Nghề Vương Phi
-
Chương 18: Đế sư rất kiêu ngạo à? Xem ta thu phục ngươi! (1)
(Đế sư: Thầy giáo của Hoàng đế)
Cố tiên sinh là người đức cao vọng trọng, Hoàng đế cũng từng là học trò của lão nên đối với lão luôn tất cung tất kính (kính cẩn lễ phép). Với nhi tử của Hoàng đế thì lại càng không cần phải nói, hơn nữa, phẩm cấp của lão như vậy mà mỗi ngày đều phải dãi nắng dầm mưa đến tận cửa dạy cho tên Huệ vương ngốc nghếch, thì quả thực là một sự sỉ nhục đối với lão. Cố tiên sinh kìm nén oán giận, vẫn rất nghiêm túc với việc răn dạy Huệ vương.
Ngày tiểu tuyết đó, Cố tiên sinh ở thư phòng chờ Huệ vương tới học. (tiết tiểu tuyết là vào ngày 22, 23 tháng 11)
“Không biết hắn chép sách thế nào rồi…” Lão ngồi trên ghế thái sư, nhắm mắt dưỡng thần.
Tiếng bước chân ồn ào truyền tới, tuy biết là Huệ vương đã đến, nhưng lão cũng không động đậy, chờ Huệ vương hành lễ với lão.
Rốt cuộc Tần Vũ Lâu cũng phát hiện được, Độc Cô Lam Tranh đối với nàng thì vênh mặt hất hàm sai khiến, vừa lôi kéo vừa kiêu ngạo, nhưng thấy đế sư thì lại co vào như con chuột gặp mèo, không dám ho he, đầu cúi thấp đến mức muốn chui luôn cả vào bụng. Đối với đại danh của Cố tiên sinh, khi Tần Vũ Lâu còn là khuê nữ cũng có nghe thấy, vì năm cha thi khoa cử, chính người này là quan chủ khảo. Vì không thích văn phong của Tần Khải Canh, nên khi chấm điểm cuộn bài thi ông chỉ đứng hàng thứ hai trong tám gã Trạng nguyên. Đến khi Tần Khải Canh biết, liền ở nhà chửi mắng tơi bời, việc này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tuổi thơ của Tần Vũ Lâu.
Hôm nay thù mới hận cũ, cùng thanh toán một lượt luôn, hạ gục lão già nhà ngươi để cho cha hả giận.
Lam Tranh cúi đầu thi lễ với Cố tiên sinh: “Tiên sinh, đệ tử tới rồi.”
“Uhm. Ngày hôm qua ta bảo ngươi chép mười bản “Luận ngữ”, mau mang ra đây.”
“Dạ! Tiểu Lâu tử, mau mang bản chép phạt của bổn vương cho tiên sinh xem!”
“A! Nô tài đáng chết, nô tài sơ ý làm mất rồi.”
Cố tiên sinh nghe vậy, mệt mỏi mở mắt, chỉ thấy một tên thư đồng môi hồng răng trắng đối diện Huệ vương buông tay nói: “Nô tài tưởng là giấy vụn vô dụng nên ném đi.”
“Cố tiên sinh, đều là tại tên nô tài này không hiểu chuyện, ta đã chép phạt xong rồi, ngài muốn phạt thì phạt hắn đi.” Lam Tranh lôi Vũ Lâu đến trước mặt Cố tiên sinh: “Ngài mắng nàng đi.”
Cố tiên sinh vừa nghe đã biết là Huệ vương không chịu chép phạt, lôi tên nô tài này đến chịu tội thay, thâm ý nói: “Lão phu biết điện hạ vừa mới đại hôn, nhưng mà… Cổ nhân đã nói, phi bất thuyết tử chi đạo, lực bất túc dã…”(*)
(*)Ở đây là thế này ạ.
Nhiễm Cầu viết: Phi bất thuyết tử chi đạo, lực bất túc dã.
Nghĩa là: Không phải con không thích đạo của mình, do con không đủ sức mà thôi.Theo mình hiểu thì là: Không phải lão không muốn dạy Huệ vương tài giỏi, chỉ là lực bất tòng tâm mà thôi.
“Tử viết: Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế.”(*) Vũ Lâu liền tiếp lời: “≪Ung Dã thiên thứ sáu≫ Chương hai mươi tám, đều là giảng về phẩm chất của người quân tử và làm thế nào để tu chỉnh phẩm chất, tiên sinh vừa trích dẫn chương thứ mười giảng giải quân tử học hành phải có định lực, không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh mà buông thả mình, nhưng giữa chương thứ mười hai, Tử Du làm quan tể ấp Vũ Thành, Tử viết: “Nhữ đắc nhân yên nhĩ hồ? Viết: Hữu đạm thai diệt minh giả, hành bất do kính, phi công sự, vị thường chí vu yển chi thất dã.” (**) Cũng là nói vị trí thích hợp cần có người thích hợp đảm nhận, toàn tâm toàn ý, nếu như ngay cả người dưới cũng không quản lý được… vậy thì…”
(*) Câu này là tiếp theo của câu trên.
Khổng Tử viết: Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế, kim nhữ hoạch.
Nghĩa là: Nếu không đủ sức, nửa đường sẽ bỏ dở. Con đã tự vạch giới hạn cho mình.
Có lẽ là bạn Vũ Lâu bạn í đá đểu thái phó là chưa đi đã nản:))
(**) Tử viết: Nhữ đắc nhân yên nhĩ lạc hồ? Viết: Hữu Đạm Đài Diệt Minh giả, hành bất do kinh, phi công sự vị thường chí vu yển chi thất dã.
Nghĩa là: Ở đây ngươi có thích ai không? Trả lời: Có người tên Đạm Đài Diệt Minh, không đi đường tắt, không có việc công không đến.
Đoạn này là tớ search trên mạng, thật sự là hoa cả mắt với mấy cái vụ thi từ đối đáp này. Có gì sai thì các bạn góp ý cho mình với nhé.
Cố tiên sinh vốn muốn giáo huấn Huệ vương ngốc nghếch, không ngờ lại bị một tên thư đồng thao thao bất tuyệt giáo huấn lại, giận dữ nói: “Ngươi là ai, ngươi châm chọc lão phu không xứng để dạy Huệ vương điện hạ ư?”
“Ôi ~ ngài nghĩ oan cho nô tài rồi, nô tài chỉ là một thư đồng nho nhỏ, làm sao dám châm chọc ngài, ngài đức cao vọng trọng, môn sinh khắp thiên hạ…” Tần Vũ Lâu vội làm ra vẻ sợ hãi nhận lỗi: “Chẳng qua là trong lúc sắp xếp sách vở cho Huệ vương, thì nô tài có nhìn qua, đâu dám châm chọc ngài.”
Ngươi chính là đang khiêu khích lão phu. Cố tiên sinh vỗ tay vịn ghế đứng lên hét: “Lão phu đọc đủ thứ kinh thư, viết cũng vô số, hôm nay lại bị tên tiểu thư đồng như ngươi xúc phạm, thật là không còn mặt mũi gì nữa.”
Tần Vũ Lâu mỉa mai cười: “Nô tài cũng đọc qua vài cuốn sách, chỉ nhớ rõ một ít chi tiết trong đó, nhưng cũng không thấu hiểu, mong được tiên sinh chỉ giáo cho.”
Lúc này một đám hạ nhân trong phủ đã vây quanh thư phòng xem náo nhiệt, thị nữ trong thư phòng cũng đều chăm chú nhìn lão, Cố tiên sinh hiểu được lai giả bất thiện (việc đến không phải việc tốt), đây chính là khiêu khích lão mà.
“Ngươi nói đi.”
Cứ việc xuất chiêu đi!
Cố tiên sinh là người đức cao vọng trọng, Hoàng đế cũng từng là học trò của lão nên đối với lão luôn tất cung tất kính (kính cẩn lễ phép). Với nhi tử của Hoàng đế thì lại càng không cần phải nói, hơn nữa, phẩm cấp của lão như vậy mà mỗi ngày đều phải dãi nắng dầm mưa đến tận cửa dạy cho tên Huệ vương ngốc nghếch, thì quả thực là một sự sỉ nhục đối với lão. Cố tiên sinh kìm nén oán giận, vẫn rất nghiêm túc với việc răn dạy Huệ vương.
Ngày tiểu tuyết đó, Cố tiên sinh ở thư phòng chờ Huệ vương tới học. (tiết tiểu tuyết là vào ngày 22, 23 tháng 11)
“Không biết hắn chép sách thế nào rồi…” Lão ngồi trên ghế thái sư, nhắm mắt dưỡng thần.
Tiếng bước chân ồn ào truyền tới, tuy biết là Huệ vương đã đến, nhưng lão cũng không động đậy, chờ Huệ vương hành lễ với lão.
Rốt cuộc Tần Vũ Lâu cũng phát hiện được, Độc Cô Lam Tranh đối với nàng thì vênh mặt hất hàm sai khiến, vừa lôi kéo vừa kiêu ngạo, nhưng thấy đế sư thì lại co vào như con chuột gặp mèo, không dám ho he, đầu cúi thấp đến mức muốn chui luôn cả vào bụng. Đối với đại danh của Cố tiên sinh, khi Tần Vũ Lâu còn là khuê nữ cũng có nghe thấy, vì năm cha thi khoa cử, chính người này là quan chủ khảo. Vì không thích văn phong của Tần Khải Canh, nên khi chấm điểm cuộn bài thi ông chỉ đứng hàng thứ hai trong tám gã Trạng nguyên. Đến khi Tần Khải Canh biết, liền ở nhà chửi mắng tơi bời, việc này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tuổi thơ của Tần Vũ Lâu.
Hôm nay thù mới hận cũ, cùng thanh toán một lượt luôn, hạ gục lão già nhà ngươi để cho cha hả giận.
Lam Tranh cúi đầu thi lễ với Cố tiên sinh: “Tiên sinh, đệ tử tới rồi.”
“Uhm. Ngày hôm qua ta bảo ngươi chép mười bản “Luận ngữ”, mau mang ra đây.”
“Dạ! Tiểu Lâu tử, mau mang bản chép phạt của bổn vương cho tiên sinh xem!”
“A! Nô tài đáng chết, nô tài sơ ý làm mất rồi.”
Cố tiên sinh nghe vậy, mệt mỏi mở mắt, chỉ thấy một tên thư đồng môi hồng răng trắng đối diện Huệ vương buông tay nói: “Nô tài tưởng là giấy vụn vô dụng nên ném đi.”
“Cố tiên sinh, đều là tại tên nô tài này không hiểu chuyện, ta đã chép phạt xong rồi, ngài muốn phạt thì phạt hắn đi.” Lam Tranh lôi Vũ Lâu đến trước mặt Cố tiên sinh: “Ngài mắng nàng đi.”
Cố tiên sinh vừa nghe đã biết là Huệ vương không chịu chép phạt, lôi tên nô tài này đến chịu tội thay, thâm ý nói: “Lão phu biết điện hạ vừa mới đại hôn, nhưng mà… Cổ nhân đã nói, phi bất thuyết tử chi đạo, lực bất túc dã…”(*)
(*)Ở đây là thế này ạ.
Nhiễm Cầu viết: Phi bất thuyết tử chi đạo, lực bất túc dã.
Nghĩa là: Không phải con không thích đạo của mình, do con không đủ sức mà thôi.Theo mình hiểu thì là: Không phải lão không muốn dạy Huệ vương tài giỏi, chỉ là lực bất tòng tâm mà thôi.
“Tử viết: Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế.”(*) Vũ Lâu liền tiếp lời: “≪Ung Dã thiên thứ sáu≫ Chương hai mươi tám, đều là giảng về phẩm chất của người quân tử và làm thế nào để tu chỉnh phẩm chất, tiên sinh vừa trích dẫn chương thứ mười giảng giải quân tử học hành phải có định lực, không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh mà buông thả mình, nhưng giữa chương thứ mười hai, Tử Du làm quan tể ấp Vũ Thành, Tử viết: “Nhữ đắc nhân yên nhĩ hồ? Viết: Hữu đạm thai diệt minh giả, hành bất do kính, phi công sự, vị thường chí vu yển chi thất dã.” (**) Cũng là nói vị trí thích hợp cần có người thích hợp đảm nhận, toàn tâm toàn ý, nếu như ngay cả người dưới cũng không quản lý được… vậy thì…”
(*) Câu này là tiếp theo của câu trên.
Khổng Tử viết: Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế, kim nhữ hoạch.
Nghĩa là: Nếu không đủ sức, nửa đường sẽ bỏ dở. Con đã tự vạch giới hạn cho mình.
Có lẽ là bạn Vũ Lâu bạn í đá đểu thái phó là chưa đi đã nản:))
(**) Tử viết: Nhữ đắc nhân yên nhĩ lạc hồ? Viết: Hữu Đạm Đài Diệt Minh giả, hành bất do kinh, phi công sự vị thường chí vu yển chi thất dã.
Nghĩa là: Ở đây ngươi có thích ai không? Trả lời: Có người tên Đạm Đài Diệt Minh, không đi đường tắt, không có việc công không đến.
Đoạn này là tớ search trên mạng, thật sự là hoa cả mắt với mấy cái vụ thi từ đối đáp này. Có gì sai thì các bạn góp ý cho mình với nhé.
Cố tiên sinh vốn muốn giáo huấn Huệ vương ngốc nghếch, không ngờ lại bị một tên thư đồng thao thao bất tuyệt giáo huấn lại, giận dữ nói: “Ngươi là ai, ngươi châm chọc lão phu không xứng để dạy Huệ vương điện hạ ư?”
“Ôi ~ ngài nghĩ oan cho nô tài rồi, nô tài chỉ là một thư đồng nho nhỏ, làm sao dám châm chọc ngài, ngài đức cao vọng trọng, môn sinh khắp thiên hạ…” Tần Vũ Lâu vội làm ra vẻ sợ hãi nhận lỗi: “Chẳng qua là trong lúc sắp xếp sách vở cho Huệ vương, thì nô tài có nhìn qua, đâu dám châm chọc ngài.”
Ngươi chính là đang khiêu khích lão phu. Cố tiên sinh vỗ tay vịn ghế đứng lên hét: “Lão phu đọc đủ thứ kinh thư, viết cũng vô số, hôm nay lại bị tên tiểu thư đồng như ngươi xúc phạm, thật là không còn mặt mũi gì nữa.”
Tần Vũ Lâu mỉa mai cười: “Nô tài cũng đọc qua vài cuốn sách, chỉ nhớ rõ một ít chi tiết trong đó, nhưng cũng không thấu hiểu, mong được tiên sinh chỉ giáo cho.”
Lúc này một đám hạ nhân trong phủ đã vây quanh thư phòng xem náo nhiệt, thị nữ trong thư phòng cũng đều chăm chú nhìn lão, Cố tiên sinh hiểu được lai giả bất thiện (việc đến không phải việc tốt), đây chính là khiêu khích lão mà.
“Ngươi nói đi.”
Cứ việc xuất chiêu đi!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook