Mẹ Chồng Nàng Dâu
-
Chương 27: Thịt quá hạn ở chợ tự do
Edit: Sakura
Beta: Vi Vi
Mẹ chồng cứ quanh quẩn chỗ bán vải ở chợ tự do rất lâu, một lòng một dạ muốn tìm mấy tấm vải để may quần áo cho cháu trai. Lúc ở quê, mẹ chồng làm quần áo cho trẻ con toàn dùng vải xanh đỏ đậm. Nhưng lạ là ở đây không có một mảnh nào cả, vải màu sáng sủa hầu như đều nhạt màu, nếu để làm quần áo cho trẻ con không những dễ bẩn mà lúc đứa trẻ đi tè thì cũng bị ố vàng không giặt sạch được, không muốn! Vải màu đậm nếu không phải là xám thì là đen, nếu không thì là màu cà phê, trẻ con mặc không hợp, nhìn không đẹp mắt, không muốn! Chỉ như vậy mẹ chồng nhìn chung quanh không phải ngại màu trắng mộc mạc thì ngại màu nhạt, không vừa ý mảnh vải nào cả.
Người bán vải hỏi bà rốt cục bà muốn loại nào, bà nói cho người ta biết, người ta trả lời bà: “Bà ơi, bà lạc hậu quá rồi, bây giờ ai còn dùng vải đó nữa, loại bà muốn đã lỗi thời rồi.”
Mẹ chồng lắc đầu một cái, thì thầm trong lòng: Cô không có thì liền nói người ta lỗi thời, hừ, tôi còn không biết cách mua bán của mấy người chắc?
Bà Trương ở bên cạnh nghe thấy yêu cầu của mẹ chồng thì nói với bà: “Nếu bà không ngại xa, thì đợi mấy hôm nữa ngồi xe buýt đi chợ ở ngoại ô, chắc nơi đó có vải thời xưa bà muốn.”
“Hả, đi xa thế, tôi không đi.” Thím Lý không đợi mẹ chồng trả lời thì đã cướp lời trước, bà không muốn hạ thấp thân phận người thành phố của mình, trong mắt bà thùng rác trên đường thành phố còn cao cấp hơn ở quê.
Nhưng mẹ chồng rất có hứng, kéo bà Trương rồi nói: “Tôi đi cùng với bà. Ngày mai tôi đi luôn.”
Bà Trương cười nói: “Đừng vội đừng vội, chờ tôi về kiểm tra lại lịch đã, không phải ngày nào cũng họp chợ, phải thấy ba thấy tám mới họp.”
Lúc trở về nhà mẹ chồng giục cha chồng đi xem lịch xem khi nào thấy ba thấy tám. Cha chồng vén tờ lịch lên nhìn, hôm nay chính là mùng tám, nếu muốn đi chợ phải chờ năm ngày nữa đến mười ba mới họp chợ. Mẹ chồng không nổi giận mà vừa tính thời gian vừa nói chuyện với cha chồng về thu hoạch lớn của hôm nay – đồ tươi lại rẻ ở chợ tự do. Mẹ chồng đã quyết định, sau này đều mua ở chợ tự do, rẻ đồng nào hay đồng ấy.
Hôm sau, mẹ chồng hẹn bà Trương đi chợ tự do, bà cũng rủ cả thím Lý nhưng thím Lý ngại đường xa nên không chịu đi. Vì thế chỉ có hai người bà và bà Trương. Chợ tự do cách siêu thị tiểu khu khá xa nhưng bà Trương đã đi quen nhiều năm nên không thấy gì, còn mẹ chồng thì lúc còn ở quê đi đi lại lại có khi còn xa hơn quãng đường này nên cũng không ngại. Hai người cười cười nói nói bất tri bất giác cũng đã tới.
Hôm qua mẹ chồng chỉ để ý đến vải nên cũng chưa nhìn kỹ chợ lắm, lúc này mới bắt đầu đi dạo từ các sạp thức ăn ở cổng, chợ rất rộng, hai bà đi cả buổi mới hết. Mắt thấy mặt trời lên cao rồi nên mẹ chồng mới giật mình sắp muộn giờ nấu cơm, bà bối rối vô cùng.
Bà Trương thấy thế nhắc nhở bà: “Hay là bà học tôi, mua thức ăn sẵn ở đây mang về nhà xào nóng lên là được.”
Mẹ chồng nghe thấy thế thì mừng rỡ, kéo bà Trương đến cửa hàng bán đồ ăn chín. Vốn chỉ định mua ít món nguội thôi nhưng mẹ chồng thấy chỗ này có cả các loại thịt kho thì muốn mua về, lúc về nhà không cần nấu nữa. Nhưng hỏi mấy quán thì quán nào cũng đắt, đắt hơn mua thịt sống về làm rất nhiều. Mẹ chồng đang do dự thì bà chủ quán nói: “Chỗ tôi còn dư một ít từ hôm qua, nếu bà không ngại thì bán rẻ cho bà. ” Mẹ chồng nghe thấy thế thì vui vẻ gật đầu liên tục, dứt khoát mua hết sạch, tiện thể còn mặc cả chủ quán giảm thêm mấy đồng nữa.
Buổi trưa Hân Hân nhìn thấy trên bàn ăn có thịt kho nên rất ngạc nhiên, hỏi một câu thì mẹ chồng vui vẻ nói cho cô biết rằng mua ở chợ tự do, vừa rẻ vừa lợi, Hân Hân cầm đũa gắp lên thì ngửi thấy mùi vị lạ lạ, không chịu ăn nữa. Ngược lại Mộc Nam ăn rất ngon khiến cho mẹ chồng vui mừng. Đáng tiếc ngày vui ngắn ngủi, buổi tối Mộc Nam đau bụng, Hân Hân nghi ngờ do thịt bị hỏng, mẹ chồng cứng đầu nói mình cũng ăn mà sao không sao cả? Mộc Nam sợ hai mẹ con lại cãi nhau thì nói láo là buổi chiều ở cơ quan mình uống đồ lạnh, có thể do đồ uống quá lạnh. Lúc này Hân Hân mới bĩu môi đi về phòng. Thấy Hân Hân đi rồi Mộc Nam mới dặn mẹ chồng mau vất số thịt còn lại đi, mẹ chồng còn muốn cãi thì Mộc Nam nói: “Buổi chiều con có ăn uống gì lạnh đâu. Sợ mẹ và vợ con lại cãi nhau nên mới nói như thế. Tám chín phần là thịt kia có vấn đề, mẹ nhanh chóng vất đi đi.”
Mẹ chồng miễn cưỡng đồng ý nhưng trong lòng vẫn không phục, nhìn miếng thịt to ngon như thế sao nỡ vất đi được chứ? Bà thấy Mộc Nam về phòng rồi thì len lén ăn hết. Đến nửa đêm, mẹ chồng thấy bụng quặn đau, nhanh chóng đi nhà vệ sinh nhưng vẫn còn đau bụng, bụng quằn quại đi tiêu chảy bốn năm lần rồi mà vẫn đau đứt quãng. Bố chồng sốt ruột gọi Mộc Nam dậy tìm thuốc điều trị viêm ruột cấp tính cho bà thì mới đỡ hơn. Trong lòng mẹ chồng đã biết rõ miếng thịt kia đang làm khổ mình nhưng không dám nói ra, chỉ cố nhịn bụng đau thầm mắng người bán thịt lòng lang dạ sói.
May mà mẹ chồng vốn khỏe khoắn cộng thêm tác dụng của thuốc nên qua một đêm bà đã khỏe hơn rồi. Nhưng dù sao đã lớn tuổi nên buổi sáng vẫn còn hơi choáng.
Ban đêm Hân Hân nghe thấy tiếng mẹ chồng dậy thì cũng đoán ra do thịt rồi. Cô nghĩ: Lần này do mình ngửi thấy mùi lạ lạ nên không ăn, nếu lần sau mẹ chồng còn mua loại này về thì làm cách nào đây? Chắc gì mọi người sẽ không xảy ra chuyện bởi vì ăn như thế chứ. Nhưng qua thời gian sống chung này thì cô cũng biết bà già này ghét người khác nhúng tay vào chuyện của bà, người ta còn chưa nói xong thì bà đã sửng cồ lên rồi, xem ra phải đi đường vòng cứu nước. Cho nên sáng sớm thức dậy Hân Hân kéo Mộc Nam nói: “Đồ ở chợ tự do không được kiểm nghiệm chất lượng, nhiều hàng giả, nhất là đồ ăn chín sao đảm bảo vệ sinh được. Anh bảo mẹ anh sau này đừng có mua đồ ở chỗ đó nữa có được không?” Mộc Nam cảm thấy mẹ chồng chạy ra chợ tự do mua đồ ăn thì quá xa lại vất vả nên hai người cùng nhau hợp tác. Cuối cùng Hân Hân còn đặc biệt dặn dò Mộc Nam đừng nói là do cô đề xuất. Lúc ăn sáng thì Mộc Nam chạy xuống phòng bếp nói với mẹ chồng.
Mặc dù mẹ chồng không đồng ý lắm nhưng thấy con trai lo lắng cho mình thì cảm thấy rất vui vẻ, bà kiên nhẫn nói với Mộc Nam: “Các con còn trẻ phải biết tiết kiệm chứ, ai biết sau này còn bao nhiêu chỗ phải cần tiền. Ngày xưa bố mẹ chỉ muốn bẻ một đồng làm hai nửa để tiêu, con xem các con bây giờ nhất là vợ con, nay một bộ mai một bộ quần áo, mua về có thấy nó mặc mấy lần đâu. Còn cái gì mà mua ở trên mạng, con bé này ấy à, ngồi trong chăn còn tiêu tiền, đúng là lạ thật đấy. Mặc dù mẹ mệt tí, đi xa một chút nhưng tiết kiệm được cho các con đồng nào hay đồng nấy.”
Mộc Nam khuyên bà: “bây giờ thời đại phát triển rồi, cách sống của mẹ đã không còn thích hợp nữa. Xã hội hiện nay, tiền dễ mất giá, hôm nay mẹ có một tệ nhưng có lẽ ngày mai ngay cả chín xu cũng không bằng, có thể tích không bằng kiếm. Con trai mẹ không thiếu mẹ hai đồng kia. Mẹ vui vẻ khỏe mạnh tốt hơn bất thứ cái gì. Mẹ nghe con, đi siêu thị mua đồ đi.”
Mặc dù mẹ chồng không bị Mộc Nam thuyết phục nhưng nhìn thấy con trai hiếu thảo như thế thì không khăng khăng nữa, vả lại thím Lý không muốn đi chợ tự do với các bà nên mẹ chồng cũng khôi phục lại thói quen đi siêu thị mua thức ăn.
Hân Hân thấy rất an tâm, khen ngợi Mộc Nam lần này ra sức. Mộc Nam cũng rất vui, xem ra mình có vẻ biết khuyên người đấy chứ, hơn nữa mẹ cũng nể mặt mình, rất hiểu mình nha.
Beta: Vi Vi
Mẹ chồng cứ quanh quẩn chỗ bán vải ở chợ tự do rất lâu, một lòng một dạ muốn tìm mấy tấm vải để may quần áo cho cháu trai. Lúc ở quê, mẹ chồng làm quần áo cho trẻ con toàn dùng vải xanh đỏ đậm. Nhưng lạ là ở đây không có một mảnh nào cả, vải màu sáng sủa hầu như đều nhạt màu, nếu để làm quần áo cho trẻ con không những dễ bẩn mà lúc đứa trẻ đi tè thì cũng bị ố vàng không giặt sạch được, không muốn! Vải màu đậm nếu không phải là xám thì là đen, nếu không thì là màu cà phê, trẻ con mặc không hợp, nhìn không đẹp mắt, không muốn! Chỉ như vậy mẹ chồng nhìn chung quanh không phải ngại màu trắng mộc mạc thì ngại màu nhạt, không vừa ý mảnh vải nào cả.
Người bán vải hỏi bà rốt cục bà muốn loại nào, bà nói cho người ta biết, người ta trả lời bà: “Bà ơi, bà lạc hậu quá rồi, bây giờ ai còn dùng vải đó nữa, loại bà muốn đã lỗi thời rồi.”
Mẹ chồng lắc đầu một cái, thì thầm trong lòng: Cô không có thì liền nói người ta lỗi thời, hừ, tôi còn không biết cách mua bán của mấy người chắc?
Bà Trương ở bên cạnh nghe thấy yêu cầu của mẹ chồng thì nói với bà: “Nếu bà không ngại xa, thì đợi mấy hôm nữa ngồi xe buýt đi chợ ở ngoại ô, chắc nơi đó có vải thời xưa bà muốn.”
“Hả, đi xa thế, tôi không đi.” Thím Lý không đợi mẹ chồng trả lời thì đã cướp lời trước, bà không muốn hạ thấp thân phận người thành phố của mình, trong mắt bà thùng rác trên đường thành phố còn cao cấp hơn ở quê.
Nhưng mẹ chồng rất có hứng, kéo bà Trương rồi nói: “Tôi đi cùng với bà. Ngày mai tôi đi luôn.”
Bà Trương cười nói: “Đừng vội đừng vội, chờ tôi về kiểm tra lại lịch đã, không phải ngày nào cũng họp chợ, phải thấy ba thấy tám mới họp.”
Lúc trở về nhà mẹ chồng giục cha chồng đi xem lịch xem khi nào thấy ba thấy tám. Cha chồng vén tờ lịch lên nhìn, hôm nay chính là mùng tám, nếu muốn đi chợ phải chờ năm ngày nữa đến mười ba mới họp chợ. Mẹ chồng không nổi giận mà vừa tính thời gian vừa nói chuyện với cha chồng về thu hoạch lớn của hôm nay – đồ tươi lại rẻ ở chợ tự do. Mẹ chồng đã quyết định, sau này đều mua ở chợ tự do, rẻ đồng nào hay đồng ấy.
Hôm sau, mẹ chồng hẹn bà Trương đi chợ tự do, bà cũng rủ cả thím Lý nhưng thím Lý ngại đường xa nên không chịu đi. Vì thế chỉ có hai người bà và bà Trương. Chợ tự do cách siêu thị tiểu khu khá xa nhưng bà Trương đã đi quen nhiều năm nên không thấy gì, còn mẹ chồng thì lúc còn ở quê đi đi lại lại có khi còn xa hơn quãng đường này nên cũng không ngại. Hai người cười cười nói nói bất tri bất giác cũng đã tới.
Hôm qua mẹ chồng chỉ để ý đến vải nên cũng chưa nhìn kỹ chợ lắm, lúc này mới bắt đầu đi dạo từ các sạp thức ăn ở cổng, chợ rất rộng, hai bà đi cả buổi mới hết. Mắt thấy mặt trời lên cao rồi nên mẹ chồng mới giật mình sắp muộn giờ nấu cơm, bà bối rối vô cùng.
Bà Trương thấy thế nhắc nhở bà: “Hay là bà học tôi, mua thức ăn sẵn ở đây mang về nhà xào nóng lên là được.”
Mẹ chồng nghe thấy thế thì mừng rỡ, kéo bà Trương đến cửa hàng bán đồ ăn chín. Vốn chỉ định mua ít món nguội thôi nhưng mẹ chồng thấy chỗ này có cả các loại thịt kho thì muốn mua về, lúc về nhà không cần nấu nữa. Nhưng hỏi mấy quán thì quán nào cũng đắt, đắt hơn mua thịt sống về làm rất nhiều. Mẹ chồng đang do dự thì bà chủ quán nói: “Chỗ tôi còn dư một ít từ hôm qua, nếu bà không ngại thì bán rẻ cho bà. ” Mẹ chồng nghe thấy thế thì vui vẻ gật đầu liên tục, dứt khoát mua hết sạch, tiện thể còn mặc cả chủ quán giảm thêm mấy đồng nữa.
Buổi trưa Hân Hân nhìn thấy trên bàn ăn có thịt kho nên rất ngạc nhiên, hỏi một câu thì mẹ chồng vui vẻ nói cho cô biết rằng mua ở chợ tự do, vừa rẻ vừa lợi, Hân Hân cầm đũa gắp lên thì ngửi thấy mùi vị lạ lạ, không chịu ăn nữa. Ngược lại Mộc Nam ăn rất ngon khiến cho mẹ chồng vui mừng. Đáng tiếc ngày vui ngắn ngủi, buổi tối Mộc Nam đau bụng, Hân Hân nghi ngờ do thịt bị hỏng, mẹ chồng cứng đầu nói mình cũng ăn mà sao không sao cả? Mộc Nam sợ hai mẹ con lại cãi nhau thì nói láo là buổi chiều ở cơ quan mình uống đồ lạnh, có thể do đồ uống quá lạnh. Lúc này Hân Hân mới bĩu môi đi về phòng. Thấy Hân Hân đi rồi Mộc Nam mới dặn mẹ chồng mau vất số thịt còn lại đi, mẹ chồng còn muốn cãi thì Mộc Nam nói: “Buổi chiều con có ăn uống gì lạnh đâu. Sợ mẹ và vợ con lại cãi nhau nên mới nói như thế. Tám chín phần là thịt kia có vấn đề, mẹ nhanh chóng vất đi đi.”
Mẹ chồng miễn cưỡng đồng ý nhưng trong lòng vẫn không phục, nhìn miếng thịt to ngon như thế sao nỡ vất đi được chứ? Bà thấy Mộc Nam về phòng rồi thì len lén ăn hết. Đến nửa đêm, mẹ chồng thấy bụng quặn đau, nhanh chóng đi nhà vệ sinh nhưng vẫn còn đau bụng, bụng quằn quại đi tiêu chảy bốn năm lần rồi mà vẫn đau đứt quãng. Bố chồng sốt ruột gọi Mộc Nam dậy tìm thuốc điều trị viêm ruột cấp tính cho bà thì mới đỡ hơn. Trong lòng mẹ chồng đã biết rõ miếng thịt kia đang làm khổ mình nhưng không dám nói ra, chỉ cố nhịn bụng đau thầm mắng người bán thịt lòng lang dạ sói.
May mà mẹ chồng vốn khỏe khoắn cộng thêm tác dụng của thuốc nên qua một đêm bà đã khỏe hơn rồi. Nhưng dù sao đã lớn tuổi nên buổi sáng vẫn còn hơi choáng.
Ban đêm Hân Hân nghe thấy tiếng mẹ chồng dậy thì cũng đoán ra do thịt rồi. Cô nghĩ: Lần này do mình ngửi thấy mùi lạ lạ nên không ăn, nếu lần sau mẹ chồng còn mua loại này về thì làm cách nào đây? Chắc gì mọi người sẽ không xảy ra chuyện bởi vì ăn như thế chứ. Nhưng qua thời gian sống chung này thì cô cũng biết bà già này ghét người khác nhúng tay vào chuyện của bà, người ta còn chưa nói xong thì bà đã sửng cồ lên rồi, xem ra phải đi đường vòng cứu nước. Cho nên sáng sớm thức dậy Hân Hân kéo Mộc Nam nói: “Đồ ở chợ tự do không được kiểm nghiệm chất lượng, nhiều hàng giả, nhất là đồ ăn chín sao đảm bảo vệ sinh được. Anh bảo mẹ anh sau này đừng có mua đồ ở chỗ đó nữa có được không?” Mộc Nam cảm thấy mẹ chồng chạy ra chợ tự do mua đồ ăn thì quá xa lại vất vả nên hai người cùng nhau hợp tác. Cuối cùng Hân Hân còn đặc biệt dặn dò Mộc Nam đừng nói là do cô đề xuất. Lúc ăn sáng thì Mộc Nam chạy xuống phòng bếp nói với mẹ chồng.
Mặc dù mẹ chồng không đồng ý lắm nhưng thấy con trai lo lắng cho mình thì cảm thấy rất vui vẻ, bà kiên nhẫn nói với Mộc Nam: “Các con còn trẻ phải biết tiết kiệm chứ, ai biết sau này còn bao nhiêu chỗ phải cần tiền. Ngày xưa bố mẹ chỉ muốn bẻ một đồng làm hai nửa để tiêu, con xem các con bây giờ nhất là vợ con, nay một bộ mai một bộ quần áo, mua về có thấy nó mặc mấy lần đâu. Còn cái gì mà mua ở trên mạng, con bé này ấy à, ngồi trong chăn còn tiêu tiền, đúng là lạ thật đấy. Mặc dù mẹ mệt tí, đi xa một chút nhưng tiết kiệm được cho các con đồng nào hay đồng nấy.”
Mộc Nam khuyên bà: “bây giờ thời đại phát triển rồi, cách sống của mẹ đã không còn thích hợp nữa. Xã hội hiện nay, tiền dễ mất giá, hôm nay mẹ có một tệ nhưng có lẽ ngày mai ngay cả chín xu cũng không bằng, có thể tích không bằng kiếm. Con trai mẹ không thiếu mẹ hai đồng kia. Mẹ vui vẻ khỏe mạnh tốt hơn bất thứ cái gì. Mẹ nghe con, đi siêu thị mua đồ đi.”
Mặc dù mẹ chồng không bị Mộc Nam thuyết phục nhưng nhìn thấy con trai hiếu thảo như thế thì không khăng khăng nữa, vả lại thím Lý không muốn đi chợ tự do với các bà nên mẹ chồng cũng khôi phục lại thói quen đi siêu thị mua thức ăn.
Hân Hân thấy rất an tâm, khen ngợi Mộc Nam lần này ra sức. Mộc Nam cũng rất vui, xem ra mình có vẻ biết khuyên người đấy chứ, hơn nữa mẹ cũng nể mặt mình, rất hiểu mình nha.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook