Tôi bật cười:
— Không ngờ lý do mày biết quán ăn ngộ như vậy.
Hoàn tiếu lâm:
— Chắc ông trời thương tao đi lạc đó mày.
— Hihiii.
Hoàn nhìn tôi chăm chú:
— Mày hạp khí hậu trong này đó, xinh ra mà chiếc váy đang mặc rất đẹp và đắt tiền nhé!
— Bà chủ mua cho tao đó.
— Ngó bộ bà chủ mày rộng rãi hen!
Tôi mỉm cười:
— Ông bà chủ và mọi người đều rất tốt.

Tao cũng cảm thấy tốt phước.

Mà công việc mày thế nào?
Hoàn thở dài, vẻ mặt suy tư:
— Thì làm công nhân mà, ngập mặt vào may vá, tăng ca nhiều thì có tiền dư dư một xíu nhưng thấm vào đâu so với chi phí đắt đỏ ở đây.

Thôi thì cứ tới đâu hay tới đó mày à! Tao cũng không nghĩ gì nhiều.

Số phận rồi, không cưỡng lại được.
Không khí trầm xuống, để xua đi trạng trái này tôi bèn thúc hối nó:
— Ăn đi rồi chở tao đi cà phê.

Thèm quá rồi nè!
— Ừa, ăn đi.
Loáng một cái chúng tôi ăn sạch, tuổi trẻ mà ăn gì cũng ngon.

Thêm vài mươi tuổi nữa ăn uống lại không được như giờ, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng cũng kém dần đi, có muốn ăn nhiều cũng không ăn được.
Chúng tôi đi dọc bên cư xá Bắc Hải.

Khu này quán cà phê san sát, mỗi quán mang một phong cách riêng không quán nào giống quán nào.

Hoàn hỏi tôi:
— Mày thích ngồi uống cà phê hay nằm thưởng thức?
Tôi bật cười:
— Ê nhỏ, thấy tao dưới quê lên nên ghẹo tao phải không? Làm gì có quán cà phê nằm uống chứ.
— Có chứ mày.

Quán võng nè, quán chòi nè,…..
Tôi nghe mà mịt mù lỗ tai:
— Ngộ hén, đó giờ tao mới biết.
— Quán võng thì tụi mình uống rồi.

Đợt đi lớp mình đi Phan Thiết chơi, dọc đường còn ghé quán võng nằm nghỉ đó, nhớ không mày?
Tôi chợt nhớ ra:
— Ờ hen.

Vậy còn quán chòi?

— Quán chòi là quán dành cho đôi tình nhân, là chốn thiên đường cho họ tình tự.

Ai vào đó rồi là quên lối ra, mải mê yêu đương quá nè! Hahaa.

Mai mốt có bồ đi rồi biết liền à!
Tôi phá lên cười:
— Thôi đi má.

Nhưng quán mày đang hỏi là muốn nằm uống cà phê không lẽ là quán võng?
— Không, quán này nó làm từng cái lều nhỏ, căng vải voan mỏng xung quanh, tụi mình vào nằm và thưởng thức thui.

Quán trong sáng không hề có tà bậy gì.

Ai mỏi lưng thì nằm vậy đó.

Sinh viên hay vào đây nằm học bài nè!
Tôi nghĩ một lúc rồi nói:
— Thôi tìm quán nào không gian đẹp để ngồi ngắm.

Chứ tao không thích nằm đâu, nhất là nằm với mày.
Hoàn ré lên:
— Gì má? Làm như con hay dê lắm vậy.

Con là nữ nhi chính hiệu chỉ thích đ..è đờn ơm thui nha!
Tôi cười phá lên, tay nhéo hông nó một cái, con nhỏ nhột quá làm chao tay lái một cái, chú lớn tuổi chạy phía sau vọt lên la chúng tôi:
— Con gái con llứa gì mà ra đường chạy xe ẩu, cười nói hô hố.
Tôi vội nói nhanh:
— Con xin lỗi ạ!
Chúng tôi rẽ vào quán có khung cảnh thơ mộng, dòng thác nhỏ đổ xuống những làn nước trắng xoá, những giỏ lan dưa, đô la rũ xuống những nhánh lá đu đưa trong gió.

Thoảng đâu đó là mùi cà phê thơm nồng luẩn quẩn trong không khí, ngào ngạt đến mê hồn, như níu gọi những bước chân của kẻ lãng du.
Hai đứa gọi hai ly cà phê sữa ra nhâm nhi, tâm sự đủ thứ trên trời dưới đất, bỏ quên những vui buồn sau lưng, gạt hết những gánh nặng cơm áo gạo tiền đang trĩu nặng tâm can từng đứa.
Đến trưa, Hoàn kêu:
— Đi ăn cơm bụi hen!
— Ok.

Lần này để tao trả hen.

Sáng giờ mày trả nhiều rồi.
Hoàn cười:
— Tao trả được mà.

Mày mới vô có tiền đâu.

Mai sau kiếm anh chồng giàu thì cho tao mượn ít tiền là được.
Tôi bĩu môi:
— Ngồi đó mà mơ.

Nằm mơ cũng không thấy mờ mờ nhé mày!
Ăn trưa xong cũng một giờ chiều, tôi nói Hoàn đưa về.


Tôi mới vô làm mà nghỉ lâu cũng kỳ, biết hôm nay là chủ nhật được nghỉ thật, nhưng nhớ cậu hai Khôi tập tễnh ở nhà thui thủi, cần gì không có ai bên cạnh khiến tôi ái ngại.

Thôi đành gạt bỏ sự luyến tiếc mà quyết định quay về.
Về đến trước cổng căn biệt thự, tôi nói với Hoàn:
— Cám ơn mày về ngày hôm nay nhé! Tao vui lắm luôn.

Lần sau tao sẽ đãi mày chầu lẩu nhé!
— Bạn bè mà khách sáo gì.

Tao về đây.
— Mày về cẩn thận nhé!
Hoàn gật đầu nổ máy chạy đi.

Tôi nhấn chuông vài cái thì chú Tư mở cổng:
— Về sớm vậy con?
— Dạ, đi sáng giờ cũng đủ rồi.

Chú đóng cửa dùm con nha!
— Ừ con.
Giờ này chắc Hoàng Khôi đã ngủ.

Tôi lén lén đi nhẹ tới phòng cậu ấy mở cửa he hé ra, nhưng thật bất ngờ.

Cậu ấy không ngủ mà đang ngồi dựa vào thành giường làm việc.

Tôi đi xuống dưới pha một ly nước cam mang lên.

Thấy tôi, cậu ấy không nhìn chỉ là hỏi trống không:
— Về rồi sao? Tôi tưởng tối mới về?
— Hihii.

Sao cậu không nghỉ trưa?
— Tôi đang giải quyết một số công việc tồn đọng này.
Bỗng Hoàng Khôi ngước lên quan sát tôi một lúc, ánh mắt ấy nhìn sang khiến tôi không quen, ngại ngùng vô cùng.
— Sao nhìn tôi đăm đăm vậy?
— Cô mặc đồ này nhìn được đó, thùy mị hẳn.
Tôi nghe lời khen mà mặt rạng rỡ ra.

Sáng nghe nhỏ Hoàn khen tôi tưởng nó khen nịnh, giờ đến cả cậu chủ khó tính như ông già mà cũng thốt lên lời khen thì tôi càng chắc chắn lời khen kia thật lòng rồi.

Tôi trả lời:
— Bộ váy này bà chủ mua cho tôi đó.

Công nhận đôi mắt chọn đồ của bà tinh tế thiệt!
— Chiều mai tôi sẽ dẫn cô đi lựa vài cái như vậy.
Tôi nghe vậy liền xua tay:
— Thôi thôi cậu, tôi không có tiền mua đâu.


Bữa bà mua tặng hai bộ váy như thế này đã tiền triệu rồi, giờ tôi vẫn đang còn ngại nè!
Hoàng Khôi thản nhiên:
— Tôi ứng ra mua trước, rồi trừ nợ dần.

Cô khỏi lo lắng!
Nghe vậy tôi trề môi:
— Tưởng cậu có hảo tâm mua tặng, chứ mua mà trừ lương thì miễn.

Tôi không cần mặc lụa là gấm vóc, chỉ mong cơm ăn đủ ngày ba bữa.

Cậu đừng hao tâm tổn trí nữa.
Cậu hai chế giễu:
— Cô đã làm gì xứng đáng chưa mà tôi phải tặng quà? Người làm kinh doanh như tôi tính toán rất rõ ràng, lợi ích phải đặt lên
hàng đầu.
Tôi nghe vậy bật lại:
— Ủa nãy giờ tôi có yêu cầu cậu phải tặng đồ cho tôi đâu.

Tự nhiên kêu dẫn tôi mua váy rồi trừ lương mà tôi đâu có cần.

Xong giờ đãi bôi tôi là sao?
— Từ giờ cô sẽ lên công ty cùng tôi mỗi ngày nên tôi muốn cô tươm tất hơn một chút.
Tôi tức khí đáp trả:
— Tôi mặc như vậy thì sao? Có rách vá gì đâu mà kêu không tươm tất.

Đúng là Phú quý sinh lễ nghĩa.

Đến ăn no tôi còn không có đòi mặc đẹp.

Xí.
Tôi bỏ đi xuống phòng mình để mặc Hoàng Khôi ngồi đờ đẫn ra.

Nghèo thì đã sao? Không lẽ vẻ bề ngoài nó quan trọng hơn nhân cách? Chiếc áo không làm nên thầy tu mà.

Nhưng xã hội này dần đang tha hoá, sức mạnh đồng tiền nó vùi dập tất cả, nhân cách con người bị rẻ rúng đi rất nhiều.

Vì nghèo nên mẹ con tôi luôn bị người đời ch.à đ.ạp hắ t hủ.i.

Vì không tiền không quyền mà những người thấp cổ bé họng như chúng tôi không được coi trọng, không được đối xử côn.g bằ.ng.

Những giọt lệ tủi hờn lăn xuống.

Nhớ lại những cảnh xưa, mẹ dẫn tôi đi lãnh lương.

Dù chúng tôi đến rất sớm, nhưng ai đến sau đều lãnh đủ, và mẹ tôi luôn là người sau cùng.

Sau này lớn hơn, nhận thức được mọi việc tôi liền phản đối gay gắt:
— Ủa cô, mẹ con cháu đến từ lâu sao cô không phát lương?
Giọng nói của cô kế toán khó chịu, đôi mắt không thèm nhìn lấy người đối diện một cái:
— Chờ đi.
Tôi cố nén cơn tức mà vặn vẹo lại:
— Vậy sao những người này đến sau cô lại phát trước?
— Vì mẹ mày ngọng, lóng ngóng chậm chạp nên tao phát nhanh cho người ta trước, không họ lại đợi.
Tôi hét toáng lên:
— Ngọng thì sao? Ngọng không phải là con người à mà cô lôi ra làm cái cớ? Mà mẹ cháu đến đây nhận lương đâu phải đi xin ăn mà cô làm như của bố thí.

Chưa kể những người này họ đến sau thì phải đợi người trước.


Cô lấy cái cớ mẹ cháu ngọng nên cho phát sau cùng.

Vô lý vừa thôi chứ!
Mẹ tôi cứ kéo kéo tay tôi, miệng không ngừng ú ớ:
— Thôi con, mẹ chờ cũng được.

Không sao mà.
Tôi quát to:
— Lúc con còn nhỏ, mẹ có thể bị bứ.c hiế.p.

Giờ ai dám thử không con làm tới cùng luôn.
Mọi người xì xầm, cô kế toán kia dường như sợ dây vào đứa bất cần như tôi, phần cũng sợ lãnh đạo dòm ngó liền ngoắc mẹ tôi tới:
— Chị Hiền tới nhận lương nhé!
Mẹ đi nhanh tới nhận tiền đếm xong cô kia bảo:
— Chị ký vào đây nhanh lên.
Mẹ tôi nào giờ có biết chứ đâu.

Cầm bút nguệch ngoạc vài nét rồi bước ra phía tôi với e vẻ mặt rạng ngời……
****
Bữa tối, cả nhà quây quần bên bàn ăn.

Hôm nay có Hoàng Đăng nên không khí hơi nhắng lên một chút, thì trái lại tôi càng trầm hơn.

Vốn dĩ tôi đã không ưa ông cậu chủ này rồi, giờ vô tình lại ngồi đối diện nhau ăn cơm sao thấy chướng mắt ghê.

Ông bà chủ thì vui mừng khôn xiết mấy khi gia đình đoàn tụ như vậy.

Tôi cũng ăn cho có lệ rồi lủi xuống bếp mò mẫm lau dọn.
Một đêm trôi qua, tôi cũng ngẫm ra rất nhiều điều.

Cuộc sống này dù có giả tạo đến mấy, bon chen cỡ nào thì tôi cũng không quan tâm.

Mối bận tâm lớn nhất của tôi lúc này là mẹ thôi.

Bà chính là tất cả những gì tôi có được, như đoá sen trắng thanh tao giữa bùn lầy mà toả hương.
Sáng hôm sau tôi pha cà phê và mang khay đồ ăn sáng đi lên, vừa hay dì Tư gọi lại:
— Lát bác sĩ Đình ghé đó con.

Con mang lên cho cậu chủ, rồi xuống pha nước uống cho cậu bác sĩ nhé! Tập làm cho quen.
— Vậy hả dì? Dì yên tâm là tay nghề pha nước uống của con nay lên rồi nha dì!
— Ờ, đi đi con.
Gõ cửa nhẹ vài cái rồi tôi đẩy cửa vào.

Ánh sáng rọi vào khiến tôi nhíu mày lại.

Vẫn bóng dáng ấy đang đứng tựa vào ban công.

Gió thổi nhè nhẹ làm đung đưa những tấm rèm mảnh.

Tiếng con chim đâu đó hót líu lo.

Vài tia nắng đang chiếu rọi vào khung cửa kính những hình thù kỳ quái, nhảy múa tưng bừng.

Tôi cất tiếng gọi:
— Mời cậu ăn sáng.
— Cám ơn cô.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương