Năm Tháng Nào Làm Thay Đổi Cuộc Đời
-
Chương 1: Ly hôn, cuộc sống vẫn phải tiếp tục
Dịch: Phạm Thu Vân - Beta: Minh Hạ
Tôi ngồi trên sofa trong quán bar, eo cứng đờ. Lần đầu tiên tôi đến đây, hơn nữa lại là sau khi ly hôn.
Trước đây tôi luôn mường tượng ra hình dáng của quán bar, tưởng tượng tay mình kẹp điếu thuốc lá thon dài, mắt lim dim trong làn khói xanh lượn lờ. Điệu bộ mê hoặc chết người, nhưng tôi mãi vẫn chưa có cơ hội.
Đi học, đi làm, kết hôn, sinh con. Cuộc sống giống như con quay, không có cơ hội đi chệch đường.
Sau đó, theo quy luật của cuộc sống, tôi bắt đầu trượt dốc, sự nghiệp trì trệ, mặt mày xanh xao hốc hác, chồng thì ngoại tình, mẹ chồng con dâu bất hoà, tôi như con cá sắp chết, phơi cái bụng trắng thoi thóp thở trong ao nước xanh đen. Cho dù ao nước này có nhà cao cửa rộng, ngựa xe kẻ hầu, nhưng nó lại giống như bức tranh cứng ngắc, tôi như bức tượng gỗ đờ đẫn bị đặt vào đó.
Giây phút tử vong cuối cùng cũng đến, sớm hơn tôi nghĩ.
Chẳng biết tại sao người ta đều cho rằng người vợ luôn là người cuối cùng biết được chồng mình phản bội mình? Thực ra, gần gũi với nhau nhiều năm như thế, đôi bên đã dần dần xâm nhập vào máu thịt và tinh thần của mình, người vợ hẳn là người đầu tiên phát hiện được mới đúng. Chẳng qua cô ta không tự thừa nhận mà thôi, còn ông chồng kia, trước khi bị bắt gian ắt hẳn một mực cho rằng bản thân đâu có "ngoại tình".
Cô gái đó chắc chắn rất trẻ, xinh đẹp, thông minh lại hấp dẫn. Dẫu gì kẻ yêu thích cô ta cũng đã từng yêu tôi, thế nên mắt nhìn người không thể quá kém được. Tôi lờ mờ nhận ra đôi nét bóng dáng của mình từ cô ta, hoặc phải chăng là chút an ủi cuối cùng tôi dành cho mình.
Nhớ ngày đó, thời tiết ấm áp, tôi đứng bên đường nhìn họ tay trong tay dạo phố trước mặt mình, người đàn ông tuy hơi phát tướng nhưng khôi ngô tuấn tú, còn người nữ lả lơi yêu kiều, tuy hơi trẻ con nhưng rất ưa nhìn. Lúc đó, thế giới của tôi không có mưa giông chớp giật, chỉ đôi phần lạnh lẽo.
Tôi không rõ mình đã làm gì, đại khái là gọi bọn họ lại. Và thế là chân tướng hiển hiện.
May mắn là cả ba đều biết giữ thể diện, không có lao vào xé quần xé áo nhau.
Đương nhiên cảm giác rất ghê tởm.
Anh ta đã từng thề sẽ nắm tay tôi suốt đời nhưng nửa đường đã buông tay. Đây không phải là chuyện đột ngột xảy ra chẳng kịp trở tay. Anh ta có đủ thời gian để chuẩn bị và quyết định, vậy trước khi quyết định có thể nói với tôi một tiếng được không?
Hai tháng sau đó như cơn ác mộng, tôi khóc không ngừng, có khi còn trách mắng, làm đủ hành vi bi thảm của người vợ bị ruồng bỏ. Mãi cho đến một ngày tôi chợt nhớ ra mình còn có một đứa con đã lâu rồi không gặp, đột ngột nhận ra người đàn ông đó không phải toàn bộ cuộc sống của mình.
Khi ly hôn, hắn ta kiên quyết muốn giành con, còn đưa tôi số tiền lớn. Thực ra số tiền này chỉ có giá trị tuyệt đối hơi lớn mà thôi, so với tổng tài sản của hắn thì chẳng là bao. Ít nhất phải chia đều, mà nếu tính đến sai lầm của hắn, tôi phải chiếm lấy hai phần ba mới đúng. Tôi cần con, còn không thì phải làm gã tán gia bại sản!
Có lẽ là quả báo, khi chúng tôi đang tranh cãi xem con thuộc về ai thì đứa bé chẳng may đột ngột qua đời dưới quê.
Thở ra một làn khói dài, tầm mắt tôi nhạt nhoà giữa làn khói lượn lờ, mơ màng nhớ lại chuyện quá khứ.
Hẳn là chuyện tốt đúng không? Với trẻ con mà nói thì thiên đường không có tranh chấp, nơi đó rất phồn hoa rực rỡ, có vô số thiên sứ, các thiên sứ trắng trẻo mũm mĩm đáng yêu cả Thượng đế tốt bụng, đó là những gì con tôi đáng nhận được.
Tôi thừa nhận tôi không xứng làm mẹ, giống như những gì hắn ta chỉ trích.
Làn khói bảng lảng xộc dần vào cánh phổi. Chút đau, chút chua xót, chút khổ cực, sau đó là hưng phấn khó diễn tả bằng lời! Người đàn ông đó, là chồng tôi!
Từ lúc bắt đầu ly hôn, hắn luôn mồm chỉ trích tôi là kẻ có tội, gần như phẫn nộ đến phát điên quở mắng tôi không làm tròn chức trách của một người mẹ! Dường như phải như thế mới làm nổi bật hình tượng người bị hại đáng quý của hắn. Còn tôi?
Tôi chỉ cảm thấy nực cười.
Gã chỉ cần nhấc hông lên thì tử cung miễn phí đã chờ sẵn bên cạnh; hắn chỉ cống hiến một giọt tinh, cung cấp tiền bạc, thế mà giờ lại dám dạy dỗ một người chịu đau đớn mười tháng là tôi, vì nuôi dạy con mà bỏ bê sự nghiệp, vì chồng không chung thủy, nên lơ là trách nhiệm người mẹ?
Trong người tôi vẫn còn vòng tránh thai đấy! Tôi ba mươi tuổi rồi! Sao tôi có thể giống như những cô gái đôi mươi thoải mái nói sinh thêm đứa nữa!
Ngày đó, cuối cùng hắn cũng thôi trách mắng mà bắt tay vào làm thủ tục.
Ngày đó, đầu tóc hắn rối bời, quần áo nhăn nhúm.
Ngày đó, lột bỏ lớp áo “tinh anh” bên ngoài, hắn vẫn là sinh viên vừa mới tốt nghiệp đó sao? Vẫn là cậu thanh niên chân chất mộc mạc của khi xưa sao?
Ngày đó, tôi lấy một gói thuốc lá trong túi xách ra, hút một điếu trước mặt hắn, nhẹ nhàng nhả ra một hơi.
Lần đầu tiên tôi hút thuốc là năm bảy tuổi trong chuồng heo; lần thứ hai là trước mặt hắn.
Tôi luôn có duyên với heo.
Chuyện còn lại chẳng có gì hay để nói, chỉ là vấn đề thủ tục.
Bước xuống bậc thềm của Toà án, bậc thềm rộng khoảng trăm mét làm tôi nghĩ đến Spanish Steps (*) nổi tiếng ở Rome. Lúc đó chúng tôi còn trẻ, ngồi dựa sát vào nhau ngắm nhìn những đôi nam nữ muôn hình vạn trạng khắp nơi, không nói gì, tim đập thình thịch.
(*) Spanish Steps: là công trình kiến trúc có lối đi bậc thang gồm 135 bậc và được xây dựng nhờ quỹ tiền tệ của người Pháp vào giữa năm 1721 – 1725 để liên kết tòa đại sứ Tây Ban Nha Bourbon với nhà thờ Pháp là Trinità dei Monti.
Nhưng còn hiện giờ…
Chúng tôi thoáng liếc nhau, vì tự tôn, vì con, vì những thứ đã đánh mất, vì những thứ đã có sẽ không tìm lại được, kẻ rẽ trái, người rẽ phải.
Ly hôn, không nhà, không con.
Tôi nghĩ mình không thể sống tiếp được nữa.
Số tiền Toà án phán xét đưa cho tôi đủ để tôi tiêu xài mà không cần phải đi làm, còn cả ngôi nhà giá rẻ không thể bán. Tôi ở đó được hai năm. Năm đầu, tôi cho rằng đây sẽ là mộ phần của mình.
Nhưng tôi vẫn tiếp tục sống.
Hơn nữa còn giảm béo thành công.
Năm thứ hai, tôi cho rằng đây sẽ là bệnh viện tâm thần.
Nhưng tôi đã khống chế được tâm trạng.
Hơn nữa, tìm được một công việc.
Quá khứ không thể quay lại, từ bỏ thói quen cũ, bước vào cuộc sống mới, nếu biết trân trọng chính mình sẽ phát hiện ra cuộc đời quả thực không hề tuyệt vọng đến thế. Giống như tôi bây giờ, mỗi ngày đều có thể bật cười thật lòng. Có điều tôi không gần gũi với trẻ con nữa.
Cuối năm ấy, căn nhà đó vừa đủ năm năm, tôi không hề do dự bán đứt nó đi. Kiếm được một khoản nhỏ. Khoản tiền có được khi ly hôn và bán nhà tôi đều gửi vào ngân hàng.
Trên radio nói rất đúng, đã sống tiếp thì nên tìm một việc nào đó khó làm, rồi sau đó sẽ nghĩ được thoáng hơn?
Việc gì khó nhất?
Đối với kẻ lười lao động, được chiều sinh hư như tôi mà nói thì kiếm tiền nuôi mình e là đã khó nhất rồi?
Còn có một việc nữa, tôi sực nghĩ tới kì thi tư pháp đầu tiên!
Cuối năm là kỳ tuyển dụng cao điểm, may mắn thay cuối cùng tôi cũng được một công ty luật tuyển dụng kẻ xao lãng nghề nghiệp nhiều năm vào làm trợ lí, mà ông chủ đó bằng tuổi tôi, hơn nữa còn có hơi quen biết.
Bước ra khỏi vỏ ốc mới phát hiện hoá ra thế giới bên ngoài lại đặc sắc như thế!
Ví dụ như vị sếp này, chỉ mới mở công ty, nên nhiều khi phải đích thân đi mở rộng quan hệ, công việc ở văn phòng đều giao lại hết cho tôi.
Lương mỗi tháng cầm cự được một phần ba mức sống bình quân của thành phố này, không bảo hiểm, không công quỹ, không phí khám chữa bệnh,tôi đã đủ xui xẻo rồi, nên trời cao phá lệ ban cho tôi một cơ thể cũng được xem là khoẻ mạnh. Dựa vào nó, tôi thuê một căn phòng, giá cả khá ổn, lại không có gián.
Sếp là người miền nam điển hình, không cao, mặt mũi cũng trắng trẻo, đeo thêm cặp kính nhựa không gọng. Anh ta bảo: “Thảo Thảo, cô có biết mắt người bây giờ rất tinh không? Vị khách hàng tôi gặp lần trước hỏi tôi, mắt kính này không rẻ đâu, của Xerox phải không? Ôi, thời buổi này không ăn diện là không được.”
Một chiếc mắt kính Xerox giá 5000 tệ, với thu nhập của tôi là điều không tưởng. Chứng tỏ tên này kiếm được không ít, không biết “người mới” như tôi cuối năm có được thêm chút tiền thưởng không nhỉ?
Kẻ ngốc thì vẫn hoàn ngốc, cuối cùng tôi cũng được đến quán bar như mong muốn.Trừ hồi tưởng —— không, tôi là người không có hồi tưởng. Hít một hơi thật dài, ngẫm lại một người phụ nữ như tôi tại sao lại đến đây?
Một cuộc gặp gỡ đẹp đẽ, một đêm kích tình, tỉnh lại đường ai nấy đi?
Đó là việc duy nhất tôi có thể làm!
Nhưng, hiện thực rất tàn khốc.
Tôi ngồi trong góc, không có cuộc chạm trán bất ngờ nào, không có tình yêu. Nhìn người ta ra ra vào vào, trước 12 giờ đêm tôi bèn rời khỏi đó.
Không phải vì giày thuỷ tinh mà vì sau 11 giờ đêm tiền taxi sẽ tăng thêm 1 tệ. Hơn nữa, ngày mai tôi còn phải đi làm.
Sau khi ly hôn, cuộc sống của tôi vẫn tiếp tục. Một con cá chết dở như tôi đã chết một phần, một phần đã sống lại! Đây chính là bằng chứng mà Thượng đế đang trêu đùa —— bất kể có khó khăn đến đâu, vẫn phải có lý do để sống tiếp.
Tôi ngồi trên sofa trong quán bar, eo cứng đờ. Lần đầu tiên tôi đến đây, hơn nữa lại là sau khi ly hôn.
Trước đây tôi luôn mường tượng ra hình dáng của quán bar, tưởng tượng tay mình kẹp điếu thuốc lá thon dài, mắt lim dim trong làn khói xanh lượn lờ. Điệu bộ mê hoặc chết người, nhưng tôi mãi vẫn chưa có cơ hội.
Đi học, đi làm, kết hôn, sinh con. Cuộc sống giống như con quay, không có cơ hội đi chệch đường.
Sau đó, theo quy luật của cuộc sống, tôi bắt đầu trượt dốc, sự nghiệp trì trệ, mặt mày xanh xao hốc hác, chồng thì ngoại tình, mẹ chồng con dâu bất hoà, tôi như con cá sắp chết, phơi cái bụng trắng thoi thóp thở trong ao nước xanh đen. Cho dù ao nước này có nhà cao cửa rộng, ngựa xe kẻ hầu, nhưng nó lại giống như bức tranh cứng ngắc, tôi như bức tượng gỗ đờ đẫn bị đặt vào đó.
Giây phút tử vong cuối cùng cũng đến, sớm hơn tôi nghĩ.
Chẳng biết tại sao người ta đều cho rằng người vợ luôn là người cuối cùng biết được chồng mình phản bội mình? Thực ra, gần gũi với nhau nhiều năm như thế, đôi bên đã dần dần xâm nhập vào máu thịt và tinh thần của mình, người vợ hẳn là người đầu tiên phát hiện được mới đúng. Chẳng qua cô ta không tự thừa nhận mà thôi, còn ông chồng kia, trước khi bị bắt gian ắt hẳn một mực cho rằng bản thân đâu có "ngoại tình".
Cô gái đó chắc chắn rất trẻ, xinh đẹp, thông minh lại hấp dẫn. Dẫu gì kẻ yêu thích cô ta cũng đã từng yêu tôi, thế nên mắt nhìn người không thể quá kém được. Tôi lờ mờ nhận ra đôi nét bóng dáng của mình từ cô ta, hoặc phải chăng là chút an ủi cuối cùng tôi dành cho mình.
Nhớ ngày đó, thời tiết ấm áp, tôi đứng bên đường nhìn họ tay trong tay dạo phố trước mặt mình, người đàn ông tuy hơi phát tướng nhưng khôi ngô tuấn tú, còn người nữ lả lơi yêu kiều, tuy hơi trẻ con nhưng rất ưa nhìn. Lúc đó, thế giới của tôi không có mưa giông chớp giật, chỉ đôi phần lạnh lẽo.
Tôi không rõ mình đã làm gì, đại khái là gọi bọn họ lại. Và thế là chân tướng hiển hiện.
May mắn là cả ba đều biết giữ thể diện, không có lao vào xé quần xé áo nhau.
Đương nhiên cảm giác rất ghê tởm.
Anh ta đã từng thề sẽ nắm tay tôi suốt đời nhưng nửa đường đã buông tay. Đây không phải là chuyện đột ngột xảy ra chẳng kịp trở tay. Anh ta có đủ thời gian để chuẩn bị và quyết định, vậy trước khi quyết định có thể nói với tôi một tiếng được không?
Hai tháng sau đó như cơn ác mộng, tôi khóc không ngừng, có khi còn trách mắng, làm đủ hành vi bi thảm của người vợ bị ruồng bỏ. Mãi cho đến một ngày tôi chợt nhớ ra mình còn có một đứa con đã lâu rồi không gặp, đột ngột nhận ra người đàn ông đó không phải toàn bộ cuộc sống của mình.
Khi ly hôn, hắn ta kiên quyết muốn giành con, còn đưa tôi số tiền lớn. Thực ra số tiền này chỉ có giá trị tuyệt đối hơi lớn mà thôi, so với tổng tài sản của hắn thì chẳng là bao. Ít nhất phải chia đều, mà nếu tính đến sai lầm của hắn, tôi phải chiếm lấy hai phần ba mới đúng. Tôi cần con, còn không thì phải làm gã tán gia bại sản!
Có lẽ là quả báo, khi chúng tôi đang tranh cãi xem con thuộc về ai thì đứa bé chẳng may đột ngột qua đời dưới quê.
Thở ra một làn khói dài, tầm mắt tôi nhạt nhoà giữa làn khói lượn lờ, mơ màng nhớ lại chuyện quá khứ.
Hẳn là chuyện tốt đúng không? Với trẻ con mà nói thì thiên đường không có tranh chấp, nơi đó rất phồn hoa rực rỡ, có vô số thiên sứ, các thiên sứ trắng trẻo mũm mĩm đáng yêu cả Thượng đế tốt bụng, đó là những gì con tôi đáng nhận được.
Tôi thừa nhận tôi không xứng làm mẹ, giống như những gì hắn ta chỉ trích.
Làn khói bảng lảng xộc dần vào cánh phổi. Chút đau, chút chua xót, chút khổ cực, sau đó là hưng phấn khó diễn tả bằng lời! Người đàn ông đó, là chồng tôi!
Từ lúc bắt đầu ly hôn, hắn luôn mồm chỉ trích tôi là kẻ có tội, gần như phẫn nộ đến phát điên quở mắng tôi không làm tròn chức trách của một người mẹ! Dường như phải như thế mới làm nổi bật hình tượng người bị hại đáng quý của hắn. Còn tôi?
Tôi chỉ cảm thấy nực cười.
Gã chỉ cần nhấc hông lên thì tử cung miễn phí đã chờ sẵn bên cạnh; hắn chỉ cống hiến một giọt tinh, cung cấp tiền bạc, thế mà giờ lại dám dạy dỗ một người chịu đau đớn mười tháng là tôi, vì nuôi dạy con mà bỏ bê sự nghiệp, vì chồng không chung thủy, nên lơ là trách nhiệm người mẹ?
Trong người tôi vẫn còn vòng tránh thai đấy! Tôi ba mươi tuổi rồi! Sao tôi có thể giống như những cô gái đôi mươi thoải mái nói sinh thêm đứa nữa!
Ngày đó, cuối cùng hắn cũng thôi trách mắng mà bắt tay vào làm thủ tục.
Ngày đó, đầu tóc hắn rối bời, quần áo nhăn nhúm.
Ngày đó, lột bỏ lớp áo “tinh anh” bên ngoài, hắn vẫn là sinh viên vừa mới tốt nghiệp đó sao? Vẫn là cậu thanh niên chân chất mộc mạc của khi xưa sao?
Ngày đó, tôi lấy một gói thuốc lá trong túi xách ra, hút một điếu trước mặt hắn, nhẹ nhàng nhả ra một hơi.
Lần đầu tiên tôi hút thuốc là năm bảy tuổi trong chuồng heo; lần thứ hai là trước mặt hắn.
Tôi luôn có duyên với heo.
Chuyện còn lại chẳng có gì hay để nói, chỉ là vấn đề thủ tục.
Bước xuống bậc thềm của Toà án, bậc thềm rộng khoảng trăm mét làm tôi nghĩ đến Spanish Steps (*) nổi tiếng ở Rome. Lúc đó chúng tôi còn trẻ, ngồi dựa sát vào nhau ngắm nhìn những đôi nam nữ muôn hình vạn trạng khắp nơi, không nói gì, tim đập thình thịch.
(*) Spanish Steps: là công trình kiến trúc có lối đi bậc thang gồm 135 bậc và được xây dựng nhờ quỹ tiền tệ của người Pháp vào giữa năm 1721 – 1725 để liên kết tòa đại sứ Tây Ban Nha Bourbon với nhà thờ Pháp là Trinità dei Monti.
Nhưng còn hiện giờ…
Chúng tôi thoáng liếc nhau, vì tự tôn, vì con, vì những thứ đã đánh mất, vì những thứ đã có sẽ không tìm lại được, kẻ rẽ trái, người rẽ phải.
Ly hôn, không nhà, không con.
Tôi nghĩ mình không thể sống tiếp được nữa.
Số tiền Toà án phán xét đưa cho tôi đủ để tôi tiêu xài mà không cần phải đi làm, còn cả ngôi nhà giá rẻ không thể bán. Tôi ở đó được hai năm. Năm đầu, tôi cho rằng đây sẽ là mộ phần của mình.
Nhưng tôi vẫn tiếp tục sống.
Hơn nữa còn giảm béo thành công.
Năm thứ hai, tôi cho rằng đây sẽ là bệnh viện tâm thần.
Nhưng tôi đã khống chế được tâm trạng.
Hơn nữa, tìm được một công việc.
Quá khứ không thể quay lại, từ bỏ thói quen cũ, bước vào cuộc sống mới, nếu biết trân trọng chính mình sẽ phát hiện ra cuộc đời quả thực không hề tuyệt vọng đến thế. Giống như tôi bây giờ, mỗi ngày đều có thể bật cười thật lòng. Có điều tôi không gần gũi với trẻ con nữa.
Cuối năm ấy, căn nhà đó vừa đủ năm năm, tôi không hề do dự bán đứt nó đi. Kiếm được một khoản nhỏ. Khoản tiền có được khi ly hôn và bán nhà tôi đều gửi vào ngân hàng.
Trên radio nói rất đúng, đã sống tiếp thì nên tìm một việc nào đó khó làm, rồi sau đó sẽ nghĩ được thoáng hơn?
Việc gì khó nhất?
Đối với kẻ lười lao động, được chiều sinh hư như tôi mà nói thì kiếm tiền nuôi mình e là đã khó nhất rồi?
Còn có một việc nữa, tôi sực nghĩ tới kì thi tư pháp đầu tiên!
Cuối năm là kỳ tuyển dụng cao điểm, may mắn thay cuối cùng tôi cũng được một công ty luật tuyển dụng kẻ xao lãng nghề nghiệp nhiều năm vào làm trợ lí, mà ông chủ đó bằng tuổi tôi, hơn nữa còn có hơi quen biết.
Bước ra khỏi vỏ ốc mới phát hiện hoá ra thế giới bên ngoài lại đặc sắc như thế!
Ví dụ như vị sếp này, chỉ mới mở công ty, nên nhiều khi phải đích thân đi mở rộng quan hệ, công việc ở văn phòng đều giao lại hết cho tôi.
Lương mỗi tháng cầm cự được một phần ba mức sống bình quân của thành phố này, không bảo hiểm, không công quỹ, không phí khám chữa bệnh,tôi đã đủ xui xẻo rồi, nên trời cao phá lệ ban cho tôi một cơ thể cũng được xem là khoẻ mạnh. Dựa vào nó, tôi thuê một căn phòng, giá cả khá ổn, lại không có gián.
Sếp là người miền nam điển hình, không cao, mặt mũi cũng trắng trẻo, đeo thêm cặp kính nhựa không gọng. Anh ta bảo: “Thảo Thảo, cô có biết mắt người bây giờ rất tinh không? Vị khách hàng tôi gặp lần trước hỏi tôi, mắt kính này không rẻ đâu, của Xerox phải không? Ôi, thời buổi này không ăn diện là không được.”
Một chiếc mắt kính Xerox giá 5000 tệ, với thu nhập của tôi là điều không tưởng. Chứng tỏ tên này kiếm được không ít, không biết “người mới” như tôi cuối năm có được thêm chút tiền thưởng không nhỉ?
Kẻ ngốc thì vẫn hoàn ngốc, cuối cùng tôi cũng được đến quán bar như mong muốn.Trừ hồi tưởng —— không, tôi là người không có hồi tưởng. Hít một hơi thật dài, ngẫm lại một người phụ nữ như tôi tại sao lại đến đây?
Một cuộc gặp gỡ đẹp đẽ, một đêm kích tình, tỉnh lại đường ai nấy đi?
Đó là việc duy nhất tôi có thể làm!
Nhưng, hiện thực rất tàn khốc.
Tôi ngồi trong góc, không có cuộc chạm trán bất ngờ nào, không có tình yêu. Nhìn người ta ra ra vào vào, trước 12 giờ đêm tôi bèn rời khỏi đó.
Không phải vì giày thuỷ tinh mà vì sau 11 giờ đêm tiền taxi sẽ tăng thêm 1 tệ. Hơn nữa, ngày mai tôi còn phải đi làm.
Sau khi ly hôn, cuộc sống của tôi vẫn tiếp tục. Một con cá chết dở như tôi đã chết một phần, một phần đã sống lại! Đây chính là bằng chứng mà Thượng đế đang trêu đùa —— bất kể có khó khăn đến đâu, vẫn phải có lý do để sống tiếp.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook