Nếu Còn Có Ngày Mai
-
Chương 12
NEW ORLEANS.
Thứ Sáu, 25 tháng Tám - 10 giờ
Lester Torrance, thủ quỹ ngân hàng First Merchants New Orleans, thường tự mãn ở hai điểm năng lực tình dục và đánh giá khách hàng. Lester đã ngót năm mươi, là một người đàn ông có bộ mặt xương xương, tái nhợt với tóc mai để dài, và bộ ria mép kiểu Jon Selleck. Ông ta đã hai lần không được nâng lương, và để trả đũa, Lester dùng nhà băng làm phương tiện cho việc hẹn hò trai gái. Từ xa cả dặm, ông ta đã có thể phát hiện ra các cô gái làng chơi, và thích thú với việc thuyết phục các cô cho hưởng lạc mà không phải trả tiền gì hết. Các bà góa là những miếng mồi đặc biệt ngon ăn. Họ đến đây với nhiều dáng vẻ, tuổi tác, tâm trạng, và sớm hay muộn cũng sẽ xuất hiện trước ô cửa của Lester.
Nếu như họ tạm thời lạm chi thì ông ta sẽ thông cảm lắng nghe và trì hoãn việc trả về những tấm séc đã hết tiền trong tài khoản. Để đáp lại, có thể là một bữa cơm chiều ở đâu đó. Nhiều nữ khách hàng phải tìm đến sự giúp đỡ của ông ta và thú nhận những bí mật tế nhị giấu chồng vay một khoản tiền ... cần giữ kín một vài tấm séc bí mật mà nàng đã viết ... đang dự tính ly hôn và Lester có thể giải quyết cái tài khoản chung của hai vợ chồng ngay được không? ... Dĩ nhiên là Lester sốt sắng làm họ hài lòng. Và ông ta cũng được toại nguyện.
Vào cái buổi sáng thứ sáu đặc biệt này, Lester đã biết mình gặp may khi thấy cô gái bước vào nhà băng. Đẹp đến sững sờ:
mớ tóe đen óng ả phủ xuống vai, váy ngắn bó khít lấy người và cái áo mỏng làm thấy rõ một thận hình mà một vũ nữ Las Vegas cũng phải ghen tị.
Nhà băng có bốn thủ quỹ và cặp mắt của cô gái lướt từ ô cửa này sang ô cửa khác, vẻ như tìm kiếm một sự giúp đỡ.
Khi cô ta đưa mắt tới Léster, ông ta vội vã gật đầu và mỉm cười mời mọc. Cô ta bèn đi lại, quả như Lester dự đoán.
"Xin chào", Lester nồng nhiệt. "Tôi có thể giúp gì cô được?" Ông ta có thể thấy hai núm vú cô gái hằn rõ trên làn lụa mỏng dính của chiếc áo và thầm kêu lên - cô bé, giá mà ta được dày vò em!
"Tôi e là mình đang gặp khó khăn", cô gái than thở bằng cái giọng miền Nam dễ chịu nhất mà Lester từng được nghe.
"Thì tôi ở đây là vì thế", ông ta hồ hởi nói, "để giải quyết những mắc mớ".
"Ôi, được thế thì tất quá. Tôi sợ rằng tôi đã làm một điều khủng khiếp".
Lester mỉm cười thân tình, vẻ như thầm nói với cô gái là hãy tin cậy ở ông ta. "Tôi khó mà tin một cô gái dễ thương thế này lại có thể làm một điều gì khủng khiếp".
Ôi, thật vậy đấy". Cặp mắt màu nâu nhạt của cô gái mở to, đầy vẻ lo lắng.
"Tôi là thư ký của Joseph Romano, ông chủ bảo tôi đặt những tấm séc mới cho ông ta từ cách đây một tuần, thế mà tôi quên khuấy đi mất, và bây giờ chỗ chúng tôi sắp hết cả séc rồi. Nếu biết chuyện này thì thật không hiểu ông ta sẽ làm gì với tôi nữa". Những lời thốt ra sao mà mềm mại, mượt mà.
Lester đã quá quen với cái tên Joseph Romano. Đó là khách sộp của nhà băng này, mặc dù chỉ có một khoản tiền nhỏ trong tài khoản. Ai cũng biết là những khoản tiền lớn của ông ta đang nằm đâu đó.
Lão ta biết chọn thư ký lắm, Lester nghĩ bụng. Ông ta mỉm cười. Được, có gì nghiêm trọng lắm đâu, thưa bà?".
"Cô Hartford. Lureen Hartford".
Cô Thật là một ngày may mắn. Lester có cảm giác mọi chuyện sẽ diễn ra hết sức thú vị. "Ngay bây giờ, tôi sẽ đặt những tấm séc mới cho cô và cô sẽ nhận được trong hai tuần nữa, và ...".
Cô gái khẽ kêu lên. "Ôi, vậy thì quá muộn, và ông Romano sẽ nổi giận với tôi mất. Ông biết đấy, tôi không còn đầu óc nào mà làm việc nữa". Cô hơi tỳ người về trước, hai bầu vú chạm khẽ vào thành ô cửa. Cô nói trong hơi thở hồi hộp, "Nếu ông có thể xuất ngay những tấm séc đó, tôi sẽ vui lòng trả một món tiền".
Lester nói vẻ khổ sở. "Thật rất tiếc, cô Lureen, không thể nào ... Ông ta thấy cô đã gần phát khóc.
"Nói thật với ông, chuyện này có thể làm cho tôi mất việc đấy Xin ông ... Tôi sẽ làm bất cứ điều gì ...".
Lester như nghe thấy những nốt nhạc thánh thót.
"Tôi sẽ nói với cô việc tôi phải làm nhé", Lester tuyên bố. "Tôi sẽ yêu cầu làm gấp, và cô sẽ nhận những tấm séc đó vào thứ hai. Vậy được chứ?".
"Ôi, ông thật tuyết vời!" Giọng cô gái đầy vẻ biết ơn.
"Tôi sẽ gửi về địa chỉ nào?".
"Tôi đến nhận thì tốt hơn, bởi không muốn để ông Romano thấy tôi đã ngu ngốc đến thế nào?".
Lester mỉm cười lả lơi. "Không phải là ngu ngốc, Lureen. Đôi lúc ai mà chất lơ đễnh".
Cô gái nói khẽ. "Tôi sẽ không dám quên ông. Hẹn gặp ông vào thứ hai".
"Tôi sẽ có mặt ở đây".
Có trời mà khiến ông ta đi đâu vào hôm đó.
Cô gái mỉm cười làm ông ta sững sờ vừa chậm rãi đi ra, dáng đi thật mê hồn.
Lester vừa tủm tỉm cười một mình vừa đi lại tủ hồ sơ, y ra số tài khoản của Josepha Romano và gọi điện yêu cầu một số séc mới cho tài khoản đó.
Cái khách sạn trên đường Carmen y hệt cả trăm khách sạn khác ở New Orleans, chính vì vậy mà Tracy đã chọn nó. Nàng thuê một phòng nhỏ, bày biện sơ sài, tuy vậy so với cái phòng giam kia thì đây vẫn là một cung điện.
Sau cuộc gặp Lester trở về Tracy tháo bộ tóc giả màu đen, vuốt lại mái tóc óng ả của nàng, tháo đôi mắt kính mềm đeo sát tròng mắt, rồi rửa sạch lớp son phấn trên mặt, ngồi xuống chiếc ghế tựa duy nhất trong phòng và thở phào nhẹ nhõm. Mọi việc đang trôi chảy. Tìm ra tài khoản của Joe Romano nằm trong nhà băng nào không có gì khó khăn. Nó có trong đóng giấy tờ mẹ nàng để lại những tấm séc đã bị hủy do Romano viết. "Romano Cô không thể động tới hắn được", đó là lời Ernestine.
Ernestine đã nhầm và Joe Romano mới chỉ là kẻ đầu tiên. Còn nữa. Từng kẻ một.
Tracy nhắm mắt và nhớ lại điều kỳ diệu đã đưa nàng đến đây ...
Lại là cảm giác làn nước tối sẫm, lạnh giá tràn qua đầu nàng đang chìm xuống và thấy sợ hãi. Nàng quờ quạng và nắm được vào con bé, đẩy nó lên mặt nước. Amy vùng vẫy lung tung, lại kéo cả hai chìm xuống, tay và chân con bé quẫy đạp điên cuồng. Lồng ngực Tracy đau tức khi cố ngoi lên khỏi mặt nước, tay vẫn túm chặt con bé, và cảm thấy đuối sức. Không được nữa rồi, nàng nghĩ.
Cả hai cùng chết mất. Có những tiếng nói ồn ào và nàng cảm thấy Amy bị gỡ tuột khỏi tay mình, nàng thét lên. "Ôi., Chúa ơi, không?" Những bàn tay nào đó giữ chặt ngay lấy nàng và một giọng nói cất lên. "Giờ thì ổn rồi, bình tĩnh lại.
Mọi chuyện đều đã qua".
Tracy mở mắt nhìn quanh và thấy con bé đang trong tay một người đàn ông.
Ít giây sau nàng đã thiếp đi.
Tai nạn này bình thường ra thì cũng chẳng có gì hơn ngoài một mẩu tin ở trang trong của các tờ báo buổi sáng, song ở đây lại là việc một tù nhân không biết bơi đã liều mạng để cứu lấy đứa con nhỏ của viên tổng giám thị. Do vậy, chỉ qua một đêm, báo chí và các hình luận viên truyền hình đã biến Tracy thành một nữ anh hùng. Đích thân thống đốc Haber đã cùng với tổng giám thị Brannigan tới bệnh xá nhà tù thăm Tracy.
"Cô đã có một hành động dũng cảm", tổng giám thị nói. "Sue Ellen và tôi muốn được bầy tỏ lòng biết ơn với cô". Giọng ông nghẹn ngào xúc động.
Tracy vẫn chưa phục hồi hẳn. "Amy thế nào rồi?".
"Con bé sẽ khỏe thôi".
Tracy nhắm mắt lại. Mình không thể chịu nổi nếu có chuyện gì xảy ra cho con bé. Tracy thầm nghĩ. Nàng nhớ lại sự lạnh lùng của mình khi mà tình thương yêu là tất cả những gì mà con bé muốn có, và nàng thấy xấu hổ. Sự kiện xảy ra đã cướp đi cơ hội vượt ngục, song nàng biết rằng nếu như được làm lại thì nàng vẫn sẽ như thế.
Cũng có một cuộc tra xét ngắn ngủi về chuyện xảy ra.
"Con có lỗi", Amy nói với bố. "Con và cô đang chơi bóng, cô Tracy chạy đi nhặt bóng và bảo con chờ, nhưng con lại trèo lên tường để có thể nhìn theo cô rõ hơn và ngã nhào xuống nước. Cô Tracy đã cứu con bố ạ".
Họ giữ Tracy tại bệnh xá đêm đó để theo dõi và sang hôm sau nàng được đưa tới phòng làm việc của tổng giám thị Brannigan. Giới thông tấn đang chờ.
Họ không bỏ lỡ bao giờ những câu chuyện hấp dẫn, và thế là các phóng viên của UPI và AP đã có mặt, còn đài truyền hình địa phương thì cử tới hẳn một nhóm phóng viên.
Đêm hôm đó tin và bài về hành động anh hùng của Tracy được tung ra, các tình tiết được đưa lên màn ảnh truyền hình quốc gia, và câu chuyện lan nhanh.
Các tờ Times, Newsweek, People và hàng trăm tờ khác đã đăng tải câu chuyện.
Trong khi giới báo chí rầm rộ như thế, thì nhiều thư và điện đổ tới nhà tù đòi ân xá cho Tracy.
Thống đốc Haber thảo luận vấn đề với tổng giám thị Brannlgan.
"Tracy Whitney bị đưa đến đây vì một tội nặng", tổng giám thị báo cáo.
Vị thống đốc trầm ngâm. "Thế nhưng cô ta không có tiền án gì, đúng không, George?".
"Đúng vậy, thưa ngài?".
"Tôi cũng chả ngại nói để cậu biết là tôi đang phải chịu một sức ép ghê gớm về cô ấy".
"Tôi cũng vậy thưa thống đốc".
"Dĩ nhiên là không thể để công luận dạy bảo chúng ta phải điều hành nhà tù của ta thế nào, có phải không?".
"Chắc chắn là không rồi".
"Mặt khác vị thống đốc thận trọng, "cô Whitney này rõ ràng đã chứng tỏ lòng can đảm của mình, hoàn toàn xứng đáng là một nữ anh hùng".
"Cái đó thì rõ rồi". Tổng giám thị đồng tình.
Vị thống đốc châm một điếu xì gà. "Ý kiến cậu thế nào, George. George Brannigan thận trọng lựa lời. "Tất nhiên là ngài biết đấy, thưa thống đốc, tôi có một sự quan tâm hết sức cá nhân trong chuyện này. Đứa bé được cứu sống là con gái tôi. Thế nhưng, gác chuyện đó qua một bên thì tôi vẫn không nghĩ rằng Tracy Whitney là một tội phạm thực sự, và tôi không tin cô ấy, nếu ở bên ngoài, lại là một đe dọa đối với xã hội chúng ta, Tôi xin đề xuất rằng hãy ân xá cho cô ta".
Vị thống đốc, người cũng đang sắp loan báo ý định ứng cử một nhiệm kỳ mới, đã nhận ra ý hay trong lời đề xuất đó "Chúng ta hãy làm như đang chơi cờ vậy". "Ông đáp".Trong chính trị, thời điểm là tất cả".
Sau khi bàn bạc với chồng, Sue Ellen bảo Tracy. "Ông tổng giám thị và tôi rất muốn cô chuyển đến ở đây, chúng tôi còn dư một phòng ngủ ở phía sau. Cô có thể trông nom Amy suốt ngày được".
"Cảm ơn bà", Tracy đáp với vẻ biết ơn. "Thế thì tốt quá".
Thật là tuyệt diệu. Chẳng những đến đêm không còn bị nhất vào phòng giam, mà quan hệ giữa nàng với Amy cũng hoàn toàn thay đổi. Amy yêu quý Tracy và cũng được đáp lại. Nàng thích được có con bé xinh xắn, dễ thương này luôn ở bên mình. Hai cô cháu chơi những trò chơi cũ, xem những cuốn phim của Disney trên ti vi và cùng đọc sách với nhau. Không khí phần nào có vẻ như trong gia đình vậy.
Song bất kỳ khi nào có việc gì đấy mà Tracy phải đi tới khu nhà giam thì thế nào nàng cũng lại chạm trán với Bertha Lớn.
"Đồ chó may mắn" Bertha Lớn hằm hè. "Song rồi mày cũng sẽ bị đưa trở lại đây như mọi kẻ khác. Tao sẽ làm việc đó, cô bé ạ".
Khoảng ba tuần sau vụ tai nạn đó, một hôm Tracy và Amy đang chơi trò đuổi bắt ngoài sân thì Sue Ellen Brannigan từ trong nhà chạy ra. Bà đứng nhìn hai cô cháu một thoáng rồi nói. "Tracy, ông tổng giám thị vừa gọi điện về. Ông muốn cô tới phòng làm việc của ông ngay".
Tracy chợt thấy sợ hãi. Liệu điều này có nghĩa là nàng sắp bị đưa trở về nhà giam? Bertha Lớn đã sắp đặt bằng ảnh hưởng của mụ? Hay là bà Brannigan cho là nàng và Amy đang trở nên quá thân thiết?
"Thưa bà, vâng".
Khi Tracy được đưa tới thì ông tổng giám thị đang đứng ngang ngưỡng cửa.
"Cô ngồi xuống", ông nói.
Tracy cố tìm câu trả lời cho số phận của mình qua giọng nói của ông.
"Tôi có một tin cho cô". Ông ngừng lời với vẻ xúc động mà Tracy không hiểu nổi. "Tôi vừa mới nhận được lệnh của thống đốc bang Louisiana, dành cho cô một sự ân xá hoàn toàn, hiệu lực tức thời".
Lạy Chúa, có phải ông ấy vừa nói cái điều mà con nghe thấy không? Nàng sợ hãi, không dám hỏi lại.
"Tôi muốn cô hiểu rằng", ông tổng giám thị nói tiếp.
"Điều này không phải vì cô đã cứu sống con gái tôi. Cô đã hành động như bất kỳ công dân đáng kính nào khác sẽ làm, nếu ở vị trí cô lúc ấy. Dù thế nào chăng nữa, tôi thực sự không tin rằng cô có thể là một đe dọa đối với xã hội".
Ông cười và nói thêm "Amy sẽ nhớ cô. Chúng tôi cũng vậy".
Tracy không còn biết nói gì. Giá mà ông tổng giám thị biết được sự thật rằng nếu cái tai nạn đó không xảy ra chăng nữa, thì nhân viên của ông cũng sẽ phải mở cuộc truy lùng cô - một kẻ chạy trốn.
"Ngày kia, cô sẽ được trả lại tự do".
Ngày "thức dậy" của nàng. Và Tracy vẫn Chưa hết ngỡ ngàng. "Tôi ... tôi.
không biết phải nói gì".
"Cô không phải nói gì hết. Mọi người ở đây đều tự hào về cô Bà Brannigan nhà tôi và cá nhân tôi mong chờ cô làm được những việc tất đẹp ở bên ngoài".
Vậy đúng là sự thực? Nàng được tự do Tracy bủn rủn đến nỗi phải tỳ vào thành ghế để ngồi được vững. Và sau cùng, khi cất tiếng, giọng nàng cứng rắn.
"Thưa ông tổng giám thị, có nhiều việc tôi muốn làm".
Hôm cuối cùng, một tù nhân ở cùng khu với Tracy bước lại gần, hỏi. "Vậy là cô sắp ra khỏi đây?".
"Đúng vậy?".
Người đàn bà kia, Betty Franciscus, chừng ngoài bốn mươi, vẻ người hấp dẫn.
"Ở ngoài đó, nếu cần giúp đỡ gì, cô nên tới gặp một người tên là Connađ Morgan ở New York". Chị ta chìa cho Tracy một mẩu giấy. "Ông ta thường mươn giúp đỡ những người mới ra tù".
"Cám ơn, nhưng tôi không nghĩ là mình sẽ cần".
"Biết thế nào được. Cứ cầm lấy địa chỉ của ông ta".
Hai giờ sau, Tracy đi ra khỏi cổng nhà tù, ngay trước những ống kính truyền hình. Nảng không nói gì với các phóng viên, nhưng khi Amy vùng khỏi tay mẹ và nhào vào vòng tay của Tracy thì các máy quay đều chớp lấy. Và hình ảnh này đã được đưa ngay lên bản tin truyền hình tối hôm đó.
Tự do! Với Tracy, giờ đây nó không chỉ là một từ trừu tượng mà là một cái gì đó rất cụ thể, cảm nhận được hẳn hoi, một điều kiện sống mà người ta yêu quý và thưởng thức nó. Tự do - có nghĩa là được hít thở không khí trong lành, sự riêng tư, đi ăn không phải xếp hàng và không phải nghe những tiếng chuông đầy khó chịu. Nó có nghĩa là được tắm nước nóng với xà phòng thơm, có nghĩa là những đồ lót mềm mại, những váy áo đẹp và những đôi giày cao gót. Nó có nghĩa là được mang một tên gọi chứ không phải một con số. Tự do - có nghĩa là thoát khỏi Bertha Lớn, thoát khỏi nỗi lo sợ bị cưỡng dâm tập thể, và thoát khỏi sự buồn tẻ khủng khiếp hàng ngày trong nhà tù.
Song Tracy cũng phải mất ít thời gian để làm quen với sự tự do mới mẻ của mình. Đi ngoài phố, nàng phải chú ý để khỏi xô phải người khác. ở trong tù, việc đụng chạm ấy có thể dẫn tới một cuộc đánh lộn giữa các tù nhân.
Chính việc không có những sự đe dọa thường xuyên là điều mà Tracy khó làm quen nhất. Giờ đây không có ai đe dọa nàng cả.
Và nàng được tự do thực hiện kế hoạch trả thù của mình. Ở Philadelphia, Charles Stanhope III thấy Tracy trên màn ảnh ti vi, đang rời nhà tù. Nàng vẫn đẹp, anh ta nghĩ. Nhìn nàng người ta không thể tin rằng đã từng phạm tội. Anh ta nhìn sang cô vợ mũm mĩm của mình đang ngồi bình thản kia, khâu vá gì đó.
Mình e rằng mình đã phạm sai lầm. Charles nghĩ thầm.
Daniel Cooper thấy Tracy trên bản tin truyền hình buổi tối trong căn phòng của ông ta ở New York, và hoàn toàn thờ ơ với việc cô ta được ra tù. Ông ta tắt ti vi và tiếp tục với cái hồ sơ mà đang xem xét.
Joe Romano xem ti vi và hắn cười lớn. Whitney quả là một con chó may mắn. Chắc hẳn nhà tù đã dạy cho nó nhiều. Giờ nó mới thực sự ngon lành đây.
Có ngày ta sẽ gặp nhau.
Romano tự thấy, hài lòng với mình. Hắn đã chuyển bức tranh của Renoir cho đồng bọn, và nó đã được bán lại cho một người sưu tầm ở Zurich. Năm trăm nghìn lấy từ công ty bảo hiểm, và hai trăm nghìn nữa từ đồng bọn. Dĩ nhiên là hắn đã chia chác với Anthony Orsatti. Romano rất thận trọng việc này bởi hắn từng thấy những gì xảy ra đối với những ai xử sự không biết điều trong các giao dịch với Orsatti.
Buổi trưa ngày thứ hai đã hẹn, Tracy trong hình dáng của Lureen Hartford quay lại ngân hàng First Merchants New Orleans. Vào giờ đó, khách hàng đông nghẹt, có tới dăm bảy người đang đứng trước ô cửa của Lester. Tracy đứng vào hàng, và khi thấy nàng, Lester tươi cười gật đầu Nàng thậm chí còn đẹp hơn nhiều so với hình ảnh mà Lester ghi nhớ.
Lát sau, khi Tracy đã tới trước ô cửa, Lester vồ vập. "Thật chẳng dễ dàng gì, song tôi đã 1àm được cho cô đấy, Lureen".
Một nụ cười ấm áp, biết ơn sáng lên trên gương mặt Tracy. "Ông thật quá tuyệt vời".
"Thưa vâng, có đấy". Lester mở một ngăn kéo lấy ra hộp séc đã cất cẩn thận và đưa ra. "Đây. Bốn trăm tấm séc trắng, đủ chứ?".
"Ồ, quá đủ rồi, trừ phi ông Romano chỉ có ngồi miệt mài viết séc thôi".
Lester cảm thấy rạo rực. "Tôi tin rằng con người phải xử đẹp với nhau, cô có tin vậy không, Lureen?".
"Ồng hoàn toàn đúng, ông Lester".
"Cô biết đấy, cô nên mở một tài khoản riêng ở đây. Tôi sẽ quan tâm thật chu đáo cho cô. Thật chu đáo".
"Tôi tin là ông sẽ làm thế", giọng Tracy mềm mại.
"Tại sao ta lại không bàn chuyện này trong một bữa ăn chiều yên ả ở đâu đó được nhỉ?".
"Chắc là tôi sẽ thích thế".
"Tôi có thể gọi điện cho cô chứ, Lureen?".
"Ồ, tôi sẽ gọi cho ông, ông Lester," và nàng bước đi.
"Đợi một phút ...".
Người khách tiếp theo bước tới và chìa cho Lester đang thất vọng một túi đầy tiền xu.
Ngay giữa gian phòng lớn của nhà băng có bốn chiếc bàn, trên đó là các hộp chứa các phiếu gửi và rút tiền, và các bàn này bao giờ cũng đầy người bận rộn ghi vào các phiếu đó. Tracy đi vòng tránh khỏi tầm nhìn của Lester.
Và khi một người khách vừa rời khỏi bàn thì Tracy liền ngồi ngay xuống.
Tiếp theo (12)
Người khách tiếp theo bước tới và chìa cho Lester đang thất vọng một túi đầy tiền xu.
Ngay giữa gian phòng lớn của nhà băng có bốn chiếc bàn, trên đó là các hộp chứa các phiếu gửi và rút tiền, và các bàn này bao giờ cũng đầy người bận rộn ghi vào các phiếu đó. Tracy đi vòng tránh khỏi tầm nhìn của Lester.
Và khi một người khách vừa rời khỏi bàn thì Tracy liền ngồi ngay xuống.
Cái hộp mà Lester trao cho nàng chứa tám tập séc trắng. Thế nhưng không phải là Tracy quan tâm tới những tấm séc mà là những phiếu gửi tiền ở phía dưới những tập séc đó.
Nàng cẩn thận lựa chọn những tấm phiếu gửi tiền ra khỏi các tập séc và chưa đầy ba phút sau, đã có trong tay tám mươi tấm. Khi cầm chắc là không có ai để ý, nàng đặt hai mươi tấm này vào chiếc hộp trên bàn.
Nàng chuyển sang bàn bên và đặt vào đó hai mươi tấm phiếu nữa, Sau ít phút, số phiếu còn lại được đặt nốt lên hai chiếc bàn kia. Các tấm phiếu gửi tiền đều mới nguyên, chưa ghi gì cả, song mỗi tấm phiếu, ở phía dưới đều mang một mã số từ tính mà máy tính dùng để chuyển vào các tài khoản thích hợp. Ai gửi tiền thì không quan trọng bởi vì do mã số từ tính này, máy tính sẽ tự động chuyển các khoản tiền gửi vào tài khoản của Romano. Từ kinh nghiệm làm việc ở nhà băng, Tracy biết rằng chỉ trong hai ngày thì số phiếu gửi tiền của Romano mà nàng đặt ở đó sẽ được dùng hết và phải ít nhất là năm ngày thì sự nhầm lẫn này mới có thể bị phát hiện. Vậy lả quá đủ thời gian cho nàng thực hiện kế hoạch.
Trên đường về khách sạn, Tracy ném số séc trắng vào thùng rác. Ông Joe Romano sẽ không cần tới chúng nữa.
Điểm dừng tiếp theo của Tracy là hãng vận chuyển du lịch New Orleans.
Người phụ nữ trẻ ngồi sau bàn hỏi.
"Tôi có thể giúp gì cô?".
"Tôi là thư ký của ông Joseph Romano, và ông muốn đi Rio de Janeiro vào thứ sáu này".
"Một vé?".
"Vâng Hạng nhất. Một ghế đặc biệt được hút thuốc lá?".
"Khứ hồi?".
"Một chiều".
Cô nhân viên quay sang chiếc máy tính đặt trên bàn.
Ít phút sau cô ta nói "Chúng ta đã được việc. Một chỗ hạng nhất trên chuyến bay 728 của Pan American, khởi hành lúc 6 giờ 35 chiều thứ sáu, có dừng ở Miami".
"Ông ấy sẽ rất hài lông", Tracy nói.
"Tất cả là một nghìn chín trăm hai mươi chín đô la. Trả bằng tiền mặt hay làm hóa đơn?".
Ông Romano luôn trả bằng tiền mặt lúc nhận hàng. Chị có thể cho chuyển chiếc vé tới văn phòng ông ấy vào thứ năm này không".
"Nếu cô muốn vậy".
"Thứ năm, lúc 11 giờ, được không?".
"Vâng! Địa chỉ?".
"Ông J. Romano, 217 phốPoydras, phòng 408".
Cô nhân viên ghi lại. "Rất tốt. Tôi sẽ cho chuyển tới vào trưa thứ năm này".
Đúng 11 giờ". Tracy thêm. "Xin cảm ơn chị".
Cách đó nửa dãy nhà là một cửa hàng hành lý thượng hạng. Tracy xem xét số hàng trưng bày trong tủ kính trước khi bước vào bên trong.
Một nhân viên lại gần. "Xin chào. Liệu tôi có thể giúp gì cô?".
"Tôi muốn mua một vài thứ hành lý cho chồng tôi".
"Bà đến đúng chỗ rồi. Chúng tôi biết phục vụ ở đây hiện có một số hàng đẹp, và không đắt".
"Không". Tracy nói. "Tôi không muốn thứ rẻ tiền".
Nàng bước tới chổ bày những chiếc vali Vuitton kê sát tường.
"Còn hơn cả thứ tôi muốn tìm. Chúng tôi có một chuyến đi xa".
"Ồ, tôi tin là ông ấy sẽ rất hài lòng với một trong số những chiếc vali này, Chúng tôi có ba cỡ khác nhau. Cỡ nào sẽ là ...".
"Tôi lấy mỗi loại một chiếc".
"Ồ, tuyệt Thanh toán bằng hóa đơn hay trả ngay?" "COD" Tên Joseph Rmano. Ông có thể chuyển chúng tới văn phòng của chồng tôi vào sáng thứ năm này không "Sao cơ, chắc chắn là thế rồi, thưa bà Romano".
"Đúng 11 giờ nhé?".
"Tôi sẽ lo việc đó".
Và như cân nhắc, Tracy nói thêm. "Ôi ... ông có thể in các chữ cái đầu tên ông ấy lên đó không, mạ vàng ấy?
Chữ J.R ...
"Tất nhiên. Chúng tôi rất vui lòng, thưa bà Romano".
Tracy mỉm cười và đưa cho ông ta địa chỉ cần thiết.
Tới một bưu điện gần đấy, Tracy gửi một bức điện trả tiền ngay đến khách sạn Rio Othon Place ở Copacabana, Rio de Janeiro. Bức điện viết:
YÊU CẦU MỘT PHÒNG HẠNG NHẤT, BẮT ĐẦU TỪ THỨ SÁU NÀY, TRONG HAI THÁNG, ĐỀ NGHỊ BÁO LẠI BẰNG ĐIỆN TÍN. JOSEPH ROMANO, 217 PHỐ POYDRAS, PHÒNG 408, NEW ORLEANS, LOUISIANA, USA.
Ba ngày sau Tracy gọi điện thoại tới nhà băng xin nói chuyện với Lester Torrance. Khi nghe thấy giọng ông ta, nàng dịu dàng, "Có thể là ông đã quên tôi rồi, ông Lester, đây là Lureen Harford, thư ký của ông Romano và ...".
Không nhớ cô ta? Giọng ông ta sốt sắng. "Chắc chắn là tôi nhớ cô Lureen.
Tôi ...".
"Thật à? Tôi thật lấy làm hãnh diện. Ông phải gặp bao nhiêu người hàng ngày?".
"Song không ai giống cô cả", Lester cam đoan. "Cô chưa quên việc chúng ta hẹn ăn cơm chiều với nhau chứ?".
"Ông thật không biết tôi mong chờ dịp đó thế nào. Thứ ba này liệu có tiện cho ông không, ông Lester?".
"Tuyệt".
"Vậy là hẹn nhé. Ôi, tôi thật ngớ ngẩn quá. Nói chuyện với ông thật là hồi hộp nên suýt quên mất việc phải hỏi. Ông Rơmano bảo tôi kiểm tra lại cán cân thu chi trong tài khoản của ông ấy. Ông có thể cho tôi biết con số đó không "Được chứ. Không có gì phiền phức cả".
Bình thường thì Lester Torrance đã phải hỏi về ngày sinh hoặc một thông tin nào đó để xác định người gọi, song trong trường hợp này thì điều đó chẳng cần thiết.
"Cầm máy, Lureen" ông ta nói.
Ông ta bước lại chỗ hồ sơ, rút tấm phiếu của J.Romano, và ngạc nhiên. Có một số tiền gửi khác thường vào tài khoản của Romano trong vài ngày qua. Từ trước tới giờ chưa khi nào Romano để nhiều tiền trong tài khoản đến thế. Lester Torrance băn khoăn, không biết chuyện gì mà lạ vậy. Rỡ ràng chuyện lớn đây.
Khi nào ăn chiều với Lereen Harford, ông phải mời cô về chuyện này. Một chút thông tin từ nội bộ chẳng bao giờ là thừa cả. Ông ta quay lại bên máy điện thoại.
"Ông chủ cơ đã làm chúng tôi bận bịu đấy", ông ta bảo Tracy "Có trên ba trăm nghìn trong tài khoản tiết kiệm".
"Ô, tốt. Đó cũng là con số mà chúng tôi có".
"Liệu ông ấy có muốn chuyển sang tài khoản kinh doanh không? Tiền nằm đây thì cũng chẳng mang lại lời lãi gì và tôi có thể ...".
"Không. Ông ấy muốn giữ nguyên ở đó". Tracy nói.
"Tốt thôi".
"Cảm ơn ông nhiều, ông Lester. Ông thật là một người dễ thương".
"Đợi một phút. Tôi sẽ gọi cô tại văn phòng để hẹn cụ thể cho chiều thứ ba chứ?".
"Tôi sẽ gọi ông, bạn thân mến". Tracy đáp.
Và nàng gác máy.
Tòa nhà cao tầng hiện đại mà Anthony Orsatti sở hữu đứng sừng sững trên phố Poydras ở khoảng giữa bờ sông và công trình khổng lồ mái vòm Louislana.
Văn phòng của công ty xuất nhập khẩu Thái Bình Dương chiếm toàn bộ tầng thứ tư của tòa nhà. Đầu đằng này là khu phòng làm việc của Orsatti và đầu kia là các phòng của Joe Romano. Khoảng giữa là của bốn cô tiếp tân trẻ trung những cô gái luôn có mặt vào các buổi tối để mua vui cho bạn bè và các mối làm ăn của Orsatti. Trước phòng của lão có hai gã đàn ông lực lượng ngồi canh, và mạng sống của hai gã này có thể được hy sinh để bảo vệ ông chủ chúng. Hài gã cũng kiêm luôn cả tài xế, người đấm bóp và chạy việc vặt.
Vào sáng thứ năm đó, Orsatti ngồi trong phòng làm việc của lão, đang kiểm tra lại các khoản thu hôm trước từ trò sổ số điện tử, cá cược đua ngựa, mãi dâm, và một tá các hoạt động sinh lợi khác mà công ty xuất nhập khẩu Thái Bình Dương này kiểm soát.
Anthony Orsatti độ chừng cuối tuổi sáu mươi, có dáng người quái lạ với tấm thân to và nặng nề còn đôi chân thì ngắn và gầy nhẳng, như được tạo ra cho một người nhỏ hơn. Khi đứng dậy, lão trông như một con ếch đang ngồi.
Bộ mặt lão chằng chịt vết sẹo, giống như cái mạng do một con nhện say rượu chẳng nên, với cái miệng rộng ngoác và cặp mắt đen hơi lồi. Lão hói đầu từ tuổi mười lăm, sau một lần bị rụng hết tóc, và dùng tóc giả từ đó. Bộ tóc giả này thật chẳng hợp với lão chút nào, song ngần ấy năm tháng qua không ai dám nói tới điều đó trước mặt lão.
Mắt lão lạnh lùng, là cặp mắt của kẻ cờ bạc, chẳng bao giờ bỏ lọt cái gì, và bộ mặt lão, trừ khi ở bên năm đứa con gái mà lão yêu quý, lúc nào cũng lạnh tanh. Dấu hiệu duy nhất gắn liền với cảm xúc của Orsatti là giọng nói. Lão có giọng khản đặc, lại the thé, hậu quả của một sợi dây siết chặt cổ họng vào ngày sinh nhật lần thứ hai mươi mét của lão - và rồi lão đã bị bỏ mặc chờ chết. Hai gã giết thuê đã phạm sai lầm này được khiêng vào nhà xác ngay tuần lễ sau đó.
Một khi Orsatti thực sự giận dữ, giọng nói của lão trầm xuống như một tiếng thì thầm bị bóp nghẹt, khó mà có thể nghe thấy được.
Anthony Orsatti là một ông vua trị vì vương quốc của mình bằng hối lộ, súng đạn và tống tiền. Lão cai quản cả New Orleans và sự giàu có của lão thì không kể xiết. Các ông trùm của gia đình Mafia khác trên khắp Hoa Kỳ kính nể lão và thường xuyên tìm kiếm lời khuyên bảo của lão.
Vào lúc này, Anthony Orsatti đang trong tâm trạng vui vẻ Lão mới ăn sáng với tình nhân, ả đàn bà mà lão giữ trong căn hộ của một tòa nhà mà lão là chủ ở bên hồ Vista. Lão tới với ả ba lần một tuần, và sáng nay thì đặc biệt hài lòng. Ả làm với lão trên giường những trò mà mọi người đàn bà khác khó lòng hình dung ra được, và Orsatti thực bụng tin rằng đó là vì ả yêu lão ghê gớm. Tổ chức của lão hoạt động trôi chảy, bởi lẽ Anthony Orsatti biết cách giải quyết những khó khăn trước khi chúng biến thành những rắc rối. Lão đã có lần giải thích cái triết lý của mình cho Romano. "Đừng bao giờ để một khó khăn nhỏ trở thành một cái rắc rối lớn, Joe, nếu không thì nó sẽ phình ra như quả cầu ấy. Anh có một thủ hạ nào đó bắt đầu nghĩ rằng nó phải được chia phần lớn hơn, anh cho nó lặn luôn, hiểu không. "Sẽ chẳng còn quả cầu tuyết nào nữa. Hay anh gặp một thằng ngu nào đó ở Chicago. Đòi được mở một hoạt động nhỏ nào đó ở đây, tại New Orleans này. Anh phải hiểu ngay rằng các hoạt động nhỏ kia sẽ trở thành một hoạt động lớn và làm hụt lợi nhuận của anh. Vậy anh nói đồng ý và khi hắn đến đây, anh cho tiêu luôn cái thằng chó đẻ ấy đi. Không còn quả cầu tuyết nào nữa. Hình dung ra bức tranh chưa hả?".
Joe Romano đã hình dung được.
Anthony Orsatti yêu quý Romano. Với lão, hắn như một đứa con trai vậy, Orsatti đã nhặt hắn từ khi hắn còn là thằng nhãi con bụi đời và đã rèn cặp để giờ đây thì hắn đã khá cứng cáp. Hắn tinh ranh, và Lại thành thật. Trong mười năm Bomano đã leo lên địa vị phó, giám sát toàn bộ các hoạt động của gia đình và chỉ phải báo cáo cho Orllatti.
Lucy, thư ký riêng của Orsatti, gõ cửa rồi bước vào. Cô ta hai mươi bốn tuổi, tết nghiệp đại học, với gương mặt và thân hình đã từng giành chiến thắng trong vài cuộc thi hoa hậu vùng. Orsatti vốn thích có những cô gái trẻ đẹp vây quanh mình.
Lão nhìn đồng hồ trên bản, 10 giờ 45. Đã bảo Lucy là không muốn bị quấy rầy cho tới trưa kia mà, lão cáu kỉnh. "Cái gì?".
"Tôi xin lỗi vì đã quấy rầy, ngài Orsatti. Có một cô Gìgi Dupres nào đó gọi tới. Cô ta có vẻ bị kích động, nhưng nhất định không chịu nói với tơi là muốn gì. Cô ta khăng khăng đời nói trực tiếp với ngài. Tôi nghĩ rằng có chuyện gì dó quan trọng".
Orsatti ngồi yên, những cái tên vùn vụt trôi qua óc lão Gigi Dupres? Một trong những cô ả mà lão đã đưa vào phòng lần tới Las Vegas mới rồi chăng?
Gigi Dupres? Lão không nhớ nổi cái tên đó, vậy mà lão vẫn tự hào là cái dầu của lão không bao giờ quên cái gì. Vì tò mò, Orsatti nhấc máy lên và vẫy tay cho Lucy ra ngoài.
"Hả, ai đấy?".
"Đó có phải ngài Anthony Orsatti không?".
Cô ta nói giọng Pháp.
"Có chuyện gì?".
"Ôi, ơn Chúa là tôi đã gặp được ngài, ngài Orsatti!".
Lucy nói đúng. Con mẹ quả đang bị kích động.
Anthony Orsatti không muốn quan tâm. Lão định gác máy thì cô ta tiếp tục.
"Xin ngài chặn ngay ông ta lại".
"Cô gái, tôi không hiểu cô đang nới về ai, và tôi rất bận ...".
"Về Joe của tôi, Joe Romano. Ông ấy hứa sẽ mang tôi đi cùng, ngài có hiểu không?".
"Này, có chuyện gì với Joe thì hãy nói với anh ta. Tôi không phải bảo mẫu của hắn".
"Ông ấy nói dối tôi? Tôi mới phát hiện rằng ông ấy sẽ đi Brazil mà không cho tôi đi cùng. Một nửa số ba trăm ngàn đô la đó là của tôi".
Tới lúc này thì Anthony Orsatti đã quan tâm tới câu chuyện. "Cô nói ba trăm ngàn nào vậy?".
"Số tiền mà Joe cất giữ trong tài khoản của ông ấy chứ còn gì nữa. Khoản tiền mà ông ấy nói thế thế nào nhỉ? À, chớp được".
Anthony Orsatti trở nên rất quan tâm.
"Xin ngài bảo Joe phải cho tôi cùng đi Brazil với ông ấy. Xin ngài! Ngài sẽ làm thế chứ?".
"Được" Anthony Orsatti hứa. "Tôi sẽ lưu ý việc này"!.
Phòng làm việc của Joe Romano rất hiện đại, toàn màu trắng, do một trong những nhà trang trí nội thất nổi tiếng nhất New Orleans trình bày. Những mảnh màu duy nhất là ba bức họa của trường phái ấn tượng Pháp treo trên tường.
Romano rất tự hào về óc thẩm mỹ của mình. Hắn đã phải lăn lộn suốt, bắt đầu từ các khu nhà ổ chuột của New Orleans, và trên con đường đó hắn đã học được nhiều. Hắn biết thưởng thức đôi chút đối với cả hội họa lẫn âm nhạc. Và hắn cũng rất rành về các loại rượu trên đời này. Nếu sự thực là Anthony Orsatti sở hữu vùng New Orleans này thì sự thực cũng lại là Joe Romano điều hành nó cho lão già.
Thư ký của hắn bước vào. "Thưa ông Romano, có người chuyển tới một chiếc vé đi Rio de Janeiro. Tôi sẽ viết séc chứ ạ? COD mà".
"Rio de Janeiro?" Romano lắc đầu. "Bảo anh ta biết là có sự nhầm lẫn gì đó".
Người giao hàng đứng lấp ló ở ngưỡng cửa. "Tôi được Bai mang tới cho ông Joseph Romano ở địa chỉ này mà".
"Ô, người ta đã bảo anh sai. Cái gì vậy, một trò quảng cáo mới của ngành hàng không chăng?".
"Không thưa ngài. Tôi ...".
"Đưa xem nào". Romano cầm tấm vé từ tay người giao hàng. "Thứ sáu. Tại sao tôi lại phải đi Rio vào thứ sáu nhỉ!".
Đó là một câu hỏi hay đấy". Anthony Orsatti nói. Lão đã đứng ngay sau người giao hàng. "Tại sao lại phải đi thế, Joe?".
"Một nhầm lẫn ngớ ngẩn nào đó, Thony". Romano đưa trả chiếc vé cho người giao hàng. "Mang nó về nơi cũ của nó và ...".
"Đừng nhanh quá thế". Anthony Orsatti cầm lấy chiếc vé, xem xét. "Một chiếc vé hạng nhất, ghế đặc biệt, được hút thuốc, đi Rio de Janeiro vào thứ sáu.
Một chiều?".
Joe Romano cười lớn. Ai đó đã nhầm lẫn". Hắn quay sang cô thư ký.
"Madge, gọi cho đại lý vận chuyển và bảo rằng họ là một lũ ngốc. Một gã ngớ ngẩn tội nghiệp nào đó sắp mất toi chiếc vé rồi".
Joleen, thư ký phụ bước vào. "Xin lỗi, thưa ông Romano. Hành lý đã tới.
Ông có cho phép tôi ký nhận không ạ?".
Joe Romano lừ mắt nhìn cô ta. "Hành lý nào? Tôi không đặt mua bất kỳ thứ gì cả".
"Bảo họ mang vào đây", Anthony Orsatti ra lệnh. "Lạy Chúa". Joe Romano nói. "Mọi người đã hóa điên cả rồi hay sao không biết".
Một người giao hàng bước vào mang theo ba chiếc va li Vuitton.
"Thế này là thế nào? Tôi chưa bao giờ đặt mua những thứ đó cơ mà".
Người kia kiểm tra lại phiếu giao hàng. "Phiếu viết là ông Joseph Romano, phố Poydas, phòng 408, phải không ạ?".
Joe Romano mất bình tĩnh. "Tao không quan tâm nó viết cái mẹ gì. Tao không đặt mua. Mang đi ngay".
Orsatti xem xét mấy chiếc va li. "Họ in cả chữ cái đầu tên của anh lên đây mà, Joe".
"Cái gì? Ồ đợi một phút? Có khi là một thứ quà tặng gì đó.
"Hôm nay sinh nhật anh à?".
"Không. Song ông biết bọn đàn bà đấy, Tony. Họ luôn luôn tặng quà cho cánh đàn ông".
"Anh có chuyện gì ở Brazil thế". "Anthony Orsatti căn vặn. Brazil?" Joe Romano cười lớn. "Đây có thể là sự đùa bỡn của một kẻ nào đó. Tony".
Orsatti mỉm cười lịch thiệp, rồi quay sang mấy cô thư ký và hai người giao hàng, nói nhẹ. "Ra ngoài".
Khi cánh cửa đã đóng lại sau lưng họ, Anthony Orsatti lên tiếng. "Joe, anh có bao nhiêu tiền gửi trong tài khoản nhà băng Joe Romano nhìn lão ngạc nhiên.
"Tôi không rõ. Một nghìn năm trăm, tôi đoán chừng vậy, có thể là một hai nghìn gì đó, sao cơ?
"Không có gì, sao anh không gọi tới nhà băng kiểm tra lại xem?".
"Để làm gì? Tôi ...".
"Kiểm tra xem sao, Joe".
"Được thôi. Nếu điều đó làm ông vui lòng". Hắn bấm chuông gọi thư ký.
"Cho tôi nói chuyện với kế toán trưởng của ngân hàng First Merchant".
Một phút sau chị ta đã chờ ở đầu dây kia.
"Chào người đẹp. Joseph Romano đây. Cho tôi biết cán cân tiền mặt hiện nay trong tài khoản của tôi nào. Ngày sinh của tôi là 14 tháng Mười".
Anthony Orsatti cầm ống nghe của chiếc máy phụ.
Một lát sau, người kế toán trưởng đã trở lại trên máy.
"Xin lỗi đã để ông phải chờ, ông Romano. Cho tới sáng nay, trong tài khoản của ông có ba trăm mười ngàn chín trăm lẻ năm đô la và ba mươi lăm xu".
Romano tái mặt. "Bao nhiêu?".
"Ba trăm mười ngàn chín trăm lẻ năm ...".
"Đồ ngu như lợn?" Hắn quát lên. "Tao không cần ngần ấy tiền trong tài khoản của mình. Mày nhầm rồi. Cho tao nói chuyện với ...".
Hắn thấy cái ống nghe bị nhấc khỏi tay, và Anthony Orsatti đã gác nó xuống máy. "Tiền đó ở đâu ra thế, Joe?".
Mặt Joe Romano xanh nhợt. "Thề có Chúa, Tony, tôi không hề biết tý gì về số tiền đó".
"Không à?".
"Trời, ông phải tin tôi? Ông có biết chuyện gì đang xảy ra? Kẻ nào đó đang chơi tôi".
"Phải là một người rất thích anh. Hắn tặng anh một, món quà tống tiễn tới ba trăm ngàn đô la".
Orsatti nặng nề ngồi xuống chiếc ghế bành kiểu scalamander bọc lụa và nhìn Joe Romano hồi lâu, rồi nói rất bình thản. "Tất cả đã được thu xếp, hả? Chiếc vé một chiều đi Rio, hành lý mới ... Có vẻ như anh đang chuẩn bị cho một cuộc sống mới ấy nhỉ".
"Không!" Vẻ hết hoảng lộ rõ trong giọng nói của Joe Romano. "Lạy Chúa, ông biết tôi rõ hơn thế nhiều, Tony.
Tôi đã luôn luôn đúng mực với ông. Với tôi, ông như một người cha". Hắn toát mồ hôi. Có tiếng gõ cửa, và Madge ló đầu vào, chìa ra một chiếc phong bì.
"Tôi xin lỗi vì đã đường đột, ông Romano. Có một bức điện gửi cho ông, nhưng mà ông phải tự ký nhận nó".
Với bản năng của một con thú bị sa bẫy, Joe Romano đáp, Lúc khác. Tôi đang bận".
"Tôi sẽ nhận cho", Anthony Orsatti nói và lão đã rời chiếc ghế trước khi cô thư ký kịp khép cửa. Lão đọc bức điện kỹ càng, rồi nhìn Joe Romano chằm chằm.
Bằng giọng trầm đục mà Romano khó có thể nghe được Anthony Orsatti nói "Tôi sẽ đọc cho anh nghe, Joe". VUI LÒNG GHI NHẬN VIỆC NGÀI ĐẶT THUÊ CĂN HỘ CÔNG CHÚA CỦA CHÚNG TÔI TRONG HAI THÁNG BẮT ĐẦU TỪ THỨ SÁU, NGÀY MỒNG MỘT THÁNG CHÍN. Dưới ký. MONTALBAND, GIÁM ĐỐC, RIO OTHON PLACE, RIO DE JANEIRO. Đó là căn buồng anh đặt mà, Joe. Anh sẽ không cần tới nó nữa, có phải không?"
Thứ Sáu, 25 tháng Tám - 10 giờ
Lester Torrance, thủ quỹ ngân hàng First Merchants New Orleans, thường tự mãn ở hai điểm năng lực tình dục và đánh giá khách hàng. Lester đã ngót năm mươi, là một người đàn ông có bộ mặt xương xương, tái nhợt với tóc mai để dài, và bộ ria mép kiểu Jon Selleck. Ông ta đã hai lần không được nâng lương, và để trả đũa, Lester dùng nhà băng làm phương tiện cho việc hẹn hò trai gái. Từ xa cả dặm, ông ta đã có thể phát hiện ra các cô gái làng chơi, và thích thú với việc thuyết phục các cô cho hưởng lạc mà không phải trả tiền gì hết. Các bà góa là những miếng mồi đặc biệt ngon ăn. Họ đến đây với nhiều dáng vẻ, tuổi tác, tâm trạng, và sớm hay muộn cũng sẽ xuất hiện trước ô cửa của Lester.
Nếu như họ tạm thời lạm chi thì ông ta sẽ thông cảm lắng nghe và trì hoãn việc trả về những tấm séc đã hết tiền trong tài khoản. Để đáp lại, có thể là một bữa cơm chiều ở đâu đó. Nhiều nữ khách hàng phải tìm đến sự giúp đỡ của ông ta và thú nhận những bí mật tế nhị giấu chồng vay một khoản tiền ... cần giữ kín một vài tấm séc bí mật mà nàng đã viết ... đang dự tính ly hôn và Lester có thể giải quyết cái tài khoản chung của hai vợ chồng ngay được không? ... Dĩ nhiên là Lester sốt sắng làm họ hài lòng. Và ông ta cũng được toại nguyện.
Vào cái buổi sáng thứ sáu đặc biệt này, Lester đã biết mình gặp may khi thấy cô gái bước vào nhà băng. Đẹp đến sững sờ:
mớ tóe đen óng ả phủ xuống vai, váy ngắn bó khít lấy người và cái áo mỏng làm thấy rõ một thận hình mà một vũ nữ Las Vegas cũng phải ghen tị.
Nhà băng có bốn thủ quỹ và cặp mắt của cô gái lướt từ ô cửa này sang ô cửa khác, vẻ như tìm kiếm một sự giúp đỡ.
Khi cô ta đưa mắt tới Léster, ông ta vội vã gật đầu và mỉm cười mời mọc. Cô ta bèn đi lại, quả như Lester dự đoán.
"Xin chào", Lester nồng nhiệt. "Tôi có thể giúp gì cô được?" Ông ta có thể thấy hai núm vú cô gái hằn rõ trên làn lụa mỏng dính của chiếc áo và thầm kêu lên - cô bé, giá mà ta được dày vò em!
"Tôi e là mình đang gặp khó khăn", cô gái than thở bằng cái giọng miền Nam dễ chịu nhất mà Lester từng được nghe.
"Thì tôi ở đây là vì thế", ông ta hồ hởi nói, "để giải quyết những mắc mớ".
"Ôi, được thế thì tất quá. Tôi sợ rằng tôi đã làm một điều khủng khiếp".
Lester mỉm cười thân tình, vẻ như thầm nói với cô gái là hãy tin cậy ở ông ta. "Tôi khó mà tin một cô gái dễ thương thế này lại có thể làm một điều gì khủng khiếp".
Ôi, thật vậy đấy". Cặp mắt màu nâu nhạt của cô gái mở to, đầy vẻ lo lắng.
"Tôi là thư ký của Joseph Romano, ông chủ bảo tôi đặt những tấm séc mới cho ông ta từ cách đây một tuần, thế mà tôi quên khuấy đi mất, và bây giờ chỗ chúng tôi sắp hết cả séc rồi. Nếu biết chuyện này thì thật không hiểu ông ta sẽ làm gì với tôi nữa". Những lời thốt ra sao mà mềm mại, mượt mà.
Lester đã quá quen với cái tên Joseph Romano. Đó là khách sộp của nhà băng này, mặc dù chỉ có một khoản tiền nhỏ trong tài khoản. Ai cũng biết là những khoản tiền lớn của ông ta đang nằm đâu đó.
Lão ta biết chọn thư ký lắm, Lester nghĩ bụng. Ông ta mỉm cười. Được, có gì nghiêm trọng lắm đâu, thưa bà?".
"Cô Hartford. Lureen Hartford".
Cô Thật là một ngày may mắn. Lester có cảm giác mọi chuyện sẽ diễn ra hết sức thú vị. "Ngay bây giờ, tôi sẽ đặt những tấm séc mới cho cô và cô sẽ nhận được trong hai tuần nữa, và ...".
Cô gái khẽ kêu lên. "Ôi, vậy thì quá muộn, và ông Romano sẽ nổi giận với tôi mất. Ông biết đấy, tôi không còn đầu óc nào mà làm việc nữa". Cô hơi tỳ người về trước, hai bầu vú chạm khẽ vào thành ô cửa. Cô nói trong hơi thở hồi hộp, "Nếu ông có thể xuất ngay những tấm séc đó, tôi sẽ vui lòng trả một món tiền".
Lester nói vẻ khổ sở. "Thật rất tiếc, cô Lureen, không thể nào ... Ông ta thấy cô đã gần phát khóc.
"Nói thật với ông, chuyện này có thể làm cho tôi mất việc đấy Xin ông ... Tôi sẽ làm bất cứ điều gì ...".
Lester như nghe thấy những nốt nhạc thánh thót.
"Tôi sẽ nói với cô việc tôi phải làm nhé", Lester tuyên bố. "Tôi sẽ yêu cầu làm gấp, và cô sẽ nhận những tấm séc đó vào thứ hai. Vậy được chứ?".
"Ôi, ông thật tuyết vời!" Giọng cô gái đầy vẻ biết ơn.
"Tôi sẽ gửi về địa chỉ nào?".
"Tôi đến nhận thì tốt hơn, bởi không muốn để ông Romano thấy tôi đã ngu ngốc đến thế nào?".
Lester mỉm cười lả lơi. "Không phải là ngu ngốc, Lureen. Đôi lúc ai mà chất lơ đễnh".
Cô gái nói khẽ. "Tôi sẽ không dám quên ông. Hẹn gặp ông vào thứ hai".
"Tôi sẽ có mặt ở đây".
Có trời mà khiến ông ta đi đâu vào hôm đó.
Cô gái mỉm cười làm ông ta sững sờ vừa chậm rãi đi ra, dáng đi thật mê hồn.
Lester vừa tủm tỉm cười một mình vừa đi lại tủ hồ sơ, y ra số tài khoản của Josepha Romano và gọi điện yêu cầu một số séc mới cho tài khoản đó.
Cái khách sạn trên đường Carmen y hệt cả trăm khách sạn khác ở New Orleans, chính vì vậy mà Tracy đã chọn nó. Nàng thuê một phòng nhỏ, bày biện sơ sài, tuy vậy so với cái phòng giam kia thì đây vẫn là một cung điện.
Sau cuộc gặp Lester trở về Tracy tháo bộ tóc giả màu đen, vuốt lại mái tóc óng ả của nàng, tháo đôi mắt kính mềm đeo sát tròng mắt, rồi rửa sạch lớp son phấn trên mặt, ngồi xuống chiếc ghế tựa duy nhất trong phòng và thở phào nhẹ nhõm. Mọi việc đang trôi chảy. Tìm ra tài khoản của Joe Romano nằm trong nhà băng nào không có gì khó khăn. Nó có trong đóng giấy tờ mẹ nàng để lại những tấm séc đã bị hủy do Romano viết. "Romano Cô không thể động tới hắn được", đó là lời Ernestine.
Ernestine đã nhầm và Joe Romano mới chỉ là kẻ đầu tiên. Còn nữa. Từng kẻ một.
Tracy nhắm mắt và nhớ lại điều kỳ diệu đã đưa nàng đến đây ...
Lại là cảm giác làn nước tối sẫm, lạnh giá tràn qua đầu nàng đang chìm xuống và thấy sợ hãi. Nàng quờ quạng và nắm được vào con bé, đẩy nó lên mặt nước. Amy vùng vẫy lung tung, lại kéo cả hai chìm xuống, tay và chân con bé quẫy đạp điên cuồng. Lồng ngực Tracy đau tức khi cố ngoi lên khỏi mặt nước, tay vẫn túm chặt con bé, và cảm thấy đuối sức. Không được nữa rồi, nàng nghĩ.
Cả hai cùng chết mất. Có những tiếng nói ồn ào và nàng cảm thấy Amy bị gỡ tuột khỏi tay mình, nàng thét lên. "Ôi., Chúa ơi, không?" Những bàn tay nào đó giữ chặt ngay lấy nàng và một giọng nói cất lên. "Giờ thì ổn rồi, bình tĩnh lại.
Mọi chuyện đều đã qua".
Tracy mở mắt nhìn quanh và thấy con bé đang trong tay một người đàn ông.
Ít giây sau nàng đã thiếp đi.
Tai nạn này bình thường ra thì cũng chẳng có gì hơn ngoài một mẩu tin ở trang trong của các tờ báo buổi sáng, song ở đây lại là việc một tù nhân không biết bơi đã liều mạng để cứu lấy đứa con nhỏ của viên tổng giám thị. Do vậy, chỉ qua một đêm, báo chí và các hình luận viên truyền hình đã biến Tracy thành một nữ anh hùng. Đích thân thống đốc Haber đã cùng với tổng giám thị Brannigan tới bệnh xá nhà tù thăm Tracy.
"Cô đã có một hành động dũng cảm", tổng giám thị nói. "Sue Ellen và tôi muốn được bầy tỏ lòng biết ơn với cô". Giọng ông nghẹn ngào xúc động.
Tracy vẫn chưa phục hồi hẳn. "Amy thế nào rồi?".
"Con bé sẽ khỏe thôi".
Tracy nhắm mắt lại. Mình không thể chịu nổi nếu có chuyện gì xảy ra cho con bé. Tracy thầm nghĩ. Nàng nhớ lại sự lạnh lùng của mình khi mà tình thương yêu là tất cả những gì mà con bé muốn có, và nàng thấy xấu hổ. Sự kiện xảy ra đã cướp đi cơ hội vượt ngục, song nàng biết rằng nếu như được làm lại thì nàng vẫn sẽ như thế.
Cũng có một cuộc tra xét ngắn ngủi về chuyện xảy ra.
"Con có lỗi", Amy nói với bố. "Con và cô đang chơi bóng, cô Tracy chạy đi nhặt bóng và bảo con chờ, nhưng con lại trèo lên tường để có thể nhìn theo cô rõ hơn và ngã nhào xuống nước. Cô Tracy đã cứu con bố ạ".
Họ giữ Tracy tại bệnh xá đêm đó để theo dõi và sang hôm sau nàng được đưa tới phòng làm việc của tổng giám thị Brannigan. Giới thông tấn đang chờ.
Họ không bỏ lỡ bao giờ những câu chuyện hấp dẫn, và thế là các phóng viên của UPI và AP đã có mặt, còn đài truyền hình địa phương thì cử tới hẳn một nhóm phóng viên.
Đêm hôm đó tin và bài về hành động anh hùng của Tracy được tung ra, các tình tiết được đưa lên màn ảnh truyền hình quốc gia, và câu chuyện lan nhanh.
Các tờ Times, Newsweek, People và hàng trăm tờ khác đã đăng tải câu chuyện.
Trong khi giới báo chí rầm rộ như thế, thì nhiều thư và điện đổ tới nhà tù đòi ân xá cho Tracy.
Thống đốc Haber thảo luận vấn đề với tổng giám thị Brannlgan.
"Tracy Whitney bị đưa đến đây vì một tội nặng", tổng giám thị báo cáo.
Vị thống đốc trầm ngâm. "Thế nhưng cô ta không có tiền án gì, đúng không, George?".
"Đúng vậy, thưa ngài?".
"Tôi cũng chả ngại nói để cậu biết là tôi đang phải chịu một sức ép ghê gớm về cô ấy".
"Tôi cũng vậy thưa thống đốc".
"Dĩ nhiên là không thể để công luận dạy bảo chúng ta phải điều hành nhà tù của ta thế nào, có phải không?".
"Chắc chắn là không rồi".
"Mặt khác vị thống đốc thận trọng, "cô Whitney này rõ ràng đã chứng tỏ lòng can đảm của mình, hoàn toàn xứng đáng là một nữ anh hùng".
"Cái đó thì rõ rồi". Tổng giám thị đồng tình.
Vị thống đốc châm một điếu xì gà. "Ý kiến cậu thế nào, George. George Brannigan thận trọng lựa lời. "Tất nhiên là ngài biết đấy, thưa thống đốc, tôi có một sự quan tâm hết sức cá nhân trong chuyện này. Đứa bé được cứu sống là con gái tôi. Thế nhưng, gác chuyện đó qua một bên thì tôi vẫn không nghĩ rằng Tracy Whitney là một tội phạm thực sự, và tôi không tin cô ấy, nếu ở bên ngoài, lại là một đe dọa đối với xã hội chúng ta, Tôi xin đề xuất rằng hãy ân xá cho cô ta".
Vị thống đốc, người cũng đang sắp loan báo ý định ứng cử một nhiệm kỳ mới, đã nhận ra ý hay trong lời đề xuất đó "Chúng ta hãy làm như đang chơi cờ vậy". "Ông đáp".Trong chính trị, thời điểm là tất cả".
Sau khi bàn bạc với chồng, Sue Ellen bảo Tracy. "Ông tổng giám thị và tôi rất muốn cô chuyển đến ở đây, chúng tôi còn dư một phòng ngủ ở phía sau. Cô có thể trông nom Amy suốt ngày được".
"Cảm ơn bà", Tracy đáp với vẻ biết ơn. "Thế thì tốt quá".
Thật là tuyệt diệu. Chẳng những đến đêm không còn bị nhất vào phòng giam, mà quan hệ giữa nàng với Amy cũng hoàn toàn thay đổi. Amy yêu quý Tracy và cũng được đáp lại. Nàng thích được có con bé xinh xắn, dễ thương này luôn ở bên mình. Hai cô cháu chơi những trò chơi cũ, xem những cuốn phim của Disney trên ti vi và cùng đọc sách với nhau. Không khí phần nào có vẻ như trong gia đình vậy.
Song bất kỳ khi nào có việc gì đấy mà Tracy phải đi tới khu nhà giam thì thế nào nàng cũng lại chạm trán với Bertha Lớn.
"Đồ chó may mắn" Bertha Lớn hằm hè. "Song rồi mày cũng sẽ bị đưa trở lại đây như mọi kẻ khác. Tao sẽ làm việc đó, cô bé ạ".
Khoảng ba tuần sau vụ tai nạn đó, một hôm Tracy và Amy đang chơi trò đuổi bắt ngoài sân thì Sue Ellen Brannigan từ trong nhà chạy ra. Bà đứng nhìn hai cô cháu một thoáng rồi nói. "Tracy, ông tổng giám thị vừa gọi điện về. Ông muốn cô tới phòng làm việc của ông ngay".
Tracy chợt thấy sợ hãi. Liệu điều này có nghĩa là nàng sắp bị đưa trở về nhà giam? Bertha Lớn đã sắp đặt bằng ảnh hưởng của mụ? Hay là bà Brannigan cho là nàng và Amy đang trở nên quá thân thiết?
"Thưa bà, vâng".
Khi Tracy được đưa tới thì ông tổng giám thị đang đứng ngang ngưỡng cửa.
"Cô ngồi xuống", ông nói.
Tracy cố tìm câu trả lời cho số phận của mình qua giọng nói của ông.
"Tôi có một tin cho cô". Ông ngừng lời với vẻ xúc động mà Tracy không hiểu nổi. "Tôi vừa mới nhận được lệnh của thống đốc bang Louisiana, dành cho cô một sự ân xá hoàn toàn, hiệu lực tức thời".
Lạy Chúa, có phải ông ấy vừa nói cái điều mà con nghe thấy không? Nàng sợ hãi, không dám hỏi lại.
"Tôi muốn cô hiểu rằng", ông tổng giám thị nói tiếp.
"Điều này không phải vì cô đã cứu sống con gái tôi. Cô đã hành động như bất kỳ công dân đáng kính nào khác sẽ làm, nếu ở vị trí cô lúc ấy. Dù thế nào chăng nữa, tôi thực sự không tin rằng cô có thể là một đe dọa đối với xã hội".
Ông cười và nói thêm "Amy sẽ nhớ cô. Chúng tôi cũng vậy".
Tracy không còn biết nói gì. Giá mà ông tổng giám thị biết được sự thật rằng nếu cái tai nạn đó không xảy ra chăng nữa, thì nhân viên của ông cũng sẽ phải mở cuộc truy lùng cô - một kẻ chạy trốn.
"Ngày kia, cô sẽ được trả lại tự do".
Ngày "thức dậy" của nàng. Và Tracy vẫn Chưa hết ngỡ ngàng. "Tôi ... tôi.
không biết phải nói gì".
"Cô không phải nói gì hết. Mọi người ở đây đều tự hào về cô Bà Brannigan nhà tôi và cá nhân tôi mong chờ cô làm được những việc tất đẹp ở bên ngoài".
Vậy đúng là sự thực? Nàng được tự do Tracy bủn rủn đến nỗi phải tỳ vào thành ghế để ngồi được vững. Và sau cùng, khi cất tiếng, giọng nàng cứng rắn.
"Thưa ông tổng giám thị, có nhiều việc tôi muốn làm".
Hôm cuối cùng, một tù nhân ở cùng khu với Tracy bước lại gần, hỏi. "Vậy là cô sắp ra khỏi đây?".
"Đúng vậy?".
Người đàn bà kia, Betty Franciscus, chừng ngoài bốn mươi, vẻ người hấp dẫn.
"Ở ngoài đó, nếu cần giúp đỡ gì, cô nên tới gặp một người tên là Connađ Morgan ở New York". Chị ta chìa cho Tracy một mẩu giấy. "Ông ta thường mươn giúp đỡ những người mới ra tù".
"Cám ơn, nhưng tôi không nghĩ là mình sẽ cần".
"Biết thế nào được. Cứ cầm lấy địa chỉ của ông ta".
Hai giờ sau, Tracy đi ra khỏi cổng nhà tù, ngay trước những ống kính truyền hình. Nảng không nói gì với các phóng viên, nhưng khi Amy vùng khỏi tay mẹ và nhào vào vòng tay của Tracy thì các máy quay đều chớp lấy. Và hình ảnh này đã được đưa ngay lên bản tin truyền hình tối hôm đó.
Tự do! Với Tracy, giờ đây nó không chỉ là một từ trừu tượng mà là một cái gì đó rất cụ thể, cảm nhận được hẳn hoi, một điều kiện sống mà người ta yêu quý và thưởng thức nó. Tự do - có nghĩa là được hít thở không khí trong lành, sự riêng tư, đi ăn không phải xếp hàng và không phải nghe những tiếng chuông đầy khó chịu. Nó có nghĩa là được tắm nước nóng với xà phòng thơm, có nghĩa là những đồ lót mềm mại, những váy áo đẹp và những đôi giày cao gót. Nó có nghĩa là được mang một tên gọi chứ không phải một con số. Tự do - có nghĩa là thoát khỏi Bertha Lớn, thoát khỏi nỗi lo sợ bị cưỡng dâm tập thể, và thoát khỏi sự buồn tẻ khủng khiếp hàng ngày trong nhà tù.
Song Tracy cũng phải mất ít thời gian để làm quen với sự tự do mới mẻ của mình. Đi ngoài phố, nàng phải chú ý để khỏi xô phải người khác. ở trong tù, việc đụng chạm ấy có thể dẫn tới một cuộc đánh lộn giữa các tù nhân.
Chính việc không có những sự đe dọa thường xuyên là điều mà Tracy khó làm quen nhất. Giờ đây không có ai đe dọa nàng cả.
Và nàng được tự do thực hiện kế hoạch trả thù của mình. Ở Philadelphia, Charles Stanhope III thấy Tracy trên màn ảnh ti vi, đang rời nhà tù. Nàng vẫn đẹp, anh ta nghĩ. Nhìn nàng người ta không thể tin rằng đã từng phạm tội. Anh ta nhìn sang cô vợ mũm mĩm của mình đang ngồi bình thản kia, khâu vá gì đó.
Mình e rằng mình đã phạm sai lầm. Charles nghĩ thầm.
Daniel Cooper thấy Tracy trên bản tin truyền hình buổi tối trong căn phòng của ông ta ở New York, và hoàn toàn thờ ơ với việc cô ta được ra tù. Ông ta tắt ti vi và tiếp tục với cái hồ sơ mà đang xem xét.
Joe Romano xem ti vi và hắn cười lớn. Whitney quả là một con chó may mắn. Chắc hẳn nhà tù đã dạy cho nó nhiều. Giờ nó mới thực sự ngon lành đây.
Có ngày ta sẽ gặp nhau.
Romano tự thấy, hài lòng với mình. Hắn đã chuyển bức tranh của Renoir cho đồng bọn, và nó đã được bán lại cho một người sưu tầm ở Zurich. Năm trăm nghìn lấy từ công ty bảo hiểm, và hai trăm nghìn nữa từ đồng bọn. Dĩ nhiên là hắn đã chia chác với Anthony Orsatti. Romano rất thận trọng việc này bởi hắn từng thấy những gì xảy ra đối với những ai xử sự không biết điều trong các giao dịch với Orsatti.
Buổi trưa ngày thứ hai đã hẹn, Tracy trong hình dáng của Lureen Hartford quay lại ngân hàng First Merchants New Orleans. Vào giờ đó, khách hàng đông nghẹt, có tới dăm bảy người đang đứng trước ô cửa của Lester. Tracy đứng vào hàng, và khi thấy nàng, Lester tươi cười gật đầu Nàng thậm chí còn đẹp hơn nhiều so với hình ảnh mà Lester ghi nhớ.
Lát sau, khi Tracy đã tới trước ô cửa, Lester vồ vập. "Thật chẳng dễ dàng gì, song tôi đã 1àm được cho cô đấy, Lureen".
Một nụ cười ấm áp, biết ơn sáng lên trên gương mặt Tracy. "Ông thật quá tuyệt vời".
"Thưa vâng, có đấy". Lester mở một ngăn kéo lấy ra hộp séc đã cất cẩn thận và đưa ra. "Đây. Bốn trăm tấm séc trắng, đủ chứ?".
"Ồ, quá đủ rồi, trừ phi ông Romano chỉ có ngồi miệt mài viết séc thôi".
Lester cảm thấy rạo rực. "Tôi tin rằng con người phải xử đẹp với nhau, cô có tin vậy không, Lureen?".
"Ồng hoàn toàn đúng, ông Lester".
"Cô biết đấy, cô nên mở một tài khoản riêng ở đây. Tôi sẽ quan tâm thật chu đáo cho cô. Thật chu đáo".
"Tôi tin là ông sẽ làm thế", giọng Tracy mềm mại.
"Tại sao ta lại không bàn chuyện này trong một bữa ăn chiều yên ả ở đâu đó được nhỉ?".
"Chắc là tôi sẽ thích thế".
"Tôi có thể gọi điện cho cô chứ, Lureen?".
"Ồ, tôi sẽ gọi cho ông, ông Lester," và nàng bước đi.
"Đợi một phút ...".
Người khách tiếp theo bước tới và chìa cho Lester đang thất vọng một túi đầy tiền xu.
Ngay giữa gian phòng lớn của nhà băng có bốn chiếc bàn, trên đó là các hộp chứa các phiếu gửi và rút tiền, và các bàn này bao giờ cũng đầy người bận rộn ghi vào các phiếu đó. Tracy đi vòng tránh khỏi tầm nhìn của Lester.
Và khi một người khách vừa rời khỏi bàn thì Tracy liền ngồi ngay xuống.
Tiếp theo (12)
Người khách tiếp theo bước tới và chìa cho Lester đang thất vọng một túi đầy tiền xu.
Ngay giữa gian phòng lớn của nhà băng có bốn chiếc bàn, trên đó là các hộp chứa các phiếu gửi và rút tiền, và các bàn này bao giờ cũng đầy người bận rộn ghi vào các phiếu đó. Tracy đi vòng tránh khỏi tầm nhìn của Lester.
Và khi một người khách vừa rời khỏi bàn thì Tracy liền ngồi ngay xuống.
Cái hộp mà Lester trao cho nàng chứa tám tập séc trắng. Thế nhưng không phải là Tracy quan tâm tới những tấm séc mà là những phiếu gửi tiền ở phía dưới những tập séc đó.
Nàng cẩn thận lựa chọn những tấm phiếu gửi tiền ra khỏi các tập séc và chưa đầy ba phút sau, đã có trong tay tám mươi tấm. Khi cầm chắc là không có ai để ý, nàng đặt hai mươi tấm này vào chiếc hộp trên bàn.
Nàng chuyển sang bàn bên và đặt vào đó hai mươi tấm phiếu nữa, Sau ít phút, số phiếu còn lại được đặt nốt lên hai chiếc bàn kia. Các tấm phiếu gửi tiền đều mới nguyên, chưa ghi gì cả, song mỗi tấm phiếu, ở phía dưới đều mang một mã số từ tính mà máy tính dùng để chuyển vào các tài khoản thích hợp. Ai gửi tiền thì không quan trọng bởi vì do mã số từ tính này, máy tính sẽ tự động chuyển các khoản tiền gửi vào tài khoản của Romano. Từ kinh nghiệm làm việc ở nhà băng, Tracy biết rằng chỉ trong hai ngày thì số phiếu gửi tiền của Romano mà nàng đặt ở đó sẽ được dùng hết và phải ít nhất là năm ngày thì sự nhầm lẫn này mới có thể bị phát hiện. Vậy lả quá đủ thời gian cho nàng thực hiện kế hoạch.
Trên đường về khách sạn, Tracy ném số séc trắng vào thùng rác. Ông Joe Romano sẽ không cần tới chúng nữa.
Điểm dừng tiếp theo của Tracy là hãng vận chuyển du lịch New Orleans.
Người phụ nữ trẻ ngồi sau bàn hỏi.
"Tôi có thể giúp gì cô?".
"Tôi là thư ký của ông Joseph Romano, và ông muốn đi Rio de Janeiro vào thứ sáu này".
"Một vé?".
"Vâng Hạng nhất. Một ghế đặc biệt được hút thuốc lá?".
"Khứ hồi?".
"Một chiều".
Cô nhân viên quay sang chiếc máy tính đặt trên bàn.
Ít phút sau cô ta nói "Chúng ta đã được việc. Một chỗ hạng nhất trên chuyến bay 728 của Pan American, khởi hành lúc 6 giờ 35 chiều thứ sáu, có dừng ở Miami".
"Ông ấy sẽ rất hài lông", Tracy nói.
"Tất cả là một nghìn chín trăm hai mươi chín đô la. Trả bằng tiền mặt hay làm hóa đơn?".
Ông Romano luôn trả bằng tiền mặt lúc nhận hàng. Chị có thể cho chuyển chiếc vé tới văn phòng ông ấy vào thứ năm này không".
"Nếu cô muốn vậy".
"Thứ năm, lúc 11 giờ, được không?".
"Vâng! Địa chỉ?".
"Ông J. Romano, 217 phốPoydras, phòng 408".
Cô nhân viên ghi lại. "Rất tốt. Tôi sẽ cho chuyển tới vào trưa thứ năm này".
Đúng 11 giờ". Tracy thêm. "Xin cảm ơn chị".
Cách đó nửa dãy nhà là một cửa hàng hành lý thượng hạng. Tracy xem xét số hàng trưng bày trong tủ kính trước khi bước vào bên trong.
Một nhân viên lại gần. "Xin chào. Liệu tôi có thể giúp gì cô?".
"Tôi muốn mua một vài thứ hành lý cho chồng tôi".
"Bà đến đúng chỗ rồi. Chúng tôi biết phục vụ ở đây hiện có một số hàng đẹp, và không đắt".
"Không". Tracy nói. "Tôi không muốn thứ rẻ tiền".
Nàng bước tới chổ bày những chiếc vali Vuitton kê sát tường.
"Còn hơn cả thứ tôi muốn tìm. Chúng tôi có một chuyến đi xa".
"Ồ, tôi tin là ông ấy sẽ rất hài lòng với một trong số những chiếc vali này, Chúng tôi có ba cỡ khác nhau. Cỡ nào sẽ là ...".
"Tôi lấy mỗi loại một chiếc".
"Ồ, tuyệt Thanh toán bằng hóa đơn hay trả ngay?" "COD" Tên Joseph Rmano. Ông có thể chuyển chúng tới văn phòng của chồng tôi vào sáng thứ năm này không "Sao cơ, chắc chắn là thế rồi, thưa bà Romano".
"Đúng 11 giờ nhé?".
"Tôi sẽ lo việc đó".
Và như cân nhắc, Tracy nói thêm. "Ôi ... ông có thể in các chữ cái đầu tên ông ấy lên đó không, mạ vàng ấy?
Chữ J.R ...
"Tất nhiên. Chúng tôi rất vui lòng, thưa bà Romano".
Tracy mỉm cười và đưa cho ông ta địa chỉ cần thiết.
Tới một bưu điện gần đấy, Tracy gửi một bức điện trả tiền ngay đến khách sạn Rio Othon Place ở Copacabana, Rio de Janeiro. Bức điện viết:
YÊU CẦU MỘT PHÒNG HẠNG NHẤT, BẮT ĐẦU TỪ THỨ SÁU NÀY, TRONG HAI THÁNG, ĐỀ NGHỊ BÁO LẠI BẰNG ĐIỆN TÍN. JOSEPH ROMANO, 217 PHỐ POYDRAS, PHÒNG 408, NEW ORLEANS, LOUISIANA, USA.
Ba ngày sau Tracy gọi điện thoại tới nhà băng xin nói chuyện với Lester Torrance. Khi nghe thấy giọng ông ta, nàng dịu dàng, "Có thể là ông đã quên tôi rồi, ông Lester, đây là Lureen Harford, thư ký của ông Romano và ...".
Không nhớ cô ta? Giọng ông ta sốt sắng. "Chắc chắn là tôi nhớ cô Lureen.
Tôi ...".
"Thật à? Tôi thật lấy làm hãnh diện. Ông phải gặp bao nhiêu người hàng ngày?".
"Song không ai giống cô cả", Lester cam đoan. "Cô chưa quên việc chúng ta hẹn ăn cơm chiều với nhau chứ?".
"Ông thật không biết tôi mong chờ dịp đó thế nào. Thứ ba này liệu có tiện cho ông không, ông Lester?".
"Tuyệt".
"Vậy là hẹn nhé. Ôi, tôi thật ngớ ngẩn quá. Nói chuyện với ông thật là hồi hộp nên suýt quên mất việc phải hỏi. Ông Rơmano bảo tôi kiểm tra lại cán cân thu chi trong tài khoản của ông ấy. Ông có thể cho tôi biết con số đó không "Được chứ. Không có gì phiền phức cả".
Bình thường thì Lester Torrance đã phải hỏi về ngày sinh hoặc một thông tin nào đó để xác định người gọi, song trong trường hợp này thì điều đó chẳng cần thiết.
"Cầm máy, Lureen" ông ta nói.
Ông ta bước lại chỗ hồ sơ, rút tấm phiếu của J.Romano, và ngạc nhiên. Có một số tiền gửi khác thường vào tài khoản của Romano trong vài ngày qua. Từ trước tới giờ chưa khi nào Romano để nhiều tiền trong tài khoản đến thế. Lester Torrance băn khoăn, không biết chuyện gì mà lạ vậy. Rỡ ràng chuyện lớn đây.
Khi nào ăn chiều với Lereen Harford, ông phải mời cô về chuyện này. Một chút thông tin từ nội bộ chẳng bao giờ là thừa cả. Ông ta quay lại bên máy điện thoại.
"Ông chủ cơ đã làm chúng tôi bận bịu đấy", ông ta bảo Tracy "Có trên ba trăm nghìn trong tài khoản tiết kiệm".
"Ô, tốt. Đó cũng là con số mà chúng tôi có".
"Liệu ông ấy có muốn chuyển sang tài khoản kinh doanh không? Tiền nằm đây thì cũng chẳng mang lại lời lãi gì và tôi có thể ...".
"Không. Ông ấy muốn giữ nguyên ở đó". Tracy nói.
"Tốt thôi".
"Cảm ơn ông nhiều, ông Lester. Ông thật là một người dễ thương".
"Đợi một phút. Tôi sẽ gọi cô tại văn phòng để hẹn cụ thể cho chiều thứ ba chứ?".
"Tôi sẽ gọi ông, bạn thân mến". Tracy đáp.
Và nàng gác máy.
Tòa nhà cao tầng hiện đại mà Anthony Orsatti sở hữu đứng sừng sững trên phố Poydras ở khoảng giữa bờ sông và công trình khổng lồ mái vòm Louislana.
Văn phòng của công ty xuất nhập khẩu Thái Bình Dương chiếm toàn bộ tầng thứ tư của tòa nhà. Đầu đằng này là khu phòng làm việc của Orsatti và đầu kia là các phòng của Joe Romano. Khoảng giữa là của bốn cô tiếp tân trẻ trung những cô gái luôn có mặt vào các buổi tối để mua vui cho bạn bè và các mối làm ăn của Orsatti. Trước phòng của lão có hai gã đàn ông lực lượng ngồi canh, và mạng sống của hai gã này có thể được hy sinh để bảo vệ ông chủ chúng. Hài gã cũng kiêm luôn cả tài xế, người đấm bóp và chạy việc vặt.
Vào sáng thứ năm đó, Orsatti ngồi trong phòng làm việc của lão, đang kiểm tra lại các khoản thu hôm trước từ trò sổ số điện tử, cá cược đua ngựa, mãi dâm, và một tá các hoạt động sinh lợi khác mà công ty xuất nhập khẩu Thái Bình Dương này kiểm soát.
Anthony Orsatti độ chừng cuối tuổi sáu mươi, có dáng người quái lạ với tấm thân to và nặng nề còn đôi chân thì ngắn và gầy nhẳng, như được tạo ra cho một người nhỏ hơn. Khi đứng dậy, lão trông như một con ếch đang ngồi.
Bộ mặt lão chằng chịt vết sẹo, giống như cái mạng do một con nhện say rượu chẳng nên, với cái miệng rộng ngoác và cặp mắt đen hơi lồi. Lão hói đầu từ tuổi mười lăm, sau một lần bị rụng hết tóc, và dùng tóc giả từ đó. Bộ tóc giả này thật chẳng hợp với lão chút nào, song ngần ấy năm tháng qua không ai dám nói tới điều đó trước mặt lão.
Mắt lão lạnh lùng, là cặp mắt của kẻ cờ bạc, chẳng bao giờ bỏ lọt cái gì, và bộ mặt lão, trừ khi ở bên năm đứa con gái mà lão yêu quý, lúc nào cũng lạnh tanh. Dấu hiệu duy nhất gắn liền với cảm xúc của Orsatti là giọng nói. Lão có giọng khản đặc, lại the thé, hậu quả của một sợi dây siết chặt cổ họng vào ngày sinh nhật lần thứ hai mươi mét của lão - và rồi lão đã bị bỏ mặc chờ chết. Hai gã giết thuê đã phạm sai lầm này được khiêng vào nhà xác ngay tuần lễ sau đó.
Một khi Orsatti thực sự giận dữ, giọng nói của lão trầm xuống như một tiếng thì thầm bị bóp nghẹt, khó mà có thể nghe thấy được.
Anthony Orsatti là một ông vua trị vì vương quốc của mình bằng hối lộ, súng đạn và tống tiền. Lão cai quản cả New Orleans và sự giàu có của lão thì không kể xiết. Các ông trùm của gia đình Mafia khác trên khắp Hoa Kỳ kính nể lão và thường xuyên tìm kiếm lời khuyên bảo của lão.
Vào lúc này, Anthony Orsatti đang trong tâm trạng vui vẻ Lão mới ăn sáng với tình nhân, ả đàn bà mà lão giữ trong căn hộ của một tòa nhà mà lão là chủ ở bên hồ Vista. Lão tới với ả ba lần một tuần, và sáng nay thì đặc biệt hài lòng. Ả làm với lão trên giường những trò mà mọi người đàn bà khác khó lòng hình dung ra được, và Orsatti thực bụng tin rằng đó là vì ả yêu lão ghê gớm. Tổ chức của lão hoạt động trôi chảy, bởi lẽ Anthony Orsatti biết cách giải quyết những khó khăn trước khi chúng biến thành những rắc rối. Lão đã có lần giải thích cái triết lý của mình cho Romano. "Đừng bao giờ để một khó khăn nhỏ trở thành một cái rắc rối lớn, Joe, nếu không thì nó sẽ phình ra như quả cầu ấy. Anh có một thủ hạ nào đó bắt đầu nghĩ rằng nó phải được chia phần lớn hơn, anh cho nó lặn luôn, hiểu không. "Sẽ chẳng còn quả cầu tuyết nào nữa. Hay anh gặp một thằng ngu nào đó ở Chicago. Đòi được mở một hoạt động nhỏ nào đó ở đây, tại New Orleans này. Anh phải hiểu ngay rằng các hoạt động nhỏ kia sẽ trở thành một hoạt động lớn và làm hụt lợi nhuận của anh. Vậy anh nói đồng ý và khi hắn đến đây, anh cho tiêu luôn cái thằng chó đẻ ấy đi. Không còn quả cầu tuyết nào nữa. Hình dung ra bức tranh chưa hả?".
Joe Romano đã hình dung được.
Anthony Orsatti yêu quý Romano. Với lão, hắn như một đứa con trai vậy, Orsatti đã nhặt hắn từ khi hắn còn là thằng nhãi con bụi đời và đã rèn cặp để giờ đây thì hắn đã khá cứng cáp. Hắn tinh ranh, và Lại thành thật. Trong mười năm Bomano đã leo lên địa vị phó, giám sát toàn bộ các hoạt động của gia đình và chỉ phải báo cáo cho Orllatti.
Lucy, thư ký riêng của Orsatti, gõ cửa rồi bước vào. Cô ta hai mươi bốn tuổi, tết nghiệp đại học, với gương mặt và thân hình đã từng giành chiến thắng trong vài cuộc thi hoa hậu vùng. Orsatti vốn thích có những cô gái trẻ đẹp vây quanh mình.
Lão nhìn đồng hồ trên bản, 10 giờ 45. Đã bảo Lucy là không muốn bị quấy rầy cho tới trưa kia mà, lão cáu kỉnh. "Cái gì?".
"Tôi xin lỗi vì đã quấy rầy, ngài Orsatti. Có một cô Gìgi Dupres nào đó gọi tới. Cô ta có vẻ bị kích động, nhưng nhất định không chịu nói với tơi là muốn gì. Cô ta khăng khăng đời nói trực tiếp với ngài. Tôi nghĩ rằng có chuyện gì dó quan trọng".
Orsatti ngồi yên, những cái tên vùn vụt trôi qua óc lão Gigi Dupres? Một trong những cô ả mà lão đã đưa vào phòng lần tới Las Vegas mới rồi chăng?
Gigi Dupres? Lão không nhớ nổi cái tên đó, vậy mà lão vẫn tự hào là cái dầu của lão không bao giờ quên cái gì. Vì tò mò, Orsatti nhấc máy lên và vẫy tay cho Lucy ra ngoài.
"Hả, ai đấy?".
"Đó có phải ngài Anthony Orsatti không?".
Cô ta nói giọng Pháp.
"Có chuyện gì?".
"Ôi, ơn Chúa là tôi đã gặp được ngài, ngài Orsatti!".
Lucy nói đúng. Con mẹ quả đang bị kích động.
Anthony Orsatti không muốn quan tâm. Lão định gác máy thì cô ta tiếp tục.
"Xin ngài chặn ngay ông ta lại".
"Cô gái, tôi không hiểu cô đang nới về ai, và tôi rất bận ...".
"Về Joe của tôi, Joe Romano. Ông ấy hứa sẽ mang tôi đi cùng, ngài có hiểu không?".
"Này, có chuyện gì với Joe thì hãy nói với anh ta. Tôi không phải bảo mẫu của hắn".
"Ông ấy nói dối tôi? Tôi mới phát hiện rằng ông ấy sẽ đi Brazil mà không cho tôi đi cùng. Một nửa số ba trăm ngàn đô la đó là của tôi".
Tới lúc này thì Anthony Orsatti đã quan tâm tới câu chuyện. "Cô nói ba trăm ngàn nào vậy?".
"Số tiền mà Joe cất giữ trong tài khoản của ông ấy chứ còn gì nữa. Khoản tiền mà ông ấy nói thế thế nào nhỉ? À, chớp được".
Anthony Orsatti trở nên rất quan tâm.
"Xin ngài bảo Joe phải cho tôi cùng đi Brazil với ông ấy. Xin ngài! Ngài sẽ làm thế chứ?".
"Được" Anthony Orsatti hứa. "Tôi sẽ lưu ý việc này"!.
Phòng làm việc của Joe Romano rất hiện đại, toàn màu trắng, do một trong những nhà trang trí nội thất nổi tiếng nhất New Orleans trình bày. Những mảnh màu duy nhất là ba bức họa của trường phái ấn tượng Pháp treo trên tường.
Romano rất tự hào về óc thẩm mỹ của mình. Hắn đã phải lăn lộn suốt, bắt đầu từ các khu nhà ổ chuột của New Orleans, và trên con đường đó hắn đã học được nhiều. Hắn biết thưởng thức đôi chút đối với cả hội họa lẫn âm nhạc. Và hắn cũng rất rành về các loại rượu trên đời này. Nếu sự thực là Anthony Orsatti sở hữu vùng New Orleans này thì sự thực cũng lại là Joe Romano điều hành nó cho lão già.
Thư ký của hắn bước vào. "Thưa ông Romano, có người chuyển tới một chiếc vé đi Rio de Janeiro. Tôi sẽ viết séc chứ ạ? COD mà".
"Rio de Janeiro?" Romano lắc đầu. "Bảo anh ta biết là có sự nhầm lẫn gì đó".
Người giao hàng đứng lấp ló ở ngưỡng cửa. "Tôi được Bai mang tới cho ông Joseph Romano ở địa chỉ này mà".
"Ô, người ta đã bảo anh sai. Cái gì vậy, một trò quảng cáo mới của ngành hàng không chăng?".
"Không thưa ngài. Tôi ...".
"Đưa xem nào". Romano cầm tấm vé từ tay người giao hàng. "Thứ sáu. Tại sao tôi lại phải đi Rio vào thứ sáu nhỉ!".
Đó là một câu hỏi hay đấy". Anthony Orsatti nói. Lão đã đứng ngay sau người giao hàng. "Tại sao lại phải đi thế, Joe?".
"Một nhầm lẫn ngớ ngẩn nào đó, Thony". Romano đưa trả chiếc vé cho người giao hàng. "Mang nó về nơi cũ của nó và ...".
"Đừng nhanh quá thế". Anthony Orsatti cầm lấy chiếc vé, xem xét. "Một chiếc vé hạng nhất, ghế đặc biệt, được hút thuốc, đi Rio de Janeiro vào thứ sáu.
Một chiều?".
Joe Romano cười lớn. Ai đó đã nhầm lẫn". Hắn quay sang cô thư ký.
"Madge, gọi cho đại lý vận chuyển và bảo rằng họ là một lũ ngốc. Một gã ngớ ngẩn tội nghiệp nào đó sắp mất toi chiếc vé rồi".
Joleen, thư ký phụ bước vào. "Xin lỗi, thưa ông Romano. Hành lý đã tới.
Ông có cho phép tôi ký nhận không ạ?".
Joe Romano lừ mắt nhìn cô ta. "Hành lý nào? Tôi không đặt mua bất kỳ thứ gì cả".
"Bảo họ mang vào đây", Anthony Orsatti ra lệnh. "Lạy Chúa". Joe Romano nói. "Mọi người đã hóa điên cả rồi hay sao không biết".
Một người giao hàng bước vào mang theo ba chiếc va li Vuitton.
"Thế này là thế nào? Tôi chưa bao giờ đặt mua những thứ đó cơ mà".
Người kia kiểm tra lại phiếu giao hàng. "Phiếu viết là ông Joseph Romano, phố Poydas, phòng 408, phải không ạ?".
Joe Romano mất bình tĩnh. "Tao không quan tâm nó viết cái mẹ gì. Tao không đặt mua. Mang đi ngay".
Orsatti xem xét mấy chiếc va li. "Họ in cả chữ cái đầu tên của anh lên đây mà, Joe".
"Cái gì? Ồ đợi một phút? Có khi là một thứ quà tặng gì đó.
"Hôm nay sinh nhật anh à?".
"Không. Song ông biết bọn đàn bà đấy, Tony. Họ luôn luôn tặng quà cho cánh đàn ông".
"Anh có chuyện gì ở Brazil thế". "Anthony Orsatti căn vặn. Brazil?" Joe Romano cười lớn. "Đây có thể là sự đùa bỡn của một kẻ nào đó. Tony".
Orsatti mỉm cười lịch thiệp, rồi quay sang mấy cô thư ký và hai người giao hàng, nói nhẹ. "Ra ngoài".
Khi cánh cửa đã đóng lại sau lưng họ, Anthony Orsatti lên tiếng. "Joe, anh có bao nhiêu tiền gửi trong tài khoản nhà băng Joe Romano nhìn lão ngạc nhiên.
"Tôi không rõ. Một nghìn năm trăm, tôi đoán chừng vậy, có thể là một hai nghìn gì đó, sao cơ?
"Không có gì, sao anh không gọi tới nhà băng kiểm tra lại xem?".
"Để làm gì? Tôi ...".
"Kiểm tra xem sao, Joe".
"Được thôi. Nếu điều đó làm ông vui lòng". Hắn bấm chuông gọi thư ký.
"Cho tôi nói chuyện với kế toán trưởng của ngân hàng First Merchant".
Một phút sau chị ta đã chờ ở đầu dây kia.
"Chào người đẹp. Joseph Romano đây. Cho tôi biết cán cân tiền mặt hiện nay trong tài khoản của tôi nào. Ngày sinh của tôi là 14 tháng Mười".
Anthony Orsatti cầm ống nghe của chiếc máy phụ.
Một lát sau, người kế toán trưởng đã trở lại trên máy.
"Xin lỗi đã để ông phải chờ, ông Romano. Cho tới sáng nay, trong tài khoản của ông có ba trăm mười ngàn chín trăm lẻ năm đô la và ba mươi lăm xu".
Romano tái mặt. "Bao nhiêu?".
"Ba trăm mười ngàn chín trăm lẻ năm ...".
"Đồ ngu như lợn?" Hắn quát lên. "Tao không cần ngần ấy tiền trong tài khoản của mình. Mày nhầm rồi. Cho tao nói chuyện với ...".
Hắn thấy cái ống nghe bị nhấc khỏi tay, và Anthony Orsatti đã gác nó xuống máy. "Tiền đó ở đâu ra thế, Joe?".
Mặt Joe Romano xanh nhợt. "Thề có Chúa, Tony, tôi không hề biết tý gì về số tiền đó".
"Không à?".
"Trời, ông phải tin tôi? Ông có biết chuyện gì đang xảy ra? Kẻ nào đó đang chơi tôi".
"Phải là một người rất thích anh. Hắn tặng anh một, món quà tống tiễn tới ba trăm ngàn đô la".
Orsatti nặng nề ngồi xuống chiếc ghế bành kiểu scalamander bọc lụa và nhìn Joe Romano hồi lâu, rồi nói rất bình thản. "Tất cả đã được thu xếp, hả? Chiếc vé một chiều đi Rio, hành lý mới ... Có vẻ như anh đang chuẩn bị cho một cuộc sống mới ấy nhỉ".
"Không!" Vẻ hết hoảng lộ rõ trong giọng nói của Joe Romano. "Lạy Chúa, ông biết tôi rõ hơn thế nhiều, Tony.
Tôi đã luôn luôn đúng mực với ông. Với tôi, ông như một người cha". Hắn toát mồ hôi. Có tiếng gõ cửa, và Madge ló đầu vào, chìa ra một chiếc phong bì.
"Tôi xin lỗi vì đã đường đột, ông Romano. Có một bức điện gửi cho ông, nhưng mà ông phải tự ký nhận nó".
Với bản năng của một con thú bị sa bẫy, Joe Romano đáp, Lúc khác. Tôi đang bận".
"Tôi sẽ nhận cho", Anthony Orsatti nói và lão đã rời chiếc ghế trước khi cô thư ký kịp khép cửa. Lão đọc bức điện kỹ càng, rồi nhìn Joe Romano chằm chằm.
Bằng giọng trầm đục mà Romano khó có thể nghe được Anthony Orsatti nói "Tôi sẽ đọc cho anh nghe, Joe". VUI LÒNG GHI NHẬN VIỆC NGÀI ĐẶT THUÊ CĂN HỘ CÔNG CHÚA CỦA CHÚNG TÔI TRONG HAI THÁNG BẮT ĐẦU TỪ THỨ SÁU, NGÀY MỒNG MỘT THÁNG CHÍN. Dưới ký. MONTALBAND, GIÁM ĐỐC, RIO OTHON PLACE, RIO DE JANEIRO. Đó là căn buồng anh đặt mà, Joe. Anh sẽ không cần tới nó nữa, có phải không?"
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook