Ngoảnh Lại Hóa Tro Tàn
-
Chương 9: Giặc nhà khó phòng
Phương Đăng nhận lấy chiếc gương nhưng không mang đi. Cái gương và chậu chuối tây, cả hai đều là những thứ rất tốt rất tốt, có điều nó không mang bên mình được. Đặc biệt chiếc gương này trông ra tấm ra món, con bé không muốn nó bị bán rẻ cho ai đó để đổi lấy vài đêm tiền rượu.
Nó để Phó Kính Thù thay mình bảo quản chiếc gương, biết đâu ngày nào đó điều kiện cho phép, nó sẽ đòi lại. Thật ra Phương Đăng có ý của mình, nó mong Phó Kính Thù nhìn thấy tấm gương này sẽ nhớ đến cô Chu Nhan… sắn tiện nhớ luôn nó. Thế là giữa hia người lại nhiều thêm một ràng buộc, thứ ràng buộc mong manh hơn huyết thống một chút. Lời thề “Quyết chẳng rời xa” trong gương với Phương Đăng như một lời nguyền huyền bí, khó có thể kháng cự.
Sau khi hạ sốt, tinh thần Phó Kính Thù trở nên tỉnh táo hơn nhiều. Cậu đồng ý với Phương Đăng không vội tới trường, nghỉ ngơi thêm một ngày, nếu lại phát sốt sẽ đến trạm y tế khám ngay. Con bé nhìn người ta nuốt hết viên thuốc cảm mới đành lòng về lo việc của mình.
Phương Đăng đoán chắc về tới nhà tránh không khỏi ầm ĩ một trận. Vừa mới mở cửa gác xép, còn chưa kịp đặt chân vào phòng, con bé đã giật thót bởi một vật xé gió bay thẳng vào mặt. Theo bản năng nó vụt né sang một bên. Chỉ thấy một hũ rượu rỗng va vào tường cầu thang phía sau, vỡ đánh choang.
“Tưởng chết rũ xác ngoài đường rồi, vẫn còn dám vác mặt về?” ông Phương Học Nông rít lên từ trong cổ họng.
Phương Đăng xác định tay cha đã hết “hung khí”, bèn chạy vèo vào phòng, ăn miếng trả miếng, “Con không về liệu bố có cái mà ăn không? Sớm muộn cũng chết đói thôi.”
“Mày khai mau, mày đi đâu?”
“Sang nhà bạn học ngủ một đêm.”
“Bạn học cái con khỉ, dám lừa lão đây.” Phương Học Nông nổi điên, chỉ ra ngoài cửa sổ, “Chính mắt tao trông thấy mày bước ra từ bên kia. Cái loại vô liêm sỉ, chết đi cho rảnh, đừng gây ra những chuyện xấu hổ làm bẩn mắt tao.”
Phương Đăng nghe ra ý tứ của ông, biết rằng cái cha đang nghĩ đến có khi còn nhơ nhớp hơn điều mình đoán, lập tức đỏ bừng mặt, phân trần.”Bố nói linh tinh cái gì đấy, người ta bị ốm, già Thôi thì không có mặt, con đi chăm sóc một chút thì đã sao?”
“Nó sống hay chết liên quan quái gì đến mày, chết sớm ngày nào đời bớt nhơ ngày ấy!”
Đây là việc khiến Phương Đăng luôn khó hiểu. Cha nó dẫu là tên vô lại, ngày thường trừ nghiện nặng mấy hũ nước đái mèo, hiếm khi để ý chuyện người ta. Nhà họ Phó, nói cách khác là tất cả mọi thứ về Phó Kính Thù cứ như điều cấm kỵ với ông, hễ dính đến bọn họ, cơn giận của ông có thể bùng lên bất cứ lúc nào, thâm thù đại hận này từ đâu mà ra?
“Cậu ấy rốt cuộc làm gì bố nào?” Phương Đăng quyết định khơi chuyện ra nói, làm cho rõ ràng, “Ừ thì cha cậu ấy, ông Phó Duy Nhẫn không phải với cô Chu Nhan, nhưng nói gì thì nói vẫn là con trai của em gái bố, cháu trai của bố! Mười mấy năm nay bố chưa về đảo, người ta làm gì có lỗi với bố được?”
“Tao nhổ vào, loại tạp chủng!” Mồm mép Phương Học Nông vẫn cứ là bẩn thỉu nhất hạng.
Phương Đăng rầu rĩ nói: “Bố mắng cậu ta là tạp chủng, khác gì mắng cô Chu Nhan, trừ phi đó không phải con của cô.”
Ông Phương Học Nông thở phì phò, không đáp. Một lúc sau, thấy Phương Đăng cho sách vở vào cặp chuẩn bị đi học, ông lại hậm hực nhiếc, “Đừng có để tao lại troogn thấy mày và thằng lỏi đó quấn lấy nhau lần nữa, cái đồ lẳng lơ, mày nghĩ gì tưởng tao không biết đấy? Bỏ công bỏ sức đeo bám thằng tạp chủng, chỉ bằng ra ngoài kiếm tiền về cho tao!”
Những lời này khiến Phương Đăng thấy chướng tai vô cùng, nó quẳng cặp sách xuống đất, vở bút bắn ra tung tóe. Con bé đỏ mắt lớn tiếng hỏi ngược lại, “Kiếm tiền giúp bố kiểu gì, lại như cô Chu Nhan à? Bố có còn là thằng đàn ông, có còn là con người không? Mấy đồng bạc đó bố nắm trong tay mà không thấy mình như phế vật ư? Chẳng trách hồi còn sống cô chẳng coi bố vào đâu, cô bảo đến chết mới hết nhuốc nhơ, đến chết mới thoát khỏi bố!”
Cơn bùng nổ của Phương Đăng nhất thời khiến Phương Học Nông chấn động. Ông ngồi bệt xuống giường trúc, thừ người, vẻ như không hiểu lời cáo buộc của con gái, lại vẻ như đang ngẫm nghĩ ý tứ trong đó.
“Nó nói thế thật sao?” Rất lâu, ông mới ngước cặp mắt đục ngầu nhìn xoáy vào Phương Đăng, hỏi.
“Không chỉ cô nói, con cũng nghĩ thế. Bố chửi giời chửi đất chửi người khác là tạp chủng, còn bố là cái gì? Bố là người đàn ông như nhược nhất mà con từng thấy! Xui xẻo nhất đời con và cô Chu Nhan là gặp phải lão quỷ hút máu như bố. Bố cho con được cái gì ngoài cái mạng này? Vẫn còn bình rượu đấy, bố ném đi, ném vỡ đầu con đây này, thế là hết nợ. Con đi theo cô Chu Nhan cũng tốt, đỡ phải nhìn thấy bố rồi buồn nôn.”
Phương Đăng ầng ậng nước mắt hét lên, ông Phương Học Nông ngồi trơ như phỗng. Nó không muốn rơi nước mắt trước con người này, bèn cúi xuống thu dọn vở bút, chạy đi.
Phương Đăng chạm mặt A Chiếu trên đường. Cậu nhóc thấy bà chị khóe mắt đỏ hoe, liền đuổi theo hỏi: “Chị, sao lại khóc? Đứa nào bắt nạt chị, để em cho nó một trận.”
A Chiếu múa cái cặp sách đựng đầy sỏi trong tay. Phương Đăng quay lại lườm, thân hình A Chiếu ốm nhom, gió thổi cái là bay, ánh mắt thì ngơ ngác, hiện rành rành mấy chữ “em hơi nản, nhưng phải giả vờ chẳng ngán bố con thằng nào.” Phương Đăng nghe nói vẫn có mấy đứa lớn đem nó ra làm trò cười, nhưng ít nhiều lũ chúng phải e dè thứ đựng trong cặp sách của nó. Ít nhất, giờ đây nó được ăn no, không đến nỗi và hai miếng cơm vào miệng liền bị đứa khác cướp mất cái bát.
Phương Đăng nói giọng khó ưa: “Muốn làm anh hùng à, còn xanh và non lắm!”
Chiều sau giờ lên lớp, Phương Đăng và A Chiếu cùng đến thăm Phó Kính Thù. Cậu ta đã đi lại làm mọi việc được như thường, mặc dù vẫn ho không ngừng. Khi hai người đến, Phó Kính Thù đang định xách nước ra tưới vườn hoa đã bỏ bê mấy hôm nay. A Chiếu hăng hái vơ hết việc nặng vào mình, nghiến răng xách xô nước nặng chẳng kém trọng lượng cơ thể bao nhiêu, đôi mắt đảo ngang đảo dọc ngắm nhìn căn biệt thự huyền thoại, nơi mà nó chưa từng đặt chân tới trước đây. Phương Đăng và Phó Kính Thù ngồi bên đình tạ đổ nát buôn chuyện, A Chiếu tất tả làm việc, gương mặt đứa nào cũng rạng rỡ tràn trề, như thể đứa bé mồ côi tìm lại gia đình đã mất.
Phương Đăng cố tình đợi đến đêm mới về nhà, nó không muốn lại ầm ĩ lên với bố. Ông Phương Học Nông nằm dài trên giường ngáy o o, chẳng rõ đã ăn tối chưa. Phương Đăng nhặt hũ rượu rỗng dưới chân giường, ngạc nhiên thấy ông quắp cái chăn, trên nếp nhăn nơi khóe mắt hẵng còn dấu nước mắt chưa kịp khô.
Một tuần sau già Thôi trở lại, dắt thêm một người lạ. Phương Đăng nghe được từ chỗ Phó Kính Thù rằng, già Thôi lần này vội vã tới nhà người anh họ xa ở phương Bắc chịu tang, đây là một trong vài người ruột thịt ít ỏi còn lại của già. Người thanh niên theo ông về tên Thôi Mẫn Hành, là cháu trai họ xa, nghe nói gia cảnh không mấy dư dật, cha mẹ đều qua đời, không rõ trước đây làm nghề gì mưu sinh, nay cứ muốn theo già Thôi kiếm cái ăn.
Thôi Mẫn Hành trạc hăm bảy hăm tám tuổi, người tầm thước, chắc nịch, trông trung hậu mà nhanh nhẹn, trên mặt luôn nở nụ cười dễ mến. Già Thôi van nài mãi, Phó Kính Thù đành đồng ý cho hắn ở lại nhà họ Phó. Hắn dựng tạm một gian nhà gỗ trong khu vực của người dưới làm chỗ ăn ở, thường ngày giúp già Thôi lo lắng việc vặt trong nhà, rảnh rỗi thì nhận làm mấy việc chân tay trên đảo.
Phó Kính Thù nguyên muốn cho Thôi Mẫn Hành ở trong căn phòng nhỏ dưới tầng một lầu đông, nhưng già Thôi kiên quyết từ chối. Ông có cái tư duy bất di bất dịch rằng, lầu đông là nơi ở của chủ nhân Phòng Ba. Dù đáng ra Phó Thất còn phải gọi già Thôi tiếng “ông”, nhưng già chưa bao giờ dám lên giọng người trên, chỉ cần người của Phòng Ba ở đây, ông vẫn cứ là một người gác vườn, Thôi Mẫn Hành cũng vậy. Phó Kính Thù biết ông cố chấp, không tiện bàn thêm. Nghe nói già Thôi đánh điện hỏi ý bà Trịnh, bên ấy đã đồng ý nhận Thôi Mẫn Hành vào làm. Dù sao già Thôi tuổi tác đã cao, sớm muộn cũng phải tìm một người trẻ tuổi tráng kiện thay ông đảm đương trọng trách canh giữ Phó gia viện, không thể để căn biệt thự hoang phế. Bên ấy cũng không ngại trả thêm tiền công cho một người nữa.
Già Thôi liên lạc với Phòng Ba còn nhiều hơn Phó Kính Thù. Đôi khi, ông là cầu nối giữa Phó Kính Thù và bà Trịnh. Chi tiêu hằng ngày cùng một số lời căn dặn từ bên ấy thường là ông chuyển lời đến Phó Kính Thù. Đối với chỉ thị từ Malaysia, Phó Kính Thù hiếm khi phát biểu ý kiến riêng, chuyện gì cũng chỉ xem cho biết, rồi để trong lòng.
Từ khi vào ở trong nhà, Thôi Mẫn Hành luôn tỏ ra vô cùng vồn và niềm nở với Phó Kính Thù. Hắn trẻ hơn già Thôi, tay chân nhanh nhẹn, đầu óc linh hoạt, rất nhiều việc già Thôi còn chưa nghĩ ra hắn đã làm xong, còn tìm kiếm khắp trong ngoài đảo mang về những loại hoa cỏ trong vườn chưa có bởi hắn biết Phó Kính Thù có thú chơi cây. Phó Thất lại không mấy thiết tha, cậu vốn là người khó lấy lòng, đối với ai cũng lạnh nhạt, khách sáo, từ đầu chí cuối giữ một khoảng cách an toàn.
Phương Đăng giờ đây trở thành khách quen của Phó gia viện, già Thôi ban đầu mở của cho con bé vào vẫn còn miễn cưỡng, nhưng Phó Kính Thù đã ngầm cho phép, ông không dám nói nhiều. Về thân phận của Phương Đăng, nếu bảo già Thôi không đề phòng cảnh giác thì là nói dối. Nhưng thấy con nhóc này và Tiểu Thất của ông chơi với nhau hòa hợp vui vẻ, dần dần ông cảm thấy, để nó đến thường xuyên cũng hay. Có Phương Đăng ở đó, kẻ quen lầm lũi một mình như Phó Kính Thù mới nổi hứng tán chuyện. Sau khi tan học, hai đứa thường cùng nhau ra vườn sau, Phó Kính Thù bày biện màu bút căng giá vẽ tranh, Phương Đăng lăng xăng lúc bên này, lúc bên kia. Già Thôi len lén núp một chỗ quan sát, phát hiện có lúc Tiểu Thất trêu con nhóc kia cười hi hi ha ha, có lúc hai đứa lại vì một chuyện cỏn con cãi nhau mẻ đầu sứt trán. Dù gì vẫn chảy chung một dòng máu, mặc cho xuất thân có khác biệt, gãy xương gân vẫn liền. Nghĩ thế, về sau mỗi lần chuẩn bị trà nước điểm tâm cho Phó Kính Thù, già Thôi làm luôn cho Phương Đăng một phần. Thi thoảng con bé ở lại ăn cơm, ông cũng không xị mặt nữa.
A Chiếu theo Phương Đăng vào vườn, chăm chắm muốn ăn chực mấy món ngon của già Thôi, thế là cứ quấn lấy chân lão cả ngày, xắn tay đòi giúp làm cái này cái nọ. Già Thôi chẳng biết làm thế nào, chỉ biết quát, “Thằng ranh con, thằng ranh con.” Nể tình chủ, ông không nỡ đuổi nó đi. So với già Thôi bảo thủ cứng nhắc, Thôi Mẫn Hành có vẻ nhiệt tình với “hai người bạn” của Phó Kính Thù hơn. Phương Đăng thì không nói, con bé luôn miệng bảo “Vô cớ xun xoe không định lừa đảo thì trộm cắp.”; A Chiếu có vẻ khá thích tm. Cái ông chú mới đến này chẳng những hào phóng cho nó đồ ăn hơn, còn dạy nó tết lá cỏ thành đủ thứ đồ chơi thú vị.
Sau bận cãi nhau to với con gái, ông Phương Học Nông im ắng đi nhiều. Rượu vẫn ngần ấy, mỗi lần uống xong vẫn nát như tương, nhưng chỉ cần Phương Đăng cơm nước đàng hoàng, sau đó có đi đâu ông cũng hiếm khi hỏi đến. Phương Đăng mấy lần bắt gặp Thôi Mẫn Hành dìu bố mình ngất nga ngất ngưởng về đến nhà, ông Phương Học Nông còn giơ cao bình rượu cung kính gọi hắn là “người anh em”. Phương Đăng thấy khó hiểu, Thôi Mẫn Hành lên đảo chưa lâu, sao đánh bạn được với cha mình nhanh thếm ông Phương Học Nông chẳng có chút giá trị lợi dụng nào, sao hắn lại vui vẻ kết giao? Phương Đăng bỏ công quan sát, phát hiện Thôi Mẫn Hành đối với ai cũng cười nói vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ, lại thêm hắn khéo ăn khéo nói, chỉ trong thời gian ngắn hắn đã tạo được mạng lưới quan hệ rộng lớn ngay giữa hòn đảo khép kín bài ngoại như đảo Qua Âm. Với một người lạ mặt mới đến mà nói, đây thật sự là việc không dễ dàng. Có thể thấy hắn có đôi ba phần bản lĩnh, chẳng trách già Thôi lặn lội xa xôi đưa hắn về.
Thời gian vùn vụt trôi đi, vào một ngày cuối tuần sau tiết đông chí không lâu, Phó Kính Thù đi học vẽ tại nhà thầy giáo trong thành phố như mọi lần, vì cái hẹn ra bờ hồ vét bùn bón hoa trước khi mặt hồ đóng băng với Phương Đăng, nên về đảo sớm hơn vài tiếng.
Phương Đăng đứng ở bến tàu đón, thấy cậu trang phục mỏng manh, khăng khăng bắt về nhà mặc thêm áo, tiện bỏ lại đống giá bút lỉnh kỉnh. Hai người về đến Phó gia viện, vừa vào cổng chính Lầu Đông, đúng lúc gặp Thôi Mẫn Hành đi từ bên trong ra.
“Hôm nay cậu chủ về sớm thế!” Thôi Mẫn Hành hơi sững người, cười tít mắt chào hỏi.
Phó Kính Thù liếc anh ta một cái, hỏi: “Già Thôi không có nhà à?”
“Dạ không, chú tôi đi mua gạo. Trước khi đi ông có dặn rảnh rỗi thì mang mấy chậu hoa ngoài sân sau lên ban công tầng hai, đêm lạnh, sợ ngấm sương không tốt.” Thôi Mẫn Hành xoa xoa tay, ve áo vẫn còn dính mảnh lá mục, “Hai người mau vào đi, bên ngoài gió to, tôi đi tìm mấy khúc gỗ tốt đóng lên giàn hoa cho chắc.”
“Ừm.” Phó Kính Thù ra hiệu cho Phương Đăng theo mình vào nhà, lại quay ra dửng dưng hỏi tm, lúc này đã đi tới cái ao hình bán nguyệt: “Có phải già Thôi bảo anh mang cậy thụy hương Nam Vang tối qua tôi vừa tỉa cành lên không?”
Thôi Mẫn Hành cười đáp: “Không sai không sai, chính là chậu hoa tối qua cậu vừa chăm sóc. Cậu lên xem thử, hoa nở đẹp lắm. Tôi phải đi đây, không là không kịp đóng lại giàn hoa trước khi trời tối mất.”
“Anh đi đi.”
Thôi Mẫn Hành vừa xoay mình, lại nghe Phó Kính Thù với theo một câu, giọng điệu không nhạt không nồng, “Người cứ đi, nhưng đồ để lại.”
“Cái gì cơ ạ?”, Thôi Mẫn Hành khựng bước.
Phó Kính Thù nói: “Anh là thân thích của già Thôi, tôi không muốn phải khám người anh.”
“Ô… Cậu nói gì thế, tôi chẳng hiểu gì cả, cô bé kia giải thích lại giúp tôi không?” Mặt Thôi Mẫn Hành tràn đầy kinh ngạc.
Phương Đăng không nói gì, ngẩng lên nhìn Phó Kính Thù, không kim được nhìn Thôi Mẫn Hành dò xét một lượt.
“Già Thôi sẽ không cho anh mang chậu thụy hương Nam Vang vào phòng. Loài hoa đó ưa râm ưa lạnh, chú ấy càng hiểu tôi không thích mùi hương quá nồng của nó.”
“Cậu không thích, tôi lại mang nó xuống là được chứ gì?” Thôi Mẫn Hành ngọt giọng.
“Tôi bảo rồi, để đồ lại, còn anh có thể đi. Anh muốn đợi già Thôi về, hay đợi tôi gọi người đến?”
Thôi Mẫn Hành đờ người đứng tại chỗ mất một lúc, nụ cười trên mặt dần xơ cứng, nguội ngắt. Hắn lôi trong túi ra một cái đồng hồ quả quýt cũ, một cây bút nạm vàng, hai con dấu, lại thêm một tờ tiền loại cũ, không nói không rằng đặt xuống bậc thềm trước cửa.
Phó Kính Thù cúi xuống nhìn một lượt quay sang nói với Phương Đăng: “Hắn khôn lắm, biết chọn những thứ ngày thường không dùng đến nhưng lại đáng tiền.”
Phương Đăng tiến tới nhặt các thứ đó lên, lạnh lùng liếc xéo Thôi Mẫn Hành một cái. Đúng như lời Phó Thất nói, Thôi Mẫn Hành là kẻ hai mặt, hoặc ít ra cũng rất biết ngụy trang. Hắn biết già Thôi bình thường không thích hắn vào lầu Đông, đề phòng người trong nhà có ai về sớm, liền mang cây thụy hương Nam Vang tối hôm trước Phó Thất vừa chăm sóc ra làm bình phong.
“Anh chuyển vào đây đã lâu, chúng tôi đối với anh đâu có bạc.” Phó Kính Thù trầm giọng nói.
Thôi Mẫn Hành bị bóc mẽ, mà chẳng chút nao núng, ngược lại tỏ vẻ khinh khỉnh, sấn lên một bước. Phương Đăng kéo Phó Kính Thù lui lại hai bước, tỏ ra đề phòng, “Anh định làm gì?”
Thôi Mẫn Hành đứng mân mê tay vin cầu thang làm bằng đá Đại Lý trổ hoa văn, “Cái thứ này chẳng xoàng. Tao lấy làm khó hiểu, cùng là người với nhau, sao mày được đứng trên cao chỉ tay năm ngón, còn tao như con chó sống trong vườn nghe mày sai khiến. Chẳng qua là tổ tiên tích hộ chút đức, để lại mấy món đồ tốt. Tao chỉ mượn vài cái vặt vãnh đem đi tiêu chơi, làm gì mà kẹt xỉ thế.”
“Cho dù có cho anh thêm nhiều món đồ đáng giá, cũng chẳng thấm vào đâu, bạc khát nước đỡ sao nổi. Tôi sẽ không làm rộn, anh tự giác đến chào từ biệt già Thôi đi, chú ấy đã lớn tuổi, tôi không muốn chú ấy buồn.”
Đêm ấy Thôi Mẫn Hành từ biệt già Thôi, rời khởi Phó gia viện. Già Thôi có chút kinh ngạc, nhưng chẳng buồn níu giữ. Ông ngần ấy tuổi đầu, đã chứng kiến biết bao biến cố loạn ly, có lẽ trong lòng cảm thức được điều gì rồi cũng nên. Phó Kính Thù để ý, thấy già không nhắc đến chuyện kia nhiều, nhưng dường như tinh thần sa sút đi không ít, dáng vẻ lại càng già nua thêm vài phần.
Vừa qua tiết Thanh Minh, nửa đêm già Thôi nhận điện thoại từ Malaysia gọi về, nghe xong, già cứ im thin thít. Một lát sau, già bịt đầu ống nghe kéo đến bên lò sưởi, nơi Phó Kính Thù đang đọc sách. Vẻ mặt già phức tạp, định nói gì lại thôi.
Kỳ thực tâm tư Phó Kính Thù không hoàn toàn đặt vào cuốn sách, liền quay sang hỏi: “Có phải bên đó bảo tôi nghe điện thoại không?”
Già thôi gật đầu, đặt ống nghe vào tay cậu chủ, rồi lật đật đứng sang một bên.
Phó Kính Thù hít một hơi dài, kề ống nghe lên tai, rất nhanh, tia hy vọng trong mắt cậu tiêu tan, cậu ngồi thẳng lên, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi lạnh.
“… Tôi biết rồi.” cậu nói với đầu dây bên kia. Điện thoại được trả về chỗ cũ, cậu quay sang, thấy già Thôi đang len lén quệt nước mắt.
Phó Duy Nhẫn đã chết. Người đàn ông mới hơn bốn mươi tuổi ấy đã chết vì suy tim.
Già Thôi đi xa chịu tang trở về không lâu, bên Malaysia đã đánh điện sang, báo rằng Phó Duy Nhẫn, người mà một tay già nuôi lớn gần đây tình trạng sức khở không mấy khả quan, vì thế chẳng thể gửi đồ về cho con trai như mọi năm. Có điều già Thôi và Phó Kính Thù đều cho rằng ông chẳng may lâm bệnh, điều dưỡng một thời gian sẽ đỡ, có ai ngờ ông bỗng chốc ra đi ở tuổi sức vóc còn tráng kiện như vậy.
Tin dữ đến quá đột ngột, già Thôi dầu rất đỗi xót xa, nhưng già biết có một người thậm chí còn không thể tiếp nhận sự thực nghiệt ngã này. Phó Duy Nhẫn là người thân yêu nhất trên đời của Tiểu Thất, là hy vọng duy nhất. Nếu ông còn sống, tương lai Tiểu Thất sẽ có người làm trung gian hòa giải khúc mắc về thân phận, nhưng giờ, chỉ sợ Phòng Ba ở Malaysia từ đây sẽ chẳng buồn hỏi han gì đến đứa trẻ mồ côi ở Phó gia viện nữa. Cậu khó mà có ngày trở mình.
Già Thôi nuốt nghẹn, định an ủi Tiểu Thất mấy câu, nhưng Phó Kính Thù giơ tay ra ngăn, không muốn để già nói. Cậu chầm chậm trở lại chỗ ngồi ban nãy, bước chân bình ổn. Đóng lại cuốn sách đọc dở một nửa, tờ dấu sách không cẩn thận rớt xuống sàn nhà, cậu cúi xuống nhặt hai lần vẫn không thể cầm được cái thẻ dấu sách mỏng dính. Cậu lùi lũi đóng cửa phòng lại, trước ánh mắt lo lắng của già Thôi. Trắng một đêm ấy, già Thôi không nghe được tiếng động nào phát ra từ trong phòng.
Nó để Phó Kính Thù thay mình bảo quản chiếc gương, biết đâu ngày nào đó điều kiện cho phép, nó sẽ đòi lại. Thật ra Phương Đăng có ý của mình, nó mong Phó Kính Thù nhìn thấy tấm gương này sẽ nhớ đến cô Chu Nhan… sắn tiện nhớ luôn nó. Thế là giữa hia người lại nhiều thêm một ràng buộc, thứ ràng buộc mong manh hơn huyết thống một chút. Lời thề “Quyết chẳng rời xa” trong gương với Phương Đăng như một lời nguyền huyền bí, khó có thể kháng cự.
Sau khi hạ sốt, tinh thần Phó Kính Thù trở nên tỉnh táo hơn nhiều. Cậu đồng ý với Phương Đăng không vội tới trường, nghỉ ngơi thêm một ngày, nếu lại phát sốt sẽ đến trạm y tế khám ngay. Con bé nhìn người ta nuốt hết viên thuốc cảm mới đành lòng về lo việc của mình.
Phương Đăng đoán chắc về tới nhà tránh không khỏi ầm ĩ một trận. Vừa mới mở cửa gác xép, còn chưa kịp đặt chân vào phòng, con bé đã giật thót bởi một vật xé gió bay thẳng vào mặt. Theo bản năng nó vụt né sang một bên. Chỉ thấy một hũ rượu rỗng va vào tường cầu thang phía sau, vỡ đánh choang.
“Tưởng chết rũ xác ngoài đường rồi, vẫn còn dám vác mặt về?” ông Phương Học Nông rít lên từ trong cổ họng.
Phương Đăng xác định tay cha đã hết “hung khí”, bèn chạy vèo vào phòng, ăn miếng trả miếng, “Con không về liệu bố có cái mà ăn không? Sớm muộn cũng chết đói thôi.”
“Mày khai mau, mày đi đâu?”
“Sang nhà bạn học ngủ một đêm.”
“Bạn học cái con khỉ, dám lừa lão đây.” Phương Học Nông nổi điên, chỉ ra ngoài cửa sổ, “Chính mắt tao trông thấy mày bước ra từ bên kia. Cái loại vô liêm sỉ, chết đi cho rảnh, đừng gây ra những chuyện xấu hổ làm bẩn mắt tao.”
Phương Đăng nghe ra ý tứ của ông, biết rằng cái cha đang nghĩ đến có khi còn nhơ nhớp hơn điều mình đoán, lập tức đỏ bừng mặt, phân trần.”Bố nói linh tinh cái gì đấy, người ta bị ốm, già Thôi thì không có mặt, con đi chăm sóc một chút thì đã sao?”
“Nó sống hay chết liên quan quái gì đến mày, chết sớm ngày nào đời bớt nhơ ngày ấy!”
Đây là việc khiến Phương Đăng luôn khó hiểu. Cha nó dẫu là tên vô lại, ngày thường trừ nghiện nặng mấy hũ nước đái mèo, hiếm khi để ý chuyện người ta. Nhà họ Phó, nói cách khác là tất cả mọi thứ về Phó Kính Thù cứ như điều cấm kỵ với ông, hễ dính đến bọn họ, cơn giận của ông có thể bùng lên bất cứ lúc nào, thâm thù đại hận này từ đâu mà ra?
“Cậu ấy rốt cuộc làm gì bố nào?” Phương Đăng quyết định khơi chuyện ra nói, làm cho rõ ràng, “Ừ thì cha cậu ấy, ông Phó Duy Nhẫn không phải với cô Chu Nhan, nhưng nói gì thì nói vẫn là con trai của em gái bố, cháu trai của bố! Mười mấy năm nay bố chưa về đảo, người ta làm gì có lỗi với bố được?”
“Tao nhổ vào, loại tạp chủng!” Mồm mép Phương Học Nông vẫn cứ là bẩn thỉu nhất hạng.
Phương Đăng rầu rĩ nói: “Bố mắng cậu ta là tạp chủng, khác gì mắng cô Chu Nhan, trừ phi đó không phải con của cô.”
Ông Phương Học Nông thở phì phò, không đáp. Một lúc sau, thấy Phương Đăng cho sách vở vào cặp chuẩn bị đi học, ông lại hậm hực nhiếc, “Đừng có để tao lại troogn thấy mày và thằng lỏi đó quấn lấy nhau lần nữa, cái đồ lẳng lơ, mày nghĩ gì tưởng tao không biết đấy? Bỏ công bỏ sức đeo bám thằng tạp chủng, chỉ bằng ra ngoài kiếm tiền về cho tao!”
Những lời này khiến Phương Đăng thấy chướng tai vô cùng, nó quẳng cặp sách xuống đất, vở bút bắn ra tung tóe. Con bé đỏ mắt lớn tiếng hỏi ngược lại, “Kiếm tiền giúp bố kiểu gì, lại như cô Chu Nhan à? Bố có còn là thằng đàn ông, có còn là con người không? Mấy đồng bạc đó bố nắm trong tay mà không thấy mình như phế vật ư? Chẳng trách hồi còn sống cô chẳng coi bố vào đâu, cô bảo đến chết mới hết nhuốc nhơ, đến chết mới thoát khỏi bố!”
Cơn bùng nổ của Phương Đăng nhất thời khiến Phương Học Nông chấn động. Ông ngồi bệt xuống giường trúc, thừ người, vẻ như không hiểu lời cáo buộc của con gái, lại vẻ như đang ngẫm nghĩ ý tứ trong đó.
“Nó nói thế thật sao?” Rất lâu, ông mới ngước cặp mắt đục ngầu nhìn xoáy vào Phương Đăng, hỏi.
“Không chỉ cô nói, con cũng nghĩ thế. Bố chửi giời chửi đất chửi người khác là tạp chủng, còn bố là cái gì? Bố là người đàn ông như nhược nhất mà con từng thấy! Xui xẻo nhất đời con và cô Chu Nhan là gặp phải lão quỷ hút máu như bố. Bố cho con được cái gì ngoài cái mạng này? Vẫn còn bình rượu đấy, bố ném đi, ném vỡ đầu con đây này, thế là hết nợ. Con đi theo cô Chu Nhan cũng tốt, đỡ phải nhìn thấy bố rồi buồn nôn.”
Phương Đăng ầng ậng nước mắt hét lên, ông Phương Học Nông ngồi trơ như phỗng. Nó không muốn rơi nước mắt trước con người này, bèn cúi xuống thu dọn vở bút, chạy đi.
Phương Đăng chạm mặt A Chiếu trên đường. Cậu nhóc thấy bà chị khóe mắt đỏ hoe, liền đuổi theo hỏi: “Chị, sao lại khóc? Đứa nào bắt nạt chị, để em cho nó một trận.”
A Chiếu múa cái cặp sách đựng đầy sỏi trong tay. Phương Đăng quay lại lườm, thân hình A Chiếu ốm nhom, gió thổi cái là bay, ánh mắt thì ngơ ngác, hiện rành rành mấy chữ “em hơi nản, nhưng phải giả vờ chẳng ngán bố con thằng nào.” Phương Đăng nghe nói vẫn có mấy đứa lớn đem nó ra làm trò cười, nhưng ít nhiều lũ chúng phải e dè thứ đựng trong cặp sách của nó. Ít nhất, giờ đây nó được ăn no, không đến nỗi và hai miếng cơm vào miệng liền bị đứa khác cướp mất cái bát.
Phương Đăng nói giọng khó ưa: “Muốn làm anh hùng à, còn xanh và non lắm!”
Chiều sau giờ lên lớp, Phương Đăng và A Chiếu cùng đến thăm Phó Kính Thù. Cậu ta đã đi lại làm mọi việc được như thường, mặc dù vẫn ho không ngừng. Khi hai người đến, Phó Kính Thù đang định xách nước ra tưới vườn hoa đã bỏ bê mấy hôm nay. A Chiếu hăng hái vơ hết việc nặng vào mình, nghiến răng xách xô nước nặng chẳng kém trọng lượng cơ thể bao nhiêu, đôi mắt đảo ngang đảo dọc ngắm nhìn căn biệt thự huyền thoại, nơi mà nó chưa từng đặt chân tới trước đây. Phương Đăng và Phó Kính Thù ngồi bên đình tạ đổ nát buôn chuyện, A Chiếu tất tả làm việc, gương mặt đứa nào cũng rạng rỡ tràn trề, như thể đứa bé mồ côi tìm lại gia đình đã mất.
Phương Đăng cố tình đợi đến đêm mới về nhà, nó không muốn lại ầm ĩ lên với bố. Ông Phương Học Nông nằm dài trên giường ngáy o o, chẳng rõ đã ăn tối chưa. Phương Đăng nhặt hũ rượu rỗng dưới chân giường, ngạc nhiên thấy ông quắp cái chăn, trên nếp nhăn nơi khóe mắt hẵng còn dấu nước mắt chưa kịp khô.
Một tuần sau già Thôi trở lại, dắt thêm một người lạ. Phương Đăng nghe được từ chỗ Phó Kính Thù rằng, già Thôi lần này vội vã tới nhà người anh họ xa ở phương Bắc chịu tang, đây là một trong vài người ruột thịt ít ỏi còn lại của già. Người thanh niên theo ông về tên Thôi Mẫn Hành, là cháu trai họ xa, nghe nói gia cảnh không mấy dư dật, cha mẹ đều qua đời, không rõ trước đây làm nghề gì mưu sinh, nay cứ muốn theo già Thôi kiếm cái ăn.
Thôi Mẫn Hành trạc hăm bảy hăm tám tuổi, người tầm thước, chắc nịch, trông trung hậu mà nhanh nhẹn, trên mặt luôn nở nụ cười dễ mến. Già Thôi van nài mãi, Phó Kính Thù đành đồng ý cho hắn ở lại nhà họ Phó. Hắn dựng tạm một gian nhà gỗ trong khu vực của người dưới làm chỗ ăn ở, thường ngày giúp già Thôi lo lắng việc vặt trong nhà, rảnh rỗi thì nhận làm mấy việc chân tay trên đảo.
Phó Kính Thù nguyên muốn cho Thôi Mẫn Hành ở trong căn phòng nhỏ dưới tầng một lầu đông, nhưng già Thôi kiên quyết từ chối. Ông có cái tư duy bất di bất dịch rằng, lầu đông là nơi ở của chủ nhân Phòng Ba. Dù đáng ra Phó Thất còn phải gọi già Thôi tiếng “ông”, nhưng già chưa bao giờ dám lên giọng người trên, chỉ cần người của Phòng Ba ở đây, ông vẫn cứ là một người gác vườn, Thôi Mẫn Hành cũng vậy. Phó Kính Thù biết ông cố chấp, không tiện bàn thêm. Nghe nói già Thôi đánh điện hỏi ý bà Trịnh, bên ấy đã đồng ý nhận Thôi Mẫn Hành vào làm. Dù sao già Thôi tuổi tác đã cao, sớm muộn cũng phải tìm một người trẻ tuổi tráng kiện thay ông đảm đương trọng trách canh giữ Phó gia viện, không thể để căn biệt thự hoang phế. Bên ấy cũng không ngại trả thêm tiền công cho một người nữa.
Già Thôi liên lạc với Phòng Ba còn nhiều hơn Phó Kính Thù. Đôi khi, ông là cầu nối giữa Phó Kính Thù và bà Trịnh. Chi tiêu hằng ngày cùng một số lời căn dặn từ bên ấy thường là ông chuyển lời đến Phó Kính Thù. Đối với chỉ thị từ Malaysia, Phó Kính Thù hiếm khi phát biểu ý kiến riêng, chuyện gì cũng chỉ xem cho biết, rồi để trong lòng.
Từ khi vào ở trong nhà, Thôi Mẫn Hành luôn tỏ ra vô cùng vồn và niềm nở với Phó Kính Thù. Hắn trẻ hơn già Thôi, tay chân nhanh nhẹn, đầu óc linh hoạt, rất nhiều việc già Thôi còn chưa nghĩ ra hắn đã làm xong, còn tìm kiếm khắp trong ngoài đảo mang về những loại hoa cỏ trong vườn chưa có bởi hắn biết Phó Kính Thù có thú chơi cây. Phó Thất lại không mấy thiết tha, cậu vốn là người khó lấy lòng, đối với ai cũng lạnh nhạt, khách sáo, từ đầu chí cuối giữ một khoảng cách an toàn.
Phương Đăng giờ đây trở thành khách quen của Phó gia viện, già Thôi ban đầu mở của cho con bé vào vẫn còn miễn cưỡng, nhưng Phó Kính Thù đã ngầm cho phép, ông không dám nói nhiều. Về thân phận của Phương Đăng, nếu bảo già Thôi không đề phòng cảnh giác thì là nói dối. Nhưng thấy con nhóc này và Tiểu Thất của ông chơi với nhau hòa hợp vui vẻ, dần dần ông cảm thấy, để nó đến thường xuyên cũng hay. Có Phương Đăng ở đó, kẻ quen lầm lũi một mình như Phó Kính Thù mới nổi hứng tán chuyện. Sau khi tan học, hai đứa thường cùng nhau ra vườn sau, Phó Kính Thù bày biện màu bút căng giá vẽ tranh, Phương Đăng lăng xăng lúc bên này, lúc bên kia. Già Thôi len lén núp một chỗ quan sát, phát hiện có lúc Tiểu Thất trêu con nhóc kia cười hi hi ha ha, có lúc hai đứa lại vì một chuyện cỏn con cãi nhau mẻ đầu sứt trán. Dù gì vẫn chảy chung một dòng máu, mặc cho xuất thân có khác biệt, gãy xương gân vẫn liền. Nghĩ thế, về sau mỗi lần chuẩn bị trà nước điểm tâm cho Phó Kính Thù, già Thôi làm luôn cho Phương Đăng một phần. Thi thoảng con bé ở lại ăn cơm, ông cũng không xị mặt nữa.
A Chiếu theo Phương Đăng vào vườn, chăm chắm muốn ăn chực mấy món ngon của già Thôi, thế là cứ quấn lấy chân lão cả ngày, xắn tay đòi giúp làm cái này cái nọ. Già Thôi chẳng biết làm thế nào, chỉ biết quát, “Thằng ranh con, thằng ranh con.” Nể tình chủ, ông không nỡ đuổi nó đi. So với già Thôi bảo thủ cứng nhắc, Thôi Mẫn Hành có vẻ nhiệt tình với “hai người bạn” của Phó Kính Thù hơn. Phương Đăng thì không nói, con bé luôn miệng bảo “Vô cớ xun xoe không định lừa đảo thì trộm cắp.”; A Chiếu có vẻ khá thích tm. Cái ông chú mới đến này chẳng những hào phóng cho nó đồ ăn hơn, còn dạy nó tết lá cỏ thành đủ thứ đồ chơi thú vị.
Sau bận cãi nhau to với con gái, ông Phương Học Nông im ắng đi nhiều. Rượu vẫn ngần ấy, mỗi lần uống xong vẫn nát như tương, nhưng chỉ cần Phương Đăng cơm nước đàng hoàng, sau đó có đi đâu ông cũng hiếm khi hỏi đến. Phương Đăng mấy lần bắt gặp Thôi Mẫn Hành dìu bố mình ngất nga ngất ngưởng về đến nhà, ông Phương Học Nông còn giơ cao bình rượu cung kính gọi hắn là “người anh em”. Phương Đăng thấy khó hiểu, Thôi Mẫn Hành lên đảo chưa lâu, sao đánh bạn được với cha mình nhanh thếm ông Phương Học Nông chẳng có chút giá trị lợi dụng nào, sao hắn lại vui vẻ kết giao? Phương Đăng bỏ công quan sát, phát hiện Thôi Mẫn Hành đối với ai cũng cười nói vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ, lại thêm hắn khéo ăn khéo nói, chỉ trong thời gian ngắn hắn đã tạo được mạng lưới quan hệ rộng lớn ngay giữa hòn đảo khép kín bài ngoại như đảo Qua Âm. Với một người lạ mặt mới đến mà nói, đây thật sự là việc không dễ dàng. Có thể thấy hắn có đôi ba phần bản lĩnh, chẳng trách già Thôi lặn lội xa xôi đưa hắn về.
Thời gian vùn vụt trôi đi, vào một ngày cuối tuần sau tiết đông chí không lâu, Phó Kính Thù đi học vẽ tại nhà thầy giáo trong thành phố như mọi lần, vì cái hẹn ra bờ hồ vét bùn bón hoa trước khi mặt hồ đóng băng với Phương Đăng, nên về đảo sớm hơn vài tiếng.
Phương Đăng đứng ở bến tàu đón, thấy cậu trang phục mỏng manh, khăng khăng bắt về nhà mặc thêm áo, tiện bỏ lại đống giá bút lỉnh kỉnh. Hai người về đến Phó gia viện, vừa vào cổng chính Lầu Đông, đúng lúc gặp Thôi Mẫn Hành đi từ bên trong ra.
“Hôm nay cậu chủ về sớm thế!” Thôi Mẫn Hành hơi sững người, cười tít mắt chào hỏi.
Phó Kính Thù liếc anh ta một cái, hỏi: “Già Thôi không có nhà à?”
“Dạ không, chú tôi đi mua gạo. Trước khi đi ông có dặn rảnh rỗi thì mang mấy chậu hoa ngoài sân sau lên ban công tầng hai, đêm lạnh, sợ ngấm sương không tốt.” Thôi Mẫn Hành xoa xoa tay, ve áo vẫn còn dính mảnh lá mục, “Hai người mau vào đi, bên ngoài gió to, tôi đi tìm mấy khúc gỗ tốt đóng lên giàn hoa cho chắc.”
“Ừm.” Phó Kính Thù ra hiệu cho Phương Đăng theo mình vào nhà, lại quay ra dửng dưng hỏi tm, lúc này đã đi tới cái ao hình bán nguyệt: “Có phải già Thôi bảo anh mang cậy thụy hương Nam Vang tối qua tôi vừa tỉa cành lên không?”
Thôi Mẫn Hành cười đáp: “Không sai không sai, chính là chậu hoa tối qua cậu vừa chăm sóc. Cậu lên xem thử, hoa nở đẹp lắm. Tôi phải đi đây, không là không kịp đóng lại giàn hoa trước khi trời tối mất.”
“Anh đi đi.”
Thôi Mẫn Hành vừa xoay mình, lại nghe Phó Kính Thù với theo một câu, giọng điệu không nhạt không nồng, “Người cứ đi, nhưng đồ để lại.”
“Cái gì cơ ạ?”, Thôi Mẫn Hành khựng bước.
Phó Kính Thù nói: “Anh là thân thích của già Thôi, tôi không muốn phải khám người anh.”
“Ô… Cậu nói gì thế, tôi chẳng hiểu gì cả, cô bé kia giải thích lại giúp tôi không?” Mặt Thôi Mẫn Hành tràn đầy kinh ngạc.
Phương Đăng không nói gì, ngẩng lên nhìn Phó Kính Thù, không kim được nhìn Thôi Mẫn Hành dò xét một lượt.
“Già Thôi sẽ không cho anh mang chậu thụy hương Nam Vang vào phòng. Loài hoa đó ưa râm ưa lạnh, chú ấy càng hiểu tôi không thích mùi hương quá nồng của nó.”
“Cậu không thích, tôi lại mang nó xuống là được chứ gì?” Thôi Mẫn Hành ngọt giọng.
“Tôi bảo rồi, để đồ lại, còn anh có thể đi. Anh muốn đợi già Thôi về, hay đợi tôi gọi người đến?”
Thôi Mẫn Hành đờ người đứng tại chỗ mất một lúc, nụ cười trên mặt dần xơ cứng, nguội ngắt. Hắn lôi trong túi ra một cái đồng hồ quả quýt cũ, một cây bút nạm vàng, hai con dấu, lại thêm một tờ tiền loại cũ, không nói không rằng đặt xuống bậc thềm trước cửa.
Phó Kính Thù cúi xuống nhìn một lượt quay sang nói với Phương Đăng: “Hắn khôn lắm, biết chọn những thứ ngày thường không dùng đến nhưng lại đáng tiền.”
Phương Đăng tiến tới nhặt các thứ đó lên, lạnh lùng liếc xéo Thôi Mẫn Hành một cái. Đúng như lời Phó Thất nói, Thôi Mẫn Hành là kẻ hai mặt, hoặc ít ra cũng rất biết ngụy trang. Hắn biết già Thôi bình thường không thích hắn vào lầu Đông, đề phòng người trong nhà có ai về sớm, liền mang cây thụy hương Nam Vang tối hôm trước Phó Thất vừa chăm sóc ra làm bình phong.
“Anh chuyển vào đây đã lâu, chúng tôi đối với anh đâu có bạc.” Phó Kính Thù trầm giọng nói.
Thôi Mẫn Hành bị bóc mẽ, mà chẳng chút nao núng, ngược lại tỏ vẻ khinh khỉnh, sấn lên một bước. Phương Đăng kéo Phó Kính Thù lui lại hai bước, tỏ ra đề phòng, “Anh định làm gì?”
Thôi Mẫn Hành đứng mân mê tay vin cầu thang làm bằng đá Đại Lý trổ hoa văn, “Cái thứ này chẳng xoàng. Tao lấy làm khó hiểu, cùng là người với nhau, sao mày được đứng trên cao chỉ tay năm ngón, còn tao như con chó sống trong vườn nghe mày sai khiến. Chẳng qua là tổ tiên tích hộ chút đức, để lại mấy món đồ tốt. Tao chỉ mượn vài cái vặt vãnh đem đi tiêu chơi, làm gì mà kẹt xỉ thế.”
“Cho dù có cho anh thêm nhiều món đồ đáng giá, cũng chẳng thấm vào đâu, bạc khát nước đỡ sao nổi. Tôi sẽ không làm rộn, anh tự giác đến chào từ biệt già Thôi đi, chú ấy đã lớn tuổi, tôi không muốn chú ấy buồn.”
Đêm ấy Thôi Mẫn Hành từ biệt già Thôi, rời khởi Phó gia viện. Già Thôi có chút kinh ngạc, nhưng chẳng buồn níu giữ. Ông ngần ấy tuổi đầu, đã chứng kiến biết bao biến cố loạn ly, có lẽ trong lòng cảm thức được điều gì rồi cũng nên. Phó Kính Thù để ý, thấy già không nhắc đến chuyện kia nhiều, nhưng dường như tinh thần sa sút đi không ít, dáng vẻ lại càng già nua thêm vài phần.
Vừa qua tiết Thanh Minh, nửa đêm già Thôi nhận điện thoại từ Malaysia gọi về, nghe xong, già cứ im thin thít. Một lát sau, già bịt đầu ống nghe kéo đến bên lò sưởi, nơi Phó Kính Thù đang đọc sách. Vẻ mặt già phức tạp, định nói gì lại thôi.
Kỳ thực tâm tư Phó Kính Thù không hoàn toàn đặt vào cuốn sách, liền quay sang hỏi: “Có phải bên đó bảo tôi nghe điện thoại không?”
Già thôi gật đầu, đặt ống nghe vào tay cậu chủ, rồi lật đật đứng sang một bên.
Phó Kính Thù hít một hơi dài, kề ống nghe lên tai, rất nhanh, tia hy vọng trong mắt cậu tiêu tan, cậu ngồi thẳng lên, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi lạnh.
“… Tôi biết rồi.” cậu nói với đầu dây bên kia. Điện thoại được trả về chỗ cũ, cậu quay sang, thấy già Thôi đang len lén quệt nước mắt.
Phó Duy Nhẫn đã chết. Người đàn ông mới hơn bốn mươi tuổi ấy đã chết vì suy tim.
Già Thôi đi xa chịu tang trở về không lâu, bên Malaysia đã đánh điện sang, báo rằng Phó Duy Nhẫn, người mà một tay già nuôi lớn gần đây tình trạng sức khở không mấy khả quan, vì thế chẳng thể gửi đồ về cho con trai như mọi năm. Có điều già Thôi và Phó Kính Thù đều cho rằng ông chẳng may lâm bệnh, điều dưỡng một thời gian sẽ đỡ, có ai ngờ ông bỗng chốc ra đi ở tuổi sức vóc còn tráng kiện như vậy.
Tin dữ đến quá đột ngột, già Thôi dầu rất đỗi xót xa, nhưng già biết có một người thậm chí còn không thể tiếp nhận sự thực nghiệt ngã này. Phó Duy Nhẫn là người thân yêu nhất trên đời của Tiểu Thất, là hy vọng duy nhất. Nếu ông còn sống, tương lai Tiểu Thất sẽ có người làm trung gian hòa giải khúc mắc về thân phận, nhưng giờ, chỉ sợ Phòng Ba ở Malaysia từ đây sẽ chẳng buồn hỏi han gì đến đứa trẻ mồ côi ở Phó gia viện nữa. Cậu khó mà có ngày trở mình.
Già Thôi nuốt nghẹn, định an ủi Tiểu Thất mấy câu, nhưng Phó Kính Thù giơ tay ra ngăn, không muốn để già nói. Cậu chầm chậm trở lại chỗ ngồi ban nãy, bước chân bình ổn. Đóng lại cuốn sách đọc dở một nửa, tờ dấu sách không cẩn thận rớt xuống sàn nhà, cậu cúi xuống nhặt hai lần vẫn không thể cầm được cái thẻ dấu sách mỏng dính. Cậu lùi lũi đóng cửa phòng lại, trước ánh mắt lo lắng của già Thôi. Trắng một đêm ấy, già Thôi không nghe được tiếng động nào phát ra từ trong phòng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook