Ngõ Nhỏ Có Người Đang Đợi
-
Chương 7
25.
Buổi tối lúc cảnh sát Tiểu Phó tới, tay anh xách đầy quà.
Mẹ Chu nói: “Tiểu Phó, lần sau tới đừng xách đồ theo nữa.”
Sắc mặt cảnh sát Tiểu Phó thay đổi, vẻ hoảng hốt lộ hẳn ra trên mặt. Mẹ Chu vội giải thích: “Ý dì là đều là người một nhà, đừng khách sáo vậy.”
Anh ấy thở phào nhẹ nhõm, tủi thân: “Dì ơi, dì nói chuyện đừng ngắt câu, xém tí con tưởng đêm nay không phải ăn bữa cơm đoàn viên mà là bữa tối cuối cùng rồi.”
Anh nói làm mẹ Chu bật cười.
Cơm nước xong, mọi người cùng ngồi xem Xuân vãn. (Chú thích: Chương trình đêm giao thừa của Trung Quốc, giống chương trình Táo quân mỗi năm của mình ấy).
Mẹ Chu lấy ba bao lì xì, phát cho chúng tôi mỗi người một cái, cười nói: “Tháng đổi năm dời, bình an vô sự.”
“Cảm ơn mẹ, chúc mừng năm mới.” Chu Hải Yến đã quen.
“Cảm ơn mẹ, chúc mừng năm mới!” lần đầu tiên tôi được nhận bao lì xì, không kiềm được niềm vui.
“Cảm ơn dì, năm mới vui vẻ ạ!” cảnh sát Tiểu Phó không ngờ mình cũng có bao lì xì, phấn khích muốn nhảy dựng lên.
Không khí hài hòa, tôi về phòng mang quà đã chuẩn bị sẵn ra.
Quà cho mẹ Chu là khăn quàng cổ, đôi găng tay, bà thường xuyên ngồi thẫn thờ nơi cửa, bây giờ trời lạnh, có thể giữ ấm cho bà.
Cảnh sát Tiểu Phó là một chiếc mũ dệt kim dày, thị trấn mùa đông lộng gió, anh đội đi tuần bên ngoài có thể bảo vệ đầu.
Mẹ Chu sờ trái sờ phải, yêu thích không buông tay được, ngạc nhiên khen tay nghề của tôi rất giỏi. Cảnh sát Tiểu Phó nước mắt lưng tròng, nói không ngờ bao lì xì cũng có phần anh, quà cũng có nghĩ đến anh.
Chu Hải Yến là người duy nhất im lặng. Anh nhìn chằm chằm bàn tay trống trơn của tôi, phát hiện không có gì thì ho nhẹ một tiếng.
Tôi làm bộ không nghe thấy, quay qua xem TV.
Tiếng ho mạnh hơn.
Sô pha bên cạnh tôi lún xuống, bên tai có hơi thở ấm áp phả vào: “Ai cũng có, của anh đâu?”
Tôi quay lại, mở to mắt ngây thơ: “Anh trai, không phải anh nói không thích mấy thứ này sao?”
Trước kia dò hỏi anh, anh nói mình không bao giờ quàng khăn gì đó, anh còn nói đàn ông thay vì choàng khăn nọ kia thì nên tập thể dục còn hơn.
Tôi nghĩ cũng phải, hình như anh không sợ lạnh, ngay cả mùa đông mà anh vẫn mặc quần mùa thu!.
“…”
Anh đờ người, vẻ mặt cũng mất tự nhiên. “Ai nói? Dù sao thì cũng không phải anh nói.” Rồi làm vẻ không để tâm, nhìn TV, “Thôi, quên anh thì thôi đi, quên thì quên, anh không phải người hay so đo.”
Nhưng ánh mắt anh thì không nói vậy. Mẹ Chu với cảnh sát Tiểu Phó đang xem TV, tầm mắt không nhịn được mà quay sang bên này.
Tôi đứng dậy, lấy từ sau sô pha một bông hoa hướng dương cao cỡ nửa người tôi, tôi đan nó suốt nửa tháng. Chu Hải Yến rất thích hoa hướng dương, thích đến độ nếu khách đến xăm hình này thì anh sẽ giảm ngay 40% cho họ mà không đắn đo.
Tôi bắt chước anh nói: “Ui chao, chắc cái này anh cũng không thích đâu?”
Anh quay đầu lại, đồng tử hơi chấn động. Trong kinh ngạc là niềm vui không giấu được. Ý thức được gì đó, anh bật cười: “Hay nhỉ, nay to gan rồi, cố tình trêu anh đúng không?”
Tôi nhạy bén nhận ra nguy hiểm đến gần, yên lặng lùi về sau hai bước. Anh đứng lên, một tay chống lưng ghế sô pha, nhảy qua một cái chặn trước mặt tôi.
Tôi xoay người bỏ chạy.
Anh tóm chặt búi tóc tròn của tôi, bóp cổ tôi, dùng tay cù lét.
Tôi vừa né vừa cầu cứu. “Mẹ, mẹ ơi cứu con! Anh Tiểu Phó, cứu em!”
Mọi người cười ha ha ngã trên sô pha, không ai cứu tôi.
Tiếng cười rộn rã xen lẫn tiếng Xuân vãn: “Tôi kiểm điểm, tôi quá ham chơi, đánh bóng bàn hại người hại mình, tôi từ chối…”
…
Buổi tối trước khi ngủ tôi cảm giác gối đầu cồm cộm. Lấy ra xem, một bao lì xì và một khóa trường thọ. Bên cạnh có tờ giấy: “Nhiều niềm vui, luôn bình an, không lo lắng.”
Bút lực sắc bén, giấy tựa mây bay, chữ tựa như người.
…
Sau này nhớ lại vô số khoảng khắc hạnh phúc trong đời mình, mọi khung cảnh đều có hình bóng mọi người.
26.
Sau Tết, mọi thứ đều được đẩy nhanh tốc độ.
Chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh cấp ba, trường tăng giờ học của khối lớp 9, ngày nào không học thì là kiểm tra. Lịch trình dày đặc, tôi đi học từ sáng sớm, trưa không về, học hết tiết tự học tối về đến nhà đã 10 giờ. Một tuần có thể yên ổn ngồi ăn bữa cơm cùng mọi người chỉ có nửa buổi chiều ngày chủ nhật.
Khi biết 50 học sinh giỏi nhất huyện có thể được miễn học phí, tôi càng thêm động lực học. Thành tích của tôi được coi là nổi bật trong thị trấn, nhưng nhìn ra toàn huyện thì người giỏi vô số kể, tôi không dám lơ là.
Do tan học muộn nên Chu Hải Yến sẽ đến trường đón tôi. Sau khi về nhà, chúng tôi cùng ăn bữa khuya mẹ Chu chuẩn bị sẵn, anh làm thêm, tôi ngồi bên cạnh học bài. Đôi khi học mệt sẽ gục xuống bàn ngủ, anh im lặng ôm tôi về giường, sắp xếp lại bút viết cho tôi, tiện cho ngày mai tôi xách đi học.
Từ trời đông giá rét đến giữa hè, sách học đến thuộc lòng, đề làm hết quyển này đến quyển khác.
Tôi như ước nguyện trúng tuyển trường cấp 3 tốt nhất huyện với thành tích đứng thứ 10 toàn huyện, trường miễn học phí và các khoản phí khác trong 3 năm, hứa hẹn nếu tôi thi đại học có thành tích tốt sẽ có học bổng thêm.
Mẹ Chu ôm tôi khen ngợi, nói tôi trời sinh là người nhà họ Chu, giỏi giang y như Chu Hải Yến năm đó.
Vài ngày sau, thoát khỏi bầu không khí hân hoan, tôi chợt cảm thấy nửa năm qua quá nhanh, quá mãnh liệt, thế nên có rất nhiều thứ thay đổi mà sau này tôi mới nhận ra.
Trong hai tháng nghỉ hè, tần suất sinh bệnh của mẹ Chu tăng cao.
Trước kia chỉ mùng 5 hàng tháng bà mới treo chuông gió lên cây, bây giờ chỉ cần có số 5 thì bà đều treo chuông gió lên cây. Bà nhảy múa cũng thường xuyên hơn.
Việc ngồi ở cửa cùng Chu Hải Yến, yên lặng nhìn bà cũng dần trở thành thói quen của tôi.
Chỉ là mẹ Chi khi đọc sách càng khóc nhiều hơn, buổi tối ngủ càng phụ thuộc vào thuốc hơn, ăn càng ngày càng ít đi, thậm chí không muốn đi dạo chợ, tựa như không còn hứng thú với điều gì.
Mọi người rốt cuộc nhận ra bà không ổn, muốn đưa bà đi khám bác sĩ nhưng bà không chịu.
Chu Hải Yến, cảnh sát Tiểu Phó với tôi, chúng tôi thay phiên ra trận, cố gắng nài nỉ cũng không làm bà dao động.
Rồi một ngày, không biết sao bà lại đồng ý.
Bác sĩ là do cảnh sát Tiểu Phó tìm. Kết quả chẩn đoán cho thấy -- trầm cảm mức độ trung bình.
Tôi mơ hồ đoán được là vì cái c/h/ế/t của chú, tức là cha Chu Hải Yến. Cho dù trong nhà gần như không ai nhắc đến ông, nhưng bóng dáng ông có thể nhìn thấy khắp mọi nơi.
Chúng ta không thể thấy được tất cả tuyết rơi trong đời một người. Mỗi người đều cô độc trong mùa đông sinh mệnh của mình, tôi không làm được gì, cũng không giúp được gì, thậm chí sự đồng cảm cơ bản cũng không làm được.
May mắn là mẹ Chu tích cực hợp tác với phương pháp điều trị của bác sĩ, dần dà có chuyển biến tốt đẹp.
Cứ thế, tôi lên cấp 3.
Trường Phổ thông trung học số 1 buộc phải sống nội trú trong trường, nhưng hai tuần được nghỉ hai ngày có thể về nhà. Trường xa nhà 20km, không có xe đi thẳng, muốn đi phải chuyển 2 lần xe buýt. Nhằm thuận tiện đưa đón tôi đi học và đưa mẹ Chu đi tái khám, sau khai giảng không lâu, Chu Hải Yến mua một chiếc xe máy.
Đen tuyền, cực ngầu, cũng rất hợp với anh. Nhất là khi anh ngồi trên xe, hai chân thon dài có lực, tùy ý chống trên đất, người lộ vẻ thản nhiên. Trên người anh có sự đan xen giữa ngây ngô thiếu niên và nam tính đàn ông, tạo nên cảm giác độc đáo.
Thấy tôi nhìn chăm chăm, anh nhướng mày: “Sao hả? Có phải đẹp lắm không?”
Tôi phản bác theo bản năng: “Chẳng ra sao, anh còn kém xa.”
Anh liếc tôi: “Anh đang nói về xe.”
“…”
Tôi siết quai cặp cố gắng làm giảm xấu hổ.
Sau khi lên xe, anh giúp tôi đội nón bảo hiểm. Đá chống, xe đứng thẳng lên hơi lắc lư. Anh bảo: “Ôm chặt.”
Tôi làm theo. Xe khởi động, tốc độ mạnh ban đầu làm tôi siết chặt hai tay lại. Làn da bên dưới tay nóng bỏng, căng chắc.
Trong đầu hiện lên ý nghĩ: Eo thon quá.
Tôi chưa từng ngồi mô tô, ban đầu hơi căng thẳng nhưng sau đó từ từ thả lỏng, gió thổi bên tai rất tự do. Tôi đánh bạo thả hai tay ra, bắt chước trong phim giang tay đón gió.
Chưa kịp cảm nhận gì thì đằng trước có thằng bé vụt qua đầu xe, xe đột ngột giảm tốc độ, tôi không kiểm soát được cơ thể ập mạnh về trước. Ngực tôi đập mạnh vào tấm lưng rắn chắc phía trước, đau tới mức tôi bật thốt lên thành tiếng, ứa nước mắt.
Tôi đang ở tuổi dậy thì nên gần đây tôi cảm giác mình đang dậy thì nhanh, nhất là ngực, chạm vào là đau. Thế mà lại còn đụng mạnh như vậy.
“Có bị đụng trúng đâu không?”
Tôi đau không nói nổi.
Xe dừng lại ven đường. Chu Hải Yến tháo mũ bảo hiểm, thấy tôi ứa nước mắt thì luống cuống: “Đụng trúng ở đâu?”
Tôi mấp máy môi mà không nói thành lời. Không biết sao cứ như ai làm mỏng da mặt mình, tự dưng thấy xấu hổ, nhạy cảm.
Anh sốt ruột, “Nói đi chứ.” Ánh mắt sáng quắc như đặt tôi lên lò nướng.
Mặt tôi đỏ bừng lên, nhắm mắt, chào thua: “Ngực! Đụng trúng ngực, được chưa?”
“…”
“…”
Anh ngẩn người, hiểu ra gì đó, im lặng quay đi đội mũ bảo hiểm lên. Giọng cứng đờ, “Ờm, anh không cố ý.”
“…”
Đoạn đường tiếp theo, tôi sợ rồi nên ôm chặt eo anh, nhưng có lẽ thời tiết quá nóng, dường như cả cánh tay đều bị bỏng.
27.
Trường Nhất trung là trường danh giá lâu đời, quy tụ những học sinh ưu tú tứ phương, mọi người chú ý ai học giỏi đỗ cao, không có sức cũng không hứng thú kết bè phái bắt nạt người khác.
Ở đây không có ai bắt nạt hay cô lập tôi, tôi chỉ là một học sinh bình thường, có hai ba người bạn cùng lớp hay đi cùng, bạn cùng phòng ở chung cũng hòa thuận. Thi thoảng mọi người cũng tâm sự, tám chuyện, trong đó yêu sớm luôn là đề tài nóng nhất.
Tuy áp lực ở trường cấp 3 nặng nề hơn cấp 2, nhịp độ cũng nhanh nhưng tôi hài lòng với cuộc sống phong phú mỗi ngày.
Lên lớp 11 khi phân ban, tôi chọn ban Khoa học tự nhiên mà tôi thích.
Mẹ Chu có Chu Hải Yến và cảnh sát Tiểu Phó chăm sóc, họ nói tình trạng của bà ngày càng ổn định, rất hợp tác trong điều trị, hiệu quả thấy rõ, có thể thấy càng ngày càng tốt lên.
Để bà không buồn chán, mỗi lần tôi về đều kể bà nghe những chuyện thú vị trong trường, thêm mắm dặm muối chọc bà vui vẻ, tối ngủ ôm chặt lấy bà. Thấy sự nặng nề của bà ngày một ít đi, những lo lắng trong lòng dần buông xuống.
Không khí trong nhà cũng sống lại.
Lúc đầu tôi không nhận ra mình có gì thay đổi. Mãi đến khi thần kinh thả lỏng, mãi đến khi sinh lý và tâm lý dần trưởng thành, mãi đến khi tôi không dám nhìn thẳng vào mắt Chu Hải Yến.
Những thay đổi về lượng tích lũy dần cuối cùng bùng nổ, mở ra sự thay đổi về chất đã ấp ủ từ lâu.
Đó là khi ngồi ăn cơm đối diện anh, sự lúng túng không biết cầm đũa thế nào, tốc độ ăn không ngừng chậm lại cùng ánh mắt cố gắng trấn tĩnh để đối diện.
Đó là khi ngồi bên cạnh anh học bài không thể nào tập trung, trí tưởng tượng mặc sức bay xa cùng việc nhìn lén từng đường nét chỉ tay, xương bàn tay anh.
Đó là khi ngồi trên sô pha trò chuyện, cùng ăn khớp không trò chuyện, cố tình cùng cộng hưởng tiếng tim đập, cảm nhận hơi thở anh bao trùm, nhiệt độ cơ thể không ngừng tăng lên.
Đó là khi ngồi sau xe máy, ôm chặt anh không muốn buông tay, khi bị hỏi có nhớ anh không thì không thể mở miệng, xuống xe chào tạm biệt mà hồi hộp đến run giọng.
Đó là thường xuyên ngẩn người, là âm thầm quan sát bắt chước, là đột nhiên lắp bắp, là giả vờ như không có việc gì, là ngày đêm mong nhớ khi đã lâu không gặp.
Tôi cảm giác như mình đang dần mất kiểm soát. Vậy nên tôi kết luận, mình mắc một căn bệnh lạ.
Lạ đến mức không thể ở cùng Chu Hải Yến như trước.
Vì căn bệnh lạ này, tôi bắt đầu trở nên kỳ quái.
Tôi không để anh giặt quần áo của mình nữa, từ nhỏ như đồ lót đến lớn như áo khoác, thậm chí giặt xong còn sợ anh thấy mà phải treo ở ban công nhỏ trên phòng mình.
Tôi không còn ôm eo anh khi đi xe mà lúng túng nắm chặt hai bên yên xe, cố chấp lấy cặp ngăn ở giữa, phòng ngừa nhịp tim đập của mình lộ ra ngoài.
Tôi đau bụng run lẩy bẩy trong kỳ sinh lý cũng lặng lẽ vào bếp nấu nước đường đỏ chứ không phải như trước đây, làm nũng đòi anh dùng tay làm ấm bụng.
…
Sự xa cách vô hình hết lần này đến lần khác. Tôi không chú ý là sắc mặt Chu Hải Yến ngày càng đen. Đến nỗi mẹ Chu tưởng chúng tôi có mâu thuẫn.
Chiều thứ sáu về nhà. Chu Hải Yến mặt nặng nề dừng xe, tôi đeo cặp bước xuống.
Mẹ Chu kéo tay tôi, hỏi nhỏ: “Thanh Thanh, có phải thằng nhóc chết tiệt kia chọc giận con không?”
Ngạc nhiên, tôi vội phủ nhận: “Dạ không dạ không, con với anh trai vẫn ổn mà ạ.”
“Thật sao?”
“Dạ thật.”
Tình cờ Chu Hải Yến đi ngang qua, tôi lùi về hai bước theo bản năng, anh cười lạnh lùng một tiếng.
“…”
Rõ ràng cái gì cũng không nói, nhưng dường như lại nói cả.
Ánh mắt mẹ Chu đảo qua tôi rồi anh, lộ vẻ khó tin. Tôi đỏ mặt, không biết nên giải thích thế nào, chúng tôi thực sự không có mâu thuẫn, chỉ là tôi đơn phương gây rối thôi.
Nào ngờ bà phất tay, thản nhiên: “Được rồi, mẹ không hỏi nữa, dù gì hai đứa qua vài ngày là ổn thôi.”
28.
Mẹ Chu là nhà tiên tri.
Sau bữa tối, bà uống thuốc rồi lên lầu nghỉ ngơi.
Chu Hải Yến ở phòng làm việc vẽ phác thảo, tôi ngồi cạnh anh để học như trước. Nhưng mười phút sau đề bài vẫn trống không, lực chú ý không kiềm được mà lại đặt lên người ngồi bên cạnh, tim đập dồn dập. Tôi cam chịu cầm giấy bút định về phòng làm bài.
“Mới 9h30 mà em ngủ sớm vậy ạ?”
Tôi lắc đầu, “Không ạ, về phòng làm bài tập.”
Vẻ mặt anh bình thản, chiếc bút xoay nhanh trên đầu ngón tay. “Ở đây làm không được? Hay là nói anh ở đây gây cản trở em?”
Anh hơi nghiêng đầu, hàng mi dài đen nhánh rũ xuống tạo một bóng mờ mờ, gương mặt góc cạnh rõ nét. Ánh mắt anh nhìn tôi mang vẻ suy ngẫm.
Mấy ngón tay đặt bên người cuộn lại, tự dưng tôi thấy mặt nóng ran khó hiểu, mơ hồ có xu hướng càng tăng thêm.
Anh nói: “Ngồi xuống, chúng ta tâm sự.”
Tôi buông tờ đề, ngồi lại.
Anh đi thẳng vào vấn đề, “Dạo này em rất lạ.”
Bị vạch trần, tôi lúng túng mất tự nhiên.
Anh nghĩ một lúc rồi nói: “Có phải anh làm gì đó sai phải không? Anh sẽ xin lỗi.”
“Không, không phải.”
“Hay trong trường em bị bắt nạt?”
“Không có không có.”
Anh bình tĩnh nhìn tôi hồi lâu. Đột nhiên hỏi: “Có phải em yêu sớm không?”
Lòng tôi chấn động. Trong nháy mắt, một tiếng sấm đánh hồn phách tôi ra thành hai, tim đập chậm một nhịp. Vô số hình ảnh được lặp đi lặp lại trong đầu tôi, những suy nghĩ bối rối vẩn vơ khó hiểu bấy lâu nay bỗng như được đả thông hai mạch Nhâm Đốc. Tựa như người lạc đường tìm ra phương hướng, như người lang thang tìm được nơi trú ngụ.
Mây tan thấy núi, tuyết tan trúc vươn vai.
Tất cả đều có lời giải thích hợp lý.
Thì ra không phải gió động, không phải cờ động, mà là lòng tôi động.
Cho dù bây giờ trong lòng như binh hoang mã loạn, long trời lở đất nhưng trên mặt vẫn biểu hiện trầm lặng hơn bình thường một chút. Bởi vì trận chiến yêu thầm này tôi đã xác định mình đơn thương độc mã.
Thấy tôi không nói lời nào, Chu Hải Yến tự cho là đúng, nghĩ là tôi ngầm thừa nhận. Anh hít sâu một hơi, biểu hiện dần cứng đờ, “Đường Hà Thanh, em mới là học sinh lớp 11, ai cho phép em yêu sớm? Có phải là thằng bé đi cạnh em sau giờ học hôm nay không, hay là đứa chào em ở cổng trường hôm thứ hai? Hay là người cầm ô cho em vào bữa trời mưa ngày thứ sáu?”
Tôi kinh ngạc nhìn anh nhắc rõ từng người một.
Anh bực mình, “Đừng nói là đứa lần trước họp phụ huynh nhét thư tình vào hộc bàn em đấy nhé?”
Tôi chợt mỉm cười. “Không phải ai cả. Không có yêu sớm.”
Chỉ có yêu thầm.
Tầm mắt giao nhau, ánh mắt anh thẳng thắn không e dè, sắc bén như muốn phân biệt lời nói tôi là thật hay giả.
Tôi thản nhiên nhìn lại.
Thật lâu sau, lâu đến khi không khí xung quanh trở nên yên lặng. Ánh mắt anh dịu đi, dặn dò: “Không cho yêu sớm.”
Tôi hỏi: “17 tuổi là yêu sớm, vậy 18 tuổi thì sao?”
Anh chém đinh chặt sắt: “Quên đi.”
Tôi: “Vậy 20 tuổi thì sao? 20 tuổi em yêu thì sao?”
Anh: “20 tuổi cũng vậy.”
Tôi: “Vậy giống như anh bây giờ thì sao?”
Anh: “…”
Tôi từng bước dồn ép, “Vậy bây giờ anh yêu cũng là yêu sớm sao?”
Mắt anh lấp lánh, nghẹn ra một trận ho khan, xua tay đuổi tôi. “Muộn thế này còn làm gì mà không đi ngủ? Về phòng nghỉ đi.”
“…”
Bảo ngủ là anh, không cho ngủ cũng là anh. Lật mặt nhanh hơn lật sách. Lòng dạ đàn ông sâu như đáy biển.
Buổi tối lúc cảnh sát Tiểu Phó tới, tay anh xách đầy quà.
Mẹ Chu nói: “Tiểu Phó, lần sau tới đừng xách đồ theo nữa.”
Sắc mặt cảnh sát Tiểu Phó thay đổi, vẻ hoảng hốt lộ hẳn ra trên mặt. Mẹ Chu vội giải thích: “Ý dì là đều là người một nhà, đừng khách sáo vậy.”
Anh ấy thở phào nhẹ nhõm, tủi thân: “Dì ơi, dì nói chuyện đừng ngắt câu, xém tí con tưởng đêm nay không phải ăn bữa cơm đoàn viên mà là bữa tối cuối cùng rồi.”
Anh nói làm mẹ Chu bật cười.
Cơm nước xong, mọi người cùng ngồi xem Xuân vãn. (Chú thích: Chương trình đêm giao thừa của Trung Quốc, giống chương trình Táo quân mỗi năm của mình ấy).
Mẹ Chu lấy ba bao lì xì, phát cho chúng tôi mỗi người một cái, cười nói: “Tháng đổi năm dời, bình an vô sự.”
“Cảm ơn mẹ, chúc mừng năm mới.” Chu Hải Yến đã quen.
“Cảm ơn mẹ, chúc mừng năm mới!” lần đầu tiên tôi được nhận bao lì xì, không kiềm được niềm vui.
“Cảm ơn dì, năm mới vui vẻ ạ!” cảnh sát Tiểu Phó không ngờ mình cũng có bao lì xì, phấn khích muốn nhảy dựng lên.
Không khí hài hòa, tôi về phòng mang quà đã chuẩn bị sẵn ra.
Quà cho mẹ Chu là khăn quàng cổ, đôi găng tay, bà thường xuyên ngồi thẫn thờ nơi cửa, bây giờ trời lạnh, có thể giữ ấm cho bà.
Cảnh sát Tiểu Phó là một chiếc mũ dệt kim dày, thị trấn mùa đông lộng gió, anh đội đi tuần bên ngoài có thể bảo vệ đầu.
Mẹ Chu sờ trái sờ phải, yêu thích không buông tay được, ngạc nhiên khen tay nghề của tôi rất giỏi. Cảnh sát Tiểu Phó nước mắt lưng tròng, nói không ngờ bao lì xì cũng có phần anh, quà cũng có nghĩ đến anh.
Chu Hải Yến là người duy nhất im lặng. Anh nhìn chằm chằm bàn tay trống trơn của tôi, phát hiện không có gì thì ho nhẹ một tiếng.
Tôi làm bộ không nghe thấy, quay qua xem TV.
Tiếng ho mạnh hơn.
Sô pha bên cạnh tôi lún xuống, bên tai có hơi thở ấm áp phả vào: “Ai cũng có, của anh đâu?”
Tôi quay lại, mở to mắt ngây thơ: “Anh trai, không phải anh nói không thích mấy thứ này sao?”
Trước kia dò hỏi anh, anh nói mình không bao giờ quàng khăn gì đó, anh còn nói đàn ông thay vì choàng khăn nọ kia thì nên tập thể dục còn hơn.
Tôi nghĩ cũng phải, hình như anh không sợ lạnh, ngay cả mùa đông mà anh vẫn mặc quần mùa thu!.
“…”
Anh đờ người, vẻ mặt cũng mất tự nhiên. “Ai nói? Dù sao thì cũng không phải anh nói.” Rồi làm vẻ không để tâm, nhìn TV, “Thôi, quên anh thì thôi đi, quên thì quên, anh không phải người hay so đo.”
Nhưng ánh mắt anh thì không nói vậy. Mẹ Chu với cảnh sát Tiểu Phó đang xem TV, tầm mắt không nhịn được mà quay sang bên này.
Tôi đứng dậy, lấy từ sau sô pha một bông hoa hướng dương cao cỡ nửa người tôi, tôi đan nó suốt nửa tháng. Chu Hải Yến rất thích hoa hướng dương, thích đến độ nếu khách đến xăm hình này thì anh sẽ giảm ngay 40% cho họ mà không đắn đo.
Tôi bắt chước anh nói: “Ui chao, chắc cái này anh cũng không thích đâu?”
Anh quay đầu lại, đồng tử hơi chấn động. Trong kinh ngạc là niềm vui không giấu được. Ý thức được gì đó, anh bật cười: “Hay nhỉ, nay to gan rồi, cố tình trêu anh đúng không?”
Tôi nhạy bén nhận ra nguy hiểm đến gần, yên lặng lùi về sau hai bước. Anh đứng lên, một tay chống lưng ghế sô pha, nhảy qua một cái chặn trước mặt tôi.
Tôi xoay người bỏ chạy.
Anh tóm chặt búi tóc tròn của tôi, bóp cổ tôi, dùng tay cù lét.
Tôi vừa né vừa cầu cứu. “Mẹ, mẹ ơi cứu con! Anh Tiểu Phó, cứu em!”
Mọi người cười ha ha ngã trên sô pha, không ai cứu tôi.
Tiếng cười rộn rã xen lẫn tiếng Xuân vãn: “Tôi kiểm điểm, tôi quá ham chơi, đánh bóng bàn hại người hại mình, tôi từ chối…”
…
Buổi tối trước khi ngủ tôi cảm giác gối đầu cồm cộm. Lấy ra xem, một bao lì xì và một khóa trường thọ. Bên cạnh có tờ giấy: “Nhiều niềm vui, luôn bình an, không lo lắng.”
Bút lực sắc bén, giấy tựa mây bay, chữ tựa như người.
…
Sau này nhớ lại vô số khoảng khắc hạnh phúc trong đời mình, mọi khung cảnh đều có hình bóng mọi người.
26.
Sau Tết, mọi thứ đều được đẩy nhanh tốc độ.
Chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh cấp ba, trường tăng giờ học của khối lớp 9, ngày nào không học thì là kiểm tra. Lịch trình dày đặc, tôi đi học từ sáng sớm, trưa không về, học hết tiết tự học tối về đến nhà đã 10 giờ. Một tuần có thể yên ổn ngồi ăn bữa cơm cùng mọi người chỉ có nửa buổi chiều ngày chủ nhật.
Khi biết 50 học sinh giỏi nhất huyện có thể được miễn học phí, tôi càng thêm động lực học. Thành tích của tôi được coi là nổi bật trong thị trấn, nhưng nhìn ra toàn huyện thì người giỏi vô số kể, tôi không dám lơ là.
Do tan học muộn nên Chu Hải Yến sẽ đến trường đón tôi. Sau khi về nhà, chúng tôi cùng ăn bữa khuya mẹ Chu chuẩn bị sẵn, anh làm thêm, tôi ngồi bên cạnh học bài. Đôi khi học mệt sẽ gục xuống bàn ngủ, anh im lặng ôm tôi về giường, sắp xếp lại bút viết cho tôi, tiện cho ngày mai tôi xách đi học.
Từ trời đông giá rét đến giữa hè, sách học đến thuộc lòng, đề làm hết quyển này đến quyển khác.
Tôi như ước nguyện trúng tuyển trường cấp 3 tốt nhất huyện với thành tích đứng thứ 10 toàn huyện, trường miễn học phí và các khoản phí khác trong 3 năm, hứa hẹn nếu tôi thi đại học có thành tích tốt sẽ có học bổng thêm.
Mẹ Chu ôm tôi khen ngợi, nói tôi trời sinh là người nhà họ Chu, giỏi giang y như Chu Hải Yến năm đó.
Vài ngày sau, thoát khỏi bầu không khí hân hoan, tôi chợt cảm thấy nửa năm qua quá nhanh, quá mãnh liệt, thế nên có rất nhiều thứ thay đổi mà sau này tôi mới nhận ra.
Trong hai tháng nghỉ hè, tần suất sinh bệnh của mẹ Chu tăng cao.
Trước kia chỉ mùng 5 hàng tháng bà mới treo chuông gió lên cây, bây giờ chỉ cần có số 5 thì bà đều treo chuông gió lên cây. Bà nhảy múa cũng thường xuyên hơn.
Việc ngồi ở cửa cùng Chu Hải Yến, yên lặng nhìn bà cũng dần trở thành thói quen của tôi.
Chỉ là mẹ Chi khi đọc sách càng khóc nhiều hơn, buổi tối ngủ càng phụ thuộc vào thuốc hơn, ăn càng ngày càng ít đi, thậm chí không muốn đi dạo chợ, tựa như không còn hứng thú với điều gì.
Mọi người rốt cuộc nhận ra bà không ổn, muốn đưa bà đi khám bác sĩ nhưng bà không chịu.
Chu Hải Yến, cảnh sát Tiểu Phó với tôi, chúng tôi thay phiên ra trận, cố gắng nài nỉ cũng không làm bà dao động.
Rồi một ngày, không biết sao bà lại đồng ý.
Bác sĩ là do cảnh sát Tiểu Phó tìm. Kết quả chẩn đoán cho thấy -- trầm cảm mức độ trung bình.
Tôi mơ hồ đoán được là vì cái c/h/ế/t của chú, tức là cha Chu Hải Yến. Cho dù trong nhà gần như không ai nhắc đến ông, nhưng bóng dáng ông có thể nhìn thấy khắp mọi nơi.
Chúng ta không thể thấy được tất cả tuyết rơi trong đời một người. Mỗi người đều cô độc trong mùa đông sinh mệnh của mình, tôi không làm được gì, cũng không giúp được gì, thậm chí sự đồng cảm cơ bản cũng không làm được.
May mắn là mẹ Chu tích cực hợp tác với phương pháp điều trị của bác sĩ, dần dà có chuyển biến tốt đẹp.
Cứ thế, tôi lên cấp 3.
Trường Phổ thông trung học số 1 buộc phải sống nội trú trong trường, nhưng hai tuần được nghỉ hai ngày có thể về nhà. Trường xa nhà 20km, không có xe đi thẳng, muốn đi phải chuyển 2 lần xe buýt. Nhằm thuận tiện đưa đón tôi đi học và đưa mẹ Chu đi tái khám, sau khai giảng không lâu, Chu Hải Yến mua một chiếc xe máy.
Đen tuyền, cực ngầu, cũng rất hợp với anh. Nhất là khi anh ngồi trên xe, hai chân thon dài có lực, tùy ý chống trên đất, người lộ vẻ thản nhiên. Trên người anh có sự đan xen giữa ngây ngô thiếu niên và nam tính đàn ông, tạo nên cảm giác độc đáo.
Thấy tôi nhìn chăm chăm, anh nhướng mày: “Sao hả? Có phải đẹp lắm không?”
Tôi phản bác theo bản năng: “Chẳng ra sao, anh còn kém xa.”
Anh liếc tôi: “Anh đang nói về xe.”
“…”
Tôi siết quai cặp cố gắng làm giảm xấu hổ.
Sau khi lên xe, anh giúp tôi đội nón bảo hiểm. Đá chống, xe đứng thẳng lên hơi lắc lư. Anh bảo: “Ôm chặt.”
Tôi làm theo. Xe khởi động, tốc độ mạnh ban đầu làm tôi siết chặt hai tay lại. Làn da bên dưới tay nóng bỏng, căng chắc.
Trong đầu hiện lên ý nghĩ: Eo thon quá.
Tôi chưa từng ngồi mô tô, ban đầu hơi căng thẳng nhưng sau đó từ từ thả lỏng, gió thổi bên tai rất tự do. Tôi đánh bạo thả hai tay ra, bắt chước trong phim giang tay đón gió.
Chưa kịp cảm nhận gì thì đằng trước có thằng bé vụt qua đầu xe, xe đột ngột giảm tốc độ, tôi không kiểm soát được cơ thể ập mạnh về trước. Ngực tôi đập mạnh vào tấm lưng rắn chắc phía trước, đau tới mức tôi bật thốt lên thành tiếng, ứa nước mắt.
Tôi đang ở tuổi dậy thì nên gần đây tôi cảm giác mình đang dậy thì nhanh, nhất là ngực, chạm vào là đau. Thế mà lại còn đụng mạnh như vậy.
“Có bị đụng trúng đâu không?”
Tôi đau không nói nổi.
Xe dừng lại ven đường. Chu Hải Yến tháo mũ bảo hiểm, thấy tôi ứa nước mắt thì luống cuống: “Đụng trúng ở đâu?”
Tôi mấp máy môi mà không nói thành lời. Không biết sao cứ như ai làm mỏng da mặt mình, tự dưng thấy xấu hổ, nhạy cảm.
Anh sốt ruột, “Nói đi chứ.” Ánh mắt sáng quắc như đặt tôi lên lò nướng.
Mặt tôi đỏ bừng lên, nhắm mắt, chào thua: “Ngực! Đụng trúng ngực, được chưa?”
“…”
“…”
Anh ngẩn người, hiểu ra gì đó, im lặng quay đi đội mũ bảo hiểm lên. Giọng cứng đờ, “Ờm, anh không cố ý.”
“…”
Đoạn đường tiếp theo, tôi sợ rồi nên ôm chặt eo anh, nhưng có lẽ thời tiết quá nóng, dường như cả cánh tay đều bị bỏng.
27.
Trường Nhất trung là trường danh giá lâu đời, quy tụ những học sinh ưu tú tứ phương, mọi người chú ý ai học giỏi đỗ cao, không có sức cũng không hứng thú kết bè phái bắt nạt người khác.
Ở đây không có ai bắt nạt hay cô lập tôi, tôi chỉ là một học sinh bình thường, có hai ba người bạn cùng lớp hay đi cùng, bạn cùng phòng ở chung cũng hòa thuận. Thi thoảng mọi người cũng tâm sự, tám chuyện, trong đó yêu sớm luôn là đề tài nóng nhất.
Tuy áp lực ở trường cấp 3 nặng nề hơn cấp 2, nhịp độ cũng nhanh nhưng tôi hài lòng với cuộc sống phong phú mỗi ngày.
Lên lớp 11 khi phân ban, tôi chọn ban Khoa học tự nhiên mà tôi thích.
Mẹ Chu có Chu Hải Yến và cảnh sát Tiểu Phó chăm sóc, họ nói tình trạng của bà ngày càng ổn định, rất hợp tác trong điều trị, hiệu quả thấy rõ, có thể thấy càng ngày càng tốt lên.
Để bà không buồn chán, mỗi lần tôi về đều kể bà nghe những chuyện thú vị trong trường, thêm mắm dặm muối chọc bà vui vẻ, tối ngủ ôm chặt lấy bà. Thấy sự nặng nề của bà ngày một ít đi, những lo lắng trong lòng dần buông xuống.
Không khí trong nhà cũng sống lại.
Lúc đầu tôi không nhận ra mình có gì thay đổi. Mãi đến khi thần kinh thả lỏng, mãi đến khi sinh lý và tâm lý dần trưởng thành, mãi đến khi tôi không dám nhìn thẳng vào mắt Chu Hải Yến.
Những thay đổi về lượng tích lũy dần cuối cùng bùng nổ, mở ra sự thay đổi về chất đã ấp ủ từ lâu.
Đó là khi ngồi ăn cơm đối diện anh, sự lúng túng không biết cầm đũa thế nào, tốc độ ăn không ngừng chậm lại cùng ánh mắt cố gắng trấn tĩnh để đối diện.
Đó là khi ngồi bên cạnh anh học bài không thể nào tập trung, trí tưởng tượng mặc sức bay xa cùng việc nhìn lén từng đường nét chỉ tay, xương bàn tay anh.
Đó là khi ngồi trên sô pha trò chuyện, cùng ăn khớp không trò chuyện, cố tình cùng cộng hưởng tiếng tim đập, cảm nhận hơi thở anh bao trùm, nhiệt độ cơ thể không ngừng tăng lên.
Đó là khi ngồi sau xe máy, ôm chặt anh không muốn buông tay, khi bị hỏi có nhớ anh không thì không thể mở miệng, xuống xe chào tạm biệt mà hồi hộp đến run giọng.
Đó là thường xuyên ngẩn người, là âm thầm quan sát bắt chước, là đột nhiên lắp bắp, là giả vờ như không có việc gì, là ngày đêm mong nhớ khi đã lâu không gặp.
Tôi cảm giác như mình đang dần mất kiểm soát. Vậy nên tôi kết luận, mình mắc một căn bệnh lạ.
Lạ đến mức không thể ở cùng Chu Hải Yến như trước.
Vì căn bệnh lạ này, tôi bắt đầu trở nên kỳ quái.
Tôi không để anh giặt quần áo của mình nữa, từ nhỏ như đồ lót đến lớn như áo khoác, thậm chí giặt xong còn sợ anh thấy mà phải treo ở ban công nhỏ trên phòng mình.
Tôi không còn ôm eo anh khi đi xe mà lúng túng nắm chặt hai bên yên xe, cố chấp lấy cặp ngăn ở giữa, phòng ngừa nhịp tim đập của mình lộ ra ngoài.
Tôi đau bụng run lẩy bẩy trong kỳ sinh lý cũng lặng lẽ vào bếp nấu nước đường đỏ chứ không phải như trước đây, làm nũng đòi anh dùng tay làm ấm bụng.
…
Sự xa cách vô hình hết lần này đến lần khác. Tôi không chú ý là sắc mặt Chu Hải Yến ngày càng đen. Đến nỗi mẹ Chu tưởng chúng tôi có mâu thuẫn.
Chiều thứ sáu về nhà. Chu Hải Yến mặt nặng nề dừng xe, tôi đeo cặp bước xuống.
Mẹ Chu kéo tay tôi, hỏi nhỏ: “Thanh Thanh, có phải thằng nhóc chết tiệt kia chọc giận con không?”
Ngạc nhiên, tôi vội phủ nhận: “Dạ không dạ không, con với anh trai vẫn ổn mà ạ.”
“Thật sao?”
“Dạ thật.”
Tình cờ Chu Hải Yến đi ngang qua, tôi lùi về hai bước theo bản năng, anh cười lạnh lùng một tiếng.
“…”
Rõ ràng cái gì cũng không nói, nhưng dường như lại nói cả.
Ánh mắt mẹ Chu đảo qua tôi rồi anh, lộ vẻ khó tin. Tôi đỏ mặt, không biết nên giải thích thế nào, chúng tôi thực sự không có mâu thuẫn, chỉ là tôi đơn phương gây rối thôi.
Nào ngờ bà phất tay, thản nhiên: “Được rồi, mẹ không hỏi nữa, dù gì hai đứa qua vài ngày là ổn thôi.”
28.
Mẹ Chu là nhà tiên tri.
Sau bữa tối, bà uống thuốc rồi lên lầu nghỉ ngơi.
Chu Hải Yến ở phòng làm việc vẽ phác thảo, tôi ngồi cạnh anh để học như trước. Nhưng mười phút sau đề bài vẫn trống không, lực chú ý không kiềm được mà lại đặt lên người ngồi bên cạnh, tim đập dồn dập. Tôi cam chịu cầm giấy bút định về phòng làm bài.
“Mới 9h30 mà em ngủ sớm vậy ạ?”
Tôi lắc đầu, “Không ạ, về phòng làm bài tập.”
Vẻ mặt anh bình thản, chiếc bút xoay nhanh trên đầu ngón tay. “Ở đây làm không được? Hay là nói anh ở đây gây cản trở em?”
Anh hơi nghiêng đầu, hàng mi dài đen nhánh rũ xuống tạo một bóng mờ mờ, gương mặt góc cạnh rõ nét. Ánh mắt anh nhìn tôi mang vẻ suy ngẫm.
Mấy ngón tay đặt bên người cuộn lại, tự dưng tôi thấy mặt nóng ran khó hiểu, mơ hồ có xu hướng càng tăng thêm.
Anh nói: “Ngồi xuống, chúng ta tâm sự.”
Tôi buông tờ đề, ngồi lại.
Anh đi thẳng vào vấn đề, “Dạo này em rất lạ.”
Bị vạch trần, tôi lúng túng mất tự nhiên.
Anh nghĩ một lúc rồi nói: “Có phải anh làm gì đó sai phải không? Anh sẽ xin lỗi.”
“Không, không phải.”
“Hay trong trường em bị bắt nạt?”
“Không có không có.”
Anh bình tĩnh nhìn tôi hồi lâu. Đột nhiên hỏi: “Có phải em yêu sớm không?”
Lòng tôi chấn động. Trong nháy mắt, một tiếng sấm đánh hồn phách tôi ra thành hai, tim đập chậm một nhịp. Vô số hình ảnh được lặp đi lặp lại trong đầu tôi, những suy nghĩ bối rối vẩn vơ khó hiểu bấy lâu nay bỗng như được đả thông hai mạch Nhâm Đốc. Tựa như người lạc đường tìm ra phương hướng, như người lang thang tìm được nơi trú ngụ.
Mây tan thấy núi, tuyết tan trúc vươn vai.
Tất cả đều có lời giải thích hợp lý.
Thì ra không phải gió động, không phải cờ động, mà là lòng tôi động.
Cho dù bây giờ trong lòng như binh hoang mã loạn, long trời lở đất nhưng trên mặt vẫn biểu hiện trầm lặng hơn bình thường một chút. Bởi vì trận chiến yêu thầm này tôi đã xác định mình đơn thương độc mã.
Thấy tôi không nói lời nào, Chu Hải Yến tự cho là đúng, nghĩ là tôi ngầm thừa nhận. Anh hít sâu một hơi, biểu hiện dần cứng đờ, “Đường Hà Thanh, em mới là học sinh lớp 11, ai cho phép em yêu sớm? Có phải là thằng bé đi cạnh em sau giờ học hôm nay không, hay là đứa chào em ở cổng trường hôm thứ hai? Hay là người cầm ô cho em vào bữa trời mưa ngày thứ sáu?”
Tôi kinh ngạc nhìn anh nhắc rõ từng người một.
Anh bực mình, “Đừng nói là đứa lần trước họp phụ huynh nhét thư tình vào hộc bàn em đấy nhé?”
Tôi chợt mỉm cười. “Không phải ai cả. Không có yêu sớm.”
Chỉ có yêu thầm.
Tầm mắt giao nhau, ánh mắt anh thẳng thắn không e dè, sắc bén như muốn phân biệt lời nói tôi là thật hay giả.
Tôi thản nhiên nhìn lại.
Thật lâu sau, lâu đến khi không khí xung quanh trở nên yên lặng. Ánh mắt anh dịu đi, dặn dò: “Không cho yêu sớm.”
Tôi hỏi: “17 tuổi là yêu sớm, vậy 18 tuổi thì sao?”
Anh chém đinh chặt sắt: “Quên đi.”
Tôi: “Vậy 20 tuổi thì sao? 20 tuổi em yêu thì sao?”
Anh: “20 tuổi cũng vậy.”
Tôi: “Vậy giống như anh bây giờ thì sao?”
Anh: “…”
Tôi từng bước dồn ép, “Vậy bây giờ anh yêu cũng là yêu sớm sao?”
Mắt anh lấp lánh, nghẹn ra một trận ho khan, xua tay đuổi tôi. “Muộn thế này còn làm gì mà không đi ngủ? Về phòng nghỉ đi.”
“…”
Bảo ngủ là anh, không cho ngủ cũng là anh. Lật mặt nhanh hơn lật sách. Lòng dạ đàn ông sâu như đáy biển.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook