Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)
-
Chương 16: Hạn chế công nghệ
Tháng 11 và tháng 12 là những ngày tháng sôi nổi nhất của những công tượng thợ rèn cũng như thợ gỗ của khu quân sự rừng Thần.
Đối với thợ rèn đúc thì họ đang mê mẩn với công việc chế tạo một loại vũ khí mà họ chưa từng biết đến trước đây. Đó chính là súng kíp như trong thiết kế của nguyên hãn. Xong quá trình chế tạo súng gặp quá nhiều trắc trờ thành ra công việc vẫn không mấy tiến triển.
Việc chế tạo nòng súng lại rất thuận lợi không hề hàm hồ một chút nào. Nói đến công việc chế tạo một dụng cụ mới hoàn toàn chưa từng biết đến thì không đơn giản một chút nào. Trong công tác chế tạo sẽ phát sinh ra hàng trăm vấn đề cần giải quyết.
Đầu tiên đó là đơn vị đo lường cần thống nhất và chính xác. Vào thời này mặc dù có những công cụ đo đạt mang tính quy chuẩn từ Trung Hoa du nhập vào việt nam, thế nhưng đơn vị thấp nhất là “hào” rồi đến “thốn” (3,33mm và 3,33cm) thực sự không phù hợp cho công việc chế tạo những nòng súng hay chi tiết cần độ chuẩn xác cao. Nhưng Nguyên Hãn không có cái thước quy chuẩn mm, cm của phương Tây vậy nên hắn tự ước lượng mà tạo nên một cái thước quy chuẩn của riêng quân khu. Cái thước này được đế bằng bạc dài đúng gần đúng 2m. Được chia nhỏ đến nửa mm. Tất nhiên cái thước này không hoàn toàn chuẩn xác với kích thước vàng của thời hiện đại thế nhưng cũng khá tiếp cận rồi. Cái thước này được bảo quản rất cẩn thận và trở thành số đo vàng để các thợ thủ công sao chép ra những dụng cụ đo của họ. Đảm bảo cho việc tất cả các thiết bị họ chế ra đều đồng bộ với nhau. Bên cạnh đó thước đo độ cũng được chế tạo. Nhưng thước đo độ thì chính xác gần như tuyệt đối so với hiện đại. Đơn giản vì họ vẽ một vòng tròn và vạch ra 360 phần bằng nhau do đó độ chính xác so với hiện nay là gần như tuyệt đối.
Nòng súng 25cm được các công tượng chế tạo theo hai cách. Thứ nhất đó là tạo khuôn đúc và đúc thành nòng súng thép. Cách thứ hai là khoan thanh thép hình trụ thành nòng súng. Cả hai phương pháp này đều thành công một cách tốt đẹp nhưng chúng lại có những ưu khuyết điểm khác nhau khiến việc lựa chọn rất khó khăn.
Nói về nòng đúc thì có một ưu thế đó là nhanh, phải nói là rất nhanh để sản xuất hàng loạt các nòng súng này. Nhưng chất lượng của chúng lại khá thấp thấp. Đầu tiên là lòng súng sẽ không nhẵn. Thứ hai thân của nòng súng sẽ rất dễ có khoảng trống mặc dù khi rót thép có cẩn thận bao nhiêu đi chăng nữa. Để khắc phục điều này bắt buộc phải đúc nòng dày lên để đảm bảo an toàn. Vậy ra với cái lòng súng đường kính 1cm vậy mà độ dày của nòng cũng là 1cm thành ra cái nòng súng tổng đường kính lên tới 3cm.
Nhưng cũng không phải là nòng đúc không có ưu điểm. Ngoài chế tạo nhanh và đơn giản nó còn một ưu điểm đó là chất thép tốt hơn nòng khoan.
Đơn giản là nòng khoan bắt buộc phải chế tạo bằng thép mềm hơn như vậy mũi khoan mới có thể xuyên thấu. Nhưng chính vì là thép mềm nên rất không bền và dễ giãn nở khi thuốc súng nổ tạo ra nhiệt độ cao. Do đó cuối cùng nòng súng khoan vẫn phải giữ độ dày 1cm mới có thể đảm bảo an toàn. Song để chế tạo một nòng súng khoan quả là quá vất vả và tốn thời gian. Vì mũi khoan cũng chỉ là thép cứng mà thôi, mà nòng súng cũng không phải thép quá mềm. Thành thử ra mũi khoan gãy, mũi khoan mòn, nòng bị vỡ trong quá trình khoan sảy ra quá nhiều.
Mặc dù Nguyên Hãn đã gợi ý và phác họa sơ qua các máy khoan đồng trục có thể lợi dụng sức gia súc thông qua các bánh răng và dây culoa truyền động thì hiệu suất vẫn không cao. Phải nói các thợ gỗ và thợ rèn ở đây tay nghề rất tốt, sức sáng tạo cũng cao nhưng hạn chế về công nghệ thời cổ không cho phép họ vượt quá xa thời đại mà làm được những điều phi thường hơn nữa. Máy khoan đồng trục là một hệ thống đơn giả tạo lên trên hai đầu của một thanh sắt thẳng. Một đầu cố định chứa mũi khoan nối với hệ thống truyền động với bánh răng và dây culoa được phát động bằng gia súc hay người. Đầu còn lại có các thiết bị cố định vật cần khoan, có thể chuyển động tiến lui theo trục của thanh sắt thẳng. Nguyên Hãn chỉ cần vẽ tới lui những cái mà hắn biết như bánh răng kích cỡ khác nhau, dây culoa vậy thôi. Những chỗ không biết thì hắn chỉ giải thích chức năng cần thiết của nơi đó là gì. Vậy mà các công tượng có thể phối hợp mà chế tạo ra máy khoan hoàn chỉnh và chuẩn xác. Xong hạn chế về độ cứng giữa mũi khoan và nòng súng vẫn khiến chiếc máy này không có được thành công như mong đợi.
Song cái máy này không hề vô dụng một chút nào, từ ý tứ của chiếc máy này mà các thợ thủ công điêu luyện, đầy sức sáng tạo biến nó thành các phiên bản như máy mài. Búa đập liên tục... tiết kiệm rất nhiều sức lực cho công tượng. Ngay cả thợ mộc cũng được ăn theo khi Nguyên Hãn bảo một câu, nếu thay cái đĩa mài này thành đĩa có răng cưa thì thành máy cưa rồi. Phải nói sức sáng tạo của các công tượng là vô hạn.
Cuối cùng Nguyên Hãn chấp nhận số phận với việc chỉ có thể trang bị hàng loạt với nòng súng đúc mà thôi. Mà như vậy hắn cũng hài lòng lắm rồi. Nên nhớ rằng mãi đến những năm 1490 thì đội thần cơ doanh của Nhà Minh vẫn dùng súng đúc hỏa mai nòng đúc băng đồng và gang đường kính lên tới 5 cm nặng tới 14,15 kg đấy. Một khẩu súng cần hai người thao tác. Một tên chuyên nạp đạn châm lửa, một tên chuyên cầm súng ngắm, rất là phiền hà vì súng quá nặng. Nguyên Hãn hắn đi trước thời đại trăm năm đã là quá tốt rồi.
Nhưng nòng đúc không phải không thể cải tiến. Nguyên Hãn tốn khá nhiều thời gian để cố lục bộ nhớ xem trong công nghệ đúc có cái gì được cải tiến trong lịch sử không. Và không ngoài bất ngờ hắn đã nhớ ra một chữ “ rót dưới”.
Gọi công tượng vào bàn bạc Nguyên Hãn không vẽ vời gì cả tại vì hắn chả biết gì mà vẽ cả.
- Ta thấy mọi người đều dùng cát và đất sét làm khuôn... độ chuẩn xác rất thấp. Mà hiệu suất không cao. Ta đề nghị làm khuôn bằng gang.
- Tuy chế tạo khuôn bằng gang khó khăn, nhưng có thể dùng nhiều lần. Và bề mặt thép tiếp xúc với khuôn sẽ nhẵn hơn.
- Lòng súng nên đúc nhỏ hơn 1cm một chút sau đó nghĩ cách lợi dụng máy khoan thành máy mài mà mài lòng của nòng súng thành 1cm. Đảm bảo lòng súng sẽ nhẵn hơn nhiều.
- Cuối cùng là giờ đây các ngươi đúc thép là rót từ trên xuống. Như vậy không được tốt lắm vì thép sẽ tạo thành từng lớp từng lớp đè lên nhau tính bền chắc kém, thứ hai những tạp chất nhẹ muốn nổi lên trên thì sẽ bị luồng thép từ trên rót xuống ép ngược trở về, tạo thành những tạp chất trong nòng súng. Các ngươi nghĩ cách tạo áp lực bơm thép nóng chảy từ dưới lên đảm bảo sẽ tốt hơn nhiều.
- Ta nói vậy ai còn có ý kiến không?
Đối với thợ rèn đúc thì họ đang mê mẩn với công việc chế tạo một loại vũ khí mà họ chưa từng biết đến trước đây. Đó chính là súng kíp như trong thiết kế của nguyên hãn. Xong quá trình chế tạo súng gặp quá nhiều trắc trờ thành ra công việc vẫn không mấy tiến triển.
Việc chế tạo nòng súng lại rất thuận lợi không hề hàm hồ một chút nào. Nói đến công việc chế tạo một dụng cụ mới hoàn toàn chưa từng biết đến thì không đơn giản một chút nào. Trong công tác chế tạo sẽ phát sinh ra hàng trăm vấn đề cần giải quyết.
Đầu tiên đó là đơn vị đo lường cần thống nhất và chính xác. Vào thời này mặc dù có những công cụ đo đạt mang tính quy chuẩn từ Trung Hoa du nhập vào việt nam, thế nhưng đơn vị thấp nhất là “hào” rồi đến “thốn” (3,33mm và 3,33cm) thực sự không phù hợp cho công việc chế tạo những nòng súng hay chi tiết cần độ chuẩn xác cao. Nhưng Nguyên Hãn không có cái thước quy chuẩn mm, cm của phương Tây vậy nên hắn tự ước lượng mà tạo nên một cái thước quy chuẩn của riêng quân khu. Cái thước này được đế bằng bạc dài đúng gần đúng 2m. Được chia nhỏ đến nửa mm. Tất nhiên cái thước này không hoàn toàn chuẩn xác với kích thước vàng của thời hiện đại thế nhưng cũng khá tiếp cận rồi. Cái thước này được bảo quản rất cẩn thận và trở thành số đo vàng để các thợ thủ công sao chép ra những dụng cụ đo của họ. Đảm bảo cho việc tất cả các thiết bị họ chế ra đều đồng bộ với nhau. Bên cạnh đó thước đo độ cũng được chế tạo. Nhưng thước đo độ thì chính xác gần như tuyệt đối so với hiện đại. Đơn giản vì họ vẽ một vòng tròn và vạch ra 360 phần bằng nhau do đó độ chính xác so với hiện nay là gần như tuyệt đối.
Nòng súng 25cm được các công tượng chế tạo theo hai cách. Thứ nhất đó là tạo khuôn đúc và đúc thành nòng súng thép. Cách thứ hai là khoan thanh thép hình trụ thành nòng súng. Cả hai phương pháp này đều thành công một cách tốt đẹp nhưng chúng lại có những ưu khuyết điểm khác nhau khiến việc lựa chọn rất khó khăn.
Nói về nòng đúc thì có một ưu thế đó là nhanh, phải nói là rất nhanh để sản xuất hàng loạt các nòng súng này. Nhưng chất lượng của chúng lại khá thấp thấp. Đầu tiên là lòng súng sẽ không nhẵn. Thứ hai thân của nòng súng sẽ rất dễ có khoảng trống mặc dù khi rót thép có cẩn thận bao nhiêu đi chăng nữa. Để khắc phục điều này bắt buộc phải đúc nòng dày lên để đảm bảo an toàn. Vậy ra với cái lòng súng đường kính 1cm vậy mà độ dày của nòng cũng là 1cm thành ra cái nòng súng tổng đường kính lên tới 3cm.
Nhưng cũng không phải là nòng đúc không có ưu điểm. Ngoài chế tạo nhanh và đơn giản nó còn một ưu điểm đó là chất thép tốt hơn nòng khoan.
Đơn giản là nòng khoan bắt buộc phải chế tạo bằng thép mềm hơn như vậy mũi khoan mới có thể xuyên thấu. Nhưng chính vì là thép mềm nên rất không bền và dễ giãn nở khi thuốc súng nổ tạo ra nhiệt độ cao. Do đó cuối cùng nòng súng khoan vẫn phải giữ độ dày 1cm mới có thể đảm bảo an toàn. Song để chế tạo một nòng súng khoan quả là quá vất vả và tốn thời gian. Vì mũi khoan cũng chỉ là thép cứng mà thôi, mà nòng súng cũng không phải thép quá mềm. Thành thử ra mũi khoan gãy, mũi khoan mòn, nòng bị vỡ trong quá trình khoan sảy ra quá nhiều.
Mặc dù Nguyên Hãn đã gợi ý và phác họa sơ qua các máy khoan đồng trục có thể lợi dụng sức gia súc thông qua các bánh răng và dây culoa truyền động thì hiệu suất vẫn không cao. Phải nói các thợ gỗ và thợ rèn ở đây tay nghề rất tốt, sức sáng tạo cũng cao nhưng hạn chế về công nghệ thời cổ không cho phép họ vượt quá xa thời đại mà làm được những điều phi thường hơn nữa. Máy khoan đồng trục là một hệ thống đơn giả tạo lên trên hai đầu của một thanh sắt thẳng. Một đầu cố định chứa mũi khoan nối với hệ thống truyền động với bánh răng và dây culoa được phát động bằng gia súc hay người. Đầu còn lại có các thiết bị cố định vật cần khoan, có thể chuyển động tiến lui theo trục của thanh sắt thẳng. Nguyên Hãn chỉ cần vẽ tới lui những cái mà hắn biết như bánh răng kích cỡ khác nhau, dây culoa vậy thôi. Những chỗ không biết thì hắn chỉ giải thích chức năng cần thiết của nơi đó là gì. Vậy mà các công tượng có thể phối hợp mà chế tạo ra máy khoan hoàn chỉnh và chuẩn xác. Xong hạn chế về độ cứng giữa mũi khoan và nòng súng vẫn khiến chiếc máy này không có được thành công như mong đợi.
Song cái máy này không hề vô dụng một chút nào, từ ý tứ của chiếc máy này mà các thợ thủ công điêu luyện, đầy sức sáng tạo biến nó thành các phiên bản như máy mài. Búa đập liên tục... tiết kiệm rất nhiều sức lực cho công tượng. Ngay cả thợ mộc cũng được ăn theo khi Nguyên Hãn bảo một câu, nếu thay cái đĩa mài này thành đĩa có răng cưa thì thành máy cưa rồi. Phải nói sức sáng tạo của các công tượng là vô hạn.
Cuối cùng Nguyên Hãn chấp nhận số phận với việc chỉ có thể trang bị hàng loạt với nòng súng đúc mà thôi. Mà như vậy hắn cũng hài lòng lắm rồi. Nên nhớ rằng mãi đến những năm 1490 thì đội thần cơ doanh của Nhà Minh vẫn dùng súng đúc hỏa mai nòng đúc băng đồng và gang đường kính lên tới 5 cm nặng tới 14,15 kg đấy. Một khẩu súng cần hai người thao tác. Một tên chuyên nạp đạn châm lửa, một tên chuyên cầm súng ngắm, rất là phiền hà vì súng quá nặng. Nguyên Hãn hắn đi trước thời đại trăm năm đã là quá tốt rồi.
Nhưng nòng đúc không phải không thể cải tiến. Nguyên Hãn tốn khá nhiều thời gian để cố lục bộ nhớ xem trong công nghệ đúc có cái gì được cải tiến trong lịch sử không. Và không ngoài bất ngờ hắn đã nhớ ra một chữ “ rót dưới”.
Gọi công tượng vào bàn bạc Nguyên Hãn không vẽ vời gì cả tại vì hắn chả biết gì mà vẽ cả.
- Ta thấy mọi người đều dùng cát và đất sét làm khuôn... độ chuẩn xác rất thấp. Mà hiệu suất không cao. Ta đề nghị làm khuôn bằng gang.
- Tuy chế tạo khuôn bằng gang khó khăn, nhưng có thể dùng nhiều lần. Và bề mặt thép tiếp xúc với khuôn sẽ nhẵn hơn.
- Lòng súng nên đúc nhỏ hơn 1cm một chút sau đó nghĩ cách lợi dụng máy khoan thành máy mài mà mài lòng của nòng súng thành 1cm. Đảm bảo lòng súng sẽ nhẵn hơn nhiều.
- Cuối cùng là giờ đây các ngươi đúc thép là rót từ trên xuống. Như vậy không được tốt lắm vì thép sẽ tạo thành từng lớp từng lớp đè lên nhau tính bền chắc kém, thứ hai những tạp chất nhẹ muốn nổi lên trên thì sẽ bị luồng thép từ trên rót xuống ép ngược trở về, tạo thành những tạp chất trong nòng súng. Các ngươi nghĩ cách tạo áp lực bơm thép nóng chảy từ dưới lên đảm bảo sẽ tốt hơn nhiều.
- Ta nói vậy ai còn có ý kiến không?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook