ngôn Tình Thiên Duyên
C5: Chương 5

12.

Bảng thông báo vừa dán xong.

Đám đông chợt ồn ào trở lại.

"Đỗ rồi, ta đỗ rồi!".

"Lại trượt, lại trượt nữa rồi, ta đã thi mười lần rồi nhưng sao lần nào cũng như thế này vậy chứ!".

...

Có người vui mừng đến mức cởi bỏ quần áo rồi lăn lộn khắp nơi trên đất, cũng có người đau khổ đến mức ngất ngay tại chỗ.

Chúng ta bị ép ra bên ngoài, một chữ ở trong bảng là gì cũng không thể thấy được, ta lo lắng đến mức miệng cũng muốn bốc hỏa.

Chỉ có Tông Trúc là rất bình tĩnh: "Sớm muộn gì nàng cũng sẽ biết mà".

Ngay lúc này, có người hét lớn một tiếng: "Giải nguyên - thủ khoa là Quý Tông Trúc, Quý Tông Trúc, ai là Quý Tông Trúc vậy!".

Giải nguyên là người đứng đầu bảng, tên sẽ đứng ở vị trí đầu tiên.

Ta nghi ngờ mình đã nghe nhầm.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người hỏi: "Quý Tông Trúc là ai?".

Lại có người đẩy chúng ta ra: "Giải nguyên ở đây này!".

Đột nhiên, mọi người lần lượt nhường đường, và chúng ta đi đến trước bảng thông báo một cách rất thuận lợi.

Những năm này, ta đi theo Tông Trúc cũng đã nhận dạng được một số chữ.

Lúc này ta mới nhìn rõ ba chữ Quý Tông Trúc, người đứng đầu trong yết bảng.

Ta nắm chặt tay mẹ chồng: “Nương, người nhìn xem, kia là tên của Tông Trúc”.

Mẹ chồng giơ tay tự tát mình một cái, "oa" lên một tiếng rồi chợt bật khóc.

"Kiều nhi, chuyện này, ta không phải nằm mơ đúng không".

Hai chúng ta rơm rớm nước mắt nhìn Tông Trúc, hốc mắt chàng ấy cũng đã muốn ươn ướt: “Không phải nằm mơ đâu, nương, Kiều Kiều, con thật sự là đứng đầu bảng mà”.

Ta gần như không còn hơi sức để đứng dậy nữa, yếu ớt ngã vào lòng chàng ấy.

Lão thiên gia, đời trước ta có lẽ là tiên nữ trên trời đúng không, sao ngài có thể chiếu cố ta nhiều đến như vậy chứ.

Lúc này, các đồng môn của Quý Tông Trúc cũng đều vây quanh để chúc mừng chàng ấy.

Với vẻ mặt thản nhiên, chàng ấy ôm ta rồi nói: "Cũng nhờ nàng ấy đấy, may mà ngày ấy tiện nội (*) đã khích lệ ta trước khi thi, nếu các vị không ngại cũng có thể thử xem".

(*): Chỉ vợ mình một cách khiêm tốn khi nói với người khác.

Ta đỏ mặt xấu hổ.

Về đến nhà, ta và mẹ chồng vẫn còn chưa hết bỡ ngỡ.

Lúc này ta mới dám nói với mẹ chồng về việc ta đã thấy những mối nguy hiểm trước ngày thi hôm đó.

13.


Vào ngày thi hôm đó, ta đã hôn Tông Trúc ở cửa.

Một số hình ảnh chợt hiện lên trước mắt ta: Tông Trúc đang thi được nửa chừng thì một con độc xà không biết từ đâu chui ra rồi bất ngờ cắn mạnh vào người chàng ấy.

Mắt chàng ấy hoàn toàn biến thành màu đen, rồi dần dần không thể cầm cự được nữa nên chàng ấy bị khiêng ra khỏi phòng thi.

Đương nhiên, bài thi không thể hoàn thành được.

Dù đã được biết trước, nhưng trong thời gian ngắn như vậy chúng ta cũng không có cách nào giải quyết được.

Cũng may Tông Trúc thông minh, cho nên chàng ấy đã buộc chặt ống quần của mình và làm đổ mực lên chân.

Mực có mùi hương rất nồng, mà rắn lại đặc biệt nhạy cảm với mùi. Vì vậy, chàng ấy may mắn thoát được một kiếp nạn.

Mẹ chồng vẫn còn đang vui sướng với đệ nhất yết bảng của chàng ấy, nên khi nghe được chuyện này bà ngay lập tức cảm tạ thần Phật và tám trăm đời tổ tiên dòng họ đã phù hộ cho chúng ta.

Chàng ôm lấy ta, vừa ôm vừa gọi ta không ngớt, nói ta là phúc tinh của chàng ấy, là tâm can bảo bối của chàng ấy.

Cánh cửa trong nhà gần như bị phá vỡ.

Người thì tặng thịt, tặng gạo, người thì tặng đất đai, ngân phiếu, đều có đủ cả.

Cùng ngày này, Đại Hoa cùng phu quân nàng ta cũng đến đây.

Nàng ta cố nặn ra vẻ vui mừng thân thiện trên khuôn mặt đầy thịt của mình: "Phu quân, Quý Cử nhân và phu nhân đều là đồng hương của thiếp đó, chúng ta thân thiết với nhau lắm!".

"Thiếp cùng với Cử nhân nương tử chơi thân từ nhỏ, như tỷ muội ruột thịt vậy đó".

Ai chơi với ngươi, ai là tỷ muội với ngươi chứ.

Thật là mặt dày mà.

Ta chưa kịp nổi giận thì mẹ chồng đã trợn mắt: “Ồ, không biết trước đây ai đã nói con trai ta suốt đời chỉ là một Tú tài, nói con dâu ta không đứng đắn đây chứ".

Vị phú thương trung niên kia lập tức biến sắc, liền quay lại tát Đại Hoa một cái: "Đúng là thứ cái tiện nhân không hiểu chuyện, sao ngươi dám xúc phạm Cử nhân lão gia như vậy hả".

Ta cùng với mẹ chồng đều giật nảy mình.

Thường ngày, Đại Hoa ở trước mặt chúng ta luôn khoe khoang rằng mình được cưng chiều như thế nào, phu quân đối tốt với nàng ta ra sao.

Bây giờ xem ra, người càng thiếu cái gì thì càng thích thổi phồng cái đó.

Đều là nữ nhân, nhưng lại cách biệt như vậy, ta thở dài: "Xin mời vào nhà".

Phú thương cố hạ thấp mình, cứ luôn miệng vâng dạ không thôi, trên mặt mang theo nụ cười nịnh nọt, hóa ra hắn ta muốn tặng hai cửa hàng cho Tông Trúc.

Khi hắn đề cập đến chuyện này, sự oán giận liền lóe lên trong mắt Đại Hoa.

Cuối cùng, sau khi hắn trò chuyện rồi thuyết phục đủ cách, Tông Trúc vẫn nhất quyết không nhận bất cứ thứ gì của bọn họ, sau đó khéo léo đuổi bọn họ ra khỏi nhà chúng ta.

Khi đi đến cổng, Đại Hoa chậm lại vài bước, nghiến răng nghiến lợi nói: "Cử nhân nương tử này vốn nên thuộc về ta".

"Những cửa hàng kia đáng lẽ ra cũng phải thuộc về ta".

14.

Hóa ra ngay cả khi nàng ta sinh được hai đứa con trai, phu quân của nàng ta cũng không chia cho nàng ta bất kỳ tài sản nào, phần lớn gia sản đều đứng dưới danh hai người con trai của người nương tử đã mất của hắn. Chẳng trách, mỗi ngày Đại Hoa đều tới tìm ta để tìm cảm giác mình luôn hơn người khác.


Người ta đều nói y cẩm hoàn hương (*).

(*): Áo gấm về làng, hiển đạt trở về.

Lần này đỗ Cử nhân, lại còn là Giải nguyên, cư nhiên phải trở về thôn một chuyến.

Mọi chuyện trong thành đã được chúng ta sắp xếp chu toàn, vì vậy chúng ta liền thu dọn đồ đạc và trở về thôn.

Đường đi xóc nảy, lại phải đối phó với già trẻ lớn bé trong thôn đến chúc mừng, hôm sau ta vẫn còn uể oải nên muốn lười biếng dậy muộn một chút, nhưng lại bị mẹ chồng đánh thức.

Cha nương ta đã dẫn theo hai đệ đệ đến đây, chắc cũng là để chúc mừng bọn ta hay lại có mục đích khác chăng.

Ngưu nhi đã đọc sách được hai năm, cho nên nhìn bộ dáng hiện giờ của đứa nhỏ này cũng rất điềm đạm ổn trọng (yên ổn, cẩn trọng).

Hổ nhi trời sinh đã gian xảo hung ác, nhưng so với mấy năm trước thì lúc này đã hiểu chuyện hơn rất nhiều rồi.

Lần này cũng thật bất ngờ, bọn họ cũng không phải tay không mà đến đây.

Bà xách một túi hạt sen lớn: "Hạt sen này đều là hạt sen non do ta đặc biệt lựa cho con đó, Kiều Kiều thích ăn cái này nhất mà đúng không?”.

Đã rất nhiều năm bà chưa từng gọi ta một tiếng "Kiều Kiều".

Hạt sen non thì cũng có là cái gì đâu chứ, chúng đều nhạt nhẽo vô vị cả thôi.

Ta sao lại thích ăn kia chứ, có lẽ là khi ta còn ở nhà, những hạt sen no đủ đều là để cho hai đệ đệ ta ăn, cũng chưa từng có một phần dành cho ta, thế nên ta chỉ có thể ăn những hạt non đó thôi.

Thật sự mà nói chỉ có giả vờ xin như thế ta mới có thể ăn được những hạt sen nhạt nhẽo đó.

Còn bây giờ thì đã khác trước rồi, ta đưa bà ấy một chiếc ngân trâm mà ta đã mua trong thành.

Bà có chút thất vọng: “Không phải là vàng sao, còn phụ thân và đệ đệ con thì sao, con không chuẩn bị chút gì cho bọn họ sao?”.

Ta đã chuẩn bị bút lông tốt, mực, giấy và nghiên mực cho hai đệ đệ, và mua một bao thuốc lá loại tốt cho cha ta.

Nhưng, vậy mà bà vẫn không hài lòng.

"Nếu con chuẩn bị cho chúng ta tiền hay vàng bạc thì tốt biết mấy".

Ta đã quen với tính cách của bà ấy, cũng chẳng buồn nhiều lời với bà làm gì.

Không nghĩ tới trong lúc dùng cơm trưa, bà ấy đột nhiên nói: "Con còn nhớ ngũ biểu muội của cữu tam gia (cậu ba) không? Năm nay đã mười lăm tuổi rồi đấy".

Mọi sự vẫn đang tốt lành, sao lại đề cập đến việc này để làm gì.

Lòng ta lộp bộp một cái, mẫu thân đã muốn nói hết ý của bà cho ta nghe rồi.

"Chất nữ nương gia kia (*) của ta nghe nói rất xinh đẹp lại duyên dáng, vả lại mông cũng to sau này sẽ dễ sinh con. Tế tử à, con và Kiều Kiều thành thân cũng đã hơn ba năm rồi mà mãi vẫn chưa có con...".

(*): cháu gái nhà mẹ đẻ.

"Đường đường là Cử nhân lão gia, lại không có người nối dõi làm sao mà được chứ? Thay vì tìm nơi khác, không bằng lấy chất nữ của ta làm thiếp đi".

15.


Má.u của ta đều dồn hết lên đỉnh đầu.

"Mẫu thân!".

Ta đã sớm nghĩ đến, sẽ có người lấy việc ta không sinh được con mà nhét người đến bên cạnh Tông Trúc.

Nhưng thật không ngờ tới, người đầu tiên đề cập đến chuyện này lại sẽ chính là mẫu thân ruột thịt của ta.

Bà kéo ta lại, hạ giọng: “Ta cũng là muốn nghĩ cho con thôi, phì thủy bất lưu ngoại nhân điền (*). Ai bảo con không sinh được hài tử, thà để biểu muội con làm thiếp vẫn tốt hơn để người khác làm thiếp chứ".

(*): 肥水不流外人田 [féishuǐ bú liú wàirén tián]: phù sa không chảy ruộng ngoài.

"Trong lúc đó tỷ muội con còn có thể tương trợ lẫn nhau nữa".

Đầu ta ong ong, chỉ cảm thấy tâm phế cùng hơi thở đều hỗn loạn.

Tông Trúc nắm lấy tay ta: "Nhạc mẫu, chuyện con cái chúng con đều không vội".

Mẫu thân nhướng mày: "Sao lại không vội cho được? Cũng đã ba năm rồi, ta cảm thấy Đại Ny chắc là không được rồi, con cũng không thể nạp người khác".

"Vậy chất nữ của ta thì sao, dù sao cũng là họ hàng vẫn hơn người xạ lạ chứ, vả lại về mọi mặt nó cũng không thua kém gì Đại Ny đâu, con chỉ cần nhìn vào nó là có thể hiểu được ngay thôi".

Bà vẫn luôn trọng nam khinh nữ như vậy.

Nhưng ta lại chưa từng nghĩ tới bà vậy mà lại đâ.m ta một nhát sâu đến tận cùng như vậy.

Ta vốn định giữ lại một chút thể diện cho bà, nhưng trong lòng ta lại cảm thấy cực kỳ khó chịu, cảm giác choáng váng ập tới, không chịu nổi nữa ta vọt nhanh ra bên ngoài rồi liền nôn ọe ngay tại đó.

Mẹ chồng thấy vậy vội chạy ra vỗ lưng cho ta.

Còn mẫu thân ta vẫn đang không ngừng khoe khoang về những thứ tốt đẹp của biểu muội với Tông Trúc.

Tông Trúc không kìm chế nữa, mời bà ra ngoài, lớn tiếng nói: "Nhạc mẫu, người không nhìn thấy Kiều Kiều đang khó chịu hay sao?".

"Rốt cuộc thì ai mới là nữ nhi ruột thịt của người đây?".

Mẫu thân không thể nói gì nữa, bà bắt đầu xấu hổ với lời chất vấn của chàng ấy.

Tông Trúc bước ra khỏi viện: “Nương, người đỡ Kiều Kiều vào trong nghỉ ngơi giúp con, con đi mời lang trung đến đây ngay”.

Mẹ chồng đáp: “Mau đi đi, Kiều Kiều gần đây sức khỏe vẫn tốt mà, sao hôm nay lại bị như vậy?”.

Khi mẹ chồng đỡ ta vào phòng trong, mẫu thân ta vẫn còn lẩm bẩm: “Không phải chỉ là nôn mửa thôi sao, làm gì lại yếu ớt như thế chứ”.

Mẹ chồng ta cũng không phải người dễ tính.

Oán hận nói: "Kiều Kiều là tức phụ của ta, ta chỉ muốn cưng chiều một mình con bé, và nhất định ta cũng sẽ không để con bé phải chịu một chút thiệt thòi nào".

Mẫu thân vẫn còn muốn tranh cãi nhưng phụ thân ta đã nhanh tay túm lấy bà: "Đừng cãi nữa, nói ít lại đi".

Trước khi lang trung đến, ta lại nôn thêm mấy lần nữa.

Mẹ chồng lo lắng đến nỗi cứ đi đi lại lại trong phòng.

Lang trung bắt mạch hồi lâu, Tông Trúc lo lắng đến độ cứ liên tục hỏi han vị lang trung này: "Nàng ấy bị làm sao vậy, có vấn đề gì không, có nghiêm trọng lắm không...?".

16.

Lang trung nới lỏng tay ta, lông mày giãn ra: "Chúc mừng Cử nhân tiên sinh, phu nhân của ngài đã có thai rồi".

Tông Trúc sững sờ, mẹ chồng cũng lặng người đi.

Trong phòng yên tĩnh rất lâu, bỗng mẹ chồng vỗ mạnh vào đùi, cười to nói: "Có thai, vậy ta sắp được làm tổ mẫu rồi".

"Ta sắp làm tổ mẫu rồi, Tông Trúc, bà thông gia, ta sắp làm tổ mẫu rồi".

Bà vui đến mức không nhìn thấy mặt trời luôn rồi, cười vang một hồi lâu mới dừng lại.


Trước đây, ở trước mặt ta, bà chưa bao giờ biểu hiện rằng mình yêu thích trẻ con đến như vậy cả.

Đến hôm nay ta mới biết được, bà vẫn luôn ngóng trông được lên chức tổ mẫu, chẳng qua là bà không dám nói ra, bà sợ ta suy nghĩ nhiều rồi sinh ra buồn phiền chán nản mà thôi.

Cha giật giật khóe miệng: "Như thế lại vừa hay".

Mẫu thân lại nói: "Bây giờ Đại Ny đang mang thai lại càng bất tiện, không bằng để chất nữ kia của ta... ".

Khuôn mặt đang tươi cười của mẹ chồng nhanh chóng thu lại: “Bà thông gia à, bà đừng nói lung tung nữa, chúng ta đều là nữ nhân, chẳng lẽ còn không hiểu tâm tư của Kiều Kiều sao?”.

“Tông Trúc sao lại có thể lang tâm cẩu phế (ác, vô ơn, vô tâm) như vậy được chứ, lúc này lại muốn nạp thê thiếp sao?”.

Mẫu thân vẫn còn muốn phân trần nhưng đệ đệ ta, Ngưu nhi đã lên tiếng: "Mẫu thân, người đi ra ngoài uống chút trà đi".

Sau khi bà bị cha ta kéo ra ngoài, Ngưu Nhi đã hành lễ với ta: “Mẫu thân đúng là không có chừng mực, mong tỷ tỷ không để trong lòng”.

Cách sắp xếp của Tông Trúc lúc đầu quả thật rất tốt.

Những cuốn sách được đọc trong những năm này đã không tốn công vô ích.

Vốn cũng có rất nhiều "yêu ma quỷ quái" từ mọi tầng lớp xã hội đến bên cạnh Tông Trúc.

Ngay cả Huyện lệnh cũng muốn Tông Trúc cưới con gái hắn ta, bây giờ ta có thai, bọn họ đều không còn lý do thích hợp nữa, mà Tông Trúc cũng có một cái cớ chính đáng.

"Phu nhân cùng ta đồng hội đồng thuyền (*), lúc này nàng lại còn đang mang thai, nếu ta lấy tiểu thiếp, vậy thánh hiền thư kia đọc uổng công rồi".

(*): Cùng nhau vượt qua khó khăn.

Mẹ chồng mỗi ngày đều vui cười hớn hở.

Mẫu thân ở trước mặt mẹ chồng ta giả vờ vui mừng, nói:

"Kiều Kiều, lần đầu tiên nhìn thấy con là ta biết con chính là phúc khí đến nhà chúng ta rồi, con nhìn tôn tử bảo bối của ta này, sớm không đến muộn không đến, nhưng lại tới vào lúc này, đó chính là bùa hộ mệnh của con rồi".

Nhưng mẫu thân lại lén lút nói thầm: "Ở đây ta có một phương thuốc có thể sinh được con trai, con làm theo...".

Ta cau mày: “Phu quân và mẹ chồng con nói là nhi tử hay nữ nhi đều không quan trọng”.

Cái rắm, ta đương nhiên muốn sinh nhi tử, nữ nhi đều là lỗ vốn hết!

Bà cứ liên miên lảm nhảm không ngừng, ta cũng chả thèm để tâm mà nhìn ra ngoài cửa sổ.

Bầu trời trong lành, mây thì ngát xanh.

Nếu là nữ nhi, ta hy vọng con bé có thể thừa hưởng mỹ mạo và sự thông minh của chàng ấy.

Sau khi thi đỗ, những lời tâng bốc từ mọi phía gần như làm rách màng nhĩ của ta.

Ai cũng nói ta thật may mắn khi lấy được một phu quân tốt như Tông Trúc.

Tông Trúc nhiều lần nói: "Lúc trước ta khắc thê, lại thi trượt hết lần này đến lần khác, may mắn mà phu nhân không ghét bỏ ta, bằng không ta đã không có được như ngày hôm nay".

Đột nhiên, cả huyện đều nói rằng ta đã giúp phu quân đổi vận.

Các bà nương sẽ đến trò chuyện với ta khi họ không có gì để làm, và các cô nương trong gia tộc trước khi xuất giá cũng sẽ mời ta đến chải tóc giúp các nàng ấy, với hy vọng sẽ có được một phần nhân duyên tốt như ta và Tông Trúc, ân ân ái ái với nhau như vậy.

Tuổi tác càng lớn thì Tông Trúc lại càng trở nên trầm ổn và chín chắn hơn.

Giống như một viên ngọc tốt được mài giũa theo năm tháng, ta thường xuyên xuất thần: Người phu quân tốt như vậy có thực sự là của ta - Chu Kiều Kiều này không?

Thầy Lâm, người đã bổ nhiệm chàng ấy làm Tú tài, nay cũng đã đến tuổi cần nghỉ ngơi.

Như thường lệ, Tông Trúc cũng gửi thiệp mời ông ấy đến dự tiệc đáp ơn.

Không ngờ ông lại rất cảm kích.

Không chỉ vậy, ông còn ở lại một mình sau yến tiệc và đưa cho Tông Trúc một phong thư.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương