Mười Năm
-
Chương 23: Chung chăn chung gối
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Bữa ăn khuya buổi đêm chính là mì thịt thái chính tông Kỳ Sơn, đã rất lâu rồi Mạnh Tiểu Bắc chưa được ăn bát mì hợp miệng cậu tới vậy. Bên cạnh hợp tác xã nhà máy số 2, ở mặt tiền có tiệm mì thịt thái rất nhỏ, cậu chỉ ăn đúng một lần. Đây nào phải thịt thái, ăn vào chẳng khác nào nước thải ngâm mì.
Cha nuôi cậu cởi trần, mặc quần xà lỏn xanh lá rộng thùng thình. Ban đêm mùa hè oi bức nóng nực, Thiếu Đường đứng bếp, đón lấy những vệt sao sáng từ bên ngoài cửa sổ hắt vào. Anh cầm hai dao bếp băm thịt thái, băm đến là say sưa phóng khoáng! Thịt thái hạt lựu tẩm ướp xong xuôi cùng với đậu, hoa hiên vàng, cà rốt, đậu đen xắt nhỏ trộn với nhau, đảo sơ qua trong chảo dầu, cuối cùng dùng dầu sôi đun một bát sa tế thơm phức.
Ánh trăng ngời sáng rọi vào ngực Thiếu Đường, Mạnh Tiểu Bắc thỏ thẻ nói: “Cha nuôi, cả người cha như biến thành màu trắng vậy.”
Thiếu Đường hút thuốc, nói chữ được chữ không: “Hả… Cái gì… Không phải suốt ngày phơi thân bên ngoài nữa, ở trong văn phòng kín bưng nên thế đấy.”
Đường mắt Mạnh Tiểu Bắc men theo đường cong sống lưng đối phương, từ từ trườn xuống phần eo rồi lượn xuống phần dưới, từ nhỏ cậu đã thích ngắm cơ thể Thiếu Đường, cảm thấy vô cùng đẹp đẽ… Bỗng nhiên cậu vô cùng muốn thốt lên: Mông cha có còn trắng như trước nữa không?
Nhưng, xấu hổ nào dám nói ra.
Lớn hơn rồi, dần xuất hiện những suy nghĩ mơ hồ không rõ hình rõ dạng, chẳng hiểu sao như lại… có gì đó ngại ngùng. Không giống như hồi còn bé chưa tường tỏ sự đời, cái gì cũng ngờ nghệch nói toẹt ra.
Mạnh Tiểu Bắc rũ mắt xuống, chuồn ra khỏi phòng bếp, đi được một xíu lại không nhịn được mà quay trở về. Cậu đi đi lại lại được mấy vòng lận, giống như một thằng ngốc si mê cuồng dại, đứng ở ngoài phòng bếp nhìn Thiếu Đường đứng trước bếp dùng dao thoăn thoắt, hất chảo nóng.
Trên bàn ăn, hai người ngồi đối diện, vùi đầu mải miết ăn mì, ăn ngấu ăn nghiến, miệng đầy sa tế đỏ rực, hoàn toàn chẳng cần giữ ý giữ tứ trước mặt nhau. Mạnh Tiểu Bắc chưa rửa tay đã cầm khoai lang nướng ăn, cũng chẳng phải lo bà nội hay bất kỳ ai túm lấy tay cậu, mắng cậu chẳng quy củ gì sất.
Thiếu Đường hỏi: “Gần đây đã rất lâu rồi chủ nhiệm lớp bọn bây không mời cha lên uống trà đấy.”
Mạnh Tiểu Bắc “Vâng” một tiếng.
Thiếu Đường: “Cha nhớ chủ nhiệm lớp bọn bây phết đó, bây không có chuyện gì chứ hả?”
Mạnh Tiểu Bắc vừa nhai vừa nói: “Chủ nhiệm lớp bọn con không nhớ cha đâu, chẳng có chuyện gì ạ.”
Thiếu Đường nhướng mày: “Bây ngoan thật hay là chủ nhiệm lớp bọn bây sợ không dám mời cha, đành mời ông nội bà nội bây?!”
Giọng điệu Mạnh Tiểu Bắc như đang làm nũng, tủi thân nói: “Con ngoan thật mà… không tin cha hỏi bạn cùng lớp con coi!”
Mạnh Tiểu Bắc, cái thằng nhóc bướng bỉnh này, giọng nói khào khào như vịt đực, rõ là không yếu ớt, thế nhưng lúc rầm rầm rì rì ăn vạ, lại mang đến cảm xúc cực kỳ tương phản, cái giọng nói ấy, khiến ai cũng thương cũng xót.
Thiếu Đường thẳng thắn nói: “Được, vậy lần tới được nghỉ, cha đưa bây đi xưởng Lưu Ly. Cha biết thằng nhóc bây thích cái gì, cha dẫn bây đến chỗ chuyên nghiệp.”
Mạnh Tiểu Bắc ngọt ngào nói: “Haha, cha nhỏ thật tốt.”
Đôi mắt đẹp đẽ của Thiếu Đường híp lại, đe: “Về sau đừng gọi cha nhỏ cha nhỏ nữa, để người khác nghe thấy thì cười cha, nghe sao mà kỳ cục vậy hả? Ngày xưa có vợ lẽ người ta mới gọi “vợ nhỏ”, bây nhìn coi ông có giống vợ nhỏ nhà bây không? Nghĩ hay ghê, cha bây không làm nổi cái chức này đâu!”
Mạnh Tiểu Bắc ăn cả mồm sa tế, sặc cả lên mũi, vừa ho vừa cười.
Kỳ lạ thay, chẳng hiểu sao trong đầu cậu lại hiện lên hình ảnh Thiếu Đường mặc đồ cưới đỏ rực mà nhân vật nữ chính vẫn hay mặc trên đài trong kinh kịch, đầu đội mũ phượng, cúi đầu e lệ làm dâu. Nhưng mà nhìn khuôn mặt ngời ngời khí khái đàn ông của Thiếu Đường thế kia, cơ thể cường tráng khỏe khoắn, nghĩ tới cảnh anh đội mũ phượng choàng khăn quàng thật quá kinh khủng! Mạnh Tiểu Bắc bị tưởng tượng của chính mình làm sặc tới mặt đỏ bừng bừng, thở không nổi mà muốn cười dễ sợ, đôi mắt chằm chằm nhìn khuôn mặt Thiếu Đường… (70)
70. Áo cưới mũ phượng trong kinh kịch:
Ông chú phòng bên lại không biết đi “công tác” nơi nao, buổi tối cả nhà chỉ còn đúng hai người họ, chen nhau trên cùng một giường ngủ.
Rất lâu rồi chưa chen chúc ngủ như vậy, giường bỗng hóa chật chội, cũng bởi bả vai hai người đã rộng hơn so với trước, lưng dài vai rộng, cơ thể rắn chắc. Mùa hè nhiều muỗi, Thiếu Đường đốt hương chống muỗi ở góc giường, ngủ được một lát thì không thể chịu nổi nữa, hai người bò dậy đập muỗi!
Đấy là giường mắc màn rồi đó!
Thiếu Đường quỳ giữa giường, mắt sáng rực, nghển đầu tìm muỗi: “Mạnh Tiểu Bắc, màn này dém không kỹ rồi, mẹ nó chứ, trong màn có một con muỗi lớn, không bay ra được, nhăm nhe đốt chúng ta!”
Mạnh Tiểu Bắc: “Ủa sao con không bị đốt?”
Thiếu Đường gãi gãi đằng sau bắp đùi, nhíu mày: “Thịt đằng sau ông non mềm, máu thơm.”
Cả người Thiếu Đường chỉ mặc mỗi quần lót, Mạnh Tiểu Bắc cũng chỉ mặc quần lót. Hai cơ thể trần truồng nhanh nhẹn, ở trong màn đập muỗi, truy bắt con muỗi gian xảo to đùng kia! Cuối cùng Thiếu Đường cũng tóm được con muỗi, một nhát đập con muỗi rớt xuống, sung sướng nghiền chết.
Mạnh Tiểu Bắc: “Con nhìn với… con xem với nào…”
Thiếu Đường lắc đầu: “Nhìn cái gì? Hai bao lì xì to đùng chứ có gì đâu.” (71)
71. Nguyên gốc xài từ两个大红包 – hai cái bao lì xì to. Giải nghĩa câu này như này: bao lì xì màu đỏ, tay Thiếu Đường khi giết con muỗi xong thì bị nhuốm máu ra hai bàn tay nên màu đỏ, hai bàn tay như hai bao lì xì to đùng vậy đó.
Viền quần lót Thiếu Đường hở ra, làm lộ bờ mông tròn trĩnh phía dưới, cùng vị trí nhạy cảm kia, hiện ra hai cái bìu căng bóng cỡ bằng đốt ngón tay. Mạnh Tiểu Bắc nhìn thoáng qua xuống sâu phía dưới, cười khúc khích: “Cha nuôi, không ngờ cha vẫn trắng như trước!”
Thiếu Đường lạnh nhạt nói: “Hàng ngày chẳng phải phơi nắng, sao mà không trắng được, hồi nhỏ ông còn trắng hơn.”
Tiểu Bắc nham nhở đáp: “Bị muỗi đốt một cái, trên đít như nở hai đóa hoa đào, cha nuôi cha vẫn đẹp trai lắm!”
Mạnh Tiểu Bắc học theo giọng địa phương Giao Đông của bà nội, bà nội gọi mông là đít, rửa mông thì nói là rửa đít. (72)
72. Ở đây, mông tiếng phổ thông là屁股 – / pìgu/, tiếng Giao Đông gọi là腚 – /dìng/.
Thiếu Đường cười nhạt, mắng: “Cút, còn dám học người trêu ông.”
“Vận đào hoa của mọi người đều nở trên mặt, trong ánh mắt, con mẹ nó ông đây lại nở trên mông!… Đ*t mẹ nó!…” (73)
73. Nguyên gốc xài từ桃花 – Hoa đào, có nghĩa bóng là vận đào hoa. Vận đào hoa thường được thể hiện qua khuôn mặt, qua ánh mắt, giờ lại nở trên mông Thiếu Đường =))
Mạnh Tiểu Bắc cảm thấy giọng điệu Thiếu Đường mắng người thật sự rất đặc biệt, có hương vị rất riêng. Cũng khó nói rõ là cảm giác kỳ diệu gì, như là ngay trong giây phút đó, giọng nói ấy khiến trái tim cậu mãnh liệt rung động, gợi lên rất nhiều ký ức đẹp đẽ.
Sau đó hai người ngủ tiếp, theo thói quen Mạnh Tiểu Bắc khoằng chân, gác lên đùi cha nuôi. Trong tích tắc da chạm da, như có luồng điện chạy dọc khắp cơ thể, Mạnh Tiểu Bắc đột nhiên hoảng hốt, ngứa ngáy, cả người bứt rứt khó chịu, tiu nghỉu lặng lẽ thu chân lại. Không phải cậu cố ý mà đột nhiên tay chân chẳng biết nên để đâu, đã rất lâu không ngủ cùng nhau, trước đây đâu có như thế này.
Thiếu Đường lim dim mắt, anh hỏi: “Bị tĩnh điện hả?”
Mạnh Tiểu Bắc đáp: “Đùi cha nhiều lông quá, cha chính là máy phát điện.”
Tiếng cười của Thiếu Đường trầm đục, đàn ông ở tuổi này toát ra sự trẻ trung, mạnh mẽ cùng gợi cảm vô cùng: “Hà hà…”
Tiểu Bắc bĩu môi: “Lông chân cha cọ vào ngón chân con, ngứa quá con không ngủ được.”
Trong bóng đêm, Thiếu Đường cười đến mờ ám: “Còn có chỗ còn nhiều lông hơn nữa cơ, bây có muốn sờ không?”
Mạnh Tiểu Bắc: “…”
Hạ Thiếu Đường: “…”
Thiếu Đường nói xong cũng đột ngột im bặt, nhìn chằm chằm trần nhà, sự im lặng kéo dài tới mấy phút đồng hồ sau.
Trong buồng yên tĩnh đến mức có thể nghe được tiếng trái tim đập loạn nhịp của đôi bên, sự xấu hổ nhỏ nhoi trào lên.
Sau đó, hai người cũng không nói năng gì nữa, cùng quay người, lưng đối lưng ngủ.
Đàn ông là giống ẩu tả qua loa, trêu chọc nhau đến mệt nhoài, cũng chẳng xoắn xuýt quá lâu. Mạnh Tiểu Bắc im lặng tự hỏi nơi nào nhiều lông hơn, nách Thiếu Đường chăng? Sau đó hai người đều dần chìm vào giấc ngủ, ngáy pho pho.
Tự bản thân Thiếu Đường ngẫm lại những câu bông đùa của mình. Câu nói đó quả thực rất mập mờ đen tối, anh có thể nói với Tiểu Bân, nói với Diêu Quảng Lợi, nhưng dường như đã không còn thích hợp để nói với con nuôi khi hai người đang chung chăn chung giường. Cớ chi mà không thích hợp, chính bản thân anh cũng không rõ. Giữa đám đàn ông thô lỗ tục tằn, anh có thể nói trơn tru những lời hạ lưu thô bỉ, càn rỡ đùa giỡn trêu chọc đám chiến hữu tiểu binh. Lúc ngủ chung với nhau trên giường ghép lớn, có thể chen chúc đè nhau, gây lộn cấu véo, nhưng với Mạnh Tiểu Bắc, dẫu sao thì tới cùng cậu cũng không cùng vai vế, là con anh đó!
Hơn nữa có một số chuyện rất kỳ cục, chỉ cần ở trước mặt nhà họ Mạnh, Thiếu Đường chính là cha nuôi của Mạnh Tiểu Bắc. Nói chuyện làm việc, từng cử chỉ hành động đều rất ra dáng người cha hùng dũng oai phong. Thế nhưng chỉ cần hai người ở riêng một chỗ, ngủ chung trong căn nhà khu Hồng Miếu, lập tức hóa cùng vai phải lứa, chạm vào nhau thôi mà sao cảm thấy ấm áp gần gũi đến thế. Nếu như buộc phải vạch rõ ranh giới cha con, sẽ làm cho Thiếu Đường cảm thấy cực bứt rứt, khó chịu, không thoải mái… Trước kia, rõ ràng không phải như thế!
Sau đó có thời gian rảnh, Thiếu Đường nói lời giữ lời, đưa Mạnh Tiểu Bắc tới xưởng Lưu Ly thật. Đây là phố nổi tiếng khắp cả Bắc Kinh về tranh sách, nghệ thuật, thủ công, đồ chơi văn hóa, bắt đầu được hình thành từ thời dân quốc, chịu ảnh hưởng của Cách mạng văn hóa, lụi bại suốt 10 năm liền, nay mới từ từ khôi phục quy mô như xưa.
Ngõ nhỏ với những viên gạch xanh xám rêu phong cổ kính, phảng phất những cơn gió mát lành thanh trong. Ở khe hở của mái ngói, mọc lên từng bụi cỏ đuôi chó, đâu đâu cũng tỏa ra hương vị thời gian chậm rãi trôi qua Bắc Bình xưa cũ. (74)
74. Bắc Bình: Tên cũ của Bắc Kinh (đặt từ năm 1928 – 1949)
Những cửa tiệm cũ san sát nhau, cửa gỗ đỏ ối xưa đã bạc màu sơn, cửa tiệm thấp bé, lờ mờ sáng, ấy thế mà bên trong lại có đủ loại giấy bút mực nghiên truyền thống, mực đóng dấu, thước chặn giấy, giá bút. Thiếu Đường dẫn con nuôi dạo đến cửa tiệm nổi tiếng “Vinh Bảo Trai”, hai mắt Mạnh Tiểu Bắc rực sáng, vừa vào trong cửa tiệm đã chẳng nỡ ra…
Thiếu Đường chẳng hề có tí tẹo hứng thú với mấy thứ này, chỉ bởi con anh nên hiếm lắm mới có được ngày nghỉ, anh bèn chôn mình trong ngõ nhỏ ở con phố phía Tây xưởng Lưu Ly này.
Trong cửa tiệm, anh lấy ra điếu thuốc, chủ tiệm ngay lập tức trợn mắt nói: “Ông kia, ông thấy đấy, trong tiệm tôi đều là giấy cả, quý lắm đó!”
Thiếu Đường cầm bật lửa ra ngoài, ngồi xổm dưới chân tường, hút thuốc, đợi một mạch ba giờ đồng hồ liền…
Người làm công tác văn hóa hay dùng dụng cụ giấy bút, chứ người dân bình thường đều chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mua mấy thứ này, hơn nữa giá cũng rẻ gì cho cam.
Mạnh Tiểu Bắc ôm ra một túi lớn gồm giấy vẽ, cọ và màu vẽ, bảng pha màu, bảng kẹp giấy vẽ… Thiếu Đường còn cẩn thận dặn: “Về nhà bà nội đừng nói với mọi người giá tiền những thứ này nhé, nhớ chưa?”
Thiếu Đường hỏi: “Sao lại không được nói ạ?”
Thiếu Đường dõi mắt nhìn dòng xe cộ qua lại trên đường, hai người sóng vai đi. Thiếu Đường giảng giải: “Một tháng, tiền công của công nhân mới được 40 đồng, bây đi một lần mà đã tiêu hết hơn mười đồng tiền dụng cụ vẽ vời rồi.”
“Nói ra không hay, nhớ chớ có nói.”
“Ông đây đối với bây như thế nào, tương lai bây tự biết là được.”
Hai người sóng vai đi trên đường, đi một mạch qua mấy trạm xe mà cũng không thấy mệt, trong lòng sung sướng ấm áp. Lúc này, Mạnh Tiểu Bắc vẫn thấp hơn cha nuôi nhiều. Trên đường đi Thiếu Đường có thói quen ôm Tiểu Bắc, cánh tay không choàng lên bả vai cậu mà vỗ về nhẹ nhàng sau gáy, hai ngón tay vô thức xoa nắn chỗ lõm xuống sau gáy, vừa đi vừa ấn chắc.
…
Mạnh Tiểu Bắc ở trong căn nhà ở khu Hồng Miếu đó được vài năm. Mỗi ngày gần như cậu đều về nhà bà nội ăn cơm nên quan hệ giữa cậu với mọi người trong nhà đều rất thân thiết.
Bốn người cô của cậu, cũng bởi quan hệ máu mủ, luôn rất thương đứa cháu phải xa gia đình cha mẹ cô đơn một mình ở Bắc Kinh, vô cùng thương yêu cậu.
Nhà chồng cô cả là gia đình trí thức, từ công việc nghiên cứu mà kiếm được tiền, khi đó mức lương khá cao, so với công nhân bình thường thì nhiều hơn gấp đôi, tiền bạc dư dả. Cô cả thường mua đồ ăn, quần áo cho Mạnh Tiểu Bắc. Từ xưởng giày xếp một hàng dài mới mua được đôi giày, cô cả không mua cho con gái của chính mình, lại mua đôi giày đó cho Mạnh Tiểu Bắc, bởi cô biết con trai đi giày phá vô cùng.
Cô hai, nhà chồng ở ngõ nhỏ lắt léo Nam Bắc Kinh, không có tiền, cũng chẳng cho được thứ gì tốt hay thời thượng. Cô hai biết Tiểu Bắc thích nhất thịt dê, cuối tuần thường xuyên xách một túi đầu dê hoặc lòng dê về nhà mẹ đẻ, làm bát canh lòng thập cẩm. Tuy không mua nổi đùi dê, nhưng lòng dê cũng đã là quý hóa, ấm lòng lắm rồi.
Cô ba, ngày nào cũng bị bà nội Mạnh Tiểu Bắc ép phải phụ đạo toán cho cậu. Cô ba là kế toán nên với cô, toán học dễ như bỡn, học tiểu học môn toán chẳng phải chỉ đơn giản là bốn bước giải phương trình sao.
Cô ba mới lấy chồng chưa được một năm, loáng cái đã có con. Con mới sinh, được cơ quan trợ cấp cấp phiếu sữa, mỗi ngày một bình sữa. Cô ba ở nhà mẹ đẻ ở cữ, sữa có dư, có lúc sẽ để bình sữa lại cho Mạnh Tiểu Bắc.
Mỗi buổi sáng, cô út được bà Mạnh giao nhiệm vụ, đến hợp tác xã lĩnh bình sữa mới tinh về.
Vốn là sữa để đến tận sẩm tối Mạnh Tiểu Bắc tan học về uống, nhưng sau đó chẳng biết từ khi nào, cô út thường hay chạy qua Hồng Miếu, nhất định muốn đi giao sữa cho Mạnh Tiểu Bắc.
Bà nội không cho đi, nói: “Bây đạp xe chạy đi chạy về, không thấy mệt à?!”
Bình thường cô út hay ốm đau bệnh tật, nhưng làm việc này cũng không ngại mệt, sáng sớm đã lấy xe đạp cũ của ông nội đi.
Sớm tinh mơ, Hạ Thiếu Đường vội vội vàng vàng từ nhà chạy ra, dưới nách cắp mũ quân đội, vừa đi vừa cài thắt dây cúc ở đồng phục. Vừa mới ra đến cổng tò vò, cô út đã lái xe tới, gạt chân chống xuống xe. Có bữa cô út lại đến sớm hơn những một lúc, dựng Thiếu Đường hẵng còn đang trong ổ chăn dậy. Mùa hè, Thiếu Đường mặc có mỗi quần lót ngại ngùng mở cửa chui ra gặp, vô cùng xấu hổ. Thật ra anh không muốn để cô út đến đây, nhưng lại không biết nói sao cho được.
Kỳ thật hai người chẳng thân thiết chi, Thiếu Đường khách sáo gật đầu, cô út cười cười, đưa sữa cho anh.
Thiếu Đường nói: “Có mỗi chai sữa còn phiền cô đưa đi đưa về.”
Cô út Mạnh Tiểu Bắc tên Mạnh Kiến Cúc, ngại ngùng cười nói: “Phiền gì đâu, cho cháu em mà.”
Thiếu Đường nói: “Đạp xe qua mấy trạm mệt lắm, cô còn phải đi làm mà? Tôi có bột mạch nha cho Bắc Bắc, nó uống cái đó được rồi, thằng nhóc này ăn sang mồm quen thói! Khỏi phải chiều nó như vậy!”
Thiếu Đường nói chuyện mạnh mẽ sang sảng.
Cô út liếc mắt nhìn Thiếu Đường một cái, khẽ khàng nói: “Anh thật tốt với Tiểu Bắc nhà em.”
Cô út Mạnh Kiến Cúc, mắt hai mí to, khuôn mặt rất giống anh trai Mạnh Kiến Dân. Chỉ có điều sức khỏe yếu, tính cách dịu dàng, chẳng bao giờ nóng giận, kể cả ở nhà cũng chưa từng thấy cô út to tiếng, đây đích xác là người duy nhất có tính cách điềm đạm thùy mị trong bốn cô nhà bà Mạnh Tiểu Bắc.
Cô út sinh vào đầu những năm 60, trong thời kỳ khó khăn gian khổ nhất. Cô gần bằng tuổi Thiếu Đường, nhưng điều kiện gia đình kém xa so với con em cán bộ được sinh ra trong khu tập thể quân đội. Ba năm thiên tai ấy, ngay cả sữa, cả trứng còn không có mà ăn mà uống. Mỗi ngày Mạnh Kiến Dân dắt cô cả ra ngoài đến nhà hàng xóm đào trộm rễ rau củ… không trộm được rau đành trộm rễ rau, san bằng cả vườn rau nhà người ta. Trong nhà có năm đứa trẻ, không có thịt ăn, thường dùng mỡ lợn rán thành tóp mỡ xào với rau. Cũng bởi phải trải qua những năm tháng đói kém, nên vừa sinh ra đã suy dinh dưỡng nghiêm trọng, phát triển kém, thế nên trong nhà cô út là người gầy yếu nhất.
Thiếu Đường đội mũ lên, vẫy tay, vội vàng quay về đơn vị.
Lúc Thiếu Đường vừa quay người, cô út đứng ở cửa nhà lầu, nhìn chằm chằm bóng hình Thiếu Đường, mãi một lúc lâu mới đi vào trong.
Cuối tuần, bốn cô con gái nhà họ Mạnh tụ tập tại nhà mẹ đẻ, nhưng Mạnh Tiểu Bắc không ở đây.
Trên bàn ăn cơm, cô hai hỏi: “Ơ? Mạnh Tiểu Bắc đâu? Cuối tuần không về nhà mình ạ?”
Cô cả đáp: “Thấy kêu là được ai đó đưa đi chơi, đến xưởng Lưu Ly trong thành hay là Tử Khí Khẩu gì đó, chị cũng không rõ!”
Mọi người thoáng im lặng, cô cả mau mồm mau miệng, nói thì to: “Mạnh Tiểu Bắc nhà mình ấy à, không giống với những đứa trẻ bình thường khác đâu. Mọi người không thấy tối qua lúc nó về đây, mặc đồ rõ là thời thượng, đó là áo jacket có khuy cài kim loại đó! Đồ đó đều là do ai đó cho nó.”
Cô ba cũng nói vào: “Chứ còn gì nữa, bạn học nó Lượng Lượng với Thân Đại Vĩ đều nói, ở trường học Mạnh Tiểu Bắc nhà mình cực thời thượng, cực sát gái. Nó đội mũ bát giác kẻ sọc ca rô (75), ở cả cái Bắc Kinh này á chưa thấy ai bán hết. Lúc tan học giáo viên đều tò mò qua hỏi, mũ này mua ở cửa hàng nào đó! Đó đều là đồ chẳng biết từ đâu chuyển tới của ai đó, làm cán bộ trong bộ đội quả là lắm tiền.”
75. Mũ bát giác kẻ sọc ca rô:
Mọi người trong nhà đều chỉ nói “ai đó”, chẳng cần điểm rõ ràng tên họ. Không cần nói tên, cũng thừa biết là ai.
Mọi người lại im lặng tiếp, cô hai lên tiếng: “Mẹ, Mạnh Tiểu Bắc nhà mình suốt ngày như vầy, cũng không phải chuyện tốt đâu.”
Bà Mạnh hỏi: “Sao lại không tốt?”
Cô hai nói: “Chẳng phải sao, nó suốt ngày ở nhà ai đó, thế là sao?”
“Lúc nó vừa tới, nhà mình không có chỗ ở, đành ở nhờ nhà người ta.”
“Giờ nhà mình cũng chỉ có mỗi em Mạnh Kiến Cúc ở, có thừa chỗ mà ở rồi! Vậy sao Mạnh Tiểu Bắc không về đây? Hay ở ngoài quen rồi, không về nhà nữa!”
Cô cả trầm giọng nói: “Nó muốn ở đâu, cho nó ở đó, đừng có rách việc.”
Cô hai phản bác: “Dẫu sao nó cũng là người nhà mình, nhưng đùng cái biến thành người nhà người khác, sao buồn cười quá vậy!”
Chỉ có cô út dịu dàng nhẹ nhàng nói: “Nó ở chỗ kia cũng rất tốt mà, ai đó cũng rất ít về, trong phòng còn nhiều đồ vẽ vời các thứ, Tiểu Bắc cần cái gì thì em mang cái đó cho nó… có gì phiền đâu… thật mà…”
Trong lòng mỗi người đều có quan điểm cùng ý nghĩ riêng.
Mắt bà nội Mạnh Tiểu Bắc ánh lên sự do dự, lập lòe sáng, thế nhưng bà vẫn nói: “Làm sao mà thành người nhà người khác được, nó vẫn họ Mạnh cơ mà? Nó vẫn là cháu tao cơ mà? Nó vẫn gọi tao là bà nội cơ mà? Vẫn là người nhà chúng ta!”
Bà Mạnh cực kỳ yêu quý Thiếu Đường. Kể ra anh mà thật sự là chú hay cậu ruột Tiểu Bắc thì yên lòng ghê, tiếc là Thiếu Đường không phải họ Mạnh, dẫu sao cũng vẫn có sự xa cách.
Cô hai nói: “Mẹ xem, bây giờ Mạnh Tiểu Bắc thân với nhà mình hay thân với ai đó hơn?”
“Con trai ở cái tuổi này, vô tâm vô tính, đang là thời kỳ phát triển tâm sinh lý, là thời điểm bồi dưỡng tình cảm.”
“Cha mẹ ruột của nó không ở đây, lâu rồi khéo nó quên luôn cha ruột mình là ai rồi ấy chớ.”
“Mẹ coi giờ nó thân với ai nhất? Dẫu sao nếu là con, con nhất định không đưa con trai vàng bạc của mình cho người ngoài nuôi, ai cũng bảo con cái là của để dành của cha mẹ (76), mẹ, mẹ nuôi nấng như vậy, đừng để cuối cùng lại tặng không con mình cho người khác nuôi!”
“Mẹ nhanh nhanh giải quyết đi, để Mạnh Tiểu Bắc nhà mình về đây ở!”
76. Nguyên gốc là养儿防老 – nuôi con dưỡng già, ý là cha mẹ nuôi con cái lớn khôn sau này con cái phụng dưỡng cha mẹ.
Bữa ăn khuya buổi đêm chính là mì thịt thái chính tông Kỳ Sơn, đã rất lâu rồi Mạnh Tiểu Bắc chưa được ăn bát mì hợp miệng cậu tới vậy. Bên cạnh hợp tác xã nhà máy số 2, ở mặt tiền có tiệm mì thịt thái rất nhỏ, cậu chỉ ăn đúng một lần. Đây nào phải thịt thái, ăn vào chẳng khác nào nước thải ngâm mì.
Cha nuôi cậu cởi trần, mặc quần xà lỏn xanh lá rộng thùng thình. Ban đêm mùa hè oi bức nóng nực, Thiếu Đường đứng bếp, đón lấy những vệt sao sáng từ bên ngoài cửa sổ hắt vào. Anh cầm hai dao bếp băm thịt thái, băm đến là say sưa phóng khoáng! Thịt thái hạt lựu tẩm ướp xong xuôi cùng với đậu, hoa hiên vàng, cà rốt, đậu đen xắt nhỏ trộn với nhau, đảo sơ qua trong chảo dầu, cuối cùng dùng dầu sôi đun một bát sa tế thơm phức.
Ánh trăng ngời sáng rọi vào ngực Thiếu Đường, Mạnh Tiểu Bắc thỏ thẻ nói: “Cha nuôi, cả người cha như biến thành màu trắng vậy.”
Thiếu Đường hút thuốc, nói chữ được chữ không: “Hả… Cái gì… Không phải suốt ngày phơi thân bên ngoài nữa, ở trong văn phòng kín bưng nên thế đấy.”
Đường mắt Mạnh Tiểu Bắc men theo đường cong sống lưng đối phương, từ từ trườn xuống phần eo rồi lượn xuống phần dưới, từ nhỏ cậu đã thích ngắm cơ thể Thiếu Đường, cảm thấy vô cùng đẹp đẽ… Bỗng nhiên cậu vô cùng muốn thốt lên: Mông cha có còn trắng như trước nữa không?
Nhưng, xấu hổ nào dám nói ra.
Lớn hơn rồi, dần xuất hiện những suy nghĩ mơ hồ không rõ hình rõ dạng, chẳng hiểu sao như lại… có gì đó ngại ngùng. Không giống như hồi còn bé chưa tường tỏ sự đời, cái gì cũng ngờ nghệch nói toẹt ra.
Mạnh Tiểu Bắc rũ mắt xuống, chuồn ra khỏi phòng bếp, đi được một xíu lại không nhịn được mà quay trở về. Cậu đi đi lại lại được mấy vòng lận, giống như một thằng ngốc si mê cuồng dại, đứng ở ngoài phòng bếp nhìn Thiếu Đường đứng trước bếp dùng dao thoăn thoắt, hất chảo nóng.
Trên bàn ăn, hai người ngồi đối diện, vùi đầu mải miết ăn mì, ăn ngấu ăn nghiến, miệng đầy sa tế đỏ rực, hoàn toàn chẳng cần giữ ý giữ tứ trước mặt nhau. Mạnh Tiểu Bắc chưa rửa tay đã cầm khoai lang nướng ăn, cũng chẳng phải lo bà nội hay bất kỳ ai túm lấy tay cậu, mắng cậu chẳng quy củ gì sất.
Thiếu Đường hỏi: “Gần đây đã rất lâu rồi chủ nhiệm lớp bọn bây không mời cha lên uống trà đấy.”
Mạnh Tiểu Bắc “Vâng” một tiếng.
Thiếu Đường: “Cha nhớ chủ nhiệm lớp bọn bây phết đó, bây không có chuyện gì chứ hả?”
Mạnh Tiểu Bắc vừa nhai vừa nói: “Chủ nhiệm lớp bọn con không nhớ cha đâu, chẳng có chuyện gì ạ.”
Thiếu Đường nhướng mày: “Bây ngoan thật hay là chủ nhiệm lớp bọn bây sợ không dám mời cha, đành mời ông nội bà nội bây?!”
Giọng điệu Mạnh Tiểu Bắc như đang làm nũng, tủi thân nói: “Con ngoan thật mà… không tin cha hỏi bạn cùng lớp con coi!”
Mạnh Tiểu Bắc, cái thằng nhóc bướng bỉnh này, giọng nói khào khào như vịt đực, rõ là không yếu ớt, thế nhưng lúc rầm rầm rì rì ăn vạ, lại mang đến cảm xúc cực kỳ tương phản, cái giọng nói ấy, khiến ai cũng thương cũng xót.
Thiếu Đường thẳng thắn nói: “Được, vậy lần tới được nghỉ, cha đưa bây đi xưởng Lưu Ly. Cha biết thằng nhóc bây thích cái gì, cha dẫn bây đến chỗ chuyên nghiệp.”
Mạnh Tiểu Bắc ngọt ngào nói: “Haha, cha nhỏ thật tốt.”
Đôi mắt đẹp đẽ của Thiếu Đường híp lại, đe: “Về sau đừng gọi cha nhỏ cha nhỏ nữa, để người khác nghe thấy thì cười cha, nghe sao mà kỳ cục vậy hả? Ngày xưa có vợ lẽ người ta mới gọi “vợ nhỏ”, bây nhìn coi ông có giống vợ nhỏ nhà bây không? Nghĩ hay ghê, cha bây không làm nổi cái chức này đâu!”
Mạnh Tiểu Bắc ăn cả mồm sa tế, sặc cả lên mũi, vừa ho vừa cười.
Kỳ lạ thay, chẳng hiểu sao trong đầu cậu lại hiện lên hình ảnh Thiếu Đường mặc đồ cưới đỏ rực mà nhân vật nữ chính vẫn hay mặc trên đài trong kinh kịch, đầu đội mũ phượng, cúi đầu e lệ làm dâu. Nhưng mà nhìn khuôn mặt ngời ngời khí khái đàn ông của Thiếu Đường thế kia, cơ thể cường tráng khỏe khoắn, nghĩ tới cảnh anh đội mũ phượng choàng khăn quàng thật quá kinh khủng! Mạnh Tiểu Bắc bị tưởng tượng của chính mình làm sặc tới mặt đỏ bừng bừng, thở không nổi mà muốn cười dễ sợ, đôi mắt chằm chằm nhìn khuôn mặt Thiếu Đường… (70)
70. Áo cưới mũ phượng trong kinh kịch:
Ông chú phòng bên lại không biết đi “công tác” nơi nao, buổi tối cả nhà chỉ còn đúng hai người họ, chen nhau trên cùng một giường ngủ.
Rất lâu rồi chưa chen chúc ngủ như vậy, giường bỗng hóa chật chội, cũng bởi bả vai hai người đã rộng hơn so với trước, lưng dài vai rộng, cơ thể rắn chắc. Mùa hè nhiều muỗi, Thiếu Đường đốt hương chống muỗi ở góc giường, ngủ được một lát thì không thể chịu nổi nữa, hai người bò dậy đập muỗi!
Đấy là giường mắc màn rồi đó!
Thiếu Đường quỳ giữa giường, mắt sáng rực, nghển đầu tìm muỗi: “Mạnh Tiểu Bắc, màn này dém không kỹ rồi, mẹ nó chứ, trong màn có một con muỗi lớn, không bay ra được, nhăm nhe đốt chúng ta!”
Mạnh Tiểu Bắc: “Ủa sao con không bị đốt?”
Thiếu Đường gãi gãi đằng sau bắp đùi, nhíu mày: “Thịt đằng sau ông non mềm, máu thơm.”
Cả người Thiếu Đường chỉ mặc mỗi quần lót, Mạnh Tiểu Bắc cũng chỉ mặc quần lót. Hai cơ thể trần truồng nhanh nhẹn, ở trong màn đập muỗi, truy bắt con muỗi gian xảo to đùng kia! Cuối cùng Thiếu Đường cũng tóm được con muỗi, một nhát đập con muỗi rớt xuống, sung sướng nghiền chết.
Mạnh Tiểu Bắc: “Con nhìn với… con xem với nào…”
Thiếu Đường lắc đầu: “Nhìn cái gì? Hai bao lì xì to đùng chứ có gì đâu.” (71)
71. Nguyên gốc xài từ两个大红包 – hai cái bao lì xì to. Giải nghĩa câu này như này: bao lì xì màu đỏ, tay Thiếu Đường khi giết con muỗi xong thì bị nhuốm máu ra hai bàn tay nên màu đỏ, hai bàn tay như hai bao lì xì to đùng vậy đó.
Viền quần lót Thiếu Đường hở ra, làm lộ bờ mông tròn trĩnh phía dưới, cùng vị trí nhạy cảm kia, hiện ra hai cái bìu căng bóng cỡ bằng đốt ngón tay. Mạnh Tiểu Bắc nhìn thoáng qua xuống sâu phía dưới, cười khúc khích: “Cha nuôi, không ngờ cha vẫn trắng như trước!”
Thiếu Đường lạnh nhạt nói: “Hàng ngày chẳng phải phơi nắng, sao mà không trắng được, hồi nhỏ ông còn trắng hơn.”
Tiểu Bắc nham nhở đáp: “Bị muỗi đốt một cái, trên đít như nở hai đóa hoa đào, cha nuôi cha vẫn đẹp trai lắm!”
Mạnh Tiểu Bắc học theo giọng địa phương Giao Đông của bà nội, bà nội gọi mông là đít, rửa mông thì nói là rửa đít. (72)
72. Ở đây, mông tiếng phổ thông là屁股 – / pìgu/, tiếng Giao Đông gọi là腚 – /dìng/.
Thiếu Đường cười nhạt, mắng: “Cút, còn dám học người trêu ông.”
“Vận đào hoa của mọi người đều nở trên mặt, trong ánh mắt, con mẹ nó ông đây lại nở trên mông!… Đ*t mẹ nó!…” (73)
73. Nguyên gốc xài từ桃花 – Hoa đào, có nghĩa bóng là vận đào hoa. Vận đào hoa thường được thể hiện qua khuôn mặt, qua ánh mắt, giờ lại nở trên mông Thiếu Đường =))
Mạnh Tiểu Bắc cảm thấy giọng điệu Thiếu Đường mắng người thật sự rất đặc biệt, có hương vị rất riêng. Cũng khó nói rõ là cảm giác kỳ diệu gì, như là ngay trong giây phút đó, giọng nói ấy khiến trái tim cậu mãnh liệt rung động, gợi lên rất nhiều ký ức đẹp đẽ.
Sau đó hai người ngủ tiếp, theo thói quen Mạnh Tiểu Bắc khoằng chân, gác lên đùi cha nuôi. Trong tích tắc da chạm da, như có luồng điện chạy dọc khắp cơ thể, Mạnh Tiểu Bắc đột nhiên hoảng hốt, ngứa ngáy, cả người bứt rứt khó chịu, tiu nghỉu lặng lẽ thu chân lại. Không phải cậu cố ý mà đột nhiên tay chân chẳng biết nên để đâu, đã rất lâu không ngủ cùng nhau, trước đây đâu có như thế này.
Thiếu Đường lim dim mắt, anh hỏi: “Bị tĩnh điện hả?”
Mạnh Tiểu Bắc đáp: “Đùi cha nhiều lông quá, cha chính là máy phát điện.”
Tiếng cười của Thiếu Đường trầm đục, đàn ông ở tuổi này toát ra sự trẻ trung, mạnh mẽ cùng gợi cảm vô cùng: “Hà hà…”
Tiểu Bắc bĩu môi: “Lông chân cha cọ vào ngón chân con, ngứa quá con không ngủ được.”
Trong bóng đêm, Thiếu Đường cười đến mờ ám: “Còn có chỗ còn nhiều lông hơn nữa cơ, bây có muốn sờ không?”
Mạnh Tiểu Bắc: “…”
Hạ Thiếu Đường: “…”
Thiếu Đường nói xong cũng đột ngột im bặt, nhìn chằm chằm trần nhà, sự im lặng kéo dài tới mấy phút đồng hồ sau.
Trong buồng yên tĩnh đến mức có thể nghe được tiếng trái tim đập loạn nhịp của đôi bên, sự xấu hổ nhỏ nhoi trào lên.
Sau đó, hai người cũng không nói năng gì nữa, cùng quay người, lưng đối lưng ngủ.
Đàn ông là giống ẩu tả qua loa, trêu chọc nhau đến mệt nhoài, cũng chẳng xoắn xuýt quá lâu. Mạnh Tiểu Bắc im lặng tự hỏi nơi nào nhiều lông hơn, nách Thiếu Đường chăng? Sau đó hai người đều dần chìm vào giấc ngủ, ngáy pho pho.
Tự bản thân Thiếu Đường ngẫm lại những câu bông đùa của mình. Câu nói đó quả thực rất mập mờ đen tối, anh có thể nói với Tiểu Bân, nói với Diêu Quảng Lợi, nhưng dường như đã không còn thích hợp để nói với con nuôi khi hai người đang chung chăn chung giường. Cớ chi mà không thích hợp, chính bản thân anh cũng không rõ. Giữa đám đàn ông thô lỗ tục tằn, anh có thể nói trơn tru những lời hạ lưu thô bỉ, càn rỡ đùa giỡn trêu chọc đám chiến hữu tiểu binh. Lúc ngủ chung với nhau trên giường ghép lớn, có thể chen chúc đè nhau, gây lộn cấu véo, nhưng với Mạnh Tiểu Bắc, dẫu sao thì tới cùng cậu cũng không cùng vai vế, là con anh đó!
Hơn nữa có một số chuyện rất kỳ cục, chỉ cần ở trước mặt nhà họ Mạnh, Thiếu Đường chính là cha nuôi của Mạnh Tiểu Bắc. Nói chuyện làm việc, từng cử chỉ hành động đều rất ra dáng người cha hùng dũng oai phong. Thế nhưng chỉ cần hai người ở riêng một chỗ, ngủ chung trong căn nhà khu Hồng Miếu, lập tức hóa cùng vai phải lứa, chạm vào nhau thôi mà sao cảm thấy ấm áp gần gũi đến thế. Nếu như buộc phải vạch rõ ranh giới cha con, sẽ làm cho Thiếu Đường cảm thấy cực bứt rứt, khó chịu, không thoải mái… Trước kia, rõ ràng không phải như thế!
Sau đó có thời gian rảnh, Thiếu Đường nói lời giữ lời, đưa Mạnh Tiểu Bắc tới xưởng Lưu Ly thật. Đây là phố nổi tiếng khắp cả Bắc Kinh về tranh sách, nghệ thuật, thủ công, đồ chơi văn hóa, bắt đầu được hình thành từ thời dân quốc, chịu ảnh hưởng của Cách mạng văn hóa, lụi bại suốt 10 năm liền, nay mới từ từ khôi phục quy mô như xưa.
Ngõ nhỏ với những viên gạch xanh xám rêu phong cổ kính, phảng phất những cơn gió mát lành thanh trong. Ở khe hở của mái ngói, mọc lên từng bụi cỏ đuôi chó, đâu đâu cũng tỏa ra hương vị thời gian chậm rãi trôi qua Bắc Bình xưa cũ. (74)
74. Bắc Bình: Tên cũ của Bắc Kinh (đặt từ năm 1928 – 1949)
Những cửa tiệm cũ san sát nhau, cửa gỗ đỏ ối xưa đã bạc màu sơn, cửa tiệm thấp bé, lờ mờ sáng, ấy thế mà bên trong lại có đủ loại giấy bút mực nghiên truyền thống, mực đóng dấu, thước chặn giấy, giá bút. Thiếu Đường dẫn con nuôi dạo đến cửa tiệm nổi tiếng “Vinh Bảo Trai”, hai mắt Mạnh Tiểu Bắc rực sáng, vừa vào trong cửa tiệm đã chẳng nỡ ra…
Thiếu Đường chẳng hề có tí tẹo hứng thú với mấy thứ này, chỉ bởi con anh nên hiếm lắm mới có được ngày nghỉ, anh bèn chôn mình trong ngõ nhỏ ở con phố phía Tây xưởng Lưu Ly này.
Trong cửa tiệm, anh lấy ra điếu thuốc, chủ tiệm ngay lập tức trợn mắt nói: “Ông kia, ông thấy đấy, trong tiệm tôi đều là giấy cả, quý lắm đó!”
Thiếu Đường cầm bật lửa ra ngoài, ngồi xổm dưới chân tường, hút thuốc, đợi một mạch ba giờ đồng hồ liền…
Người làm công tác văn hóa hay dùng dụng cụ giấy bút, chứ người dân bình thường đều chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mua mấy thứ này, hơn nữa giá cũng rẻ gì cho cam.
Mạnh Tiểu Bắc ôm ra một túi lớn gồm giấy vẽ, cọ và màu vẽ, bảng pha màu, bảng kẹp giấy vẽ… Thiếu Đường còn cẩn thận dặn: “Về nhà bà nội đừng nói với mọi người giá tiền những thứ này nhé, nhớ chưa?”
Thiếu Đường hỏi: “Sao lại không được nói ạ?”
Thiếu Đường dõi mắt nhìn dòng xe cộ qua lại trên đường, hai người sóng vai đi. Thiếu Đường giảng giải: “Một tháng, tiền công của công nhân mới được 40 đồng, bây đi một lần mà đã tiêu hết hơn mười đồng tiền dụng cụ vẽ vời rồi.”
“Nói ra không hay, nhớ chớ có nói.”
“Ông đây đối với bây như thế nào, tương lai bây tự biết là được.”
Hai người sóng vai đi trên đường, đi một mạch qua mấy trạm xe mà cũng không thấy mệt, trong lòng sung sướng ấm áp. Lúc này, Mạnh Tiểu Bắc vẫn thấp hơn cha nuôi nhiều. Trên đường đi Thiếu Đường có thói quen ôm Tiểu Bắc, cánh tay không choàng lên bả vai cậu mà vỗ về nhẹ nhàng sau gáy, hai ngón tay vô thức xoa nắn chỗ lõm xuống sau gáy, vừa đi vừa ấn chắc.
…
Mạnh Tiểu Bắc ở trong căn nhà ở khu Hồng Miếu đó được vài năm. Mỗi ngày gần như cậu đều về nhà bà nội ăn cơm nên quan hệ giữa cậu với mọi người trong nhà đều rất thân thiết.
Bốn người cô của cậu, cũng bởi quan hệ máu mủ, luôn rất thương đứa cháu phải xa gia đình cha mẹ cô đơn một mình ở Bắc Kinh, vô cùng thương yêu cậu.
Nhà chồng cô cả là gia đình trí thức, từ công việc nghiên cứu mà kiếm được tiền, khi đó mức lương khá cao, so với công nhân bình thường thì nhiều hơn gấp đôi, tiền bạc dư dả. Cô cả thường mua đồ ăn, quần áo cho Mạnh Tiểu Bắc. Từ xưởng giày xếp một hàng dài mới mua được đôi giày, cô cả không mua cho con gái của chính mình, lại mua đôi giày đó cho Mạnh Tiểu Bắc, bởi cô biết con trai đi giày phá vô cùng.
Cô hai, nhà chồng ở ngõ nhỏ lắt léo Nam Bắc Kinh, không có tiền, cũng chẳng cho được thứ gì tốt hay thời thượng. Cô hai biết Tiểu Bắc thích nhất thịt dê, cuối tuần thường xuyên xách một túi đầu dê hoặc lòng dê về nhà mẹ đẻ, làm bát canh lòng thập cẩm. Tuy không mua nổi đùi dê, nhưng lòng dê cũng đã là quý hóa, ấm lòng lắm rồi.
Cô ba, ngày nào cũng bị bà nội Mạnh Tiểu Bắc ép phải phụ đạo toán cho cậu. Cô ba là kế toán nên với cô, toán học dễ như bỡn, học tiểu học môn toán chẳng phải chỉ đơn giản là bốn bước giải phương trình sao.
Cô ba mới lấy chồng chưa được một năm, loáng cái đã có con. Con mới sinh, được cơ quan trợ cấp cấp phiếu sữa, mỗi ngày một bình sữa. Cô ba ở nhà mẹ đẻ ở cữ, sữa có dư, có lúc sẽ để bình sữa lại cho Mạnh Tiểu Bắc.
Mỗi buổi sáng, cô út được bà Mạnh giao nhiệm vụ, đến hợp tác xã lĩnh bình sữa mới tinh về.
Vốn là sữa để đến tận sẩm tối Mạnh Tiểu Bắc tan học về uống, nhưng sau đó chẳng biết từ khi nào, cô út thường hay chạy qua Hồng Miếu, nhất định muốn đi giao sữa cho Mạnh Tiểu Bắc.
Bà nội không cho đi, nói: “Bây đạp xe chạy đi chạy về, không thấy mệt à?!”
Bình thường cô út hay ốm đau bệnh tật, nhưng làm việc này cũng không ngại mệt, sáng sớm đã lấy xe đạp cũ của ông nội đi.
Sớm tinh mơ, Hạ Thiếu Đường vội vội vàng vàng từ nhà chạy ra, dưới nách cắp mũ quân đội, vừa đi vừa cài thắt dây cúc ở đồng phục. Vừa mới ra đến cổng tò vò, cô út đã lái xe tới, gạt chân chống xuống xe. Có bữa cô út lại đến sớm hơn những một lúc, dựng Thiếu Đường hẵng còn đang trong ổ chăn dậy. Mùa hè, Thiếu Đường mặc có mỗi quần lót ngại ngùng mở cửa chui ra gặp, vô cùng xấu hổ. Thật ra anh không muốn để cô út đến đây, nhưng lại không biết nói sao cho được.
Kỳ thật hai người chẳng thân thiết chi, Thiếu Đường khách sáo gật đầu, cô út cười cười, đưa sữa cho anh.
Thiếu Đường nói: “Có mỗi chai sữa còn phiền cô đưa đi đưa về.”
Cô út Mạnh Tiểu Bắc tên Mạnh Kiến Cúc, ngại ngùng cười nói: “Phiền gì đâu, cho cháu em mà.”
Thiếu Đường nói: “Đạp xe qua mấy trạm mệt lắm, cô còn phải đi làm mà? Tôi có bột mạch nha cho Bắc Bắc, nó uống cái đó được rồi, thằng nhóc này ăn sang mồm quen thói! Khỏi phải chiều nó như vậy!”
Thiếu Đường nói chuyện mạnh mẽ sang sảng.
Cô út liếc mắt nhìn Thiếu Đường một cái, khẽ khàng nói: “Anh thật tốt với Tiểu Bắc nhà em.”
Cô út Mạnh Kiến Cúc, mắt hai mí to, khuôn mặt rất giống anh trai Mạnh Kiến Dân. Chỉ có điều sức khỏe yếu, tính cách dịu dàng, chẳng bao giờ nóng giận, kể cả ở nhà cũng chưa từng thấy cô út to tiếng, đây đích xác là người duy nhất có tính cách điềm đạm thùy mị trong bốn cô nhà bà Mạnh Tiểu Bắc.
Cô út sinh vào đầu những năm 60, trong thời kỳ khó khăn gian khổ nhất. Cô gần bằng tuổi Thiếu Đường, nhưng điều kiện gia đình kém xa so với con em cán bộ được sinh ra trong khu tập thể quân đội. Ba năm thiên tai ấy, ngay cả sữa, cả trứng còn không có mà ăn mà uống. Mỗi ngày Mạnh Kiến Dân dắt cô cả ra ngoài đến nhà hàng xóm đào trộm rễ rau củ… không trộm được rau đành trộm rễ rau, san bằng cả vườn rau nhà người ta. Trong nhà có năm đứa trẻ, không có thịt ăn, thường dùng mỡ lợn rán thành tóp mỡ xào với rau. Cũng bởi phải trải qua những năm tháng đói kém, nên vừa sinh ra đã suy dinh dưỡng nghiêm trọng, phát triển kém, thế nên trong nhà cô út là người gầy yếu nhất.
Thiếu Đường đội mũ lên, vẫy tay, vội vàng quay về đơn vị.
Lúc Thiếu Đường vừa quay người, cô út đứng ở cửa nhà lầu, nhìn chằm chằm bóng hình Thiếu Đường, mãi một lúc lâu mới đi vào trong.
Cuối tuần, bốn cô con gái nhà họ Mạnh tụ tập tại nhà mẹ đẻ, nhưng Mạnh Tiểu Bắc không ở đây.
Trên bàn ăn cơm, cô hai hỏi: “Ơ? Mạnh Tiểu Bắc đâu? Cuối tuần không về nhà mình ạ?”
Cô cả đáp: “Thấy kêu là được ai đó đưa đi chơi, đến xưởng Lưu Ly trong thành hay là Tử Khí Khẩu gì đó, chị cũng không rõ!”
Mọi người thoáng im lặng, cô cả mau mồm mau miệng, nói thì to: “Mạnh Tiểu Bắc nhà mình ấy à, không giống với những đứa trẻ bình thường khác đâu. Mọi người không thấy tối qua lúc nó về đây, mặc đồ rõ là thời thượng, đó là áo jacket có khuy cài kim loại đó! Đồ đó đều là do ai đó cho nó.”
Cô ba cũng nói vào: “Chứ còn gì nữa, bạn học nó Lượng Lượng với Thân Đại Vĩ đều nói, ở trường học Mạnh Tiểu Bắc nhà mình cực thời thượng, cực sát gái. Nó đội mũ bát giác kẻ sọc ca rô (75), ở cả cái Bắc Kinh này á chưa thấy ai bán hết. Lúc tan học giáo viên đều tò mò qua hỏi, mũ này mua ở cửa hàng nào đó! Đó đều là đồ chẳng biết từ đâu chuyển tới của ai đó, làm cán bộ trong bộ đội quả là lắm tiền.”
75. Mũ bát giác kẻ sọc ca rô:
Mọi người trong nhà đều chỉ nói “ai đó”, chẳng cần điểm rõ ràng tên họ. Không cần nói tên, cũng thừa biết là ai.
Mọi người lại im lặng tiếp, cô hai lên tiếng: “Mẹ, Mạnh Tiểu Bắc nhà mình suốt ngày như vầy, cũng không phải chuyện tốt đâu.”
Bà Mạnh hỏi: “Sao lại không tốt?”
Cô hai nói: “Chẳng phải sao, nó suốt ngày ở nhà ai đó, thế là sao?”
“Lúc nó vừa tới, nhà mình không có chỗ ở, đành ở nhờ nhà người ta.”
“Giờ nhà mình cũng chỉ có mỗi em Mạnh Kiến Cúc ở, có thừa chỗ mà ở rồi! Vậy sao Mạnh Tiểu Bắc không về đây? Hay ở ngoài quen rồi, không về nhà nữa!”
Cô cả trầm giọng nói: “Nó muốn ở đâu, cho nó ở đó, đừng có rách việc.”
Cô hai phản bác: “Dẫu sao nó cũng là người nhà mình, nhưng đùng cái biến thành người nhà người khác, sao buồn cười quá vậy!”
Chỉ có cô út dịu dàng nhẹ nhàng nói: “Nó ở chỗ kia cũng rất tốt mà, ai đó cũng rất ít về, trong phòng còn nhiều đồ vẽ vời các thứ, Tiểu Bắc cần cái gì thì em mang cái đó cho nó… có gì phiền đâu… thật mà…”
Trong lòng mỗi người đều có quan điểm cùng ý nghĩ riêng.
Mắt bà nội Mạnh Tiểu Bắc ánh lên sự do dự, lập lòe sáng, thế nhưng bà vẫn nói: “Làm sao mà thành người nhà người khác được, nó vẫn họ Mạnh cơ mà? Nó vẫn là cháu tao cơ mà? Nó vẫn gọi tao là bà nội cơ mà? Vẫn là người nhà chúng ta!”
Bà Mạnh cực kỳ yêu quý Thiếu Đường. Kể ra anh mà thật sự là chú hay cậu ruột Tiểu Bắc thì yên lòng ghê, tiếc là Thiếu Đường không phải họ Mạnh, dẫu sao cũng vẫn có sự xa cách.
Cô hai nói: “Mẹ xem, bây giờ Mạnh Tiểu Bắc thân với nhà mình hay thân với ai đó hơn?”
“Con trai ở cái tuổi này, vô tâm vô tính, đang là thời kỳ phát triển tâm sinh lý, là thời điểm bồi dưỡng tình cảm.”
“Cha mẹ ruột của nó không ở đây, lâu rồi khéo nó quên luôn cha ruột mình là ai rồi ấy chớ.”
“Mẹ coi giờ nó thân với ai nhất? Dẫu sao nếu là con, con nhất định không đưa con trai vàng bạc của mình cho người ngoài nuôi, ai cũng bảo con cái là của để dành của cha mẹ (76), mẹ, mẹ nuôi nấng như vậy, đừng để cuối cùng lại tặng không con mình cho người khác nuôi!”
“Mẹ nhanh nhanh giải quyết đi, để Mạnh Tiểu Bắc nhà mình về đây ở!”
76. Nguyên gốc là养儿防老 – nuôi con dưỡng già, ý là cha mẹ nuôi con cái lớn khôn sau này con cái phụng dưỡng cha mẹ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook