Ngọc Quan Âm
-
Chương 23
Một chuyện tôi vẫn chưa làm rõ được, đó là ai đã tố giác tôi. Trước khi phiên tòa được mở, tôi và luật sư biện hộ đã thảo luận ba lần, tôi kể toàn bộ sự thật cho chị ta nghe và thông qua những nhận định của luật sư, cuối cùng tôi cũng đoán ra kẻ đã tố cáo mình.
Tôi luôn cho rằng mình bị oan, có thể Chung Ninh và Chung Quốc Khánh đã hãm hại tôi. Tôi cũng luôn tin rằng pháp luật sẽ rửa sạch nỗi oan và đòi lại danh dự cho mình, nhưng sau mấy lần nói chuyện với luật sư, tôi lại có một dự cảm chẳng lành.
Luật sư nói: “Trước hết, căn cứ theo luật định, số tiền hai mươi nghìn tệ đó hoàn toàn có thể coi là tiền hoa hồng mà Long Hoa tặng cậu do được trúng thầu. Quan trọng hơn là theo luật chống tham ô nhận hối lộ, nhận tiền hoa hồng có được coi là hành vi nhận hối lộ hay không phụ thuộc vào hai yếu tố: một là có công khai hay không, hai là khoản tiền đó có được ghi chép rõ ràng hay không. Nếu hai mươi nghìn tệ kia là trao nhận công khai, đồng thời lãnh đạo công ty đã đồng ý và được ghi vào sổ sách của công ty thì sẽ không bị cấu thành hành vi nhận hối lộ mà là khoản hoa hồng hợp pháp.”
Về điểm này, tôi dám chắc với luật sư rằng tôi nhận số tiền đó một cách công khai, đã thông qua sự đồng ý của Chung Ninh và Biên Hiểu Quân. Trên thực tế, ngay ngày hôm sau, tôi đã nộp tiền cho Biên Hiểu Quân và nói với Chung Ninh, chính họ khăng khăng bảo tôi nhận thì tôi mới dám nhận. Tuy nhiên, số tiền đó lại không được ghi vào sổ sách của công ty, sai sót này là do tôi quá chủ quan, cho rằng Chung Ninh là sếp của tôi, Biên Hiểu Quân là cấp trên trực tiếp của tôi, chỉ cần họ biết chuyện là được. Nghe luật sư nói tôi mới hiểu, nếu khi đó tôi nộp tiền vào quỹ của công ty rồi lại rút từ quỹ ấy ra thì không vấn đề gì cả. Luật sư còn nói, Viện Kiểm sát không tìm thấy chứng cứ chứng minh tôi đã báo cáo việc nhận hoa hồng của công ty Long Hoa cho cấp trên biết, trong khi sổ sách của công ty Long Hoa lại ghi việc chi cho tôi số tiền đó. Vậy là tất cả đã rõ như ban ngày, anh em nhà họ Chung muốn đẩy tôi vào chỗ chết! Nhưng tôi không có cách nào tự cứu mình cả. Ngoài kinh ngạc và oán hận ra thì tôi chỉ biết có hối hận. Tôi không muốn nhận hối lộ, cũng không biết thế nào là nhận hối lộ, vậy mà vẫn tin tưởng kẻ đưa tiền cho mình. Tôi đã quá chủ quan và thiếu kinh nghiệm khi phải đối phó với xã hội phức tạp này.
Tôi chợt nhớ đến anh em nhà họ Chung. Tôi khá hiểu tính cách của Chung Ninh, cô ta là loại người yêu ghét phân minh nhưng cũng rất cực đoan. Trước kia, cô ta đã không trừ thủ đoạn nào để cướp bát cơm của An Tâm, giờ lại hại tôi phải vào tù. Còn anh trai cô ta thì khỏi phải nói, từ một thằng lưu manh đầu đường xó chợ trở thành đại gia giàu có, lòng dạ và thủ đoạn liệu có thể không tàn độc?
Hi vọng duy nhất của tôi chỉ có thể đặt vào một người chỉ có người đó mới có thế chứng minh tôi bị oan. Tôi nói vói luật sư tên của cậu ta rồi nhờ luật sư đi tìm giúp tôi còn nói An Tâm cũng biết cậu ta, luật sư có thể nhờ An Tâm dẫn đi. Người đó chính là Lưu Minh Hạo.
Một ngày trước khi phiên tòa được mở, luật sư lại đến. Mỗi lần chị ta đến, ngoài việc tìm hiểu tình tiết vụ án, đa phần là để trả lời những câu hỏi của tôi về An Tâm. Từ câu trả lời của luật sư, tôi biết An Tâm vẫn khỏe, dù lo lắng cho tôi nhưng em rất kiên cường, đã giúp luật sư đi tìm chứng cứ cứu tôi. Mãi đến hôm đó, luật sư mới nói cho tôi biết, để giúp tôi An Tâm đã chạy vạy khắp nơi, thậm chí còn xin nghỉ việc ở trung tâm thương mại. Việc này khiên tôi rất bất ngờ và buồn bã, áy náy. Nghỉ việc rồi, em và Tiểu Hùng sẽ sống ra sao?
Tôi vội hỏi luật sư: “An Tâm còn sống ở nhà của tôi không?”
Luật sư đáp: “Vẫn ở đó, hôm qua tôi còn gặp cô ấy mà.”
Tôi cúi đầu im lặng. Tai họa đến quá nhanh đến mức tôi không kịp đề phòng, vẫn luôn hoài nghi phải chăng đó chỉ là một cơn ác mộng.
Luật sư biện hộ của tôi tuy là phái yếu nhưng thói quen nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn đã giúp chị ta có được sự bình tĩnh và khôn ngoan mà ngay cả đàn ông chúng tôi cũng khó mà có được trong hoàn cảnh đó. Nỗi oan ức, tức giận, lo lắng của tôi qua lời nói của chị ta, dường như chỉ là những chuyện hết sức nhỏ nhặt. Chị ta nói: “Dương Thụy, chúng ta đã thảo luận nhiều về tính tiết vụ án của cậu rồi. Hôm nay, tôi đến đây là để lấy ý kiến của cậu trước khi phiên tòa chính thức mở, cậu muốn tôi làm thế nào?”
“Làm thế nào?”, tôi nghe mà ù ù cạc cạc, không biết luật sự đang ám chỉ điều gì. “Chẳng phải giới luật sư có câu: “Sự thật là căn cứ, pháp luật là sợi dây” sao? Sự thật thế nào chị cũng biết cả rồi, còn việc vận dụng pháp luật thế nào, chắc chị phải hiểu rõ hơn tôi chứ.”
Luật sư trầm ngâm một lúc, dường như có điều gì muốn nói nhưng không biết mở lời thế nào. “Dương Thụy, giờ cậu có hai sự lựa chọn. Một là thừa nhận mình có nhận hối lộ, khi đó trọng tâm biện hộ của tôi sẽ là việc cậu thành khẩn khai báo cộng với tình huống nhận hối lộ đặc biệt để mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Trường hợp của cậu trăm phần trăm sẽ được khoan hồng, vậy là cậu chỉ nộp phạt rồi sẽ được thả. Cậu có muốn được thả không?”
Tôi lạnh lùng đáp: “Đương nhiên.”
Luật sư gật đầu, vẻ mặt vẫn thản nhiên như cũ, sau đó chị ta nói tiếp: “Còn một sự lựa chọn nữa là bào chữa vô tội. Nếu thành công, cậu có thể gột sạch cáo buộc và ra khỏi đây, tuy nhiên phần thắng không cao lắm. Giờ chỉ có bạn cậu là Lưu Minh Hạo nhận lời ra tòa làm chứng khi nhận tiền, cậu đã có ý đưa cho Biên Hiểu Quân nhưng cả Biên Hiểu Quân và Chung Ninh đều muốn cậu giữ số tiền đó. Nếu tòa chấp nhận lời khai của anh ta thì coi như số tiền đó đã được nhận một cách công khai, còn việc có ghi vào sổ sách của công ty hay không thì lại là việc của Biên Hiểu Quân và Chung Ninh, cậu không có trách nhiệm gì cả.
Có điều, bào chữa như vậy có tỉ lệ rủi ro rất cao hơn nữa phải xem chứng cứ đối phương đưa ra có mạnh không, có tình huống mới phát sinh hay không... nên tôi không dám chắc phần thắng sẽ thuộc về mình. Ngộ nhỡ thất bại, tòa sẽ xử cậu có tội, và một khi có tội, cậu sẽ không được nhận sự khoan hồng. Một khi phán quyết được đưa ra, cậu có khả năng sẽ phải ngồi tù vài năm.
Chính vì vậy, tôi mới hỏi cậu rốt cuộc muốn nhận tội để được giảm án hay bào chữa vô tội để thử vận may. Cậu phải chọn một trong hai phương án và tôi sẽ theo đó mà làm. Chúng ta thống nhất ý kiến để mai ra tòa còn tiện phối hợp.”
Tôi nhất thời không suy nghĩ được điều gì, đầu óc u mê lẫn lộn, chỉ biết cầu cứu chị luật sư trẻ tuổi nhưng đầy nghiêm túc đó.
“Nếu nhận tội thì khả năng nhận được khoan hồng là bao nhiêu phần trăm?” Tôi hỏi.
“Chín mươi phần trăm.”
“Nếu không nhận tội thì khả năng thắng kiện là bao nhiêu phần trăm?”
Luật sư không trà lời ngay, dường như còn bận tính toán. Im lặng một lát, chị ta mới nói: “Hai mươi phần trăm.”
Tôi cũng im lặng, ngước mắt nhìn luật sư, cảm thấy ánh mắt của chị ta nặng như một tảng đá đè lên người tôi, khiến tôi không sao thở nổi.
“Chị nói xem tôi nên chọn phương án nào?” Tôi lại hỏi.
“Phương án nào cũng có hai mặt tốt xấu.”
Câu trả lời đơn giản và dứt khoát đến không ngờ. Tôi buồn bã nói: “Chị đã hỏi An Tâm chưa, cô ấy muốn thế nào?”
“Hỏi rồi, hôm qua tôi đã nói chuyện rất kĩ với cô ấy.”
“Vậy cô ấy nói thế nào?” Tôi vội vàng hỏi.
“Cô ấy nói để cho cậu quyết định.”
“Cô ấy không thiên về phương án nào sao?”
Luật sư nghĩ một lát rồi nói: “Không. Cô ấy hi vọng cậu nhanh chóng được thả ra nhưng cũng sợ cậu mà nhận tội rồi thì trong lòng cậu sẽ thấy khó chịu, sợ cả đời cậu sẽ không vui, sợ tiền đồ của cậu bị ảnh hưởng, cả đời phải sống trong tăm tối.”
Luật sư nói đến đó thì dừng lại, chờ đợi phản ứng của tôi nhưng tôi vẫn cúi đầu không nói. Chị ta không giục tôi nhưng vẫn nói tiếp: “Thực ra, cho dù cậu không nhận tội, Viện Kiểm sát vẫn có thể chứng minh cậu có tội, tội danh đó vẫn sẽ theo cậu cả đời này. Chính vì vậy, tôi nghĩ thà cậu nhận tội để đổi lấy sự khoan hồng mà được thả ra sớm còn hơn. Nhưng dù sao đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, quyết định cuối cùng vẫn là ở cậu.”
Cuối cùng, luật sư cũng nói ra ý kiến của mình. Chị ta chăm chú nhìn tôi, xem tôi sẽ quyết định đi nước nào trong ván cờ này.
Tôi ra lệnh cho mình phải dừng những suy mông lung lại, không run rẩy sợ hãi nữa mà phải ngẩng đầu, dõng dạc nói ra quyết định cùa mình. Đến giờ vẫn không hiểu vì sao khi đó mình phải giả vờ như vậy. Tôi nói: “Tôi muốn vô tội!”
Luật sư nhìn tôi rất lâu mới gật đầu và không nói thêm gì nữa.
Hôm sau, phiên tòa diễn ra như đã định. Đây là vụ án nhỏ, người đến xem không đông nên khi bị dẫn vào phòng xử án, tôi dễ dàng tìm thấy An Tâm trong đám người, dù em không ngồi hàng đầu tiên. Đôi mắt em chăm chú dõi theo tôi, em truyền cho tôi sự ấm áp bằng nụ cười mỉm quen thuộc.
Ngoài An Tâm, không có ai thân quen với tôi đến dự phiên tòa cả. Cho đến tận bây giờ, thứ mà tôi nhớ rõ nhất về phiên tòa đó cũng chỉ có nụ cười của em. Chung Ninh và Biên Hiểu Quân cũng đến nhưng là để làm nhân chứng cho vụ án. Luật sư biện hộ đã làm hết sức mình để giúp đỡ tôi. Chị ta nhấn mạnh vào tình tiết sau khi nhận số tiền hai mươi nghìn tệ, tôi đã giao lại cho công ty, cụ thể là Biên Hiểu Quân. Khi cấp trên đồng ý rồi, tôi mới nhận như phần thưởng mà công ty dành cho tôi chứ không phải là tôi nhận hối lộ. Tôi cũng trình bày toàn bộ sự thật cho thẩm phán nghe. Sau phần trình bày của tôi, đầu tiên là Biên Hiểu Quân đứng lên làm chứng. Anh ta thản nhiên nói không nhớ việc tôi đưa hai mươi nghìn tệ cho anh ta. Sau đó đến lượt Chung Ninh, cô ta dứt khoát phủ nhận việc tôi nói với cô ta về số tiền đó trên đường đi ra sân bay. Từ lúc bước vào phòng xử án cho đến lúc đi ra, Biên Hiểu Quân không dám nhìn thẳng vào tôi dù chỉ một giây, còn Chung Ninh thì vừa vào đã hậm hực lườm tôi, trong ánh mắt của cô ta hiện lên sự đắc ý và tàn ác. Khi Chung Ninh bước lên trả lời câu hỏi của tòa, tôi nhìn cô ta với ánh mắt bình thản, cố gắng tỏ ra hòa nhã nhưng cô ta lại đáp trả tôi bằng ánh mắt thù hằn. Tôi sớm đã biết rằng tính cách, tuổi tác, nền giáo dục và địa vị của Chung Ninh không cho phép cô ta học được cách khoan dung với người khác.
Sau đó, luật sư biện hộ phản kích bằng việc nói ra mối quan hệ trước đây giữa tôi và Chung Ninh. Khi đó, tôi gần như đã là một thành viên của nhà họ Chung, không lý gì lại tham lam số tiền hai mươi nghìn tệ ít ỏi đó. Ngoài ra, chị ta còn nhấn mạnh với thẩm phán về động cơ trả thù của Chung Ninh. Chính vì chuyện tình cảm với tôi bị rạn nứt và tôi đem lòng yêu người khác mà Chung Ninh mới muốn hãm hại tôi. Thực ra, tôi chẳng muốn công khai chuyện đó trước bàn dân thiên hạ một chút nào nhưng luật sư lại cho rằng đó là tình tiết quan trọng, có thể khiến Chung Ninh bị tước quyền làm chứng.
Cuối cùng, luật sư dẫn ra nhân chứng đồng thời là người bạn thân thiết của tôi, Lưu Minh Hạo. Tôi tin Lưu Minh Hạo sẽ đứng về phía mình nên vừa trông thấy cậu ta bước vào phòng xử án, tôi liền mỉm cười chào, tuy nhiên cậu ta lại giống Biên Hiểu Quân, né tránh ánh mắt của tôi, không biết là vô ý hay cố tình.
Lưu Minh Hạo ngồi trên ghế nhân chứng, ánh mắt lấm la lấm lét, giọng nói ngập ngừng, gương mặt tái xanh. Bộ dạng đó của cậu ta khiến tôi cảm thấy là lạ. Tôi không nhớ thẩm phán đã hỏi cậu ta những gì và cậu ta trả lời như thế nào nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho tôi chỉ có một câu: “Khi nhận số tiền đó, cậu ta không nói là sẽ đưa lại cho Biên Hiểu Quân… Không, cậu ta cũng không nói với tôi là công ty đồng ý cho cậu ta nhận số tiền đó…” Đó chính là lời khai của Lưu Minh Hạo. Lời khai đó đã biến cậu ta trở thành người của Chung Ninh.
Trong cả quá trình xử án, chỉ có thời khắc Lưu Minh Hạo đột nhiên thay đổi lời khai mới khiến luật sư biện hộ ngớ người ra. Nhưng tôi còn kinh ngạc hơn chị ta gấp trăm lần. Một thời gian rất dài sau đó, tôi mới có thể tha thứ cho Lưu Minh Hạo, và nơi đầu tiên tôi đặt chân đến khi từ Mỹ trở về cũng chính là nhà của cậu ta. Lúc tôi nói muốn đi Vân Nam tìm An Tâm, Lưu Minh Hạo đã nhét vào tay tôi hai mươi nghìn tệ, đúng bằng số tiền hoa hồng trong vụ án. Số tiền đó, đương nhiên tôi không nhận.
Tôi tha thứ cho Lưu Minh Hạo vì cậu ta là một thương nhân, mà nguyên tắc làm việc của thương nhân là đặt lợi ích lên hàng đầu. Sau này tôi mới biết, không hiểu sao Chung Ninh và Chung Quốc Khánh lại biết tin Lưu Minh Hạo sẽ ra làm chứng trong vụ án đó, thế là một ngày trước ngày xét xử, cũng chính là lúc tôi yêu cầu luật sư bào chữa cho mình vô tội, công ty Quốc Ninh đã cử người tới mua chuộc Lưu Minh Hạo bằng hợp đồng cung ứng điều hòa, nghe nói tổng số tiền giao dịch lên đến bốn triệu tệ.
Kết quả, tôi bị xử có tội, phải ngồi tù hai năm. Luật sư đã giúp tôi kháng án nhưng không thay đổi được phán quyết. Trước khi bị áp giải đến nhà tù, luật sư biện hộ đã giúp tôi gặp được An Tâm. Lúc gặp nhau, không ai bảo ai, chúng tôi đều cố tỏ ra lạc quan nhằm an ủi đối phương nhưng thực ra trong lòng vô cùng buồn bã. Chúng tôi chỉ nói đến chuyện giữ gìn sức khỏe, ăn ngủ điều độ, tìm việc… Cuộc gặp chỉ diễn ra vẻn vẹn trong mười phút, khi sắp hết giờ, An Tâm đột nhiên tháo sợi dây chuyền ngọc Quan Âm trên cổ ra đưa cho tôi, nhân cơ hội đó nắm lấy tay tôi. Bàn tay của An Tâm rất lạnh, từ trước đến giờ đều như vậy, tôi từng nói là chờ đến khi có tiền rồi, tôi sẽ đưa em đến bệnh viện khám.
An Tâm nói: “Anh đeo sợi dây này, sẽ thấy như luôn có em ở bên cạnh. Em sẽ luôn cầu phúc cho anh.”
Cảnh sát thấy chúng tôi nắm tay nhau, nghi ngờ chúng tôi đang trao cho nhau đồ vật bí mật gì đó, liền đi đến, hỏi: “Này, cầm cái gì đấy?”
Luật sư cũng đi tới xem. Tôi xòe tay ra, trong tay là một mặt dây chuyền bằng ngọc. Luật sư năn nỉ cảnh sát: “Chắc không sao đâu, chỉ là sợi dây chuyền thôi mà.”
Cảnh sát cầm sợi dây lên, săm soi một hồi rồi hỏi: “Cái này bao nhiêu tiền? Nếu có giá trị lớn thì không được mang vào trại giam, dù có mang vào rồi cũng phải giao cho cán bộ quản giáo giữ.”
Nói rồi, anh ta trả sợi dây cho An Tâm. “Đừng đưa cho anh ta thứ này, vào tù anh ta đổi lấy thuốc hút, cô không chuộc lại được đâu.”
Sau đó, không để tôi kịp lên tiếng, anh ta liếc nhìn đồng hồ ám chỉ thời gian gặp mặt đã hết.
“Thế nào, xong chưa?” Cảnh sát hỏi.
Tôi đứng dậy, nói: “Xong rồi.”
An Tâm cũng đứng dậy, hai mắt đỏ hoe.
Tôi gượng cười, nói: “Sau này em đừng đến thăm anh nữa. Hãy tìm việc trước, sau đó dẫn Tiểu Hùng đi tìm một người tử tế để gửi gắm cuộc đời.”
Cuối cùng, An Tâm không giữ được bình tĩnh nữa, nước mắt em tuôn rơi. Nhìn em lau vội nước mắt rồi quay người rời đi, nước mắt tôi cũng chực trào ra nhưng tôi đã cố gắng kìm nén lại.
Hai ngày sau, tôi được đưa đến trại giam Bắc Kinh để thực hiện phán quyết của tòa án. Cuộc sống trong tù thật tẻ nhạt và vô vị, ngày ngày ngoài việc đi học nội quy trại giam và lao động ra, tôi gần như chỉ có một việc là viết đơn khiếu nại. Việc đó chỉ cốt giúp tôi bình ổn tinh thần và vớt vát sĩ diện thôi chứ không hề có tia hi vọng nào. Tôi rất hối hận vì đã không nghe lời luật sư biện hộ, nhận tội để được hưởng khoan hồng, chí ít cũng sớm được đoàn tụ với An Tâm. Nếu em không chê tôi là một gã tù nhân thì chúng tôi lại có thể sống với nhau như trước.
Đối với tôi, hai năm ngồi tù là cả một quãng thời gian dài, bởi trong hai năm đó, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Biết đâu khi tôi bước ra khỏi cánh cổng sắt của nhà tù thì An Tâm đã thay lòng đổi dạ, gặp người đàn ông khác thích hợp và có một cuộc sống mới rồi. Cuộc sống thay đổí từng ngày, không có ai là không thay đổi cả, đặc biệt là người có hoàn cảnh như An Tâm, đã không có việc làm lại phải nuôi một đứa con, thứ quan trọng nhất với em hiện giờ không phải là một tình yêu chân thành mà là khả năng sinh tồn, không vì em thì cũng là vì con. Chính vì thế khi chia tay, tôi đã nói với em câu đó, mặc dù nó không phải là ý muốn thật lòng của tôi, thậm chí còn là điều tôi sợ nhất. Tôi không thể yêu cầu em chờ đợi tôi. Huống hồ sau này ra tù, tôi rất khó tìm được công việc tốt để có tiền nuôi mẹ con em. Sẽ chẳng có công ty nào muốn nhận một kẻ từng vào tù vì nhận hối lộ như tôi cả.
An Tâm không giống tôi, tuy em từng phải chịu đau thương, lại có một đứa con phải nuôi dưỡng nhưng tất cả rồi sẽ ổn. Em vẫn trẻ đẹp và có sức hút với phái mạnh như thế cơ mà. Quan trọng hơn là em có một nhân cách tốt, lý lịch tuy phức tạp nhưng chí ít cũng trong sạch. Hai chữ “trong sạch” mới thật đáng quý biết bao.
Từ hôm đó, An Tâm quả nhiên không đến thăm tôi nữa. Bố tôi cũng đến trại giam một lần nhưng không muốn gặp tôi, chỉ tiếp tế vài túi thực phẩm bổ dưỡng và mấy quyển sách. Ông nhờ quản giáo chuyển lời đến tôi rằng, cố mà cải tạo cho tốt, ngoan ngoãn nghe lời cán bộ, ra tù rồi sẽ làm lại từ đầu.
Bố tôi mang gì vào cho tôi, nói gì không quan trọng. Ông đến tiếp tế cho tôi nghĩa là ông vẫn nhớ tới đứa con trai này, việc đó khiến tôi vô cùng cảm động, tôi biết trên đời này mình vẫn còn một người thân. Có lẽ do lúc đó An Tâm bỗng bặt vô âm tín nên trong lòng tôi luôn canh cánh nỗi sợ hãi bị bỏ rơi.
Rất lâu sau tôi mới biết, ngay sau buổi gặp mặt cuối cùng của chúng tôi ở trại giam, An Tâm đã cùng Tiểu Hùng về Thanh Miên. Rất lâu sau tôi mới biết, vừa về tới nhà, nhìn thấy bố mẹ, An Tâm đã quỳ xuống, nước mắt ngắn nước mắt dài cầu xin bố mẹ cứu giúp tôi. Rất lâu sau nữa tôi mới biết, bố mẹ An Tâm đã bán gần hết tài sản của mình, kể cả ngôi nhà ngói xanh xinh đẹp đó để có tiền đưa cho An Tâm đi cứu tôi.
Tôi luôn cho rằng mình bị oan, có thể Chung Ninh và Chung Quốc Khánh đã hãm hại tôi. Tôi cũng luôn tin rằng pháp luật sẽ rửa sạch nỗi oan và đòi lại danh dự cho mình, nhưng sau mấy lần nói chuyện với luật sư, tôi lại có một dự cảm chẳng lành.
Luật sư nói: “Trước hết, căn cứ theo luật định, số tiền hai mươi nghìn tệ đó hoàn toàn có thể coi là tiền hoa hồng mà Long Hoa tặng cậu do được trúng thầu. Quan trọng hơn là theo luật chống tham ô nhận hối lộ, nhận tiền hoa hồng có được coi là hành vi nhận hối lộ hay không phụ thuộc vào hai yếu tố: một là có công khai hay không, hai là khoản tiền đó có được ghi chép rõ ràng hay không. Nếu hai mươi nghìn tệ kia là trao nhận công khai, đồng thời lãnh đạo công ty đã đồng ý và được ghi vào sổ sách của công ty thì sẽ không bị cấu thành hành vi nhận hối lộ mà là khoản hoa hồng hợp pháp.”
Về điểm này, tôi dám chắc với luật sư rằng tôi nhận số tiền đó một cách công khai, đã thông qua sự đồng ý của Chung Ninh và Biên Hiểu Quân. Trên thực tế, ngay ngày hôm sau, tôi đã nộp tiền cho Biên Hiểu Quân và nói với Chung Ninh, chính họ khăng khăng bảo tôi nhận thì tôi mới dám nhận. Tuy nhiên, số tiền đó lại không được ghi vào sổ sách của công ty, sai sót này là do tôi quá chủ quan, cho rằng Chung Ninh là sếp của tôi, Biên Hiểu Quân là cấp trên trực tiếp của tôi, chỉ cần họ biết chuyện là được. Nghe luật sư nói tôi mới hiểu, nếu khi đó tôi nộp tiền vào quỹ của công ty rồi lại rút từ quỹ ấy ra thì không vấn đề gì cả. Luật sư còn nói, Viện Kiểm sát không tìm thấy chứng cứ chứng minh tôi đã báo cáo việc nhận hoa hồng của công ty Long Hoa cho cấp trên biết, trong khi sổ sách của công ty Long Hoa lại ghi việc chi cho tôi số tiền đó. Vậy là tất cả đã rõ như ban ngày, anh em nhà họ Chung muốn đẩy tôi vào chỗ chết! Nhưng tôi không có cách nào tự cứu mình cả. Ngoài kinh ngạc và oán hận ra thì tôi chỉ biết có hối hận. Tôi không muốn nhận hối lộ, cũng không biết thế nào là nhận hối lộ, vậy mà vẫn tin tưởng kẻ đưa tiền cho mình. Tôi đã quá chủ quan và thiếu kinh nghiệm khi phải đối phó với xã hội phức tạp này.
Tôi chợt nhớ đến anh em nhà họ Chung. Tôi khá hiểu tính cách của Chung Ninh, cô ta là loại người yêu ghét phân minh nhưng cũng rất cực đoan. Trước kia, cô ta đã không trừ thủ đoạn nào để cướp bát cơm của An Tâm, giờ lại hại tôi phải vào tù. Còn anh trai cô ta thì khỏi phải nói, từ một thằng lưu manh đầu đường xó chợ trở thành đại gia giàu có, lòng dạ và thủ đoạn liệu có thể không tàn độc?
Hi vọng duy nhất của tôi chỉ có thể đặt vào một người chỉ có người đó mới có thế chứng minh tôi bị oan. Tôi nói vói luật sư tên của cậu ta rồi nhờ luật sư đi tìm giúp tôi còn nói An Tâm cũng biết cậu ta, luật sư có thể nhờ An Tâm dẫn đi. Người đó chính là Lưu Minh Hạo.
Một ngày trước khi phiên tòa được mở, luật sư lại đến. Mỗi lần chị ta đến, ngoài việc tìm hiểu tình tiết vụ án, đa phần là để trả lời những câu hỏi của tôi về An Tâm. Từ câu trả lời của luật sư, tôi biết An Tâm vẫn khỏe, dù lo lắng cho tôi nhưng em rất kiên cường, đã giúp luật sư đi tìm chứng cứ cứu tôi. Mãi đến hôm đó, luật sư mới nói cho tôi biết, để giúp tôi An Tâm đã chạy vạy khắp nơi, thậm chí còn xin nghỉ việc ở trung tâm thương mại. Việc này khiên tôi rất bất ngờ và buồn bã, áy náy. Nghỉ việc rồi, em và Tiểu Hùng sẽ sống ra sao?
Tôi vội hỏi luật sư: “An Tâm còn sống ở nhà của tôi không?”
Luật sư đáp: “Vẫn ở đó, hôm qua tôi còn gặp cô ấy mà.”
Tôi cúi đầu im lặng. Tai họa đến quá nhanh đến mức tôi không kịp đề phòng, vẫn luôn hoài nghi phải chăng đó chỉ là một cơn ác mộng.
Luật sư biện hộ của tôi tuy là phái yếu nhưng thói quen nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn đã giúp chị ta có được sự bình tĩnh và khôn ngoan mà ngay cả đàn ông chúng tôi cũng khó mà có được trong hoàn cảnh đó. Nỗi oan ức, tức giận, lo lắng của tôi qua lời nói của chị ta, dường như chỉ là những chuyện hết sức nhỏ nhặt. Chị ta nói: “Dương Thụy, chúng ta đã thảo luận nhiều về tính tiết vụ án của cậu rồi. Hôm nay, tôi đến đây là để lấy ý kiến của cậu trước khi phiên tòa chính thức mở, cậu muốn tôi làm thế nào?”
“Làm thế nào?”, tôi nghe mà ù ù cạc cạc, không biết luật sự đang ám chỉ điều gì. “Chẳng phải giới luật sư có câu: “Sự thật là căn cứ, pháp luật là sợi dây” sao? Sự thật thế nào chị cũng biết cả rồi, còn việc vận dụng pháp luật thế nào, chắc chị phải hiểu rõ hơn tôi chứ.”
Luật sư trầm ngâm một lúc, dường như có điều gì muốn nói nhưng không biết mở lời thế nào. “Dương Thụy, giờ cậu có hai sự lựa chọn. Một là thừa nhận mình có nhận hối lộ, khi đó trọng tâm biện hộ của tôi sẽ là việc cậu thành khẩn khai báo cộng với tình huống nhận hối lộ đặc biệt để mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Trường hợp của cậu trăm phần trăm sẽ được khoan hồng, vậy là cậu chỉ nộp phạt rồi sẽ được thả. Cậu có muốn được thả không?”
Tôi lạnh lùng đáp: “Đương nhiên.”
Luật sư gật đầu, vẻ mặt vẫn thản nhiên như cũ, sau đó chị ta nói tiếp: “Còn một sự lựa chọn nữa là bào chữa vô tội. Nếu thành công, cậu có thể gột sạch cáo buộc và ra khỏi đây, tuy nhiên phần thắng không cao lắm. Giờ chỉ có bạn cậu là Lưu Minh Hạo nhận lời ra tòa làm chứng khi nhận tiền, cậu đã có ý đưa cho Biên Hiểu Quân nhưng cả Biên Hiểu Quân và Chung Ninh đều muốn cậu giữ số tiền đó. Nếu tòa chấp nhận lời khai của anh ta thì coi như số tiền đó đã được nhận một cách công khai, còn việc có ghi vào sổ sách của công ty hay không thì lại là việc của Biên Hiểu Quân và Chung Ninh, cậu không có trách nhiệm gì cả.
Có điều, bào chữa như vậy có tỉ lệ rủi ro rất cao hơn nữa phải xem chứng cứ đối phương đưa ra có mạnh không, có tình huống mới phát sinh hay không... nên tôi không dám chắc phần thắng sẽ thuộc về mình. Ngộ nhỡ thất bại, tòa sẽ xử cậu có tội, và một khi có tội, cậu sẽ không được nhận sự khoan hồng. Một khi phán quyết được đưa ra, cậu có khả năng sẽ phải ngồi tù vài năm.
Chính vì vậy, tôi mới hỏi cậu rốt cuộc muốn nhận tội để được giảm án hay bào chữa vô tội để thử vận may. Cậu phải chọn một trong hai phương án và tôi sẽ theo đó mà làm. Chúng ta thống nhất ý kiến để mai ra tòa còn tiện phối hợp.”
Tôi nhất thời không suy nghĩ được điều gì, đầu óc u mê lẫn lộn, chỉ biết cầu cứu chị luật sư trẻ tuổi nhưng đầy nghiêm túc đó.
“Nếu nhận tội thì khả năng nhận được khoan hồng là bao nhiêu phần trăm?” Tôi hỏi.
“Chín mươi phần trăm.”
“Nếu không nhận tội thì khả năng thắng kiện là bao nhiêu phần trăm?”
Luật sư không trà lời ngay, dường như còn bận tính toán. Im lặng một lát, chị ta mới nói: “Hai mươi phần trăm.”
Tôi cũng im lặng, ngước mắt nhìn luật sư, cảm thấy ánh mắt của chị ta nặng như một tảng đá đè lên người tôi, khiến tôi không sao thở nổi.
“Chị nói xem tôi nên chọn phương án nào?” Tôi lại hỏi.
“Phương án nào cũng có hai mặt tốt xấu.”
Câu trả lời đơn giản và dứt khoát đến không ngờ. Tôi buồn bã nói: “Chị đã hỏi An Tâm chưa, cô ấy muốn thế nào?”
“Hỏi rồi, hôm qua tôi đã nói chuyện rất kĩ với cô ấy.”
“Vậy cô ấy nói thế nào?” Tôi vội vàng hỏi.
“Cô ấy nói để cho cậu quyết định.”
“Cô ấy không thiên về phương án nào sao?”
Luật sư nghĩ một lát rồi nói: “Không. Cô ấy hi vọng cậu nhanh chóng được thả ra nhưng cũng sợ cậu mà nhận tội rồi thì trong lòng cậu sẽ thấy khó chịu, sợ cả đời cậu sẽ không vui, sợ tiền đồ của cậu bị ảnh hưởng, cả đời phải sống trong tăm tối.”
Luật sư nói đến đó thì dừng lại, chờ đợi phản ứng của tôi nhưng tôi vẫn cúi đầu không nói. Chị ta không giục tôi nhưng vẫn nói tiếp: “Thực ra, cho dù cậu không nhận tội, Viện Kiểm sát vẫn có thể chứng minh cậu có tội, tội danh đó vẫn sẽ theo cậu cả đời này. Chính vì vậy, tôi nghĩ thà cậu nhận tội để đổi lấy sự khoan hồng mà được thả ra sớm còn hơn. Nhưng dù sao đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, quyết định cuối cùng vẫn là ở cậu.”
Cuối cùng, luật sư cũng nói ra ý kiến của mình. Chị ta chăm chú nhìn tôi, xem tôi sẽ quyết định đi nước nào trong ván cờ này.
Tôi ra lệnh cho mình phải dừng những suy mông lung lại, không run rẩy sợ hãi nữa mà phải ngẩng đầu, dõng dạc nói ra quyết định cùa mình. Đến giờ vẫn không hiểu vì sao khi đó mình phải giả vờ như vậy. Tôi nói: “Tôi muốn vô tội!”
Luật sư nhìn tôi rất lâu mới gật đầu và không nói thêm gì nữa.
Hôm sau, phiên tòa diễn ra như đã định. Đây là vụ án nhỏ, người đến xem không đông nên khi bị dẫn vào phòng xử án, tôi dễ dàng tìm thấy An Tâm trong đám người, dù em không ngồi hàng đầu tiên. Đôi mắt em chăm chú dõi theo tôi, em truyền cho tôi sự ấm áp bằng nụ cười mỉm quen thuộc.
Ngoài An Tâm, không có ai thân quen với tôi đến dự phiên tòa cả. Cho đến tận bây giờ, thứ mà tôi nhớ rõ nhất về phiên tòa đó cũng chỉ có nụ cười của em. Chung Ninh và Biên Hiểu Quân cũng đến nhưng là để làm nhân chứng cho vụ án. Luật sư biện hộ đã làm hết sức mình để giúp đỡ tôi. Chị ta nhấn mạnh vào tình tiết sau khi nhận số tiền hai mươi nghìn tệ, tôi đã giao lại cho công ty, cụ thể là Biên Hiểu Quân. Khi cấp trên đồng ý rồi, tôi mới nhận như phần thưởng mà công ty dành cho tôi chứ không phải là tôi nhận hối lộ. Tôi cũng trình bày toàn bộ sự thật cho thẩm phán nghe. Sau phần trình bày của tôi, đầu tiên là Biên Hiểu Quân đứng lên làm chứng. Anh ta thản nhiên nói không nhớ việc tôi đưa hai mươi nghìn tệ cho anh ta. Sau đó đến lượt Chung Ninh, cô ta dứt khoát phủ nhận việc tôi nói với cô ta về số tiền đó trên đường đi ra sân bay. Từ lúc bước vào phòng xử án cho đến lúc đi ra, Biên Hiểu Quân không dám nhìn thẳng vào tôi dù chỉ một giây, còn Chung Ninh thì vừa vào đã hậm hực lườm tôi, trong ánh mắt của cô ta hiện lên sự đắc ý và tàn ác. Khi Chung Ninh bước lên trả lời câu hỏi của tòa, tôi nhìn cô ta với ánh mắt bình thản, cố gắng tỏ ra hòa nhã nhưng cô ta lại đáp trả tôi bằng ánh mắt thù hằn. Tôi sớm đã biết rằng tính cách, tuổi tác, nền giáo dục và địa vị của Chung Ninh không cho phép cô ta học được cách khoan dung với người khác.
Sau đó, luật sư biện hộ phản kích bằng việc nói ra mối quan hệ trước đây giữa tôi và Chung Ninh. Khi đó, tôi gần như đã là một thành viên của nhà họ Chung, không lý gì lại tham lam số tiền hai mươi nghìn tệ ít ỏi đó. Ngoài ra, chị ta còn nhấn mạnh với thẩm phán về động cơ trả thù của Chung Ninh. Chính vì chuyện tình cảm với tôi bị rạn nứt và tôi đem lòng yêu người khác mà Chung Ninh mới muốn hãm hại tôi. Thực ra, tôi chẳng muốn công khai chuyện đó trước bàn dân thiên hạ một chút nào nhưng luật sư lại cho rằng đó là tình tiết quan trọng, có thể khiến Chung Ninh bị tước quyền làm chứng.
Cuối cùng, luật sư dẫn ra nhân chứng đồng thời là người bạn thân thiết của tôi, Lưu Minh Hạo. Tôi tin Lưu Minh Hạo sẽ đứng về phía mình nên vừa trông thấy cậu ta bước vào phòng xử án, tôi liền mỉm cười chào, tuy nhiên cậu ta lại giống Biên Hiểu Quân, né tránh ánh mắt của tôi, không biết là vô ý hay cố tình.
Lưu Minh Hạo ngồi trên ghế nhân chứng, ánh mắt lấm la lấm lét, giọng nói ngập ngừng, gương mặt tái xanh. Bộ dạng đó của cậu ta khiến tôi cảm thấy là lạ. Tôi không nhớ thẩm phán đã hỏi cậu ta những gì và cậu ta trả lời như thế nào nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho tôi chỉ có một câu: “Khi nhận số tiền đó, cậu ta không nói là sẽ đưa lại cho Biên Hiểu Quân… Không, cậu ta cũng không nói với tôi là công ty đồng ý cho cậu ta nhận số tiền đó…” Đó chính là lời khai của Lưu Minh Hạo. Lời khai đó đã biến cậu ta trở thành người của Chung Ninh.
Trong cả quá trình xử án, chỉ có thời khắc Lưu Minh Hạo đột nhiên thay đổi lời khai mới khiến luật sư biện hộ ngớ người ra. Nhưng tôi còn kinh ngạc hơn chị ta gấp trăm lần. Một thời gian rất dài sau đó, tôi mới có thể tha thứ cho Lưu Minh Hạo, và nơi đầu tiên tôi đặt chân đến khi từ Mỹ trở về cũng chính là nhà của cậu ta. Lúc tôi nói muốn đi Vân Nam tìm An Tâm, Lưu Minh Hạo đã nhét vào tay tôi hai mươi nghìn tệ, đúng bằng số tiền hoa hồng trong vụ án. Số tiền đó, đương nhiên tôi không nhận.
Tôi tha thứ cho Lưu Minh Hạo vì cậu ta là một thương nhân, mà nguyên tắc làm việc của thương nhân là đặt lợi ích lên hàng đầu. Sau này tôi mới biết, không hiểu sao Chung Ninh và Chung Quốc Khánh lại biết tin Lưu Minh Hạo sẽ ra làm chứng trong vụ án đó, thế là một ngày trước ngày xét xử, cũng chính là lúc tôi yêu cầu luật sư bào chữa cho mình vô tội, công ty Quốc Ninh đã cử người tới mua chuộc Lưu Minh Hạo bằng hợp đồng cung ứng điều hòa, nghe nói tổng số tiền giao dịch lên đến bốn triệu tệ.
Kết quả, tôi bị xử có tội, phải ngồi tù hai năm. Luật sư đã giúp tôi kháng án nhưng không thay đổi được phán quyết. Trước khi bị áp giải đến nhà tù, luật sư biện hộ đã giúp tôi gặp được An Tâm. Lúc gặp nhau, không ai bảo ai, chúng tôi đều cố tỏ ra lạc quan nhằm an ủi đối phương nhưng thực ra trong lòng vô cùng buồn bã. Chúng tôi chỉ nói đến chuyện giữ gìn sức khỏe, ăn ngủ điều độ, tìm việc… Cuộc gặp chỉ diễn ra vẻn vẹn trong mười phút, khi sắp hết giờ, An Tâm đột nhiên tháo sợi dây chuyền ngọc Quan Âm trên cổ ra đưa cho tôi, nhân cơ hội đó nắm lấy tay tôi. Bàn tay của An Tâm rất lạnh, từ trước đến giờ đều như vậy, tôi từng nói là chờ đến khi có tiền rồi, tôi sẽ đưa em đến bệnh viện khám.
An Tâm nói: “Anh đeo sợi dây này, sẽ thấy như luôn có em ở bên cạnh. Em sẽ luôn cầu phúc cho anh.”
Cảnh sát thấy chúng tôi nắm tay nhau, nghi ngờ chúng tôi đang trao cho nhau đồ vật bí mật gì đó, liền đi đến, hỏi: “Này, cầm cái gì đấy?”
Luật sư cũng đi tới xem. Tôi xòe tay ra, trong tay là một mặt dây chuyền bằng ngọc. Luật sư năn nỉ cảnh sát: “Chắc không sao đâu, chỉ là sợi dây chuyền thôi mà.”
Cảnh sát cầm sợi dây lên, săm soi một hồi rồi hỏi: “Cái này bao nhiêu tiền? Nếu có giá trị lớn thì không được mang vào trại giam, dù có mang vào rồi cũng phải giao cho cán bộ quản giáo giữ.”
Nói rồi, anh ta trả sợi dây cho An Tâm. “Đừng đưa cho anh ta thứ này, vào tù anh ta đổi lấy thuốc hút, cô không chuộc lại được đâu.”
Sau đó, không để tôi kịp lên tiếng, anh ta liếc nhìn đồng hồ ám chỉ thời gian gặp mặt đã hết.
“Thế nào, xong chưa?” Cảnh sát hỏi.
Tôi đứng dậy, nói: “Xong rồi.”
An Tâm cũng đứng dậy, hai mắt đỏ hoe.
Tôi gượng cười, nói: “Sau này em đừng đến thăm anh nữa. Hãy tìm việc trước, sau đó dẫn Tiểu Hùng đi tìm một người tử tế để gửi gắm cuộc đời.”
Cuối cùng, An Tâm không giữ được bình tĩnh nữa, nước mắt em tuôn rơi. Nhìn em lau vội nước mắt rồi quay người rời đi, nước mắt tôi cũng chực trào ra nhưng tôi đã cố gắng kìm nén lại.
Hai ngày sau, tôi được đưa đến trại giam Bắc Kinh để thực hiện phán quyết của tòa án. Cuộc sống trong tù thật tẻ nhạt và vô vị, ngày ngày ngoài việc đi học nội quy trại giam và lao động ra, tôi gần như chỉ có một việc là viết đơn khiếu nại. Việc đó chỉ cốt giúp tôi bình ổn tinh thần và vớt vát sĩ diện thôi chứ không hề có tia hi vọng nào. Tôi rất hối hận vì đã không nghe lời luật sư biện hộ, nhận tội để được hưởng khoan hồng, chí ít cũng sớm được đoàn tụ với An Tâm. Nếu em không chê tôi là một gã tù nhân thì chúng tôi lại có thể sống với nhau như trước.
Đối với tôi, hai năm ngồi tù là cả một quãng thời gian dài, bởi trong hai năm đó, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Biết đâu khi tôi bước ra khỏi cánh cổng sắt của nhà tù thì An Tâm đã thay lòng đổi dạ, gặp người đàn ông khác thích hợp và có một cuộc sống mới rồi. Cuộc sống thay đổí từng ngày, không có ai là không thay đổi cả, đặc biệt là người có hoàn cảnh như An Tâm, đã không có việc làm lại phải nuôi một đứa con, thứ quan trọng nhất với em hiện giờ không phải là một tình yêu chân thành mà là khả năng sinh tồn, không vì em thì cũng là vì con. Chính vì thế khi chia tay, tôi đã nói với em câu đó, mặc dù nó không phải là ý muốn thật lòng của tôi, thậm chí còn là điều tôi sợ nhất. Tôi không thể yêu cầu em chờ đợi tôi. Huống hồ sau này ra tù, tôi rất khó tìm được công việc tốt để có tiền nuôi mẹ con em. Sẽ chẳng có công ty nào muốn nhận một kẻ từng vào tù vì nhận hối lộ như tôi cả.
An Tâm không giống tôi, tuy em từng phải chịu đau thương, lại có một đứa con phải nuôi dưỡng nhưng tất cả rồi sẽ ổn. Em vẫn trẻ đẹp và có sức hút với phái mạnh như thế cơ mà. Quan trọng hơn là em có một nhân cách tốt, lý lịch tuy phức tạp nhưng chí ít cũng trong sạch. Hai chữ “trong sạch” mới thật đáng quý biết bao.
Từ hôm đó, An Tâm quả nhiên không đến thăm tôi nữa. Bố tôi cũng đến trại giam một lần nhưng không muốn gặp tôi, chỉ tiếp tế vài túi thực phẩm bổ dưỡng và mấy quyển sách. Ông nhờ quản giáo chuyển lời đến tôi rằng, cố mà cải tạo cho tốt, ngoan ngoãn nghe lời cán bộ, ra tù rồi sẽ làm lại từ đầu.
Bố tôi mang gì vào cho tôi, nói gì không quan trọng. Ông đến tiếp tế cho tôi nghĩa là ông vẫn nhớ tới đứa con trai này, việc đó khiến tôi vô cùng cảm động, tôi biết trên đời này mình vẫn còn một người thân. Có lẽ do lúc đó An Tâm bỗng bặt vô âm tín nên trong lòng tôi luôn canh cánh nỗi sợ hãi bị bỏ rơi.
Rất lâu sau tôi mới biết, ngay sau buổi gặp mặt cuối cùng của chúng tôi ở trại giam, An Tâm đã cùng Tiểu Hùng về Thanh Miên. Rất lâu sau tôi mới biết, vừa về tới nhà, nhìn thấy bố mẹ, An Tâm đã quỳ xuống, nước mắt ngắn nước mắt dài cầu xin bố mẹ cứu giúp tôi. Rất lâu sau nữa tôi mới biết, bố mẹ An Tâm đã bán gần hết tài sản của mình, kể cả ngôi nhà ngói xanh xinh đẹp đó để có tiền đưa cho An Tâm đi cứu tôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook