Năm Mùa Yêu Thương
-
Chương 10
Bánh tiêu
Bánh tiêu là một trong những món bánh được yêu thích của người Việt. Những chiếc bánh tròn, nở phồng rỗng ruột, thơm bùi vị vừng đủ sức hấp dẫn bất kỳ ai. Khác với cách làm truyền thống sử dụng bột khai, công thức bánh tiêu sử dụng men làm bánh mỳ thay cho bột khai tiết kiệm được nhiều thời gian ủ cũng như an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.
- 3 g bột mỳ đa dụng
- 210 ml nước hơi ấm tay
- 5 g men nở instant yeast
- 50 - 70 g đường (tùy khẩu vị, nếu không thích vị ngọt nhiều có thể chỉ dùng 15 - 20 g)
- 15 ml dầu ăn
- 5 g muối
- 5 g bột nở
- Một chút va ni
- Vừng để rắc ngoài bánh
- Dầu ăn để chiên
Cho 15 chiếc bánh đường kính khoảng 10- 12 cm
1 Dùng nước ấm hòa tan men. Trộn lẫn bột mỳ, đường, bột nở, va ni.
2 Đổ nước vào hỗn hợp bột. Cho dầu ăn. Nhồi bột ịn, dai. Khi bột đã dai, lấy ra vo tròn, xếp trở lại vào tô trộn bột. Dùng ni-lông bọc kín, để nơi ấm áp (trong lò không bật), ủ 50 - 60 phút tùy thời tiết. Sau thời gian ủ, bột sẽ nở ra gẫp đôi, khi dùng tay kéo từ mép vào giữa tô bột, bột có “rễ” nhỏ, đều nhau.
3 Chia bột thành các phần nhỏ. Lăn vừng hai mặt. Đặt từng miếng bột đã chia nhỏ và lăn vùng lên khay, đậy một chiếc khăn ẩm lên trên. Để nghỉ khoảng 20 phút.
4 Bắc chảo dầu lên bếp cho nóng. Cán miếng bột ỏng chừng 0,3 - 0,5 cm (tùy theo yêu cầu về hình thức bánh). Thả bột vào chảo dầu sôi, căn nhiệt độ dầu không quá nóng, khoảng 180°C là vừa.
Bí quyết chiên bánh tiêu nở phồng là dầu phải nhiều, cao khoảng 3,5 - 4 cm. Lượng dầu ăn càng thấp thì đòi hỏi phải lựa, nghiêng xoong/ chảo để bánh có thể nở tốt. Trong khi chiên, liên tục dùng đũa chặn ở hai mép bánh, dìm bánh xuống dầu, để bánh nổi, lại tiếp tục dìm bánh xuống. Trở mặt bánh liền tay khi một mặt đã có dấu hiệu nở để bánh có thể phồng nốt mặt còn lại.
Khi bánh đã chín vàng, vớt ra để ráo dầu. Dùng nóng hay nguội đều ngon.
Danish pastry
Danish pastry thuộc họ bánh mỳ với phương pháp cán lớp xen kẽ bột và bơ. Với nhiều ứng dụng khác nhau, các loại bánh dùng bột Danish pastry được ưa chuộng quanh năm. Tuy nhiên, công đoạn làm ra nó đòi hỏi phải thao tác trong môi trường nhiệt độ thấp nên thu và đông là hai mùa thích hợp nhất để làm các món bánh sử dụng loại bột cán lớp này
- 200 g bột mỳ dai
- 50 g bột mỳ đa dụng
- 3 g muối
- 5 g men nở instant yeast
- 10 g đường
- 25 g bơ, để mềm
- 150 ml nước ấm
- 120 g bơ lạnh (để cán)
Cho số lượng bột bánh thành phẩm khoảng 550 g
1 Cán bơ: Đặt miếng bơ lạnh giữa hai lớp màng ni-lông thực phẩm hoặc giấy nến, cán mỏng thành hình chữ nhật 20x15 cm. Cho vào ngăn mát tủ lạnh.
2 Nhồi bột: Trộn đều hai loại bột mỳ, muối và đường. Cho men vào nước ấm, hòa tan. Đổ hỗn hợp men vào bột, khuấy đều. Cho bơ mềm và nhồi cho bột mịn. Đặt bột vào trong một chiếc tô, đậy kín và để nơi ấm áp (nhiệt độ khoảng 40°C), ủ 50 - 60 phút. Bột đã nở đủ khi dùng ngón tay ấn sâu vào mặt bột mà không thấy đàn hồi.
3 Cán bột: Đổ bột ra bàn, cán thành hình chữ nhật kích thước lớn hơn gấp đôi kích thước bơ lạnh (khoảng 42x32 cm).
4 Đặt miếng bơ đã làm lạnh lên bột, gấp lại và dính kín các mép bột. Cán mỏng và gấp làm 3. Bọc kín để trong ngăn mát khoảng 30 - 40 phút. Lặp lại 2 lần các bước cán, gấp, làm lạnh.
5 Lấy bột ra tủ lạnh, cán mỏng thành hình chữ nhật có kích thước khoảng 45x25 cm.
Bánh Danish xoăn vị đường quế
6 Cắt miếng bột trên thành 4 phần.
7 Trộn 100 g đường và 10 g bột quế cùng một chút muối cho đều.
8 Rắc đường quế lên 4/5 chiều rộng miếng bột. Cuộn tròn lại.
9 Xẻ đôi bột, để chừa khoảng 1 cm ở phần đầu.
10 Tết hai “sợi” bột lại, dính mép bột cho chặt.
11 Xếp lên khay, ủ ở nơi ấm khoảng 40 phút.
12 Nướng trong lò đã làm nóng ở nhiệt độ 190°C, thời gian 15 - 17 phút cho đến khi bánh nở đều, vàng mặt.
Bánh cuộn đường quế
13 Trộn đường và quế theo tỉ lệ như trên, rắc như bột, chừa khoảng 2 cm ở một cạnh dài. Cuộn tròn lại từ cạnh có rắc đường quế. Dùng dao răng cưa cắt từng lát dày khoảng 1,5 - 2 cm.
14 Xếp bánh vào khay hoặc xếp vào từng khuôn rời. Ủ khoảng 40 phút. Nướng trong lò đã làm nóng ở nhiệt độ 190°C, thời gian 15-20 phút cho đến khi bánh nở đều, vàng mặt.
Bánh mặn nhân pho mát, thịt nguội, ớt chuông
15 Cắt miếng bột thành 2 hoặc 3 phần tùy theo kích cỡ bánh.
16 Phần nhân bao gồm pho mát mozzarella, thịt nguội và ớt chuông. Tất cả nguyên liệu nhân thái hạt lựu, trộn đều. Có thể rắc thêm tiêu xay và ớt bột tùy khẩu vị.
17 Chia bột thành 3 phần theo chiều dọc, dùng dao sắc cắt 2 viền bên cạnh thành những sợi bột có bề rộng 1 cm. Xếp nhân vào giữa. Lần lượt vắt chéo các sợi bột.
18 Ủ nơi ấm áp khoảng 40 phút. Nướng trong lò đã làm nóng ở nhiệt độ 190°C, thời gian 15-20 phút bánh.
Bánh croissant
19 Chia bột thành hình tam giác cân, cuộn lại từ cạnh ngắn nhất
20 Ủ bột 40 phút và nướng ở nhiệt độ 190°C, thời gian khoảng 15 - 20 phút cho đến khi bánh chín vàng.
Sô-cô-la bơ lạc
Thường được dùng để phết bánh mỳ, bơ lạc (bơ đậu phộng) rất thông dụng các nước Bắc Mỹ, Hà Lan, Anh... và cả một số vùng ở châu Á. Nó cũng đặc biệt hợp với sô-cô-la. Còn gì thú hơn vào một ngày mùa thu gió se se, được thưởng thức cái ngọt đắng sô-cô-la hòa lẫn vào vị ngậy ngậy, bùi bùi của bơ lạc.
PHẦN SÔ-CÔ-LA
- 250 g sô-cô-la sữa hoặc sô-cô-la đen, tùy khẩu vị
- 20 g bơ lạc
PHẦN BƠ LẠC
- 130 g bơ lạc
- 20 g lạc rang chín, bóc vỏ, giã nhỏ
- 30 g đường bột
- Một nhúm muối nhỏ
- 20 g vụn bánh quy bơ
DỤNG CỤ
- Chổi sợi nhỏ
- Cup giấy
Cho 30 – 40 chiếc kẹo cỡ nhỏ hoặc 15 – 20 chiếc cỡ lớn
Phần bơ lạc
Trộn đều tất cả nguyên vật liệu, chia thành từng phần nhỏ
Phần sô-cô-la
1 Chuẩn bị sẵn cup giấy. Thái nhỏ sô-cô-la nếu dung sô-cô-la dạng thanh. Cho vào tô sứ chịu nhiệt, quay trong lò vi ba khoảng 40 giây, lấy ra khuấy đều. Lặp lại cho đến khi sô-cô-la tan hết. Trộn đều cùng 20 g bơ lạc.
2 Dùng chổi quét sô-cô-la vào lòng cup giấy, cao lên miệng cup. Cho các cup giấy đã quét sô-cô-la vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20- 30 phút.
3 Lấy cup giấy ra khỏi tủ lạnh, đặt một viên bơ lạc vào mỗi chiếc cup. Ấn nhẹ tạo bề mặt phẳng.
4 Xúc sô-cô-la đổ lên bề mặt cho đầy khuôn. Đặt kẹo trở lại ngăn mát tủ lạnh cho đông cứng. Sau khoảng 30 phút, kẹo đã đông và dùng dược.
5 Để bảo quản, có thể trữ trong hộp kín hoặc bọc lại bằng giấy nhôm gói kẹo và đặt ở một nơi mát mẻ. Mùa nóng nên bảo quản kẹo trong tủ lạnh.
Aimond bar
Aimond bar, như là bánh, nhưng lại gợi nhớ về những chiếc kẹo giòn dành cho những người yêu thích các loại hạt, nhất là hạt hạnh nhân. Nướng trong một khay lớn, sau đó có thể cắt thành từng miếng nhỏ, tiện khi dùng.
PHẦN ĐẾ BÁNH
- 75 g bơ để mềm
- 50 g đường
- 1/2 trứng
- 150 g bột mỳ đa dụng
- Một nhúm muối
- Va ni
PHẦN HẠNH NHÂN
- 40 g bột mỳ đa dụng
- 60 g đường nâu
- 20 ml nước
- 20 g mạch nha
- 20 ml kem tươi
- 70 g hạnh nhân lát
Cho khuôn 20x20 cm
Phần đế bánh
1 Đánh bông bơ với đường, muối và va ni. Cho trứng đánh tan đều. Cho tiếp bột vào nhào đến khi bột vừa hòa quện vào hỗn hợp. Gói kín bột, để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ.
2 Sau khi khối bột đã lạnh, cán mỏng đặt xuống đáy khuôn đã lót giấy nến hoặc baking mat. Dùng nĩa xăm đều trên mặt bột. Làm nóng lò nướng nhiệt độ 200°C, cho khay bánh vào nướng 20 phút. Khi bánh chín, lấy ra khỏi lò.
Phần mặt bánh
3 Cho tất cả các nguyên liệu vào xoong nhỏ (trừ hạnh nhân), nấu sôi, hạ lửa trung bình nấu đến khi hỗn hợp có màu caramel nâu nhạt (nếu sử đụng nhiệt kế làm kẹo, nấu đến 115°C) thì cho hạnh nhân vào khuấy đều, tắt bếp.
Ráp bánh
4 Đổ hỗn hợp hạnh nhân còn nóng lên bề mặt bánh. Nướng ở nhiệt độ 200°C trong vòng 15 phút hoặc đến khi bánh vàng đều, chuyển thành màu caramel.
5 Để khoảng 10-15 phút cho khay bánh nguội bớt. Lấy bánh ra khỏi khuôn, úp mặt bánh xuống giấy nến/ baking mat. Khi bánh còn nóng, dùng dao cắt viền và cắt thành từng thanh nhỏ, kích thước tùy ý. Bánh giòn nên có thể gói kín dùng trong vài ngày, không cần bảo quản trong tủ lạnh.
Con dấu từ củ quả
Trẻ con thường thích chơi với những màu sắc và đắm chìm trong thế giới ấy. Các con thích vẽ, thực ra thì “món” gì cũng thử một tí, nếm một tẹo. Chỉ mong đến thế, để chúng biết rằng cuộc sống có nhiều niềm vui hoàn toàn có thể tự tạo được.
Sau này khôn lớn, có những khi căng thẳng vì công việc, có những phút giây nản lòng về tình cảm, hay đơn giản là có một khoảng thời gian thư giãn... thì các con sẽ biết thế giới này có những việc gì có thể làm mình quên đi những mệt mỏi, lo âu thường nhật.
Hẳn nhà ai có trẻ con đều thấy trên tường, trên bàn ghế giường tủ, đâu đâu cũng có nét bút, nét vẽ. Những “họa sĩ nhỏ” dường như luôn có nhu cầu sáng tác mọi lúc mọi nơi.
Bếp của mẹ thường hay có những loại củ quả theo mùa. Đôi khi mua về chưa kịp ăn hết, khoai nảy mầm, cà rốt héo. Bỏ thì phí, mà ăn thì lại có hại cho sức khỏe. Chỉ có mỗi một cách thôi: trải giấy báo hoặc khăn ni lông xuống sàn nhà, cả nhà cùng chơi trò đóng dấu vẽ tranh.
Những con dấu sẽ được gọt tỉa từ khoai và cà rốt không còn dùng được nữa. Dụng cụ làm con dấu củ quả chỉ là con dao nhỏ. Khoai tây được bổ làm đôi và gọt tỉa những hình nổi để có thể in thành hình trên giấy.
Mấy hộp màu nước và cọ vẽ được mang ra. Một lát sau, những “tác phẩm” sẽ ra đời trong sự vui thích của các cơn. Mẹ thì vui nhất, vì khỏi phải tiếc mấy củ khoai bỏ đi không làm được gì, ít ra chúng cùng góp phần tạo nên những “tác phẩm nghệ thuật” mà người say mê nhất chẳng ai khác ngoài mẹ!
Những chiếc lá vàng, những trái bí đỏ, những quả sồi nâu mang hơi thở của mùa thu. Và trong đêm đông, những cây thông đứng hiên ngang trong bão tuvết...
Mấy mẹ con say sưa màu với cọ trên con dấu củ khoai và cà rốt suốt một buổi. Sau khi tự treo tranh, cất màu, cất giấy là đã đến giờ cùng nhau dọn dẹp. Ai thu dọn đồ của người nấy, tranh được treo lên tủ lạnh để cả nhà cùng ngắm.
Ca cao nóng
Bánh quy macadamia và sô-cô-la trắng
Hạnh nhân nướng mật ong
Bánh quy snowball
Bánh quy Giáng sinh
Bánh khúc cây Giáng sinh
Mứt ớt
Mứt cam mật ong
Churros
Xi-rô chanh mật ong
Almond cookie bar
Bánh tiêu là một trong những món bánh được yêu thích của người Việt. Những chiếc bánh tròn, nở phồng rỗng ruột, thơm bùi vị vừng đủ sức hấp dẫn bất kỳ ai. Khác với cách làm truyền thống sử dụng bột khai, công thức bánh tiêu sử dụng men làm bánh mỳ thay cho bột khai tiết kiệm được nhiều thời gian ủ cũng như an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.
- 3 g bột mỳ đa dụng
- 210 ml nước hơi ấm tay
- 5 g men nở instant yeast
- 50 - 70 g đường (tùy khẩu vị, nếu không thích vị ngọt nhiều có thể chỉ dùng 15 - 20 g)
- 15 ml dầu ăn
- 5 g muối
- 5 g bột nở
- Một chút va ni
- Vừng để rắc ngoài bánh
- Dầu ăn để chiên
Cho 15 chiếc bánh đường kính khoảng 10- 12 cm
1 Dùng nước ấm hòa tan men. Trộn lẫn bột mỳ, đường, bột nở, va ni.
2 Đổ nước vào hỗn hợp bột. Cho dầu ăn. Nhồi bột ịn, dai. Khi bột đã dai, lấy ra vo tròn, xếp trở lại vào tô trộn bột. Dùng ni-lông bọc kín, để nơi ấm áp (trong lò không bật), ủ 50 - 60 phút tùy thời tiết. Sau thời gian ủ, bột sẽ nở ra gẫp đôi, khi dùng tay kéo từ mép vào giữa tô bột, bột có “rễ” nhỏ, đều nhau.
3 Chia bột thành các phần nhỏ. Lăn vừng hai mặt. Đặt từng miếng bột đã chia nhỏ và lăn vùng lên khay, đậy một chiếc khăn ẩm lên trên. Để nghỉ khoảng 20 phút.
4 Bắc chảo dầu lên bếp cho nóng. Cán miếng bột ỏng chừng 0,3 - 0,5 cm (tùy theo yêu cầu về hình thức bánh). Thả bột vào chảo dầu sôi, căn nhiệt độ dầu không quá nóng, khoảng 180°C là vừa.
Bí quyết chiên bánh tiêu nở phồng là dầu phải nhiều, cao khoảng 3,5 - 4 cm. Lượng dầu ăn càng thấp thì đòi hỏi phải lựa, nghiêng xoong/ chảo để bánh có thể nở tốt. Trong khi chiên, liên tục dùng đũa chặn ở hai mép bánh, dìm bánh xuống dầu, để bánh nổi, lại tiếp tục dìm bánh xuống. Trở mặt bánh liền tay khi một mặt đã có dấu hiệu nở để bánh có thể phồng nốt mặt còn lại.
Khi bánh đã chín vàng, vớt ra để ráo dầu. Dùng nóng hay nguội đều ngon.
Danish pastry
Danish pastry thuộc họ bánh mỳ với phương pháp cán lớp xen kẽ bột và bơ. Với nhiều ứng dụng khác nhau, các loại bánh dùng bột Danish pastry được ưa chuộng quanh năm. Tuy nhiên, công đoạn làm ra nó đòi hỏi phải thao tác trong môi trường nhiệt độ thấp nên thu và đông là hai mùa thích hợp nhất để làm các món bánh sử dụng loại bột cán lớp này
- 200 g bột mỳ dai
- 50 g bột mỳ đa dụng
- 3 g muối
- 5 g men nở instant yeast
- 10 g đường
- 25 g bơ, để mềm
- 150 ml nước ấm
- 120 g bơ lạnh (để cán)
Cho số lượng bột bánh thành phẩm khoảng 550 g
1 Cán bơ: Đặt miếng bơ lạnh giữa hai lớp màng ni-lông thực phẩm hoặc giấy nến, cán mỏng thành hình chữ nhật 20x15 cm. Cho vào ngăn mát tủ lạnh.
2 Nhồi bột: Trộn đều hai loại bột mỳ, muối và đường. Cho men vào nước ấm, hòa tan. Đổ hỗn hợp men vào bột, khuấy đều. Cho bơ mềm và nhồi cho bột mịn. Đặt bột vào trong một chiếc tô, đậy kín và để nơi ấm áp (nhiệt độ khoảng 40°C), ủ 50 - 60 phút. Bột đã nở đủ khi dùng ngón tay ấn sâu vào mặt bột mà không thấy đàn hồi.
3 Cán bột: Đổ bột ra bàn, cán thành hình chữ nhật kích thước lớn hơn gấp đôi kích thước bơ lạnh (khoảng 42x32 cm).
4 Đặt miếng bơ đã làm lạnh lên bột, gấp lại và dính kín các mép bột. Cán mỏng và gấp làm 3. Bọc kín để trong ngăn mát khoảng 30 - 40 phút. Lặp lại 2 lần các bước cán, gấp, làm lạnh.
5 Lấy bột ra tủ lạnh, cán mỏng thành hình chữ nhật có kích thước khoảng 45x25 cm.
Bánh Danish xoăn vị đường quế
6 Cắt miếng bột trên thành 4 phần.
7 Trộn 100 g đường và 10 g bột quế cùng một chút muối cho đều.
8 Rắc đường quế lên 4/5 chiều rộng miếng bột. Cuộn tròn lại.
9 Xẻ đôi bột, để chừa khoảng 1 cm ở phần đầu.
10 Tết hai “sợi” bột lại, dính mép bột cho chặt.
11 Xếp lên khay, ủ ở nơi ấm khoảng 40 phút.
12 Nướng trong lò đã làm nóng ở nhiệt độ 190°C, thời gian 15 - 17 phút cho đến khi bánh nở đều, vàng mặt.
Bánh cuộn đường quế
13 Trộn đường và quế theo tỉ lệ như trên, rắc như bột, chừa khoảng 2 cm ở một cạnh dài. Cuộn tròn lại từ cạnh có rắc đường quế. Dùng dao răng cưa cắt từng lát dày khoảng 1,5 - 2 cm.
14 Xếp bánh vào khay hoặc xếp vào từng khuôn rời. Ủ khoảng 40 phút. Nướng trong lò đã làm nóng ở nhiệt độ 190°C, thời gian 15-20 phút cho đến khi bánh nở đều, vàng mặt.
Bánh mặn nhân pho mát, thịt nguội, ớt chuông
15 Cắt miếng bột thành 2 hoặc 3 phần tùy theo kích cỡ bánh.
16 Phần nhân bao gồm pho mát mozzarella, thịt nguội và ớt chuông. Tất cả nguyên liệu nhân thái hạt lựu, trộn đều. Có thể rắc thêm tiêu xay và ớt bột tùy khẩu vị.
17 Chia bột thành 3 phần theo chiều dọc, dùng dao sắc cắt 2 viền bên cạnh thành những sợi bột có bề rộng 1 cm. Xếp nhân vào giữa. Lần lượt vắt chéo các sợi bột.
18 Ủ nơi ấm áp khoảng 40 phút. Nướng trong lò đã làm nóng ở nhiệt độ 190°C, thời gian 15-20 phút bánh.
Bánh croissant
19 Chia bột thành hình tam giác cân, cuộn lại từ cạnh ngắn nhất
20 Ủ bột 40 phút và nướng ở nhiệt độ 190°C, thời gian khoảng 15 - 20 phút cho đến khi bánh chín vàng.
Sô-cô-la bơ lạc
Thường được dùng để phết bánh mỳ, bơ lạc (bơ đậu phộng) rất thông dụng các nước Bắc Mỹ, Hà Lan, Anh... và cả một số vùng ở châu Á. Nó cũng đặc biệt hợp với sô-cô-la. Còn gì thú hơn vào một ngày mùa thu gió se se, được thưởng thức cái ngọt đắng sô-cô-la hòa lẫn vào vị ngậy ngậy, bùi bùi của bơ lạc.
PHẦN SÔ-CÔ-LA
- 250 g sô-cô-la sữa hoặc sô-cô-la đen, tùy khẩu vị
- 20 g bơ lạc
PHẦN BƠ LẠC
- 130 g bơ lạc
- 20 g lạc rang chín, bóc vỏ, giã nhỏ
- 30 g đường bột
- Một nhúm muối nhỏ
- 20 g vụn bánh quy bơ
DỤNG CỤ
- Chổi sợi nhỏ
- Cup giấy
Cho 30 – 40 chiếc kẹo cỡ nhỏ hoặc 15 – 20 chiếc cỡ lớn
Phần bơ lạc
Trộn đều tất cả nguyên vật liệu, chia thành từng phần nhỏ
Phần sô-cô-la
1 Chuẩn bị sẵn cup giấy. Thái nhỏ sô-cô-la nếu dung sô-cô-la dạng thanh. Cho vào tô sứ chịu nhiệt, quay trong lò vi ba khoảng 40 giây, lấy ra khuấy đều. Lặp lại cho đến khi sô-cô-la tan hết. Trộn đều cùng 20 g bơ lạc.
2 Dùng chổi quét sô-cô-la vào lòng cup giấy, cao lên miệng cup. Cho các cup giấy đã quét sô-cô-la vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20- 30 phút.
3 Lấy cup giấy ra khỏi tủ lạnh, đặt một viên bơ lạc vào mỗi chiếc cup. Ấn nhẹ tạo bề mặt phẳng.
4 Xúc sô-cô-la đổ lên bề mặt cho đầy khuôn. Đặt kẹo trở lại ngăn mát tủ lạnh cho đông cứng. Sau khoảng 30 phút, kẹo đã đông và dùng dược.
5 Để bảo quản, có thể trữ trong hộp kín hoặc bọc lại bằng giấy nhôm gói kẹo và đặt ở một nơi mát mẻ. Mùa nóng nên bảo quản kẹo trong tủ lạnh.
Aimond bar
Aimond bar, như là bánh, nhưng lại gợi nhớ về những chiếc kẹo giòn dành cho những người yêu thích các loại hạt, nhất là hạt hạnh nhân. Nướng trong một khay lớn, sau đó có thể cắt thành từng miếng nhỏ, tiện khi dùng.
PHẦN ĐẾ BÁNH
- 75 g bơ để mềm
- 50 g đường
- 1/2 trứng
- 150 g bột mỳ đa dụng
- Một nhúm muối
- Va ni
PHẦN HẠNH NHÂN
- 40 g bột mỳ đa dụng
- 60 g đường nâu
- 20 ml nước
- 20 g mạch nha
- 20 ml kem tươi
- 70 g hạnh nhân lát
Cho khuôn 20x20 cm
Phần đế bánh
1 Đánh bông bơ với đường, muối và va ni. Cho trứng đánh tan đều. Cho tiếp bột vào nhào đến khi bột vừa hòa quện vào hỗn hợp. Gói kín bột, để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ.
2 Sau khi khối bột đã lạnh, cán mỏng đặt xuống đáy khuôn đã lót giấy nến hoặc baking mat. Dùng nĩa xăm đều trên mặt bột. Làm nóng lò nướng nhiệt độ 200°C, cho khay bánh vào nướng 20 phút. Khi bánh chín, lấy ra khỏi lò.
Phần mặt bánh
3 Cho tất cả các nguyên liệu vào xoong nhỏ (trừ hạnh nhân), nấu sôi, hạ lửa trung bình nấu đến khi hỗn hợp có màu caramel nâu nhạt (nếu sử đụng nhiệt kế làm kẹo, nấu đến 115°C) thì cho hạnh nhân vào khuấy đều, tắt bếp.
Ráp bánh
4 Đổ hỗn hợp hạnh nhân còn nóng lên bề mặt bánh. Nướng ở nhiệt độ 200°C trong vòng 15 phút hoặc đến khi bánh vàng đều, chuyển thành màu caramel.
5 Để khoảng 10-15 phút cho khay bánh nguội bớt. Lấy bánh ra khỏi khuôn, úp mặt bánh xuống giấy nến/ baking mat. Khi bánh còn nóng, dùng dao cắt viền và cắt thành từng thanh nhỏ, kích thước tùy ý. Bánh giòn nên có thể gói kín dùng trong vài ngày, không cần bảo quản trong tủ lạnh.
Con dấu từ củ quả
Trẻ con thường thích chơi với những màu sắc và đắm chìm trong thế giới ấy. Các con thích vẽ, thực ra thì “món” gì cũng thử một tí, nếm một tẹo. Chỉ mong đến thế, để chúng biết rằng cuộc sống có nhiều niềm vui hoàn toàn có thể tự tạo được.
Sau này khôn lớn, có những khi căng thẳng vì công việc, có những phút giây nản lòng về tình cảm, hay đơn giản là có một khoảng thời gian thư giãn... thì các con sẽ biết thế giới này có những việc gì có thể làm mình quên đi những mệt mỏi, lo âu thường nhật.
Hẳn nhà ai có trẻ con đều thấy trên tường, trên bàn ghế giường tủ, đâu đâu cũng có nét bút, nét vẽ. Những “họa sĩ nhỏ” dường như luôn có nhu cầu sáng tác mọi lúc mọi nơi.
Bếp của mẹ thường hay có những loại củ quả theo mùa. Đôi khi mua về chưa kịp ăn hết, khoai nảy mầm, cà rốt héo. Bỏ thì phí, mà ăn thì lại có hại cho sức khỏe. Chỉ có mỗi một cách thôi: trải giấy báo hoặc khăn ni lông xuống sàn nhà, cả nhà cùng chơi trò đóng dấu vẽ tranh.
Những con dấu sẽ được gọt tỉa từ khoai và cà rốt không còn dùng được nữa. Dụng cụ làm con dấu củ quả chỉ là con dao nhỏ. Khoai tây được bổ làm đôi và gọt tỉa những hình nổi để có thể in thành hình trên giấy.
Mấy hộp màu nước và cọ vẽ được mang ra. Một lát sau, những “tác phẩm” sẽ ra đời trong sự vui thích của các cơn. Mẹ thì vui nhất, vì khỏi phải tiếc mấy củ khoai bỏ đi không làm được gì, ít ra chúng cùng góp phần tạo nên những “tác phẩm nghệ thuật” mà người say mê nhất chẳng ai khác ngoài mẹ!
Những chiếc lá vàng, những trái bí đỏ, những quả sồi nâu mang hơi thở của mùa thu. Và trong đêm đông, những cây thông đứng hiên ngang trong bão tuvết...
Mấy mẹ con say sưa màu với cọ trên con dấu củ khoai và cà rốt suốt một buổi. Sau khi tự treo tranh, cất màu, cất giấy là đã đến giờ cùng nhau dọn dẹp. Ai thu dọn đồ của người nấy, tranh được treo lên tủ lạnh để cả nhà cùng ngắm.
Ca cao nóng
Bánh quy macadamia và sô-cô-la trắng
Hạnh nhân nướng mật ong
Bánh quy snowball
Bánh quy Giáng sinh
Bánh khúc cây Giáng sinh
Mứt ớt
Mứt cam mật ong
Churros
Xi-rô chanh mật ong
Almond cookie bar
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook