Nếu Được Yêu Như Thế
-
Chương 6: Năm tháng không tin tức
Có người nói, biến hóa là chân lý vĩnh viễn không thay
đổi. Từ cổ chí kim đều như vậy, chu kỳ biến hóa của thời đại ngày càng ngắn, ôm
một giấc mộng suốt đời là điều không thể. Không chỉ có trong tình yêu mà trong
công việc cũng vậy.
Nếu như nói sinh viên tìm việc là việc khó khăn thì vấn đề tìm việc của sinh viên ngành nghệ thuật tàn khốc nhất. Nghệ thuật đẹp là vậy, nhưng quá trình tạo ra nghệ thuật và người tạo ra nghệ thuật luôn phải trải qua khổ luyện. Lời nói của họ bay theo chủ nghĩa lý tưởng, cuối cùng phần lớn lại rơi vào cát bụi. Cuộc sống khó khăn lâu ngày thành ra mệt mỏi, có những người lại thay đổi cách sống, hay nói cách khác, cách sống đó bị gọi là “sa ngã”.
Nhìn Tử Chấn đang bay như cánh hồng trên sân khấu, Phùng Dư cảm thấy chính là người gần với mộng tưởng của mình, thân thể, tướng mạo, sức biểu cảm, sự nhạy cảm với âm nhạc, hiểu ý tác phẩm, thậm chí dưới sân khấu, cậu ta cũng chứng tỏ mình là một nghệ sĩ múa ba lê chuyên nghiệp.
Thời gian không lên lớp và không phải tập luyện, Tử Chấn đều học thêm ngành biên đạo múa ở học viện múa, điều này rất bổ ích trong việc nâng cao tố chất nghệ thuật. Phùng Dư biết, có nhiều công ty đến tìm cậu ta chụp ảnh quảng cáo, ngoài ra cậu ta còn dạy tập thể hình ở phòng tập, học phí và tiền sinh hoạt đều tự mình chi trả. Ông chưa nhìn thấy người thân xuất hiện bên cạnh cậu ta. Từ ngày Tử Chấn nhập học cho đến nay đều xuất hiện một mình, rất ít nói, nhưng lại hay cười. Ở Madrid, Paris, Tokyo, hay Ma Cao, bước ra khỏi tiếng vỗ tay hay rừng hoa tươi của hàng nghìn khán giả, cậu ta chưa từng gọi điện thông báo tin vui cho một ai. Thường là về đến phòng, đem giải thưởng cất ngay ngắn trong một chiếc hòm, sau đó đi tắm, rồi ngủ một giấc ngon lành.
Lấy động tác hình thể để thể hiện một hình thức nghệ thuật, dần dần sẽ có hại cho cơ thể. Các dây chằng trên người làm việc quá sức, đi nhiều lại đau, cột sống bị tổn thương, không thể vác nặng. Đau quá chỉ biết cắn răng chịu đựng, không thứ thuốc nào có thể chữa được căn bệnh mãn tính này. Cách tốt nhất là nghỉ ngơi, không múa nữa. Nhưng mỗi sáng, mặt trời vừa ló lên lại thấy bóng dáng Tử Chấn trong phòng tập.
Phùng Dư hỏi Tử Chấn vì sao lại thi vào học viện múa. Đối với cậu thanh niên này, dường như không hề có chút nguyện vọng của phụ huynh ở đây. Tử Chấn trả lời: “Giấc mơ của con trước đây không phải là múa. Nhưng con muốn sống cho người khác, như thế con sẽ thấy có ý nghĩa hơn. Cho nên, khi có người khuyên con nên học múa, con thấy đó là một ý kiến hay.” Một lý do vô cùng đơn giản.
Tử Chấn thường dạy học sinh nam các động tác múa, nhưng phần lớn là học sinh nữ yêu cầu anh chỉ dạy. Trăn Trăn thường đến đó xem, cô ta thấy vậy thì rất tức giận. Sau đó, cô ta nghĩ ra một biện pháp để giải quyết vấn đề. Cô ta nói với Tử Chấn: “Anh có thể cho thuê một nửa tứ hợp viện, tiền cho thuê một năm đủ để anh tiêu rồi, còn dư nữa ấy chứ.”
Tử Chấn trả lời: “Tứ hợp viện không phải của anh, là của bố anh. Nghe nói ông ta sang tên cho vợ hai rồi, nên anh ở tạm đó thôi. Đồ của người khác, anh không thể mang đi đổi lấy tiền tiêu được.”
Trăn Trăn cảm thấy ở Tử Chấn cái gì cũng tốt, điểm duy nhất không tốt là anh quá bảo thủ. Có điều, anh còn trẻ, từ từ cuộc sống sẽ dạy cho anh biết phải làm thế nào.
Kỳ nghỉ hè trôi qua được một nửa, Tử Chấn nói với Trăn Trăn: “Bố anh nói từ nay về sau, làm ăn ở trong nước sẽ dễ dàng hơn, ông ta tính về đây định cư, mẹ kế cùng với con bà ta cũng theo về, nên anh phải chuyển vào ở ký túc.”
Trăn Trăn nghe xong thì buồn lắm. Buồn ở đây không phải vì bố mẹ anh về nước, cũng không phải việc quan hệ giữa Tử Chấn và mẹ kế không tốt, càng không phải chuyện anh đối đầu với ông bố, suy cho cùng cũng là cùng huyết thống, có ghét bỏ nhau đến đâu cũng chỉ là tạm thời thôi. Cô ta buồn phiền vì chuyện Tử Chấn chuyển vào ở ký túc sẽ không ở chung với cô ta nữa, Trăn Trăn cảm thấy khó chịu vô cùng.
Đêm đến, Trăn Trăn ngồi sát bên Tử Chấn. Tử Chấn dường như đang suy nghĩ.
Trăn Trăn đưa tay nhổ lông mi Tử Chấn. Tử Chấn hỏi: “Sắp tốt nghiệp rồi, em có dự định gì không?”
Trăn Trăn hôn Tử Chấn một cái, nói: “Anh học nghiên cứu sinh, em cũng học.”
Tử Chấn thở dài: “Anh đang nghĩ không biết tương lai mình có nghèo không.”
Trăn Trăn cầm tay anh, nói: “Sao anh có thể nghèo được, giờ bố anh không lo cho anh, nhưng xét về mặt luật pháp, anh vẫn là con trai ông ấy.”
“Em không hiểu chuyện nhà anh đâu.” Tử Chấn nhìn lên trần nhà, không nói tiếp.
Trăn Trăn nói: “Cưng à, chúng mình tốt nghiệp thạc sĩ xong thì kết hôn nhé?”
Tử Chấn thấp giọng, nói: “Anh không có tiền mua nhà.”
Trăn Trăn véo vào mũi anh, nói: “Đừng có cau mày than vãn nữa, thuê một căn nhà thì cũng như nhau thôi, em yêu anh chứ không phải yêu nhà của anh.”
Tử Chấn vẫn không vui lên được: “Anh luôn cảm thấy có lỗi với em.”
“Anh cố gắng giữ gìn sức khỏe, như thế đối với em là được rồi.” Trăn Trăn xoay mặt Tử Chấn đối diện với mặt mình, nói: “Em chỉ có một yêu cầu duy nhất đối với anh. Nếu như bên ngoài anh có người con gái khác, em sẽ giết anh!”
Tử Chấn nói: “Anh là người thế nào, em còn không biết à? Không tin anh thì theo anh làm gì?”
“Con trai mà đẹp trai thì ai cũng đào hoa.”
“Ở đâu ra cái chân lý đó?”
“Ai cũng nói vậy!”
“Trương Ái Linh[1] nói con gái ai cũng phóng túng.” Tử Chấn không vui, gạt tay Trăn Trăn ra: “Từ khi biết bà ấy từng nói câu này, anh luôn coi tác phẩm của bà ấy là văn hóa lầu xanh. Em nói xem, trên đời này loại đàn bà nào mà chẳng có. Ai có quyền phán xét ai chứ?”
[1] – Trương Ái Linh (1920-1995): nữ nhà văn của Trung Quốc
Trăn Trăn nói: “Anh phải cho em một tấm hình của anh để em luôn mang theo bên người, như thế chúng ta sẽ luôn được gần nhau, cũng để tránh mấy con ruồi đầu đen bu theo anh.”
Còn một tuần nữa là tới ngày tựu trường, bọn Thuấn Nhân bắt đầu lên đường về An Huy, Trăn Trăn và Tử Chấn tiễn họ ra ga.
Trăn Trăn lên tàu giúp Lý Triệt và Châu Văn cất hành lý, sau đó ngồi nói chuyện với Y Na trên ghế chờ của nhà ga. Giờ bọn họ quấn lấy nhau, rất thân thiết, thậm chí còn nói đùa rằng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, Thuấn Nhân sẽ giúp Trăn Trăn xin vào làm nhà nước.
Thuấn Nhân một mình đi dạo dưới hành lang ga. Còn mười phút nữa tàu mới chạy, cô không muốn sớm chui vào khoang tàu nồng nặc đủ thứ mùi của cơ thể người, đặc biệt không muốn ở cùng với Lý Triệt trong cái khoảng không gian chật hẹp ấy. Nếu như có thể được chọn lựa, Thuấn Nhân bằng lòng chi thêm mấy trăm tệ để đi máy bay, chứ không muốn nhìn thấy mặt Lý Triệt thêm một lần nào nữa. Nhưng như thế mọi người sẽ biết chuyện hai người chia tay, cái tên Lý Triệt này không đáng để được đối xử tốt. Ánh mắt Thuấn Nhân tìm kiếm trên sân ga một hồi lâu, nhìn thấy Tử Chấn đang dựa lưng vào cột nghe nhạc. Sợi dây tai nghe màu trắng bạc bay bay theo gió dưới nền áo đen, đầu anh hơi cúi, mắt nhắm hờ, hai chân đứng bắt chéo. Hai tay đút túi áo, Thuấn Nhân chăm chăm nhìn Tử Chấn, nhìn rất lâu. Tử Chấn không hề biết Thuấn Nhân đang nhìn mình, anh vẫn đứng với tư thế đó, không hề động đậy. Thuấn Nhân lôi điện thoại trong túi xách ra, giơ lên trước mặt, hướng máy ảnh về phía cậu thanh niên đang nghe nhạc, rồi ấn phím chụp. Chụp xong, đưa lên nhìn, miệng nở nụ cười. Thuấn Nhân lưu lại rồi lấy ra làm hình nền.
Trên loa bắt đầu vang lên tiếng nhắc nhở bạn bè, người thân đi tiễn khách hãy xuống tàu. Thuấn Nhân bước lên bậc, đứng sau cánh cửa tàu đang khép lại nhìn xuống sân ga. Tàu dần chuyển bánh. Dường như trong tầm nhìn dần dần xa khuất ấy, cô thấy Tử Chấn đang ngẩng đầu nhìn theo con tàu đang tăng tốc.
Tàu chạy nhanh hơn, lưu lại trong lòng một Bắc Kinh lạnh lùng nhưng ấm áp, một Bắc Kinh đau đớn nhưng ngọt ngào.
Xuân Nam bàn bạc với Thuấn Nhân chuyện sắp xếp công viêc cho Lý Triệt thì mới được biết họ đã chia tay. Thái độ hời hợt, chẳng mấy quan tâm của Thuấn Nhân khiến Xuân Nam nghĩ cuộc tình ngắn ngủi này chắc cũng không đau đớn lắm, chỉ là thấy không hợp nhau nên chia tay, đây cũng là chuyện bình thường. Xuân Nam lại bắt đầu lựa chọn đối tượng cho Thuấn Nhân, theo cách nói đùa của mấy bà buôn thì lúc này là lúc Thuấn Nhân đắt giá nhất, có rất nhiều sự lựa chọn. Cô Xuân Nam hỏi Thuấn Nhân thích mẫu người con trai như thế nào? Ví dụ như chiều cao, gầy hay béo, sở thích, học vấn, tiền đồ v.v… Nhưng Thuấn Nhân lại nói không muốn tìm người bằng tuổi. Cô không phản đối việc mai mối, cô nói với Xuân Nam là hy vọng rút ngắn thời gian tìm hiểu, mau chóng kết hôn, đối tượng tốt nhất phải lớn hơn năm tuổi, nhưng cũng đừng hơn bốn mươi, từng kết hôn hay không, không quan trọng, chỉ cần thật thà, có thu nhập ổn định, chịu kết hôn, chịu trách nhiệm là được.
Nghe cách nói của Thuấn Nhân, Xuân Nam cảm thấy mối tình với Lý Triệt đã để lại nỗi đau không nhỏ trong lòng con bé. Thậm chí cuộc tình đó đã giết chết sự tự tin không thể thiếu của một thiếu nữ mới lớn.
Con gái tốt nghiệp đại học xong cũng hai mươi hai tuổi rồi, chẳng mấy chốc sẽ vượt qua ngưỡng hai mươi lăm, càng về sau, cơ hội để lựa chọn càng ít dần.
Trong quá trình tìm kiếm, Thuấn Nhân lại tăng thêm một điều kiện, sau khi kết hôn không được yêu cầu vợ từ bỏ sự nghiệp. Câu nói này càng làm cho Xuân Nam hiểu thêm rằng, Thuấn Nhân không đơn thuần chỉ không muốn làm một bà vợ chỉ suốt ngày ở nhà đi chợ, nấu cơm, cô muốn cố gắng từng bước, từng bước trong sự nghiệp. Nếu gặp được cơ hội tốt, không được vì lý do chăm sóc gia đình mà yêu cầu Thuấn Nhân từ bỏ sự nghiệp.
Thuấn Nhân phát hiện trong cái xã hội thu nhỏ ở Bắc Kinh thì tình yêu cũng có điều kiện. Lạc Phủ đã viết câu thơ làm xúc động lòng người: Em nguyện cùng anh đi hết cuộc đời này, có lẽ chúng ta cũng cần phải xem lại.
“Anh” trong câu thơ trên chắc phải là một đại gia hội tụ rất nhiều điều kiện tốt, nếu không thì sẽ chẳng có “em” nào lại tình nguyện hứa hẹn với anh ta kiểu như sông cạn đá mòn, tuyết rơi mùa hè, trời đất hợp làm một, em vẫn ở bên anh… như thế kia cả.
Diệp Trăn Trăn vốn có điều kiện tốt nên cô ấy mới có được người bạn trai như Tử Chấn. Đến Lý Triệt còn chẳng chút thương xót mà vứt bỏ mình chạy theo Y Na, đây đều là vì mình không có ý chí phấn đấu.
Thuấn Nhân phát hiện ra rằng, muốn cuộc hôn nhân bền vững thì người phụ nữ phải có sự nghiệp riêng của mình. Một người con gái năng lực có hạn như mình, nếu như sự nghiệp không mấy thành công thì ít ra cũng phải tự làm lấy mà ăn. Muốn một người đàn ông yêu mình, không rời bỏ mình, có lẽ phải để cho họ thấy, họ được gì ở mình, cô nghĩ vậy.
Kết luận này khiến Thuấn Nhân vô cùng đau xót, bởi từ nhỏ tới giờ cô đều nghĩ, tình yêu là nhìn thấy thích thì yêu, sau đó cứ thế yêu, và đối phương cũng nghĩ như mình, rồi hai người mãi mãi bên nhau, không rời xa, cứ như vậy cho đến hết cuộc đời.
Gặp gỡ đến ba, bốn đối tượng, Thuấn Nhân chọn một người có tướng mạo được nhất trong số họ.
Đối tượng là phó giám đốc một công ty chuyên kinh doanh về mảng điện tử, chủ yếu là phụ trách kinh doanh ở khu Hoa Đông. Ba mươi sáu tuổi, đã ly hôn, có cậu con trai tám tuổi. Thuấn Nhân cho rằng, đàn ông lớn tuổi một chút sẽ chiều vợ, hơn nữa đã từng trải qua một cuộc hôn nhân không thành chắc sẽ rất trân trọng gia đình.
Triệu Chấn Đào dáng người không cao, khoảng 1m7. Thuấn Nhân vốn không để ý đến điều này, nhưng Triệu Chấn Đào chủ động nói ra.
Triệu Chấn Đào nói: “Thực ra chưa vừa lòng ở em mấy điểm. Em hơi cao, chắc cũng phải đến 1m65 nhỉ? Anh thích cô gái cao từ 1m6 trở xuống. Em cũng hơi nhiều tuổi, con gái hai mươi tuổi là tốt nhất. Ngoài ra, mặt em hơi tròn, anh thích cô gái có khuôn mặt gầy, cằm nhỏ. Miệng em hơi nhỏ, anh thích cô gái miệng rộng, môi dày một chút.”
Thuấn Nhân nói: “Xem ra chúng ta không hợp nhau, thế thôi nhé. Em hẹn anh ra đây, cà phê hôm nay, em mời.”
Triệu Chấn Đào “á” lên một tiếng rồi nói: “Anh chưa nói xong mà. Tuy eo của em hơi to, nhưng nhìn tổng thể, anh thấy cũng không tồi đâu. Con người anh thật thà, có gì nói nấy, anh thấy em thích hợp làm một người vợ. Thôi không nói nhiều nữa, tóm lại, tình hình của em về cơ bản anh cũng đã rõ rồi, rất phù hợp với yêu cầu của anh. Em chủ động hẹn anh ra đây, chứng tỏ em cũng có ý nhắm anh rồi. Thế thì chúng ta bắt đầu qua lại tìm hiểu nhé, nếu thấy hợp nhau, em tốt nghiệp, chúng mình sẽ tổ chức đám cưới.”
Thuấn Nhân nghĩ một lúc, nói: “Tìm hiểu thì cũng được thôi, nhưng trong quá trình tìm hiểu không được yêu cầu chuyện ấy.”
Triệu Chấn Đào cười sảng khoái: “Cái đó em không cần phải nói, anh là người sống có trách nhiệm, trước khi kết hôn, tuyệt đối không ép em làm chuyện đó.”
Lời Triệu Chấn Đào nói nghe không mấy lọt tai, lời lẽ quá thô thiển, nhưng điều đó cũng chứng tỏ anh ta không có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với phụ nữ, kinh nghiệm tình trường cũng đơn giản. Nghe Xuân Nam nói, anh ta trưởng thành từ một gia đình bần nông ở phía nam tỉnh Triết Giang, cho nên có thể được xem là người đàn ông cầu tiến. Nguyên nhân mà Triệu Chấn Đào ly hôn là vợ anh ta có bồ, để chứng minh lời anh ta nói, Xuân Nam đã tìm hiểu rất kỹ qua bạn bè, người thân của anh ta, đúng là Triệu Chấn Đào không nói dối.
Ở trường, Lý Triệt và Y Na nhanh chóng chìm đắm trong mối tình lãng mạn, cả ngày quấn quýt không rời.
Sinh viên trong trường thường thấy Lý Triệt và Y Na cùng nhau đi ăn cơm, còn Thuấn Nhân thu dọn sách vở xong liền lên chiếc Mercedes của Triệu Chấn Đào. Thuấn Nhân chẳng thèm để ý đến những lời đàm tiếu trong trường, cô bắt đầu đến nhà xuất bản thực tập, cả ngày vùi đầu trong đống tài liệu.
Triệu Chấn Đào luôn có cảm giác Thuấn Nhân không nhiệt tình với mình, điều đó khiến anh ta nghi ngờ phải chăng cô có mục đích khác?
Từ đáy lòng, anh ta đề phòng tất cả phụ nữ. Anh ta suy nghĩ một cách cẩn thận xem Thuấn Nhân sẽ được gì trong cuộc hôn nhân này. Trước tiên là được một chỗ ở miễn phí rộng rãi, to đẹp, nếu tính tiền thuê căn nhà đó thì giá một tháng cũng không thấp chút nào, mà Nhan Thuấn Nhân mới tốt nghiệp đã dễ dàng có được. Đương nhiên làm một người vợ, cô cũng phải có nghĩa vụ cho trong ngôi nhà này. Không biết Thuấn Nhân làm việc nhà thế nào, nhưng nhìn dung mạo của cô ta thì chỉ cần dọn dẹp phòng ngủ thôi cũng đủ tiền thuê nhà rồi. Sau đó cô ta còn phải sinh con cho mình, tính ra thì cô ta cũng chẳng được là bao trong cuộc hôn nhân này.
Để cho chắc ăn, Triệu Chấn Đào nói bóng gió sau khi kết hôn, thu nhập hai bên tự do sử dụng, mỗi tháng anh ta cung cấp cho gia đình ba nghìn tệ tiền chi tiêu, Nhan Thuấn Nhân không phản đối. Triệu Chấn Đào lại đến phòng công chứng, đem tất cả tài sản sang tên cho bà mẹ. Như thế anh ta mới yên tâm hẹn hò với Thuấn Nhân.
Nếu như nói sinh viên tìm việc là việc khó khăn thì vấn đề tìm việc của sinh viên ngành nghệ thuật tàn khốc nhất. Nghệ thuật đẹp là vậy, nhưng quá trình tạo ra nghệ thuật và người tạo ra nghệ thuật luôn phải trải qua khổ luyện. Lời nói của họ bay theo chủ nghĩa lý tưởng, cuối cùng phần lớn lại rơi vào cát bụi. Cuộc sống khó khăn lâu ngày thành ra mệt mỏi, có những người lại thay đổi cách sống, hay nói cách khác, cách sống đó bị gọi là “sa ngã”.
Nhìn Tử Chấn đang bay như cánh hồng trên sân khấu, Phùng Dư cảm thấy chính là người gần với mộng tưởng của mình, thân thể, tướng mạo, sức biểu cảm, sự nhạy cảm với âm nhạc, hiểu ý tác phẩm, thậm chí dưới sân khấu, cậu ta cũng chứng tỏ mình là một nghệ sĩ múa ba lê chuyên nghiệp.
Thời gian không lên lớp và không phải tập luyện, Tử Chấn đều học thêm ngành biên đạo múa ở học viện múa, điều này rất bổ ích trong việc nâng cao tố chất nghệ thuật. Phùng Dư biết, có nhiều công ty đến tìm cậu ta chụp ảnh quảng cáo, ngoài ra cậu ta còn dạy tập thể hình ở phòng tập, học phí và tiền sinh hoạt đều tự mình chi trả. Ông chưa nhìn thấy người thân xuất hiện bên cạnh cậu ta. Từ ngày Tử Chấn nhập học cho đến nay đều xuất hiện một mình, rất ít nói, nhưng lại hay cười. Ở Madrid, Paris, Tokyo, hay Ma Cao, bước ra khỏi tiếng vỗ tay hay rừng hoa tươi của hàng nghìn khán giả, cậu ta chưa từng gọi điện thông báo tin vui cho một ai. Thường là về đến phòng, đem giải thưởng cất ngay ngắn trong một chiếc hòm, sau đó đi tắm, rồi ngủ một giấc ngon lành.
Lấy động tác hình thể để thể hiện một hình thức nghệ thuật, dần dần sẽ có hại cho cơ thể. Các dây chằng trên người làm việc quá sức, đi nhiều lại đau, cột sống bị tổn thương, không thể vác nặng. Đau quá chỉ biết cắn răng chịu đựng, không thứ thuốc nào có thể chữa được căn bệnh mãn tính này. Cách tốt nhất là nghỉ ngơi, không múa nữa. Nhưng mỗi sáng, mặt trời vừa ló lên lại thấy bóng dáng Tử Chấn trong phòng tập.
Phùng Dư hỏi Tử Chấn vì sao lại thi vào học viện múa. Đối với cậu thanh niên này, dường như không hề có chút nguyện vọng của phụ huynh ở đây. Tử Chấn trả lời: “Giấc mơ của con trước đây không phải là múa. Nhưng con muốn sống cho người khác, như thế con sẽ thấy có ý nghĩa hơn. Cho nên, khi có người khuyên con nên học múa, con thấy đó là một ý kiến hay.” Một lý do vô cùng đơn giản.
Tử Chấn thường dạy học sinh nam các động tác múa, nhưng phần lớn là học sinh nữ yêu cầu anh chỉ dạy. Trăn Trăn thường đến đó xem, cô ta thấy vậy thì rất tức giận. Sau đó, cô ta nghĩ ra một biện pháp để giải quyết vấn đề. Cô ta nói với Tử Chấn: “Anh có thể cho thuê một nửa tứ hợp viện, tiền cho thuê một năm đủ để anh tiêu rồi, còn dư nữa ấy chứ.”
Tử Chấn trả lời: “Tứ hợp viện không phải của anh, là của bố anh. Nghe nói ông ta sang tên cho vợ hai rồi, nên anh ở tạm đó thôi. Đồ của người khác, anh không thể mang đi đổi lấy tiền tiêu được.”
Trăn Trăn cảm thấy ở Tử Chấn cái gì cũng tốt, điểm duy nhất không tốt là anh quá bảo thủ. Có điều, anh còn trẻ, từ từ cuộc sống sẽ dạy cho anh biết phải làm thế nào.
Kỳ nghỉ hè trôi qua được một nửa, Tử Chấn nói với Trăn Trăn: “Bố anh nói từ nay về sau, làm ăn ở trong nước sẽ dễ dàng hơn, ông ta tính về đây định cư, mẹ kế cùng với con bà ta cũng theo về, nên anh phải chuyển vào ở ký túc.”
Trăn Trăn nghe xong thì buồn lắm. Buồn ở đây không phải vì bố mẹ anh về nước, cũng không phải việc quan hệ giữa Tử Chấn và mẹ kế không tốt, càng không phải chuyện anh đối đầu với ông bố, suy cho cùng cũng là cùng huyết thống, có ghét bỏ nhau đến đâu cũng chỉ là tạm thời thôi. Cô ta buồn phiền vì chuyện Tử Chấn chuyển vào ở ký túc sẽ không ở chung với cô ta nữa, Trăn Trăn cảm thấy khó chịu vô cùng.
Đêm đến, Trăn Trăn ngồi sát bên Tử Chấn. Tử Chấn dường như đang suy nghĩ.
Trăn Trăn đưa tay nhổ lông mi Tử Chấn. Tử Chấn hỏi: “Sắp tốt nghiệp rồi, em có dự định gì không?”
Trăn Trăn hôn Tử Chấn một cái, nói: “Anh học nghiên cứu sinh, em cũng học.”
Tử Chấn thở dài: “Anh đang nghĩ không biết tương lai mình có nghèo không.”
Trăn Trăn cầm tay anh, nói: “Sao anh có thể nghèo được, giờ bố anh không lo cho anh, nhưng xét về mặt luật pháp, anh vẫn là con trai ông ấy.”
“Em không hiểu chuyện nhà anh đâu.” Tử Chấn nhìn lên trần nhà, không nói tiếp.
Trăn Trăn nói: “Cưng à, chúng mình tốt nghiệp thạc sĩ xong thì kết hôn nhé?”
Tử Chấn thấp giọng, nói: “Anh không có tiền mua nhà.”
Trăn Trăn véo vào mũi anh, nói: “Đừng có cau mày than vãn nữa, thuê một căn nhà thì cũng như nhau thôi, em yêu anh chứ không phải yêu nhà của anh.”
Tử Chấn vẫn không vui lên được: “Anh luôn cảm thấy có lỗi với em.”
“Anh cố gắng giữ gìn sức khỏe, như thế đối với em là được rồi.” Trăn Trăn xoay mặt Tử Chấn đối diện với mặt mình, nói: “Em chỉ có một yêu cầu duy nhất đối với anh. Nếu như bên ngoài anh có người con gái khác, em sẽ giết anh!”
Tử Chấn nói: “Anh là người thế nào, em còn không biết à? Không tin anh thì theo anh làm gì?”
“Con trai mà đẹp trai thì ai cũng đào hoa.”
“Ở đâu ra cái chân lý đó?”
“Ai cũng nói vậy!”
“Trương Ái Linh[1] nói con gái ai cũng phóng túng.” Tử Chấn không vui, gạt tay Trăn Trăn ra: “Từ khi biết bà ấy từng nói câu này, anh luôn coi tác phẩm của bà ấy là văn hóa lầu xanh. Em nói xem, trên đời này loại đàn bà nào mà chẳng có. Ai có quyền phán xét ai chứ?”
[1] – Trương Ái Linh (1920-1995): nữ nhà văn của Trung Quốc
Trăn Trăn nói: “Anh phải cho em một tấm hình của anh để em luôn mang theo bên người, như thế chúng ta sẽ luôn được gần nhau, cũng để tránh mấy con ruồi đầu đen bu theo anh.”
Còn một tuần nữa là tới ngày tựu trường, bọn Thuấn Nhân bắt đầu lên đường về An Huy, Trăn Trăn và Tử Chấn tiễn họ ra ga.
Trăn Trăn lên tàu giúp Lý Triệt và Châu Văn cất hành lý, sau đó ngồi nói chuyện với Y Na trên ghế chờ của nhà ga. Giờ bọn họ quấn lấy nhau, rất thân thiết, thậm chí còn nói đùa rằng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, Thuấn Nhân sẽ giúp Trăn Trăn xin vào làm nhà nước.
Thuấn Nhân một mình đi dạo dưới hành lang ga. Còn mười phút nữa tàu mới chạy, cô không muốn sớm chui vào khoang tàu nồng nặc đủ thứ mùi của cơ thể người, đặc biệt không muốn ở cùng với Lý Triệt trong cái khoảng không gian chật hẹp ấy. Nếu như có thể được chọn lựa, Thuấn Nhân bằng lòng chi thêm mấy trăm tệ để đi máy bay, chứ không muốn nhìn thấy mặt Lý Triệt thêm một lần nào nữa. Nhưng như thế mọi người sẽ biết chuyện hai người chia tay, cái tên Lý Triệt này không đáng để được đối xử tốt. Ánh mắt Thuấn Nhân tìm kiếm trên sân ga một hồi lâu, nhìn thấy Tử Chấn đang dựa lưng vào cột nghe nhạc. Sợi dây tai nghe màu trắng bạc bay bay theo gió dưới nền áo đen, đầu anh hơi cúi, mắt nhắm hờ, hai chân đứng bắt chéo. Hai tay đút túi áo, Thuấn Nhân chăm chăm nhìn Tử Chấn, nhìn rất lâu. Tử Chấn không hề biết Thuấn Nhân đang nhìn mình, anh vẫn đứng với tư thế đó, không hề động đậy. Thuấn Nhân lôi điện thoại trong túi xách ra, giơ lên trước mặt, hướng máy ảnh về phía cậu thanh niên đang nghe nhạc, rồi ấn phím chụp. Chụp xong, đưa lên nhìn, miệng nở nụ cười. Thuấn Nhân lưu lại rồi lấy ra làm hình nền.
Trên loa bắt đầu vang lên tiếng nhắc nhở bạn bè, người thân đi tiễn khách hãy xuống tàu. Thuấn Nhân bước lên bậc, đứng sau cánh cửa tàu đang khép lại nhìn xuống sân ga. Tàu dần chuyển bánh. Dường như trong tầm nhìn dần dần xa khuất ấy, cô thấy Tử Chấn đang ngẩng đầu nhìn theo con tàu đang tăng tốc.
Tàu chạy nhanh hơn, lưu lại trong lòng một Bắc Kinh lạnh lùng nhưng ấm áp, một Bắc Kinh đau đớn nhưng ngọt ngào.
Xuân Nam bàn bạc với Thuấn Nhân chuyện sắp xếp công viêc cho Lý Triệt thì mới được biết họ đã chia tay. Thái độ hời hợt, chẳng mấy quan tâm của Thuấn Nhân khiến Xuân Nam nghĩ cuộc tình ngắn ngủi này chắc cũng không đau đớn lắm, chỉ là thấy không hợp nhau nên chia tay, đây cũng là chuyện bình thường. Xuân Nam lại bắt đầu lựa chọn đối tượng cho Thuấn Nhân, theo cách nói đùa của mấy bà buôn thì lúc này là lúc Thuấn Nhân đắt giá nhất, có rất nhiều sự lựa chọn. Cô Xuân Nam hỏi Thuấn Nhân thích mẫu người con trai như thế nào? Ví dụ như chiều cao, gầy hay béo, sở thích, học vấn, tiền đồ v.v… Nhưng Thuấn Nhân lại nói không muốn tìm người bằng tuổi. Cô không phản đối việc mai mối, cô nói với Xuân Nam là hy vọng rút ngắn thời gian tìm hiểu, mau chóng kết hôn, đối tượng tốt nhất phải lớn hơn năm tuổi, nhưng cũng đừng hơn bốn mươi, từng kết hôn hay không, không quan trọng, chỉ cần thật thà, có thu nhập ổn định, chịu kết hôn, chịu trách nhiệm là được.
Nghe cách nói của Thuấn Nhân, Xuân Nam cảm thấy mối tình với Lý Triệt đã để lại nỗi đau không nhỏ trong lòng con bé. Thậm chí cuộc tình đó đã giết chết sự tự tin không thể thiếu của một thiếu nữ mới lớn.
Con gái tốt nghiệp đại học xong cũng hai mươi hai tuổi rồi, chẳng mấy chốc sẽ vượt qua ngưỡng hai mươi lăm, càng về sau, cơ hội để lựa chọn càng ít dần.
Trong quá trình tìm kiếm, Thuấn Nhân lại tăng thêm một điều kiện, sau khi kết hôn không được yêu cầu vợ từ bỏ sự nghiệp. Câu nói này càng làm cho Xuân Nam hiểu thêm rằng, Thuấn Nhân không đơn thuần chỉ không muốn làm một bà vợ chỉ suốt ngày ở nhà đi chợ, nấu cơm, cô muốn cố gắng từng bước, từng bước trong sự nghiệp. Nếu gặp được cơ hội tốt, không được vì lý do chăm sóc gia đình mà yêu cầu Thuấn Nhân từ bỏ sự nghiệp.
Thuấn Nhân phát hiện trong cái xã hội thu nhỏ ở Bắc Kinh thì tình yêu cũng có điều kiện. Lạc Phủ đã viết câu thơ làm xúc động lòng người: Em nguyện cùng anh đi hết cuộc đời này, có lẽ chúng ta cũng cần phải xem lại.
“Anh” trong câu thơ trên chắc phải là một đại gia hội tụ rất nhiều điều kiện tốt, nếu không thì sẽ chẳng có “em” nào lại tình nguyện hứa hẹn với anh ta kiểu như sông cạn đá mòn, tuyết rơi mùa hè, trời đất hợp làm một, em vẫn ở bên anh… như thế kia cả.
Diệp Trăn Trăn vốn có điều kiện tốt nên cô ấy mới có được người bạn trai như Tử Chấn. Đến Lý Triệt còn chẳng chút thương xót mà vứt bỏ mình chạy theo Y Na, đây đều là vì mình không có ý chí phấn đấu.
Thuấn Nhân phát hiện ra rằng, muốn cuộc hôn nhân bền vững thì người phụ nữ phải có sự nghiệp riêng của mình. Một người con gái năng lực có hạn như mình, nếu như sự nghiệp không mấy thành công thì ít ra cũng phải tự làm lấy mà ăn. Muốn một người đàn ông yêu mình, không rời bỏ mình, có lẽ phải để cho họ thấy, họ được gì ở mình, cô nghĩ vậy.
Kết luận này khiến Thuấn Nhân vô cùng đau xót, bởi từ nhỏ tới giờ cô đều nghĩ, tình yêu là nhìn thấy thích thì yêu, sau đó cứ thế yêu, và đối phương cũng nghĩ như mình, rồi hai người mãi mãi bên nhau, không rời xa, cứ như vậy cho đến hết cuộc đời.
Gặp gỡ đến ba, bốn đối tượng, Thuấn Nhân chọn một người có tướng mạo được nhất trong số họ.
Đối tượng là phó giám đốc một công ty chuyên kinh doanh về mảng điện tử, chủ yếu là phụ trách kinh doanh ở khu Hoa Đông. Ba mươi sáu tuổi, đã ly hôn, có cậu con trai tám tuổi. Thuấn Nhân cho rằng, đàn ông lớn tuổi một chút sẽ chiều vợ, hơn nữa đã từng trải qua một cuộc hôn nhân không thành chắc sẽ rất trân trọng gia đình.
Triệu Chấn Đào dáng người không cao, khoảng 1m7. Thuấn Nhân vốn không để ý đến điều này, nhưng Triệu Chấn Đào chủ động nói ra.
Triệu Chấn Đào nói: “Thực ra chưa vừa lòng ở em mấy điểm. Em hơi cao, chắc cũng phải đến 1m65 nhỉ? Anh thích cô gái cao từ 1m6 trở xuống. Em cũng hơi nhiều tuổi, con gái hai mươi tuổi là tốt nhất. Ngoài ra, mặt em hơi tròn, anh thích cô gái có khuôn mặt gầy, cằm nhỏ. Miệng em hơi nhỏ, anh thích cô gái miệng rộng, môi dày một chút.”
Thuấn Nhân nói: “Xem ra chúng ta không hợp nhau, thế thôi nhé. Em hẹn anh ra đây, cà phê hôm nay, em mời.”
Triệu Chấn Đào “á” lên một tiếng rồi nói: “Anh chưa nói xong mà. Tuy eo của em hơi to, nhưng nhìn tổng thể, anh thấy cũng không tồi đâu. Con người anh thật thà, có gì nói nấy, anh thấy em thích hợp làm một người vợ. Thôi không nói nhiều nữa, tóm lại, tình hình của em về cơ bản anh cũng đã rõ rồi, rất phù hợp với yêu cầu của anh. Em chủ động hẹn anh ra đây, chứng tỏ em cũng có ý nhắm anh rồi. Thế thì chúng ta bắt đầu qua lại tìm hiểu nhé, nếu thấy hợp nhau, em tốt nghiệp, chúng mình sẽ tổ chức đám cưới.”
Thuấn Nhân nghĩ một lúc, nói: “Tìm hiểu thì cũng được thôi, nhưng trong quá trình tìm hiểu không được yêu cầu chuyện ấy.”
Triệu Chấn Đào cười sảng khoái: “Cái đó em không cần phải nói, anh là người sống có trách nhiệm, trước khi kết hôn, tuyệt đối không ép em làm chuyện đó.”
Lời Triệu Chấn Đào nói nghe không mấy lọt tai, lời lẽ quá thô thiển, nhưng điều đó cũng chứng tỏ anh ta không có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với phụ nữ, kinh nghiệm tình trường cũng đơn giản. Nghe Xuân Nam nói, anh ta trưởng thành từ một gia đình bần nông ở phía nam tỉnh Triết Giang, cho nên có thể được xem là người đàn ông cầu tiến. Nguyên nhân mà Triệu Chấn Đào ly hôn là vợ anh ta có bồ, để chứng minh lời anh ta nói, Xuân Nam đã tìm hiểu rất kỹ qua bạn bè, người thân của anh ta, đúng là Triệu Chấn Đào không nói dối.
Ở trường, Lý Triệt và Y Na nhanh chóng chìm đắm trong mối tình lãng mạn, cả ngày quấn quýt không rời.
Sinh viên trong trường thường thấy Lý Triệt và Y Na cùng nhau đi ăn cơm, còn Thuấn Nhân thu dọn sách vở xong liền lên chiếc Mercedes của Triệu Chấn Đào. Thuấn Nhân chẳng thèm để ý đến những lời đàm tiếu trong trường, cô bắt đầu đến nhà xuất bản thực tập, cả ngày vùi đầu trong đống tài liệu.
Triệu Chấn Đào luôn có cảm giác Thuấn Nhân không nhiệt tình với mình, điều đó khiến anh ta nghi ngờ phải chăng cô có mục đích khác?
Từ đáy lòng, anh ta đề phòng tất cả phụ nữ. Anh ta suy nghĩ một cách cẩn thận xem Thuấn Nhân sẽ được gì trong cuộc hôn nhân này. Trước tiên là được một chỗ ở miễn phí rộng rãi, to đẹp, nếu tính tiền thuê căn nhà đó thì giá một tháng cũng không thấp chút nào, mà Nhan Thuấn Nhân mới tốt nghiệp đã dễ dàng có được. Đương nhiên làm một người vợ, cô cũng phải có nghĩa vụ cho trong ngôi nhà này. Không biết Thuấn Nhân làm việc nhà thế nào, nhưng nhìn dung mạo của cô ta thì chỉ cần dọn dẹp phòng ngủ thôi cũng đủ tiền thuê nhà rồi. Sau đó cô ta còn phải sinh con cho mình, tính ra thì cô ta cũng chẳng được là bao trong cuộc hôn nhân này.
Để cho chắc ăn, Triệu Chấn Đào nói bóng gió sau khi kết hôn, thu nhập hai bên tự do sử dụng, mỗi tháng anh ta cung cấp cho gia đình ba nghìn tệ tiền chi tiêu, Nhan Thuấn Nhân không phản đối. Triệu Chấn Đào lại đến phòng công chứng, đem tất cả tài sản sang tên cho bà mẹ. Như thế anh ta mới yên tâm hẹn hò với Thuấn Nhân.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook