Xi-rô chanh mật ong

Công thức đơn giản và dễ nhớ, không có gì quá phức tạp nhưng xi-rô chanh mật ong có khá nhiều ứng dụng. Nguyên liệu chỉ cần mật ong và chanh. Có thể làm bằng chanh tây (chanh vàng) hoặc chanh xanh. Chanh xanh có vị đắng hơn so với chanh tây.

- Chanh

- Mật ong

- Tỷ lệ: 2 quả chanh và 150 ml mật ong

1 Chuẩn bị sẵn mật ong và bình/ hũ đựng có nắp.

2 Thái chanh thành từng lát thật mỏng. Đặt tất cả nguyên liệu và dụng cụ trong tầm tay để có thể thao tác liên tục.

3 Xếp từng miếng chanh mỏng xuống đáy hũ. Rưới mật ong lên lớp chanh. Cứ như vậy, xếp một lớp chanh lại rưới một lớp mật ong. Lặp lại cho đến khi hết chanh.

4 Đậy nắp lại, để qua một đêm là chanh sẽ héo đi, chìm xuống đáy.

5 Từ hũ xi-rô này, có thể pha trà, dùng để chấm dưa chuột và cà chua bi, có thể làm bánh ngọt. Miếng chanh nhỏ sẽ trở thành miếng “mứt” thật thơm ngon. Sau 30 phút, hãy nếm thử và hãy cảm nhận vị chua chua, ngọt ngọt, thơm thom và vị the của tinh dầu tiết ra từ vỏ chanh trong các tách trà, trong từng miếng bánh.

6 Sau 3 ngày để bên ngoài, có thể cho hũ xi-rỏ vào ngăn mát tủ lạnh, lấy ra dùng dần.

Almond cookie bar

Món bánh truyền thống từ đất nước Na Uy, thơm vị bơ và hạnh nhân, không quá ngọt sẽ làm nên “truyền thống bánh quy” của gia đình vào mối mùa Giáng sính.

BÁNH

- 100 g bơ để mềm

- 150 g đường

- 1 trứng

- 3 ml tinh chất hạnh nhân

- 2 ml tinh chất va ni

- 220 g bột mỳ đa dụng

- 5 g bột nở

- 2 g muối

- 30 ml sữa tươi không đường hoặc nước

- 50 g hạnh nhân lát

ICING

- 100 g đường bột

- 50 ml sữa tươi không đường

Cho 40 - 48 chiếc bánh quy

1 Trộn đều bột mỳ, bột nổi và muối.

2 Dùng máy đánh trứng đánh bông bơ và đường. Cho trứng, tinh chất hạnh nhân, va ni đánh tan đều.

3 Cho từ từ bột vào hỗn hợp bơ, trộn thật kỹ. Cho hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút hoặc để qua đêm.

4 Chia bột thành 4 phần bằng nhau, nặn mỗi phần bột thành hình ống dài khoảng 30 cm.

5 Đặt các miếng bột lên khay nướng đã lót giấy nến, mỗi phần bột cách nhau khoảng 10-12 cm. Dùng tay ấn bột cho dẹt, kích thước chiều rộng khoảng 6 - 7 cm. Dùng chổi quét sữa tươi hoặc nước lên bề mặt bột. Rắc hạnh nhân lát.

6 Làm nóng lò ở nhiệt độ 165°C. Cho khay bánh vào nướng khoảng 12 - 14 phút đến khi bánh có viền vàng. Khi bánh chín, lấy khay bánh ra, tiếp tục xếp bột lên khay và nướng cho đến khi hết bột.

7 Làm phần icing: Cho từ từ sữa vào đường bột, vừa cho sữa vừa khuấy đều bằng nĩa đến khi có hỗn hợp đủ sánh, khi nhấc nĩa lên, icing chảy từ từ.

8 Trang trí và cắt bánh: Khỉ bánh còn ấm nóng, dùng nĩa nhúng vào hỗn hợp icing và nhỏ lên bánh. Khi lớp icing đã se mặt, ta có thể dùng dao cắt bánh.

9 Để bánh nguội hẳn, bảo quản bánh trong hộp kín.

Kho báu trở về tuổi thơ

Nếu các triết gia chỉ lưu lại cho đời vài câu nói ý nghĩa thì các con mỗi ngày, mỗi tuần đều có những câu nói ngộ nghĩnh và đôi khi làm người lớn bất ngờ. Mẹ có thể kể cho bố nghe “Sáng nay con nói một câu rất ngộ…” và sẽ chẳng còn nhớ về nó nữa. Bố có thể kể ẹ “Trên đường đi học về, con bảo rằng...” và bố cũng lại quên ngay.

Giá như bố mẹ không có quá nhiều việc, hẳn mỗi đứa sẽ có một cuốn nhật ký mẹ viết riêng cho. Thế rồi mẹ quyết định “tiết kiệm” lại những câu chuyện nhỏ, những lời các con nói hàng ngày.

Các con có những con heo đất đựng xu tiết kiệm mỗi tuần bố mẹ trả lương khi làm những việc nhỏ trong nhà, còn bố mẹ lại có một hũ tiết kiệm chứa đầy những mẩu giấy, do các con trao tặng khi bố mẹ ở bên con.

Chỉ cần một chiếc hộp hay hũ nhỏ có nắp đậy là đủ lưu trữ kho báu vô giá này. Những hành động hay lời nói vui vui sẽ được ghi lại vào một tờ giấy, gấp lại và cất đi. Cái kho báu toàn giấy này chẳng mấy chốc mà đầy ắp những kỷ niệm. Tuổi thơ của các con ở trong đó.

Những lúc căng thẳng, không được vui (mà người lớn thì hay thế lắm), mở hộp và lấy ra một vài mảnh ghép tuổi thơ của các con, bố mẹ sẽ thấy lại được ngày hôm qua hạnh phúc, thấy lại được hình ảnh thời bé xíu của chính mình,

Cảm ơn các con! Các con thật giỏi. Chỉ bằng những câu nói hồn nhiên hàng ngày, các con đã có thể mang lại hạnh phúc cho.

Lời cuối sách

Chưa bao giờ nghĩ mình đứng tên “tác giả” trên bìa một cuốn sách, nhưng sau bao cố gắng của các bạn trong Ban biên tập của Công ty VH&TT Nhã Nam, cuốn sách đầu tiên với tên Khai Tâm là tác giả đang được bạn cầm trên tay. 5 mùa yêu thương dành cho những người Vợ, những người Mẹ và người viết nên nó cùng là một người vợ, một người mẹ.

Gần 150 trang sách, bao nhiêu công thức món ăn và những mẩu chuyện vặt được bạn xem qua đều chân thật như đã, đang và sẽ diễn ra hằng ngày trong gia đình, trong căn bếp nhỏ của tôi. Những lời văn có thể không đủ trau chuốt, mượt mà, bởi nó được viết với tâm trạng của một người mẹ đang nuôi con nhỏ. Có khi viết lúc đang bận tâm về việc đứa con lớn mới bị ngã trong sân trường hôm trước, hay đứa nhỏ đang sổ mũi vì cảm lạnh, nhưng nhiều lúc lại trong tâm trạng hân hoan. Những hình ảnh có thể không mang tính nghệ thuật, bởi nó không được thực hiện qua ống kính của một nhà nhiếp ảnh. Có khi nó được chụp trong một căn bếp chật hẹp, vào lúc 12 giờ đêm hay 5 giờ sáng, một mình, vừa đọc một quyển sách nào đó vừa ủ bột. Lúc khác lại vào một ngày cuối tuần khi tất cả bọn trẻ đều ở nhà, náo nhiệt, ồn ào, bừa bãi. Không đẹp hoàn hảo, nhưng là hơi thở của cuộc sống gia đình.

Hãy gặp rùa Bố, một ông bố điển hình, một chút gia trưởng, một chút nghiêm khắc nhưng cũng đầy tinh thần trách nhiệm và lòng bao dung.

Hãy gặp đàn rùa Con: Thanh Thư (TT) là chị lớn, ngây thơ, hồn nhiên, nhân hậu, có thể chạy thật nhanh từ trường về nhà gặp mẹ để tặng mẹ vài cọng cỏ lau. Đông Nghi (DD) lém lỉnh, ưa vặn vẹo, có thể ăn bánh trừ cơm, thậm chí sau khi ăn no nê vẫn có thể chén bánh như trước đó chưa từng ăn gì. Nguyên An (LL) đã thật ngoan suốt 9 tháng trong bụng mẹ và luôn mang lại không khí tươi vui cho cả nhà, kể cả khi em cáu kỉnh gắt ngủ, đòi ăn.

Và hãy gặp rùa Mẹ, một người mẹ bình thường như bao người Mẹ khác, được cảm nhận sự bình dị của cuộc sống gia đình mỗi ngày, mọi ngày.

Sau hơn 5 năm Bẽp Rùa khaitam.wordpress ) đỏ lửa trên không gian mênh mông Internet, thế giới tuy bao la mà như nhỏ lại với bao tình cảm những vị khách đã từng ghé thăm mỗi ngày. Giờ đây, khi “vào bếp”, rùa Mẹ không chỉ có một mình, vì căn bếp đó đã là của chung tất cả mọi người.

Cho một cuộc sống trong trẻo nhất có thể!

Khai Tâm

Tháng Mười một, 2011

Hết.

Thực hiện bởi

nhóm Biên tập viên Gác Sách:

Đỗ Doanh – Kú đốm – auduong_yy

(Tìm - Chỉnh sửa - Đăng)

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương