Mộng Cổ Xuyên Kim
Chương 1: Trảo chu*

*Trảo Chu: Chọn đồ vật đoán tương lai.


Ngày hôm nay, ở quý phủ của Tri phủ Giang Châu náo nhiệt khác thường, khách nhân vào ra tấp nập, đến cả người gác cổng cũng luôn tươi cười. Đương nhiên, đã đứng ở vị trí đó thì như dầu nước không thể tách biệt (1), cho dù cả thắt lưng đau nhức thì ngoài mặt hay trong lòng cũng đều phải tươi cười như nở hoa.


(1) Như dầu nước không thể tách biệt: chỉ tính chất của vật chất có chứa dầu trong các bức họa, ví dụ tranh sơn dầu, bút sáp màu thì phải cần nước, màu nước phải kết hợp với nước mới dùng được, vì thế mới gọi là dầu nước không thể cách biệt.


Lễ Trảo Chu (2) của Tam công tử quan Tri phủ, thân hào nông thôn (3) khắp Giang Châu không thể bỏ qua cơ hội này để thể hiện "tâm ý." Quan trọng là vị Tô Minh Kiệt này có thể xem là một khối đá cứng, vừa mới tới nhận chức đã loại bỏ hết đám quan viên đứng đầu Giang Châu, sau đó dù đám thuộc hạ bày tỏ thế nào cũng không chịu nhận "ý tốt" của bọn họ. Chỉ là, ông cũng chưa có công trạng gì lớn, trên thực tế lại không phải là một vị quan như dự đoán của mọi người, mà là một văn nhân thanh cao, không để tâm đến hoàng kim bạch vật (4). Đối với dân chúng mà nói, có thể tạm xem đó là một vị quan tốt.


(2) Lễ Trảo chu: lễ chọn đồ vật đoán tương lai, theo phong tục, vào ngày lễ thôi nôi, cha mẹ bày đồ vật vào lễ thôi nôi cho bé chọn để dự đoán sở thích và nghề nghiệp tương lai của bé.
(3) Thân hào nông thôn: Người thân thiết, hàng xóm xa gần xung quanh.
(4) Hoàng kim bạch vật: tiền bạc và các vật giá trị, mang tính vật chất.


Nhân vật chính của tiệc Chu Tuế (5) này là Tô Tam công tử do chính thất phu nhân của Tô Minh Kiệt sinh ra. Vị chính thất phu nhân này xem ra cũng có khả năng. Tô Minh Kiệt có ba nam một nữ đều là bà sinh ra, chẳng qua vì gia quy đặc thù của Tô gia mà vẫn phải gia tăng giống nòi.


(5) Tiệc Chu Tuế: Tiệc rượu tròn một tuổi của trẻ nhỏ.


Phía sân sau của phủ Tri phủ, nhân vật chính Tô Tam công tử của chúng ta đang bị lột trần truồng đặt trong tảo bồn (6), còn một đám tì nữ và ma ma thì vây xung quanh. Mỗi lần như thế, Lâm Dịch đều cảm thấy mình như muốn chết đi sống lại. Vốn đã 20 tuổi mà mỗi ngày đều có người xem cơ thể và tắm rửa cho cô, nơi riêng tư gì đó cũng không muốn nghĩ nữa. Đến nơi này đã một năm, Lâm Dịch cuối cùng cũng không thể không chấp nhận sự thật là cô đã xuyên qua, hơn nữa còn bị đổi giới tính. Chuyện này đã xảy ra như thế nào, một chút dự báo cũng không có. Không bị mấy nhân tố như tai nạn xe cộ, sét đánh, nhảy lầu hay nhảy vực... Xuyên qua vào tiểu thuyết gì đó đều là gạt người. Ít nhất cô sẽ không có khả năng nói chuyện về tiểu thuyết trong ba tháng. Đến giờ cô cũng chỉ có thể phát ra những âm tiết đơn giản, lớn nhỏ căn bản không thể kiểm soát, đi bộ cũng phải mất mười tháng mới có thể miễn cưỡng đứng dậy.


(6) Tảo bồn: bồn tắm, cách gọi thời xưa


Từ lúc đến thế giới này, nhận thức hoàn cảnh xung quanh, Lâm Dịch mới phát hiện, tiểu thuyết là tiểu thuyết, sự thật là sự thật. Làm trẻ sơ sinh, ngay cả đi ngủ cũng không thể tự mình kiểm soát, đó là chưa nói nghe còn không hiểu tiếng địa phương, người bên cạnh nói viết cái gì, mười câu mà nghe được một câu đã là tốt lắm rồi. Sống cuộc sống nơi này có nhà cửa, người thân hẳn đã là may mắn. Suy đoán, cô lờ mờ nhận ra, nơi này hẳn là ở vùng Giang Nam, bởi vì nhà trọ đại học là ở Giang Tây, khẩu âm hiện tại của người nhà này cũng không khác mấy, hơn nữa, muốn hiểu được cũng không dễ. Nơi này đang là triều đại nào, người nào cầm quyền, không tưởng hay là lịch sử? Tất cả điều hoàn toàn không biết. Còn thuộc nơi nào của Giang Châu lại càng không biết, là Trùng Khánh, Giang Tây, hay Quảng Tây. Ở hiện đại chắc hẳn là Cửu Giang, Giang Tây. Tóm lại cũng không đúng, chắc sau này mới biết được.


"Ma ma, được chưa rựa? Phu nhân phân phó phải bồn tiểu công tử đến tiền thính (7)."* Thanh âm trong trẻo của nữ tì áo xanh mười ba, mười bốn tuổi, Lâm Dịch nghe không hiểu nàng nói gì, đại khái đoán được là đang có ý hối bà vú đây. Nói tiểu thuyết cũng có tính tương đối, giống như mượn từ lời bài hát mà viết cũng đúng. Đại khái như tên mấy nha hoàn, ma ma bên này cả đời chỉ có bốn tiểu nha hoàn bên cạnh, tên thì gọi là Xuân Lan, Hạ Hà, Thu Cúc, Đông Mai. Lúc nghe thấy nha hoàn tên như thế, Xuân Lan à, cô nghĩ, đừng nói cẩu huyết đến mức ba nha hoàn kia là những tên còn lại nhé, mà không ngờ đúng là thế thật.


(7) Tiền thính: đại sảnh/hành lang phía trước.
* Câu nói phổ thông: "Ma ma, đã xong chưa? Phu nhân căn dặn phải bế tiểu công tử ra tiền sảnh."


"Sửa soạn cho tiểu công tử thẳng thớm một tí."** Phùng ma ma nói xong liền bế Lâm Dịch từ trong nước ra, dùng vải bông lau khô thân mình, sau đó mặc vào một cái yếm hình con hổ đỏ thẫm, mang hài đầu hổ, đội mũ hình con hổ, rồi cứ như vậy mà bế ra ngoài. Lâm Dịch nghĩ đã muốn chống đối, nhưng qua một năm nói cho cô biết, chống đối không có tác dụng đâu, nên đành mặc niệm trong lòng, "Mình còn nhỏ, không sao hết. Mình còn nhỏ, không sao hết..."


**Câu nói phổ thông: "Chăm sóc tiểu công tử chỉn chu một chút."


Từ sân sau đến tiền thính chỉ một thoáng, nhưng đây vẫn là lần đầu tiên Lâm Dịch rời khỏi hậu viện của Tô phủ. Cô đánh giá cách bày trí trên đường, quả nhiên là đình thai lầu gác, hòn giả sơn, hồ nước nhỏ, còn có hành lang gấp khúc, uốn lượn chín vòng. Nếu theo trí nhớ thời hiện đại thì đây chính là lâm viên Tô Châu, bây giờ cô có thể khẳng định, nơi này hẳn là Giang Tây. Biết được điều này, cô có cảm giác như đang ở trong Hồng Lâu Mộng, hiểu cảm giác khi "Lưu lão lão hy du Đại Quan Viên" (8). Đáng tiếc, không để cô quan sát hết hoa viên Tô phủ thì Phùng ma ma đã ôm cô ra đến tiền thính.


(8) Một đoạn trong Hồng Lâu Mộng, "Lưu lão lão vui chơi Đại Quan Viên", ý nói như người nhà quê lên tỉnh tham quan nhà quyền quý. Trong bản phim truyền hình của phim Hồng Lâu Mộng năm 1987, đây là tập 16 "Già Lưu thăm thú Đại Quan Viên". Xem phim tại để biết thêm chi tiết.


Còn chưa nhìn thấy người đã nghe thấy được âm thanh tân bốc nịnh nọt.


"Lệnh công tử tuổi nhỏ đã có long tư phượng thải (9), Tô đại nhân sinh được hài tử thế này, thật đáng chúc mừng!"


"Tô tiểu công tử hai mắt ngời sáng hữu thần (10), nhất định sẽ là người đại trí tuệ, tương lai sẽ có thành tựu bất phàm!"


"Tam công tử tay chân linh hoạt, mắt sáng thiện lãi (11), tương lai nhất định văn võ song toàn."


(9) Long tư phượng thải: dung mạo như rồng, thần sắc như phượng.
(10) Hai mắt ngời sáng hữu thần: ý nói đôi mắt có hồn, sáng lấp lánh.
(11) Mắt sáng thiện lãi: mắt sáng hài hòa, lương thiện.
...


Lâm Dịch ức chế, trợn mắt kích động. Những người này đúng là nói dối không ngượng miệng. Tiểu hài tử một tuổi thì nhìn ra được cái gì mà nói, bọn họ đâu phải là thầy bói, sao mà đoán được ngày sau bất phàm hay không? Sao cô không nhìn ra được "lai lịch" bất phàm của mình nhỉ?


"Lão gia, nên để Tam nhi chọn đồ vật đoán tương lai." Tô phu nhân ôm Lâm Dịch, hướng Tô Minh Kiệt đề nghị khi ông đang chìm trong lời khen tặng của mọi người. Mỗi lần nghe Tô phu nhân gọi cô là Tam nhi, Lâm Dịch đều muốn rống lên, "Tôi không phải là Tam nhi gì hết," chỉ tiếc hiện tại cô không có khả năng này.


Tô Minh Kiệt năm nay 35 tuổi, khuôn mặt trắng nõn, phong độ thản nhiên của người trí thức càng làm ông thoạt nhìn trẻ hơn. Nếu ở hiện đại sẽ là tuổi hoàng kim của nam nhân độc thân, còn ở cổ đại có thể đã là ông nội. Theo như cô biết, con trai lớn nhất của Tô Minh Kiệt đã bắt đầu được bàn chuyện hôn nhân, tin chắc không bao lâu ông có thể làm ông nội.


Mặc kệ những lời ca ngợi xung quanh (dù sao nghe cũng không hiểu), mọi chú ý của Lâm Dịch đều đặt trên những đồ vật trảo chu. Đây là lần đầu tiên cô làm việc như thế này đấy! Trên chiếc bàn vuông bày đơn giản các vật phẩm: một chiếc quạt, sách vở, kiếm gỗ, vòng cổ, đỉnh bạc, con dấu, nghiên mực, bàn tính, thìa... Đủ loại, cần cái gì có cái đó. Tất cả đều được làm nho nhỏ, vừa vặn để một đứa bé cầm thuận tay. Cũng may không có son môi, nếu như không cẩn thận trong đống đồ vật này mà quơ phải son môi thì ngay cả cô cũng sẽ khinh bỉ chính mình. Tuy rằng không tin lễ Trảo chu này có thể định hướng được tương lai, Lâm Dịch vẫn cảm thấy nên làm tốt việc này. Cả chuyện xuyên qua ly kỳ thế còn có thể gặp phải, không gì là không thể xảy ra.


<breaK>


Tô phu nhân đem Lâm Dịch đặt vào đống đồ vật trảo chu trên bàn. Thấy đứng thẳng không được, cô liền nằm sấp xuống.


"Tam nhi!" Tô phu nhân hoảng sợ la lên, muốn đến nâng Lâm Dịch dậy thì bị Lâm ma ma bên cạnh ngăn cản. Tiểu hài tử chọn đồ trảo chu thì người lớn không thể can thiệp. Lâm Dịch đành tự mình đứng lên, chập chững bước đi. Đi đến bên chiếc quạt liền đặt mông ngồi xuống. Quay đầu lại nhìn một chút thì thấy Tô phu nhân, Phùng ma ma, Lâm ma ma và đám người Xuân Lan đều nín thở, bộ dáng hồi hộp. Tô Minh Kiệt ngoài mặt rất bình tĩnh, nhưng tròng mắt vẫn nhìn cô chằm chằm, không nhúc nhích.


Tương lai muốn làm gì, Lâm Dịch chưa nghĩ đến. Tiền không phải là vạn năng, nhưng không có tiền thì không được, chọn tiền chắc không sai! Nghĩ thế, Lâm Dịch liền quơ tay hướng về phía đỉnh bạc. Còn chưa đụng tới đỉnh bạc, mọi người chung quanh đã líu ríu chúc mừng.


"Chúc mừng Tô đại nhân, lệnh công tử tương lai nhất định sẽ có gia tài bạc triệu, cả đời phú quý!" Một câu mà lại đồng lòng như thế, Lâm Dịch nghe liền vui vẻ, cười lộ hai chiếc răng cửa mới nhú, lén lút liếc mắt nhìn Tô Minh Kiệt. Thấy sắc mặt của ông không biểu tình, nhưng hình như có chút tức giận, sợ quá cô liền nhanh chóng quơ tay chuyển hướng khác, thế nhưng sắc mặt của ông càng lúc càng đen.


"Lệnh công tử tương lại nhất định có thể hành y tế thế, y hành thiên hạ!" Âm thanh nịnh bợ của mọi người lại vang lên, Lâm Dịch quay đầu thì mới để ý cánh tay béo ú bé nhỏ của cô đang phủ lên chiếc vòng cổ. Cô nhanh chóng thu tay về. Thấy vậy, sắc mặt của Tô Minh Kiệt mới tốt lên đôi chút. Lần này Lâm Dịch cũng không dám quơ loạn. Nếu lỡ tóm sai vật nào đó khiến lão cha ghét thì thật là lợi bất cập hại (12). Cô quan sát Tô Minh Kiệt ở bên cạnh, đưa tay thử chuyển qua mũ giáp nhỏ và kiếm gỗ. Mấy người xuyên qua đại loại đều mơ mộng muốn thành đại anh hùng đi.


(12) Lợi bất cập hại: được một mất mười, làm việc không có lợi.


"Chúc mừng Tô đại nhân, tiểu công tử tương lai nhất định có thể chinh chiến sa trường, kiến công lập nghiệp!" Tô Minh Kiệt không mừng không giận, nhìn không ra biểu cảm gì, xem ra chuyển hướng qua bên võ thuật cũng không tồi.


Cánh tay nhỏ ú nần lại tiếp tục quơ qua bên bình rượu bằng đồng.


"Tiểu công tử tương lai nhất định giao du rộng rãi, bạn hữu khắp nơi!" Sắc mặt không tốt, cái này không được.


Bàn tính, toán học cổ đại có thể xem là hiếu học đi!


"Tiểu công tử sau này lớn lên nhất định thiện vu lý tài (13), đạt được nhiều thành tựu!" Hình như hơi tức giận, không được.


Mặc kệ, xã hội xưa coi trọng "vạn bàn giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao" (14), chọn sách chắc là không sai, mà con dấu cũng không tệ, hình như đúng là bằng ngọc, không biết có đáng tiền không.


"Chúc mừng Tô đại nhân, lệnh công tử tương lai nhất định học thức uyên bác, tam nguyên cập đệ (15)!"


"Chúc mừng Tô đại nhân, lệnh công tử tương lai nhất định có số làm quan, phong hầu bái tướng!"


(13) Thiện vu lý tài: giỏi quản lý tài sản.
(14) "Vạn bàn giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao": Mọi việc đều thấp kém, chỉ có đọc sách là cao thượng.
(15) Tam nguyên cập đệ: Thi đỗ ba kỳ thi Đình, Hương, Hội.
...


Lâm Dịch lén lút nhìn Tô Minh Kiệt, trên mặt ông cuối cùng cũng lộ ý cười, vuốt chòm râu ra vẻ đường quan rộng mở, "Cảm tạ lời cát tường của các vị!"


Trên mặt Tô phu nhân cũng lộ ra ý cười đậm, "Lão gia, nhân dịp hôm nay Tam nhi tròn một tuổi, ông đặt cho con nó một cái tên đi. Tam nhi của chúng ta vẫn chưa có tên!"


"Được, được! Để ta nghĩ xem." Tô Minh Kiệt nói xong thì trầm tư tại chỗ. Hai đứa con trai trước đó của ông đều do Tô lão thái gia trong tộc đặt tên, hôm nay là lần đầu tiên ông đặt tên cho hài tử, nghĩ vài tên đều không vừa ý. Nói đến tên, Lâm Dịch liền nhớ đến ba mẹ cô ở hiện đại, lúc trước cô cũng có hỏi qua tại sao ba mẹ lại đặt cho cô cái tên nam tính hóa như thế, báo hại mỗi lần lên lớp, thầy cô đều nghĩ cô là nam sinh. Ai dè ba mẹ lại nói bọn họ vốn muốn đặt tên ba chữ, nhưng vợ chồng họ một người họ Lâm, một người họ Dịch, chữ thứ ba lấy của bên nào cũng không công bằng, tranh qua tranh lại, cuối cùng dứt khoát chỉ chọn hai chữ, dù sao Lâm Dịch cũng không quá khó nghe.


"Có rồi!" Tô Minh Kiệt thần sắc vui vẻ, Khổng Tử Gia Ngữ: Đệ Tử Hành (16) viết: "hiếu học bác nghệ, tỉnh vật nhi cần dã" (17). Hậu Hán Thư: Trương Hành Truyện (18) cũng nói "ngô tử tính đức thể đạo, đốc tính an nhân, ước kỷ bác nghệ, vô kiên bất toản" (19), gọi là Bác Nghệ nghe được lắm. Tam nhi trên có anh là Bác Văn, Bác Tài, gọi là Bác Nghệ vừa hoàn hảo."


"Tô đại nhân hiểu rộng, bác thông nghệ văn, tiểu công tử tên này thật hay, người cũng như tên, tương lai nhất định có thể kế tục chí hướng của phụ thân!"


"Đúng vậy, đúng vậy..."


Toàn ba xạo! Tên sau này của Lâm Dịch được đặt như vậy, đáng tiếc cô (giờ đã là nó) nghe không hiểu bọn họ nói gì cả.


(16) Khổng Tử Gia Ngữ – 孔子家语 : còn gọi là Khổng thị gia ngữ – 孔氏家语, gọi tắt là Gia ngữ – 家语. Đây là bộ trứ tác của Nho gia, nguyên bản có 27 quyển, tổng cộng 44 thiên.


Đệ Tử Hành: Là một trong 27 quyển của bộ Khổng Tử Gia Ngữ, dạy đạo các học trò các tu thân, lập chí.


(17)"hiếu học bác nghệ, tỉnh vật nhi cần dã": Câu này dạy người học trò phải ham học hỏi, hiểu biết nhiều ngành nghề, phải biết tiết kiệm, tự kiểm điểm bản thân và cũng nên siêng năng, cần cù mới làm nên nghiệp lớn.


(18) Hậu Hán Thư: một trong những tác phẩm lịch sử Trung Quốc do Phạm Diệp biên soạn vào thế kỷ thứ V, báo quát về lịch sử Đông Hán từ năm 25 đến năm 220. Bộ sách được phân ra Bản kỷ và Liệt truyện, trong đó Trương Hành Liệt truyện (hay Trương Hành Truyện) là Quyển thứ 59 trong bộ Liệt truyện của Hậu Hán Thư


Trương Hành Liệt truyện gồm có 49 truyện, viết về Trương Hành, một người có đóng góp không nhỏ trong nền Thiên Văn cổ của Trung Quốc. Xem thêm ở để biết thêm.


(19) "ngô tử tính đức thể đạo, đốc tính an nhân, ước kỷ bác nghệ, vô kiên bất toản": Câu này hẳn là do Trương Hành tự thuật, ý nói "Phẩm hạnh của ta từ xưa vốn là như dòng chảy, vững tin vào sự bình an, nguyện cho mình bác nghệ tinh thông, không cần cố sức, không cần đào sâu."


(17) & (19) Bác Nghệ – 博艺: Bác ở đây nghĩa là phong phú, thông tuệ. Nghệ ở đây là nghề, còn có nghĩa là chuẩn mực, nguyên tắc, tài năng. Tên Bác Nghệ mang ý nghĩa đa tài đa nghệ, thông tuệ chuẩn mực.


P/S: Nhớ giới thiệu cho mọi người cùng đọc và cho mình 1 vote nha. Trong hôm nay đăng nốt 3 chương đầu

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương