Nàng Dâu Cẩm Lý
C5: Chương 5

21

Tết qua, xuân đến, vạn vật bừng bừng sức sống.

Dược thảo trong núi đâm chồi nẩy lộc.

Mẹ chồng từ nhà mẹ đẻ chẳng biết xin ai được bài thuốc dân gian nghe bảo có thể chữa được chân cho phu quân.

Phu quân bất đắc dĩ thở dài, bảo bà đừng dùng thuốc linh tinh.

Nhưng mẹ chồng ta cứ khăng khăn còn nước còn tát, bắt phu quân ta thử bằng được.

Đêm đó bà đun thuốc ngâm chân.

Phu quân ta không biết chậu thuốc còn chưa pha thêm nước lạnh, chưa gì đã đưa cả chân nhúng vào, bị bỏng hét lên một tiếng, vội vàng rụt chân lên ngẩng đầu nói: "Nương, sao nước này bỏng thế?"

Chúng ta nghe xong đều sửng sốt.

"Văn Vũ, con, con vừa nói gì cơ?" Mẹ chồng căng thẳng nuốt một ngụm nước bọt.

Phu quân nhắc lại: "Con bảo là, sao nước này bỏng thế?"

"Có bỏng đâu? Phu quân chàng thử ngâm lại xem?" Ta nói.

Phu quân không muốn từ chối ta, đành cẩn thận nhúng một đầu ngón chân xuống nước, vừa chạm cái đã vội vàng nhấc lên ngay: "Nóng thật mà nàng!"

"Văn Vũ, Văn Vũ ơi..." Mẹ chồng nhìn rõ hết, kích động đến bật khóc chạy đến ôm chầm lấy chàng.

Che chồng đứng ở bên xoay người lau nước mắt.

"Nương sao thế?"

"Phu quân, chân chàng cảm nhận được rồi kìa!" Ta cười bảo chàng.

Chị chồng cũng cười khúc khích: "Cái thằng ngốc này, nó còn chưa phản ứng kịp đâu!"

Quả nhiên phu quân ta trợn to hai mắt, bàng hoàng cúi đầu nhìn hai chân của mình.

Chàng đẩy mẹ chồng ra, cẩn thận từng tý một thả hai chân mình vào trong nước: "Bỏng thật này!"

Chàng lại nhấc hai chân ra, mừng rỡ ngẩng đầu nhìn về phía ta: "Nương tử! Chân ta có cảm giác thật này!"

Ta đi qua nắm tay chàng: "Ừm! Tốt quá, tốt quá rồi!"

22

"Mỗi tháng bốc hai lần thuốc, mấy năm rồi năm nào uống i như thế, sao không có tiến triển gì hết! Làm sao chân con bây giờ bắt đầu có cảm giác, còn cử động được nữa nhỉ?" Mẹ chồng cảm thấy hết sức khó hiểu.

"Công của nương tử con hết đấy." Phu quân nhìn sang ta cười giải thích: "Nàng ấy xoa bóp chân cho con mỗi ngày, còn sưởi ấm nữa, chắc chắn có liên quan đến nàng rồi."

"Thì ra là nhờ Tứ Nha!" Mẹ chồng phấn chấn nhìn ta, trong mắt chứa đầy vui mừng: "Tổ tông phù hộ, tổ tông phù hộ nhà ta rồi! Nhờ tổ tông phù hộ nhà ta mới cưới được phúc tinh Tứ Nha!"

Phúc tinh ư?

Đây là lời khen đầu tiên từ khi ta biết hiểu chuyện cho đến tận bây giờ mới được nghe đó.

Thì ra ta là phúc tinh sao?

Thật tốt!

23


Đêm đó, cha chồng mang toàn bộ tiền tích góp được ra đếm.

"Bốn lượng ba tiền, trừ tiền thuốc mỗi tháng ra vẫn đủ để đi khám bệnh."

"Cha, hay là đưa Văn Vũ lên trấn trên thử xem. Dạo trước con lên đó bán khăn tay, nghe nói trong Trường thiện đường có một lão thần y họ Lý, y thuật vô cùng tốt." Chị chồng cất tiếng.

Cha chồng vân vê số bạc trong tay, trên mặt lộ ra vẻ khó khăn: "Nhưng mà..."

"Con vừa xong thêu được bốn mươi cái khăn tay, tiện mang đi bán luôn, gom được bao tiền cho Vũ Văn đi khám thì gom!"

Cha chồng than nhẹ một tiếng gật đầu: "Đành phải làm thế chứ biết sao giờ."

Ta đi đến cầm tay chị chồng: "Đa tạ a tỷ."

Nàng cười đáp: "Nên thế mà."

Phu quân đi đứng không tiện, muốn lên trấn trên phải mượn xe ngựa nhà Đường thúc.

Đường thúc bảo mai còn phải đi kéo hàng cho người a, hẹn với nhà ta ngày kia sẽ cho mượn xe sau.

Ngày mai ta cùng chị chồng lên núi hái nấm.

Mẹ chồng bảo mùa xuân hàng năm vùng này có nấm đỏ mọc, người ở trấn trên rất thích ăn loại nấm này, chúng ta thử lên núi xem có may không.

Tìm cả một ngày trời, nấm bình thường hái được một rổ đầy, cơ mà chẳng thấy một cây nấm đỏ nào hết.

"Mặt trời sắp lặn rồi, hay là chúng ta về đi em dâu."

"Dạ." Ta nhấc rổ lên, đang định cùng chị chồng về nhà.

Thế nhưng vừa mới quay người đã nhìn thấy ở bên vách núi có một gốc cây rất đẹp mắt mọc.

"A tỷ, tỷ xem cây kia là cây gì vậy? Nở đẹp thật!"

Ta đi qua, hết kiểm tra hình dạng lá cây, lại xăm xoi trùm quả đỏ mọc trên ngọn của cây này, hỏi nàng: "Loại quả này tỷ đã thấy bao giờ chưa?"

Chị chồng nhăn hàng mi thanh tú lại, nhìn kỹ càng, càng nhìn càng giật mình: "Cây này... cây này giống nhân sâm thế!"

"Hả?"

"Đào thử là biết ngay!"

Chúng ta cào lớp đất phía trên ra chút, để lộ phần rễ cây.

Chị chồng mừng rơn: "Đúng rồi, đúng là nhân sâm thật này!"

Để tránh làm hỏng nhân sâm, chúng ta cẩn thận cào từng tý đất ra một.

Đào mãi, cuối cùng đào được gốc nhân sâm nguyên vẹn ra khỏi đất.

Chị chồng đổ hết nấm trong rổ ra, cẩn thận cất nhân sâm vào trong, rồi bẻ lá cây khác phủ lên trên, xong mới rải một tầng nấm che bên ngoài.

"Trong làng lắm mắt nhiều người."

Ta gật đầu: "Muội hiểu."

24

Buổi tối phu quân đọc tận mấy cuốn sách thuốc mới kết luận được: "Nhân sâm này chưa được nghìn năm thì cũng được mấy trăm năm rồi."


Cha chồng nghi hoặc hỏi vặt lại: "Quái lạ nhỉ... Mọc nhiều năm thế rồi, sao không bị ai phát hiện chứ?"

"Đó là thứ chỉ người có phúc mới nhìn thấy được, con nhỉ?" Mẹ chồng ta vui vẻ kéo tay ta qua, "Đương nhiên phải là Tứ Nha nhà ta mới có được phúc khí này đó!"

Ta cười: "Trùng hợp thôi ạ! Khéo đâu vì con đi cùng với a tỷ nên mới có phúc nhìn thấy củ nhân sâm này, đây là phúc khí của a tỷ đó nương!"

Chị chồng ta cũng cười, tỷ ấy lắc đầu: "Sao lại là tỷ được, tỷ ở trong làng lâu thế rồi đến cả củ khoai tỷ còn không đào được đây này!"

"Thế nhâm sâm này không biết bán được bao nhiêu tiền?" Ta nhìn sang phu quân, hỏi, "Nếu bán nó đi là có tiền cho phu quân khám bệnh rồi, dư ra mua thêm thuốc bổ cho chàng nữa càng hay!"

Cha chồng đáp: "Ngày mai qua Trường thiện đường hỏi xem."

Mẹ chồng bảo với cả nhà: "Sâm này Tứ Nha nhìn thấy, phải cho con bé một phần. Bán được nhiu, khám bệnh còn thừa nhiu phải đưa cho Tứ Nha nhà ta giữ hết."

Gì cơ?

Cho ta giữ á?

Từ nhỏ đến lớn, ta chưa được sờ một đồng tiền nào hết!

Ta vô cùng kinh ngạc, không tin nổi, mịt mờ khó hiểu nhìn về phía mẹ chồng: "Nương, sao phải đưa cho con? Tiền nương phải giữ chứ."

Mẹ chồng làm bộ trông con chả có tý tiền đồ nào hết nhìn ta một cái: "Ơ kìa, cô còn trông mong vào bà nương đây quản nhà cho cô cả đời hử? Từ hôm nay trở đi con phải học cách quản nhà một mình đi."

Ta nghe thế, trong lòng ngọt như ăn mật, không quên nói ngọt đáp lại bà: "Cảm ơn nương, sau này, con làm phiền nương dạy con nhiều hơn."

"Đó là đương nhiên! Con là con dâu của nương, nương không dạy con ai dạy con nữa!"

25

Ngày hôm sau, đúng giờ Mẹo, cả nhà ta cầm theo mấy củ khoai nướng ăn lót dạ, ngồi trên xe ngựa mượn nhà hàng xóm đi lên huyện cùng họ.

Cũng là trấn trên.

Tại sao gọi là huyện cùng họ, thì cả huyện của chúng ta cũng giống một cái làng to, làng to cùng chung một họ.

Ví dụ như làng phu quân sinh ra, mọi người họ Lương hết, nên được gọi là làng họ Lương.

Nhà mẹ đẻ ta thì bên làng họ Trương, Trương từ trên xuống dưới.

Đến trấn trên, đầu tiên là đưa chị chồng đến chỗ ông chủ Điền thị bố trang (Tiệm vải họ Điền) thu mua khăn lụa tỷ thêu xong thì mới chuyển sang Trường thiện đường.

Vừa thấp thoáng nhà ta có nhân sâm, tiểu nhị của Trường thiện đã ba chân bốn cẳng chạy vào gọi chưởng quỹ ra.

Chưởng quỹ họ Vương.

Ổng ngồi kiểm tra nhân sâm nhà chúng ta xong mới đủng đỉnh nói: "Chưa được tính là nghìn năm, nhưng ít nhất cũng được mấy trăm năm. Xem nhà các ngươi đến đây để khám bệnh, bên Trường thiện đường ta cũng không muốn ăn chặn của khách. Nhân sâm này nếu bán, bên ta mua giá 350 lượng."

Giá nhân sâm phu quân đã ước lượng qua rồi.

Nghe đâu, mỗi năm một lượng.

Thế nhưng đó là giá bán thị trường bên ngoài.

Chúng ta bán cho tiệm thuốc, thì đấy là giá bên tiệm thuốc thu mua.

Về giá cả chắc chắn sẽ bị lỗ đi tý.


Có điều, giá chưởng quỹ đưa ra ta cảm thấy, trả hơi thấp thì phải...

Ta nhìn về phía phu quân, chàng lập tức hiểu ý, lạnh nhạt nói: "Chưởng quỹ này, ta đã đi sang chỗ khác hỏi qua rồi, đối phương trả 385 lượng. Bên ông chỉ trả có 350 lượng, chúng ta đành phải bán cho người ta thôi..."

Cha chồng gật đầu: "Ừ!"

Ông đang định giơ tay cất nhân sâm vào.

Trấn trên ngoài Trường thiện đường ra, vẫn còn hai tiệm thuốc khác.

Chưởng quỹ vội ra mặt, cuống quýt ngăn lại: "Thế này đi, ta đưa các ngươi 400 lượng!"

Phu quân gật đầu: "Xem ra chưởng quỹ cũng là người sảng khoái. Nếu như thế, nương tử, chúng ta cũng không phải qua bên kia bán nữa nhỉ?"

"Ừm." Ta ra vẻ suy nghĩ một lát, rồi mới nói: "Ban nãy chưa mặc cả giá cũng hòm hòm giá bên này rồi. Vừa hay nhà mình đang định đến đây nhờ Lý thần y khám, nếu chưởng quỹ có thể miễn phí tiền khám bệnh lần này cho phu quân nhà ta, thế càng hay hơn..."

Chưởng quỹ nghe xong tưởng thật, vội vàng gật đầu như sợ nhà ta chạy mất vậy: "Được được, thì miễn tiền khám cho các ngươi một lần! Đi theo ta."

25

"Ban đầu có phải chi dưới của ngươi không có sức, đau đớn, dần đó bắp thịt hai chân mất đi độ co dãn, đi đứng dần dần càng lúc càng khó đúng không? Hai chân không đi được, thậm chí từ từ mất cảm giác?" Lý thần y khám bệnh xong, hỏi phu quân.

Phu quân nói đúng.

Cuối cùng Lý thần y cũng khám xong: "Vậy cũng không phải bệnh kỳ quái nào, mà là một chứng bệnh bắp chân thoái hoá thôi, bệnh của ngươi nghiêm trọng hơn người bình thường."

Lý thần y có tài châm cứu nổi tiếng.

Cho nên ban đầu ông châm cứu cho phu quân ta, sau đó căn dặn phu quân, bắt đầu từ hôm nay trở đi, cứ mười ngày thì qua đây để ông châm cứu một lần.

Tiếp đấy ông lại cho một đơn thuốc, dạy ta thêm một bài xoa bóp chân cho phu quân ta nữa.

Cuối cùng sau khi chân của phu quân ta chuyển biến tốt thì phải chú trọng đến rèn luyện đi đứng.

Lý thần y nói chắc như chém đinh chặt sắt: "Cứ làm theo lời lão phu dặn, chừng một năm bảo đảm ngươi đi như bay!"

Tiền khám bệnh được miễn, chỉ cần trả tiền châm cứu, cộng thêm tiền thuốc uống mỗi ngày đến ngày thứ mười, tổng cộng bảy lượng.

Lý thần y còn dặn uống thuốc bổ không bằng ăn đồ bổ.

Nên cha chồng định đi mua thêm vài con gà, con vịt về nuôi, sau đó mỗi ngày nấu cho phu quân chút canh gà bồi bổ cơ thể.

Ông cầm khoảng mười mấy lượng, còn đâu dư lại 300 lượng thì đưa cho ta giữ.

Tuy nhiên ta lại đưa hết 300 lượng cho phu quân mình cầm.

Ban đầu chàng còn từ chối không cầm.

Nhưng ta nháy mắt với chàng mấy cái, còn cố tình nói: "Cho chàng giữ hộ tý thôi đấy, tý nữa thiếp muốn đi dạo phố với a tỷ lâu thêm tý, mua vài món đồ đã."

Nghe thế chàng mới chịu giữ tiền cho ta.

Chị chồng đưa ta đi dạo phố, cha chồng đưa phu quân đến chợ.

"Tứ Nha, đây là ba lượng bốn đồng bán khăn tay này." Chị chồng kín đáo nhét hà bao cất tiền cho ta.

Ta vội từ chối, nhét vào tay tỷ.

"A tỷ, muội có tiền." Ta ghé sát vào tai tỷ, khẽ khàng nói: "Hôm nay muội không thiếu tiền khám bệnh cho phu quân mà, đây là tiền tỷ kiếm được, tỷ phải cầm mới đúng."

Chị chồng bấy giờ mới cất tiền vào.

"Thế để tỷ đi xem vải rồi may cho mỗi người chúng ta hai bộ quần áo mới nhé!"

Lần này ta không từ chối.

Có điều ta vẫn đi đến một tiệm nữ trang gần đó.

Bảo trong nhà đột nhiên nhiều thêm mấy trăm lượng bạc, thế nhưng phu quân sau khỏi bệnh còn phải đi học, sau này chắc chắn sẽ lên kinh đi thi, còn nhiều thứ cần chi tiêu lắm.

Vì đó nên ta định mua hai cây châm.


Một cho mẹ chồng.

Một cho chị chồng.

"Hộp bánh hoa quế rách này ngươi bán tận mười lăm đồng á? Bên Hương các nhà người ta làm ngon thế chỉ bán mười tám đồng thôi đấy!"

Ta vừa ra khỏi tiệm nữ trang đã nghe thấy tiếng nói thô thiển quen thuộc.

Ngẩng đầu nhìn sang phía giọng nói, bắt gặp bóng lưng quen thuộc đứng ở cạnh tiệm bán điểm tâm bánh ngọt bên kia đường.

Chỉ có điều, nay trên người bà ấy khoác áo lụa là, trang điểm giống một phu nhân nhà phú quý.

Ta đi qua, gọi một câu: "Nương ơi?"

Bà hay tiếng quay đầu nhìn lại.

"Tứ nha? Sao lại là mày?" Bà kinh ngạc xong, ngay lập tức biến thành vẻ khinh miệt, "Lúc trước ở nhà mày ăn mặc nhếch nha nhếch nhác, giờ vẫn ăn mặc như con ăn mày... Nhà chồng mày đúng là nghèo rớt mùng tơi thật đấy!"

"Con..." Ta cúi gằm đầu, nhìn áo xuân trưởng tỷ mặc đến cũ nát mới đưa cho ta mặc.

Bộ này là bộ áo xuân duy nhất của ta.

Hai năm trước trưởng tỷ đưa áo cho ta, ta mặc xong thì giặt, giặt xong thì mặc.

Đến giờ giặt đã bạc phếch.

Chị chồng nói với ta, ta là tân nương, đáng ra nên có một manh áo mới. Tỷ ấy định bán khăn tay, đưa phu quân ta khám bệnh xong, còn thừa bao tiền thì đi mua vải mới, may cho ta vài bộ quần áo mặc.

"Cũng đúng thôi, cưới một đứa sao chổi như mày, người ta đã nghèo càng thêm nghèo!"

Ta còn chưa kịp giải thích, sắc mặt nương ta trông vẻ khó chịu đi đường gặp phải xúi quẩy vậy.

Quả nhiên, bà phỉ một ngụm nước bọt về phía ta, lùi lại hai bước, như thể không muốn ta lại gần, chửi một tràng dài: "Gặp cái đồ sao chổi như mày, tao càng đau đầu hơn! Với cả làm gì có ai đi thích cái loại sao chổi như mày chứ? Đừng bảo nhà chồng mày nghèo rớt mồng tơi nữa, tao nghĩ, cứ cho nhà nó có dư mấy quan tiền đi thì cũng tiếc không cho mày ăn ngon mặc tốt đâu!"

"Nương ơi, không phải thế, nhà chồng con..." Ta đang định nói nhà chồng đối xử với ta rất tốt.

Nhưng nương ta đã gào tướng lên: "Mày đừng lại gần tao!"

Bà ấy đế thêm: "Chuyện trước khi đừng nhắc đến làm gì, bây giờ mày đã gả cho người khác rồi, sau này mày sống chết ra sao không liên quan gì đến bọn tao hết!"

Bà ấy nói: "Mày đừng hòng thấy sang bắt quàng làm họ! Nhà tao không có tiền giúp mày sống qua ngày, còn cả thằng phu quân tàn tật của mày nữa..."

Bà móc ra mười hai đồng ném cho ông chủ tiệm bánh ngọt, "Lấy cho nó một hộp bánh đậu xanh đi!"

Ta nhìn sang biển ghi giá.

Bánh hoa quế mười lăm đồng, bánh hạt dẻ mười ba đồng, bánh đậu đỏ ngọt mười bốn đồng.

Chỉ có mình bánh đậu xanh ngọt là rẻ nhất.

Thế nhưng bà ấy đã quên mất rằng ta không ăn được bánh đậu xanh, ăn một lần đã bị dị ứng.

À đâu, đâu phải.

Trước giờ bà ấy có nhớ đâu.

Dù sao, ngay cả bánh đậu xanh từng được ăn ta cũng chỉ được ăn non nửa cái.

Đó là cái bánh đại ca, nhị ca và trưởng tỷ ăn thừa lại...

"Cầm bánh đậu xanh rồi cút đi, nếu không đến cả hộp bánh đậu xanh này tao cũng không cho mày đâu đấy!" Bà nhét hộp bánh đậu canh cho ta, xoay người sang chỗ khác chọn bánh hoa quế ngọt và bánh đậu đỏ.

Bà ấy còn nói với ông chủ: "Trưởng tử và khuê nữ nhà ta thích ăn bánh hoa quế nhất, nhưng tiểu nhi tử thì chỉ thích ăn bánh đậu đỏ, ngươi bớt hai đồng, ta lấy thêm vài hộp nữa..."

Ta khẽ cười một nụ cười nhạt, lặng lẽ thương cho chính mình.

Trong lúc bà không thèm bố thí cho ta đến mấy cái nhìn, ta đã đặt hộp bánh đậu xanh ở bên cạnh bà, yên lặng xoay người rời đi.

Từ đây ta đối với cái gọi là người nhà, chẳng còn tý chờ mong nào nữa..

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương