Giới thiệu
Tác giả: Đường Nhạn Sinh
Thể loại: Quân Sự, Lịch Sử
Giới thiệu:
Có lẽ những bạn yêu thích thể loại truyện thiên về những câu chuyện lịch sử những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ hẳn sẽ rất hứng khỏi với truyện này. Dù là một thể loại truyện dễ làm người ta liên tưởng đến những gì khô khan cứng nhưng đối với truyện này thì khác hẳn, chính lối viết đầy sáng tạo đã tạo nên điều khác biệt này.
Vương triều nhà Tùy tuy ngắn ngủi, nhưng cũng là một trong những vương triều oanh liệt, chói lọi trong lịch sử đế vương phong kiến Trung Quốc. Tùy Văn Đế Dương Kiên vốn là Thừa tướng của nhà Bắc Chu. Ông đa mưu túc trí, đoạt nhà Chu lập Tùy, đồng thời thôn tính Nam Trần trong cục diện bị động phía nam có Trường Giang ngăn cách, phía bắc có tộc Đột Quyết hùng mạnh, hoàn thành công cuộc thống nhất toàn quốc trong lịch sử Trung Quốc từ sau đời Tần Hán. ông còn xây dựng một đất nước giàu có hùng mạnh, tạo nên đế chế nhà Tùy.
Nhà Tùy chỉ truyền được hai đời, chưa đầy 40 năm. Nguyên nhân đoản mệnh là do hoàng đế đời thứ hai Tùy Dạng Đế cực kỳ xa hoa trụy lạc. Ông ta là con trai thứ nhưng mưu đoạt ngôi thái tử, sau đó giết cha Tùy Văn Dế chiếm ngai vàng. Sau khi đăng cơ, Tùy Dạng Đế sống hoang dâm vô độ chỉ biết khoa môi múa mép, không quan tâm đến việc nước. Chỉ trong vòng 13 năm ngắn ngủi, ông ta đã xóa sổ một quốc gia giàu có hùng mạnh nhất thiên hạ.
Trong những năm Khai Nguyên lúc Đường Thái Tông đang chấp chính, vương triều nhà Đường đã bước vào thời kỳ cực thịnh, đây chính là thời kỳ cường thịnh nhất của lịch sử Trung Quốc. Bất luận là về quân sự, kinh tế hay tinh thần, tâm lý dân chúng hay về văn hoá, trí tuệ, thì Trung Quốc đều đã đạt được đỉnh cao của thế giới.
Đường Huyền Tông thừa uy "Trinh Quán", lấy nhân tài làm gốc, trọng dụng hiền tướng, làm cho nhà Đường bước vào thời kỳ cực thịnh Khai Nguyên phồn vinh nhất. Nhưng cũng chính ở đỉnh cao của sự phồn vinh đó, An Lộc Sơn đã nổi dậy làm phản, vương triều đại Đường giống như một vật rơi tự do, nhanh chóng trượt xuống sự suy bại, diệt vong từ đỉnh cao phồn thịnh. "Loạn An Sử" nổ ra vào đúng giai đoạn giữa của 300 năm vương triều đại Đường, cũng là cái mốc đánh dấu sự đi xuống từ thịnh chuyển thành suy của nhà Đường. "Loạn An Sử" kéo dài đúng 8 năm. Đến năm thứ 8, tuy nhà Đường đã dẹp được loạn quân, thu hàng phiến quân nhưng đa số các tướng lĩnh của phiến quân lại đội lốt trở thành những Tiết độ sứ nắm giữ quân đội, chính quyền, tài sản của một vùng. Đối với chúng chính quyền trung ương nhà Đường vốn đã sức cùng lực kiệt chẳng làm thêm được gì nữa. Thế là tình trạng "Phiên trấn cát cứ" dẫn đến đường chết kéo dài hơn nửa thế kỷ của nhà Đường đã xảy ra.
Giữa nhà Đường và các phiên trấn, giữa phiên trấn với phiên trấn luôn diễn ra các cuộc giao chiến về quân sự, ngoại giao liên miên. Các chí sĩ tài năng qua lại không ngớt thi thố tài năng của mình, nô nức đóng những vai đặc sắc, độc đáo trên vũ đài lịch sử. Bắt đầu từ năm 875 sau Công nguyên, thời kỳ cuối cùng của nhà Đường đã xuất hiện các cuộc khởi nghĩa của nông dân trên quy mô rộng lớn. Sau đó Tuyên Vũ Tiết độ sứ Chu ôn đã cướp đoạt thành quả của cuộc khởi nghĩa nông dân, đặt dấu chấm hết cho nhà Đường.
Lịch sử Trung Quốc vì thế mà bước vào một giai đoạn mới - Ngũ đại thập quốc. Đọc truyện lịch sử này, ban mới thấy được sự phong phú trong lối viết đồng thời thấy được sự tài năng của những lãnh đạo, một truyện quân sự đem lại nhiều bài học bổ ích.
Thể loại: Quân Sự, Lịch Sử
Giới thiệu:
Có lẽ những bạn yêu thích thể loại truyện thiên về những câu chuyện lịch sử những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ hẳn sẽ rất hứng khỏi với truyện này. Dù là một thể loại truyện dễ làm người ta liên tưởng đến những gì khô khan cứng nhưng đối với truyện này thì khác hẳn, chính lối viết đầy sáng tạo đã tạo nên điều khác biệt này.
Vương triều nhà Tùy tuy ngắn ngủi, nhưng cũng là một trong những vương triều oanh liệt, chói lọi trong lịch sử đế vương phong kiến Trung Quốc. Tùy Văn Đế Dương Kiên vốn là Thừa tướng của nhà Bắc Chu. Ông đa mưu túc trí, đoạt nhà Chu lập Tùy, đồng thời thôn tính Nam Trần trong cục diện bị động phía nam có Trường Giang ngăn cách, phía bắc có tộc Đột Quyết hùng mạnh, hoàn thành công cuộc thống nhất toàn quốc trong lịch sử Trung Quốc từ sau đời Tần Hán. ông còn xây dựng một đất nước giàu có hùng mạnh, tạo nên đế chế nhà Tùy.
Nhà Tùy chỉ truyền được hai đời, chưa đầy 40 năm. Nguyên nhân đoản mệnh là do hoàng đế đời thứ hai Tùy Dạng Đế cực kỳ xa hoa trụy lạc. Ông ta là con trai thứ nhưng mưu đoạt ngôi thái tử, sau đó giết cha Tùy Văn Dế chiếm ngai vàng. Sau khi đăng cơ, Tùy Dạng Đế sống hoang dâm vô độ chỉ biết khoa môi múa mép, không quan tâm đến việc nước. Chỉ trong vòng 13 năm ngắn ngủi, ông ta đã xóa sổ một quốc gia giàu có hùng mạnh nhất thiên hạ.
Trong những năm Khai Nguyên lúc Đường Thái Tông đang chấp chính, vương triều nhà Đường đã bước vào thời kỳ cực thịnh, đây chính là thời kỳ cường thịnh nhất của lịch sử Trung Quốc. Bất luận là về quân sự, kinh tế hay tinh thần, tâm lý dân chúng hay về văn hoá, trí tuệ, thì Trung Quốc đều đã đạt được đỉnh cao của thế giới.
Đường Huyền Tông thừa uy "Trinh Quán", lấy nhân tài làm gốc, trọng dụng hiền tướng, làm cho nhà Đường bước vào thời kỳ cực thịnh Khai Nguyên phồn vinh nhất. Nhưng cũng chính ở đỉnh cao của sự phồn vinh đó, An Lộc Sơn đã nổi dậy làm phản, vương triều đại Đường giống như một vật rơi tự do, nhanh chóng trượt xuống sự suy bại, diệt vong từ đỉnh cao phồn thịnh. "Loạn An Sử" nổ ra vào đúng giai đoạn giữa của 300 năm vương triều đại Đường, cũng là cái mốc đánh dấu sự đi xuống từ thịnh chuyển thành suy của nhà Đường. "Loạn An Sử" kéo dài đúng 8 năm. Đến năm thứ 8, tuy nhà Đường đã dẹp được loạn quân, thu hàng phiến quân nhưng đa số các tướng lĩnh của phiến quân lại đội lốt trở thành những Tiết độ sứ nắm giữ quân đội, chính quyền, tài sản của một vùng. Đối với chúng chính quyền trung ương nhà Đường vốn đã sức cùng lực kiệt chẳng làm thêm được gì nữa. Thế là tình trạng "Phiên trấn cát cứ" dẫn đến đường chết kéo dài hơn nửa thế kỷ của nhà Đường đã xảy ra.
Giữa nhà Đường và các phiên trấn, giữa phiên trấn với phiên trấn luôn diễn ra các cuộc giao chiến về quân sự, ngoại giao liên miên. Các chí sĩ tài năng qua lại không ngớt thi thố tài năng của mình, nô nức đóng những vai đặc sắc, độc đáo trên vũ đài lịch sử. Bắt đầu từ năm 875 sau Công nguyên, thời kỳ cuối cùng của nhà Đường đã xuất hiện các cuộc khởi nghĩa của nông dân trên quy mô rộng lớn. Sau đó Tuyên Vũ Tiết độ sứ Chu ôn đã cướp đoạt thành quả của cuộc khởi nghĩa nông dân, đặt dấu chấm hết cho nhà Đường.
Lịch sử Trung Quốc vì thế mà bước vào một giai đoạn mới - Ngũ đại thập quốc. Đọc truyện lịch sử này, ban mới thấy được sự phong phú trong lối viết đồng thời thấy được sự tài năng của những lãnh đạo, một truyện quân sự đem lại nhiều bài học bổ ích.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook