Này Chiến Trận, Này Cuồng Si
-
Chương 1: Ý dân
Từ dưới thung lũng, nương theo đôi cánh của gió đêm, tiếng chuông Angelus mơ hồ vẳng lại, và trong căn lều của người chăn dê trên đỉnh đồi, có một nhóm gồm sáu người đàn ông đầu trần đứng lặng, cúi xuống tuân theo tiếng chuông báo giờ cầu nguyện cuối ngày. Từ trên cái mái cáu bụi dòng xuống một ngọn đèn bằng đồng ba bấc cháy leo lét mà bốc khói mù mịt, tỏa ánh sáng tù mù cùng mùi khói khét nồng ra khắp căn lều tối tăm. Nhưng dù sao căn lều cũng đủ sáng để có thể nhìn ra cách phục sức của nhóm người này mang vẻ phong lưu quyền quý trái ngược hẳn với khung cảnh nhếch nhác xung quanh.
Hồi chuông cuối cùng chìm dần trong tiếng gió thổi rì rào thê thiết mé sườn đồi, cả sáu người cùng thành kính làm dấu thánh, từ tốn đội mũ rồi nhìn nhau với vẻ dò hỏi. Nhưng trước khi có người nói ra nỗi băn khoăn đang làm tất cả bận tâm, chợt có tiếng gõ nhẹ lên cánh cửa gỗ đã mối mọt.
“Cuối cùng cũng tới rồi!” ông lão Fabrizio da Lodi khẽ kêu lên nhẹ nhõm như trút được gánh nặng, trong khi một người trẻ tuổi cao dong dỏng, ăn mặc bảnh bao sải bước về phía cửa tuân theo cái liếc mắt ra lệnh của Fabrizio rồi mở rộng cửa ra.
Bước qua ngưỡng cửa là một người đàn ông cao lớn, đội mũ rộng vành không có ngù lông, chiếc áo choàng phủ kín người được chàng cởi ra khi bước vào, để lộ y phục vô cùng xoàng xĩnh bên trong. Chiếc áo da được thắt chặt ở ngang hông bởi một dây thắt lưng kết bằng mạng sắt, bên trái đeo một thanh kiếm dài, vỏ kiếm bọc thép khắc hình cây thập giá, trong khi bên hông phải lấp ló cán một con dao găm. Chiếc quần bó màu đỏ được bỏ vào trong ống đôi ủng bằng da không thuộc, đôi ủng dài đến quá gối bó sát ống chân hoàn tất vẻ ngoài thường thấy của một người lính đánh thuê đang khi hết việc làm, nhưng bất chấp vẻ ngoài của chàng, cả sáu quý tộc có mặt trong khung cảnh lạ đời này đều bỏ mũ ra lần nữa, và đứng yên với dáng bộ cung kính chờ đợi.
Chàng dừng lại một chút để bỏ hẳn chiếc áo choàng ra, và người trẻ tuổi đã mở cửa cho chàng vội vã bước tới giúp với vẻ thành thạo đến độ có thể tưởng nhầm anh ta được sinh ra để sắm vai người hầu. Sau đó chàng bỏ mũ, treo ra sau vai, để lộ khuôn mặt trẻ trung anh tuấn, vừa quý phái vừa khỏe khoắn tràn đầy sức sống và mái tóc dày đen nhánh được giữ trong tấm mạng đan bằng chỉ vàng – vật duy nhất cho biết chàng có địa vị cao sang hơn nhiều so với ấn tượng ban đầu.
Chàng nhanh nhẹn bước về phía toán người đang đứng cạnh cái bàn cục mịch trơn nhẫy, đôi mắt đen lướt nhanh qua những khuôn mặt đối diện.
“Thưa các ngài,” chàng lên tiếng, “tôi đã có mặt. Con ngựa của tôi bị què ở cách Sant’ Angelo nửa dặm nên tôi buộc phải đi bộ từ đó đến đây.”
“Đức ông hẳn là đang mệt lắm,” Fabrizio than, với vẻ quan tâm sốt sắng luôn dành cho những người có địa vị. “Mời ngài uống một cốc vang Puglia, thưa ngài. Fanfulla, lại đây,” ông ta gọi anh chàng quý tộc trẻ khi nãy đóng vai người hầu. Nhưng người mới tới đã đưa tay ra cản lại.
“Chuyện đó để sau. Thời giờ lúc này quý hơn các ngài tưởng đấy. Rất có thể, thưa các ngài, nếu không bị buộc phải đi bộ thì tôi đã chẳng bao giờ tới đây được.”
“Tại sao?” một người bật hỏi, bộc lộ sự băn khoăn vừa nảy ra trong đầu đám quý tộc, thậm chí không ai giấu được vẻ thất kinh trên khuôn mặt. “Chẳng lẽ chúng ta bị phản bội?”
“Nếu các ngài đang trong tình thế phải đề phòng sự bội phản, thì có thể đúng là vậy đấy, các bạn thân mến. Trong lúc vừa đi khỏi cây cầu bắc qua Metauro và lần theo lối đi từ cầu lên, tôi chợt nhìn thấy một đốm sáng đo đỏ lập lòe đằng sau mấy bụi cây ven đường. Đốm sáng đỏ ấy chính là ánh mặt trời phản chiếu trên mũ sắt của một gã đang rình rập đằng sau bụi cây. Tôi theo con đường tiến lại gần hơn, mũ kéo thấp xuống vừa đủ để che tối đa khuôn mặt mà vẫn không cản trở tầm nhìn. Đến khi đi ngang qua chỗ gã do thám đang ẩn nấp giữa đám lá mà đáng lẽ đã giấu kín tung tích gã nếu gã không bị ánh mặt trời phản chiếu trên mũ sắt làm lộ, tôi nhận rõ khuôn mặt quỷ quyệt của Masuccio Torri.” Tiếng huyên náo dậy lên trong đám quý tộc, nỗi khiếp đảm trên gương mặt họ càng lộ rõ, một vài người thậm chí tái cả mặt đi. “Hắn rình mò ai mới được chứ? Tôi tự hỏi như vậy, rồi tìm được câu trả lời là hắn đang đợi tôi. Nếu tôi đoán không sai, hắn còn biết rõ quãng đường tôi phải đi, vì vậy hắn không hề lường đến chuyện tôi lại đi bộ, và tất nhiên, cả việc tôi có thể tới đây dưới bộ cánh như thế này. Vậy là, nhờ sự tình cờ cũng như chiếc mũ và chiếc áo choàng tôi dùng để ngụy trang kín người, hắn đã để tôi đi qua mà không đoái hoài gì.”
“Trước Đức Mẹ đồng trinh!” Fabrizio kích động kêu lên, “Tôi xin thề rằng ngài đã kết luận sai lầm rồi. Ngoài sáu chúng tôi chẳng ai khác trên toàn đất Italia này biết ngài tới đây. Và tôi có thể thề trên cây thánh giá rằng không ai trong chúng tôi hé môi để lộ ra ngoài.”
Ông ta quay sang nhìn những người còn lại như muốn tìm kiếm sự đồng tình, và ngay lập tức, tất cả đều xác nhận lời viên quý tộc già bằng những lời thề không kém phần hùng hồn cho tới khi người mới đến phải giơ tay ra dấu họ mới yên lặng.
“Cả tôi cũng không hề hé ra với ai,” chàng trấn an họ, “vì tôi tôn trọng ngài, Fabrizio. Thế nhưng... Tại sao Masuccio lại nấp né như kẻ trộm bên vệ đường như thế?” Chàng tiếp tục, với một giọng hơi khác, “Thưa các ngài, tôi không biết các ngài hẹn tôi đến đây làm gì, nhưng nếu các ngài có ý mưu phản, tôi e là các ngài nên dè chừng! Công tước đã biết âm mưu của các ngài, hoặc chí ít cũng nghi ngờ. Nếu tên do thám đó không phải được cử đi theo dõi tôi, thì chắc chắn, gã có nhiệm vụ theo dõi và bẩm lại cho Công tước chủ của hắn tên những người có mặt tại buổi họp này.”
Fabrizio nhún vai tỏ vẻ dửng dưng coi thường, thái độ này được Ferrabraccio đứng bên cạnh chia sẻ.
“Cứ để ông ta biết,” sau cùng một nụ cười nửa miệng nham hiểm hiện lên trên gương mặt thô kệch của viên quý tộc già. “Ông ta có biết thì cũng quá muộn rồi.”
Người mới đến hơi ngả đầu ra sau, đôi mắt đen sâu thăm thẳm, ngạo mạn của chàng sáng lên nửa như băn khoăn, nửa như đã vỡ lẽ. Chàng thở dài.
“Vậy là tôi đã đoán đúng,” chàng lạnh lùng nói. “Các ngài quả nhiên đang có ý phản nghịch.”
“Thưa ngài Bá tước Aquila,” Fabrizio đáp lời chàng. “Chúng tôi phản bội một người để tận trung phục vụ một đất nước.”
“Nước nào vậy?” Bá tước Aquila vặn lại vẻ khinh miệt.
“Công quốc Babbiano,” lão đáp.
“Các ngài phản bội Công tước để trung thành với công quốc?” chàng hỏi, giọng càng có vẻ khinh bỉ. “Thưa các ngài, cái lí lẽ này tôi thấy khó mà tiêu hóa được.”
Đám người dự mưu lặng lẽ trao đổi với nhau những cái nhìn giống như những kẻ đã bị vạch trần chân tướng. Họ không hề chờ đợi một thái độ như vậy từ phía chàng Bá tước, và đưa mắt nhìn nhau cân nhắc xem liệu có nên đi xa hơn không. Cuối cùng, khẽ thở dài, Fabrizio da Lodi quay về phía Bá tước Aquila.
“Thưa ngài Bá tước,” ông ta cất lời, giọng nghiêm trang, bình thản.
“Tôi là một người già cả, tên tuổi của tôi cũng như của gia đình tôi chưa hề có chút tì vết. Ngài không thể cho tôi là kẻ bại hoại đến mức đã ngần này tuổi đầu còn cả gan nhúng tay vào những chuyện có thể làm hoen ố danh dự bản thân hay gia đình mình. Bị gọi là kẻ phản nghịch, thưa ngài, không khác gì bị gán cho một cái danh độc địa, và tôi tin rằng tôi cũng như những người bạn của tôi đây không ai đáng bị kết án nặng nề như thế. Thưa đức ông, làm ơn hãy lắng nghe tôi nói hết; và khi đã nghe xong đầu đuôi, hãy phán xét chúng tôi. Không, chúng tôi trông đợi ở ngài nhiều hơn sự phán xét, thưa ngài Bá tước. Chúng tôi mong ngài hãy dẫn dắt chúng tôi cứu quê hương mình khỏi mối hiểm nguy đang rình rập, đồng thời chúng tôi xin hứa sẽ không manh động khi chưa được ngài chấp thuận – sẽ chỉ làm theo sự chỉ huy của ngài.”
Francesco del Falco, Bá tước Aquila, nhìn viên quý tộc già, vẻ khinh miệt không còn nữa, thay vào đó là cái nhìn đầy suy tư pha lẫn ngạc nhiên. Chàng khẽ gật đầu như để chấp nhận lời thỉnh cầu.
“Xin ngài cứ nói,” chàng chỉ đáp có vậy, và khi Fabrizio chực nói tiếp thì Ferrabraccio chen ngang vào yêu cầu Bá tước Aquila thề trên danh dự hiệp sĩ sẽ không phản bội họ trong trường hợp chàng từ chối lời thỉnh cầu họ vừa đưa ra. Sau khi chàng thề và mỗi người đều đã xoay xở tìm được cho mình một chỗ ngồi tàm tạm trong căn lều cũ nát, Fabrizio lại tiếp tục vai trò phát ngôn viên cho cả toán quý tộc dự mưu, và tiết lộ lí do ông ta mời Bá tước đến dự cuộc họp của họ.
Mở đầu bằng vài câu ngắn gọn, ông ta tóm lược nhân cách của Gian Maria Sforza, Công tước tại vị của Babbiano, người đã được ông bác hùng mạnh Lodovico Sforza, Công tước Milan, đặt lên ngai. Ông ta vạch trần sự xa hoa quá độ, những cuộc truy hoan thâu đêm suốt sáng và thói quen chểnh mảng chính sự, cũng như sự bê trễ của đức ông Công tước trong việc hoàn thành những trách nhiệm mà tước vị cao quý của ngài đòi hỏi. Tất cả được Fabrizio nhắc đến bằng thái độ hết sức chừng mực và tế nhị, một sự thận trọng hoàn toàn không thừa vì Francesco del Falco chính là em họ Công tước.
“Đến lúc này, thưa ngài,” ông ta tiếp tục, “ngài không thể không biết sự bất mãn với Công tước anh họ ngài đang lan rộng trong dân chúng. Năm ngoái đã xảy ra vụ mưu phản của Bacolino, giả như vụ này thành công, có lẽ chúng ta đã rơi vào tay Florence rồi. Vụ bạo động đó bất thành, nhưng một cuộc nổi loạn tiếp theo rất có thể sẽ không thất bại. Việc Công tước ngày càng mất lòng dân trầm trọng có thể lôi kéo nhiều người hưởng ứng hơn một khi bạo loạn lại nổ ra, và có thể chúng ta sẽ không còn một quốc gia độc lập nữa. Sự tồn vong của nước nhà đang bị đe dọa, cũng có nghĩa là chúng ta đang bị đe dọa. Không chỉ bởi nội loạn, mà cả ngoại xâm nữa. Kẻ xâm lăng đó chính là Cesare Borgia. Quyền lực ghê gớm của hắn lan nhanh như dịch bệnh trên toàn cõi Italia mà hắn đang ngoạm dần từng mảng chẳng khác gì một chùm nho – hết quả này đến quả khác. Đôi mắt tham lam của hắn đã bắt đầu nhòm ngó đến chúng ta, mà chúng ta – hoàn toàn chưa chuẩn bị sẵn sàng – có gì trong tay để đương đầu với sức mạnh áp đảo của Công tước Valentinois? Tất cả những điều đó ngài Công tước của chúng ta đều biết, vì chúng tôi đã nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần với đức ngài, cũng như chúng tôi đã chỉ ra cho ngài lối thoát. Thế nhưng xem ra với mối nguy hiểm đang đe dọa mình, ngài Công tước cũng phớt lờ như ngài đã luôn dửng dưng với sự cứu rỗi bản thân. Thời giờ của ngài dành toàn bộ cho tiệc tùng, khiêu vũ, săn bắn và đủ trò tiêu khiển hạ cấp, và nếu chúng tôi có đánh bạo ngỏ lời can ngăn thì nguyền rủa và đe dọa là hồi đáp duy nhất chúng tôi nhận được.”
Lodi ngừng lại, dường như nhận ra mình bắt đầu không kiềm chế nổi sự phẫn nộ trong lời nói. Nhưng trái lại, các chiến hữu của ông, một cách vô thức, tiếp tục lầm rầm khẳng định một cách phẫn nộ ngay cả khi viên quý tộc già đã ngừng lời. Francesco nhíu mày, thở dài.
“Hỡi ôi! Tôi cũng hoàn toàn ý thức được mối nguy hiểm các ngài nói tới. Nhưng... các ngài trông đợi gì ở tôi? Tại sao lại kể với tôi nỗi lo của các ngài? Tôi đâu phải là chính khách.”
“Chúng ta không cần đến chính khách ở đây, thưa ngài. Babbiano cần một người chỉ huy, một nhà thao lược để tổ chức quân đội chống lại cuộc xâm lăng sắp tới – hay đúng hơn là đã bắt đầu. Tóm lại, thưa ngài Bá tước, chúng tôi cần một chiến binh như ngài. Trên toàn cõi Italia này còn có ai – cho dù phụ nữ hay trẻ con – là không biết đến lòng dũng cảm của Bá tước Aquila? Những kì công anh hùng của ngài trong cuộc chiến giữa Pisa và Florence, những chiến thắng oanh liệt và tài thao lược của ngài dưới màu cờ Venice, tất cả đã trở thành đề tài cho những thiên anh hùng ca.”
“Ngài Fabrizio!” Francesco kêu khẽ, tìm cách hãm lại tràng ca tụng nhiệt tình của người đối diện, lúc này gò má rám nắng của chàng đã hơi đỏ lên. Nhưng Lodi vẫn tiếp tục, hoàn toàn không để ý:
“Và ngài, Bá tước, một người đã thể hiện lòng can đảm như thế khi làm tư lệnh lính đánh thuê cho nước ngoài, lẽ nào lại chần chừ khi đem tài thao lược và sự can trường của bản thân ra chống lại kẻ thù của chính quê hương mình? Không bao giờ, thưa đức ngài. Chúng tôi hiểu rõ lòng yêu nước của Francesco del Falco, và hi vọng vào điều đó.”
“Và các ngài đã không lầm,” chàng trả lời chắc nịch, “Khi cần thiết các ngài sẽ thấy tôi luôn sẵn sàng. Nhưng trước lúc đó, tại sao các ngài không nói với Công tước về tất cả sự chuẩn bị cần thiết – như đã nói với tôi?”
Một nụ cười ảm đạm thoáng qua khuôn mặt cao quý của Lodi, trong khi Ferrabraccio, vẫn cái kiểu thẳng ruột ngựa đến lỗ mãng, bật cười mỉa mai rồi trả lời:
“Liệu chúng tôi có thể nói với ông ta về thao lược, về lòng can đảm, về trận mạc được không?” ông đáp. “Làm thế thì cũng ngược đời chẳng khác nào đi nhắc nhở Roderigo Borgia [1] làm tròn bổn phận của đấng chăn chiên; cũng vô ích như đi phun nước hoa lên một đống phân vậy. Những gì nói được với Gian Maria chúng tôi đã nói cả, và cho dù khẩn khoản thỉnh cầu ông ta cũng vô ích hệt như với ngài, chúng tôi cũng đã chỉ ra cho ông ta một cách khác để cứu nguy Babbiano và ngăn chặn cuộc tấn công của Cesare Borgia.”
[1] Tức giáo hoàng Alexander VI (1492 – 1503), cha đẻ của Cesare Borgia, nổi tiếng ăn chơi phong lưu nhất Italia thời bấy giờ.
“A! Và cách đó là gì vậy?” chàng Bá tước hỏi lại, hướng ánh mắt sang Fabrizio.
“Một cuộc hôn nhân với gia đình Công tước Urbino,” Lodi trả lời. “Guidobaldo có hai cô cháu gái. Chúng tôi đã đánh tiếng với ông ta, và ông ta cũng sẵn sàng chấp nhận cuộc hôn nhân mà chúng tôi đề nghị. Trở thành thông gia với gia đình Montefeitro, chúng ta sẽ không chỉ nhận được sự giúp đỡ từ Guidobaldo, mà cả từ các lãnh chúa Bologna, Perugia, Camerino, cũng như một số nước nhỏ khác hiện đã là liên minh với Urbino. Như thế chúng ta có thể đối đầu với Cesare Borgia bằng một liên minh hùng mạnh đủ để khiến y không bao giờ dám đặt chân lên lãnh thổ của chúng.
“Tôi cũng đã nghe loáng thoáng về chuyện này,” Francesco nói. “Nếu thành công đó sẽ là một nước cờ khôn ngoan. Đáng tiếc là cuộc thương lượng không đi đến đâu cả.”
“Thế nhưng tại sao nó lại không đi đến đâu? Quỷ tha ma bắt, tại sao?” Ferrabraccio nóng nảy gầm lên, nắm tay hộ pháp đấm mạnh xuống chiếc bàn như muốn đập vụn nó ra từng mảnh. “Tại vì Gian Maria không có hứng lấy vợ! Cô bé chúng tôi làm mối cho ông ta xinh xắn như một nàng tiên, ấy thế mà ngay cả đi xem mặt ông ta cũng không màng. Bởi vì ở Babbiano có một cô ả...”
“Thưa ngài Bá tước,” Fabrizio vội vàng cắt ngang, sợ rằng câu chuyện sẽ đi theo chiều hướng khác, “mọi chuyện đúng như Ferrabraccio đã nói. Đức ông Công tước không muốn cưới vợ. Và chính chuyện này đã khiến chúng tôi quyết định hẹn gặp ngài ở đây tối nay. Công tước sẽ chẳng làm gì để cứu công quốc, thế nên chúng tôi chỉ còn biết trông cậy vào ngài. Dân chúng đứng về phía chúng tôi, trên khắp đường phố Babbiano mọi người nói công khai rằng họ muốn có một vị Công tước như ngài để trị vì và bảo vệ họ. Thể theo ý nguyện thiêng liêng của người dân,” viên quý tộc già đứng dậy, kết thúc với giọng run rẩy vì xúc động, “và nói lên nguyện vọng của dân, mà chúng tôi chỉ là đại diện, giờ đây chúng tôi xin trao cho ngài vương miện Công tước của Babbiano. Hãy trở về cùng chúng tôi đêm nay, thưa chúa công, và sáng mai, chỉ cần hai mươi tên lính hộ tống, chúng ta sẽ tiến vào Babbiano để suy tôn ngài làm Công tước. Ngài cũng không phải lo đến sự chống trả nào, cho dù nhỏ nhất. Ở Babbiano chỉ một người còn trung thành với Gian Maria – chính là gã Masuccio mà ngài kể đã trông thấy hồi tối – mà cũng chỉ vì Gian Maria đã trả tiền để mua lòng trung thành của gã và năm chục tên lính đánh thuê Thụy Sĩ. Hãy hành động, thưa đức ông! Hãy để lí trí của ngài nói với ngài xem một người đàn ông trung thực có cần đắn đo hay không trước khi phế bỏ một ông hoàng mà ngai vàng chỉ được che chở bởi sự bảo vệ thuê mướn từ năm mươi tay lính đánh thuê nước ngoài.”
Tiếp theo bài diễn thuyết đầy ấn tượng là một khoảng yên lặng. Lodi vẫn đứng, những người khác đều ngồi, ánh mắt khẩn khoản dồn về phía chàng Bá tước, tai dỏng lên nơm nớp chờ đợi câu trả lời. Họ im lặng như vậy một lúc lâu, trong khi Bá tước Aquila vẫn bất động như một bức. Chàng ngồi lặng thinh, tay nắm chặt thành ghế, đầu khẽ cúi dần về phía trước đến khi cằm chạm ngực, vầng trán cao nhíu lại, tối sầm. Trong khi mọi người chờ đợi câu trả lời của chàng, một cuộc đấu tranh nội tâm âm thầm bùng lên dữ dội trong chàng. Quyền lực chàng không hề trông đợi chợt đến quá bất ngờ ngay trong tầm tay, và sẽ là của chàng, chỉ cần chàng dang rộng vòng tay ra đón nhận, thoáng chốc đã làm chàng hoa mắt. Nhanh như một tia chớp chàng thấy mình trở thành Công tước Babbiano. Trôi qua vùn vụt trước mắt chàng là một tiền đồ hiển hách, nó sẽ khiến tên tuổi của chàng và tiếng tăm của Babbiano lan rộng khắp Italia. Lòng ái quốc và tài thao lược của chàng sẽ đưa Babbiano từ một công quốc vô danh lên ngang hàng những thế lực hùng mạnh nhất Italia – đối trọng của Florence, Venice hay Milan. Chàng như đã nhìn thấy lãnh thổ công quốc không ngừng mở rộng, các nước láng giềng trở thành chư hầu dưới sự áp chế của chàng. Chàng nhìn thấy mình chiếm lấy từng dặm đất Romagna từ tay gã Borgia thô thiển, săn lùng gã tới kì cùng như chàng vẫn săn lợn rừng ở vùng đầm lầy Commachio, hoặc buộc gã phải bỏ chạy về tận Vatican nấp sau vạt áo chùng của cha gã – lãnh địa cuối cùng chàng cho phép gã được đặt chân đến trên trái đất. Chàng mơ màng về một Babbiano mà tất cả các nước cộng hòa rộng lớn phải cầu cạnh, phải tìm kiếm sự liên minh để chống lại mối đe dọa từ Pháp và Tây Ban Nha. Chàng nhìn thấy tất cả lướt qua trước mắt, và Cám Dỗ như đã siết chặt tâm hồn thượng võ của chàng trong vòng đai thép. Nhưng rồi một bức tranh hoàn toàn khác hiện ra trước mắt chàng. Thời bình chàng sẽ làm gì đây? Trong cung điện chàng luôn cảm thấy buồn chán vô vị. Chàng được sinh ra để sống cuộc đời phóng khoáng của một người lính chứ không phải trong không khí tù hãm chốn cung đình. Để đánh đổi lấy quyền lực chàng sẽ phải hi sinh gì chứ? Tự do vô giá của chàng. Để trở thành chủ nhân của người khác trong một số việc, để làm nô lệ cho họ trong nhiều việc hơn. Trên danh nghĩa là người trị vì, nhưng trên thực tế lại là kẻ bị cai quản đủ đường, cho tới khi chàng không còn làm hài lòng được các chủ nhân thực sự của chàng nữa, đến lúc đó thì cũng vào một buổi hội họp như đêm nay, người ta sẽ lại âm mưu thay thế chàng bằng người khác như chàng đang được mời mọc soán ngôi Gian Maria. Cuối cùng, chàng nghĩ tới người mà chàng đang được thúc giục tiếm ngôi. Đó là anh họ chàng, con trai người chị gái của cha chàng, một người trong huyết quản đang chảy cùng dòng máu với chàng.
Hồi lâu sau, chàng ngẩng đầu lên nhìn những khuôn mặt lo lắng tranh tối tranh sáng dưới ánh đèn tù mù. Một nụ cười lạnh lùng vụt thoáng qua trên khóe môi cương nghị của chàng.
“Tôi lấy làm biết ơn vì vinh dự lớn lao các ngài đã dành cho tôi,” chàng từ tốn trả lời, “một vinh hạnh mà tôi e mình hoàn toàn không xứng đáng.”
Tất cả liền đồng thanh lên tiếng phản đối.
“Chí ít đó là một vinh dự tôi không thể chấp nhận.” Tiếp theo là một khoảnh khắc im lặng, khuôn mặt đám quý tộc dự mưu đang hăng hái nhiệt tình bỗng chốc ỉu xìu bất bình.
“Nhưng tại sao, thưa ngài?” cuối cùng ông lão Fabrizio kêu lên, đưa tay về phía chàng, giọng nghẹn ngào. “Đức Mẹ Thánh Thần ơi! Tại sao kia chứ?”
“Cho các ngài biết một trong số rất nhiều lí do nhé – bởi vì người các ngài yêu cầu tôi lật đổ và tiếm quyền là người cùng huyết thống với tôi.” Và nếu giọng nói của chàng không hoàn toàn bình thản thì đám người dự mưu có thể đã cho rằng chàng đang quở trách bọn họ.
“Tôi cứ nghĩ,” anh chàng Fanfulla bảnh bao đánh liều chen vào, “với một người như Bá tước, nước nhà và lòng ái quốc sẽ quan trọng hơn huyết thống cơ đấy.”
“Cậu nghĩ không sai đâu, Fanfulla. Tôi chẳng vừa nói rằng đó chỉ là một trong số các lí do khác sao? Hãy nói thử xem, thưa các ngài, lí do nào khiến các ngài tin tôi sẽ trị vì các ngài một cách công minh và khôn ngoan? Tình cờ vào lúc khủng hoảng này, khi mà Babbiano đang bị đe dọa, nó cần một người lãnh đạo. Nhưng đừng để điều này huyễn hoặc các ngài, vì sẽ có lúc một người như thế không còn thích hợp cho việc trị quốc nữa, cũng như trường hợp của Công tước tại vị trong hoàn cảnh hiện nay. Đến lúc đó thì sao đây? Một chàng hiệp sĩ lang thang sẽ là một triều thần biếng nhác và một chính khách tồi. Cuối cùng, các bạn thân mến – vì các bạn muốn biết tất cả những gì diễn ra trong trái tim tôi – còn một sự thật nữa là tôi cũng tương đối yêu quý bản thân mình. Tôi yêu tự do của bản thân, và không hề muốn chết ngạt trong bầu không khí ngập mùi nước hoa của cung đình. Các ngài thấy đấy, tôi đang thẳng thắn với các ngài. Tôi luôn ưa thích lang bạt khắp thế gian này, khí giới mang sau lưng, tự do như cơn gió trên trời cao. Liệu một chiếc vương miện Công tước và một chiếc áo choàng tím...” Chàng ngừng lời, bật cười vang thành tiếng. “Vậy đấy, thưa các ngài! Các ngài đã có quá đủ lí do rồi. Một lần nữa cảm ơn các ngài, và lấy làm tiếc rằng, để được là chính mình, tôi không thể trở thành người các ngài muốn.” Chàng ngồi lại xuống ghế, nhìn họ với ánh mắt chưa khi nào lại nuối tiếc đến thế, sau một giây im lặng, Lodi cất tiếng, với giọng run run, cầu khẩn chàng suy nghĩ lại quyết định của mình. Ông lão toan thuyết phục tiếp thì Bá tước Aquila chặn lại.
“Tôi đã cân nhắc kĩ rồi, thưa ngài Fabrizio,” chàng trả lời dứt khoát, “giờ không gì có thể lay chuyển được tôi đâu. Nhưng tôi xin hứa với các ngài điều này: tôi sẽ đi cùng các ngài tới Babbiano và tìm cách thuyết phục anh họ tôi. Tôi sẽ làm hơn thế; tôi sẽ thuyết phục Công tước trao cho tôi quyền chỉ huy quân đội, và nếu được ngài chấp thuận, tôi sẽ tổ chức lại lực lượng của chúng ta, đồng thời tìm cách liên minh với các nước láng giềng để bảo đảm, ít nhất ở mức độ nào đó, an ninh của chúng ta.”
Đám quý tộc vẫn cố tìm cách thuyết phục chàng, nhưng nỗ lực của họ trở nên vô ích trước sự kiên quyết của chàng, thế là cuối cùng, Lodi, khuôn mặt rầu rĩ, bèn đứng lên cảm ơn vì chàng đã hứa sẽ tác động tới Gian Maria.
“Ít nhất chúng tôi cũng xin cảm ơn ngài Bá tước về chuyện này, còn về phần mình, chúng tôi sẽ tận dụng mọi ảnh hưởng chúng tôi có được ở Babbiano để chức chỉ huy quân đội được trao cho ngài. Chúng tôi vẫn muốn thấy ngài được tôn vinh ở một địa vị cao quý hơn, và nếu sau đấy ngài cân nhắc lại...”
“Xin hãy từ bỏ hi vọng đó,” Bá tước trả lời, lắc đầu nghiêm nghị. Đột nhiên, trước khi có ai kịp nói thêm điều gì, chàng trẻ tuổi Fanfulla degli Arcipreti bỗng đứng bật dậy, đôi lông mày nhíu lại, vẻ cảnh giác dần hiện rõ trên khuôn mặt điển trai. Chàng đứng yên một giây như vậy rồi lao vội về phía cửa, mở rộng cửa ra rồi đứng lắng nghe, trong khi mọi người đều nhìn theo với vẻ ngạc nhiên. Nhưng không cần đợi đến khi chàng quay lại kêu lên báo động, mọi người đã hiểu nguyên nhân khiến chàng đột nhiên hành động lạ lùng như vậy. Ngay sau khi tiếng động do cánh cửa bị mở đột ngột gây ra vừa dứt, tất cả đều nghe thấy tiếng bước chân theo nhịp đều đặn từ xa vẳng lại.
Hồi chuông cuối cùng chìm dần trong tiếng gió thổi rì rào thê thiết mé sườn đồi, cả sáu người cùng thành kính làm dấu thánh, từ tốn đội mũ rồi nhìn nhau với vẻ dò hỏi. Nhưng trước khi có người nói ra nỗi băn khoăn đang làm tất cả bận tâm, chợt có tiếng gõ nhẹ lên cánh cửa gỗ đã mối mọt.
“Cuối cùng cũng tới rồi!” ông lão Fabrizio da Lodi khẽ kêu lên nhẹ nhõm như trút được gánh nặng, trong khi một người trẻ tuổi cao dong dỏng, ăn mặc bảnh bao sải bước về phía cửa tuân theo cái liếc mắt ra lệnh của Fabrizio rồi mở rộng cửa ra.
Bước qua ngưỡng cửa là một người đàn ông cao lớn, đội mũ rộng vành không có ngù lông, chiếc áo choàng phủ kín người được chàng cởi ra khi bước vào, để lộ y phục vô cùng xoàng xĩnh bên trong. Chiếc áo da được thắt chặt ở ngang hông bởi một dây thắt lưng kết bằng mạng sắt, bên trái đeo một thanh kiếm dài, vỏ kiếm bọc thép khắc hình cây thập giá, trong khi bên hông phải lấp ló cán một con dao găm. Chiếc quần bó màu đỏ được bỏ vào trong ống đôi ủng bằng da không thuộc, đôi ủng dài đến quá gối bó sát ống chân hoàn tất vẻ ngoài thường thấy của một người lính đánh thuê đang khi hết việc làm, nhưng bất chấp vẻ ngoài của chàng, cả sáu quý tộc có mặt trong khung cảnh lạ đời này đều bỏ mũ ra lần nữa, và đứng yên với dáng bộ cung kính chờ đợi.
Chàng dừng lại một chút để bỏ hẳn chiếc áo choàng ra, và người trẻ tuổi đã mở cửa cho chàng vội vã bước tới giúp với vẻ thành thạo đến độ có thể tưởng nhầm anh ta được sinh ra để sắm vai người hầu. Sau đó chàng bỏ mũ, treo ra sau vai, để lộ khuôn mặt trẻ trung anh tuấn, vừa quý phái vừa khỏe khoắn tràn đầy sức sống và mái tóc dày đen nhánh được giữ trong tấm mạng đan bằng chỉ vàng – vật duy nhất cho biết chàng có địa vị cao sang hơn nhiều so với ấn tượng ban đầu.
Chàng nhanh nhẹn bước về phía toán người đang đứng cạnh cái bàn cục mịch trơn nhẫy, đôi mắt đen lướt nhanh qua những khuôn mặt đối diện.
“Thưa các ngài,” chàng lên tiếng, “tôi đã có mặt. Con ngựa của tôi bị què ở cách Sant’ Angelo nửa dặm nên tôi buộc phải đi bộ từ đó đến đây.”
“Đức ông hẳn là đang mệt lắm,” Fabrizio than, với vẻ quan tâm sốt sắng luôn dành cho những người có địa vị. “Mời ngài uống một cốc vang Puglia, thưa ngài. Fanfulla, lại đây,” ông ta gọi anh chàng quý tộc trẻ khi nãy đóng vai người hầu. Nhưng người mới tới đã đưa tay ra cản lại.
“Chuyện đó để sau. Thời giờ lúc này quý hơn các ngài tưởng đấy. Rất có thể, thưa các ngài, nếu không bị buộc phải đi bộ thì tôi đã chẳng bao giờ tới đây được.”
“Tại sao?” một người bật hỏi, bộc lộ sự băn khoăn vừa nảy ra trong đầu đám quý tộc, thậm chí không ai giấu được vẻ thất kinh trên khuôn mặt. “Chẳng lẽ chúng ta bị phản bội?”
“Nếu các ngài đang trong tình thế phải đề phòng sự bội phản, thì có thể đúng là vậy đấy, các bạn thân mến. Trong lúc vừa đi khỏi cây cầu bắc qua Metauro và lần theo lối đi từ cầu lên, tôi chợt nhìn thấy một đốm sáng đo đỏ lập lòe đằng sau mấy bụi cây ven đường. Đốm sáng đỏ ấy chính là ánh mặt trời phản chiếu trên mũ sắt của một gã đang rình rập đằng sau bụi cây. Tôi theo con đường tiến lại gần hơn, mũ kéo thấp xuống vừa đủ để che tối đa khuôn mặt mà vẫn không cản trở tầm nhìn. Đến khi đi ngang qua chỗ gã do thám đang ẩn nấp giữa đám lá mà đáng lẽ đã giấu kín tung tích gã nếu gã không bị ánh mặt trời phản chiếu trên mũ sắt làm lộ, tôi nhận rõ khuôn mặt quỷ quyệt của Masuccio Torri.” Tiếng huyên náo dậy lên trong đám quý tộc, nỗi khiếp đảm trên gương mặt họ càng lộ rõ, một vài người thậm chí tái cả mặt đi. “Hắn rình mò ai mới được chứ? Tôi tự hỏi như vậy, rồi tìm được câu trả lời là hắn đang đợi tôi. Nếu tôi đoán không sai, hắn còn biết rõ quãng đường tôi phải đi, vì vậy hắn không hề lường đến chuyện tôi lại đi bộ, và tất nhiên, cả việc tôi có thể tới đây dưới bộ cánh như thế này. Vậy là, nhờ sự tình cờ cũng như chiếc mũ và chiếc áo choàng tôi dùng để ngụy trang kín người, hắn đã để tôi đi qua mà không đoái hoài gì.”
“Trước Đức Mẹ đồng trinh!” Fabrizio kích động kêu lên, “Tôi xin thề rằng ngài đã kết luận sai lầm rồi. Ngoài sáu chúng tôi chẳng ai khác trên toàn đất Italia này biết ngài tới đây. Và tôi có thể thề trên cây thánh giá rằng không ai trong chúng tôi hé môi để lộ ra ngoài.”
Ông ta quay sang nhìn những người còn lại như muốn tìm kiếm sự đồng tình, và ngay lập tức, tất cả đều xác nhận lời viên quý tộc già bằng những lời thề không kém phần hùng hồn cho tới khi người mới đến phải giơ tay ra dấu họ mới yên lặng.
“Cả tôi cũng không hề hé ra với ai,” chàng trấn an họ, “vì tôi tôn trọng ngài, Fabrizio. Thế nhưng... Tại sao Masuccio lại nấp né như kẻ trộm bên vệ đường như thế?” Chàng tiếp tục, với một giọng hơi khác, “Thưa các ngài, tôi không biết các ngài hẹn tôi đến đây làm gì, nhưng nếu các ngài có ý mưu phản, tôi e là các ngài nên dè chừng! Công tước đã biết âm mưu của các ngài, hoặc chí ít cũng nghi ngờ. Nếu tên do thám đó không phải được cử đi theo dõi tôi, thì chắc chắn, gã có nhiệm vụ theo dõi và bẩm lại cho Công tước chủ của hắn tên những người có mặt tại buổi họp này.”
Fabrizio nhún vai tỏ vẻ dửng dưng coi thường, thái độ này được Ferrabraccio đứng bên cạnh chia sẻ.
“Cứ để ông ta biết,” sau cùng một nụ cười nửa miệng nham hiểm hiện lên trên gương mặt thô kệch của viên quý tộc già. “Ông ta có biết thì cũng quá muộn rồi.”
Người mới đến hơi ngả đầu ra sau, đôi mắt đen sâu thăm thẳm, ngạo mạn của chàng sáng lên nửa như băn khoăn, nửa như đã vỡ lẽ. Chàng thở dài.
“Vậy là tôi đã đoán đúng,” chàng lạnh lùng nói. “Các ngài quả nhiên đang có ý phản nghịch.”
“Thưa ngài Bá tước Aquila,” Fabrizio đáp lời chàng. “Chúng tôi phản bội một người để tận trung phục vụ một đất nước.”
“Nước nào vậy?” Bá tước Aquila vặn lại vẻ khinh miệt.
“Công quốc Babbiano,” lão đáp.
“Các ngài phản bội Công tước để trung thành với công quốc?” chàng hỏi, giọng càng có vẻ khinh bỉ. “Thưa các ngài, cái lí lẽ này tôi thấy khó mà tiêu hóa được.”
Đám người dự mưu lặng lẽ trao đổi với nhau những cái nhìn giống như những kẻ đã bị vạch trần chân tướng. Họ không hề chờ đợi một thái độ như vậy từ phía chàng Bá tước, và đưa mắt nhìn nhau cân nhắc xem liệu có nên đi xa hơn không. Cuối cùng, khẽ thở dài, Fabrizio da Lodi quay về phía Bá tước Aquila.
“Thưa ngài Bá tước,” ông ta cất lời, giọng nghiêm trang, bình thản.
“Tôi là một người già cả, tên tuổi của tôi cũng như của gia đình tôi chưa hề có chút tì vết. Ngài không thể cho tôi là kẻ bại hoại đến mức đã ngần này tuổi đầu còn cả gan nhúng tay vào những chuyện có thể làm hoen ố danh dự bản thân hay gia đình mình. Bị gọi là kẻ phản nghịch, thưa ngài, không khác gì bị gán cho một cái danh độc địa, và tôi tin rằng tôi cũng như những người bạn của tôi đây không ai đáng bị kết án nặng nề như thế. Thưa đức ông, làm ơn hãy lắng nghe tôi nói hết; và khi đã nghe xong đầu đuôi, hãy phán xét chúng tôi. Không, chúng tôi trông đợi ở ngài nhiều hơn sự phán xét, thưa ngài Bá tước. Chúng tôi mong ngài hãy dẫn dắt chúng tôi cứu quê hương mình khỏi mối hiểm nguy đang rình rập, đồng thời chúng tôi xin hứa sẽ không manh động khi chưa được ngài chấp thuận – sẽ chỉ làm theo sự chỉ huy của ngài.”
Francesco del Falco, Bá tước Aquila, nhìn viên quý tộc già, vẻ khinh miệt không còn nữa, thay vào đó là cái nhìn đầy suy tư pha lẫn ngạc nhiên. Chàng khẽ gật đầu như để chấp nhận lời thỉnh cầu.
“Xin ngài cứ nói,” chàng chỉ đáp có vậy, và khi Fabrizio chực nói tiếp thì Ferrabraccio chen ngang vào yêu cầu Bá tước Aquila thề trên danh dự hiệp sĩ sẽ không phản bội họ trong trường hợp chàng từ chối lời thỉnh cầu họ vừa đưa ra. Sau khi chàng thề và mỗi người đều đã xoay xở tìm được cho mình một chỗ ngồi tàm tạm trong căn lều cũ nát, Fabrizio lại tiếp tục vai trò phát ngôn viên cho cả toán quý tộc dự mưu, và tiết lộ lí do ông ta mời Bá tước đến dự cuộc họp của họ.
Mở đầu bằng vài câu ngắn gọn, ông ta tóm lược nhân cách của Gian Maria Sforza, Công tước tại vị của Babbiano, người đã được ông bác hùng mạnh Lodovico Sforza, Công tước Milan, đặt lên ngai. Ông ta vạch trần sự xa hoa quá độ, những cuộc truy hoan thâu đêm suốt sáng và thói quen chểnh mảng chính sự, cũng như sự bê trễ của đức ông Công tước trong việc hoàn thành những trách nhiệm mà tước vị cao quý của ngài đòi hỏi. Tất cả được Fabrizio nhắc đến bằng thái độ hết sức chừng mực và tế nhị, một sự thận trọng hoàn toàn không thừa vì Francesco del Falco chính là em họ Công tước.
“Đến lúc này, thưa ngài,” ông ta tiếp tục, “ngài không thể không biết sự bất mãn với Công tước anh họ ngài đang lan rộng trong dân chúng. Năm ngoái đã xảy ra vụ mưu phản của Bacolino, giả như vụ này thành công, có lẽ chúng ta đã rơi vào tay Florence rồi. Vụ bạo động đó bất thành, nhưng một cuộc nổi loạn tiếp theo rất có thể sẽ không thất bại. Việc Công tước ngày càng mất lòng dân trầm trọng có thể lôi kéo nhiều người hưởng ứng hơn một khi bạo loạn lại nổ ra, và có thể chúng ta sẽ không còn một quốc gia độc lập nữa. Sự tồn vong của nước nhà đang bị đe dọa, cũng có nghĩa là chúng ta đang bị đe dọa. Không chỉ bởi nội loạn, mà cả ngoại xâm nữa. Kẻ xâm lăng đó chính là Cesare Borgia. Quyền lực ghê gớm của hắn lan nhanh như dịch bệnh trên toàn cõi Italia mà hắn đang ngoạm dần từng mảng chẳng khác gì một chùm nho – hết quả này đến quả khác. Đôi mắt tham lam của hắn đã bắt đầu nhòm ngó đến chúng ta, mà chúng ta – hoàn toàn chưa chuẩn bị sẵn sàng – có gì trong tay để đương đầu với sức mạnh áp đảo của Công tước Valentinois? Tất cả những điều đó ngài Công tước của chúng ta đều biết, vì chúng tôi đã nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần với đức ngài, cũng như chúng tôi đã chỉ ra cho ngài lối thoát. Thế nhưng xem ra với mối nguy hiểm đang đe dọa mình, ngài Công tước cũng phớt lờ như ngài đã luôn dửng dưng với sự cứu rỗi bản thân. Thời giờ của ngài dành toàn bộ cho tiệc tùng, khiêu vũ, săn bắn và đủ trò tiêu khiển hạ cấp, và nếu chúng tôi có đánh bạo ngỏ lời can ngăn thì nguyền rủa và đe dọa là hồi đáp duy nhất chúng tôi nhận được.”
Lodi ngừng lại, dường như nhận ra mình bắt đầu không kiềm chế nổi sự phẫn nộ trong lời nói. Nhưng trái lại, các chiến hữu của ông, một cách vô thức, tiếp tục lầm rầm khẳng định một cách phẫn nộ ngay cả khi viên quý tộc già đã ngừng lời. Francesco nhíu mày, thở dài.
“Hỡi ôi! Tôi cũng hoàn toàn ý thức được mối nguy hiểm các ngài nói tới. Nhưng... các ngài trông đợi gì ở tôi? Tại sao lại kể với tôi nỗi lo của các ngài? Tôi đâu phải là chính khách.”
“Chúng ta không cần đến chính khách ở đây, thưa ngài. Babbiano cần một người chỉ huy, một nhà thao lược để tổ chức quân đội chống lại cuộc xâm lăng sắp tới – hay đúng hơn là đã bắt đầu. Tóm lại, thưa ngài Bá tước, chúng tôi cần một chiến binh như ngài. Trên toàn cõi Italia này còn có ai – cho dù phụ nữ hay trẻ con – là không biết đến lòng dũng cảm của Bá tước Aquila? Những kì công anh hùng của ngài trong cuộc chiến giữa Pisa và Florence, những chiến thắng oanh liệt và tài thao lược của ngài dưới màu cờ Venice, tất cả đã trở thành đề tài cho những thiên anh hùng ca.”
“Ngài Fabrizio!” Francesco kêu khẽ, tìm cách hãm lại tràng ca tụng nhiệt tình của người đối diện, lúc này gò má rám nắng của chàng đã hơi đỏ lên. Nhưng Lodi vẫn tiếp tục, hoàn toàn không để ý:
“Và ngài, Bá tước, một người đã thể hiện lòng can đảm như thế khi làm tư lệnh lính đánh thuê cho nước ngoài, lẽ nào lại chần chừ khi đem tài thao lược và sự can trường của bản thân ra chống lại kẻ thù của chính quê hương mình? Không bao giờ, thưa đức ngài. Chúng tôi hiểu rõ lòng yêu nước của Francesco del Falco, và hi vọng vào điều đó.”
“Và các ngài đã không lầm,” chàng trả lời chắc nịch, “Khi cần thiết các ngài sẽ thấy tôi luôn sẵn sàng. Nhưng trước lúc đó, tại sao các ngài không nói với Công tước về tất cả sự chuẩn bị cần thiết – như đã nói với tôi?”
Một nụ cười ảm đạm thoáng qua khuôn mặt cao quý của Lodi, trong khi Ferrabraccio, vẫn cái kiểu thẳng ruột ngựa đến lỗ mãng, bật cười mỉa mai rồi trả lời:
“Liệu chúng tôi có thể nói với ông ta về thao lược, về lòng can đảm, về trận mạc được không?” ông đáp. “Làm thế thì cũng ngược đời chẳng khác nào đi nhắc nhở Roderigo Borgia [1] làm tròn bổn phận của đấng chăn chiên; cũng vô ích như đi phun nước hoa lên một đống phân vậy. Những gì nói được với Gian Maria chúng tôi đã nói cả, và cho dù khẩn khoản thỉnh cầu ông ta cũng vô ích hệt như với ngài, chúng tôi cũng đã chỉ ra cho ông ta một cách khác để cứu nguy Babbiano và ngăn chặn cuộc tấn công của Cesare Borgia.”
[1] Tức giáo hoàng Alexander VI (1492 – 1503), cha đẻ của Cesare Borgia, nổi tiếng ăn chơi phong lưu nhất Italia thời bấy giờ.
“A! Và cách đó là gì vậy?” chàng Bá tước hỏi lại, hướng ánh mắt sang Fabrizio.
“Một cuộc hôn nhân với gia đình Công tước Urbino,” Lodi trả lời. “Guidobaldo có hai cô cháu gái. Chúng tôi đã đánh tiếng với ông ta, và ông ta cũng sẵn sàng chấp nhận cuộc hôn nhân mà chúng tôi đề nghị. Trở thành thông gia với gia đình Montefeitro, chúng ta sẽ không chỉ nhận được sự giúp đỡ từ Guidobaldo, mà cả từ các lãnh chúa Bologna, Perugia, Camerino, cũng như một số nước nhỏ khác hiện đã là liên minh với Urbino. Như thế chúng ta có thể đối đầu với Cesare Borgia bằng một liên minh hùng mạnh đủ để khiến y không bao giờ dám đặt chân lên lãnh thổ của chúng.
“Tôi cũng đã nghe loáng thoáng về chuyện này,” Francesco nói. “Nếu thành công đó sẽ là một nước cờ khôn ngoan. Đáng tiếc là cuộc thương lượng không đi đến đâu cả.”
“Thế nhưng tại sao nó lại không đi đến đâu? Quỷ tha ma bắt, tại sao?” Ferrabraccio nóng nảy gầm lên, nắm tay hộ pháp đấm mạnh xuống chiếc bàn như muốn đập vụn nó ra từng mảnh. “Tại vì Gian Maria không có hứng lấy vợ! Cô bé chúng tôi làm mối cho ông ta xinh xắn như một nàng tiên, ấy thế mà ngay cả đi xem mặt ông ta cũng không màng. Bởi vì ở Babbiano có một cô ả...”
“Thưa ngài Bá tước,” Fabrizio vội vàng cắt ngang, sợ rằng câu chuyện sẽ đi theo chiều hướng khác, “mọi chuyện đúng như Ferrabraccio đã nói. Đức ông Công tước không muốn cưới vợ. Và chính chuyện này đã khiến chúng tôi quyết định hẹn gặp ngài ở đây tối nay. Công tước sẽ chẳng làm gì để cứu công quốc, thế nên chúng tôi chỉ còn biết trông cậy vào ngài. Dân chúng đứng về phía chúng tôi, trên khắp đường phố Babbiano mọi người nói công khai rằng họ muốn có một vị Công tước như ngài để trị vì và bảo vệ họ. Thể theo ý nguyện thiêng liêng của người dân,” viên quý tộc già đứng dậy, kết thúc với giọng run rẩy vì xúc động, “và nói lên nguyện vọng của dân, mà chúng tôi chỉ là đại diện, giờ đây chúng tôi xin trao cho ngài vương miện Công tước của Babbiano. Hãy trở về cùng chúng tôi đêm nay, thưa chúa công, và sáng mai, chỉ cần hai mươi tên lính hộ tống, chúng ta sẽ tiến vào Babbiano để suy tôn ngài làm Công tước. Ngài cũng không phải lo đến sự chống trả nào, cho dù nhỏ nhất. Ở Babbiano chỉ một người còn trung thành với Gian Maria – chính là gã Masuccio mà ngài kể đã trông thấy hồi tối – mà cũng chỉ vì Gian Maria đã trả tiền để mua lòng trung thành của gã và năm chục tên lính đánh thuê Thụy Sĩ. Hãy hành động, thưa đức ông! Hãy để lí trí của ngài nói với ngài xem một người đàn ông trung thực có cần đắn đo hay không trước khi phế bỏ một ông hoàng mà ngai vàng chỉ được che chở bởi sự bảo vệ thuê mướn từ năm mươi tay lính đánh thuê nước ngoài.”
Tiếp theo bài diễn thuyết đầy ấn tượng là một khoảng yên lặng. Lodi vẫn đứng, những người khác đều ngồi, ánh mắt khẩn khoản dồn về phía chàng Bá tước, tai dỏng lên nơm nớp chờ đợi câu trả lời. Họ im lặng như vậy một lúc lâu, trong khi Bá tước Aquila vẫn bất động như một bức. Chàng ngồi lặng thinh, tay nắm chặt thành ghế, đầu khẽ cúi dần về phía trước đến khi cằm chạm ngực, vầng trán cao nhíu lại, tối sầm. Trong khi mọi người chờ đợi câu trả lời của chàng, một cuộc đấu tranh nội tâm âm thầm bùng lên dữ dội trong chàng. Quyền lực chàng không hề trông đợi chợt đến quá bất ngờ ngay trong tầm tay, và sẽ là của chàng, chỉ cần chàng dang rộng vòng tay ra đón nhận, thoáng chốc đã làm chàng hoa mắt. Nhanh như một tia chớp chàng thấy mình trở thành Công tước Babbiano. Trôi qua vùn vụt trước mắt chàng là một tiền đồ hiển hách, nó sẽ khiến tên tuổi của chàng và tiếng tăm của Babbiano lan rộng khắp Italia. Lòng ái quốc và tài thao lược của chàng sẽ đưa Babbiano từ một công quốc vô danh lên ngang hàng những thế lực hùng mạnh nhất Italia – đối trọng của Florence, Venice hay Milan. Chàng như đã nhìn thấy lãnh thổ công quốc không ngừng mở rộng, các nước láng giềng trở thành chư hầu dưới sự áp chế của chàng. Chàng nhìn thấy mình chiếm lấy từng dặm đất Romagna từ tay gã Borgia thô thiển, săn lùng gã tới kì cùng như chàng vẫn săn lợn rừng ở vùng đầm lầy Commachio, hoặc buộc gã phải bỏ chạy về tận Vatican nấp sau vạt áo chùng của cha gã – lãnh địa cuối cùng chàng cho phép gã được đặt chân đến trên trái đất. Chàng mơ màng về một Babbiano mà tất cả các nước cộng hòa rộng lớn phải cầu cạnh, phải tìm kiếm sự liên minh để chống lại mối đe dọa từ Pháp và Tây Ban Nha. Chàng nhìn thấy tất cả lướt qua trước mắt, và Cám Dỗ như đã siết chặt tâm hồn thượng võ của chàng trong vòng đai thép. Nhưng rồi một bức tranh hoàn toàn khác hiện ra trước mắt chàng. Thời bình chàng sẽ làm gì đây? Trong cung điện chàng luôn cảm thấy buồn chán vô vị. Chàng được sinh ra để sống cuộc đời phóng khoáng của một người lính chứ không phải trong không khí tù hãm chốn cung đình. Để đánh đổi lấy quyền lực chàng sẽ phải hi sinh gì chứ? Tự do vô giá của chàng. Để trở thành chủ nhân của người khác trong một số việc, để làm nô lệ cho họ trong nhiều việc hơn. Trên danh nghĩa là người trị vì, nhưng trên thực tế lại là kẻ bị cai quản đủ đường, cho tới khi chàng không còn làm hài lòng được các chủ nhân thực sự của chàng nữa, đến lúc đó thì cũng vào một buổi hội họp như đêm nay, người ta sẽ lại âm mưu thay thế chàng bằng người khác như chàng đang được mời mọc soán ngôi Gian Maria. Cuối cùng, chàng nghĩ tới người mà chàng đang được thúc giục tiếm ngôi. Đó là anh họ chàng, con trai người chị gái của cha chàng, một người trong huyết quản đang chảy cùng dòng máu với chàng.
Hồi lâu sau, chàng ngẩng đầu lên nhìn những khuôn mặt lo lắng tranh tối tranh sáng dưới ánh đèn tù mù. Một nụ cười lạnh lùng vụt thoáng qua trên khóe môi cương nghị của chàng.
“Tôi lấy làm biết ơn vì vinh dự lớn lao các ngài đã dành cho tôi,” chàng từ tốn trả lời, “một vinh hạnh mà tôi e mình hoàn toàn không xứng đáng.”
Tất cả liền đồng thanh lên tiếng phản đối.
“Chí ít đó là một vinh dự tôi không thể chấp nhận.” Tiếp theo là một khoảnh khắc im lặng, khuôn mặt đám quý tộc dự mưu đang hăng hái nhiệt tình bỗng chốc ỉu xìu bất bình.
“Nhưng tại sao, thưa ngài?” cuối cùng ông lão Fabrizio kêu lên, đưa tay về phía chàng, giọng nghẹn ngào. “Đức Mẹ Thánh Thần ơi! Tại sao kia chứ?”
“Cho các ngài biết một trong số rất nhiều lí do nhé – bởi vì người các ngài yêu cầu tôi lật đổ và tiếm quyền là người cùng huyết thống với tôi.” Và nếu giọng nói của chàng không hoàn toàn bình thản thì đám người dự mưu có thể đã cho rằng chàng đang quở trách bọn họ.
“Tôi cứ nghĩ,” anh chàng Fanfulla bảnh bao đánh liều chen vào, “với một người như Bá tước, nước nhà và lòng ái quốc sẽ quan trọng hơn huyết thống cơ đấy.”
“Cậu nghĩ không sai đâu, Fanfulla. Tôi chẳng vừa nói rằng đó chỉ là một trong số các lí do khác sao? Hãy nói thử xem, thưa các ngài, lí do nào khiến các ngài tin tôi sẽ trị vì các ngài một cách công minh và khôn ngoan? Tình cờ vào lúc khủng hoảng này, khi mà Babbiano đang bị đe dọa, nó cần một người lãnh đạo. Nhưng đừng để điều này huyễn hoặc các ngài, vì sẽ có lúc một người như thế không còn thích hợp cho việc trị quốc nữa, cũng như trường hợp của Công tước tại vị trong hoàn cảnh hiện nay. Đến lúc đó thì sao đây? Một chàng hiệp sĩ lang thang sẽ là một triều thần biếng nhác và một chính khách tồi. Cuối cùng, các bạn thân mến – vì các bạn muốn biết tất cả những gì diễn ra trong trái tim tôi – còn một sự thật nữa là tôi cũng tương đối yêu quý bản thân mình. Tôi yêu tự do của bản thân, và không hề muốn chết ngạt trong bầu không khí ngập mùi nước hoa của cung đình. Các ngài thấy đấy, tôi đang thẳng thắn với các ngài. Tôi luôn ưa thích lang bạt khắp thế gian này, khí giới mang sau lưng, tự do như cơn gió trên trời cao. Liệu một chiếc vương miện Công tước và một chiếc áo choàng tím...” Chàng ngừng lời, bật cười vang thành tiếng. “Vậy đấy, thưa các ngài! Các ngài đã có quá đủ lí do rồi. Một lần nữa cảm ơn các ngài, và lấy làm tiếc rằng, để được là chính mình, tôi không thể trở thành người các ngài muốn.” Chàng ngồi lại xuống ghế, nhìn họ với ánh mắt chưa khi nào lại nuối tiếc đến thế, sau một giây im lặng, Lodi cất tiếng, với giọng run run, cầu khẩn chàng suy nghĩ lại quyết định của mình. Ông lão toan thuyết phục tiếp thì Bá tước Aquila chặn lại.
“Tôi đã cân nhắc kĩ rồi, thưa ngài Fabrizio,” chàng trả lời dứt khoát, “giờ không gì có thể lay chuyển được tôi đâu. Nhưng tôi xin hứa với các ngài điều này: tôi sẽ đi cùng các ngài tới Babbiano và tìm cách thuyết phục anh họ tôi. Tôi sẽ làm hơn thế; tôi sẽ thuyết phục Công tước trao cho tôi quyền chỉ huy quân đội, và nếu được ngài chấp thuận, tôi sẽ tổ chức lại lực lượng của chúng ta, đồng thời tìm cách liên minh với các nước láng giềng để bảo đảm, ít nhất ở mức độ nào đó, an ninh của chúng ta.”
Đám quý tộc vẫn cố tìm cách thuyết phục chàng, nhưng nỗ lực của họ trở nên vô ích trước sự kiên quyết của chàng, thế là cuối cùng, Lodi, khuôn mặt rầu rĩ, bèn đứng lên cảm ơn vì chàng đã hứa sẽ tác động tới Gian Maria.
“Ít nhất chúng tôi cũng xin cảm ơn ngài Bá tước về chuyện này, còn về phần mình, chúng tôi sẽ tận dụng mọi ảnh hưởng chúng tôi có được ở Babbiano để chức chỉ huy quân đội được trao cho ngài. Chúng tôi vẫn muốn thấy ngài được tôn vinh ở một địa vị cao quý hơn, và nếu sau đấy ngài cân nhắc lại...”
“Xin hãy từ bỏ hi vọng đó,” Bá tước trả lời, lắc đầu nghiêm nghị. Đột nhiên, trước khi có ai kịp nói thêm điều gì, chàng trẻ tuổi Fanfulla degli Arcipreti bỗng đứng bật dậy, đôi lông mày nhíu lại, vẻ cảnh giác dần hiện rõ trên khuôn mặt điển trai. Chàng đứng yên một giây như vậy rồi lao vội về phía cửa, mở rộng cửa ra rồi đứng lắng nghe, trong khi mọi người đều nhìn theo với vẻ ngạc nhiên. Nhưng không cần đợi đến khi chàng quay lại kêu lên báo động, mọi người đã hiểu nguyên nhân khiến chàng đột nhiên hành động lạ lùng như vậy. Ngay sau khi tiếng động do cánh cửa bị mở đột ngột gây ra vừa dứt, tất cả đều nghe thấy tiếng bước chân theo nhịp đều đặn từ xa vẳng lại.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook