Nhưng hàng xóm luôn giúp đỡ bà, bà khiến họ như bị bỏ bùa mê và hăm dọa bằng phong cách Ăng-lê mà bản thân George cũng rất thạo cách tận dụng, cho dù bằng phương thức và mục tiêu khác.
Căn nhà cạnh nhà Charlotte nằm sát bên vệ đường. Khi bước qua những bậc thang bên ngoài, bạn sẽ thấy được bao quát toàn bộ căn phòng bên trong thông qua ô cửa sổ phòng tắm (phải thẳng thắn thừa nhận rằng đường Soledad ở một cấp bậc xã hội thấp hơn nhiều so với Hẻm Cây nhãn): phía trên bồn tắm treo đầy những chiếc quần lót và tã trẻ em, vòi hoa sen móc lủng lẳng yếu ớt trên giá đỡ, que thông bể phốt nằm ở giữa phòng. Không có đứa trẻ nào đang lảng vảng trong khu phố, nhưng bạn có thể hình dung thấy rõ cách sườn đồi phía trên nhà bọn chúng đã bị dẫm nát cho đến khi trở nên trơn láng, không một động thực vật nào có thể sinh sống ở đó trừ một số cây xương rồng cứng cỏi. Ở trên đỉnh ngọn đồi có một cây cọc xiêu vẹo trông như cái giá treo cổ tội nhân, với một cái giỏ bóng rổ được gắn trên cao.
Phần của Charlotte ở ngọn đồi vẫn có thể được mô tả như một khu vườn. Vài bông hồng đang hé nụ nơi mái hiên sân thượng. Nhưng chúng đã bị lãng quên bởi bà chủ của chúng. Khi Charley đang vật lộn với tâm trạng chán nản của bà, mà diễn ra nhiều không kém gì việc ta thay quần áo, thì ngay cả những thực vật bé nhỏ tội nghiệp cũng phải giãy giụa theo bà. Ít ra chúng cũng đã được bà cho phép sinh trưởng trong một góc vườn đầy những cành gai rối mù và mớ cỏ dại dầy đặc xung quanh.
George chậm rãi trèo lên các bậc thang (Chỉ có những đứa trẻ con mới không xấu hổ khi đến nhà người khác trong tình trạng thở không ra hơi). Những bậc cầu thang gác bên ngoài mỗi căn nhà là nét đặc trưng của khu phố này. Một vài trong số chúng vẫn còn nguyên dấu vết như thuở mới được xây nên, chúng được sơn bởi những người khai hoang Bô-hem và để nói với những kẻ vãng lai đang trèo lên từng bậc thang bằng tay, chân trong tình trạng say xỉn rằng: Đi lên trên! Đừng bao giờ gục ngã. Hey, ngươi không được nằm đây mà chết! Đây có phải thiên đàng đâu?
Những bậc thang gác này đã trở thành (hoặc đã luôn là dụng ý từ đầu) một công cụ của những người khai hoang sau khi chết để trả thù các bà vợ của họ và những kẻ chiếm chỗ của họ, trở thành một công cụ để chống lại mọi cỗ máy tiết kiệm sức lao động. Hoàn toàn không có cách nào khác để bưng bất kỳ vật gì, dù nặng hay nhẹ, lên trên nhà ngoài việc tự khiêng lên bằng tay. Tủ lạnh, bếp lò, bồn tắm và tất cả nội thất đã được kéo, đẩy vào trong nhà Charley bằng anh cu-li cơ bắp tráng kiện, người mà sau đó sẽ đòi một khoản phí vận chuyển cao ngất ngưởng và khoản boa gấp ba lần thỏa thuận.
Khi ông gần bước đến đỉnh của bậc thang, Charley từ trong nhà chạy ra. Bà đã dõi theo ông từ nãy, như thường lệ, vì sợ rằng ông sẽ đổi ý vào phút chót. Họ gặp nhau ngoài mái hiên nhà bé tí xíu, chông chênh bằng gỗ, và ôm nhau chào hỏi. George cảm nhận được thân thể kềnh càng của bà tựa vào ông. Rồi, bà thả ông ra một cách đột ngột, vỗ nhẹ vào lưng ông như để cho ông biết rằng, bà sẽ không làm gì thái quá, bà biết bao nhiêu là vừa đủ.
“Sẽ vào theo anh ngay đây,” bà nói.
Trước khi bước vào nhà, George đảo mắt nhìn quanh con hẻm ra tới lối đi được lót ván dọc theo bãi biển đang sáng lên những ánh đèn le lói trước đại dương đen nghịt xa xa. Một đêm lặng gió. Sương mù từ biển cả đang bao trùm lên mọi vật. Từ mái hiên nơi màn sương đang rất dày đặc này bạn không thể thấy được các căn nhà xung quanh, ánh đèn chỉ là một đốm sáng lờ mờ, khiến cho nơi ẩn náu của Charlotte trở nên tách biệt đến phi thường tới mọi nơi khác trong thế giới ngoài kia.
Nó đơn giản chỉ là một cái hộp vuông vức, loại nhà tiền chế được xây dựng ngay sau thời hậu chiến. Họ đã quảng cáo chúng quá lố, họ bảo đây là căn nhà kiểu mẫu của tương lai, nhưng hiển nhiên là sự thật thì không được đúng cho lắm. Phòng khách được lót chiếu rơm của Nhật, và được trang trí na ná phong cách phương Đông. Đèn lồng treo ở ngưỡng cửa ra vào, chuông gió ở cửa sổ, một con cá chép giấy khổng lồ được dán lên tường. Hai bức tranh cuộn: một bức họa con hổ đang gầm gừ giận dữ với con đại bàng đang bổ nhào xuống (tượng trưng cho nước Mỹ chăng?); bức kia vẽ một thi sĩ đang ngồi dưới gốc cây, chòm râu dài đến cả chục mét mọc ra từ cằm ông ta. Ba chiếc ghế bành bằng rơm với nệm ngồi màu xám, quá nhỏ để có thể làm bất cứ điều gì hữu ích, nhưng lại là hoàn hảo để ném vào mặt người ta.
“Em mới vừa nhận ra là có một mùi thức ăn tệ khủng khiếp đang bốc lên khắp căn phòng.” Charlotte nói. Quả đúng là rùng rợn thật. George trả lời lịch sự rằng mùi rất thơm, nó khiến ông phát đói lên được.
“Em đang thử món thịt hầm kiểu mới. Em đọc được về nó trong cuốn sách du lịch mà Myrna Custer mới đưa cho em, về Borneo Mã Lai. Có điều tác giả nói hơi mơ hồ nên em phải tự mày mò đôi chút. Ý em là, có một nguyên liệu em không chắc ông ta nói là gì, nhưng em ngờ rằng đó là thịt người. Nhưng em chỉ dùng phần còn thừa của khớp bò…”
Charlotte trẻ hơn George nhiều, bà sắp bước sang tuổi bốn lăm, nhưng cũng như ông, bà là một kẻ sống sót. Bà có tính kiên cường đặc trưng của những người đã vượt qua nhiều sóng gió. Nếu nhìn qua những bức ảnh thì bà là một người đàn bà đẹp, miễn sao đôi mắt xám to tròn của bà được kết hợp với các màu sắc nhẹ nhàng trẻ trung. Đôi má tội nghiệp đang đỏ tấy và sưng mọng lên, mái tóc một thời bồng bềnh quyến rũ thả ôm khuôn mặt bầu bĩnh, giờ đây đơn giản là luộm thuộm. Ấy vậy mà bà vẫn không từ bỏ. Bộ váy bà đang mặc thể hiện sự can đảm lố bịch, khờ dại nhưng gây cảm giác thích thú: một chiếc áo cánh thêu thô kệch đủ các màu đỏ, vàng và tím với ống tay dở cỡ đến khủy tay, chiếc váy đầm di-gan kiểu Mexicô mà trông như thể bà đang quấn trên mình chiếc chăn bông; một chiếc thắt lưng cao bồi đính khuy màu bạc - tất cả chỉ nhấn mạnh thêm sự thiếu sót các đường cong của bà.Ồ, và nếu bà nhất thiết phải để chân trần đi xăng-đan thì tại sao bà không dành chút thời gian trang điểm cho mấy móng chân của mình nhỉ? (Có lẽ một người thuộc Thanh giáo ở vùng trung Anh còn sót lại đang lảng vảng ở quanh đây) Jim có lần nói đùa với Charlotte khi thấy bà mặc một bộ tương tự thế này, “Tôi thấy chị học được cách ăn mặc của người dân bản địa quê tôi rồi đấy, Charley.” Bà cười, không chút phật ý, suy cho cùng thì cũng vì bà đã chẳng hiểu ý Jim nói gì cho lắm. Bà vẫn chưa hiểu. Bà cho rằng đây là cách mà người California mặc khi tiệc tùng dân dã, bà thực sự không nhận ra sự khác biệt trong trang phục giữa bà và bà Peabody sống kế bên.
“Em đã nói với anh chưa nhỉ, Geo? Không, em chắc là chưa. Em đã định ra hai mục tiêu cho năm mới, và sẽ áp dụng chúng ngay từ lúc này. Điều đầu tiên là, em sẽ thừa nhận rằng em ghê tởm bourbon.” (Bà gọi tên nó như thể gọi tên các vương triều chứ không phải tên một loại rượu.)
“Kể từ khi em đặt chân đến đất nước này, em đã giả bộ là không thấy nó kinh tởm, tất cả cũng chỉ vì Buddy thích uống chúng. Nhưng, giờ thì em đang lừa ai chứ?” Bà mỉm cười rạng rỡ và cứng cỏi với George để ông yên lòng rằng đây sẽ không phải là mở đầu cho một cuộc tấn công nữa nhằm vào Buddy; rồi nói tiếp, “Mục tiêu thứ hai, em sẽ thôi phủ nhận rằng kết luận điên tiết kia không phải là sự thật: Phụ nữ pha rượu quá mạnh, chết tiệt! Em nghĩ đó là một phần của sự lo âu khủng khiếp phải làm hài lòng cánh đàn ông. Vậy hãy bắt đầu chế độ mới chứ nhỉ? Anh đi mà tự pha rượu cho mình nhé, tiện thể cho em một phần, em sẽ uống Vodka tonic.”
Bà rõ ràng đã uống ít nhất vài chén trước khi ông đến. Tay bà lóng ngóng mãi mới châm được điếu thuốc đang bập bềnh trên môi (Như thường lệ, chiếc gạt tàn Indonesia đang đầy ắp những mẩu thuốc lá dính vết son môi). Rồi bà lả lướt bước vào trong bếp.
“Thật tuyệt là anh có thể đến tối nay, Geo ạ.”
Ông chỉ mỉm cười, không nói năng gì.
“Anh đã hủy cuộc hẹn kia, có phải không?”
“Không, anh nói với em rồi, họ hủy hẹn với anh vào phút chót.”
“Ôi Geo yêu quý, nói thật đi nào. Anh biết không, đôi khi em nghĩ, cứ lúc nào anh làm việc gì tử tế cho ai đó là anh lại xấu hổ không dám nhận. Anh đã biết em thực sự cần anh vào tối nay nên anh mới chủ động hủy cuộc hẹn kia chứ gì? Em đã biết ngay anh đang nói dối khi anh vừa mới mở miệng phân bua. Em và anh không ai lừa nổi người kia, em đã nghiệm ra điều này từ lâu lắm rồi. Anh chưa nhận ra hả? Sau ngần ấy năm?”
“Đáng lẽ anh phải,” ông tán thành, mỉm cười và nghĩ thật lố bịch và phi lý làm sao khi những người bạn thân nhất của ta lại phải là người hiểu rõ ta nhất. Như thể trên đời này chưa đủ việc để thấu hiểu lẫn nhau; trên hết, sự thấu hiểu giữa hai người yêu nhau, được thán tụng trong các câu chuyện, các bản tình ca đó lại thực ra là một sự tra tấn mà không có hai người nào có thể vượt qua mà không có những trận cãi vã, tách li thường xuyên. Cô bạn già Charley thân mến ơi, George thầm nghĩ trong lúc mang đồ uống vào trong căn bếp không được sạch sẽ lắm, làm sao tôi có thể vượt qua những năm tháng vừa qua nếu không có sự quan sát ngây ngô và thiếu hụt đến tuyệt vời của cô chứ? Đã biết bao nhiêu lần tôi và Jim cãi lộn nhưng vẫn đến thăm cô cùng nhau, hờn dỗi và không nhìn vào mắt nhau, chỉ nói chuyện với nhau thông qua cô. Chẳng phải cô đã bằng cách nào đó đưa chúng tôi lại gần nhau một lần nữa bằng sức mạnh vô song của sự thiếu quan sát nơi cô rằng có gì đó không ổn đang diễn ra?
Trên tay George, một bên là cốc Vodka (được pha loãng để bà không say gục ra đó sớm) và bên kia là cốc Scotch (pha nặng hơn để ông đuổi kịp bà), ông bắt đầu cảm thấy một cảm giác lâng lâng khó tả - không phải là niềm vui sướng tột cùng, không phải là hạnh phúc trào dâng, cũng không phải sự hưng phấn - chỉ đơn giản là hạnh phúc. Niềm hạnh phúc mà Charley tạo ra thường xuyên đến kinh ngạc, và dĩ nhiên là bà không hề hay biết, bởi bà tạo ra nó ngay cả khi bà đang cùng quẫn nhất. Đối với George, niềm hạnh phúc này là sự ích kỉ; ông có thể bình thản tận hưởng nó trong nỗi buồn Buddy hay khủng hoảng Fred của Charley (một trong số chúng đã được phát ra mới lúc nãy đây thôi). Dù sao thì, có những lúc bạn phải hứng chịu nỗi buồn của bà mà không có cảm giác hạnh phúc chút nào, nó chỉ đơn giản như bãi tha ma tẻ nhạt. Nhưng không phải buổi tối ngày hôm nay. Buổi tối nay ông sẽ được tận hưởng chính mình.
Trong lúc đó, Charlotte mở cửa bếp lò, ngó vào trong rồi lại đóng lại, “Hai mươi phút nữa,” bà nói với một vẻ tự tin chắc nịch của một bếp trưởng cừ khôi, mà Chúa chứng giám, không phải là bà.
Vừa lê bước trở lại phòng khách với đồ uống trên tay, bà nói với George, “Fred gọi cho em vào tối muộn hôm qua.” Bà giữ giọng bình thản.
“Ồ?” George gắng vờ như thể ông ngạc nhiên lắm. “Thằng bé giờ đang ở đâu?”
“Palo Alto.” Charlotte ngồi xuống chiếc ghế bành bên dưới con cá giấy, vẻ mặt đờ đẫn đầy tâm trạng, như thể bà vừa nói, “Siberia”.
“Palo Alto, chẳng phải lúc trước cậu ta đã ở đó sao?”
“Dĩ nhiên thằng bé đã ở đó. Đó là nơi cô gái ấy sống. Thằng bé đang ở với đứa con gái ấy, lẽ tự nhiên... Em phải học cách không nói ‘con bé ấy’ nữa. Cô ta có một cái tên đẹp hoàn hảo mà em khó có thể giả vờ như không biết nó: Loretta Marcus. Dù sao thì, Fred ở với ai cũng chẳng phải chuyện của em, cũng như cô ta làm gì với Fred. Mẹ cô ta còn chẳng thèm quan tâm. Mà quên nó đi... Bọn em đã nói chuyện một hồi lâu. Lần này thằng bé có vẻ ân cần và tỏ ra biết điều trước hoàn cảnh của bọn em. Ít nhất em cảm nhận được nó đã cố gắng hết sức để tỏ ra như vậy. Geo ạ, chẳng tốt đẹp gì nếu bọn em cứ tiếp tục như thế này. Nó đã quyết tâm rồi, thực sự quyết tâm. Nó muốn được tự lập hoàn toàn.”
Giọng của bà run rẩy. George nói, “Cậu ta vẫn còn trẻ lắm.”
“Thằng bé đã quá già so với tuổi. Thậm chí hai năm trước nó đã có thể tự chăm sóc mình nếu nó bắt buộc phải làm vậy. Em không thể đối xử với nó như thể với một đứa trẻ, chỉ vì nó còn trẻ người non dạ. Em lại càng không thể đụng đến luật pháp để khiến nó quay về, như vậy thằng bé sẽ không bao giờ tha thứ cho em...”
“Cậu ta đã thay đổi ý định nhiều lần trước rồi.”
“Ôi em biết chứ. Và em biết anh nghĩ thằng bé đã đối xử với em chẳng ra gì. Em không trách anh vì đã nghĩ như vậy. Đó là lẽ tự nhiên khi anh đứng về phía em. Nhưng mà anh không có con, anh không thể hiểu được. Ôi Geo thân mến, em xin lỗi, em không định nói vậy...”
“Đừng có ngốc nghếch, Charley.”
“Ngay cả khi anh có con đi nữa, nó cũng là khác nhau. Mối quan hệ giữa mẹ và con trai này... Ý em là, thật khó khi phải nuôi dưỡng nó khi vắng bóng người cha, thật khó như điên vậy. Anh cố hết sức mình, nhưng mọi điều anh nói hay làm đều là vô nghĩa. Có lần nó bảo em đã làm hư nó. Ban đầu em không hiểu, em đã không thể nào chấp nhận được điều đó, nhưng giờ thì khác. Em không còn lựa chọn nào khác. Nó phải sống cuộc sống riêng của nó, cách xa em. Ngay cả khi nó cầu xin, em cũng không nên gặp nó một thời gian dài. Geo, em xin lỗi. Em không định cư xử thế này. Em rất... xin lỗi...”
George nhích lại gần hơn và quàng tay qua vai bà, khẽ bóp cái thân thể phúng phính đang run rẩy tức tưởi của bà, mà không hề nói một câu. Ông dùng cánh tay còn lại đưa ly rượu lên miệng, cẩn thận không để Charley cảm nhận được sự chuyển động của mình. Không phải ông lạnh lùng, không phải ông không cảm động. Ông thực sự thương cảm cho hoàn cảnh của Charley và đống lộn xộn trong quan hệ mẹ con giữa bà và Fred. Nhưng ông không thể cưỡng lại sự hạnh phúc điềm đạm mà nỗi đau khổ của bà mang lại cho ông.
Thật lạ lùng khi ngồi đây với Charley đang nức nở trong tay và nhớ lại cái đêm ông nhận được cuộc điện thoại đường dài từ Ohio. Người cậu của Jim mà George chưa một lần gặp mặt đang cố tỏ ra thương cảm cho ông, thậm chí còn thừa nhận quyền của ông để được chia sẻ nỗi đau tang thương của gia đình. Nhưng sau một vài phút nói chuyện, ông ta hơi chút ớn lạnh bởi sự cộc lốc của George,À, tôi hiểu rồi, phải, và câu trả lời cụt ngủn: Không cần đâu, cảm ơn khi ông ta ngỏ ý muốn mời George đến dự tang lễ. Hóa ra người bạn cùng phòng của đứa cháu trai xấu số của ông cũng chẳng thân thiết với nó đến mức đó. Nhưng chỉ năm phút sau khi George đặt máy xuống, khi làn sóng đầu tiên của cơn sốc ập đến, khi cái tin vô nghĩa bỗng trở thành hiện thực trong từng câu nói, George thấy mình gấp gáp chạy qua những ngọn đồi vắng trong bóng đêm, những bước chân liêu xiêu run rẩy, ông thấy mình đập thình thình vào cửa nhà Charley, gào lên khóc thổn thức trên đôi vai bà, trên đùi và khắp người bà. Và Charley đã vỗ về, đã vuốt ve mái tóc và nói với ông những lời mà một người trong hoàn cảnh của bà sẽ nói. Rồi buổi chiều muộn ngày hôm sau, khi đã kéo chính mình ra khỏi cơn mê của những viên thuốc ngủ mà Charley đưa cho, ông thấy mình thật ghê tởm: Anh đã phản bội em, anh đã phản bội cuộc sống của chúng ta; anh đã biến em thành một chủ đề của cuộc trò chuyện trong nước mắt giàn giụa nơi đũng quần đàn bà. Nhưng đó cũng chỉ là một phần của làn sóng kích động thứ hai. Nó đã trôi qua nhanh chóng. Trong khi đó, Charley, Chúa rủ lòng thương trái tim đần độn của bà, đã không ngừng tận tâm lo lắng - bà nấu từng bữa ăn và mang đến cho ông khi ông đi vắng, bọc trong giấy thiếc để sẵn sàng có thể hâm nóng lại; để lại lời nhắn nhắn nhủ ông hãy gọi cho bà bất kỳ lúc nào ông thấy cần, càng muộn càng tốt; giấu sự thật với những bà bạn kín tiếng nhất của bà, những người đang ngờ rằng Jim đã chuồn khỏi Bang sau một vài phi vụ tình ái - cho đến khi cuối cùng bà cũng biến cái chết của Jim thành một câu chuyện hài kịch hoang đường do bà bịa đặt (Nghĩ đến đây, George lại mỉm cười với chính mình). Ồ phải, đúng vậy, ông rất mừng vì đã chạy đến bên bà vào cái đêm ấy. Cái đêm ấy, bằng sự ngu ngốc ngây thơ nhất, bà đã dạy ông một bài học mà ông sẽ không bao giờ quên, đó là, sẽ không gì có thể phản bội (cái cách diễn đạt mới ngu xuẩn làm sao) Jim, hay cuộc sống với Jim, không gì có thể.
Charlotte đã bình tĩnh trở lại. Sau một vài tiếng sụt sịt cuối cùng, bà nói “Xin lỗi” một lần nữa rồi ngưng khóc.
“Em cứ không ngừng tự hỏi mọi chuyện bắt đầu trở nên sai lầm từ khi nào?”
“Ôi Charley, vì Chúa, nghĩ vậy thì có ích lợi gì chứ?”
“Dĩ nhiên nếu Buddy và em vẫn ở cùng nhau...”
“Không ai có thể nói đó là lỗi của em.”
“Lúc nào cũng là lỗi của cả hai người.”
“Gần đây em có nghe gì về anh ta không?”
“Có. Rất thường xuyên. Họ vẫn ở Scranton. Anh ta đã mất việc. Còn Debbie thì mới sinh đứa thứ ba - lại một đứa con gái nữa. Em không tưởng tượng được làm sao họ vẫn có thể… Em không ngừng bảo anh ta thôi gửi tiền, cho dù đó là cho Fred. Nhưng anh ta thật cứng đầu khi anh ta nghĩ đó là trách nhiệm của anh ta, tội nghiệp. Từ giờ, anh ta và Fred phải nói chuyện đó trực tiếp với nhau thôi, em đã ra khỏi bức tranh của họ rồi.” Chút im lặng ảm đạm. George vỗ nhẹ vào vai bà động viên.
“Một ly nữa trước khi món thịt hầm chín?”
“Em nghĩ đó là một ý kiến thiên tài.” Bà cười sảng khoái trở lại. Nhưng khi George nhận chiếc ly trống từ tay bà, bà vuốt ve bàn tay ông đầy cảm động, “Anh thật tốt với em quá, Geo.” Mắt bà mọng nước. Ông tảng lờ như không nhìn thấy và đứng dậy bước đi.
Vừa bước vào căn bếp, George tự nhủ, nếu ông là người bị đâm bởi chiếc xe tải đó, thì người đứng đây buổi tối ngày hôm nay sẽ là Jim, bước qua khe cửa này, tay bưng hai chiếc ly này. Mọi việc đơn giản là thế.
“Chỉ còn hai chúng ta,” Charlotte nói, “chỉ còn anh và em.”
Họ đang dùng cà phê sau bữa tối. Món thịt hầm hóa ra đã khá thành công, mặc dù sự khác biệt giữa nó và các món thịt hầm khác của Charlotte khó có thể được nhận ra, hương vị Borneo ở món thịt hầm này hầu như chỉ tồn tại trong sách vở.
“Chỉ hai chúng ta,” bà lặp lại.
George mỉm cười bâng quơ đáp lại, ông không chắc nó sẽ dẫn câu chuyện đi tới đâu hay chỉ đơn thuần là cảm xúc nhất thời ấm áp dâng lên từ những ly rượu. Họ đã uống hết chừng một chai rưỡi.
Rồi từ từ, trầm ngâm như thể đây chỉ là chút hài hước nữ tính không thích đáng, bà nói thêm, “Có lẽ một hai hôm nữa, em nên bắt đầu dọn phòng của Fred.”
Ngập ngừng.
“Khi nào em còn chưa làm vậy, thì khi đó em vẫn còn chưa thực sự xác định rằng mọi chuyện đã kết thúc. Anh phải làm gì đó để thuyết phục chính bản thân mình. Anh hiểu ý em không?”
“Anh hiểu.”
“Dĩ nhiên em sẽ gửi những gì Fred cần cho nó. Số còn lại em sẽ đóng gói và cất đi. Dù sao thì cũng có cả đống chỗ trống trong căn nhà này.”
“Em định cho thuê phòng của nó hả?” George hỏi, vì nếu sự dông dài của bà có điểm kết nào đó thì thà nói toạc nó ra ngay từ bây giờ còn hơn.
“Ồ không, em không thể làm như vậy. Ít ra là cũng không phải cho người lạ. Đó phải là người thân trong gia đình. Ôi, em nên bỏ cái lối dùng từ đó, chỉ là thói quen thật khó dứt. Anh biết đấy, Geo, nếu có ai đến ở phòng của Fred, đó phải là người nào em hiểu thật rõ...”
“Anh hiểu.”
“Anh biết đấy, anh và em, thật buồn cười là chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền. Những căn nhà của chúng ta quá rộng mà lại quá hẹp cho chúng ta.”
“Tùy vào cách mà em quan niệm.”
“Phải, Geo thân mến... Anh có phiền nếu em hỏi anh điều này... Không phải là em soi mói hay gì cả…”
“Cứ tự nhiên.”
“Giờ, một thời gian cũng khá đủ đã trôi qua kể từ khi... Anh có vẫn giữ ý định muốn sống một mình?”
“Anh chưa bao giờ muốn sống một mình cả, Charley.”
“Em biết, xin lỗi. Ý em không phải...”
“Anh biết ý em. Không sao cả.”
“Dĩ nhiên em biết những gì anh chắc hẳn phải cảm thấy về ngôi nhà của mình lúc này. Có bao giờ anh nghĩ đến việc chuyển đi nơi khác?”
“Không. Ít ra là không phải nghiêm túc.”
“Không ư?” Charlotte đăm chiêu. “Em cũng nghĩ anh không muốn thế. Em nghĩ, miễn khi nào anh còn ở đó, anh sẽ cảm thấy gần Jim hơn, phải vậy không?”
“Có thể.”
Bà nhướn người với lấy bàn tay ông và bóp nhẹ vẻ thấu hiểu cảm thông. Rồi bà búng lấy một điếu thuốc ra khỏi bao, hồ hởi nói, “Anh sẽ pha cho mỗi người một ly rượu nữa chứ, Geo?”
“Rửa bát trước đã.”
“Ôi, Geo thân mến, làm ơn cứ để mặc chúng đấy, em sẽ rửa chúng vào sáng mai. Như vậy tốt hơn cho em. Ít ra nó cũng giúp em có việc gì đó để làm. Những ngày này thật ít thứ gì để em có thể...”
“Không bàn cãi nhiều, Charley. Nếu em không phụ một tay, anh sẽ tự rửa một mình.”
“Ôi, Geo bướng bỉnh.”
Nửa giờ đồng hồ sau, họ lại quay trở vào phòng khách, ly đồ uống mới trên tay.
“Làm sao anh có thể giả vờ như anh không yêu nó?” Charlotte hỏi ông với giọng hờn trách nũng nịu đỏm dáng chòng ghẹo. “Anh nhớ nó như điên, anh ước mình được trở về nơi đó. Đừng có chối.” Đây là một trong những chủ đề ưa thích của bà.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook