Ngõ Nhỏ Có Người Đang Đợi
-
Chương 5
17.
Có những người không thể tự thoát khỏi xiềng xích của chính họ nhưng lại có thể giải phóng cho người khác.
Dì Chu là vậy, Chu Hải Yến cũng vậy.
Họ nói với tôi, tôi 14 tuổi còn là một đứa trẻ, điều tôi cần không phải là sức mạnh mà là sự an toàn và được bảo vệ.
Vì thế tôi không phải dậy sớm xách túi bố đi khắp nơi nhặt rác, tôi có thể giống những người khác, ngủ đến 6h30 rồi ăn sáng no nê chứ không phải lo lắng ăn bữa nay lo bữa mai.
Vì thế tôi không cần gặp cảnh nửa đêm bị đánh bất ngờ, tôi có thể giống như người khác, ngủ ngon lành mà không phải cả đêm lo lắng hãi hùng, phải dùng bàn chặn cửa phòng chứa đồ.
Vì thế, tôi không cần dùng tóc che mặt đi học nữa mà có thể buộc tóc đuôi ngựa cao cao, vừa nhảy chân sáo vừa ca hát trên đường mà không cần sợ hãi rụt rè không biết khi nào lại bị kéo vào WC.
Vì thế, tôi không cần mong tiết học cuối cùng có thể kéo dài như cả thế kỷ, tôi có thể giống như mọi người thu dọn sẵn sàng cặp sách, chờ giáo viên lên tiếng thì lập tức lao ra khỏi lớp như chim non về rừng, vì tôi biết, lần này cuối cùng cũng có một chiếc đèn sáng lên vì tôi.
Tôi chưa bao giờ mong mình trội hơn người khác, tôi chỉ muốn làm một người bình thường. Nhưng họ nói với tôi, tôi có thể trở thành một người ưu tú, tôi có thể nỗ lực đấu tranh.
Họ nói, Đường Hà Thanh, đừng sợ, chỉ cần em quay đầu lại, phía sau chính là nhà.
Những gì tôi thiếu hụt, họ sẽ bù đắp cho tôi từng chút một.
Tôi chưa từng có ngày sinh nhật, cũng chưa từng nghe một lời chúc mừng sinh nhật vui vẻ, cũng không biết sinh nhật của mình cụ thể là ngày nào, trên giấy tờ chỉ là một ngày đặt ngẫu nhiên. Mẹ không nói ngày sinh thật sự của tôi, bà nói bà không nhớ. Tôi chỉ biết mình sinh năm 1999.
Ngày hôm đó, dì cho tôi 14 bao lì xì đỏ, Chu Hải Yến dẫn tôi đến 14 công viên giải trí. Hai người tự tay làm cho tôi một cái bánh kem to, bên trên cắm 14 ngọn nến.
Chu Hải Yến bôi vệt bơ lên trán tôi, nói may mắn năm sau của anh đều tặng hết cho tôi.
Khoảnh khắc nhắm mắt cầu nguyện, tôi nghe 14 lần chúc mừng sinh nhật.
Họ nói, 14 năm trước đã qua, từ năm thứ 15 trở đi sẽ là một khởi đầu mới, chỉ cần tôi muốn, bất cứ ngày nào trong tương lai cũng có thể là sinh nhật tôi.
Hà Thanh Hải Yến.
Người xưa nói, tên hai người có duyên phận có thể gắn kết với nhau.
Đường Hà Thanh 14 tuổi sợ duyên phận không đủ dày nên chọn ngày sinh nhật của mình cùng với ngày sinh Chu Hải Yến:
- --Ngày 26 tháng 6. (Chú thích: 26/6 là Ngày quốc tế phòng chống ma túy.)
Sau này, hàng năm chúng tôi cùng tổ chức sinh nhật với nhau.
Dì cười vui đến không khép miệng lại được, nói không ngờ đến tuổi trung niên mà dì có thể có cả con trai lẫn con gái.
18.
Ông trời thường xuyên khiến con người khi không có gì trong tay, cho người đó ít ngon ngọt khi người đó đã chìm sâu vô vọng, và lấy lại khi người đó trầm mê.
Ngay khi tôi nghĩ mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp thì ba tôi trở lại với một đống nợ.
Hai tháng qua, ông ta cầm số tiền thắng được ra ngoài tiêu xài phung phí, biết được phồn hoa thì càng không cam lòng với hiện trạng, quên mất bài học từng thua đến mức nhà không còn gì ăn, chỉ nhớ đến những ngọt ngào của lần thắng tiền duy nhất, cảm thấy mình là rồng sa nước cạn, không muốn làm việc kiếm tiền, chỉ mơ mộng hão huyền dựa vào đánh bạc mà một bước lên mây.
Nhưng ông ta không biết, khi nhìn xuống vực sâu, vực sâu cũng đang nhìn lại.
Không ai có thể dựa vào đánh bạc để phất nhanh, ít nhất ba tôi thì không.
Ông ta hai bàn tay trắng lại thua đến táng gia bại sản, thậm chí bán căn nhà cũ duy nhất của gia đình mà không lấp đầy khoản nợ kia.
Không thể vay mượn, không còn gì để bán, cùng đường, ông ta nhớ tới mình còn đứa con gái.
Biết tôi ở nhà họ Chu, ông ta không dám trực tiếp tới cửa nên chặn tôi trên đường đi học.
Câu đầu tiên ông ta nói với tôi là: “Bây giờ mày ngon rồi, đùi ai cũng ôm được, nếu mẹ mày thức thời như vậy thì cuộc sống hiện giờ tốt biết bao nhiêu.”
Ánh mắt tính toán nhìn tôi từ trên xuống dưới; “Nghe nói thằng nhóc với bà điên nhà họ Chu kia đều thương mày, vậy mày hỏi họ 200.000 tệ cho bố mày, coi như bồi thường lần trước đánh tao.” (Hơn 650 triệu VNĐ)
Ông ta đến gần, tôi không nhịn được run rẩy cả người.
Tôi bóp chặt lòng bàn tay, cố gắng ra vẻ bình tĩnh: “200.000, ông cảm thấy mình xứng sao? Dù sao tôi cũng không có bản lĩnh đó.”
Ông ta tức điên, vung tay tát tôi, dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng tôi vẫn không tránh kịp. Tai phải quen thuộc, tiếng ù ù quen thuộc.
Ông ta hằn học ra lệnh tôi ngày mai phải đưa tiền cho ông ta, nếu không ông ta g/i/ế/t tôi.
Nhìn dáng vẻ tuyệt vọng của ông ta, không hiểu sao tôi bật cười. Cảm xúc sợ hãi lên đỉnh điểm thì bật ngược lại, sợ hãi đến mức nào đó thì không còn sợ nữa.
Một khi kẻ yếu nhảy khỏi lồng giam sợ hãi, chuyển từ góc độ nạn nhân thành người ngoài cuộc đứng nhìn thì sẽ phát hiện hóa ra kẻ thực hiện hành vi bạo lực chẳng qua chỉ là như thế, bản chất như nhau, chẳng qua kẻ bạo lực giỏi dùng sức mạnh để che giấu sự kém cỏi, hèn nhát của mình.
Kết quả tệ nhất chính là bị đánh c/h/ế/t, nhưng ông ta không dám, ông ta chỉ lợi dụng sự sợ hãi cái chết của người ta tạo lợi thế cho mình.
Tôi bình tĩnh nói: “Đòi tiền không có, muốn mạng có một cái, ông có thể lựa chọn đánh c/h/ế/t tôi ngay bây giờ, không cần đợi đến ngày mai. Dĩ nhiên, sau khi đánh c/h/ế/t tôi thì nửa đời sau ông sống trong tù đi.”
Ba tôi phát hiện sách lược bạo lực thông thường của mình đã bị nhìn thấu, mất tác dụng vốn có, vì thế ông ta chơi bài tình cảm. Người đàn ông cao to thô kệch, mặt đầy nước mắt tỏ vẻ đáng thương, chỉ thiếu nước quỳ xuống với tôi.
“Thanh Thanh, mới nãy không phải ba cố ý, ba chỉ nhất thời nóng giận. Con giúp ba được không? Trên đời này chỉ có hai chúng ta sống nương tựa nhau, chẳng lẽ con trơ mắt nhìn ba bị ép vào con đường c/h/ế/t sao? Mẹ con trên trời có linh cũng không nỡ lòng nào nhìn.”
Ích kỷ, tham sống sợ c/h/ế/t, hoa mỹ dối trá, vong ân phụ nghĩa, giỏi trò mưu kế… tất cả những từ ngữ miêu tả kẻ tiểu nhân có thể dùng để miêu tả ông ta.
Lòng tôi không mảy may xúc động, “Vậy ông đi theo mà bầu bạn với mẹ đi, một mình bà cô đơn lắm.”
Con bạc không có giới hạn.
Thấy tôi dầu muối không ăn, mềm cứng không ăn, ông ta bắt đầu giở trò. Ông ta năm lần bảy lượt đến trường tìm tôi, khiến tôi không thể nào học hành yên ổn.
Ông ta đến chợ đổ tội dì Chu, nói tôi ở nhà họ Chu bị ngược đãi.
Thậm chí ông ta còn đến hẻm ăn vạ, tung tin đồn thất thiệt.
Nhưng trên thực tế, cho dù ông ta gây rối bao nhiêu cũng không ai đưa 200.000 cho ông ta. Mọi người đều biết, con bạc không thể nào thỏa mãn, một khi nếm được vị ngon ngọt thì sẽ thành quỷ nghiện hút máu, rơi vào nghiện ngập không bao giờ dứt.
Cho đến khi ba tôi lại lần nữa say rượu nổi điên, miệng bẩn thỉu.
Ông ta nói tôi bị lây vận xui của bà góa điên, cho ông ta 200.000, từ nay về sau ông ta không có đứa con gái này.
Ông ta mắng nhà họ Chu là quỷ vắn số, chú, dì, Chu Hải Yến, tôi đều như vậy.
Ông ta nói quỷ vắn số có kiếm tiền cũng không có mạng mà tiêu, không bằng đưa tiền cho ông ta.
Ông ta nói chú chết sớm hơn 80% là vì chú xứng đáng, không chừng sau khi chết thì bị tra tấn ở địa ngục.
Từng câu từng chữ như bọc muối vào lưỡi dao, mổ vết thương chưa khép miệng ra một lần nữa.
Dì giận quá ngất đi.
Gân xanh trên trán Chu Hải Yến gồ lên, đè ông ta xuống đất đánh gần c/h/ế/t.
19.
Khi cảnh sát Tiểu Phó tìm đến cửa, tôi đã vô thức nghĩ anh ấy đến bắt người.
11 giờ đêm, dì đã đi nghỉ, Chu Hải Yến vẫn đang vẽ phác thảo trong phòng làm việc. Ngày mai là thứ bảy nên tôi không chịu đi ngủ, ăn vạ nhất quyết ở lại bên cạnh anh.
Tôi nghĩ tối nay anh ăn không nhiều, định đi thể hiện tài nấu nướng đã luyện lâu nay làm bữa khuya cho anh. Lúc này một thanh niên đi vào cửa hàng, gương mặt trẻ con quen thuộc.
Đó là người cảnh sát mới về thị trấn, Phó Viễn. Mấy lần tôi báo cảnh sát là anh ấy giải quyết.
Anh ấy hỏi tôi, “Chu Hải Yến có nhà không?”
Tôi hoảng hốt, rất lo, còn tưởng vì Chu Hải Yến đánh ba tôi nên anh ấy đến bắt. Vì vậy tôi lắc đầu: “Anh ấy ra ngoài chưa về.”
Vừa dứt lời, Chu Hải Yến từ phía sau tôi bước ra. Đối mặt trực tiếp.
Hai nguời im lặng nhìn nhau, không khí rất kỳ lạ.
Thời gian qua rất lâu, khi tôi nghĩ hai người xông vào đánh nhau thì mắt cảnh sát Tiểu Phó chợt đỏ ửng lên, hung dữ nói: “Chu Hải Yến, con mẹ nó mày làm tao tìm bao lâu!”
Anh hơi giật mình, nhưng giọng điệu thân thiện mà xa cách, như thể chỉ là cuộc gặp mặt bình thường giữa bạn bè không thân. “Phó Viễn, đã lâu không gặp.”
Người đối diện cười lạnh lùng, giây sau như pháo đốt, chửi ầm lên: “Đã lâu không gặp mụ nội mày, mày bày dáng vẻ này cho ai nhìn? Bây giờ là ông chủ thì không quen biết anh em trước kia sao? Tao nói cho mày biết, mẹ kiếp mày còn muốn vứt bỏ tao lần nữa trừ khi tao chết!” Nói rồi nước mắt anh ấy tựa như đập tràn.
“…” Chu Hải Yến xoa xoa huyệt Thái dương, bất lực, chán nản đẩy anh ấy ngồi xuống sô pha, ném cho anh ấy một túi khăn giấy. “Tự lau đi.”
Cảnh sát Tiểu Phó vung tay, ném lại túi giấy vào lồng ngực anh, nói với giọng ngắt quãng, mỉa mai châm chọc: “Ra ngoài không mang tiền, mẹ kiếp tao không dám dùng, dù gì chúng ta cũng không thân.”
Sau đó đứng dậy, “Tao nào dám ngồi, tao chỉ xứng đứng, dù gì hai chúng ta cũng không thân.”
Chu Hải Yến nhíu mày, lạnh giọng: “Phó Viễn!”
“Có! Lớp trưởng!”
“Nói năng đàng hoàng.”
“Dạ được.”
……
Bất tri bất giác khoảng cách vô hình do thời gian dần như biến mất, thứ đọng lại quanh họ là sự ăn ý giữa những người thân quen.
Biết cảnh sát Tiểu Phó không phải đến bắt Chu Hải Yến, tôi yên tâm, giao phòng khách lại cho hai người, định vào bếp nấu ăn.
“Anh trai, nạm bò sốt cà được không? Em mới học của dì.”
Chu Hải Yến chưa kịp nói, cảnh sát Tiểu Phó đã lau mặt, vội vàng: “Được được, em gái, làm nhiều lên, anh cũng thích ăn.”
Giây sau ăn ngay cái khuỷu tay.
Chu Hải Yến nghiêng đầu liếc anh ấy: “Là em gái mày sao mà mày kêu?”
Người sau đúng lý hợp tình: “Em gái mày là em gái tao, hai đứa mình đâu có phân biệt rõ ràng vậy.”
Đến khi tôi vào bếp còn nghe tiếng anh ấy hét to. “Em gái! Nhớ cho thật cay nhé!”
Nhà bếp cạnh phòng khách, xung quanh yên tĩnh, cảnh sát Tiểu Phó nói to, hai người nói chuyện tôi là kẻ điếc hơn nửa vẫn nghe thấy rõ.
“Khoan, mới bao lâu không gặp, sao tự nhiên mày có em gái?”
“Con bé tên Đường Hà Thanh, đừng có em gái ơi em gái hỡi.”
“Đệt! Con gái lão khốn Đường Thế Quốc? Thay đổi nhiều vậy, nhìn thoáng qua không nhận ra. Mấy tháng trước con bé còn gầy nhom, nhìn ai cũng ủ rũ, không thích nói chuyện.”
…
“Tao biết ba con bé, không ngờ lại khốn nạn như vậy. 200.000 mà hắn cũng dám mở miệng. Đối với cái loại bài bạc vô lại này, trừ khi đánh chết hắn, hoặc tống hắn vào tù, nếu không trước khi em gái Đường trưởng thành còn phải chịu tội dài dài.
Không thể đánh chết, tống vào tù càng khó. Đặc biệt là vấn đề bạo hành gia đình trẻ vị thành niên như em Đường, pháp luật chưa hoàn thiện, ít nhất phải bị thương tích nhẹ ở mức độ hai* mới có thể tuyên án, nếu không đều xử lý nhẹ. Khi thực sự đến mức độ thương tích độ hai thì chính là bệnh viện giành người với Diêm Vương, đã muộn rồi.”
Người còn lại không nói tiếng nào, chỉ nghe tiếng bật lửa châm thuốc.
…
Mức độ thương tích cấp hai.
Hóa ra bạo lực gia đình có thể bị xử tù chứ không phải tạm giam. Trước nay chưa từng có ai nói với tôi, bọn họ đều bảo tôi nhẫn nhịn chịu đựng.
Thậm chí sau này báo cảnh sát trở thành thủ tục, ngay cả tạm giam cũng không còn, chỉ giáo dục miệng. Chỉ có cảnh sát Tiểu Phó mới đến này, hết lần này đến lần khác không chê phiền.
(Chú thích: Trong việc giải quyết các vụ án hình sự và một số vụ án, thương tích cơ thể là một yếu tố quan trọng trong việc kết án, tuyên án và trừng phạt. Trong Tiêu chuẩn giám định mức độ thương tích của con người do Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Công an và Bộ Tư pháp ban hành Trung Quốc ban hành có quy định cụ thể về độ dài, rộng vết thương, vị trí, mức độ….
Tham khảo: http://society.people.com.cn/.../0621/c1008-32452106.html
…
Tôi nhìn trân trân vào lớp dầu đang sôi dưới đáy nồi, bàn tay cầm gia vị siết chặt.
Khi tôi định thần lại thì đã đổ nửa túi ớt khô vào nồi. Nhiệt độ dầu cao, mùi ớt tỏa ra nồng nặc, nồng đến mức sặc không mở mắt ra nổi.
Hai người vội vã lao vào, tưởng bị cháy. Kết quả cả ba người suýt chết ngạt trong bếp.
Cảnh sát Tiểu Phó thốt lên: “Đệt, em gái thật là, cay tới mức anh cảm giác mắt mình sắp bị móc ra vậy.”
Chu Hải Yến đặt một chiếc khăn ướt đắp mắt cho tôi, đá anh ấy. “Đi mở cửa sổ, mẹ kiếp đều tại mày nhiều chuyện đòi ăn cay.”
“…”
Từ sau hôm đó, tối tối cảnh sát Tiểu Phó thường đến tìm anh trai ôn chuyện. Tuy đa phần là người trước nói, người sau nghe.
Nhưng quan hệ hai người hiển nhiên rất tốt.
20.
Lời ba tôi nói đã làm tổn thương dì nặng nề.
Sau khi dì tỉnh lại, thời gian ngồi ngẩn người nhìn cây hoa quế mỗi ngày dài hơn, tôi biết bà không thể chịu quá nhiều kích thích nữa.
Anh trai phải nuôi thêm tôi, gánh nặng rất lớn, tiệm xăm là nguồn thu nhập của cả nhà, công việc của anh không thể bị gián đoạn mãi được.
Mà ba tôi đã ăn vạ nhà họ Chu. Nhưng dù có trả tiền cho ông ta hay không thì cũng không giải quyết được rốt ráo vấn đề, chỉ cứ chi không ngừng như thế.
Tôi hưởng thụ hạnh phúc họ mang lại, lại phải gánh chịu phiền phức tôi mang tới, trên đời không thể có lý nào như vậy.
Câu chuyện người nông dân và con rắn có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng không phải tôi. (Chú thích: nội dung sơ lược chuyện người nông dân & con rắn là mùa đông, bác nông dân ra đồng thấy con rắn bị đông cứng nằm im. Ông thương tình cho nó vào trong ngực sưởi ấm. Nó ấm rồi tỉnh lại, cắn chết người nông dân. Ý nghĩa là người vô ơn, lấy oán trả ơn.)
[Nước ta hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể về vấn đề bạo lực gia đình, bạo lực gia đình, đặc biệt là trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình chưa được pháp luật quan tâm. Tuy nhiên, căn cứ điều 234 Luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bạo lực gia đình gây thương tích bị nghi ngờ có liên quan đến tội cố ý gây thương tích có thể bị phạt tù có thời hạn không quá ba năm.]
Đây là thông tin tôi tìm thấy trên máy tính của trường.
Hiện giờ trước mắt tôi dường như chỉ có con đường này.
Tôi không muốn giấu hai người, nhưng tôi cố chấp tin rằng đây là con đường của phong trào Gandhi* Đường Hà Thanh, đấu tranh bất bạo động, thoát khỏi ách thống trị suốt 14 năm thống trị của thực dân cha. (Chú thích cuối chương)
Vì vậy tôi cố tình chọc giận Đường Thế Quốc, tự đưa mình đến cửa.
Khi Chu Hải Yến và cảnh sát Tiểu Phó chạy đến nơi, tôi nằm trên đất, người bê bết máu, ý thức mơ hồ, gần như ngất đi.
Tỉnh lại lần nữa là ở bệnh viện. Toàn thân đau đến mức không thốt nên lời. Tôi bị băng bó khắp người, tay bó bột.
Tôi cho rằng mình thành công.
Nhưng mà trong cuộc sống, có rất ít người đạt được những điều họ muốn, không được như mong muốn mới là trạng thái bình thường của cuộc đời.
Biên bản giám định thương tích cho thấy: “Bệnh nhân bị dập nhiều mô mềm khắp người, gãy cổ tay phải, da đầu nhiều vết thương, trán bị khâu 5 mũi do chai rượu đập.”
Đây chỉ là những vết thương nhẹ chứ không thành thương tật.
Trên thực tế, tiêu chuẩn xác định thương tật cấp độ hai rất cao, mà tôi còn lâu mới đạt được.
Cảnh sát Tiểu Phó nói, ba tôi bị bắt nhưng vì thương tích nhẹ nên chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hành chính, không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nói cách khác ông ta bị tạm giam 10 ngày, nộp phạt 500 tệ, cam kết sau này không tái phạm, chi trả viện phí cho tôi thì không có chuyện gì nữa.
Là do bản thân tôi tưởng tượng mọi thứ quá tốt đẹp.
Bởi vì tôi ngây thơ, ngu ngốc, lần đầu tiên Chu Hải Yến nổi giận với tôi.
Trong phòng bệnh.
Từ khi anh vào cửa, đứng ở mép giường từ trên cao xuống nhìn xuống tôi tầm nửa tiếng.
Nửa tiếng này, anh không nói một lời.
Tôi tự biết lỗi, cụp mắt không dám nhìn lên.
Bất ngờ anh mở miệng hỏi: “Từ hôm qua đến giờ, em có thấy mình làm sai điều gì không?”
Giọng trầm thấp không nghe ra cảm xúc.
Tôi muốn gật đầu nhưng đầu bị băng gạc xung quanh, rất đau. Tôi nói nhỏ: “Dạ sai.”
Anh hỏi: “Sai ở đâu?”
Tôi không đáp.
Anh tăng thêm âm lượng, “Nhìn anh, sai ở đâu?”
Đôi mắt người đàn ông đỏ ngầu sau một đêm không ngủ, cằm cũng mọc râu xanh xanh.
Nỗi chua xót, áy náy bao trùm tôi. “Xin lỗi, sai ở chỗ em bốc đồng gây thêm phiền phức cho mọi người, làm hại mọi người lo lắng, còn mất nhiều tiền thuốc men.”
Anh cười lạnh lùng, ánh mắt lạnh như dao sắc: “Đường Hà Thanh, thậm chí em còn không biết mình sai ở đâu! Nếu anh đến trễ một bước, hiện tại em còn có thể nằm đây sao? Em cho rằng mình lợi hại như vậy, có thể khống chế chính xác nhân tính sao? Em không biết cha mình khi điên lên là không có điểm dừng sao? Em có hỏi anh trước khi đưa ra quyết định này không? Có suy xét đến hậu quả không?”
Đáy mắt anh phiếm hồng, chất vấn mang theo âm run rẩy.
Một cảm xúc không nói nên lời quay cuồng tận đáy lòng tôi, trào dâng lên tận cổ họng, nghẹn ngào không nói thành lời.
Anh dừng một chút, giọng bình tĩnh mang theo vẻ tự giễu: “Hay là căn bản em không xem anh là anh trai, cũng không coi đây là nhà.”
Trong nháy mắt. Tim tôi như bị một sức mạnh nào đó xé nát, sự hoảng loạn, sợ hãi như cây đao, cắt tôi ra thành từng mảnh. Nước mắt lăn dài trên mặt, tôi lắc đầu, lắp bắp giải thích.
“Không phải vậy, không phải vậy.”
Tôi thật sự đối đãi với hai người như gia đình.
Chỉ là họ quá tốt với tôi, tôi không muốn liên lụy họ, tôi cũng muốn làm chút gì đó.
Anh nhìn chằm chằm vào mắt tôi, ngón tay thõng bên người giật giật, rồi lại buông xuống.
Thật lâu sau.
Anh nói rất khẽ: “Lần sau đừng như vậy.” Sau đó quay người bước ra khỏi phòng bệnh.
Nhìn bóng lưng anh khuất dần ở chỗ rẽ, rốt cuộc tôi không nhìn được khóc to thành tiếng.
Rất nhiều cảm xúc phức tạp đan xen nhau, tủi thân, khổ sở, bất lực ập về tôi như thủy triều, chúng trói buộc tôi, vây chặt đến toàn thân đau đớn.
Cuộc sống không có tường, tôi lại bị nhốt ở bức tường vô hình.
Người tốt với tôi rất ít, cuộc sống của tôi từ nhỏ thiếu hơi ấm và lòng tốt. Cho nên đột nhiên có một ngày, lòng tốt vô điều kiện đến với mình, tôi vừa khát vọng vừa sợ hãi, tôi không biết nên đền đáp thế nào, trời sinh tôi không có khả năng bình tĩnh đón nhận, nội tâm tôi luôn ẩn chứa hạt giống tự ti, nhút nhát.
Ngày mà tôi nhận ra mình là người theo chủ nghĩa bi quan, tôi mới nhận ra mình đã tự tay làm hỏng mọi thứ. Kết nối giữa người và người như một mê cung, tôi dần dần đi sâu vào mê cung mới hay mỗi người trong gia đình này đều có những nỗi khổ không thể nói, mỗi người đều là tập hợp những mâu thuẫn. Có rất nhiều chuyện họ không muốn nói, cho nên dù tôi đoán được cũng giả vờ như không biết.
Mọi người nói dì là bà điên, nhưng tôi thấy dì là người dịu dàng, tốt bụng nhất mà tôi từng gặp. Bà vì người yêu thương của mình rời xa nhân thế, mắc kẹt trong nỗi bi thương không ra được.
Mọi người nói Chu Hải Yến là tên côn đồ, nhưng Chu Hải Yến chưa từng vô cớ đánh người. Anh xăm cho người khác nhưng bản thân chưa bao giờ xăm. Anh thích sạch sẽ, có chứng cưỡng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Anh rất giỏi, rất thông minh.
Cảnh sát Tiểu Phó gọi anh là lớp trưởng, họ thường xuyên nhớ lại thời học đại học.
Trong đầu vô thức hiện lên những đoạn ngắn.
Lúc ở đồn cảnh sát, tôi từng nghe nói cảnh sát Tiểu Phó là một sinh viên giỏi của đại học cảnh sát.
Vì thế, đáp án rõ ràng -- Chu Hải Yến cũng là sinh viên đại học cảnh sát, nếu không phải giữa chừng có sự cố bất ngờ, hiện giờ anh cũng giống cảnh sát Tiểu Phó, là một cảnh sát.
Tuy tôi không biết đã xảy ra chuyện gì. Nhưng tôi biết, dì hy vọng Chu Hải Yến có thể yên ổn, Chu Hải Yến hy vọng dì có thể thoát khỏi nỗi đau.
Mà ba tôi tồn tại là tổn thương với hai người.
Cho nên tôi hối hận, hối hận mình không suy xét chu toàn, không thể thành công đưa ông ta vào tù.
Tôi là một điều phiền phức lớn, Chu Hải Yến nổi giận cũng phải.
Tôi yên lặng hít mũi, tự an ủi mình.
Không sao, bất quá chỉ là khôi phục lại nguyên trạng thôi.
Trong thời gian qua tôi đã rất hạnh phúc, làm người phải biết đủ.
Bởi vì tôi vốn dĩ là hai bàn tay trắng.
+++
Chú thích:
Mahatma Gandhi (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), là một vị anh hùng dân tộc Ấn Độ, người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lý bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Satyagraha đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Dân quyền Hoa Kỳ được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr.
Bằng phương diện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát khỏi sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh. Gandhi thường nói là nguyên tắc của ông đơn giản, lấy từ niềm tin truyền thống của Ấn Độ giáo: Chân lý (satya) và bất bạo lực (ahiṃsā). Chính ông nói rằng: "Tôi chẳng có gì mới mẻ để dạy đời. Chân lý và bất bạo lực đều có từ xưa nay".
Có những người không thể tự thoát khỏi xiềng xích của chính họ nhưng lại có thể giải phóng cho người khác.
Dì Chu là vậy, Chu Hải Yến cũng vậy.
Họ nói với tôi, tôi 14 tuổi còn là một đứa trẻ, điều tôi cần không phải là sức mạnh mà là sự an toàn và được bảo vệ.
Vì thế tôi không phải dậy sớm xách túi bố đi khắp nơi nhặt rác, tôi có thể giống những người khác, ngủ đến 6h30 rồi ăn sáng no nê chứ không phải lo lắng ăn bữa nay lo bữa mai.
Vì thế tôi không cần gặp cảnh nửa đêm bị đánh bất ngờ, tôi có thể giống như người khác, ngủ ngon lành mà không phải cả đêm lo lắng hãi hùng, phải dùng bàn chặn cửa phòng chứa đồ.
Vì thế, tôi không cần dùng tóc che mặt đi học nữa mà có thể buộc tóc đuôi ngựa cao cao, vừa nhảy chân sáo vừa ca hát trên đường mà không cần sợ hãi rụt rè không biết khi nào lại bị kéo vào WC.
Vì thế, tôi không cần mong tiết học cuối cùng có thể kéo dài như cả thế kỷ, tôi có thể giống như mọi người thu dọn sẵn sàng cặp sách, chờ giáo viên lên tiếng thì lập tức lao ra khỏi lớp như chim non về rừng, vì tôi biết, lần này cuối cùng cũng có một chiếc đèn sáng lên vì tôi.
Tôi chưa bao giờ mong mình trội hơn người khác, tôi chỉ muốn làm một người bình thường. Nhưng họ nói với tôi, tôi có thể trở thành một người ưu tú, tôi có thể nỗ lực đấu tranh.
Họ nói, Đường Hà Thanh, đừng sợ, chỉ cần em quay đầu lại, phía sau chính là nhà.
Những gì tôi thiếu hụt, họ sẽ bù đắp cho tôi từng chút một.
Tôi chưa từng có ngày sinh nhật, cũng chưa từng nghe một lời chúc mừng sinh nhật vui vẻ, cũng không biết sinh nhật của mình cụ thể là ngày nào, trên giấy tờ chỉ là một ngày đặt ngẫu nhiên. Mẹ không nói ngày sinh thật sự của tôi, bà nói bà không nhớ. Tôi chỉ biết mình sinh năm 1999.
Ngày hôm đó, dì cho tôi 14 bao lì xì đỏ, Chu Hải Yến dẫn tôi đến 14 công viên giải trí. Hai người tự tay làm cho tôi một cái bánh kem to, bên trên cắm 14 ngọn nến.
Chu Hải Yến bôi vệt bơ lên trán tôi, nói may mắn năm sau của anh đều tặng hết cho tôi.
Khoảnh khắc nhắm mắt cầu nguyện, tôi nghe 14 lần chúc mừng sinh nhật.
Họ nói, 14 năm trước đã qua, từ năm thứ 15 trở đi sẽ là một khởi đầu mới, chỉ cần tôi muốn, bất cứ ngày nào trong tương lai cũng có thể là sinh nhật tôi.
Hà Thanh Hải Yến.
Người xưa nói, tên hai người có duyên phận có thể gắn kết với nhau.
Đường Hà Thanh 14 tuổi sợ duyên phận không đủ dày nên chọn ngày sinh nhật của mình cùng với ngày sinh Chu Hải Yến:
- --Ngày 26 tháng 6. (Chú thích: 26/6 là Ngày quốc tế phòng chống ma túy.)
Sau này, hàng năm chúng tôi cùng tổ chức sinh nhật với nhau.
Dì cười vui đến không khép miệng lại được, nói không ngờ đến tuổi trung niên mà dì có thể có cả con trai lẫn con gái.
18.
Ông trời thường xuyên khiến con người khi không có gì trong tay, cho người đó ít ngon ngọt khi người đó đã chìm sâu vô vọng, và lấy lại khi người đó trầm mê.
Ngay khi tôi nghĩ mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp thì ba tôi trở lại với một đống nợ.
Hai tháng qua, ông ta cầm số tiền thắng được ra ngoài tiêu xài phung phí, biết được phồn hoa thì càng không cam lòng với hiện trạng, quên mất bài học từng thua đến mức nhà không còn gì ăn, chỉ nhớ đến những ngọt ngào của lần thắng tiền duy nhất, cảm thấy mình là rồng sa nước cạn, không muốn làm việc kiếm tiền, chỉ mơ mộng hão huyền dựa vào đánh bạc mà một bước lên mây.
Nhưng ông ta không biết, khi nhìn xuống vực sâu, vực sâu cũng đang nhìn lại.
Không ai có thể dựa vào đánh bạc để phất nhanh, ít nhất ba tôi thì không.
Ông ta hai bàn tay trắng lại thua đến táng gia bại sản, thậm chí bán căn nhà cũ duy nhất của gia đình mà không lấp đầy khoản nợ kia.
Không thể vay mượn, không còn gì để bán, cùng đường, ông ta nhớ tới mình còn đứa con gái.
Biết tôi ở nhà họ Chu, ông ta không dám trực tiếp tới cửa nên chặn tôi trên đường đi học.
Câu đầu tiên ông ta nói với tôi là: “Bây giờ mày ngon rồi, đùi ai cũng ôm được, nếu mẹ mày thức thời như vậy thì cuộc sống hiện giờ tốt biết bao nhiêu.”
Ánh mắt tính toán nhìn tôi từ trên xuống dưới; “Nghe nói thằng nhóc với bà điên nhà họ Chu kia đều thương mày, vậy mày hỏi họ 200.000 tệ cho bố mày, coi như bồi thường lần trước đánh tao.” (Hơn 650 triệu VNĐ)
Ông ta đến gần, tôi không nhịn được run rẩy cả người.
Tôi bóp chặt lòng bàn tay, cố gắng ra vẻ bình tĩnh: “200.000, ông cảm thấy mình xứng sao? Dù sao tôi cũng không có bản lĩnh đó.”
Ông ta tức điên, vung tay tát tôi, dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng tôi vẫn không tránh kịp. Tai phải quen thuộc, tiếng ù ù quen thuộc.
Ông ta hằn học ra lệnh tôi ngày mai phải đưa tiền cho ông ta, nếu không ông ta g/i/ế/t tôi.
Nhìn dáng vẻ tuyệt vọng của ông ta, không hiểu sao tôi bật cười. Cảm xúc sợ hãi lên đỉnh điểm thì bật ngược lại, sợ hãi đến mức nào đó thì không còn sợ nữa.
Một khi kẻ yếu nhảy khỏi lồng giam sợ hãi, chuyển từ góc độ nạn nhân thành người ngoài cuộc đứng nhìn thì sẽ phát hiện hóa ra kẻ thực hiện hành vi bạo lực chẳng qua chỉ là như thế, bản chất như nhau, chẳng qua kẻ bạo lực giỏi dùng sức mạnh để che giấu sự kém cỏi, hèn nhát của mình.
Kết quả tệ nhất chính là bị đánh c/h/ế/t, nhưng ông ta không dám, ông ta chỉ lợi dụng sự sợ hãi cái chết của người ta tạo lợi thế cho mình.
Tôi bình tĩnh nói: “Đòi tiền không có, muốn mạng có một cái, ông có thể lựa chọn đánh c/h/ế/t tôi ngay bây giờ, không cần đợi đến ngày mai. Dĩ nhiên, sau khi đánh c/h/ế/t tôi thì nửa đời sau ông sống trong tù đi.”
Ba tôi phát hiện sách lược bạo lực thông thường của mình đã bị nhìn thấu, mất tác dụng vốn có, vì thế ông ta chơi bài tình cảm. Người đàn ông cao to thô kệch, mặt đầy nước mắt tỏ vẻ đáng thương, chỉ thiếu nước quỳ xuống với tôi.
“Thanh Thanh, mới nãy không phải ba cố ý, ba chỉ nhất thời nóng giận. Con giúp ba được không? Trên đời này chỉ có hai chúng ta sống nương tựa nhau, chẳng lẽ con trơ mắt nhìn ba bị ép vào con đường c/h/ế/t sao? Mẹ con trên trời có linh cũng không nỡ lòng nào nhìn.”
Ích kỷ, tham sống sợ c/h/ế/t, hoa mỹ dối trá, vong ân phụ nghĩa, giỏi trò mưu kế… tất cả những từ ngữ miêu tả kẻ tiểu nhân có thể dùng để miêu tả ông ta.
Lòng tôi không mảy may xúc động, “Vậy ông đi theo mà bầu bạn với mẹ đi, một mình bà cô đơn lắm.”
Con bạc không có giới hạn.
Thấy tôi dầu muối không ăn, mềm cứng không ăn, ông ta bắt đầu giở trò. Ông ta năm lần bảy lượt đến trường tìm tôi, khiến tôi không thể nào học hành yên ổn.
Ông ta đến chợ đổ tội dì Chu, nói tôi ở nhà họ Chu bị ngược đãi.
Thậm chí ông ta còn đến hẻm ăn vạ, tung tin đồn thất thiệt.
Nhưng trên thực tế, cho dù ông ta gây rối bao nhiêu cũng không ai đưa 200.000 cho ông ta. Mọi người đều biết, con bạc không thể nào thỏa mãn, một khi nếm được vị ngon ngọt thì sẽ thành quỷ nghiện hút máu, rơi vào nghiện ngập không bao giờ dứt.
Cho đến khi ba tôi lại lần nữa say rượu nổi điên, miệng bẩn thỉu.
Ông ta nói tôi bị lây vận xui của bà góa điên, cho ông ta 200.000, từ nay về sau ông ta không có đứa con gái này.
Ông ta mắng nhà họ Chu là quỷ vắn số, chú, dì, Chu Hải Yến, tôi đều như vậy.
Ông ta nói quỷ vắn số có kiếm tiền cũng không có mạng mà tiêu, không bằng đưa tiền cho ông ta.
Ông ta nói chú chết sớm hơn 80% là vì chú xứng đáng, không chừng sau khi chết thì bị tra tấn ở địa ngục.
Từng câu từng chữ như bọc muối vào lưỡi dao, mổ vết thương chưa khép miệng ra một lần nữa.
Dì giận quá ngất đi.
Gân xanh trên trán Chu Hải Yến gồ lên, đè ông ta xuống đất đánh gần c/h/ế/t.
19.
Khi cảnh sát Tiểu Phó tìm đến cửa, tôi đã vô thức nghĩ anh ấy đến bắt người.
11 giờ đêm, dì đã đi nghỉ, Chu Hải Yến vẫn đang vẽ phác thảo trong phòng làm việc. Ngày mai là thứ bảy nên tôi không chịu đi ngủ, ăn vạ nhất quyết ở lại bên cạnh anh.
Tôi nghĩ tối nay anh ăn không nhiều, định đi thể hiện tài nấu nướng đã luyện lâu nay làm bữa khuya cho anh. Lúc này một thanh niên đi vào cửa hàng, gương mặt trẻ con quen thuộc.
Đó là người cảnh sát mới về thị trấn, Phó Viễn. Mấy lần tôi báo cảnh sát là anh ấy giải quyết.
Anh ấy hỏi tôi, “Chu Hải Yến có nhà không?”
Tôi hoảng hốt, rất lo, còn tưởng vì Chu Hải Yến đánh ba tôi nên anh ấy đến bắt. Vì vậy tôi lắc đầu: “Anh ấy ra ngoài chưa về.”
Vừa dứt lời, Chu Hải Yến từ phía sau tôi bước ra. Đối mặt trực tiếp.
Hai nguời im lặng nhìn nhau, không khí rất kỳ lạ.
Thời gian qua rất lâu, khi tôi nghĩ hai người xông vào đánh nhau thì mắt cảnh sát Tiểu Phó chợt đỏ ửng lên, hung dữ nói: “Chu Hải Yến, con mẹ nó mày làm tao tìm bao lâu!”
Anh hơi giật mình, nhưng giọng điệu thân thiện mà xa cách, như thể chỉ là cuộc gặp mặt bình thường giữa bạn bè không thân. “Phó Viễn, đã lâu không gặp.”
Người đối diện cười lạnh lùng, giây sau như pháo đốt, chửi ầm lên: “Đã lâu không gặp mụ nội mày, mày bày dáng vẻ này cho ai nhìn? Bây giờ là ông chủ thì không quen biết anh em trước kia sao? Tao nói cho mày biết, mẹ kiếp mày còn muốn vứt bỏ tao lần nữa trừ khi tao chết!” Nói rồi nước mắt anh ấy tựa như đập tràn.
“…” Chu Hải Yến xoa xoa huyệt Thái dương, bất lực, chán nản đẩy anh ấy ngồi xuống sô pha, ném cho anh ấy một túi khăn giấy. “Tự lau đi.”
Cảnh sát Tiểu Phó vung tay, ném lại túi giấy vào lồng ngực anh, nói với giọng ngắt quãng, mỉa mai châm chọc: “Ra ngoài không mang tiền, mẹ kiếp tao không dám dùng, dù gì chúng ta cũng không thân.”
Sau đó đứng dậy, “Tao nào dám ngồi, tao chỉ xứng đứng, dù gì hai chúng ta cũng không thân.”
Chu Hải Yến nhíu mày, lạnh giọng: “Phó Viễn!”
“Có! Lớp trưởng!”
“Nói năng đàng hoàng.”
“Dạ được.”
……
Bất tri bất giác khoảng cách vô hình do thời gian dần như biến mất, thứ đọng lại quanh họ là sự ăn ý giữa những người thân quen.
Biết cảnh sát Tiểu Phó không phải đến bắt Chu Hải Yến, tôi yên tâm, giao phòng khách lại cho hai người, định vào bếp nấu ăn.
“Anh trai, nạm bò sốt cà được không? Em mới học của dì.”
Chu Hải Yến chưa kịp nói, cảnh sát Tiểu Phó đã lau mặt, vội vàng: “Được được, em gái, làm nhiều lên, anh cũng thích ăn.”
Giây sau ăn ngay cái khuỷu tay.
Chu Hải Yến nghiêng đầu liếc anh ấy: “Là em gái mày sao mà mày kêu?”
Người sau đúng lý hợp tình: “Em gái mày là em gái tao, hai đứa mình đâu có phân biệt rõ ràng vậy.”
Đến khi tôi vào bếp còn nghe tiếng anh ấy hét to. “Em gái! Nhớ cho thật cay nhé!”
Nhà bếp cạnh phòng khách, xung quanh yên tĩnh, cảnh sát Tiểu Phó nói to, hai người nói chuyện tôi là kẻ điếc hơn nửa vẫn nghe thấy rõ.
“Khoan, mới bao lâu không gặp, sao tự nhiên mày có em gái?”
“Con bé tên Đường Hà Thanh, đừng có em gái ơi em gái hỡi.”
“Đệt! Con gái lão khốn Đường Thế Quốc? Thay đổi nhiều vậy, nhìn thoáng qua không nhận ra. Mấy tháng trước con bé còn gầy nhom, nhìn ai cũng ủ rũ, không thích nói chuyện.”
…
“Tao biết ba con bé, không ngờ lại khốn nạn như vậy. 200.000 mà hắn cũng dám mở miệng. Đối với cái loại bài bạc vô lại này, trừ khi đánh chết hắn, hoặc tống hắn vào tù, nếu không trước khi em gái Đường trưởng thành còn phải chịu tội dài dài.
Không thể đánh chết, tống vào tù càng khó. Đặc biệt là vấn đề bạo hành gia đình trẻ vị thành niên như em Đường, pháp luật chưa hoàn thiện, ít nhất phải bị thương tích nhẹ ở mức độ hai* mới có thể tuyên án, nếu không đều xử lý nhẹ. Khi thực sự đến mức độ thương tích độ hai thì chính là bệnh viện giành người với Diêm Vương, đã muộn rồi.”
Người còn lại không nói tiếng nào, chỉ nghe tiếng bật lửa châm thuốc.
…
Mức độ thương tích cấp hai.
Hóa ra bạo lực gia đình có thể bị xử tù chứ không phải tạm giam. Trước nay chưa từng có ai nói với tôi, bọn họ đều bảo tôi nhẫn nhịn chịu đựng.
Thậm chí sau này báo cảnh sát trở thành thủ tục, ngay cả tạm giam cũng không còn, chỉ giáo dục miệng. Chỉ có cảnh sát Tiểu Phó mới đến này, hết lần này đến lần khác không chê phiền.
(Chú thích: Trong việc giải quyết các vụ án hình sự và một số vụ án, thương tích cơ thể là một yếu tố quan trọng trong việc kết án, tuyên án và trừng phạt. Trong Tiêu chuẩn giám định mức độ thương tích của con người do Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Công an và Bộ Tư pháp ban hành Trung Quốc ban hành có quy định cụ thể về độ dài, rộng vết thương, vị trí, mức độ….
Tham khảo: http://society.people.com.cn/.../0621/c1008-32452106.html
…
Tôi nhìn trân trân vào lớp dầu đang sôi dưới đáy nồi, bàn tay cầm gia vị siết chặt.
Khi tôi định thần lại thì đã đổ nửa túi ớt khô vào nồi. Nhiệt độ dầu cao, mùi ớt tỏa ra nồng nặc, nồng đến mức sặc không mở mắt ra nổi.
Hai người vội vã lao vào, tưởng bị cháy. Kết quả cả ba người suýt chết ngạt trong bếp.
Cảnh sát Tiểu Phó thốt lên: “Đệt, em gái thật là, cay tới mức anh cảm giác mắt mình sắp bị móc ra vậy.”
Chu Hải Yến đặt một chiếc khăn ướt đắp mắt cho tôi, đá anh ấy. “Đi mở cửa sổ, mẹ kiếp đều tại mày nhiều chuyện đòi ăn cay.”
“…”
Từ sau hôm đó, tối tối cảnh sát Tiểu Phó thường đến tìm anh trai ôn chuyện. Tuy đa phần là người trước nói, người sau nghe.
Nhưng quan hệ hai người hiển nhiên rất tốt.
20.
Lời ba tôi nói đã làm tổn thương dì nặng nề.
Sau khi dì tỉnh lại, thời gian ngồi ngẩn người nhìn cây hoa quế mỗi ngày dài hơn, tôi biết bà không thể chịu quá nhiều kích thích nữa.
Anh trai phải nuôi thêm tôi, gánh nặng rất lớn, tiệm xăm là nguồn thu nhập của cả nhà, công việc của anh không thể bị gián đoạn mãi được.
Mà ba tôi đã ăn vạ nhà họ Chu. Nhưng dù có trả tiền cho ông ta hay không thì cũng không giải quyết được rốt ráo vấn đề, chỉ cứ chi không ngừng như thế.
Tôi hưởng thụ hạnh phúc họ mang lại, lại phải gánh chịu phiền phức tôi mang tới, trên đời không thể có lý nào như vậy.
Câu chuyện người nông dân và con rắn có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng không phải tôi. (Chú thích: nội dung sơ lược chuyện người nông dân & con rắn là mùa đông, bác nông dân ra đồng thấy con rắn bị đông cứng nằm im. Ông thương tình cho nó vào trong ngực sưởi ấm. Nó ấm rồi tỉnh lại, cắn chết người nông dân. Ý nghĩa là người vô ơn, lấy oán trả ơn.)
[Nước ta hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể về vấn đề bạo lực gia đình, bạo lực gia đình, đặc biệt là trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình chưa được pháp luật quan tâm. Tuy nhiên, căn cứ điều 234 Luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bạo lực gia đình gây thương tích bị nghi ngờ có liên quan đến tội cố ý gây thương tích có thể bị phạt tù có thời hạn không quá ba năm.]
Đây là thông tin tôi tìm thấy trên máy tính của trường.
Hiện giờ trước mắt tôi dường như chỉ có con đường này.
Tôi không muốn giấu hai người, nhưng tôi cố chấp tin rằng đây là con đường của phong trào Gandhi* Đường Hà Thanh, đấu tranh bất bạo động, thoát khỏi ách thống trị suốt 14 năm thống trị của thực dân cha. (Chú thích cuối chương)
Vì vậy tôi cố tình chọc giận Đường Thế Quốc, tự đưa mình đến cửa.
Khi Chu Hải Yến và cảnh sát Tiểu Phó chạy đến nơi, tôi nằm trên đất, người bê bết máu, ý thức mơ hồ, gần như ngất đi.
Tỉnh lại lần nữa là ở bệnh viện. Toàn thân đau đến mức không thốt nên lời. Tôi bị băng bó khắp người, tay bó bột.
Tôi cho rằng mình thành công.
Nhưng mà trong cuộc sống, có rất ít người đạt được những điều họ muốn, không được như mong muốn mới là trạng thái bình thường của cuộc đời.
Biên bản giám định thương tích cho thấy: “Bệnh nhân bị dập nhiều mô mềm khắp người, gãy cổ tay phải, da đầu nhiều vết thương, trán bị khâu 5 mũi do chai rượu đập.”
Đây chỉ là những vết thương nhẹ chứ không thành thương tật.
Trên thực tế, tiêu chuẩn xác định thương tật cấp độ hai rất cao, mà tôi còn lâu mới đạt được.
Cảnh sát Tiểu Phó nói, ba tôi bị bắt nhưng vì thương tích nhẹ nên chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hành chính, không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nói cách khác ông ta bị tạm giam 10 ngày, nộp phạt 500 tệ, cam kết sau này không tái phạm, chi trả viện phí cho tôi thì không có chuyện gì nữa.
Là do bản thân tôi tưởng tượng mọi thứ quá tốt đẹp.
Bởi vì tôi ngây thơ, ngu ngốc, lần đầu tiên Chu Hải Yến nổi giận với tôi.
Trong phòng bệnh.
Từ khi anh vào cửa, đứng ở mép giường từ trên cao xuống nhìn xuống tôi tầm nửa tiếng.
Nửa tiếng này, anh không nói một lời.
Tôi tự biết lỗi, cụp mắt không dám nhìn lên.
Bất ngờ anh mở miệng hỏi: “Từ hôm qua đến giờ, em có thấy mình làm sai điều gì không?”
Giọng trầm thấp không nghe ra cảm xúc.
Tôi muốn gật đầu nhưng đầu bị băng gạc xung quanh, rất đau. Tôi nói nhỏ: “Dạ sai.”
Anh hỏi: “Sai ở đâu?”
Tôi không đáp.
Anh tăng thêm âm lượng, “Nhìn anh, sai ở đâu?”
Đôi mắt người đàn ông đỏ ngầu sau một đêm không ngủ, cằm cũng mọc râu xanh xanh.
Nỗi chua xót, áy náy bao trùm tôi. “Xin lỗi, sai ở chỗ em bốc đồng gây thêm phiền phức cho mọi người, làm hại mọi người lo lắng, còn mất nhiều tiền thuốc men.”
Anh cười lạnh lùng, ánh mắt lạnh như dao sắc: “Đường Hà Thanh, thậm chí em còn không biết mình sai ở đâu! Nếu anh đến trễ một bước, hiện tại em còn có thể nằm đây sao? Em cho rằng mình lợi hại như vậy, có thể khống chế chính xác nhân tính sao? Em không biết cha mình khi điên lên là không có điểm dừng sao? Em có hỏi anh trước khi đưa ra quyết định này không? Có suy xét đến hậu quả không?”
Đáy mắt anh phiếm hồng, chất vấn mang theo âm run rẩy.
Một cảm xúc không nói nên lời quay cuồng tận đáy lòng tôi, trào dâng lên tận cổ họng, nghẹn ngào không nói thành lời.
Anh dừng một chút, giọng bình tĩnh mang theo vẻ tự giễu: “Hay là căn bản em không xem anh là anh trai, cũng không coi đây là nhà.”
Trong nháy mắt. Tim tôi như bị một sức mạnh nào đó xé nát, sự hoảng loạn, sợ hãi như cây đao, cắt tôi ra thành từng mảnh. Nước mắt lăn dài trên mặt, tôi lắc đầu, lắp bắp giải thích.
“Không phải vậy, không phải vậy.”
Tôi thật sự đối đãi với hai người như gia đình.
Chỉ là họ quá tốt với tôi, tôi không muốn liên lụy họ, tôi cũng muốn làm chút gì đó.
Anh nhìn chằm chằm vào mắt tôi, ngón tay thõng bên người giật giật, rồi lại buông xuống.
Thật lâu sau.
Anh nói rất khẽ: “Lần sau đừng như vậy.” Sau đó quay người bước ra khỏi phòng bệnh.
Nhìn bóng lưng anh khuất dần ở chỗ rẽ, rốt cuộc tôi không nhìn được khóc to thành tiếng.
Rất nhiều cảm xúc phức tạp đan xen nhau, tủi thân, khổ sở, bất lực ập về tôi như thủy triều, chúng trói buộc tôi, vây chặt đến toàn thân đau đớn.
Cuộc sống không có tường, tôi lại bị nhốt ở bức tường vô hình.
Người tốt với tôi rất ít, cuộc sống của tôi từ nhỏ thiếu hơi ấm và lòng tốt. Cho nên đột nhiên có một ngày, lòng tốt vô điều kiện đến với mình, tôi vừa khát vọng vừa sợ hãi, tôi không biết nên đền đáp thế nào, trời sinh tôi không có khả năng bình tĩnh đón nhận, nội tâm tôi luôn ẩn chứa hạt giống tự ti, nhút nhát.
Ngày mà tôi nhận ra mình là người theo chủ nghĩa bi quan, tôi mới nhận ra mình đã tự tay làm hỏng mọi thứ. Kết nối giữa người và người như một mê cung, tôi dần dần đi sâu vào mê cung mới hay mỗi người trong gia đình này đều có những nỗi khổ không thể nói, mỗi người đều là tập hợp những mâu thuẫn. Có rất nhiều chuyện họ không muốn nói, cho nên dù tôi đoán được cũng giả vờ như không biết.
Mọi người nói dì là bà điên, nhưng tôi thấy dì là người dịu dàng, tốt bụng nhất mà tôi từng gặp. Bà vì người yêu thương của mình rời xa nhân thế, mắc kẹt trong nỗi bi thương không ra được.
Mọi người nói Chu Hải Yến là tên côn đồ, nhưng Chu Hải Yến chưa từng vô cớ đánh người. Anh xăm cho người khác nhưng bản thân chưa bao giờ xăm. Anh thích sạch sẽ, có chứng cưỡng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Anh rất giỏi, rất thông minh.
Cảnh sát Tiểu Phó gọi anh là lớp trưởng, họ thường xuyên nhớ lại thời học đại học.
Trong đầu vô thức hiện lên những đoạn ngắn.
Lúc ở đồn cảnh sát, tôi từng nghe nói cảnh sát Tiểu Phó là một sinh viên giỏi của đại học cảnh sát.
Vì thế, đáp án rõ ràng -- Chu Hải Yến cũng là sinh viên đại học cảnh sát, nếu không phải giữa chừng có sự cố bất ngờ, hiện giờ anh cũng giống cảnh sát Tiểu Phó, là một cảnh sát.
Tuy tôi không biết đã xảy ra chuyện gì. Nhưng tôi biết, dì hy vọng Chu Hải Yến có thể yên ổn, Chu Hải Yến hy vọng dì có thể thoát khỏi nỗi đau.
Mà ba tôi tồn tại là tổn thương với hai người.
Cho nên tôi hối hận, hối hận mình không suy xét chu toàn, không thể thành công đưa ông ta vào tù.
Tôi là một điều phiền phức lớn, Chu Hải Yến nổi giận cũng phải.
Tôi yên lặng hít mũi, tự an ủi mình.
Không sao, bất quá chỉ là khôi phục lại nguyên trạng thôi.
Trong thời gian qua tôi đã rất hạnh phúc, làm người phải biết đủ.
Bởi vì tôi vốn dĩ là hai bàn tay trắng.
+++
Chú thích:
Mahatma Gandhi (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), là một vị anh hùng dân tộc Ấn Độ, người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lý bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Satyagraha đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Dân quyền Hoa Kỳ được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr.
Bằng phương diện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát khỏi sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh. Gandhi thường nói là nguyên tắc của ông đơn giản, lấy từ niềm tin truyền thống của Ấn Độ giáo: Chân lý (satya) và bất bạo lực (ahiṃsā). Chính ông nói rằng: "Tôi chẳng có gì mới mẻ để dạy đời. Chân lý và bất bạo lực đều có từ xưa nay".
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook