Mối Tình Đầu - Ivan Turgenev
-
Chương 9
"Đam mê" của tôi bắt đầu từ ngày ấy. Lúc đó tôi cảm nhận, tôi nhớ vậy, một điều gì giống như một thanh niên khi nhập ngủ hẳn đã cảm nhận: từ nay tôi không đơn giản là một cậu bé; tôi đang yêu. Như đã nói, đam mê của tôi bắt đầu vào ngày ấy; tôi có thể thêm, đau khổ của tôi cũng thế, bắt đầu từ ngày đó. Không có Zinaida, tôi héo hon tiều tụy; đầu óc tôi trống rỗng; không làm việc gì cho ra hồn; suốt ngày tôi nhung nhớ nàng ...Khi nàng vắng mặt, tôi mỏi mòn, ...nhưng khi có sự hiện diện của nàng, tôi cũng chẳng khá gì hơn. Tôi hờn ghen; tôi ý thức được sự tầm thường của mình; tôi phụng phịu hoặc tự hạ mình một cách xuẩn ngốc, và cùng một lúc, một mãnh lực vô hình lôi cuốn tôi đến bên nàng, tôi không thể không rùng mình vui sướng mỗi lúc bước qua ngạch cửa phòng nàng. Zinada đoán ngay là tôi yêu nàng, thực tình không bao giờ tôi nghĩ đền việc dấu diếm điều ấy. Nàng lấy làm thích thú vì lòng mê say của tôi, nàng trêu chọc, nâng niu và hành hạ tôi. Có một điều gì đó ngọt ngào, khi ta là cội nguồn duy nhất, là lý do chuyên chính và vô trách nhiệm, gây ra niềm vui bao la nhất. cơn đau đớn sâu đậm nhất cho người khác, và tôi như sáp ong trong tay Zinaida; mặc dù, thực tình, tôi không phải là người duy nhất yêu nàng. Tất cả đám đàn ông con trai lui tới nhà nàng đều điên mê nàng, nàng nắm dây giữ họ phủ phục dưới chân nàng, Nàng thú vị khi khêu gợi hy vọng và lo sợ nơi bọn họ, điều khiển họ theo ý thích, trong khi đó họ không bao giờ dám mơ tưởng tới chuyện kháng cự, và sằn lòng chiều nàng. Con người nàng, đầy sức sống và cái đẹp, có một hỗn hợp ma lực đặc sắc của sự quỷ quyệt vá phóng túng, giả tạo và đơn giản, an tỉnh và vui nhộn; mọi điều nàng làm hay nói, tất cả hành động của nàng, đều phảng phất một vẽ duyên dáng thanh tao, trong đó sức mạnh của cá nhân được bày tỏ. Và gương mặt nàng cũng luôn luôn linh động; diễn tả, gần như cùng một lúc, mĩa mai, mơ mộng, đam mê. Nhiều xúc cảm khác nhau, mong manh và biến đổi thật nhanh như bóng mây trong một ngày nắng có gió lộng, chạy đuổi nhau liên tục trên đôi môi và cặp mắt của nàng.
Tất cả những người ái mộ nàng đều cần thiết cho nàng.. Byelovzorov, đôi khi được gọi là "con thú hoang của tôi", và đôi khi ngắn gọn " của tôi", sẽ vui lòng nhảy vào lửa vì nàng. Với chút tự tin vào khả năng trí tuệ và các đức tính khác, ông ta liên tục xin cưới hỏi nàng, ngụ ý những người khác chỉ đeo đuổi mà không có ý định nghiêm túc. Meidanov đáp ứng được khía cạnh thi ca của tâm hồn nàng; là một người tính tình hơi lạnh nhạt, như hầu hết những nhà văn nhà thơ, ông ta bắt mình phải thuyết phục nàng, và có lẽ cả bản thân, rằng ông ta ngưỡng mộ nàng, ca ngợi nàng với những bài thơ không bao giờ chấm dứt, ông đọc thơ mình cho nàng nghe, nhiệt tình đặc biệt, đôi khi ra vẻ âu yếm và thành thật. Nàng đồng cảm với ông, nhưng cùng lúc, diễu cợt chút ít; nàng không đánh giá ông cao, sau khi lắng nghe thơ của ông, nàng bắt ông phải đọc thơ Pushkin, như nàng nói, để thanh lọc không khí. Lushin, vị bác sĩ cay đắng, lời nói rất mỉa mai, hiểu nàng hơn tất cả, và yêu nàng hơn tất cả, cho dù ông dè bỉu chê bai nàng tận mặt, và sau lưng nàng. Nàng không thể không kính nể ông, nhưng nàng làm cho ông phải khốn khổ vì thế, và thỉnh thoảng, với một niềm vui độc ác, kỳ dị, khiến ông cảm thấy ông cũng dưới quyền sinh sát của nàng. "Tôi lẳng lơ, tôi tàn nhẫn, tôi biết diễn xuất từ trong bụng mẹ." nàng nói với ông ta trước mặt tôi một ngày nọ; "cũng tốt ! vậy chìa tay ra, tôi sẽ lấy kim chích, ông sẽ xấu hổ vì cậu này đang chứng kiến, ông sẽ đau, nhưng ông, con người trung thực, sẽ cười như không." Lushin đỏ mặt tía tai, quay đi, bậm môi, nhưng cuối cùng đưa tay ra. Nàng đâm kim vào, và quả thực ông bắt đầu cười, ... và nàng cười, đâm sâu thêm, soi mói đôi mắt ông đang tuyệt vọng cố lẫn trốn.
Trong tất cả các mối liên hệ, tương quan giữa Zinaida và Bá tước Malevsky khó hiểu nhất. Anh chàng đẹp trai, khôn ngoan, khéo léo, nhưng tôi, một cậu bé mười sáu tuổi, cũng thấy rõ là có một điều gì đó mờ ám, giả tạo nơi chàng, và tôi hết sực ngạc nhiên vì Zinaida không nhận ra. Nhưng cũng có thể nàng đã nhận ra yếu tố giả dối đó, và không ghê tởm. Nền giáo dục bất thường của nàng, những người quen biết và các lề thói kỳ cục, sự có mặt thường trực của mẹ nàng, sự nghèo túng và vô trật tự trong nhà, tất cả mọi chuyện, từ nền tự do nàng thụ hưởng cho đến ý thức về sự cao cả của mình so với người chung quanh, tất cả đã phát triển thành một tính cách phóng túng pha trộn khinh thường, và thiếu sót tính cẩn trọng. Vào bất kỳ lúc nào chuyện gì cũng có thể xảy ra; lão bộc Vonifaty có thể tuyên bố không cón đường, một vụ tai tiếng ly kỳ được thuật lại, khách khứa bỗng dưng cải vã -- nàng chỉ lúc lắc mấy lọn tóc, rồi nói, " Chẳng ảnh hưởng chi ?" và không để tâm mấy tới chúng.
Nhưng tuy thế, máu tôi đôi khi sôi lên vì bất bình khi Malevsky đến gần nàng, quỷ quyệt như loài chồn, duyên dáng dựa lên lưng ghế của nàng, bắt đầu thì thào với một nụ cười thỏa mản và tâng bốc, trong khi nàng khép tay quanh ngực, nhìn anh ta chăm chú, mĩm cười đáp lại, và lắc đầu.
"Tại sao chị tiếp đãi Bá tước Malevsky?" một ngày kia tôi hỏi nàng.
"Ông ta có bộ ria mép xinh quá," nàng trả lời. "Nhưng em không hiểu điều đó đâu."
"Em đừng nghĩ rằng chị quan tâm đến ông ấy," nàng nói với tôi vào một dịp khác. "Không; chị không quan tâm đến những người chị coi thường. Chị cần một người có thể chế ngự được chị...Nhưng, tạ ơn trời, chị hy vọng sẽ không bao giờ gặp người đó! Chị không muốn rơi vào móng vuốt của ai, đổi lấy bất kỳ điều gì."
"Thế thì chị sẽ không bao giờ yêu ai?"
"Còn em? Chẳng phải chị yêu em hay sao?" nàng nói, và dùng đầu ngón tay mang găng khều khều mủi tôi.
Vâng, Zinaida đùa vui thỏa thích trên sự đau khổ của tôi. Trong suốt ba tuần, tôi gặp nàng mỗi ngày, và có thứ gì mà nàng chẳng thực hiện trên tôi! Hiếm khi nàng sang nhà tôi, tôi cũng chẳng tiếc; ở nhà tôi nàng biến đổi thành một phụ nữ, một cô công chúa, và tôi có phần kính sợ. Tôi e ngại mẹ tôi phát hiện ra tâm sự của mình; mẹ tôi rất không ưa Zinaida, và canh chừng chúng tôi cẩn mật. Tôi không sợ cha tôi lắm; dường như ông chẳng để ý đến tôi. Cha tôi không nói nhiều với Zinaida, nhưng câu chuyện lúc nào cũng dí dỏm, đầy ý nghĩa đặc biệt. Tôi bỏ học, bỏ đọc sách; không những thế tôi bỏ dạo quanh xóm và cởi ngựa. Giống như một con bọ hung bị xích chân, tôi lẩn quẩn quanh ngôi nhà nhỏ bé yêu dấu. Tôi sẽ sung sướng được ngừng chân ở nơi đó, dường như thế... nhưng không thể. Mẹ tôi la rầy, và đôi khi chính Zinaida đuổi tôi về. Rồi tôi thường giam mình trong phòng riêng, hoặc đi ra cuối vườn, leo lên những đổ nát của một ngôi nhà ươm cây bằng đá đã bỏ hoang, chân đong đưa, tôi ngồi hàng giờ trên bức vách cạnh đường, nhìn vẫn vơ mông lung và chẳng gặp gì. Đàn bướm trắng thơ thẩn quanh tôi và trên những ngọn tầm ma bụi bậm; không xa lắm, một chú chim sẽ tươi vui đậu trên vụn gạch đỏ, ríu rít hót inh ỏi, không ngừng cựa quạy, tỉa tót mớ lông đuôi; những con quạ vẫn còn nghi hoặc thỉnh thoảng lại kêu quang quác trên cao, cao chót vót nơi đầu cành trơ trụi của một cây bạch dương, nắng gió nhẹ nhàng đung đưa cành lá; tiếng lanh canh của những chiếc chuông tu viện Don thỉnh thoảng vọng lại, êm đềm và thê lương; khi tôi ngồi, nhìn bâng quơ, lòng đầy tràn một cảm xúc không tên trong đó tất cả đã chứa đựng: nỗi buồn, niềm vui và hương vị của tương lai, ước vọng và kinh sợ của cuộc đời. Nhưng vào thời điểm đó, tôi không hiểu chi về chúng, và không thể gọi tên bất kỳ thứ gì đang xảy ra ngẫu nhiên trong lòng, hay có lẽ tôi nên gọi chúng bằng cái tên duy nhất - Zinaida.
Zinaida tiếp tục chơi trò mèo vờn chuột với tôi. Nàng tỏ ra tình tứ với tôi, tôi vừa khó chịu vừa vui sướng; rồi nàng thình lình xô đuổi tôi, và tôi không dám mon men tới gần -- không dám nhìn nàng.
Tôi nhớ nàng đã lạnh nhạt với tôi trong nhiều ngày; tôi hoàn toàn tan nát, và nhút nhát lần mò đi đến nhà nàng, cố gắng ở gần bà công chúa, mặc dù lúc ấy bà rất hay la rấy và cáu kỉnh; các áp phe tiền bạc của bà tồi tệ, bà phải hai lần có những "giải thích" cho các viên chức cảnh sát.
Một ngày kia đang dạo trong vườn cạnh bức rào quen thuộc, tôi chợt thấy Zinaida đang chống hai tay ngồi trên cỏ, bất động. Tôi thận trọng bỏ đi, nhưng thình lình nàng ngẩng đầu lên và ra hiệu cho tôi. Tình yêu không đủ ; lúc đầu tôi không hiểu nàng. Nàng lập lại dấu hiệu. Tôi lập tức nhảy qua hàng rào và hớn hở chạy đến bên nàng, nhưng cái nhìn của nàng làm tôi dừng bước, và nàng ra hiệu cho tôi đến lối mòn, cách nàng hai bước. Bối rối, không biết làm gì, tôi quỳ xuống cạnh lối mòn. Nàng trông xanh xao, niềm đau cay đắng đến nỗi, mệt mõi rã rời đến nỗi, tất cả các đường nét trên gương mặt nàng đều bộc lộ ra làm cho con tim tôi đau nhói, tôi lập cập hỏi một cách vô thức, "Có chuyện gì thế?"
Zinaida vươn cổ, chọn một lá cỏ, gậm nhấm và quăng đi.
"Em yêu chị lắm phải không?" cuôi cùng, nàng hỏi. "Phải."
Tôi không trả lời -- thực tình, cần chi phải trả lời?
"Phải," nàng lập lại, nhìn tôi như trước đây. "Đúng thế. Cũng đôi mắt ấy," -- nàng tiếp tục; đắm chìm trong suy tư, và dấu mặt trong đôi tay. "Tất cả mọi thứ đều trở nên kinh tởm," nàng nói khẻ. "Lẽ ra trước hết, chị phải đi đến tận chân trời góc biển - chị không thê chịu được, chị không thể vượt qua!...Và cái gì chờ đợi chị trong tương lại! Ôi, chị khổ quá...Trời ơi, sao con khổ quá!"
"Để làm gì?" tôi rụt rè hỏi.
Zinaida không trả lời, nàng chỉ nhún vai. Tôi vẫn quỳ, nhìn nàng đang buồn bả cực độ. Từng lời nói của nàng xé nát tim tôi. Lúc đó tôi cảm thây tôi có thể hy sinh mạng sống để nàng khỏi buồn đau. Tôi nhìn nàng -- mặc dù không hiểu vì sao nàng khổ sở, tôi có thể hình dung một cách sông động, trong cơn đau không kềm hảm nổi, nàng bất ngờ bước ra vườn, phủ phục trên đất, như bị lưỡi liềm gặt hái. Quanh nàng, trời xanh quang đãng ; gió lao xao trong lá trên cây, thỉnh thoảng một nhánh của bụi mâm xôi đong đưa trên đầu Zinaida. Tiếng bồ câu gáy rù rù, tiếng ong vo ve la đà trên ngọn cỏ lưa thưa, trời cao thăm thẳm - khi tôi đang buồn khổ biết bao...
"Đọc cho chị nghe một vài bài thơ," Zinaida trầm giọng, tựa mình trên khủy tay; "chị thích nghe em đọc thơ. Em đọc kiểu ê a đều đều, nhưng không sao, chỉ vì em còn trẻ. Hãy đọc bài 'Trên những ngọn đồi Georgia', nhưng trước hết, ngồi xuống."
Tôi ngồi xuống và đọc "Trên những ngọn đồi Georgia"
"Trái tim không thể chọn gì khác trừ tình yêu," Zinaida lập lại. "Chính ở chỗ đó mà thi ca rất tế nhị; nó cho ta biết cái gì không phải là, cái gì không những tốt hơn mà gần với sự thật hơn, 'không thể chọn gì khác trừ tình yêu,' - trái tim có thể không muốn, nhưng không thể tránh." Nàng lại im lặng, rồi đột nhiên đứng dậy, nói. "Đi theo chị. Meidanov đang ở bên trong với mẹ chị, ông ấy mang thơ đến tặng, nhưng chị trốn ra đây. Ông ấy đang tự ái, đang buốn đây...Chị không thể làm khác hơn! một ngày nào đó em sẽ hiểu tất cả...chỉ có điều là xin em đừng giận chị!"
Zinaida vôị vã nắm tay tôi và chay trước. Chúng tôi vào nhà. Meidanov sẳn sàng đọc bài "Manslayer" vứa mới phát hành, nhưng tôi không lắng nghe. Ông gào rú và kéo lê thê những câu thơ, vần điệu kêu loảng xoảng như những cái chuông nhỏ, ồn ào, vô nghĩa, trong khi tôi vẫn quan sát Zinaida và cố gắng tìm hiểu ý nghĩa những câu nói sau cùng của nàng.
"Có lẻ một địch thủ chưa biết
đã bất ngờ làm chủ được em?"
Bất thình lình Meidanov cất giọng mũi oang oang -- và đôi mắt Zinaida và tôi gặp nhau. Nàng cụp mắt nhìn xuống, gò má ửng hồng. Tôi nhìn thấy nàng đỏ mặt, và tôi lạnh mình, thịnh nộ. Trước đây tôi đã ghen, nhưng chỉ có lần này trong phút giây ấy, ý nghĩ là nàng đang yêu ai đó mới nhoáng lên. "Chúa ơi! nàng đang yêu!"
Tất cả những người ái mộ nàng đều cần thiết cho nàng.. Byelovzorov, đôi khi được gọi là "con thú hoang của tôi", và đôi khi ngắn gọn " của tôi", sẽ vui lòng nhảy vào lửa vì nàng. Với chút tự tin vào khả năng trí tuệ và các đức tính khác, ông ta liên tục xin cưới hỏi nàng, ngụ ý những người khác chỉ đeo đuổi mà không có ý định nghiêm túc. Meidanov đáp ứng được khía cạnh thi ca của tâm hồn nàng; là một người tính tình hơi lạnh nhạt, như hầu hết những nhà văn nhà thơ, ông ta bắt mình phải thuyết phục nàng, và có lẽ cả bản thân, rằng ông ta ngưỡng mộ nàng, ca ngợi nàng với những bài thơ không bao giờ chấm dứt, ông đọc thơ mình cho nàng nghe, nhiệt tình đặc biệt, đôi khi ra vẻ âu yếm và thành thật. Nàng đồng cảm với ông, nhưng cùng lúc, diễu cợt chút ít; nàng không đánh giá ông cao, sau khi lắng nghe thơ của ông, nàng bắt ông phải đọc thơ Pushkin, như nàng nói, để thanh lọc không khí. Lushin, vị bác sĩ cay đắng, lời nói rất mỉa mai, hiểu nàng hơn tất cả, và yêu nàng hơn tất cả, cho dù ông dè bỉu chê bai nàng tận mặt, và sau lưng nàng. Nàng không thể không kính nể ông, nhưng nàng làm cho ông phải khốn khổ vì thế, và thỉnh thoảng, với một niềm vui độc ác, kỳ dị, khiến ông cảm thấy ông cũng dưới quyền sinh sát của nàng. "Tôi lẳng lơ, tôi tàn nhẫn, tôi biết diễn xuất từ trong bụng mẹ." nàng nói với ông ta trước mặt tôi một ngày nọ; "cũng tốt ! vậy chìa tay ra, tôi sẽ lấy kim chích, ông sẽ xấu hổ vì cậu này đang chứng kiến, ông sẽ đau, nhưng ông, con người trung thực, sẽ cười như không." Lushin đỏ mặt tía tai, quay đi, bậm môi, nhưng cuối cùng đưa tay ra. Nàng đâm kim vào, và quả thực ông bắt đầu cười, ... và nàng cười, đâm sâu thêm, soi mói đôi mắt ông đang tuyệt vọng cố lẫn trốn.
Trong tất cả các mối liên hệ, tương quan giữa Zinaida và Bá tước Malevsky khó hiểu nhất. Anh chàng đẹp trai, khôn ngoan, khéo léo, nhưng tôi, một cậu bé mười sáu tuổi, cũng thấy rõ là có một điều gì đó mờ ám, giả tạo nơi chàng, và tôi hết sực ngạc nhiên vì Zinaida không nhận ra. Nhưng cũng có thể nàng đã nhận ra yếu tố giả dối đó, và không ghê tởm. Nền giáo dục bất thường của nàng, những người quen biết và các lề thói kỳ cục, sự có mặt thường trực của mẹ nàng, sự nghèo túng và vô trật tự trong nhà, tất cả mọi chuyện, từ nền tự do nàng thụ hưởng cho đến ý thức về sự cao cả của mình so với người chung quanh, tất cả đã phát triển thành một tính cách phóng túng pha trộn khinh thường, và thiếu sót tính cẩn trọng. Vào bất kỳ lúc nào chuyện gì cũng có thể xảy ra; lão bộc Vonifaty có thể tuyên bố không cón đường, một vụ tai tiếng ly kỳ được thuật lại, khách khứa bỗng dưng cải vã -- nàng chỉ lúc lắc mấy lọn tóc, rồi nói, " Chẳng ảnh hưởng chi ?" và không để tâm mấy tới chúng.
Nhưng tuy thế, máu tôi đôi khi sôi lên vì bất bình khi Malevsky đến gần nàng, quỷ quyệt như loài chồn, duyên dáng dựa lên lưng ghế của nàng, bắt đầu thì thào với một nụ cười thỏa mản và tâng bốc, trong khi nàng khép tay quanh ngực, nhìn anh ta chăm chú, mĩm cười đáp lại, và lắc đầu.
"Tại sao chị tiếp đãi Bá tước Malevsky?" một ngày kia tôi hỏi nàng.
"Ông ta có bộ ria mép xinh quá," nàng trả lời. "Nhưng em không hiểu điều đó đâu."
"Em đừng nghĩ rằng chị quan tâm đến ông ấy," nàng nói với tôi vào một dịp khác. "Không; chị không quan tâm đến những người chị coi thường. Chị cần một người có thể chế ngự được chị...Nhưng, tạ ơn trời, chị hy vọng sẽ không bao giờ gặp người đó! Chị không muốn rơi vào móng vuốt của ai, đổi lấy bất kỳ điều gì."
"Thế thì chị sẽ không bao giờ yêu ai?"
"Còn em? Chẳng phải chị yêu em hay sao?" nàng nói, và dùng đầu ngón tay mang găng khều khều mủi tôi.
Vâng, Zinaida đùa vui thỏa thích trên sự đau khổ của tôi. Trong suốt ba tuần, tôi gặp nàng mỗi ngày, và có thứ gì mà nàng chẳng thực hiện trên tôi! Hiếm khi nàng sang nhà tôi, tôi cũng chẳng tiếc; ở nhà tôi nàng biến đổi thành một phụ nữ, một cô công chúa, và tôi có phần kính sợ. Tôi e ngại mẹ tôi phát hiện ra tâm sự của mình; mẹ tôi rất không ưa Zinaida, và canh chừng chúng tôi cẩn mật. Tôi không sợ cha tôi lắm; dường như ông chẳng để ý đến tôi. Cha tôi không nói nhiều với Zinaida, nhưng câu chuyện lúc nào cũng dí dỏm, đầy ý nghĩa đặc biệt. Tôi bỏ học, bỏ đọc sách; không những thế tôi bỏ dạo quanh xóm và cởi ngựa. Giống như một con bọ hung bị xích chân, tôi lẩn quẩn quanh ngôi nhà nhỏ bé yêu dấu. Tôi sẽ sung sướng được ngừng chân ở nơi đó, dường như thế... nhưng không thể. Mẹ tôi la rầy, và đôi khi chính Zinaida đuổi tôi về. Rồi tôi thường giam mình trong phòng riêng, hoặc đi ra cuối vườn, leo lên những đổ nát của một ngôi nhà ươm cây bằng đá đã bỏ hoang, chân đong đưa, tôi ngồi hàng giờ trên bức vách cạnh đường, nhìn vẫn vơ mông lung và chẳng gặp gì. Đàn bướm trắng thơ thẩn quanh tôi và trên những ngọn tầm ma bụi bậm; không xa lắm, một chú chim sẽ tươi vui đậu trên vụn gạch đỏ, ríu rít hót inh ỏi, không ngừng cựa quạy, tỉa tót mớ lông đuôi; những con quạ vẫn còn nghi hoặc thỉnh thoảng lại kêu quang quác trên cao, cao chót vót nơi đầu cành trơ trụi của một cây bạch dương, nắng gió nhẹ nhàng đung đưa cành lá; tiếng lanh canh của những chiếc chuông tu viện Don thỉnh thoảng vọng lại, êm đềm và thê lương; khi tôi ngồi, nhìn bâng quơ, lòng đầy tràn một cảm xúc không tên trong đó tất cả đã chứa đựng: nỗi buồn, niềm vui và hương vị của tương lai, ước vọng và kinh sợ của cuộc đời. Nhưng vào thời điểm đó, tôi không hiểu chi về chúng, và không thể gọi tên bất kỳ thứ gì đang xảy ra ngẫu nhiên trong lòng, hay có lẽ tôi nên gọi chúng bằng cái tên duy nhất - Zinaida.
Zinaida tiếp tục chơi trò mèo vờn chuột với tôi. Nàng tỏ ra tình tứ với tôi, tôi vừa khó chịu vừa vui sướng; rồi nàng thình lình xô đuổi tôi, và tôi không dám mon men tới gần -- không dám nhìn nàng.
Tôi nhớ nàng đã lạnh nhạt với tôi trong nhiều ngày; tôi hoàn toàn tan nát, và nhút nhát lần mò đi đến nhà nàng, cố gắng ở gần bà công chúa, mặc dù lúc ấy bà rất hay la rấy và cáu kỉnh; các áp phe tiền bạc của bà tồi tệ, bà phải hai lần có những "giải thích" cho các viên chức cảnh sát.
Một ngày kia đang dạo trong vườn cạnh bức rào quen thuộc, tôi chợt thấy Zinaida đang chống hai tay ngồi trên cỏ, bất động. Tôi thận trọng bỏ đi, nhưng thình lình nàng ngẩng đầu lên và ra hiệu cho tôi. Tình yêu không đủ ; lúc đầu tôi không hiểu nàng. Nàng lập lại dấu hiệu. Tôi lập tức nhảy qua hàng rào và hớn hở chạy đến bên nàng, nhưng cái nhìn của nàng làm tôi dừng bước, và nàng ra hiệu cho tôi đến lối mòn, cách nàng hai bước. Bối rối, không biết làm gì, tôi quỳ xuống cạnh lối mòn. Nàng trông xanh xao, niềm đau cay đắng đến nỗi, mệt mõi rã rời đến nỗi, tất cả các đường nét trên gương mặt nàng đều bộc lộ ra làm cho con tim tôi đau nhói, tôi lập cập hỏi một cách vô thức, "Có chuyện gì thế?"
Zinaida vươn cổ, chọn một lá cỏ, gậm nhấm và quăng đi.
"Em yêu chị lắm phải không?" cuôi cùng, nàng hỏi. "Phải."
Tôi không trả lời -- thực tình, cần chi phải trả lời?
"Phải," nàng lập lại, nhìn tôi như trước đây. "Đúng thế. Cũng đôi mắt ấy," -- nàng tiếp tục; đắm chìm trong suy tư, và dấu mặt trong đôi tay. "Tất cả mọi thứ đều trở nên kinh tởm," nàng nói khẻ. "Lẽ ra trước hết, chị phải đi đến tận chân trời góc biển - chị không thê chịu được, chị không thể vượt qua!...Và cái gì chờ đợi chị trong tương lại! Ôi, chị khổ quá...Trời ơi, sao con khổ quá!"
"Để làm gì?" tôi rụt rè hỏi.
Zinaida không trả lời, nàng chỉ nhún vai. Tôi vẫn quỳ, nhìn nàng đang buồn bả cực độ. Từng lời nói của nàng xé nát tim tôi. Lúc đó tôi cảm thây tôi có thể hy sinh mạng sống để nàng khỏi buồn đau. Tôi nhìn nàng -- mặc dù không hiểu vì sao nàng khổ sở, tôi có thể hình dung một cách sông động, trong cơn đau không kềm hảm nổi, nàng bất ngờ bước ra vườn, phủ phục trên đất, như bị lưỡi liềm gặt hái. Quanh nàng, trời xanh quang đãng ; gió lao xao trong lá trên cây, thỉnh thoảng một nhánh của bụi mâm xôi đong đưa trên đầu Zinaida. Tiếng bồ câu gáy rù rù, tiếng ong vo ve la đà trên ngọn cỏ lưa thưa, trời cao thăm thẳm - khi tôi đang buồn khổ biết bao...
"Đọc cho chị nghe một vài bài thơ," Zinaida trầm giọng, tựa mình trên khủy tay; "chị thích nghe em đọc thơ. Em đọc kiểu ê a đều đều, nhưng không sao, chỉ vì em còn trẻ. Hãy đọc bài 'Trên những ngọn đồi Georgia', nhưng trước hết, ngồi xuống."
Tôi ngồi xuống và đọc "Trên những ngọn đồi Georgia"
"Trái tim không thể chọn gì khác trừ tình yêu," Zinaida lập lại. "Chính ở chỗ đó mà thi ca rất tế nhị; nó cho ta biết cái gì không phải là, cái gì không những tốt hơn mà gần với sự thật hơn, 'không thể chọn gì khác trừ tình yêu,' - trái tim có thể không muốn, nhưng không thể tránh." Nàng lại im lặng, rồi đột nhiên đứng dậy, nói. "Đi theo chị. Meidanov đang ở bên trong với mẹ chị, ông ấy mang thơ đến tặng, nhưng chị trốn ra đây. Ông ấy đang tự ái, đang buốn đây...Chị không thể làm khác hơn! một ngày nào đó em sẽ hiểu tất cả...chỉ có điều là xin em đừng giận chị!"
Zinaida vôị vã nắm tay tôi và chay trước. Chúng tôi vào nhà. Meidanov sẳn sàng đọc bài "Manslayer" vứa mới phát hành, nhưng tôi không lắng nghe. Ông gào rú và kéo lê thê những câu thơ, vần điệu kêu loảng xoảng như những cái chuông nhỏ, ồn ào, vô nghĩa, trong khi tôi vẫn quan sát Zinaida và cố gắng tìm hiểu ý nghĩa những câu nói sau cùng của nàng.
"Có lẻ một địch thủ chưa biết
đã bất ngờ làm chủ được em?"
Bất thình lình Meidanov cất giọng mũi oang oang -- và đôi mắt Zinaida và tôi gặp nhau. Nàng cụp mắt nhìn xuống, gò má ửng hồng. Tôi nhìn thấy nàng đỏ mặt, và tôi lạnh mình, thịnh nộ. Trước đây tôi đã ghen, nhưng chỉ có lần này trong phút giây ấy, ý nghĩ là nàng đang yêu ai đó mới nhoáng lên. "Chúa ơi! nàng đang yêu!"
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook