Nào Hay Xuân Mênh Mông
-
Chương 99: Rút Khỏi Thành
Vân Đồn vốn là một quần đảo và cảng biển, người dân chủ yếu đều lấy việc buôn bán với người phương Bắc làm kế sinh nhai. May mặc dựa vào khách buôn phương Bắc, quần áo, đồ dùng đều theo tục của người Bắc.
Lúc Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, thấy vậy liền ra lệnh cho quân trấn giữ để ngăn phòng giặc thì không thể đội nón của phương Bắc, sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt mà phải đội nón Ma Lôi, ai trái tất phải phạt.
Thực tế trước đó tên Trần Khánh Dư này đã ngầm sai người nhà mua nón Ma Lôi, thuyền chở nón đã đến đậu trong cảng. Lệnh vừa ban ra là anh ta lại ngầm sai người phao tin rằng hôm qua thấy trước vùng biển có thuyền chở nón Ma Lôi đến đậu.
Quả nhiên người dân nhận được tin vội vàng tranh nhau mua nón. Ban đầu mua không tới một tiền, sau một chiếc nón đổi một tấm vải, số vải thu được tới hàng nghìn tấm.
Tôi nghe xong thì phải há hốc mồm kinh sợ, Trần Khánh Dư này hoá ra thích kinh doanh buôn bán, nhưng số phận lại đưa đẩy làm tướng chăng?
Ngày trước anh ta bán than có vẻ cũng rất là khá khẩm, nếu như anh ta không sinh ra trong gia đình nhà quý tộc thì nói không chừng...ầy, Đại Việt lại có một phú hộ có tài sản ngang ngửa với quốc khố rồi.
Trần Khâm lại cười mỉa mai:
"Lúc tôi cất quân đến đây vô tình nghe một câu của bọn con buôn phương Bắc rằng: "Vân Đồn gà chó hết thảy đều kinh sợ". Câu này nghe giống như là mượn ý sợ uy danh của anh ta, thực chất lại là đang châm biếm."
Tôi lại ồ một tiếng, thắc mắc:
"Thế chàng không làm gì anh ta à?"
"Theo em thì phải làm gì?" – Trần Khâm ý cười càng đậm – "Bán thì cũng đã bán rồi, bọn con buôn hầu hết cũng đầy mưu ma chước quỷ, anh ta có thể áp chế được bọn chúng cũng xem như là tài lẻ của anh ta."
Nhưng rốt cuộc thì Trần Khánh Dư khiến lòng quân chán ghét vì cái thói mưu lợi của anh ta mà chẳng hết sức hết lòng, tuy nhìn qua thì việc này không phải là bề nổi nhưng cũng góp phần không nhỏ vào thất bại. Huống hồ gã này trước nay tôi còn nghe phong thanh việc anh ta coi tướng là chim ưng, coi quân lính như gà vịt, quả thực là hống hách lắm thay.
"Bởi vậy phàm là anh ta đóng quân ở nơi nào, người ở nơi đó đều rất ghét bởi cái thói tham lam tư lợi. – Trần Khâm tiếp tục bổ sung."
Tôi lại không tin Trần Khâm chịu bỏ qua cho Trần Khánh Dư một mình chiếm lợi, gặng hỏi một hồi thì anh ta mới nói:
"Thất bại lần này tổn thất không ít, sung làm của công thôi."
Ôi cái giai cấp thống trị nhà anh.
Sau khi đánh mấy trận thì cục diện hiện tại chính là Vạn Kiếp trở thành cứ điểm chính của Thoát Hoan, với sự hội quân của thủy binh Ô Mã Nhi cùng với nhánh quân đã tách ra từ trước hết thảy đều thu về một mối.
Quân Thát vẫn còn một cánh đang nằm lại ở Phú Lương vì bị Trần Nhật Duật chặn đánh, hiện tại vẫn còn đang giằng co chưa rõ sống chết chờ đợi Thoát Hoan cử binh đến giải vây.
Nhưng cho dù là Trần Nhật Duật thì với khí thế này của chúng, đến ngày chúng vươn tay tới kinh thành thì ắt hẳn Trần Nhật Duật cũng sẽ bị cô lập mà thôi.
Lúc này cha tôi đang đóng ở bờ sông Đuống truyền tin rằng Thoát Hoan đã bố trí cả quân bộ và quân thủy dày đặc khắp các ngả sông, lại dựa vào thế núi Chí Linh và Phả Lại mà xây dựng thành gỗ và kho lương rất kỳ công. Thế nên Trần Khâm vừa về đến đã cử tướng đem Thánh Dực quân đến viện trợ.
Trừ khi là trí nhớ quá kém, còn nếu không Thoát Hoan ở Vạn Kiếp giống như con hổ thỏa sức vùng vẫy trong khu rừng. Thoát Hoan so ra còn rành rẽ từng ngóc ngách ở đấy hơn là tôi nữa, dù sao thì cũng là kẻ từng lăn lộn tranh đoạt sự sống trong cái chết ngần ấy năm. Anh ta đi nước cờ này quả thật là không thể chê vào đâu được.
Lần này đã có kinh nghiệm, Trần Thì Kiến cùng mấy phụ tá làm công tác sơ tán kinh thành hết sức nhanh chóng, không uổng từng ấy năm ăn cơm mặc áo của triều đình.Bao nhiêu năm anh ta lăn lộn chốn quan trường, đến nay vợ con đuề huề, rất ra dáng một người chủ gia.
Trần Khâm đối với anh ta vô cùng ưu ái, trước là phụ tá đắc lực đi theo bên mình, nay tuy không thường xuyên túc trực nhưng có việc vẫn vô cùng trọng dụng, phàm là việc gì đều luôn nghĩ tới anh ta trước tiên.
Riêng tôi lại cảm thấy thế đạo này lại đúng với bốn chữ "chủ nào tớ đó". Giống như ngày trước anh ta mở miệng ra trổ tài bói toán cho tôi, nói tôi có số giàu sang phú quý lại còn có số phận sẽ ở kinh thành. Sau này dù đúng thật là như thế nhưng tôi lại đồ rằng liệu anh ta tự mình bói ra thật, hay là do Trần Khâm ở phía sau động tay động chân.
Khi đánh với quân Thát vào những năm trước, có lần Trần Khâm lại sai anh ta bói toán được quẻ Dự biến sáng quẻ Chấn là tốt. Mùa hạ năm sau, quả nhiên quân Thát đại bại, đúng y như lời đoán của anh ta.
Tôi lại ngẫm nghĩ một phen. Nếu lúc ấy Trần Thì Kiến đoán là quân ta thua liệu anh ta có bị đổ cho cái tội mê hoặc quân vương, làm nhục chí quần thần không nhỉ?
Kể từ dạo đó uy tín trong chốn quan trường của anh ta càng thêm tăng vọt, vốn là một người trẻ tuổi chẳng hề có gốc gác phải dựa vào phủ Hưng Đạo tiến cử vào làm quan mà nay lại được làm An phủ sứ một lộ lớn, nổi tiếng thanh liêm, có tài đoán quẻ lại chưa từng phạm phải cái sai nào. Loại người thông minh thức thời như là anh ta cho dù đôi lúc hành xử có chút lạ lùng, nhưng sợ là vẫn còn tiến xa lắm.
Đến năm nay Trần Thì Kiến gieo được quẻ Quán biến sang quẻ Hoán, rồi đoán: "Hoán nghĩa là tan, là điềm giặc tan". Dù tôi không tin tưởng lắm mấy trò trông qua có vẻ cao siêu này, nhưng vốn những thứ mà các cụ đã để lại ắt hẳn cũng được đúc kết lại để truyền cho con cháu đời sau, tốt xấu gì những thứ đi vào sách vở cũng đều có lý do của nó.
Tối đó tôi ngồi bế Huyền Trân mới chợp mắt được một lát, mơ mơ màng màng đã nghe tiếng trống hiệu, biết là có sự không ổn liền ngay lập tức tỉnh táo hẳn.
Tôi mặc dù không đến nỗi phải mặc giáp đeo gươm nhưng cũng nhanh chóng thay một bộ áo ngắn, lại tiện tay với lấy con dao găm giắt bên hông, ôm Huyền Trân bước ra bên ngoài.
Lúc này đèn đuốc đã đốt sáng rực cả một khoảng sân, Thụy Hương dắt tay Quốc Chẩn cũng thu dọn đồ đạc ổn thỏa đang đứng đợi tôi phía trước, có mấy binh sĩ cấm vệ quân đã đứng đợi sẵn phía trước cửa cung.
Bấy giờ tôi mới biết hóa ra là do cha tôi phó thác cho Phạm Ngũ Lão đưa một toán quân tinh nhuệ trở về hộ tống bọn chúng tôi lên thuyền ra biển đi ngược lên để tránh thế giặc mạnh.
Phạm Ngũ Lão trở về gặp qua không biết bao nhiêu là gian khổ, nếu nói là gặp cướp gặp thổ phỉ thì chi bằng nói chính là lũ gian tế mà Thoát Hoan đã cho trà trộn vào.
Lúc tới nơi chỉ nói được mấy câu ngắn gọn rằng chúng đã đánh vào các vị trí bảo vệ trên sông Đuống, cha tôi phải vừa đánh vừa rút lui về kinh thành. Hiện tại thủy binh của cha tôi vừa về đến nơi, mà bên kia bờ sông Nhị Hà quân Thát cũng đã bao vây hò hét.
Cũng may trước đó Phạm Ngũ Lão đã về tới, vừa gấp rút dọn đường vừa chuẩn bị thuyền cho mấy người bọn tôi rút lui an toàn theo một hướng khác.
Tuy không nghe nói nhưng theo tôi suy đoán thì có lẽ lúc này ngay cả đội quân của Trần Nhật Duật e cũng rơi vào cảnh thất bại rồi, thế nên Thoát Hoan mới có đủ tự tin mà hoành hành ngang dọc như thế.
Trong lúc di chuyển ra chiến thuyền thì cha tôi đã sai người giả vờ đi cầu hòa, tình thế mới có vẻ êm xuôi. Tôi lại quên mất hiện giờ bên cạnh anh ta lại chính là kẻ lòng đầy mưu kế Trần Ích Tắc.
Thoát Hoan là kẻ âm hiểm mưu mô nhưng chưa chắc có thể sánh ngang với Trần Ích Tắc, lại nghĩ với ba tấc lưỡi của anh ta Thoát Hoan sẽ tin sái cổ cũng nên. Cho dù là lưỡng lự có lẽ cũng đủ để bọn tôi rút lui an toàn rồi.
Đương nhiên việc này chỉ là do tôi suy đoán lung tung, việc bên trại giặc vốn là thứ khó lường mà bất cứ ai cũng không thể đoán được, có thể là một giây trước anh có thể sống, một giây sau cổ của anh đã đứt lìa.
Rồng rắn kéo nhau ra bãi thuyền đã thấy cha tôi kính cẩn đứng ở đấy, dưới ánh đuốc lập lòe bóng dáng người gầy gò nhưng rắn chắc, vẻ mặt đen rám nắng, giống như những ngày gần đây chịu không ít khổ cực.
Đến lúc lên thuyền bỗng nhiên nghe đùng đoàng mấy tiếng, Trần Khâm đỡ lấy tôi vào trong khoang, nhỏ giọng hỏi:
"Đã bắt đầu rồi sao?"
Cha tôi gật đầu, lại chau mày đáp:
"Có vẻ là hơi sớm." – Nói xong thì quay sang ra lệnh nhổ neo – "Mau đi thôi!"
Kế hoạch ban đầu là nghị hòa, sau đó đợi Quan gia và Thượng hoàng rút lui ổn thỏa thì Chiêu Minh vương sẽ sai quân vừa bắn đá đánh lạc hướng địch, vừa chia ra nhiều tốp vào trại địch đánh phá lương thực rồi rút lui. Đường lui đã chuẩn bị sẵn, cho dù là gặp truy binh thì cũng khó lòng mà nắm thóp được quân ta.
Nhưng theo như cha tôi nói thì có vẻ tên Thoát Hoan này đã nghi ngờ, còn việc quân ta đánh nhau sớm hơn dự định với chúng chỉ sợ là trong lúc thương lượng đã có cảnh đổ máu.
Đoàn thuyền ban đầu chậm rãi rời khỏi bến cảng, sau lại từ từ tăng tốc, dự định ra khỏi cửa biển sẽ vòng lên Tháp Sơn. Nơi đó có sẵn lương thảo thuốc men, viện binh đã lập đồn chờ sẵn.
Có điều người tính lại không bằng trời tính, vừa gần tới cửa biển thì trời cũng tờ mờ sáng, trong ánh dương rạng lên nơi đằng đông ngoảnh lại bỗng thấy cờ giặc tung bay lấp ló phía sau. Tôi vén mành nhìn ra, toàn bộ chiến thuyền của chúng trông như một bầy ngạc ngư ngẩng đầu lên từ dưới đầm lầy, nhe răng há miệng lộ ra mấy cái nanh nhọn hoắc.
Lúc này mới ước chừng nếu có Trần Khánh Dư ở đây lại hay, với tài năng của anh ta thì việc tạo ra một cuộc đua quy mô lớn như thế này không phải là không có khả năng khiến cho địch thủ bị bỏ xa mất hút.
Đáng tiếc là bọ Thát này quá âm hiểm, bọn chúng ấy vậy mà lái thuyền không một ngọn đuốc, không một tiếng ồn, cứ thế như con hổ dữ rình mồi cả đêm vẫn đang âm thầm tiến sát.
Lúc Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, thấy vậy liền ra lệnh cho quân trấn giữ để ngăn phòng giặc thì không thể đội nón của phương Bắc, sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt mà phải đội nón Ma Lôi, ai trái tất phải phạt.
Thực tế trước đó tên Trần Khánh Dư này đã ngầm sai người nhà mua nón Ma Lôi, thuyền chở nón đã đến đậu trong cảng. Lệnh vừa ban ra là anh ta lại ngầm sai người phao tin rằng hôm qua thấy trước vùng biển có thuyền chở nón Ma Lôi đến đậu.
Quả nhiên người dân nhận được tin vội vàng tranh nhau mua nón. Ban đầu mua không tới một tiền, sau một chiếc nón đổi một tấm vải, số vải thu được tới hàng nghìn tấm.
Tôi nghe xong thì phải há hốc mồm kinh sợ, Trần Khánh Dư này hoá ra thích kinh doanh buôn bán, nhưng số phận lại đưa đẩy làm tướng chăng?
Ngày trước anh ta bán than có vẻ cũng rất là khá khẩm, nếu như anh ta không sinh ra trong gia đình nhà quý tộc thì nói không chừng...ầy, Đại Việt lại có một phú hộ có tài sản ngang ngửa với quốc khố rồi.
Trần Khâm lại cười mỉa mai:
"Lúc tôi cất quân đến đây vô tình nghe một câu của bọn con buôn phương Bắc rằng: "Vân Đồn gà chó hết thảy đều kinh sợ". Câu này nghe giống như là mượn ý sợ uy danh của anh ta, thực chất lại là đang châm biếm."
Tôi lại ồ một tiếng, thắc mắc:
"Thế chàng không làm gì anh ta à?"
"Theo em thì phải làm gì?" – Trần Khâm ý cười càng đậm – "Bán thì cũng đã bán rồi, bọn con buôn hầu hết cũng đầy mưu ma chước quỷ, anh ta có thể áp chế được bọn chúng cũng xem như là tài lẻ của anh ta."
Nhưng rốt cuộc thì Trần Khánh Dư khiến lòng quân chán ghét vì cái thói mưu lợi của anh ta mà chẳng hết sức hết lòng, tuy nhìn qua thì việc này không phải là bề nổi nhưng cũng góp phần không nhỏ vào thất bại. Huống hồ gã này trước nay tôi còn nghe phong thanh việc anh ta coi tướng là chim ưng, coi quân lính như gà vịt, quả thực là hống hách lắm thay.
"Bởi vậy phàm là anh ta đóng quân ở nơi nào, người ở nơi đó đều rất ghét bởi cái thói tham lam tư lợi. – Trần Khâm tiếp tục bổ sung."
Tôi lại không tin Trần Khâm chịu bỏ qua cho Trần Khánh Dư một mình chiếm lợi, gặng hỏi một hồi thì anh ta mới nói:
"Thất bại lần này tổn thất không ít, sung làm của công thôi."
Ôi cái giai cấp thống trị nhà anh.
Sau khi đánh mấy trận thì cục diện hiện tại chính là Vạn Kiếp trở thành cứ điểm chính của Thoát Hoan, với sự hội quân của thủy binh Ô Mã Nhi cùng với nhánh quân đã tách ra từ trước hết thảy đều thu về một mối.
Quân Thát vẫn còn một cánh đang nằm lại ở Phú Lương vì bị Trần Nhật Duật chặn đánh, hiện tại vẫn còn đang giằng co chưa rõ sống chết chờ đợi Thoát Hoan cử binh đến giải vây.
Nhưng cho dù là Trần Nhật Duật thì với khí thế này của chúng, đến ngày chúng vươn tay tới kinh thành thì ắt hẳn Trần Nhật Duật cũng sẽ bị cô lập mà thôi.
Lúc này cha tôi đang đóng ở bờ sông Đuống truyền tin rằng Thoát Hoan đã bố trí cả quân bộ và quân thủy dày đặc khắp các ngả sông, lại dựa vào thế núi Chí Linh và Phả Lại mà xây dựng thành gỗ và kho lương rất kỳ công. Thế nên Trần Khâm vừa về đến đã cử tướng đem Thánh Dực quân đến viện trợ.
Trừ khi là trí nhớ quá kém, còn nếu không Thoát Hoan ở Vạn Kiếp giống như con hổ thỏa sức vùng vẫy trong khu rừng. Thoát Hoan so ra còn rành rẽ từng ngóc ngách ở đấy hơn là tôi nữa, dù sao thì cũng là kẻ từng lăn lộn tranh đoạt sự sống trong cái chết ngần ấy năm. Anh ta đi nước cờ này quả thật là không thể chê vào đâu được.
Lần này đã có kinh nghiệm, Trần Thì Kiến cùng mấy phụ tá làm công tác sơ tán kinh thành hết sức nhanh chóng, không uổng từng ấy năm ăn cơm mặc áo của triều đình.Bao nhiêu năm anh ta lăn lộn chốn quan trường, đến nay vợ con đuề huề, rất ra dáng một người chủ gia.
Trần Khâm đối với anh ta vô cùng ưu ái, trước là phụ tá đắc lực đi theo bên mình, nay tuy không thường xuyên túc trực nhưng có việc vẫn vô cùng trọng dụng, phàm là việc gì đều luôn nghĩ tới anh ta trước tiên.
Riêng tôi lại cảm thấy thế đạo này lại đúng với bốn chữ "chủ nào tớ đó". Giống như ngày trước anh ta mở miệng ra trổ tài bói toán cho tôi, nói tôi có số giàu sang phú quý lại còn có số phận sẽ ở kinh thành. Sau này dù đúng thật là như thế nhưng tôi lại đồ rằng liệu anh ta tự mình bói ra thật, hay là do Trần Khâm ở phía sau động tay động chân.
Khi đánh với quân Thát vào những năm trước, có lần Trần Khâm lại sai anh ta bói toán được quẻ Dự biến sáng quẻ Chấn là tốt. Mùa hạ năm sau, quả nhiên quân Thát đại bại, đúng y như lời đoán của anh ta.
Tôi lại ngẫm nghĩ một phen. Nếu lúc ấy Trần Thì Kiến đoán là quân ta thua liệu anh ta có bị đổ cho cái tội mê hoặc quân vương, làm nhục chí quần thần không nhỉ?
Kể từ dạo đó uy tín trong chốn quan trường của anh ta càng thêm tăng vọt, vốn là một người trẻ tuổi chẳng hề có gốc gác phải dựa vào phủ Hưng Đạo tiến cử vào làm quan mà nay lại được làm An phủ sứ một lộ lớn, nổi tiếng thanh liêm, có tài đoán quẻ lại chưa từng phạm phải cái sai nào. Loại người thông minh thức thời như là anh ta cho dù đôi lúc hành xử có chút lạ lùng, nhưng sợ là vẫn còn tiến xa lắm.
Đến năm nay Trần Thì Kiến gieo được quẻ Quán biến sang quẻ Hoán, rồi đoán: "Hoán nghĩa là tan, là điềm giặc tan". Dù tôi không tin tưởng lắm mấy trò trông qua có vẻ cao siêu này, nhưng vốn những thứ mà các cụ đã để lại ắt hẳn cũng được đúc kết lại để truyền cho con cháu đời sau, tốt xấu gì những thứ đi vào sách vở cũng đều có lý do của nó.
Tối đó tôi ngồi bế Huyền Trân mới chợp mắt được một lát, mơ mơ màng màng đã nghe tiếng trống hiệu, biết là có sự không ổn liền ngay lập tức tỉnh táo hẳn.
Tôi mặc dù không đến nỗi phải mặc giáp đeo gươm nhưng cũng nhanh chóng thay một bộ áo ngắn, lại tiện tay với lấy con dao găm giắt bên hông, ôm Huyền Trân bước ra bên ngoài.
Lúc này đèn đuốc đã đốt sáng rực cả một khoảng sân, Thụy Hương dắt tay Quốc Chẩn cũng thu dọn đồ đạc ổn thỏa đang đứng đợi tôi phía trước, có mấy binh sĩ cấm vệ quân đã đứng đợi sẵn phía trước cửa cung.
Bấy giờ tôi mới biết hóa ra là do cha tôi phó thác cho Phạm Ngũ Lão đưa một toán quân tinh nhuệ trở về hộ tống bọn chúng tôi lên thuyền ra biển đi ngược lên để tránh thế giặc mạnh.
Phạm Ngũ Lão trở về gặp qua không biết bao nhiêu là gian khổ, nếu nói là gặp cướp gặp thổ phỉ thì chi bằng nói chính là lũ gian tế mà Thoát Hoan đã cho trà trộn vào.
Lúc tới nơi chỉ nói được mấy câu ngắn gọn rằng chúng đã đánh vào các vị trí bảo vệ trên sông Đuống, cha tôi phải vừa đánh vừa rút lui về kinh thành. Hiện tại thủy binh của cha tôi vừa về đến nơi, mà bên kia bờ sông Nhị Hà quân Thát cũng đã bao vây hò hét.
Cũng may trước đó Phạm Ngũ Lão đã về tới, vừa gấp rút dọn đường vừa chuẩn bị thuyền cho mấy người bọn tôi rút lui an toàn theo một hướng khác.
Tuy không nghe nói nhưng theo tôi suy đoán thì có lẽ lúc này ngay cả đội quân của Trần Nhật Duật e cũng rơi vào cảnh thất bại rồi, thế nên Thoát Hoan mới có đủ tự tin mà hoành hành ngang dọc như thế.
Trong lúc di chuyển ra chiến thuyền thì cha tôi đã sai người giả vờ đi cầu hòa, tình thế mới có vẻ êm xuôi. Tôi lại quên mất hiện giờ bên cạnh anh ta lại chính là kẻ lòng đầy mưu kế Trần Ích Tắc.
Thoát Hoan là kẻ âm hiểm mưu mô nhưng chưa chắc có thể sánh ngang với Trần Ích Tắc, lại nghĩ với ba tấc lưỡi của anh ta Thoát Hoan sẽ tin sái cổ cũng nên. Cho dù là lưỡng lự có lẽ cũng đủ để bọn tôi rút lui an toàn rồi.
Đương nhiên việc này chỉ là do tôi suy đoán lung tung, việc bên trại giặc vốn là thứ khó lường mà bất cứ ai cũng không thể đoán được, có thể là một giây trước anh có thể sống, một giây sau cổ của anh đã đứt lìa.
Rồng rắn kéo nhau ra bãi thuyền đã thấy cha tôi kính cẩn đứng ở đấy, dưới ánh đuốc lập lòe bóng dáng người gầy gò nhưng rắn chắc, vẻ mặt đen rám nắng, giống như những ngày gần đây chịu không ít khổ cực.
Đến lúc lên thuyền bỗng nhiên nghe đùng đoàng mấy tiếng, Trần Khâm đỡ lấy tôi vào trong khoang, nhỏ giọng hỏi:
"Đã bắt đầu rồi sao?"
Cha tôi gật đầu, lại chau mày đáp:
"Có vẻ là hơi sớm." – Nói xong thì quay sang ra lệnh nhổ neo – "Mau đi thôi!"
Kế hoạch ban đầu là nghị hòa, sau đó đợi Quan gia và Thượng hoàng rút lui ổn thỏa thì Chiêu Minh vương sẽ sai quân vừa bắn đá đánh lạc hướng địch, vừa chia ra nhiều tốp vào trại địch đánh phá lương thực rồi rút lui. Đường lui đã chuẩn bị sẵn, cho dù là gặp truy binh thì cũng khó lòng mà nắm thóp được quân ta.
Nhưng theo như cha tôi nói thì có vẻ tên Thoát Hoan này đã nghi ngờ, còn việc quân ta đánh nhau sớm hơn dự định với chúng chỉ sợ là trong lúc thương lượng đã có cảnh đổ máu.
Đoàn thuyền ban đầu chậm rãi rời khỏi bến cảng, sau lại từ từ tăng tốc, dự định ra khỏi cửa biển sẽ vòng lên Tháp Sơn. Nơi đó có sẵn lương thảo thuốc men, viện binh đã lập đồn chờ sẵn.
Có điều người tính lại không bằng trời tính, vừa gần tới cửa biển thì trời cũng tờ mờ sáng, trong ánh dương rạng lên nơi đằng đông ngoảnh lại bỗng thấy cờ giặc tung bay lấp ló phía sau. Tôi vén mành nhìn ra, toàn bộ chiến thuyền của chúng trông như một bầy ngạc ngư ngẩng đầu lên từ dưới đầm lầy, nhe răng há miệng lộ ra mấy cái nanh nhọn hoắc.
Lúc này mới ước chừng nếu có Trần Khánh Dư ở đây lại hay, với tài năng của anh ta thì việc tạo ra một cuộc đua quy mô lớn như thế này không phải là không có khả năng khiến cho địch thủ bị bỏ xa mất hút.
Đáng tiếc là bọ Thát này quá âm hiểm, bọn chúng ấy vậy mà lái thuyền không một ngọn đuốc, không một tiếng ồn, cứ thế như con hổ dữ rình mồi cả đêm vẫn đang âm thầm tiến sát.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook