Một Giấc Mộng Xưa
-
Chương 2
Tống Diệu Xuyên kìm chế tính nóng nảy, mỗi ngày tập luyện cầm đao bằng tay trái, phục hồi cánh tay phải.
Ta định trồng một luống rau nhỏ ở mảnh đất phía sau Như Trúc Đường. Hắn nói mấy ma ma với nha hoàn xới đất không sâu, không thạo việc trồng trọt, nên xắn tay áo giúp ta cày cuốc suốt một ngày, mệt đến bở hơi tai.
Kể từ hôm đó, cứ chiều chạng vạng là hai ta cùng nhau đi dạo ngoài con hẻm, vừa rảo bước vừa tán gẫu đôi chuyện vặt vãnh.
Trong nhà có đất đai và cửa hiệu nên không phải lo cái ăn cái mặc, chỉ là hầu hết người thân bạn bè đều xa cách bọn ta.
Sau Tết Đoan ngọ, tay phải của Tống Diệu Xuyên đã cầm được đoản đao nặng tám cân.
Mẹ chồng rất phấn khởi, muốn đưa ta lên núi tạ lễ. Ban đầu định để tam đệ hộ tống, nhưng đến lúc khởi hành thì đệ ấy bị đồng môn gọi đi chơi. Trong nhà đồng môn có một muội muội như hoa như ngọc. Mẹ chồng bảo tam đệ tranh thủ thời gian, đừng chậm trễ cuộc vui.
Còn chuyện hộ tống, là Tống Diệu Xuyên tự mình đảm nhận.
Hắn nói: "Để con đưa mẹ và Tranh Nhi đi."
Mẹ chồng càng phấn khởi hơn.
Nào ngờ vào hôm thắp hương, thời tiết vô cùng oi bức, từ sáng sớm mẹ chồng đã cảm thấy không khoẻ. Ta bèn nói hay là đừng đi nữa.
"Vậy sao được? Không thể thất hứa với Bồ Tát." Mẹ chồng kiên quyết.
Cuối cùng, ta đi thay bà.
Ta cùng Tống Diệu Xuyên lên núi, dù ngồi trên ghế mây, có gia đinh khiêng suốt hành trình, nhưng cả người vẫn ướt đẫm mồ hôi.
Bọn ta lên núi chưa được bao lâu, thì bỗng đâu sấm chớp xé ngang trời, mưa tuôn như trút nước.
Mưa đầu hè thường vội đến vội đi. Song, hôm đó chẳng biết nguyên do gì mà tầm tã mãi không ngớt, cơn mưa nặng trĩu phủ khắp đất trời một màu trắng xoá suốt bốn canh giờ.
Góc chánh điện ở phía Tây Nam ngôi chùa bị nứt vỡ, bức tường đằng sau mái hiên cũng đổ sập, không thể tá túc lại.
Sắc trời dần nhá nhem, khách hành hương bị vây hãm gần nửa ngày, được các hoà thượng trong chùa nhẹ giọng khuyên xuống núi.
"Không thể ở được nữa."
"Hầu hết các gian phòng đều dột cả rồi, phật đường không tiện để khách tá túc qua đêm."
Bọn ta cũng phải đi.
Tống Diệu Xuyên nhìn khung cảnh hoang tàn sau cơn giông dữ, nói với ta: "Gia đinh khiêng ghế mây không an toàn."
Lỡ như trượt chân, cả ta và ghế mây đều sẽ rơi xuống khe núi. Mà bản thân ta lại không thể đi vững trên đường núi lầy lội.
Ta khẽ cau mày, Tống Diệu Xuyên hỏi: "Nàng giỏi y thuật, giỏi thêu thùa, vậy có giỏi võ không?"
Ta lắc đầu.
Hắn nói: "Nào, nương tử, để vi phu cõng nàng."
Đây là lần đầu tiên hắn nói đùa với ta.
Ta đánh giá tình hình, cuối cùng quyết định xuống núi. Điểm khác biệt là để hắn cõng hay là gia đinh cõng.
Ta nằm bò trên lưng Tống Diệu Xuyên, cảm nhận bùn lầy nuốt chửng bước chân hắn, hắn lảo đảo suýt ngã mấy bận, rồi lại thận trọng nhích từng chút một.
Về sau, ta cũng bao phen lên xuống lối ấy, nhưng chưa lần nào thấy đường xa dằng dặc như lần này.
Bọn ta trở lại con hẻm nhỏ thì trời đã tối mịt.
Mẹ chồng đứng trước cửa đau đáu ngóng trông, không biết bà đã đợi bao lâu mà gấu váy đều ướt sũng.
Bọn ta về Như Trúc Đường thay y phục. Ta lờ mờ thấy ống quần xanh của hắn dính nhem nhuốc bùn lầy, có điều màu sắc hơi kỳ quặc. Hắn dùng gian phòng nhỏ sạch sẽ nằm cận cuối sân, hồi lâu mới trở ra, ống quần cộm lên rõ rệt.
"Chàng vào đây đi." Ta gọi Tống Diệu Xuyên vào phòng ta.
Hắn đứng ở cửa, cứ ngần ngừ mãi.
Trong phòng phảng phất mùi hương an thần dìu dịu, sắc mặt hắn từ từ thả lỏng. Ta bảo hắn xắn ống quần lên, hắn cũng lẳng lặng làm theo.
Bắp chân trái bị đá núi cào xước. Những viền đá bén ngót sau trận mưa xối xả, còn sắc hơn cả dao, cắt qua da thịt một vết dài sâu hoắm, vẫn đang rỉ máu thành dòng.
Hắn băng bó hết sức qua loa, như băng bó vết thương ngoài da trên chiến trường khẩn cấp. Hắn nói: "Không đáng ngại, ngoại thương này ta biết xử lý mà."
Ta thuận miệng bảo hắn: "Ta có loại thuốc cầm máu tốt hơn."
Cuối cùng hắn để ta xử lý miệng vết thương.
Nán lại đến khi xong xuôi đâu đó, hắn nhất thời ngơ ngác, đứng dậy nói: "Ta trở về đây."
Ta khẽ gật đầu.
Bóng dáng ấy nhẹ bước qua thềm, lại xen chút khắc khoải, nào có dứt khoát như biểu hiện.
Ta quay lưng với hắn, thu dọn thuốc vào hộp.
Từ buổi tối đó, bọn ta trở nên thân thuộc hơn, tựa đôi chim én cộng sinh dưới mái hiên. Thường trò chuyện vài điều, cười nói đôi câu.
Chưa bao giờ ta ngầm ra hiệu cho Tống Diệu Xuyên đến phòng ta ngủ, mà hắn cũng chẳng để tâm chuyện này.
Cha mẹ chồng càng không đề cập nửa lời.
Sân của ta có một nha hoàn đã hầu hạ nhiều năm, bình thường rất tuân thủ quy củ. Ai ngờ đột nhiên làm càn, trong lúc Tống Diệu Xuyên đang tắm, nàng ta giúp hắn chà lưng, bàn tay mò mẫm trên người hắn.
Tống Diệu Xuyên thẳng tay ném nàng ra cửa sổ. Nha hoàn đó ngã nhào trong sân, nằm thở thoi thóp, hơn nửa ngày vẫn chưa tỉnh dậy.
Mẹ chồng nghe được sự tình, lập tức bán nàng ta đi. Đám đầy tớ của Như Trúc Đường càng an phận hơn, nơi con hẻm nhỏ cũng hiếm ai nhắc đến việc ta và Tống Diệu Xuyên vốn là phu thê.
Ban đầu, phía sau Như Trúc Đường có một ao sen, nhưng sau đó đã san lấp lại, làm thao trường nhỏ cho Tống Diệu Xuyên.
Nơi đó, ngoại trừ để hắn tự mình trui rèn, đồng thời theo Lý sư phụ học cách chơi đao bằng tay trái, hắn cũng thường đưa các đệ đệ đến tập võ để tăng cường sức khỏe.
Vườn rau nhỏ của ta chỉ cách thao trường một bức tường.
Chập tối, huynh đệ họ tranh thủ khí trời mát mẻ để tập luyện, ta cũng nhân đó, dẫn theo mấy ma ma khoẻ mạnh, ra vườn tưới nước cho luống rau.
"Đại ca, nghe nói tiểu thiếp kia của huynh là mỹ nhân tuyệt sắc, văn võ song toàn, rốt cuộc thật hay giả vậy?" Ta nghe tam đệ hỏi như thế.
Tam đệ xưa nay rất ngây thơ, không hiểu được nặng nhẹ.
Tống Diệu Xuyên đáp: "Nàng chêt rồi. Nàng không phải tiểu thiếp gì cả, nàng là tẩu tẩu của đệ."
Tam đệ phản bác: "Tẩu tẩu của đệ? Tẩu tẩu đệ còn sống sờ sờ kia kìa, huynh dựa vào đâu nguyền rủa tỷ ấy?"
Hai huynh đệ bắt đầu tranh cãi. Tam đệ hiếu kỳ nhưng cũng hết mực bênh vực ta. Mấy năm nay, bọn ta càng giống như người một nhà. Còn Tống Diệu Xuyên biền biệt sáu năm không về, lại quá đỗi xa lạ.
Đến bữa cơm tối, nghe nói tam đệ đã đánh Tống Diệu Xuyên một quyền.
Ta giả vờ không biết gì.
3.
Tháng tám, mùa hoa quế nở rộ khắp kinh thành, hương thơm dào dạt len lỏi qua từng ngõ ngách.
Đêm rằm tháng tám, Thái hậu ở trong cung gửi tặng bánh trung thu và hoa quả.
Vài gia tộc có tai mắt tinh tường, lập tức đánh hơi thấy dấu hiệu, dần dà con hẻm nhỏ càng xôn xao bước chân lui tới. Ta khuyên cha mẹ cửa kín then cài, từ chối tiếp khách.
Cha chồng ta lúc trẻ là một công tử ham chơi, nhờ vào đường tỷ mới lấy được tước vị, cả đời chưa từng làm quan; mẹ chồng là tiểu thư thế gia, bao năm chỉ biết quán xuyến nhà cửa.
Sáu bảy năm nay, ta hết lần này đến lần khác giúp Tống gia bày mưu tính kế, Thái hậu cũng không tiếc lời khen ngợi ta, những điều ta nói, cha mẹ chồng luôn hết lòng tin tưởng.
Ngày ngày quanh quẩn sau cánh cổng kín, đối với việc này, cha mẹ chồng còn khá ổn, nhưng lớp hậu bối đã không chịu nổi sự tù túng.
Tam đệ muốn ra ngoài săn bắn.
Mẹ chồng hỏi ta phải làm thế nào.
Ta nói: "Núi Mân Sơn ở ngoại ô phía Tây là sản nghiệp của thúc thúc con. Bình thường thúc ấy cũng thích săn bắn, có nuôi cả gà rừng và thỏ. Nếu mọi người muốn đi, con sẽ nói với thúc ấy một tiếng."
Thúc thúc ta là một công tử ăn chơi trứ danh, ưa thích hưởng lạc, tiêu tiền như nước nhưng đối xử rất tốt với cháu trai cháu gái của mình.
Ta phái tên sai vặt đi thông báo trước, quả đúng như dự đoán, thúc ấy sảng khoái đồng ý.
Ngày hai mươi bảy tháng tám, mọi người trong nhà cưỡi ngựa đi du ngoạn. Ta ngồi trong xe ngựa với hai tiểu cô chưa xuất giá, cũng đưa mắt ngắm phong cảnh xung quanh.
Chuyện khiến ai nấy đều kinh ngạc là Tống Diệu Xuyên cũng bằng lòng đi với cả nhà.
Tối hôm trước, ta thuận miệng khách sáo một câu: "Chàng muốn cùng đi chơi không?"
Hắn gật đầu chẳng chút do dự: "Được thôi."
Có lẽ, hắn cũng muốn thư giãn chăng.
Núi Mân Sơn tương đối bằng phẳng, nơi cao nhất chưa đến hai trăm thước, mặc sức phi ngựa săn bắn khắp đỉnh núi. Trước đó, người của thúc thúc ta đã thả năm mươi con thỏ, năm mươi con gà rừng và hai con nai.
Hai tiểu cô chơi đùa ở trang trại dưới chân núi, cùng con cái của mấy nhà tá điền đi hái hoa quế rồi nhặt đài sen; ta thì cưỡi ngựa, cầm cung tên nhỏ, cũng muốn đi săn.
Tống Diệu Xuyên hỏi: "Nàng thạo cưỡi ngựa bắn cung ư?"
Tam đệ trả lời thay ta: "Tẩu tẩu còn đánh mã cầu rất giỏi đấy."
Ta bèn nói: "Trò vui thôi, tiêu khiển ấy mà."
Tống Diệu Xuyên trầm ngâm không lên tiếng.
Hắn cứ theo chân ta.
Gió núi phất phơ phiêu lãng, khẽ cuốn tung từng lọn tóc, êm đềm cả cõi lòng.
"Cha mẹ kể ta nghe rất nhiều chuyện về nàng." Tống Diệu Xuyên đột nhiên lên tiếng.
Ta: "Mẹ luôn miệng khen ta phải không?"
"Khen không ngớt lời." Hắn nói: "Mấy năm nay nếu không có nàng, Tống gia đã hai lần bị cuốn vào xung đột gia tộc."
"Làm hết sức mình thôi." Ta đáp.
Hắn vẫn hơi nghi hoặc: "Sao nàng không rời đi?"
Ta mỉm cười: "Đợi chàng khỏe mạnh, khôi phục chức quan, Tống gia lấy lại được tước vị, ta sẽ rời đi."
Ngọn cây vương sắc thu vàng, tản mác từng chấm sáng li ti trên khuôn mặt hắn.
Vẻ mặt ấy, thoáng lặng im.
Mãi hồi lâu, hắn mới hỏi: "Nàng thật sự tin ta có thể rửa sạch ô danh sao?"
"Ta tin. Người bị oan uổng, một ngày nào đó sẽ lấy lại sự trong sạch." Ta nói.
Giọng điệu kiên định, niềm tin vững chắc.
Tống Diệu Xuyên mỉm cười.
Hắn vốn đã tuấn tú, cộng thêm nước da ngăm đen, càng khiến dung mạo thêm phần rắn rỏi.
"Được." Hắn nói: "Vương Hoành, ta cũng tin là vậy."
Hắn gọi tên ta.
Ta định trồng một luống rau nhỏ ở mảnh đất phía sau Như Trúc Đường. Hắn nói mấy ma ma với nha hoàn xới đất không sâu, không thạo việc trồng trọt, nên xắn tay áo giúp ta cày cuốc suốt một ngày, mệt đến bở hơi tai.
Kể từ hôm đó, cứ chiều chạng vạng là hai ta cùng nhau đi dạo ngoài con hẻm, vừa rảo bước vừa tán gẫu đôi chuyện vặt vãnh.
Trong nhà có đất đai và cửa hiệu nên không phải lo cái ăn cái mặc, chỉ là hầu hết người thân bạn bè đều xa cách bọn ta.
Sau Tết Đoan ngọ, tay phải của Tống Diệu Xuyên đã cầm được đoản đao nặng tám cân.
Mẹ chồng rất phấn khởi, muốn đưa ta lên núi tạ lễ. Ban đầu định để tam đệ hộ tống, nhưng đến lúc khởi hành thì đệ ấy bị đồng môn gọi đi chơi. Trong nhà đồng môn có một muội muội như hoa như ngọc. Mẹ chồng bảo tam đệ tranh thủ thời gian, đừng chậm trễ cuộc vui.
Còn chuyện hộ tống, là Tống Diệu Xuyên tự mình đảm nhận.
Hắn nói: "Để con đưa mẹ và Tranh Nhi đi."
Mẹ chồng càng phấn khởi hơn.
Nào ngờ vào hôm thắp hương, thời tiết vô cùng oi bức, từ sáng sớm mẹ chồng đã cảm thấy không khoẻ. Ta bèn nói hay là đừng đi nữa.
"Vậy sao được? Không thể thất hứa với Bồ Tát." Mẹ chồng kiên quyết.
Cuối cùng, ta đi thay bà.
Ta cùng Tống Diệu Xuyên lên núi, dù ngồi trên ghế mây, có gia đinh khiêng suốt hành trình, nhưng cả người vẫn ướt đẫm mồ hôi.
Bọn ta lên núi chưa được bao lâu, thì bỗng đâu sấm chớp xé ngang trời, mưa tuôn như trút nước.
Mưa đầu hè thường vội đến vội đi. Song, hôm đó chẳng biết nguyên do gì mà tầm tã mãi không ngớt, cơn mưa nặng trĩu phủ khắp đất trời một màu trắng xoá suốt bốn canh giờ.
Góc chánh điện ở phía Tây Nam ngôi chùa bị nứt vỡ, bức tường đằng sau mái hiên cũng đổ sập, không thể tá túc lại.
Sắc trời dần nhá nhem, khách hành hương bị vây hãm gần nửa ngày, được các hoà thượng trong chùa nhẹ giọng khuyên xuống núi.
"Không thể ở được nữa."
"Hầu hết các gian phòng đều dột cả rồi, phật đường không tiện để khách tá túc qua đêm."
Bọn ta cũng phải đi.
Tống Diệu Xuyên nhìn khung cảnh hoang tàn sau cơn giông dữ, nói với ta: "Gia đinh khiêng ghế mây không an toàn."
Lỡ như trượt chân, cả ta và ghế mây đều sẽ rơi xuống khe núi. Mà bản thân ta lại không thể đi vững trên đường núi lầy lội.
Ta khẽ cau mày, Tống Diệu Xuyên hỏi: "Nàng giỏi y thuật, giỏi thêu thùa, vậy có giỏi võ không?"
Ta lắc đầu.
Hắn nói: "Nào, nương tử, để vi phu cõng nàng."
Đây là lần đầu tiên hắn nói đùa với ta.
Ta đánh giá tình hình, cuối cùng quyết định xuống núi. Điểm khác biệt là để hắn cõng hay là gia đinh cõng.
Ta nằm bò trên lưng Tống Diệu Xuyên, cảm nhận bùn lầy nuốt chửng bước chân hắn, hắn lảo đảo suýt ngã mấy bận, rồi lại thận trọng nhích từng chút một.
Về sau, ta cũng bao phen lên xuống lối ấy, nhưng chưa lần nào thấy đường xa dằng dặc như lần này.
Bọn ta trở lại con hẻm nhỏ thì trời đã tối mịt.
Mẹ chồng đứng trước cửa đau đáu ngóng trông, không biết bà đã đợi bao lâu mà gấu váy đều ướt sũng.
Bọn ta về Như Trúc Đường thay y phục. Ta lờ mờ thấy ống quần xanh của hắn dính nhem nhuốc bùn lầy, có điều màu sắc hơi kỳ quặc. Hắn dùng gian phòng nhỏ sạch sẽ nằm cận cuối sân, hồi lâu mới trở ra, ống quần cộm lên rõ rệt.
"Chàng vào đây đi." Ta gọi Tống Diệu Xuyên vào phòng ta.
Hắn đứng ở cửa, cứ ngần ngừ mãi.
Trong phòng phảng phất mùi hương an thần dìu dịu, sắc mặt hắn từ từ thả lỏng. Ta bảo hắn xắn ống quần lên, hắn cũng lẳng lặng làm theo.
Bắp chân trái bị đá núi cào xước. Những viền đá bén ngót sau trận mưa xối xả, còn sắc hơn cả dao, cắt qua da thịt một vết dài sâu hoắm, vẫn đang rỉ máu thành dòng.
Hắn băng bó hết sức qua loa, như băng bó vết thương ngoài da trên chiến trường khẩn cấp. Hắn nói: "Không đáng ngại, ngoại thương này ta biết xử lý mà."
Ta thuận miệng bảo hắn: "Ta có loại thuốc cầm máu tốt hơn."
Cuối cùng hắn để ta xử lý miệng vết thương.
Nán lại đến khi xong xuôi đâu đó, hắn nhất thời ngơ ngác, đứng dậy nói: "Ta trở về đây."
Ta khẽ gật đầu.
Bóng dáng ấy nhẹ bước qua thềm, lại xen chút khắc khoải, nào có dứt khoát như biểu hiện.
Ta quay lưng với hắn, thu dọn thuốc vào hộp.
Từ buổi tối đó, bọn ta trở nên thân thuộc hơn, tựa đôi chim én cộng sinh dưới mái hiên. Thường trò chuyện vài điều, cười nói đôi câu.
Chưa bao giờ ta ngầm ra hiệu cho Tống Diệu Xuyên đến phòng ta ngủ, mà hắn cũng chẳng để tâm chuyện này.
Cha mẹ chồng càng không đề cập nửa lời.
Sân của ta có một nha hoàn đã hầu hạ nhiều năm, bình thường rất tuân thủ quy củ. Ai ngờ đột nhiên làm càn, trong lúc Tống Diệu Xuyên đang tắm, nàng ta giúp hắn chà lưng, bàn tay mò mẫm trên người hắn.
Tống Diệu Xuyên thẳng tay ném nàng ra cửa sổ. Nha hoàn đó ngã nhào trong sân, nằm thở thoi thóp, hơn nửa ngày vẫn chưa tỉnh dậy.
Mẹ chồng nghe được sự tình, lập tức bán nàng ta đi. Đám đầy tớ của Như Trúc Đường càng an phận hơn, nơi con hẻm nhỏ cũng hiếm ai nhắc đến việc ta và Tống Diệu Xuyên vốn là phu thê.
Ban đầu, phía sau Như Trúc Đường có một ao sen, nhưng sau đó đã san lấp lại, làm thao trường nhỏ cho Tống Diệu Xuyên.
Nơi đó, ngoại trừ để hắn tự mình trui rèn, đồng thời theo Lý sư phụ học cách chơi đao bằng tay trái, hắn cũng thường đưa các đệ đệ đến tập võ để tăng cường sức khỏe.
Vườn rau nhỏ của ta chỉ cách thao trường một bức tường.
Chập tối, huynh đệ họ tranh thủ khí trời mát mẻ để tập luyện, ta cũng nhân đó, dẫn theo mấy ma ma khoẻ mạnh, ra vườn tưới nước cho luống rau.
"Đại ca, nghe nói tiểu thiếp kia của huynh là mỹ nhân tuyệt sắc, văn võ song toàn, rốt cuộc thật hay giả vậy?" Ta nghe tam đệ hỏi như thế.
Tam đệ xưa nay rất ngây thơ, không hiểu được nặng nhẹ.
Tống Diệu Xuyên đáp: "Nàng chêt rồi. Nàng không phải tiểu thiếp gì cả, nàng là tẩu tẩu của đệ."
Tam đệ phản bác: "Tẩu tẩu của đệ? Tẩu tẩu đệ còn sống sờ sờ kia kìa, huynh dựa vào đâu nguyền rủa tỷ ấy?"
Hai huynh đệ bắt đầu tranh cãi. Tam đệ hiếu kỳ nhưng cũng hết mực bênh vực ta. Mấy năm nay, bọn ta càng giống như người một nhà. Còn Tống Diệu Xuyên biền biệt sáu năm không về, lại quá đỗi xa lạ.
Đến bữa cơm tối, nghe nói tam đệ đã đánh Tống Diệu Xuyên một quyền.
Ta giả vờ không biết gì.
3.
Tháng tám, mùa hoa quế nở rộ khắp kinh thành, hương thơm dào dạt len lỏi qua từng ngõ ngách.
Đêm rằm tháng tám, Thái hậu ở trong cung gửi tặng bánh trung thu và hoa quả.
Vài gia tộc có tai mắt tinh tường, lập tức đánh hơi thấy dấu hiệu, dần dà con hẻm nhỏ càng xôn xao bước chân lui tới. Ta khuyên cha mẹ cửa kín then cài, từ chối tiếp khách.
Cha chồng ta lúc trẻ là một công tử ham chơi, nhờ vào đường tỷ mới lấy được tước vị, cả đời chưa từng làm quan; mẹ chồng là tiểu thư thế gia, bao năm chỉ biết quán xuyến nhà cửa.
Sáu bảy năm nay, ta hết lần này đến lần khác giúp Tống gia bày mưu tính kế, Thái hậu cũng không tiếc lời khen ngợi ta, những điều ta nói, cha mẹ chồng luôn hết lòng tin tưởng.
Ngày ngày quanh quẩn sau cánh cổng kín, đối với việc này, cha mẹ chồng còn khá ổn, nhưng lớp hậu bối đã không chịu nổi sự tù túng.
Tam đệ muốn ra ngoài săn bắn.
Mẹ chồng hỏi ta phải làm thế nào.
Ta nói: "Núi Mân Sơn ở ngoại ô phía Tây là sản nghiệp của thúc thúc con. Bình thường thúc ấy cũng thích săn bắn, có nuôi cả gà rừng và thỏ. Nếu mọi người muốn đi, con sẽ nói với thúc ấy một tiếng."
Thúc thúc ta là một công tử ăn chơi trứ danh, ưa thích hưởng lạc, tiêu tiền như nước nhưng đối xử rất tốt với cháu trai cháu gái của mình.
Ta phái tên sai vặt đi thông báo trước, quả đúng như dự đoán, thúc ấy sảng khoái đồng ý.
Ngày hai mươi bảy tháng tám, mọi người trong nhà cưỡi ngựa đi du ngoạn. Ta ngồi trong xe ngựa với hai tiểu cô chưa xuất giá, cũng đưa mắt ngắm phong cảnh xung quanh.
Chuyện khiến ai nấy đều kinh ngạc là Tống Diệu Xuyên cũng bằng lòng đi với cả nhà.
Tối hôm trước, ta thuận miệng khách sáo một câu: "Chàng muốn cùng đi chơi không?"
Hắn gật đầu chẳng chút do dự: "Được thôi."
Có lẽ, hắn cũng muốn thư giãn chăng.
Núi Mân Sơn tương đối bằng phẳng, nơi cao nhất chưa đến hai trăm thước, mặc sức phi ngựa săn bắn khắp đỉnh núi. Trước đó, người của thúc thúc ta đã thả năm mươi con thỏ, năm mươi con gà rừng và hai con nai.
Hai tiểu cô chơi đùa ở trang trại dưới chân núi, cùng con cái của mấy nhà tá điền đi hái hoa quế rồi nhặt đài sen; ta thì cưỡi ngựa, cầm cung tên nhỏ, cũng muốn đi săn.
Tống Diệu Xuyên hỏi: "Nàng thạo cưỡi ngựa bắn cung ư?"
Tam đệ trả lời thay ta: "Tẩu tẩu còn đánh mã cầu rất giỏi đấy."
Ta bèn nói: "Trò vui thôi, tiêu khiển ấy mà."
Tống Diệu Xuyên trầm ngâm không lên tiếng.
Hắn cứ theo chân ta.
Gió núi phất phơ phiêu lãng, khẽ cuốn tung từng lọn tóc, êm đềm cả cõi lòng.
"Cha mẹ kể ta nghe rất nhiều chuyện về nàng." Tống Diệu Xuyên đột nhiên lên tiếng.
Ta: "Mẹ luôn miệng khen ta phải không?"
"Khen không ngớt lời." Hắn nói: "Mấy năm nay nếu không có nàng, Tống gia đã hai lần bị cuốn vào xung đột gia tộc."
"Làm hết sức mình thôi." Ta đáp.
Hắn vẫn hơi nghi hoặc: "Sao nàng không rời đi?"
Ta mỉm cười: "Đợi chàng khỏe mạnh, khôi phục chức quan, Tống gia lấy lại được tước vị, ta sẽ rời đi."
Ngọn cây vương sắc thu vàng, tản mác từng chấm sáng li ti trên khuôn mặt hắn.
Vẻ mặt ấy, thoáng lặng im.
Mãi hồi lâu, hắn mới hỏi: "Nàng thật sự tin ta có thể rửa sạch ô danh sao?"
"Ta tin. Người bị oan uổng, một ngày nào đó sẽ lấy lại sự trong sạch." Ta nói.
Giọng điệu kiên định, niềm tin vững chắc.
Tống Diệu Xuyên mỉm cười.
Hắn vốn đã tuấn tú, cộng thêm nước da ngăm đen, càng khiến dung mạo thêm phần rắn rỏi.
"Được." Hắn nói: "Vương Hoành, ta cũng tin là vậy."
Hắn gọi tên ta.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook