Mật Mã Tây Tạng
Chương 82: Thủy tinh cung

Nếu như nói hồ nước trong lòng sông băng khi nãy là vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng, vậy thì thứ mà họ nhìn thấy lúc này đây, lại là một kỳ tích khác trong lịch sử kiến trúc của nhân loại, người xưa đã đục rỗng cả lòng sông băng, rồi dùng băng ấy xây nên một tòa cung điện khổng lồ. Không biết là người nào xây, xây vào thời nào, mà chỉ thấy cả tòa cung điện toát lên sự thánh khiết trang nghiêm, sừng sững lặng đứng giữa núi tuyết, dưới lòng sông băng, đợi chờ những người đến chứng kiến kỳ tích. Giờ đây, những nhân chứng ấy đã đến rồi, người nào người nấy thảy đều chấn động xen lẫn kinh hãi, hoàn toàn đắm chìm trong niềm kinh ngạc mừng vui bất ngờ ấy, trong lòng mỗi người trong đội leo núi đều ngập tràn những ngỡ ngàng, mừng vui và cả hoang mang nữa.

Trác Mộc Cường Ba thầm nhủ: Sự chờ đợi lặng lẽ ấy, phải chăng đã quá ngàn vạn năm? Có phải chúng ta đang thấy cung điện của thần thánh hay không?Là nền văn minh nào đã tạo dựng nên tòa cung điện này? Nó được xây ngay bên trên vực sâu thăm thẳm, ẩn giữ dòng sông băng vạn năm, chỉ riêng việc chọn địa điểm để xây dựng tòa cung điện này đã là một ý tưởng thiên tài rồi.Vừa có vẻ hư vô xa xăm của vườn treo Babylon, lại có khí phách anh hùng của Vạn Lý Trường Thành, thêm cả sự trang nhã cao quý của điện Pantheon, mà ta lại chỉ có thể dùng chữ để hình dung nó thôi, thì thật yếu ớt quá đi mất.Kết cấu này, có lẽ là cung điện của Tạng truyền Phật giáo rồi?" Cả tòa cung điện băng được bao bọc trong một vòng cung cột trụ, tượng trưng cho Thiết Vi Sơn 1, bốn phía đều có cửa, lấy hướng Đông làm chính phương, cung điện chia làm ba tầng, mỗi tầng mỗi khác, phân biệt rõ ràng, hình thành nên một cảnh quan kỳ dị dưới ánh sáng cầu vồng, trên cung điện có cung điện, trong lầu các lại có lầu các.

Nhạc Dương trăn trở: "Di tích huy hoàng nhường này, cơ hồ sức người không thể làm nổi, rốt cuộc là những người nào đã xây dựng nên nó vậy? Vả lại, bảo tàng bên trong điện đường này sớm đã bị vét sạch trơn rồi, có phải do tổ tiên của chú ấy làm không? Không, nhìn dạng thức ấy, cũng gần như sức người không thể thực hiện được đâu.quỷ phủ thần công". Chỉ có điều những tượng Phật trên bệ băng rực rỡ bảy màu ấy đều đã biến mất không tăm tích. Trên những khám thờ băng, khung băng, giá băng ở tầng hai, các điển tịch kinh văn pháp khí vốn phải được đặt ở đó cũng đều biến mất sạch trơn. Chỉ cần nhìn kích cỡ bệ tượng Phật, và cả những giá sách bằng băng kia nữa, cũng có thể khẳng định, những tượng Phật ấy nhất định không nhỏ, số lượng kinh văn chắn chắn không phải ít. Tất cả đều đã bị người ta mang đi rồi hay sao? Hay là tan chảy rồi? Mục nát thành tro bụi rồi? Điều này thì Nhạc Dương không sao biết được.

Lạt ma Á La ngắm nhìn kết cấu ba tầng của tòa cung điện, mỗi tầng sau khi được những ráng mây rực rỡ bảy màu trang hoàng, tạo hình dạng thức đều có điểm khác biệt, tầng dưới cùng là kết cấu kiểu Tây Tạng, tầng giữa là kết cấu kiểu chùa miếu kiểu Hán, tầng trên cùng lại là tạo hình của chùa chiền Ấn Độ cổ. Trong lòng ông chợt trào dâng lên một niềm khích động: "Đây là, đây là kết cấu Tam dạng tự điển hình mà, tòa băng cung này có lẽ được khởi công xây dựng vào thời kỳ đầu của vương triều Thổ Phồn, thời kỳ Tạng vương Tùng Tán Can Bố trị vì, băng cung, băng cung… lẽ nào…Nhìn đi, nhìn chúng đi, chúng lặng lẽ đứng ở chốn này đã có mấy trăm năm, thậm chí là hơn ngàn năm rồi, đây là kho báu Tuyết sơn chi thần ban tặng cho gia tộc chúng ta. Cương Nhật Phổ Bạc, ông muốn cháu phải thề, đây là lời thề mà mỗi người biết được bí mật này trong gia tộc chúng ta đều phải tuyên thệ…

Cương Nhật Phổ Bạc cao giọng nói: "Đúng thế, đây chính là bí mật mà tổ tiên tôi phát hiện được và bảo vệ bao đời nay, cũng chính là con đường duy nhất để vượt Đại băng xuyên. Không ai biết được tòa cung điện này do ai xây, xây lên từ thuở nào, tổ tiên chúng tôi chỉ cảm thán trước sự tinh diệu tuyệt trần của nó mà cho rằng đây là lễ vật trời cao ban tặng cho gia tộc chúng tôi, thế nên gia tộc phải đời đời bảo vệ."

Nhạc Dương nhìn tòa cung điện hùng vĩ nguy nga, đột nhiên quay sang hỏi đội trưởng Hồ Dương,

Đội trưởng Hồ Dương nói: "Ừm, trước tiên là bởi kết cấu kiến trúc của nó, cậu chú ý thấy không, những trụ cột này đều hơi nghiêng vào giữa, thêm vào đó cung điện cũng sử dụng mô thức đáy lớn đỉnh nhỏ, cả tòa cung điện tựa như một kim tự tháp trong lòng sông băng, khi sông băng xảy ra những biến hình rất nhỏ, cả tòa kim tự tháp này sẽ di động theo chứ không bị phá vỡ. Thứ nữa là loại hình của sông băng, khi sông băng bám vào sườn núi tuyết, trọng lực tự thân sẽ khiến nó chầm chậm lưu động như là thạch hoa quả vậy. Thế nhưng, nếu lưng chừng ngọn núi tuyết ấy lại bị sông băng xâm thực hay thiên nhiên hình thành một chỗ trũng hình cái thìa, vậy thì sông băng sẽ thành miếng thạch hoa quả bên trong thìa, chỉ cần hình dạng "cái thìa

giáo sư Phương Tân bổ sung, ông cầm cái đục băng, dùng hết sức lực toàn thân gõ lên mặt tường, chỉ thấy cái đục băng chuyên dụng bị hất văng ra, trên tường không hề có lấy một vệt xước. giáo sư Phương Tân nói:

Cương Nhật Phổ Bạc bước lên trước, trên vách băng ánh sáng nhiều màu rực rỡ như ngọc lưu ly, bên cạnh là một hàng pháp luân bằng băng cao chừng ba trượng 2, mặt bên pháp luân đều có ký hiệu Ung Trọng, Không hiểu anh ta đã chạm vào chỗ nào, những pháp luân cao đến hơn ba trượng kia đã từ từ chuyển động.

theo chuyển động chậm dần của pháp luân, cả toàn băng cung bỗng phát ra âm thanh của Mãng đồng, một loại khí cụ của Phật giáo dùng trong các nghi lễ, kế đó lại có tiếng đanh vang, nghe như chũm chọe, rồi cả tiếng trống cũng vang lên. Những âm thanh ấy tựa hồ hòa vào trong gió, như gần mà lại như xa, phiêu phiêu vô định, chừng như ở nơi xa xăm nào đó đang tiến hành một trường pháp sự của Phật gia hay nghi lễ của Bản giáo vậy.

Hòa theo tiếng nhạc lễ tôn giáo đến từ chốn hư không ấy, bốn cánh cửa băng cung cũng đồng loạt mở ra.

Không chỉ có vậy, cả phía bên trong tòa băng cung cũng xảy ra những biến hóa nghiêng trời lệch đất, đất bằng từ từ dâng cao, hình hành những bậc thang lên xống; một số bệ tượng Phật chìm xuống, để những bệ khác lớn hơn lại nhô lên. Lúc này tòa băng cung trông hệt như bên trong một công xưởng chế tác bằng băng vậy, vô số máy móc hoạt động liên tiếp không ngừng, phát ra đủ thứ âm thanh của các loại nhạc khí, đồng thời điều chỉnh biến hóa cả dáng mạo bên ngoài.

1 Có các tên gọi khác, là Thiết Luân Vi Sơn, Luân Vi Sơn, Kim Cương Sơn, Kim Cương Vi Sơn. Trong thế giới quan Phật giáo, Tu Di Sơn là trung tâm, có tám núi tám biển vây quanh, ngoài cùng là ngọn núi bằng sắt thép, gọi là Thiết Vi Sơn, tức là ngọn núi vây bọc cả bốn biển xung quanh Tu Di Sơn.

2 Trượng Trung Hoa = 3,33 mét.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương