Mùi Hương
-
Chương 11
Đúng là ông Baldini có cởi áo khoác tẩm nước hoa đại ra thật nhưng chỉ do thói quen. Đã từ lâu mùi nước hoa đại không cản trở gì ông trong việc ngửi vì đã cả chục năm nay áo ông tẩm mùi này nên ông chẳng còn cảm thấy nó nữa. Ông đã khóa cửa phòng làm việc và đã đòi được yên tĩnh nhưng không ngồi vào bàn viết để nghĩ ngợi và chờ cảm hứng vì ông biết rõ hơn Chénier rằng ông sẽ chẳng có cảm hứng nào cả, vì thật sự ông chưa từng có cảm hứng bao giờ. Đúng là ông đã già và suy nhược, đúng thế, và không còn là một nhà làm nước hoa có tài nữa nhưng ông biết rằng trong đời ông chưa bao giờ là một nhà làm nước hoa giỏi cả. Bông hồng phương Nam và Bó hoa thanh nhã của Baldini ông mua lại của một người bán gia vị xứ Genua trong một lần người ấy đi qua đây. Những nước hoa khác của ông là những hỗn hợp biết đã từ lâu. Chưa bao giờ ông sáng tạo một cái gì cả. Ông không phải là nhà sáng tạo. Ông là người hoàn thành cẩn trọng những mùi đã được ưa thích, như một đầu bếp lão luyện có được cách nấu ngon, mở một tiệm ăn lớn nhưng không bao giờ sáng tạo được một món riêng. Toàn bộ trò bịp nào phòng thí nghiệm, nào thí nghiệm, nào cảm hứng, nào ra vẻ bí mật mà ông làm chẳng qua vì chúng là một phần của cái hình ảnh chuẩn trong nghề của một Maitre Parfumer et Grantier. Một nhà làm nước hoa cũng gần như một nhà giả kim, tạo nên phép lạ, người ta muốn thế mà, được thôi! Chỉ riêng ông biết rằng nghệ thuật của ông cũng chỉ là một nghề thủ công như mọi nghề khác thôi, và đấy là niềm tự hào của ông. Ông không hề muốn là nhà sáng chế. Với ông thì sáng chế hết sức đáng nghi, vì nó luôn luôn có ý nghĩa là phá bỏ lề luật. Ông chẳng hơi đâu mà sáng chế một loại nước hoa mới cho bá tước Verhamont. Tất nhiên chiều nay ông cũng sẽ không để cho Chénier thuyếp phục mua Amor và Psyche của gã Pélissier. Ông có rồi. Nó nằm kia trong một lọ thuỷ tinh nhỏ có nắp được mài trên bàn viết gần cửa sổ. Ông đã mua nó mấy hôm trước, dĩ nhiên không phải đích thân ông . Làm sao mà ông có thể tự đến gã Pélissier mua nước hoa được. Phải qua một trung gian, người này lại qua một trung gian khác…Phải thận trọng chứ. Baldini đâu có định tẩm tấm da bằng nước hoa đó, chút xíu thế kia thì bõ bèn gì. Ông có ý khác xấu xa hơn: bắt chước!
Thật ra đâu ai cấm! Chỉ vô cùng không ổn thôi. Lén lút nhái nước hoa của đối thủ rồi bán dưới tên mình là hết sức không ổn. Nhưng sẽ lại càng không ổn hơn nếu để bị bắt gặp, chính vì thế mà Chénier không được biết tí gì cả vì ông ta không được kín miệng.
Ôi, thật khốn khổ khi một người ngay thẳng buộc phải làm cái việc lươn lẹo! Thảm biết bao nhiêu khi bôi nhọ cái quý giá nhất của mình là danh dự bằng cái cách đê tiện như thế! Nhưng ông phải làm gì? Dù sao bá tước Verhamont là một khách hàng mà ông không thể để mất được. Hầu như ông chẳng còn khách hàng nào cả. Ông vẫn phải chạy tìm khách hàng đấy chứ. Chẳng khác nào khi ông bắt đầu sự nghiệp hồi đầu những năm hai mươi bằng cách đi khắp đường phố với một thùng hàng trước bụng. Có Chúa biết là ông, Giuseppe Baldini, chủ cửa hàng nước hoa lớn nhất Paris, ở một địa điểm buôn bán tốt nhất, chỉ sống sót qua việc ông đến nhà khách hàng với một cái rương nhỏ trong tay. Ông chẳng thích thú tí nào với cái việc ấy vì ông sắp bảy mươi rồi và ghét phải đợi trong tiền sảnh lạnh ngắt để giới thiệu cho các hầu tước già nước hoa Nghìn hoa và giấm Bốn tên cướp hay thuyết phục họ mua thuốc xoa trị bệnh nhức nửa đầu. Ngoài ra trong những tiền sảnh này là cả một sự cạnh tranh kinh tởm. Như cái tay mới phất Brouet ở Rue Dauphine vỗ ngực tự xưng là có nhiều loại pomát nhất Châu Âu, hay tay Calteau ở Rue Mauconseil xoay sở được thành người cung cấp nước hoa cho gia đình nữ bá tước Artois, hay gã Antoine Pélissier ở Rue Saint-André-des-Arts hoàn toàn không thể lường trước được ấy, mùa nào gã cũng tung ra một loại nước hoa mới mà thiên hạ thích như điên.
Một thứ nước hoa như thế của Pélissier có thể làm đảo lộn thị trường. Có năm nước Hungari là mốt và Baldini đã phải trữ sẵn hoa oải hương, hoa cam chanh và hoa cây hương thảo để đáp ứng nhu cầu thì gã Pélissier tung ra Air de Musc (không khí xạ hương), một thứ nước hoa hết sức nồng mùi hương hươu xạ. Bỗng nhiên ai cũng phải có mùi như thú vật và Baldini buộc phải chế biến hoa hương thảo thành nước xoa dầu, còn hoa oải hương thì nhồi vào túi thơm. Rồi khi ông đã đặt mua đủ lượng hương hươu xạ, cầy hương và hương hải ly cho năm sau, thì Pélissier sáng chế một loại nước hoa tên là Hoa rừng và gã thành công ngay tức thì. Đến khi Baldini, sau nhiều đêm thử tới thử lui hay tốn bộn tiền cho hối lộ, cuối cùng tìm ra Hoa rừng gồm những chất gì thì Pélissier lại chiếm thượng phong với Đêm Thổ Nhĩ Kỳ hay Hương thơm Lissabon, hoặc Bouquet de la Cours, hoặc có quỷ mới biết được những gì nữa. Dù sao đi nữa thì với sự sáng tạo không kiềm chế được gã là một mối đe doạ cho toàn ngành. Ước gì những lề luật khắt khe xưa kia của phường hội lại được áp dụng. Ước gì có những biện pháp khắt khe đối với những kẻ phá rào để chống lại sự lạm phát nước hoa.
Rút lại giấy phép của gã, phạt nặng nếu tiếp tục hành nghề…và gã phải học một khoá trước đã! Cái tay Pélissier này không phải là nhà làm nước hoa và găng tay được đào tạo. Cha gã chỉ là một người làm giấm và gã cũng chỉ là một tay làm giấm, thế thôi. Và vì làm giấm cho nên được phép đụng chạm đến rượu cồn cho nên gã mới có thể xâm nhập vào lãnh vực dành riêng cho giới nước hoa và làm loạn cả lên như một thứ chồn hôi.
Mỗi mùa một thứ nước hoa mới để làm gì kia chứ? Có cần thiết không? Trước kia người ta hài lòng với nước hoa đồng thảo và những bó hoa giản dị , cả chục năm mới đổi chút ít. Suốt hàng nghìn năm con người ta vẫn hài lòng với trầm hương và mật nhi lạp, một vài loại nhựa thơm, dầu thơm rau thơm phơi khô. Ngay cả khi con người ta học được cách dùng bình cổ cong và nồi chưng cất để nhờ hơi nước mà tách mùi thơm dưới dạng dầu biến thành hơi khỏi cỏ, hoa và gỗ, hoặc ép nó ra từ hạt, nhân, hoặc vỏ trái cây với những dụng cụ để ép bằng gỗ sồi, hay chiết nó ra từ cánh hoa bằng mỡ đã được lọc cẩn thận thì số lượng nước hoa vẫn còn khiêm nhường. Thưở ấy thì một gã như Pélissier đừng hòng giở trò vì lúc bấy giờ chỉ để làm ra một thứ pomát đơn giản thôi đã cần phải có những khả năng mà cái gã làm giấm giả kia không dám mơ tới. Anh không chỉ biết có chưng cất mà còn phải là người làm thuốc mỡ, nhà bào chế, nhà giả kim, đồng thời là một nghệ nhân, nhà buôn, nhà nhân văn học và người làm vườn. Anh phải phân biệt được mỡ cừu với mỡ bê, cây đồng thảo Victoria với cây đồng thảo ở Parma. Anh còn phải biết tiếng La tinh. Anh phải biết khi nào thì gặt cây hướng nhật quy, khi nào cây quỳ thiên trúc nở hoa và khi nào hoa nhài mất thơm khi mặt trời mọc. Tất nhiên gã Pélissier chẳng biết tí gì về những cái ấy. Có lẽ gã chưa bao giờ ra khỏi Paris và chưa từng thấy hoa nhài nở trong đời gã. Nói chi tới biết phải làm cật lực khủng khiếp để vắt được từ trăm nghìn bông hoa nhài một cục nhỏ Concrète (cô đặc) hay vài giọt Essence absolute. Có lẽ gã chỉ biết cái chót, có nghĩa là biết hoa nhài như một chất lỏng đậm đặc nâu sậm trong cái lọ nhỏ để trong tủ sắt, cạnh nhiều lọ nhỏ khác mà gã vẫn dùng để pha những nước hoa thành mốt của gã. Không, một tay như gã sẽ chẳng làm được trò trống gì trong cái thời nghệ nhân ra nghệ nhân ngày trước. Bởi vì gã thiếu đủ thứ: cá tính, học vấn, sự tri túc và ý thức về sự khép mình trong phường hội. Sự thành công của gã về nước hoa hoàn toàn dựa vào một sáng kiến phát huy cách đây hai trăm năm của Mauritius Frangipani – một người Ý thiên tài – rằng hương liệu hoà tan trong rượu tinh cất. Trộn bột thơm với rượu tức là Frangipani đã chuyển mùi thơm sang chất lỏng dễ bay hơi, tách mùi thơm khỏi vật thể, siêu trần hoá mùi thơm, biến thành mùi thơm thuần tuý, nói gọn là ông ta đã tìm ra nước hoa. Thật là một kỳ công! Một thành tựu có tính thời đại! Đúng là chỉ có thể so sánh với những thành quả vĩ đại của loài người như sáng tạo ra chữ viết của người Assyria, hình học Euclide, tư tưởng Platon và sự biến thái của nho sang rượu vang của người Hy lạp! Một kỳ công thật vô tiền khoáng hậu!
Tuy nhiên cũng như mọi kỳ tích trí tuệ khác không chỉ rọi sáng mà còn phủ bóng tối, đem lại cho nhân loại lợi ích lẫn phiền muộn và khốn khổ thì phát kiến tuyệt vời của Frangipani tiếc thay cũng có hậu quả tai hại: bởi vì nay khi anh học được cách giữ cái tinh tuý của hoa, của cỏ, của gỗ cũng như của nhựa cây và của thú vật trong rượu tinh chất, và cách đóng vào chai thì nghệ thuật chế biến nước hoa cứ vuột dần khỏi tay một số người trong nghề có khả năng bao quát, để cho bọn khoác lác len lỏi vào, miễn là chúng có được cái mũi tạm gọi là nhậy, cái gã chồn hôi Pélissier này chẳng hạn. Chẳng bận tâm xem bằng cách nào có được cái chất tuyệt vời trong các lọ con, gã cứ một mực theo ý thích của khứu giác, trộn cái gã vừa nghĩ ra hoặc cái mà thiên hạ đang muốn.
Chắc chắn là gã chó đẻ Pélissier này tuy mới ba mươi lăm tuổi mà đã có một gia tài lớn hơn của ông, Baldini, tích luỹ được trong suốt ba đời không ngừng làm việc vất vả. Và mỗi ngày gã một thêm giàu còn ông thì cứ nghèo đi. Ngày trước làm gì có thể như thế được! Chỉ mới vài chục năm nay mới có chuyện một nghệ nhân tăm tiếng đồng thời là một commercant (nhà buôn) có uy tín phải đấu tranh vật lộn để tồn tại! Chỉ từ khi mà thói đam mê sự mới lạ một cách quá trớn bùng ra khắp nơi và trong mọi lãnh vực thì mới sinh ra cái trò tha hồ xông xáo, cái trò thí nghiệm điên cuồng, cái thói thèm khoe mẽ này trong buôn bán, giao thông và khoa học!
Hay là cái trò say mê vận tốc! Đường xá đào bới khắp nơi để làm gì, những cây cầu mới nữa, để làm gì?Lợi lộc gì nếu đi từ đây đến Lyon chỉ mất có một tuần. Ai thích mới được chứ? Cho ai? Hay là vượt Đại Tây Dương, phóng sang châu Mỹ trong một tháng, làm như thể nghìn năm qua người ta sống không nổi vì không có cái châu ấy. Con người văn minh đã đánh mất gì trong rừng già của người da đỏ hay nơi bọn da đen? Họ còn đi đến cả Lappland tuốt trên phía Bắc muôn đời băng giá, nơi bọn mọi rợ ăn thịt sống nhăn. Rồi họ còn muốn tìm một châu nữa nghe đâu ở nam Thái Bình Dương, nghĩa là ở tận đâu đâu. Cái trò điên khùng ấy để làm gì? vì rằng những bọn khác cũng làm như thế, bọn Tây Ban Nha, bọn Anh trời đánh, bọn Hà Lan vô liêm sỉ, rồi thì sẽ phải đánh nhau thôi, mà cái này thì không kham nổi. Một cái tàu chiến cũng phải đến 300000 livres, từ thuế anh đóng, chỉ cần trúng một quả đại bác là sẽ chìm ngay trong năm phút, chìm vĩnh viễn. Mới đây ngài bộ trưởng tài chính đòi thu thuế tới một phần mười thu nhập, có nghĩa là sẽ đưa anh đến phá sản, bấy nhiêu cũng đủ làm anh nản chí rồi, dù không trả đi chăng nữa.
Nỗi bất hạnh của con người xảy đến vì anh không chịu ở yên trong cái phòng của anh, Pascal nói thế. Mà Pascal là một vĩ nhân, một Frangipani của trí tuệ, xét cho cùng là một nghệ nhân thật sự, và một người như thế này ngày nay chẳng ai cần đến nữa. Bây giờ người ta đọc những sách gây bạo động của bọn Hugenot [1] hay bọn Anh. Hoặc là họ viết luận văn hay những cái gọi là tác phẩm khoa học vĩ đại đặt lại không chừa một vấn đề nào. Không còn gì là đúng nữa cả, mọi sự bỗng chốc khác đi. Mới đây họ lại bảo rằng có những vật vô cùng nhỏ, trước không hề thấy, bơi trong ly nước, rằng giang mai là một bệnh cũng bình thường chứ không phải là sự trừng phạt của Chúa nữa, cũng như không phải Chúa đã khai thiên lập địa trong bảy ngày mà suốt cả triệu năm và chắc gì đã là Chúa; rằng bọn mọi rợ cũng là người như chúng ta hay chúng ta không biết cách dạy dỗ con cái, và trái đất không còn tròn trịa cho tới nay mà dẹt ở trên và ở dưới như trái dưa, làm như khác biệt ghê gớm lắm! Trong mỗi một lãnh vực họ đều đặt vấn đề, đào sâu, nghiên cứu, soi mói và thử lung tung cả. Bây giờ chỉ nói cái ấy cái nọ là như thế này, như thế kia là không còn đủ nữa; mọi sự phải được chứng minh, tốt nhất là có người chứng vào số liệu cũng như vài thí nghiệm vớ vẩn nào đó. Những kẻ viết lách như Diderot, d’Alembert, Voltaire, Rousseau hay tên là gì cũng vậy thôi, trong đó có cả các ngài cố đạo và quý tộc nữa chứ, đã băn khoăn một cách xảo trá, đã thích thú hoàn toàn khi không chịu chấp nhận hay vừa lòng với mọi chuyện trên đời, nghĩa là đầu óc họ hỗn loạn không cùng. Thế mà họ đã đầu độcc được toàn xã hội những điều như thế đấy!
Nhìn đâu cũng thấy cuồng nhiệt. Người ta đọc sách, kể cả phụ nữ. Cố đạo la cà trong quán cà phê. Vậy mà khi cảnh sát ra tay, tống một trong những tên trùm vô lại nói trên vào ngục thì giới xuất bản gào toáng lên, đưa thư thỉnh nguyện và những ông những bà quyền qúy nhất sẽ dùng ảnh hưởng của họ để sau một vài tuần hắn được thả ra hay cho ra nước ngoài để rồi hắn chẳng ngại ngùng mà không tiếp tục viết những luận văn như thế. Trong các phòng khách người ta chỉ toàn tán gẫu về quỹ đạo của sao chổi và các chuyến thám hiểm, về đòn bẩy và Newton, về xây kênh đào, về sự tuần hoàn của máu, và về đường kính của quả đất.
Ngay đến Đức Vua cũng vừa ngự lãm một sự vớ vẩn vừa thành mốt, một thứ sấm sét nhân tạo gọi là điện: trước toàn thể triều đình, một gã cọ xát vào một cá chai, lửa toé ra và nghe đâu đã gây cho Hoàng thượng một ấn tượng sâu sắc. Không thể nào hình dung ra được rằng cụ cố của Ngài, Đức vua Louis thật sự lỗi lạc mà Baldini có diễm phúc được sống nhiều năm dưới sự trị vì đầy ân đức, lại cho phép giới thiệu cái trò lố bịch đó trước mắt Ngài! Nhưng mà thời đại mới thì quan tâm mới và rồi mọi sự sẽ kết thúc bất hạnh mà thôi!
Và khi người ta có thể không ngần ngại hồ nghi một cách láo xược nhất quyền uy của Giáo hội, khi mà người ta nói về nền quân chủ, cái này cũng là do ý Chúa mà ra, và về cá nhân Hoàng thượng thiêng liêng như thể chỉ là hai thứ có thể thay đổi trong cái danh mục các thể chế có thể chọn lựa tùy thích, khi mà người ta đã sa đoạ đến nỗi coi cả Chúa, coi chính đấng Toàn năng là không cần thiết và long trọng tuyên bố rằng không có Người thì kỷ cương, đạo đức và hạnh phúc trên trái đất vẫn hình thành được, hoàn toàn do nhân cách bẩm sinh và lý trí của chính con người…thì lạy Chúa, lạy Chúa, người ta đừng ngạc nhiên khi trên dưới lộn tùng phèo, đạo đức suy đồi, và sẽ hứng chịu sự trừng phạt của chính Ngài mà họ đã chối bỏ. Rồi sẽ kết thúc khốn khổ thôi! Cái sao chổi khổng lồ năm 1681, mà họ chế nhạo rằng chẳng phải gì khác ngoài một đống tinh vân, thật ra là một dấu hiệu cảnh tỉnh của Chúa vì nó đã báo trước một thế kỷ suy tàn, băng hoại, rằng loài người rồi sẽ tự chôn vùi trong vũng bùn tinh thần, chính trị và tôn giáo mà họ tự gây ra, và trong đống bùn đó chỉ còn những loại hoa hôi rình loè loẹt như gã Pélissier kia phát triển, quả y như rằng.
Đứng bên cửa sổ ông Baldini già nua cau có nhìn dòng sông, tránh tia nắng tà. Những tàu hàng đột ngột nhô lên dưới chân ông, chậm chạp đi về phía Tây, hướng Pont Neuf và bến cảng phía trước khu trưng bày tranh Louvre. Không tàu nào chống sào đi ngược dòng tại đây, họ chọn nhánh sông bên kia hòn đảo. Ở nhánh sông này chỉ có trôi đi tàu có hàng cũng như tàu không có hàng, xuồng chèo bằng mái và những thuyền đáy bằng của dân chài, nước nâu dơ bẩn cũng như xoáy nước màu vàng, tất cả trôi đi, chậm chạp, cùng khắp, không ngừng. Và khi Baldini nhìn chúc xuống dưới, sát với tường nhà thì thấy như thể dòng nước cuốn đi cái móng của cây cầu làm ông chóng mặt.
Mua cái nhà trên cầu này là một sai lầm, chọn cái nhà ở phía tây là một sai lầm gấp đôi. Giờ thì ông có trước mắt cái dòng sông không ngừng chảy đi và ông chợt nghĩ rằng chính ông, ngôi nhà của ông và sự giàu có ông kiếm được trong hàng chục năm cũng trôi đi như dòng sông mà ông thì quá già và quá yếu để cản cái sức chảy mãnh liệt kia. Thỉnh thoảng khi có việc bên bờ trái, quanh cái khu Sorbonne hay Saint-Sulpice, ông không đi ngang hòn đảo và Pont Saint-Michel mà chọn con đường vòng qua Pont Neuf vì trên cầu này không xây nhà, rồi ông tựa thành cầu phía đông nhìn về phía thượng lưu để được thấy ít nhất một lần mọi thứ trôi về phía ông, để được đắm mình giây lát trong sự tưởng tượng rằng chiều hướng của đời ông đã thay đổi và làm ăn phát đạt, gia đình thịnh vượng, phụ nữ chạy theo ông và sản nghiệp của ông, thay vì hao mòn dần, cứ lớn thêm mãi.
Nhưng rồi khi ngước lên chỉ một chút thôi, ông thấy cách đó vài trăm mét ngôi nhà của ông ọp ẹp và cao nghệu trên Pont au Change, thấy phòng làm việc của ông trên tầng một, thấy cả ông đứng đó nhìn xuống dòng sông, quan sát làn nước trôi đi như lúc này đây. Và thế là giấc mơ đẹp tan biến, chỉ còn Baldini đứng trên Pont Neuf, quay đi, nản lòng hơn trước, nản lòng như lúc này đây khi ông rời khỏi cửa sổ, ngồi vào bàn viết.
Chú thích:
[1] Tên gọi những người theo đạo Tin lành ở Pháp vào thế kỷ 16
Thật ra đâu ai cấm! Chỉ vô cùng không ổn thôi. Lén lút nhái nước hoa của đối thủ rồi bán dưới tên mình là hết sức không ổn. Nhưng sẽ lại càng không ổn hơn nếu để bị bắt gặp, chính vì thế mà Chénier không được biết tí gì cả vì ông ta không được kín miệng.
Ôi, thật khốn khổ khi một người ngay thẳng buộc phải làm cái việc lươn lẹo! Thảm biết bao nhiêu khi bôi nhọ cái quý giá nhất của mình là danh dự bằng cái cách đê tiện như thế! Nhưng ông phải làm gì? Dù sao bá tước Verhamont là một khách hàng mà ông không thể để mất được. Hầu như ông chẳng còn khách hàng nào cả. Ông vẫn phải chạy tìm khách hàng đấy chứ. Chẳng khác nào khi ông bắt đầu sự nghiệp hồi đầu những năm hai mươi bằng cách đi khắp đường phố với một thùng hàng trước bụng. Có Chúa biết là ông, Giuseppe Baldini, chủ cửa hàng nước hoa lớn nhất Paris, ở một địa điểm buôn bán tốt nhất, chỉ sống sót qua việc ông đến nhà khách hàng với một cái rương nhỏ trong tay. Ông chẳng thích thú tí nào với cái việc ấy vì ông sắp bảy mươi rồi và ghét phải đợi trong tiền sảnh lạnh ngắt để giới thiệu cho các hầu tước già nước hoa Nghìn hoa và giấm Bốn tên cướp hay thuyết phục họ mua thuốc xoa trị bệnh nhức nửa đầu. Ngoài ra trong những tiền sảnh này là cả một sự cạnh tranh kinh tởm. Như cái tay mới phất Brouet ở Rue Dauphine vỗ ngực tự xưng là có nhiều loại pomát nhất Châu Âu, hay tay Calteau ở Rue Mauconseil xoay sở được thành người cung cấp nước hoa cho gia đình nữ bá tước Artois, hay gã Antoine Pélissier ở Rue Saint-André-des-Arts hoàn toàn không thể lường trước được ấy, mùa nào gã cũng tung ra một loại nước hoa mới mà thiên hạ thích như điên.
Một thứ nước hoa như thế của Pélissier có thể làm đảo lộn thị trường. Có năm nước Hungari là mốt và Baldini đã phải trữ sẵn hoa oải hương, hoa cam chanh và hoa cây hương thảo để đáp ứng nhu cầu thì gã Pélissier tung ra Air de Musc (không khí xạ hương), một thứ nước hoa hết sức nồng mùi hương hươu xạ. Bỗng nhiên ai cũng phải có mùi như thú vật và Baldini buộc phải chế biến hoa hương thảo thành nước xoa dầu, còn hoa oải hương thì nhồi vào túi thơm. Rồi khi ông đã đặt mua đủ lượng hương hươu xạ, cầy hương và hương hải ly cho năm sau, thì Pélissier sáng chế một loại nước hoa tên là Hoa rừng và gã thành công ngay tức thì. Đến khi Baldini, sau nhiều đêm thử tới thử lui hay tốn bộn tiền cho hối lộ, cuối cùng tìm ra Hoa rừng gồm những chất gì thì Pélissier lại chiếm thượng phong với Đêm Thổ Nhĩ Kỳ hay Hương thơm Lissabon, hoặc Bouquet de la Cours, hoặc có quỷ mới biết được những gì nữa. Dù sao đi nữa thì với sự sáng tạo không kiềm chế được gã là một mối đe doạ cho toàn ngành. Ước gì những lề luật khắt khe xưa kia của phường hội lại được áp dụng. Ước gì có những biện pháp khắt khe đối với những kẻ phá rào để chống lại sự lạm phát nước hoa.
Rút lại giấy phép của gã, phạt nặng nếu tiếp tục hành nghề…và gã phải học một khoá trước đã! Cái tay Pélissier này không phải là nhà làm nước hoa và găng tay được đào tạo. Cha gã chỉ là một người làm giấm và gã cũng chỉ là một tay làm giấm, thế thôi. Và vì làm giấm cho nên được phép đụng chạm đến rượu cồn cho nên gã mới có thể xâm nhập vào lãnh vực dành riêng cho giới nước hoa và làm loạn cả lên như một thứ chồn hôi.
Mỗi mùa một thứ nước hoa mới để làm gì kia chứ? Có cần thiết không? Trước kia người ta hài lòng với nước hoa đồng thảo và những bó hoa giản dị , cả chục năm mới đổi chút ít. Suốt hàng nghìn năm con người ta vẫn hài lòng với trầm hương và mật nhi lạp, một vài loại nhựa thơm, dầu thơm rau thơm phơi khô. Ngay cả khi con người ta học được cách dùng bình cổ cong và nồi chưng cất để nhờ hơi nước mà tách mùi thơm dưới dạng dầu biến thành hơi khỏi cỏ, hoa và gỗ, hoặc ép nó ra từ hạt, nhân, hoặc vỏ trái cây với những dụng cụ để ép bằng gỗ sồi, hay chiết nó ra từ cánh hoa bằng mỡ đã được lọc cẩn thận thì số lượng nước hoa vẫn còn khiêm nhường. Thưở ấy thì một gã như Pélissier đừng hòng giở trò vì lúc bấy giờ chỉ để làm ra một thứ pomát đơn giản thôi đã cần phải có những khả năng mà cái gã làm giấm giả kia không dám mơ tới. Anh không chỉ biết có chưng cất mà còn phải là người làm thuốc mỡ, nhà bào chế, nhà giả kim, đồng thời là một nghệ nhân, nhà buôn, nhà nhân văn học và người làm vườn. Anh phải phân biệt được mỡ cừu với mỡ bê, cây đồng thảo Victoria với cây đồng thảo ở Parma. Anh còn phải biết tiếng La tinh. Anh phải biết khi nào thì gặt cây hướng nhật quy, khi nào cây quỳ thiên trúc nở hoa và khi nào hoa nhài mất thơm khi mặt trời mọc. Tất nhiên gã Pélissier chẳng biết tí gì về những cái ấy. Có lẽ gã chưa bao giờ ra khỏi Paris và chưa từng thấy hoa nhài nở trong đời gã. Nói chi tới biết phải làm cật lực khủng khiếp để vắt được từ trăm nghìn bông hoa nhài một cục nhỏ Concrète (cô đặc) hay vài giọt Essence absolute. Có lẽ gã chỉ biết cái chót, có nghĩa là biết hoa nhài như một chất lỏng đậm đặc nâu sậm trong cái lọ nhỏ để trong tủ sắt, cạnh nhiều lọ nhỏ khác mà gã vẫn dùng để pha những nước hoa thành mốt của gã. Không, một tay như gã sẽ chẳng làm được trò trống gì trong cái thời nghệ nhân ra nghệ nhân ngày trước. Bởi vì gã thiếu đủ thứ: cá tính, học vấn, sự tri túc và ý thức về sự khép mình trong phường hội. Sự thành công của gã về nước hoa hoàn toàn dựa vào một sáng kiến phát huy cách đây hai trăm năm của Mauritius Frangipani – một người Ý thiên tài – rằng hương liệu hoà tan trong rượu tinh cất. Trộn bột thơm với rượu tức là Frangipani đã chuyển mùi thơm sang chất lỏng dễ bay hơi, tách mùi thơm khỏi vật thể, siêu trần hoá mùi thơm, biến thành mùi thơm thuần tuý, nói gọn là ông ta đã tìm ra nước hoa. Thật là một kỳ công! Một thành tựu có tính thời đại! Đúng là chỉ có thể so sánh với những thành quả vĩ đại của loài người như sáng tạo ra chữ viết của người Assyria, hình học Euclide, tư tưởng Platon và sự biến thái của nho sang rượu vang của người Hy lạp! Một kỳ công thật vô tiền khoáng hậu!
Tuy nhiên cũng như mọi kỳ tích trí tuệ khác không chỉ rọi sáng mà còn phủ bóng tối, đem lại cho nhân loại lợi ích lẫn phiền muộn và khốn khổ thì phát kiến tuyệt vời của Frangipani tiếc thay cũng có hậu quả tai hại: bởi vì nay khi anh học được cách giữ cái tinh tuý của hoa, của cỏ, của gỗ cũng như của nhựa cây và của thú vật trong rượu tinh chất, và cách đóng vào chai thì nghệ thuật chế biến nước hoa cứ vuột dần khỏi tay một số người trong nghề có khả năng bao quát, để cho bọn khoác lác len lỏi vào, miễn là chúng có được cái mũi tạm gọi là nhậy, cái gã chồn hôi Pélissier này chẳng hạn. Chẳng bận tâm xem bằng cách nào có được cái chất tuyệt vời trong các lọ con, gã cứ một mực theo ý thích của khứu giác, trộn cái gã vừa nghĩ ra hoặc cái mà thiên hạ đang muốn.
Chắc chắn là gã chó đẻ Pélissier này tuy mới ba mươi lăm tuổi mà đã có một gia tài lớn hơn của ông, Baldini, tích luỹ được trong suốt ba đời không ngừng làm việc vất vả. Và mỗi ngày gã một thêm giàu còn ông thì cứ nghèo đi. Ngày trước làm gì có thể như thế được! Chỉ mới vài chục năm nay mới có chuyện một nghệ nhân tăm tiếng đồng thời là một commercant (nhà buôn) có uy tín phải đấu tranh vật lộn để tồn tại! Chỉ từ khi mà thói đam mê sự mới lạ một cách quá trớn bùng ra khắp nơi và trong mọi lãnh vực thì mới sinh ra cái trò tha hồ xông xáo, cái trò thí nghiệm điên cuồng, cái thói thèm khoe mẽ này trong buôn bán, giao thông và khoa học!
Hay là cái trò say mê vận tốc! Đường xá đào bới khắp nơi để làm gì, những cây cầu mới nữa, để làm gì?Lợi lộc gì nếu đi từ đây đến Lyon chỉ mất có một tuần. Ai thích mới được chứ? Cho ai? Hay là vượt Đại Tây Dương, phóng sang châu Mỹ trong một tháng, làm như thể nghìn năm qua người ta sống không nổi vì không có cái châu ấy. Con người văn minh đã đánh mất gì trong rừng già của người da đỏ hay nơi bọn da đen? Họ còn đi đến cả Lappland tuốt trên phía Bắc muôn đời băng giá, nơi bọn mọi rợ ăn thịt sống nhăn. Rồi họ còn muốn tìm một châu nữa nghe đâu ở nam Thái Bình Dương, nghĩa là ở tận đâu đâu. Cái trò điên khùng ấy để làm gì? vì rằng những bọn khác cũng làm như thế, bọn Tây Ban Nha, bọn Anh trời đánh, bọn Hà Lan vô liêm sỉ, rồi thì sẽ phải đánh nhau thôi, mà cái này thì không kham nổi. Một cái tàu chiến cũng phải đến 300000 livres, từ thuế anh đóng, chỉ cần trúng một quả đại bác là sẽ chìm ngay trong năm phút, chìm vĩnh viễn. Mới đây ngài bộ trưởng tài chính đòi thu thuế tới một phần mười thu nhập, có nghĩa là sẽ đưa anh đến phá sản, bấy nhiêu cũng đủ làm anh nản chí rồi, dù không trả đi chăng nữa.
Nỗi bất hạnh của con người xảy đến vì anh không chịu ở yên trong cái phòng của anh, Pascal nói thế. Mà Pascal là một vĩ nhân, một Frangipani của trí tuệ, xét cho cùng là một nghệ nhân thật sự, và một người như thế này ngày nay chẳng ai cần đến nữa. Bây giờ người ta đọc những sách gây bạo động của bọn Hugenot [1] hay bọn Anh. Hoặc là họ viết luận văn hay những cái gọi là tác phẩm khoa học vĩ đại đặt lại không chừa một vấn đề nào. Không còn gì là đúng nữa cả, mọi sự bỗng chốc khác đi. Mới đây họ lại bảo rằng có những vật vô cùng nhỏ, trước không hề thấy, bơi trong ly nước, rằng giang mai là một bệnh cũng bình thường chứ không phải là sự trừng phạt của Chúa nữa, cũng như không phải Chúa đã khai thiên lập địa trong bảy ngày mà suốt cả triệu năm và chắc gì đã là Chúa; rằng bọn mọi rợ cũng là người như chúng ta hay chúng ta không biết cách dạy dỗ con cái, và trái đất không còn tròn trịa cho tới nay mà dẹt ở trên và ở dưới như trái dưa, làm như khác biệt ghê gớm lắm! Trong mỗi một lãnh vực họ đều đặt vấn đề, đào sâu, nghiên cứu, soi mói và thử lung tung cả. Bây giờ chỉ nói cái ấy cái nọ là như thế này, như thế kia là không còn đủ nữa; mọi sự phải được chứng minh, tốt nhất là có người chứng vào số liệu cũng như vài thí nghiệm vớ vẩn nào đó. Những kẻ viết lách như Diderot, d’Alembert, Voltaire, Rousseau hay tên là gì cũng vậy thôi, trong đó có cả các ngài cố đạo và quý tộc nữa chứ, đã băn khoăn một cách xảo trá, đã thích thú hoàn toàn khi không chịu chấp nhận hay vừa lòng với mọi chuyện trên đời, nghĩa là đầu óc họ hỗn loạn không cùng. Thế mà họ đã đầu độcc được toàn xã hội những điều như thế đấy!
Nhìn đâu cũng thấy cuồng nhiệt. Người ta đọc sách, kể cả phụ nữ. Cố đạo la cà trong quán cà phê. Vậy mà khi cảnh sát ra tay, tống một trong những tên trùm vô lại nói trên vào ngục thì giới xuất bản gào toáng lên, đưa thư thỉnh nguyện và những ông những bà quyền qúy nhất sẽ dùng ảnh hưởng của họ để sau một vài tuần hắn được thả ra hay cho ra nước ngoài để rồi hắn chẳng ngại ngùng mà không tiếp tục viết những luận văn như thế. Trong các phòng khách người ta chỉ toàn tán gẫu về quỹ đạo của sao chổi và các chuyến thám hiểm, về đòn bẩy và Newton, về xây kênh đào, về sự tuần hoàn của máu, và về đường kính của quả đất.
Ngay đến Đức Vua cũng vừa ngự lãm một sự vớ vẩn vừa thành mốt, một thứ sấm sét nhân tạo gọi là điện: trước toàn thể triều đình, một gã cọ xát vào một cá chai, lửa toé ra và nghe đâu đã gây cho Hoàng thượng một ấn tượng sâu sắc. Không thể nào hình dung ra được rằng cụ cố của Ngài, Đức vua Louis thật sự lỗi lạc mà Baldini có diễm phúc được sống nhiều năm dưới sự trị vì đầy ân đức, lại cho phép giới thiệu cái trò lố bịch đó trước mắt Ngài! Nhưng mà thời đại mới thì quan tâm mới và rồi mọi sự sẽ kết thúc bất hạnh mà thôi!
Và khi người ta có thể không ngần ngại hồ nghi một cách láo xược nhất quyền uy của Giáo hội, khi mà người ta nói về nền quân chủ, cái này cũng là do ý Chúa mà ra, và về cá nhân Hoàng thượng thiêng liêng như thể chỉ là hai thứ có thể thay đổi trong cái danh mục các thể chế có thể chọn lựa tùy thích, khi mà người ta đã sa đoạ đến nỗi coi cả Chúa, coi chính đấng Toàn năng là không cần thiết và long trọng tuyên bố rằng không có Người thì kỷ cương, đạo đức và hạnh phúc trên trái đất vẫn hình thành được, hoàn toàn do nhân cách bẩm sinh và lý trí của chính con người…thì lạy Chúa, lạy Chúa, người ta đừng ngạc nhiên khi trên dưới lộn tùng phèo, đạo đức suy đồi, và sẽ hứng chịu sự trừng phạt của chính Ngài mà họ đã chối bỏ. Rồi sẽ kết thúc khốn khổ thôi! Cái sao chổi khổng lồ năm 1681, mà họ chế nhạo rằng chẳng phải gì khác ngoài một đống tinh vân, thật ra là một dấu hiệu cảnh tỉnh của Chúa vì nó đã báo trước một thế kỷ suy tàn, băng hoại, rằng loài người rồi sẽ tự chôn vùi trong vũng bùn tinh thần, chính trị và tôn giáo mà họ tự gây ra, và trong đống bùn đó chỉ còn những loại hoa hôi rình loè loẹt như gã Pélissier kia phát triển, quả y như rằng.
Đứng bên cửa sổ ông Baldini già nua cau có nhìn dòng sông, tránh tia nắng tà. Những tàu hàng đột ngột nhô lên dưới chân ông, chậm chạp đi về phía Tây, hướng Pont Neuf và bến cảng phía trước khu trưng bày tranh Louvre. Không tàu nào chống sào đi ngược dòng tại đây, họ chọn nhánh sông bên kia hòn đảo. Ở nhánh sông này chỉ có trôi đi tàu có hàng cũng như tàu không có hàng, xuồng chèo bằng mái và những thuyền đáy bằng của dân chài, nước nâu dơ bẩn cũng như xoáy nước màu vàng, tất cả trôi đi, chậm chạp, cùng khắp, không ngừng. Và khi Baldini nhìn chúc xuống dưới, sát với tường nhà thì thấy như thể dòng nước cuốn đi cái móng của cây cầu làm ông chóng mặt.
Mua cái nhà trên cầu này là một sai lầm, chọn cái nhà ở phía tây là một sai lầm gấp đôi. Giờ thì ông có trước mắt cái dòng sông không ngừng chảy đi và ông chợt nghĩ rằng chính ông, ngôi nhà của ông và sự giàu có ông kiếm được trong hàng chục năm cũng trôi đi như dòng sông mà ông thì quá già và quá yếu để cản cái sức chảy mãnh liệt kia. Thỉnh thoảng khi có việc bên bờ trái, quanh cái khu Sorbonne hay Saint-Sulpice, ông không đi ngang hòn đảo và Pont Saint-Michel mà chọn con đường vòng qua Pont Neuf vì trên cầu này không xây nhà, rồi ông tựa thành cầu phía đông nhìn về phía thượng lưu để được thấy ít nhất một lần mọi thứ trôi về phía ông, để được đắm mình giây lát trong sự tưởng tượng rằng chiều hướng của đời ông đã thay đổi và làm ăn phát đạt, gia đình thịnh vượng, phụ nữ chạy theo ông và sản nghiệp của ông, thay vì hao mòn dần, cứ lớn thêm mãi.
Nhưng rồi khi ngước lên chỉ một chút thôi, ông thấy cách đó vài trăm mét ngôi nhà của ông ọp ẹp và cao nghệu trên Pont au Change, thấy phòng làm việc của ông trên tầng một, thấy cả ông đứng đó nhìn xuống dòng sông, quan sát làn nước trôi đi như lúc này đây. Và thế là giấc mơ đẹp tan biến, chỉ còn Baldini đứng trên Pont Neuf, quay đi, nản lòng hơn trước, nản lòng như lúc này đây khi ông rời khỏi cửa sổ, ngồi vào bàn viết.
Chú thích:
[1] Tên gọi những người theo đạo Tin lành ở Pháp vào thế kỷ 16
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook