Minh Cung Truyện
-
Chương 75: Địa quýnh nan chiêu tự cổ hồn
MINH CUNG TRUYỆN – CHƯƠNG 75:
ĐỊA QUÝNH NAN CHIÊU TỰ CỔ HỒN
(Ở nơi xa xôi khó gặp hồn người cũ)
*Trích Xuân tận – Hàn Ốc.
__________________
Hoàng hậu vừa bước vào Trường Xuân cung, đầu óc đã choáng ngợp bởi tiếng than khóc thê lương của cung nhân. Những tiếng tỉ tê nức nở làm nàng xao động cõi lòng, khiến nàng trong chốc lát cảm thấy trái tim mình như thể bị bóp nát. Nén lại những đau thương trong lòng, nàng tự lấy bình tĩnh bước vào tẩm điện của Lệ tần.
Đối lập với suy nghĩ của Hoàng hậu, Diêm Mạn Cơ không rơi một giọt nước mắt nào. Nàng ta cứ ngây ngốc nhìn vào chiếc nôi, trong đó có hoàng tử, miệng cười khờ dại gọi: "Tái Cơ của mẫu thân, con ngoan lắm, ngoan lắm... Tỉnh dậy rồi mẫu thân sẽ cho con uống sữa."
Những người đứng xung quanh nàng ta và Hoàng hậu, không ai là không đau lòng, không ai là không xót xa. Tái Cơ vẫn nằm trong nôi, gương mặt vẫn trắng như bột gạo, tựa như chỉ đang chìm trong một giấc ngủ say sưa. Nếu không được nói trước, có lẽ chính Hoàng hậu cũng không nhận ra Tái Cơ đã qua đời rồi.
Dường như một vài người muốn nói với Mạn Cơ rằng hoàng trưởng tử đã đi rồi, song nhìn dáng vẻ tội nghiệp đáng thương của nàng ta, không ai nỡ lòng nào nói cho nàng sự thật đáng buồn ấy.
Nhưng rồi sớm muộn nàng ấy cũng sẽ phải được biết, Hiền tần liền lấy can đảm, ghé tai nói với Lệ tần: "Mạn Cơ, đừng như vậy, hoàng trưởng tử đã đi rồi. Nên để các nhũ mẫu mang nó đi thôi."
Mạn Cơ như thể bị trúng tà, ngay lập tức quay sang Hiền tần, giữ chặt hai tay nàng ta và gắt: "Ngươi nói dối. Hoàng tử chỉ đang ngủ thôi. Nó chỉ đang ngủ mà thôi." Nói rồi nàng ta quay sang phía Hoàng hậu, chỉ thẳng vào Hiền tần mà kêu lên: "Nương nương, xin người hãy làm chủ cho thần thiếp. Hiền tần hồ ngôn loạn ngữ, dám nói năng ngông cuồng về trưởng tử. Xin hãy xử tội nàng ta."
Hiền tần và Hoàng hậu biết Lệ tần càng ngày càng không tỉnh táo, minh mẫn, nhưng Hoàng hậu vẫn cố gắng thuyết phục: "Lệ tần, muội đừng như vậy. Hoàng tử ra đi, bản cung cũng đau lòng lắm. Nhưng muội và cả bản cung nữa, không thể nào né tránh sự thật này mãi được."
Gương mặt của Lệ tần thất thần như thể một cái xác không hồn, ánh mắt như không còn chút sức sống nào, miệng lẩm nhẩm ngắc ngứ: "Không đâu... Tái Cơ... nó không thể đi như vậy được, không thể như vậy..." Vừa dứt câu, nước mắt nàng ta lại đổ ra như mưa rào, cả người cũng ngã nhào ra nền đất.
Các tần phi ai nấy đều thấy đau lòng song cũng không biết nói gì để giúp Lệ tần xoa dịu nỗi đau và những mất mát. Lệ tần khóc như chết đi sống lại. Lần thứ hai trong cuộc đời, nàng ta ở trong vị thế của một người mẹ mất đi đứa con của mình. Khi trước nàng chưa kịp trông thấy hình hài đứa trẻ, chỉ cảm nhận được sự tồn tại của đứa trẻ trong cơ thể mình. Nhưng lần này thì khác, nàng đã trải qua cảm giác làm mẹ, được bồng đứa con của mình trên tay, được nhìn nó mỗi ngày, nhưng rồi đứa trẻ ấy lại bỏ nàng ra đi, nàng còn chính là người tận mắt chứng kiến sự ra đi của nó. Còn ai đáng thương hơn một người phụ nữ không có được duyên số làm mẫu thân? Còn ai đáng thương hơn một người phụ nữ liên tục mất đi những đứa con của mình?
"Hoàng thượng giá đáo." Bên ngoài Trường Xuân cung có tiếng hô vừa quen vừa lạ.
Nếu như không phải vì chuyện của hoàng tử, có lẽ Hoàng đế sẽ chẳng bao giờ đặt chân lại tới Trường Xuân cung. Những chuyện hắn biết về Lệ tần chỉ càng khiến hắn chán ghét thêm nàng ta. Song trước sau nàng ta cũng là thân mẫu của con trai hắn, hắn không vướng tình nhưng không thể nào tuyệt nghĩa với nàng.
Lệ tần khóc, còn kèm theo cả những tiếng thét thê lương tột độ, thậm chí còn không để ý rằng Hoàng đế đã tới.
Chu Hậu Thông bước vào tẩm điện, thấy dáng vẻ tàn tạ của Lệ tần, hắn cũng hơi mủi lòng, bèn tới vỗ về nàng: "Lệ tần, nàng đừng như vậy. Chúng ta đều còn trẻ, về sau còn có thể cố gắng sau này."
Lệ tần vừa nghe thấy tiếng Chu Hậu Thông bên tai, vội vàng lao mình tới ôm lấy hắn, kêu khóc thảm thiết: "Hoàng thượng, trưởng tử... con của chúng ta... Con của chúng ta..." Nói không ra tiếng, Lệ tần nức nở trước mặt Chu Hậu Thông.
Chu Hậu Thông nhẹ nhàng ôm lấy nàng ta để an ủi, nói: "Là trẫm không tốt, để nàng phải khổ tâm rồi." Giọng tha thiết song gương mặt hắn vẫn lạnh như băng. Nói xong, hắn quay sang nói với cận tỳ Hạ Mai của Lệ tần: "Mau đưa Lệ tần trở vào gian trong nghỉ ngơi đi."
Hạ Mai thuận theo ý của Hoàng đế, nhẹ nhàng tới gần Lệ tần, nhẹ nhàng nói với nàng: "Nương nương, nô tỳ đưa người vào trong nghỉ ngơi nhé."
Lệ tần ngây ngốc lắc đầu liên tục, nhất quyết ôm lấy chiếc nôi của tiểu hoàng tử nói: "Không, bản cung không vào. Bản cung vào trong các ngươi sẽ đưa hài nhi của bản cung đi mất. Bản cung không thể vào."
Đám tần phi ai nấy đều cảm thấy xót xa. Họ chưa từng làm mẹ nhưng dưới tư cách là những người phụ nữ, họ hiểu được nỗi lòng của Diêm Mạn Cơ. Mặc dù ngày thường, sự kiêu ngạo và hống hách của nàng ta khiến ai nấy đều ức chế nhưng nay, trước mất mát ấy, họ cũng thấy đau lòng.
Hoàng đế khẽ hất hàm, ra hiệu cho Hạ Mai buộc phải đưa Lệ tần vào trong. Hạ Mai nháy mắt ra hiệu cho hai cung tỳ khác giúp đỡ mình. Hai cung tỳ phụng mệnh Hạ Mai, ra cố gắng kéo Lệ tần ra. Lệ tần không ngừng kêu gào: "Buông bản cung ra, buông ra... Bản cung không thể để các ngươi đưa Hoàng tử đi."
Hạ Mai bất lực đánh khẽ vào gáy của Lệ tần khiến nàng tạm thời ngất đi. Họ đưa Lệ tần vào trong gian trong theo ý Hoàng đế.
Đợi Lệ tần đi hẳn rồi, Hoàng đế mới trịnh trọng nói với những cung nhân đứng trong tẩm điện: "Chuyện này rốt cục là sao? Tại sao Hoàng tử lại đi đột ngột như vậy?"
Cung nhân trong tẩm điện đều đang cúi đầu nức nở, nhũ mẫu Dương Ngọc Hương nén lại buồn đau, lên trình bày với Hoàng đế: "Lúc buổi trưa, nô tỳ tới điện Tần Nguyên để chuẩn bị cho hoàng tử dùng bữa... thì chợt phát hiện hoàng tử đã không còn thở nữa..." Nói đến đây, nước mắt Ngọc Hương đổ ra như mưa. "Nô tỳ cũng không biết tại sao như vậy cả..."
Hoàng đế cáu giận, gắt: "Các ngươi luôn luôn túc trực hầu hạ hoàng tử, há lại có thể nói ra những lời tắc trách như thế?" Nói rồi hắn quay sang Tưởng Mục Anh, phân phó: "Tiểu Anh Tử, giải toàn bộ cung nhân Tần Nguyên điện sang bên Nội nhân phủ để Trác nữ quan điều tra làm rõ chuyện này."
Tưởng Mục Anh trán lấm tấm mồ hôi vì lo sợ, lại hỏi: "Hoàng thượng, vậy thi thể của tiểu hoàng tử...?"
Nói đến đó, ánh mắt của Chu Hậu Thông không giấu nổi bi thương, hắn trầm giọng bảo: "Truyền ý chỉ của trẫm, hoàng trưởng tử Chu Tái Cơ là hoàng tử đầu tiên của trẫm từ khi trẫm đăng cơ, trẫm yêu mến vô cùng. Đáng tiếc thay vì bệnh tật nên sớm ra đi. Truy phong thành Ai Trùng thái tử, táng tại Vĩnh lăng. Tang lễ không cần làm quá lớn, tránh đến lúc Lệ tần tỉnh dậy lại đau lòng."
Tưởng Mục Anh chấp chỉ, cúi đầu đi hành sự. Đám cung nhân Tần Nguyên điện đều bị giải qua Nội nhân phủ và thi thể của hoàng tử cũng nhanh chóng được đưa đi. Hoàng hậu nhìn theo tiểu hoàng tử, lòng tựa như bị dao cắt. Mới chưa đầy một canh giờ trước, nàng vẫn còn nghĩ xem Tái Cơ lớn lên trông sẽ thế nào, mặc y phục mới sẽ ra sao, vậy mà bây giờ đứa trẻ nàng thương yêu đã vĩnh viễn rời xa nhân thế. Những đứa trẻ trong hậu cung này đều có số phận đáng thương: nhi tử của Trần Thái Uyển, của Diêm Mạn Cơ ngày trước... còn có cả nhi tử của tiên đế Thanh Tiệp dư Tô Ngọc Thấu xưa kia. Chu Tái Cơ là đứa trẻ đầu tiên mà Trích Hoa chứng kiến sự ra đời, là đứa trẻ hiếm hoi được ra đời ở chốn hậu cung tranh đấu ác liệt, đáng tiếc, nó mãi mãi chẳng thể trưởng thành.
Hoàng hậu cúi đầu trầm mặc, đám tần phi thì sợ hãi nhiều hơn là đau thương. Không khí trong tẩm điện Trường Xuân cung chìm vào trầm mặc và u ám.
Hoàng đế quay sang hậu phi, nói: "Chuyện hôm nay là chuyện nhà, các nàng chớ nên lan truyền linh tinh. Trẫm đã cho người xác nhận rằng hoàng tử qua đời do bạo bệnh rồi."
Hoàng hậu thay mặt hậu cung nhẹ giọng đáp: "Chúng thần thiếp tuân chỉ."
Hoàng đế không để tâm, chỉ tùy tiện nói: "Hôm nay các nàng cũng đã bị sợ hãi và đau thương rồi. Mọi người đều trở về cung đi."
Tần phi nhìn nhau chốc lát rồi đồng thanh: "Thần thiếp cáo lui."
Đám tần phi tan tác thành các nhóm, cùng nhau trở về cung của mình, lúc đi còn ghé tai nhau thì thầm, gương mặt ai nấy cũng lộ rõ sự hoang mang tột độ.
Trương Trích Hoa không vội trở về Khôn Ninh cung mà sang thẳng Nhân Thọ cung của Thái hậu. Lúc nàng đến, Thái hậu không nhàn rỗi vẽ hoa luyện chữ như mọi ngày, thần sắc của người cũng không còn đạm nhiên và bình thản, thay vào đó là lo lắng và hoảng sợ.
Trích Hoa bước vào, nàng cũng hơi ngạc nhiên, chỉ qua loa chào: "Cô mẫu an."
Thái hậu trông thấy Trích Hoa, vội vàng đi tới hỏi: "Ai gia nghe cung nữ nói, tiểu hoàng tử vừa hoăng, chuyện này là thật ư?"
Trương Trích Hoa gật đầu, thưa: "Vâng, cháu vừa từ Trường Xuân cung qua đây. Ngày hôm nay cô mẫu nhìn có vẻ căng thẳng. Có chuyện gì sao ạ?"
Thái hậu từ từ nói: "Hôm qua, ai gia đột ngột mộng thấy Điệu Linh Hoàng hậu. Ai gia chợt nghĩ, khi nó còn sống, ai gia không thường qua lại với nó, tại sao nó lại tìm đến ai gia? Ánh mắt nó nhìn ai gia rất đáng sợ, như thể muốn báo thù... Đến giờ nghe tin hoàng tử qua đời, ai gia chợt lo rằng sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra."
Đã từ rất lâu về trước, không còn ai nhắc lại cái tên Trần Thái Uyển với Trương Trích Hoa, thế nhưng nàng ta vẫn là nỗi ám ảnh rất lớn trong cuộc đời của nàng. Nay nghe Thái hậu nói như vậy, nàng cũng đột nhiên có những dự cảm không hay.
Thái hậu nói tiếp: "Hoàng tử ra đi nhanh như thế, nhất định là có kẻ nào đó động thủ rồi. Nếu kẻ đó nhắm đến Hoàng hậu, hẳn việc đổ tội cho cháu cũng không phải không thể xảy ra đâu."
Mưu hại hoàng tử, huyết mạch của hoàng thất là tội tày đình. Nếu như tai bay vạ gió, Trích Hoa phải chịu tai vạ này, nhất định ngôi Hoàng hậu của nàng không thể giữ được, hơn nữa Trương gia cũng sẽ bị liên lụy không ít. Xưa nay hai thứ nàng trân trọng nhất chính là gia tộc và hậu vị. Nàng không thể chịu được nếu cả hai thứ đều bị mất đi. Nàng kiên định nói với Thái hậu: "Cháu nhất định sẽ cẩn trọng để ý hành vi của các tần phi thời gian gần đây. Cô mẫu yên tâm."
Thái hậu nghe được câu nói này của Trích Hoa, lòng cũng nhẹ nhõm hơn vài phần, nói: "Trong hậu cung này, mọi chuyện đều có thể xảy đến với mình. Tần phi trong cung cấm đều ước ao được ngồi vào phượng vị, quan trọng là bọn họ có dám tranh đấu không. Ai gia nhìn đám tần phi hậu cung này, Diêm Mạn Cơ, Phương Tử Huyên, Trần Thái Quyên, cả Triệu Tương và Giang Tầm Phương, kẻ nào dù nhiều hay ít cũng có tâm cơ cả. Nhất định phải đề phòng."
Hoàng hậu biết cô mẫu là người đa nghi, nàng cũng gật đầu lĩnh hội lời Thái hậu. Thái hậu sống trong cung nhiều hơn nàng mấy chục năm, để tâm đến lời của người không bao giờ là thừa thãi.
"Phải để mắt đến công việc điều tra, bằng không trong lúc chúng ta chủ quan sơ suất, không ngoài khả năng sẽ có kẻ ngụy tạo bằng chứng đổ tội cho chúng ta." Thái hậu cẩn trọng nói.
Tháng mười, gió thổi heo hút từng cơn, lay động những nhành ngân hạnh khiến những cánh vàng rơi rụng, bay múa trong không trung, đẹp đẽ vô cùng.
Chu Hậu Thông viết chiếu chỉ truy phong Ai Trùng Thái tử cho hoàng trưởng tử Chu Tái Cơ, trong lòng hắn cũng buốt lạnh, đau đớn. Hắn nhớ mãi không quên cái ngày đứa trẻ này được đưa về Tử Cấm Thành, nhỏ bé biết bao, đáng yêu biết bao, hệt như trong tưởng tượng của hắn.
Hắn thích nó lắm. Những ngày đầu Tái Cơ được đưa về, nó nhỏ như một chiếc kẹo hồ lô, khiến người ta không kìm được mà muốn cắn ngay vào má. Lần đầu, hắn được hiểu cảm giác làm phụ thân, được bồng một đứa trẻ có hình có hài hồng hào đẹp đẽ trên tay.
Rồi Nhạc Hy qua đời, cuộc đời hắn chìm vào u tối, hắn cũng không còn đến Tần Nguyên điện thăm đứa trẻ ấy nữa. Có vài lần khi ngang qua Yến hoa viên, hắn gặp nhũ mẫu bế Tái Cơ trên tay, song hắn cũng làm ngơ như không thấy. Lâu dần, hắn quên mất dáng hình nó, quên mất đôi mắt biết nói và đôi má hồng hồng của nó, quên mất mình còn có một hài tử đáng yêu. Chẳng thể ngờ lần này nhìn lại, đứa trẻ ấy đã trở thành một thi thể lạnh lẽo, hắn có thể bế nó, nhưng không bao giờ được nghe nó gọi mình là "phụ hoàng".
"Hoàng thượng, đạo sĩ mà người truyền đã tới rồi ạ." Bên ngoài có tiếng nói khe khẽ của Tưởng Mục Anh.
Chu Hậu Thông gần đây luôn mệt mỏi, lại lo nghĩ quá nhiều chuyện, cho nên hắn truyền đạo sĩ bên ngoài vào để trò chuyện cùng ít lâu cho khuây khỏa. Đạo sĩ này vốn tên Hứa Quản, quê gốc Vũ Xương, hành nghề đạo sĩ ở Bắc Kinh đã lâu, cũng là kẻ nức danh có tiếng.
"Bần đạo tham kiến Hoàng thượng. Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế." Y hành đại lễ vô cùng cẩn toàn, chỉn chu.
Chu Hậu Thông tùy tiện phẩy tay nói: "Miễn lễ, ban tọa."
Tưởng Mục Anh nhanh nhẹn lấy một chiếc ghế nhỏ cho Hứa Quản ngồi. Xong xuôi, Hoàng đế mới hỏi: "Trẫm gần đây thấy tâm tình khó chịu, lại liên tiếp gặp những chuyện không may, cho nên muốn tìm đến đạo sĩ ngươi chuyện trò cho khuây khỏa. Nghe nói ngươi nhìn thấu được nhiều chuyện, trẫm cũng có phần hiếu kỳ."
Kẻ kia cẩn trọng chắp tay từ tốn nói: "Dám hỏi Hoàng thượng gặp phải chuyện gì? Có thể kể bần đạo nghe chăng?"
Chu Hậu Thông từ từ nói: "Hoàng trưởng tử của trẫm vừa qua đời ít hôm, ái phi đang mang thai tháng trước cũng gặp tai nạn trên đường đi am tự, lại thêm dưới dân gian cũng nhiều chuyện thị phi." Vừa nói hắn vừa thở dài mệt mỏi.
Hứa Quản gương mặt vốn đạm nhiên, nghe câu nói ấy thì mặt hơi biến sắc, có phần trở nên hơi nghi ngờ. Y thuận miệng sai người mang đến một chiếc chiếu, trải ra trước nền hậu điện Càn Thanh cung. Sau đó, liền lấy ra từ trong đồ nghề mấy đồng âm dương, xóc lâu rồi đổ lên đĩa nhỏ, mỗi tay một việc, nhìn vô cùng thạo nghề. Nhìn kỹ mấy đồng trên đĩa, y liền nói: "Khi nãy, Hoàng thượng nói với bần đạo người có một Hoàng tử?"
"Phải, nhưng hoàng tử vừa hoăng thệ hôm trước."
Hứa Quản chau mày nói với Hoàng đế: "Chứ không phải là một hoàng nữ sao?"
Chu Hậu Thông cười trừ: "Đạo sĩ nhầm, trẫm từ lúc đăng cơ mới chỉ có một hoàng tử, hậu cung cũng chưa có ai hạ sinh công chúa."
Kẻ kia thản nhiên hỏi: "Thật sao? Hành đạo bao nhiêu năm, lẽ nào bần đạo lại nhầm lẫn?"
"Có lẽ vậy, trẫm chỉ mới có một hài nhi là Tái Cơ đã qua đời hôm trước mà thôi."
Gương mặt Hứa Quản vẫn còn nhiều nỗi nghi hoặc song y liền đổi sang chuyện khác: "Hoàng thượng tích trữ phiền muộn quá lâu, cho nên tâm cũng không thanh tịnh. Hơn nữa cung cấm là nơi xô bồ, lắm chuyện thị phi, do đó Hoàng thượng không thể buông bỏ để quay về với nội tâm tĩnh tại mà theo đạo giáo được. Thế nên bần đạo chỉ có thể giúp Hoàng thượng tu dưỡng để thân thể khỏe mạnh, cường tráng, phần nào giúp tâm trạng người tốt lên."
Chu Hậu Thông gật đầu miễn cưỡng: "Như vậy cũng được, cái trẫm muốn là vơi bớt những chấp niệm để sống trở lại bình thường."
Hứa Quản nói: "Hoàng thượng, theo như bần đạo thấy, Hoàng thượng bị tình yêu ràng buộc, muốn buông bỏ có lẽ sẽ chỉ là miễn cưỡng mà thôi. Đạo giáo cốt nhất là sự thả lỏng tự nhiên, nhưng bần đạo nghĩ Hoàng thượng sẽ thấy khó khăn. Người càng nhắc mình quên đi, chắc chắn sẽ càng khó mà quên đi được."
"Vậy trẫm phải làm sao?" Chu Hậu Thông bất lực hỏi.
Hứa Quản đáp: "Bần đạo sẽ thường xuyên đến giúp Hoàng thượng tu dưỡng thân thể. Xưa nay thân và tâm luôn theo sát nhau, thân khỏe thì tâm cũng tốt hơn. Nhưng những vết thương trong tâm, không có bất cứ phương thuốc nào có thể trị hoàn toàn được. Muốn quên đi cái cũ, chi bằng tìm đến cái mới, Hoàng thượng sao không thử xem?"
Chu Hậu Thông trầm mặc.
ĐỊA QUÝNH NAN CHIÊU TỰ CỔ HỒN
(Ở nơi xa xôi khó gặp hồn người cũ)
*Trích Xuân tận – Hàn Ốc.
__________________
Hoàng hậu vừa bước vào Trường Xuân cung, đầu óc đã choáng ngợp bởi tiếng than khóc thê lương của cung nhân. Những tiếng tỉ tê nức nở làm nàng xao động cõi lòng, khiến nàng trong chốc lát cảm thấy trái tim mình như thể bị bóp nát. Nén lại những đau thương trong lòng, nàng tự lấy bình tĩnh bước vào tẩm điện của Lệ tần.
Đối lập với suy nghĩ của Hoàng hậu, Diêm Mạn Cơ không rơi một giọt nước mắt nào. Nàng ta cứ ngây ngốc nhìn vào chiếc nôi, trong đó có hoàng tử, miệng cười khờ dại gọi: "Tái Cơ của mẫu thân, con ngoan lắm, ngoan lắm... Tỉnh dậy rồi mẫu thân sẽ cho con uống sữa."
Những người đứng xung quanh nàng ta và Hoàng hậu, không ai là không đau lòng, không ai là không xót xa. Tái Cơ vẫn nằm trong nôi, gương mặt vẫn trắng như bột gạo, tựa như chỉ đang chìm trong một giấc ngủ say sưa. Nếu không được nói trước, có lẽ chính Hoàng hậu cũng không nhận ra Tái Cơ đã qua đời rồi.
Dường như một vài người muốn nói với Mạn Cơ rằng hoàng trưởng tử đã đi rồi, song nhìn dáng vẻ tội nghiệp đáng thương của nàng ta, không ai nỡ lòng nào nói cho nàng sự thật đáng buồn ấy.
Nhưng rồi sớm muộn nàng ấy cũng sẽ phải được biết, Hiền tần liền lấy can đảm, ghé tai nói với Lệ tần: "Mạn Cơ, đừng như vậy, hoàng trưởng tử đã đi rồi. Nên để các nhũ mẫu mang nó đi thôi."
Mạn Cơ như thể bị trúng tà, ngay lập tức quay sang Hiền tần, giữ chặt hai tay nàng ta và gắt: "Ngươi nói dối. Hoàng tử chỉ đang ngủ thôi. Nó chỉ đang ngủ mà thôi." Nói rồi nàng ta quay sang phía Hoàng hậu, chỉ thẳng vào Hiền tần mà kêu lên: "Nương nương, xin người hãy làm chủ cho thần thiếp. Hiền tần hồ ngôn loạn ngữ, dám nói năng ngông cuồng về trưởng tử. Xin hãy xử tội nàng ta."
Hiền tần và Hoàng hậu biết Lệ tần càng ngày càng không tỉnh táo, minh mẫn, nhưng Hoàng hậu vẫn cố gắng thuyết phục: "Lệ tần, muội đừng như vậy. Hoàng tử ra đi, bản cung cũng đau lòng lắm. Nhưng muội và cả bản cung nữa, không thể nào né tránh sự thật này mãi được."
Gương mặt của Lệ tần thất thần như thể một cái xác không hồn, ánh mắt như không còn chút sức sống nào, miệng lẩm nhẩm ngắc ngứ: "Không đâu... Tái Cơ... nó không thể đi như vậy được, không thể như vậy..." Vừa dứt câu, nước mắt nàng ta lại đổ ra như mưa rào, cả người cũng ngã nhào ra nền đất.
Các tần phi ai nấy đều thấy đau lòng song cũng không biết nói gì để giúp Lệ tần xoa dịu nỗi đau và những mất mát. Lệ tần khóc như chết đi sống lại. Lần thứ hai trong cuộc đời, nàng ta ở trong vị thế của một người mẹ mất đi đứa con của mình. Khi trước nàng chưa kịp trông thấy hình hài đứa trẻ, chỉ cảm nhận được sự tồn tại của đứa trẻ trong cơ thể mình. Nhưng lần này thì khác, nàng đã trải qua cảm giác làm mẹ, được bồng đứa con của mình trên tay, được nhìn nó mỗi ngày, nhưng rồi đứa trẻ ấy lại bỏ nàng ra đi, nàng còn chính là người tận mắt chứng kiến sự ra đi của nó. Còn ai đáng thương hơn một người phụ nữ không có được duyên số làm mẫu thân? Còn ai đáng thương hơn một người phụ nữ liên tục mất đi những đứa con của mình?
"Hoàng thượng giá đáo." Bên ngoài Trường Xuân cung có tiếng hô vừa quen vừa lạ.
Nếu như không phải vì chuyện của hoàng tử, có lẽ Hoàng đế sẽ chẳng bao giờ đặt chân lại tới Trường Xuân cung. Những chuyện hắn biết về Lệ tần chỉ càng khiến hắn chán ghét thêm nàng ta. Song trước sau nàng ta cũng là thân mẫu của con trai hắn, hắn không vướng tình nhưng không thể nào tuyệt nghĩa với nàng.
Lệ tần khóc, còn kèm theo cả những tiếng thét thê lương tột độ, thậm chí còn không để ý rằng Hoàng đế đã tới.
Chu Hậu Thông bước vào tẩm điện, thấy dáng vẻ tàn tạ của Lệ tần, hắn cũng hơi mủi lòng, bèn tới vỗ về nàng: "Lệ tần, nàng đừng như vậy. Chúng ta đều còn trẻ, về sau còn có thể cố gắng sau này."
Lệ tần vừa nghe thấy tiếng Chu Hậu Thông bên tai, vội vàng lao mình tới ôm lấy hắn, kêu khóc thảm thiết: "Hoàng thượng, trưởng tử... con của chúng ta... Con của chúng ta..." Nói không ra tiếng, Lệ tần nức nở trước mặt Chu Hậu Thông.
Chu Hậu Thông nhẹ nhàng ôm lấy nàng ta để an ủi, nói: "Là trẫm không tốt, để nàng phải khổ tâm rồi." Giọng tha thiết song gương mặt hắn vẫn lạnh như băng. Nói xong, hắn quay sang nói với cận tỳ Hạ Mai của Lệ tần: "Mau đưa Lệ tần trở vào gian trong nghỉ ngơi đi."
Hạ Mai thuận theo ý của Hoàng đế, nhẹ nhàng tới gần Lệ tần, nhẹ nhàng nói với nàng: "Nương nương, nô tỳ đưa người vào trong nghỉ ngơi nhé."
Lệ tần ngây ngốc lắc đầu liên tục, nhất quyết ôm lấy chiếc nôi của tiểu hoàng tử nói: "Không, bản cung không vào. Bản cung vào trong các ngươi sẽ đưa hài nhi của bản cung đi mất. Bản cung không thể vào."
Đám tần phi ai nấy đều cảm thấy xót xa. Họ chưa từng làm mẹ nhưng dưới tư cách là những người phụ nữ, họ hiểu được nỗi lòng của Diêm Mạn Cơ. Mặc dù ngày thường, sự kiêu ngạo và hống hách của nàng ta khiến ai nấy đều ức chế nhưng nay, trước mất mát ấy, họ cũng thấy đau lòng.
Hoàng đế khẽ hất hàm, ra hiệu cho Hạ Mai buộc phải đưa Lệ tần vào trong. Hạ Mai nháy mắt ra hiệu cho hai cung tỳ khác giúp đỡ mình. Hai cung tỳ phụng mệnh Hạ Mai, ra cố gắng kéo Lệ tần ra. Lệ tần không ngừng kêu gào: "Buông bản cung ra, buông ra... Bản cung không thể để các ngươi đưa Hoàng tử đi."
Hạ Mai bất lực đánh khẽ vào gáy của Lệ tần khiến nàng tạm thời ngất đi. Họ đưa Lệ tần vào trong gian trong theo ý Hoàng đế.
Đợi Lệ tần đi hẳn rồi, Hoàng đế mới trịnh trọng nói với những cung nhân đứng trong tẩm điện: "Chuyện này rốt cục là sao? Tại sao Hoàng tử lại đi đột ngột như vậy?"
Cung nhân trong tẩm điện đều đang cúi đầu nức nở, nhũ mẫu Dương Ngọc Hương nén lại buồn đau, lên trình bày với Hoàng đế: "Lúc buổi trưa, nô tỳ tới điện Tần Nguyên để chuẩn bị cho hoàng tử dùng bữa... thì chợt phát hiện hoàng tử đã không còn thở nữa..." Nói đến đây, nước mắt Ngọc Hương đổ ra như mưa. "Nô tỳ cũng không biết tại sao như vậy cả..."
Hoàng đế cáu giận, gắt: "Các ngươi luôn luôn túc trực hầu hạ hoàng tử, há lại có thể nói ra những lời tắc trách như thế?" Nói rồi hắn quay sang Tưởng Mục Anh, phân phó: "Tiểu Anh Tử, giải toàn bộ cung nhân Tần Nguyên điện sang bên Nội nhân phủ để Trác nữ quan điều tra làm rõ chuyện này."
Tưởng Mục Anh trán lấm tấm mồ hôi vì lo sợ, lại hỏi: "Hoàng thượng, vậy thi thể của tiểu hoàng tử...?"
Nói đến đó, ánh mắt của Chu Hậu Thông không giấu nổi bi thương, hắn trầm giọng bảo: "Truyền ý chỉ của trẫm, hoàng trưởng tử Chu Tái Cơ là hoàng tử đầu tiên của trẫm từ khi trẫm đăng cơ, trẫm yêu mến vô cùng. Đáng tiếc thay vì bệnh tật nên sớm ra đi. Truy phong thành Ai Trùng thái tử, táng tại Vĩnh lăng. Tang lễ không cần làm quá lớn, tránh đến lúc Lệ tần tỉnh dậy lại đau lòng."
Tưởng Mục Anh chấp chỉ, cúi đầu đi hành sự. Đám cung nhân Tần Nguyên điện đều bị giải qua Nội nhân phủ và thi thể của hoàng tử cũng nhanh chóng được đưa đi. Hoàng hậu nhìn theo tiểu hoàng tử, lòng tựa như bị dao cắt. Mới chưa đầy một canh giờ trước, nàng vẫn còn nghĩ xem Tái Cơ lớn lên trông sẽ thế nào, mặc y phục mới sẽ ra sao, vậy mà bây giờ đứa trẻ nàng thương yêu đã vĩnh viễn rời xa nhân thế. Những đứa trẻ trong hậu cung này đều có số phận đáng thương: nhi tử của Trần Thái Uyển, của Diêm Mạn Cơ ngày trước... còn có cả nhi tử của tiên đế Thanh Tiệp dư Tô Ngọc Thấu xưa kia. Chu Tái Cơ là đứa trẻ đầu tiên mà Trích Hoa chứng kiến sự ra đời, là đứa trẻ hiếm hoi được ra đời ở chốn hậu cung tranh đấu ác liệt, đáng tiếc, nó mãi mãi chẳng thể trưởng thành.
Hoàng hậu cúi đầu trầm mặc, đám tần phi thì sợ hãi nhiều hơn là đau thương. Không khí trong tẩm điện Trường Xuân cung chìm vào trầm mặc và u ám.
Hoàng đế quay sang hậu phi, nói: "Chuyện hôm nay là chuyện nhà, các nàng chớ nên lan truyền linh tinh. Trẫm đã cho người xác nhận rằng hoàng tử qua đời do bạo bệnh rồi."
Hoàng hậu thay mặt hậu cung nhẹ giọng đáp: "Chúng thần thiếp tuân chỉ."
Hoàng đế không để tâm, chỉ tùy tiện nói: "Hôm nay các nàng cũng đã bị sợ hãi và đau thương rồi. Mọi người đều trở về cung đi."
Tần phi nhìn nhau chốc lát rồi đồng thanh: "Thần thiếp cáo lui."
Đám tần phi tan tác thành các nhóm, cùng nhau trở về cung của mình, lúc đi còn ghé tai nhau thì thầm, gương mặt ai nấy cũng lộ rõ sự hoang mang tột độ.
Trương Trích Hoa không vội trở về Khôn Ninh cung mà sang thẳng Nhân Thọ cung của Thái hậu. Lúc nàng đến, Thái hậu không nhàn rỗi vẽ hoa luyện chữ như mọi ngày, thần sắc của người cũng không còn đạm nhiên và bình thản, thay vào đó là lo lắng và hoảng sợ.
Trích Hoa bước vào, nàng cũng hơi ngạc nhiên, chỉ qua loa chào: "Cô mẫu an."
Thái hậu trông thấy Trích Hoa, vội vàng đi tới hỏi: "Ai gia nghe cung nữ nói, tiểu hoàng tử vừa hoăng, chuyện này là thật ư?"
Trương Trích Hoa gật đầu, thưa: "Vâng, cháu vừa từ Trường Xuân cung qua đây. Ngày hôm nay cô mẫu nhìn có vẻ căng thẳng. Có chuyện gì sao ạ?"
Thái hậu từ từ nói: "Hôm qua, ai gia đột ngột mộng thấy Điệu Linh Hoàng hậu. Ai gia chợt nghĩ, khi nó còn sống, ai gia không thường qua lại với nó, tại sao nó lại tìm đến ai gia? Ánh mắt nó nhìn ai gia rất đáng sợ, như thể muốn báo thù... Đến giờ nghe tin hoàng tử qua đời, ai gia chợt lo rằng sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra."
Đã từ rất lâu về trước, không còn ai nhắc lại cái tên Trần Thái Uyển với Trương Trích Hoa, thế nhưng nàng ta vẫn là nỗi ám ảnh rất lớn trong cuộc đời của nàng. Nay nghe Thái hậu nói như vậy, nàng cũng đột nhiên có những dự cảm không hay.
Thái hậu nói tiếp: "Hoàng tử ra đi nhanh như thế, nhất định là có kẻ nào đó động thủ rồi. Nếu kẻ đó nhắm đến Hoàng hậu, hẳn việc đổ tội cho cháu cũng không phải không thể xảy ra đâu."
Mưu hại hoàng tử, huyết mạch của hoàng thất là tội tày đình. Nếu như tai bay vạ gió, Trích Hoa phải chịu tai vạ này, nhất định ngôi Hoàng hậu của nàng không thể giữ được, hơn nữa Trương gia cũng sẽ bị liên lụy không ít. Xưa nay hai thứ nàng trân trọng nhất chính là gia tộc và hậu vị. Nàng không thể chịu được nếu cả hai thứ đều bị mất đi. Nàng kiên định nói với Thái hậu: "Cháu nhất định sẽ cẩn trọng để ý hành vi của các tần phi thời gian gần đây. Cô mẫu yên tâm."
Thái hậu nghe được câu nói này của Trích Hoa, lòng cũng nhẹ nhõm hơn vài phần, nói: "Trong hậu cung này, mọi chuyện đều có thể xảy đến với mình. Tần phi trong cung cấm đều ước ao được ngồi vào phượng vị, quan trọng là bọn họ có dám tranh đấu không. Ai gia nhìn đám tần phi hậu cung này, Diêm Mạn Cơ, Phương Tử Huyên, Trần Thái Quyên, cả Triệu Tương và Giang Tầm Phương, kẻ nào dù nhiều hay ít cũng có tâm cơ cả. Nhất định phải đề phòng."
Hoàng hậu biết cô mẫu là người đa nghi, nàng cũng gật đầu lĩnh hội lời Thái hậu. Thái hậu sống trong cung nhiều hơn nàng mấy chục năm, để tâm đến lời của người không bao giờ là thừa thãi.
"Phải để mắt đến công việc điều tra, bằng không trong lúc chúng ta chủ quan sơ suất, không ngoài khả năng sẽ có kẻ ngụy tạo bằng chứng đổ tội cho chúng ta." Thái hậu cẩn trọng nói.
Tháng mười, gió thổi heo hút từng cơn, lay động những nhành ngân hạnh khiến những cánh vàng rơi rụng, bay múa trong không trung, đẹp đẽ vô cùng.
Chu Hậu Thông viết chiếu chỉ truy phong Ai Trùng Thái tử cho hoàng trưởng tử Chu Tái Cơ, trong lòng hắn cũng buốt lạnh, đau đớn. Hắn nhớ mãi không quên cái ngày đứa trẻ này được đưa về Tử Cấm Thành, nhỏ bé biết bao, đáng yêu biết bao, hệt như trong tưởng tượng của hắn.
Hắn thích nó lắm. Những ngày đầu Tái Cơ được đưa về, nó nhỏ như một chiếc kẹo hồ lô, khiến người ta không kìm được mà muốn cắn ngay vào má. Lần đầu, hắn được hiểu cảm giác làm phụ thân, được bồng một đứa trẻ có hình có hài hồng hào đẹp đẽ trên tay.
Rồi Nhạc Hy qua đời, cuộc đời hắn chìm vào u tối, hắn cũng không còn đến Tần Nguyên điện thăm đứa trẻ ấy nữa. Có vài lần khi ngang qua Yến hoa viên, hắn gặp nhũ mẫu bế Tái Cơ trên tay, song hắn cũng làm ngơ như không thấy. Lâu dần, hắn quên mất dáng hình nó, quên mất đôi mắt biết nói và đôi má hồng hồng của nó, quên mất mình còn có một hài tử đáng yêu. Chẳng thể ngờ lần này nhìn lại, đứa trẻ ấy đã trở thành một thi thể lạnh lẽo, hắn có thể bế nó, nhưng không bao giờ được nghe nó gọi mình là "phụ hoàng".
"Hoàng thượng, đạo sĩ mà người truyền đã tới rồi ạ." Bên ngoài có tiếng nói khe khẽ của Tưởng Mục Anh.
Chu Hậu Thông gần đây luôn mệt mỏi, lại lo nghĩ quá nhiều chuyện, cho nên hắn truyền đạo sĩ bên ngoài vào để trò chuyện cùng ít lâu cho khuây khỏa. Đạo sĩ này vốn tên Hứa Quản, quê gốc Vũ Xương, hành nghề đạo sĩ ở Bắc Kinh đã lâu, cũng là kẻ nức danh có tiếng.
"Bần đạo tham kiến Hoàng thượng. Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế." Y hành đại lễ vô cùng cẩn toàn, chỉn chu.
Chu Hậu Thông tùy tiện phẩy tay nói: "Miễn lễ, ban tọa."
Tưởng Mục Anh nhanh nhẹn lấy một chiếc ghế nhỏ cho Hứa Quản ngồi. Xong xuôi, Hoàng đế mới hỏi: "Trẫm gần đây thấy tâm tình khó chịu, lại liên tiếp gặp những chuyện không may, cho nên muốn tìm đến đạo sĩ ngươi chuyện trò cho khuây khỏa. Nghe nói ngươi nhìn thấu được nhiều chuyện, trẫm cũng có phần hiếu kỳ."
Kẻ kia cẩn trọng chắp tay từ tốn nói: "Dám hỏi Hoàng thượng gặp phải chuyện gì? Có thể kể bần đạo nghe chăng?"
Chu Hậu Thông từ từ nói: "Hoàng trưởng tử của trẫm vừa qua đời ít hôm, ái phi đang mang thai tháng trước cũng gặp tai nạn trên đường đi am tự, lại thêm dưới dân gian cũng nhiều chuyện thị phi." Vừa nói hắn vừa thở dài mệt mỏi.
Hứa Quản gương mặt vốn đạm nhiên, nghe câu nói ấy thì mặt hơi biến sắc, có phần trở nên hơi nghi ngờ. Y thuận miệng sai người mang đến một chiếc chiếu, trải ra trước nền hậu điện Càn Thanh cung. Sau đó, liền lấy ra từ trong đồ nghề mấy đồng âm dương, xóc lâu rồi đổ lên đĩa nhỏ, mỗi tay một việc, nhìn vô cùng thạo nghề. Nhìn kỹ mấy đồng trên đĩa, y liền nói: "Khi nãy, Hoàng thượng nói với bần đạo người có một Hoàng tử?"
"Phải, nhưng hoàng tử vừa hoăng thệ hôm trước."
Hứa Quản chau mày nói với Hoàng đế: "Chứ không phải là một hoàng nữ sao?"
Chu Hậu Thông cười trừ: "Đạo sĩ nhầm, trẫm từ lúc đăng cơ mới chỉ có một hoàng tử, hậu cung cũng chưa có ai hạ sinh công chúa."
Kẻ kia thản nhiên hỏi: "Thật sao? Hành đạo bao nhiêu năm, lẽ nào bần đạo lại nhầm lẫn?"
"Có lẽ vậy, trẫm chỉ mới có một hài nhi là Tái Cơ đã qua đời hôm trước mà thôi."
Gương mặt Hứa Quản vẫn còn nhiều nỗi nghi hoặc song y liền đổi sang chuyện khác: "Hoàng thượng tích trữ phiền muộn quá lâu, cho nên tâm cũng không thanh tịnh. Hơn nữa cung cấm là nơi xô bồ, lắm chuyện thị phi, do đó Hoàng thượng không thể buông bỏ để quay về với nội tâm tĩnh tại mà theo đạo giáo được. Thế nên bần đạo chỉ có thể giúp Hoàng thượng tu dưỡng để thân thể khỏe mạnh, cường tráng, phần nào giúp tâm trạng người tốt lên."
Chu Hậu Thông gật đầu miễn cưỡng: "Như vậy cũng được, cái trẫm muốn là vơi bớt những chấp niệm để sống trở lại bình thường."
Hứa Quản nói: "Hoàng thượng, theo như bần đạo thấy, Hoàng thượng bị tình yêu ràng buộc, muốn buông bỏ có lẽ sẽ chỉ là miễn cưỡng mà thôi. Đạo giáo cốt nhất là sự thả lỏng tự nhiên, nhưng bần đạo nghĩ Hoàng thượng sẽ thấy khó khăn. Người càng nhắc mình quên đi, chắc chắn sẽ càng khó mà quên đi được."
"Vậy trẫm phải làm sao?" Chu Hậu Thông bất lực hỏi.
Hứa Quản đáp: "Bần đạo sẽ thường xuyên đến giúp Hoàng thượng tu dưỡng thân thể. Xưa nay thân và tâm luôn theo sát nhau, thân khỏe thì tâm cũng tốt hơn. Nhưng những vết thương trong tâm, không có bất cứ phương thuốc nào có thể trị hoàn toàn được. Muốn quên đi cái cũ, chi bằng tìm đến cái mới, Hoàng thượng sao không thử xem?"
Chu Hậu Thông trầm mặc.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook