Năm Tháng Hoa Lệ Của Mỹ Nhân
-
Chương 37
Bởi vì Tống Dật mạnh mẽ xuất hiện, nên Kỷ Uyển Diễm mới giữ được một mạng.
Hưu thư Lâm thị giữ gìn nhiều năm đã phát huy được tác dụng thời điểm này. Từ nay về sau bà không còn là trưởng tức Kỷ gia, mà chỉ là một khí phụ[1] bị Đại phòng Kỷ gia hưu bỏ, mà khí phụ này thế nhưng lại có bản lãnh lật người, tìm được chỗ dựa mới.
[1] khí phụ: người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ
Chỗ dựa mới Tống Dật ngay ngày hôm sau đã thay hai mẹ con Lâm thị và Kỷ Uyển Diễm thu thập hành trang, để cho hai người các nàng ngồi lên xe ngựa, chuẩn bị mang các nàng hồi kinh.
Phong hưu thư kia của Lâm thị cũng không phải là giả, mà là lúc trước, sau khi bà bị ép phải quan hệ, là chính bà ép Kỷ Châu viết. Lúc ấy bà chỉ không muốn chuyện phát sinh trên người mình, sau này sẽ liên lụy Kỷ Châu, nên đã dứt khoát ép Kỷ Châu viết hưu thư ngay thời điểm đó. Kỷ Châu lúc đó cũng vì muốn trấn an Lâm thị nên mới viết xuống. Cho nên, nếu phong hưu thư này được công khai, thì Lâm thị từ mười hai năm trước đã không còn là tức phụ của Kỷ gia, nhưng nhiều năm qua bà một mực không nói ẩn nhẫn cho đến ngày hôm nay.
Tống Dật nói rõ với Kỷ Uyển Diễm rằng nhờ có hưu thư này mà nàng mới có thể danh chính ngôn thuận theo Lâm thị trở về Trấn Quốc công phủ. Nếu người ngoài có hỏi về mười hai năm này thỉ chỉ cần nói Lâm thị là ngoại thất của Tống Dật, mà chỉ cần ngoại thất làm lễ nạp thiếp, trong tộc lại có người đảm bảo thì con của ngoại thất có thể nhận tổ quy tông.
Cho đến lúc này Kỷ Uyển Diễm mới hoàn toàn hiểu được câu nói kia của Lâm thị không phải là tùy tiện nói ra mà là bà đã tính toán tốt mọi chuyện.
Xe ngựa bắt đầu chuyển động, rèm xe buông xuống, Kỷ Uyển Diễm quay đầu nhìn thoáng qua Lâm thị đã tựa ở một bên nhắm mắt dưỡng thần, trong lòng là thiên ngôn vạn ngữ đang tìm lối ra, nhưng cuối cùng nàng cũng không hỏi ra miệng. Nàng đã từng cho rằng mình mới là người đáng buồn nhất, ở kiếp trước đần độn u mê mà trôi qua, bị người tính toán thương tích đầy mình. Còn Lâm thị ở trong mắt người khác vẫn như cũ có dung mạo tư thái xinh đẹp tuyệt luân, thế nhưng chỉ có mình Kỷ Uyển Diễm nhìn thấy quầng mắt tiều tụy phát xanh của bà, thấy được vận mệnh bi ai hơn cả nàng của bà.
Bất kể kiếp trước, hay kiếp này, vận mệnh của Lâm thị đều quá bi thảm. Nàng thậm chí bắt đầu hoài nghi, rốt cuộc mình trọng sinh trở về, đối với Lâm thị là tốt hay là không tốt. Kiếp trước, tuy bà lặng yên chết đi, nhưng cuối cùng cũng chỉ là cát bụi trở về với cát bụi, sớm đã được giải thoát. Nhưng đời này, nàng cứu bà ra khỏi viện hoang, trong lúc vô tình khơi lại lòng hận thù của bà, khiến bà lửa giận ngút trời, lựa chọn con đường nhẫn nhục, vứt bỏ toàn bộ tôn nghiêm của mình. Bà đã từng kiêu ngạo như vậy, bây giờ lại phải ăn nói khép nép cầu cạnh một người nam nhân đã từng tổn thương mình, buông tha cho sự kiên trì của kiếp trước, trở thành một người thiếp nhỏ nhoi bên cạnh hắn, cũng không còn thời gian dư thừa mà chú ý tới thanh danh, bởi con đường bà chọn đầy cạm bẫy và chông gai. Thế nhưng Kỷ Uyển Diễm cũng hiểu, ngoại trừ lựa chọn này, các nàng cũng không còn bất kì cơ hội nào khác.
Đây là một trận quyết chiến được ăn cả ngã về không, chỉ có thể thành công, không được phép thất bại.
Xe ngựa đi được một lúc thì đột nhiên ngừng lại. Lâm thị mở mắt, thì nhìn thấy Kỷ Uyển Diễm đang nhìn mình chằm chằm, hai người đối mặt nhưng cũng không nói gì. Thế nhưng ngoài xe ngựa đã truyền đến một giọng nói:
"Trong xe có phải nữ tử Lâm gia?"
Kỷ Uyển Diễm nâng mắt, có chút kinh hỉ, nhìn Lâm thị rồi xốc lên rèm cửa sổ, quả nhiên là trông thấy Lưu Tam lang cũng đang ngồi trên xe ngựa. Nhìn thấy Kỷ Uyển Diễm, Lưu Tam lang vê râu cười cười.
Lâm thị cùng Kỷ Uyển Diễm đều là đệ tử của Lưu Tam lang, lão sư tự mình đến đưa tiễn. Vì nghĩ còn gặp lại nên hai người cũng không có làm lễ bái biệt, mà sau khi ra khỏi thành, dừng lại ở lương đình gần sườn núi, Lâm thị cùng Lưu Tam hàn huyên một lúc, còn Kỷ Uyển Diễm đứng chờ ở ngoài đình. Thấy Tống Dật đang ngồi ở trên lưng ngựa chờ dưới thềm đá, Kỷ Uyển Diễm nhịn không được đem ánh mắt đặt ở trên người ông. Người nam nhân này là phụ thân của nàng, thế nhưng hắn tuyệt đối không phải là một người cha tốt. Trên tay nắm quyền hành, quyền khuynh triều dã, Lâm thị đối với hắn mà nói, có khả năng chỉ là một mỹ nhân năm đó không có được mà thôi. Hơn nữa, theo phỏng đoán của Kỷ Uyển Diễm thì mối quan hệ giữa ông và Quốc công phu nhân Kỷ Lan cũng không tốt, nếu không, ông sẽ không vì một nữ nhân mà mười hai năm trước mạo hiểm làm ra một việc sai trái như vậy. Mang Lâm thị một nữ tử có thân phận như vậy về nhà làm thiếp, ông nhất định biết Kỷ Lan có bao nhiêu tức giận, nhưng ông không quan tâm, vẫn làm theo ý mình, hơn nữa còn quang minh chính đại, gióng trống khua chiêng, lại còn mang về nhà dàn xếp cho cả đứa con hoang do Lâm thị sinh ra.
Kỷ Uyển Diễm có chút ấn tượng đối với Kỷ Lan, bà ta lãnh đạm lại cao ngạo, tuy là đích trưởng tức của Trấn Quốc công phủ, nhưng lại mãi không được quản gia. Trấn Quốc công phủ có lão phu nhân, cho đến thời điểm Kỷ Uyển Diễm bị đưa đi Bắc Tĩnh cống cho Diệp Tu thì Trấn Quốc công phủ vẫn do Lão phu nhân làm chủ, nhưng về sau đến khi nàng thoát khỏi phản loạn của Bắc Tĩnh, qua bao phen trắc trở quay trở lại kinh thành thì lão phu nhân đã mất, lúc đấy Kỷ Lan mới nắm quyền quản gia của Trấn Quốc công phủ. Mà nàng sau khi trở về kinh thành, hẳn phải chết không thể nghi ngờ, nhưng không biết vì sao Định Quốc Hầu Lô Nguyên Xương lại coi trọng nàng, mang nàng vào trong phủ, lúc đó mới bảo vệ được một cái mạng nhỏ này.
Sau khi Lâm thị nói chuyện với Lưu Tam lang xong, sánh vai bước ra khỏi đình, Lưu Tam Lang đi đến bên người Kỷ Uyển Diễm nói:
"Cô nương từ nay đi kinh thành, đường xá gian nguy, tất cả đều phải cẩn thận."
Kỷ Uyển Diễm nhìn Lưu Tam lang, từ trước đến nay đối với lão nhân gia này, nàng luôn tin phục và cảm kích, nghe ông nhấn mạnh bốn chữ "Đường xá gian nguy", liền hiểu ông đây là một câu hai nghĩa, ám chỉ các nàng đi kinh thành sẽ không quá yên ổn. Kỷ Uyển Diễm cảm kích ông đã đề điểm, lập tức kính cẩn hành lễ, trả lời:"Vâng, xin tiên sinh yên tâm."
Lưu Tam lang gật đầu, nói: "Đúng rồi, ngọc bội này là do một vị tiểu hữu nhờ ta chuyển cho con, nói là tạ lễ cho quà cô nương đã tặng trước đây. Hắn cũng biết được chuyện xảy ra gần đây, nhưng bởi vì đó chuyện nhà của Kỷ gia, nên hắn không tiện ra mặt giúp đỡ. Thế nhưng, nghe nói mấy người các con muốn đi kinh thành, nên đã nói, sau này ở kinh thành nếu có chuyện gì khó, có thể đến Đào Hoa Trang cách ba dặm ngoài thành tìm hắn."
Kỷ Uyển Diễm ngẩn người, nhìn ngọc bội trong tay Lưu Tam lang, ngọc bội Bàn Long màu đen sáng trong và tinh mịn, dùng tơ vàng chỉ bạc kết thành dây treo tua rua rủ xuống dưới. Run rẩy vươn tay nhận lấy ngọc bội kia, Kỷ Uyển Diễm chỉ cảm thấy hô hấp của mình có chút bất ổn.
Lưu Tam lang nhìn dáng vẻ của nàng, lại vê râu lần nữa rồi cười nói: "Trước đó, ta còn nói tiểu hữu kia nhận lầm người, nhưng nhìn vẻ mặt của con, đúng thật sự là có nhận thức. Những chuyện khác ta cũng không muốn nói nhiều, nhưng người này thân phận bất phàm, cô nương phải giữ gìn ngọc bội thật tốt, tiền đồ sẽ bất khả hạn lượng [2]."
[2] bất khả hạn lượng: không thể đong đếm được
"..."
Kỷ Uyển Diễm chỉ cảm thấy tâm loạn như ma, trong đầu trống rỗng, thậm chí còn không nhớ nổi rốt cuộc mình đã lên xe ngựa như thế nào. Đưa tay đặt lên túi trong được để ở trong ống tay áo, xúc cảm [3] của ngọc bội vô cùng chân thật, nhưng nàng lại vẫn cảm giác như mình đang nằm mơ.
[3] xúc cảm: là cảm giác khi sờ vào một vật, khác với nghĩa tiếng việt của "cảm xúc"
Ngọc bội Bàn Long này là của ai, nàng vẫn có thể đoán được. Trong thiên hạ, người có tư cách đeo loại ngọc bội này chỉ có hai người, mà người nàng quen biết cũng chỉ có duy mình chàng, chàng nói là tạ lễ, nhưng tạ nàng cái gì? Chẳng lẽ là tạ nàng đã tặng cho chàng cây đèn hoa đăng hình còn thỏ vào tết nguyên tiêu sao? So với tạ lễ này, thì cái kia quả thật chỉ là một trò đùa.
Không nhịn được lại lấy ngọc bội kia ra nhìn nhìn, nàng cảm giác mình đã bỏ quên chuyện gì đó. Tiêu Tề Dự sẽ không vô duyên vô cớ đưa cho nàng ngọc bội Bàn Long này. Lần trước gặp nhau ở lễ hoa đăng, cũng chưa chắc đó là tình cờ, nhưng nếu không phải là tình cờ, thì tại sao lại như vậy?
Nàng có thể xác định, mình và Tiêu Tề Dự không hề quen biết. Bởi vì kiếp trước chàng nhặt xác cho nàng, thì nàng mới một mực nhớ kỹ chàng, nhưng đến bây giờ nàng vẫn không hiểu, tại sao chàng lại nhặt xác cho nàng? Kỷ Uyển Diễm càng nghĩ càng cảm thấy kỳ quái ở trong lòng.
Hưu thư Lâm thị giữ gìn nhiều năm đã phát huy được tác dụng thời điểm này. Từ nay về sau bà không còn là trưởng tức Kỷ gia, mà chỉ là một khí phụ[1] bị Đại phòng Kỷ gia hưu bỏ, mà khí phụ này thế nhưng lại có bản lãnh lật người, tìm được chỗ dựa mới.
[1] khí phụ: người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ
Chỗ dựa mới Tống Dật ngay ngày hôm sau đã thay hai mẹ con Lâm thị và Kỷ Uyển Diễm thu thập hành trang, để cho hai người các nàng ngồi lên xe ngựa, chuẩn bị mang các nàng hồi kinh.
Phong hưu thư kia của Lâm thị cũng không phải là giả, mà là lúc trước, sau khi bà bị ép phải quan hệ, là chính bà ép Kỷ Châu viết. Lúc ấy bà chỉ không muốn chuyện phát sinh trên người mình, sau này sẽ liên lụy Kỷ Châu, nên đã dứt khoát ép Kỷ Châu viết hưu thư ngay thời điểm đó. Kỷ Châu lúc đó cũng vì muốn trấn an Lâm thị nên mới viết xuống. Cho nên, nếu phong hưu thư này được công khai, thì Lâm thị từ mười hai năm trước đã không còn là tức phụ của Kỷ gia, nhưng nhiều năm qua bà một mực không nói ẩn nhẫn cho đến ngày hôm nay.
Tống Dật nói rõ với Kỷ Uyển Diễm rằng nhờ có hưu thư này mà nàng mới có thể danh chính ngôn thuận theo Lâm thị trở về Trấn Quốc công phủ. Nếu người ngoài có hỏi về mười hai năm này thỉ chỉ cần nói Lâm thị là ngoại thất của Tống Dật, mà chỉ cần ngoại thất làm lễ nạp thiếp, trong tộc lại có người đảm bảo thì con của ngoại thất có thể nhận tổ quy tông.
Cho đến lúc này Kỷ Uyển Diễm mới hoàn toàn hiểu được câu nói kia của Lâm thị không phải là tùy tiện nói ra mà là bà đã tính toán tốt mọi chuyện.
Xe ngựa bắt đầu chuyển động, rèm xe buông xuống, Kỷ Uyển Diễm quay đầu nhìn thoáng qua Lâm thị đã tựa ở một bên nhắm mắt dưỡng thần, trong lòng là thiên ngôn vạn ngữ đang tìm lối ra, nhưng cuối cùng nàng cũng không hỏi ra miệng. Nàng đã từng cho rằng mình mới là người đáng buồn nhất, ở kiếp trước đần độn u mê mà trôi qua, bị người tính toán thương tích đầy mình. Còn Lâm thị ở trong mắt người khác vẫn như cũ có dung mạo tư thái xinh đẹp tuyệt luân, thế nhưng chỉ có mình Kỷ Uyển Diễm nhìn thấy quầng mắt tiều tụy phát xanh của bà, thấy được vận mệnh bi ai hơn cả nàng của bà.
Bất kể kiếp trước, hay kiếp này, vận mệnh của Lâm thị đều quá bi thảm. Nàng thậm chí bắt đầu hoài nghi, rốt cuộc mình trọng sinh trở về, đối với Lâm thị là tốt hay là không tốt. Kiếp trước, tuy bà lặng yên chết đi, nhưng cuối cùng cũng chỉ là cát bụi trở về với cát bụi, sớm đã được giải thoát. Nhưng đời này, nàng cứu bà ra khỏi viện hoang, trong lúc vô tình khơi lại lòng hận thù của bà, khiến bà lửa giận ngút trời, lựa chọn con đường nhẫn nhục, vứt bỏ toàn bộ tôn nghiêm của mình. Bà đã từng kiêu ngạo như vậy, bây giờ lại phải ăn nói khép nép cầu cạnh một người nam nhân đã từng tổn thương mình, buông tha cho sự kiên trì của kiếp trước, trở thành một người thiếp nhỏ nhoi bên cạnh hắn, cũng không còn thời gian dư thừa mà chú ý tới thanh danh, bởi con đường bà chọn đầy cạm bẫy và chông gai. Thế nhưng Kỷ Uyển Diễm cũng hiểu, ngoại trừ lựa chọn này, các nàng cũng không còn bất kì cơ hội nào khác.
Đây là một trận quyết chiến được ăn cả ngã về không, chỉ có thể thành công, không được phép thất bại.
Xe ngựa đi được một lúc thì đột nhiên ngừng lại. Lâm thị mở mắt, thì nhìn thấy Kỷ Uyển Diễm đang nhìn mình chằm chằm, hai người đối mặt nhưng cũng không nói gì. Thế nhưng ngoài xe ngựa đã truyền đến một giọng nói:
"Trong xe có phải nữ tử Lâm gia?"
Kỷ Uyển Diễm nâng mắt, có chút kinh hỉ, nhìn Lâm thị rồi xốc lên rèm cửa sổ, quả nhiên là trông thấy Lưu Tam lang cũng đang ngồi trên xe ngựa. Nhìn thấy Kỷ Uyển Diễm, Lưu Tam lang vê râu cười cười.
Lâm thị cùng Kỷ Uyển Diễm đều là đệ tử của Lưu Tam lang, lão sư tự mình đến đưa tiễn. Vì nghĩ còn gặp lại nên hai người cũng không có làm lễ bái biệt, mà sau khi ra khỏi thành, dừng lại ở lương đình gần sườn núi, Lâm thị cùng Lưu Tam hàn huyên một lúc, còn Kỷ Uyển Diễm đứng chờ ở ngoài đình. Thấy Tống Dật đang ngồi ở trên lưng ngựa chờ dưới thềm đá, Kỷ Uyển Diễm nhịn không được đem ánh mắt đặt ở trên người ông. Người nam nhân này là phụ thân của nàng, thế nhưng hắn tuyệt đối không phải là một người cha tốt. Trên tay nắm quyền hành, quyền khuynh triều dã, Lâm thị đối với hắn mà nói, có khả năng chỉ là một mỹ nhân năm đó không có được mà thôi. Hơn nữa, theo phỏng đoán của Kỷ Uyển Diễm thì mối quan hệ giữa ông và Quốc công phu nhân Kỷ Lan cũng không tốt, nếu không, ông sẽ không vì một nữ nhân mà mười hai năm trước mạo hiểm làm ra một việc sai trái như vậy. Mang Lâm thị một nữ tử có thân phận như vậy về nhà làm thiếp, ông nhất định biết Kỷ Lan có bao nhiêu tức giận, nhưng ông không quan tâm, vẫn làm theo ý mình, hơn nữa còn quang minh chính đại, gióng trống khua chiêng, lại còn mang về nhà dàn xếp cho cả đứa con hoang do Lâm thị sinh ra.
Kỷ Uyển Diễm có chút ấn tượng đối với Kỷ Lan, bà ta lãnh đạm lại cao ngạo, tuy là đích trưởng tức của Trấn Quốc công phủ, nhưng lại mãi không được quản gia. Trấn Quốc công phủ có lão phu nhân, cho đến thời điểm Kỷ Uyển Diễm bị đưa đi Bắc Tĩnh cống cho Diệp Tu thì Trấn Quốc công phủ vẫn do Lão phu nhân làm chủ, nhưng về sau đến khi nàng thoát khỏi phản loạn của Bắc Tĩnh, qua bao phen trắc trở quay trở lại kinh thành thì lão phu nhân đã mất, lúc đấy Kỷ Lan mới nắm quyền quản gia của Trấn Quốc công phủ. Mà nàng sau khi trở về kinh thành, hẳn phải chết không thể nghi ngờ, nhưng không biết vì sao Định Quốc Hầu Lô Nguyên Xương lại coi trọng nàng, mang nàng vào trong phủ, lúc đó mới bảo vệ được một cái mạng nhỏ này.
Sau khi Lâm thị nói chuyện với Lưu Tam lang xong, sánh vai bước ra khỏi đình, Lưu Tam Lang đi đến bên người Kỷ Uyển Diễm nói:
"Cô nương từ nay đi kinh thành, đường xá gian nguy, tất cả đều phải cẩn thận."
Kỷ Uyển Diễm nhìn Lưu Tam lang, từ trước đến nay đối với lão nhân gia này, nàng luôn tin phục và cảm kích, nghe ông nhấn mạnh bốn chữ "Đường xá gian nguy", liền hiểu ông đây là một câu hai nghĩa, ám chỉ các nàng đi kinh thành sẽ không quá yên ổn. Kỷ Uyển Diễm cảm kích ông đã đề điểm, lập tức kính cẩn hành lễ, trả lời:"Vâng, xin tiên sinh yên tâm."
Lưu Tam lang gật đầu, nói: "Đúng rồi, ngọc bội này là do một vị tiểu hữu nhờ ta chuyển cho con, nói là tạ lễ cho quà cô nương đã tặng trước đây. Hắn cũng biết được chuyện xảy ra gần đây, nhưng bởi vì đó chuyện nhà của Kỷ gia, nên hắn không tiện ra mặt giúp đỡ. Thế nhưng, nghe nói mấy người các con muốn đi kinh thành, nên đã nói, sau này ở kinh thành nếu có chuyện gì khó, có thể đến Đào Hoa Trang cách ba dặm ngoài thành tìm hắn."
Kỷ Uyển Diễm ngẩn người, nhìn ngọc bội trong tay Lưu Tam lang, ngọc bội Bàn Long màu đen sáng trong và tinh mịn, dùng tơ vàng chỉ bạc kết thành dây treo tua rua rủ xuống dưới. Run rẩy vươn tay nhận lấy ngọc bội kia, Kỷ Uyển Diễm chỉ cảm thấy hô hấp của mình có chút bất ổn.
Lưu Tam lang nhìn dáng vẻ của nàng, lại vê râu lần nữa rồi cười nói: "Trước đó, ta còn nói tiểu hữu kia nhận lầm người, nhưng nhìn vẻ mặt của con, đúng thật sự là có nhận thức. Những chuyện khác ta cũng không muốn nói nhiều, nhưng người này thân phận bất phàm, cô nương phải giữ gìn ngọc bội thật tốt, tiền đồ sẽ bất khả hạn lượng [2]."
[2] bất khả hạn lượng: không thể đong đếm được
"..."
Kỷ Uyển Diễm chỉ cảm thấy tâm loạn như ma, trong đầu trống rỗng, thậm chí còn không nhớ nổi rốt cuộc mình đã lên xe ngựa như thế nào. Đưa tay đặt lên túi trong được để ở trong ống tay áo, xúc cảm [3] của ngọc bội vô cùng chân thật, nhưng nàng lại vẫn cảm giác như mình đang nằm mơ.
[3] xúc cảm: là cảm giác khi sờ vào một vật, khác với nghĩa tiếng việt của "cảm xúc"
Ngọc bội Bàn Long này là của ai, nàng vẫn có thể đoán được. Trong thiên hạ, người có tư cách đeo loại ngọc bội này chỉ có hai người, mà người nàng quen biết cũng chỉ có duy mình chàng, chàng nói là tạ lễ, nhưng tạ nàng cái gì? Chẳng lẽ là tạ nàng đã tặng cho chàng cây đèn hoa đăng hình còn thỏ vào tết nguyên tiêu sao? So với tạ lễ này, thì cái kia quả thật chỉ là một trò đùa.
Không nhịn được lại lấy ngọc bội kia ra nhìn nhìn, nàng cảm giác mình đã bỏ quên chuyện gì đó. Tiêu Tề Dự sẽ không vô duyên vô cớ đưa cho nàng ngọc bội Bàn Long này. Lần trước gặp nhau ở lễ hoa đăng, cũng chưa chắc đó là tình cờ, nhưng nếu không phải là tình cờ, thì tại sao lại như vậy?
Nàng có thể xác định, mình và Tiêu Tề Dự không hề quen biết. Bởi vì kiếp trước chàng nhặt xác cho nàng, thì nàng mới một mực nhớ kỹ chàng, nhưng đến bây giờ nàng vẫn không hiểu, tại sao chàng lại nhặt xác cho nàng? Kỷ Uyển Diễm càng nghĩ càng cảm thấy kỳ quái ở trong lòng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook