Mật Mã Tây Tạng
-
Chương 117: Pháp sư Tháp Tây
Ngày hôm sau, một mình Trác Mộc Cường Ba đáp máy bay đến Thâm Quyến. Trương Lập và Ba Tang đưa Sean đến cơ sở huấn luyện.
Trong căn biệt thự độc thân của Vương Hựu, Trác Mộc Cường Ba chỉ gặp một mình anh ta. Gã có cảm giác, mấy ngày không gặp, Vương Hựu dường như đã gầy hơn chút nữa, trên bàn nước đặt một cái lọ nhỏ, không biết bên trong đựng thuốc hay kẹo.
Trác Mộc Cường Ba vào chủ đề chính luôn.
Vương Hựu vẫn giữ nụ cười nhã nhặn, nói:
Trác Mộc Cường Ba lắc đầu cảnh cáo:
Vương Hựu nói: Nói đoạn, anh ta khẽ nhắm mắt, thở dài: Tới đây, Vương Hựu quay sang nhìn Trác Mộc Cường Ba, nói tiếp:
Trác Mộc Cường Ba cầm hợp đồng lên, đọc lại thật kỹ. Điều khoản hợp đồng quy định rất tỉ mỉ, rõ ràng là có bàn tay của chuyên gia ngành luật nhúng vào, tổng cộng có ba điều kiện lớn. Thứ nhất, tấm gương đồng là tài sản của tổ tiên Vương Hựu để lại, bọn Trác Mộc Cường Ba mượn với mục đích nghiên cứu, Vương Hựu có quyền sở hữu tuyệt đối với tấm gương đó, có thể thu hồi bất cứ lúc nào; thứ hai, trong vòng sáu tháng kể từ ngày ký hợp đồng, Vương Hựu thuê Trác Mộc Cường Ba làm vệ sĩ riêng, yêu cầu một ngày hai mươi bốn tiếng không được rời khỏi anh ta, trong thời gian này, nếu Vương Hựu bị tổn thương hoặc xuất hiện tình trạng gì bất thường, Trác Mộc Cường Ba sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp luật rất lớn; thứ ba, là phần miễn trách, Vương Hựu tự nguyện tham gia đoàn lữ hành của Trác Mộc Cường Ba tổ chức, sau khi đoàn chính thức xuất phát, tất cả các hiểm nguy mà cá nhân Vương Hựu gặp phải đều không liên quan gì đến cả đoàn, đồng thời cũng miễn trừ trách nhiệm pháp luật của Trác Mộc Cường Ba do điều thứ hai quy định. Đọc Truyện Kiếm Hiệp Hay Nhất: http://qtruyen.net
Trác Mộc Cường Ba đọc xong bản hợp đồng, phản ứng đầu tiên là giật mình, tại sao Vương Hựu lại định ra kỳ hạn là sáu tháng, lẽ nào anh ta cũng biết tính mạng của gã không còn được bao lâu nữa? Nhưng gã không biểu hiện ra ngoài, ngược lại còn cười cười hỏi Vương Hựu: "Anh đưa ra bao nhiêu điều kiện như vậy, quy ra chỉ có ba nội dung này, nhưng tôi còn mấy điểm cần hỏi cho rõ đã. Tại sao phải ràng buộc tôi và anh lại với nhau như thế? Tại sao anh chỉ đề ra kỳ hạn có sáu tháng? Nếu trong sáu tháng chúng tôi vẫn chưa tìm được đường đến đó thì sao? Nếu tôi không tham gia đoàn tìm kiếm đó thì như thế nào? Thế chẳng phải anh mang giỏ tre đi gánh nước hay sao?"
Vương Hựu nói: "Những bí mật thương mại này tôi vốn có thể không tiết lộ với anh, nhưng nói cho anh biết cũng không vấn đề gì. Thực ra chỉ cần ba tháng là đủ để thực hiện tất cả các nghiên cứu đối với tấm gương đồng ấy rồi, tôi cho các anh thời gian gấp đôi, là để các anh có thêm phần linh động, nếu sáu tháng mà các anh vẫn chưa thể tìm được đầu mối gì từ tấm gương ấy, tôi nghĩ có cho thêm sáu tháng nữa, các anh cũng chẳng làm được gì đâu, tôi sẽ mời các chuyên gia khác đến nghiên cứu tấm gương ấy, quan hệ hợp tác chấm dứt. Còn vì sao tôi yêu cầu Trác Mộc Cường Ba tiên sinh ở bên cạnh tôi à? Tôi nghĩ, nếu chính anh cũng có thể buông bỏ, thì tôi cũng nên buông bỏ chuyện này đi được rồi." Nóiđoạn, anh ta nhoẻn miệng cười nhìn Trác Mộc Cường Ba, điệu bộ như thể muốn nói, lần đàm phán này anh thua là cái chắc rồi.
Nét mặt Trác Mộc Cường Ba kín bưng, gã chỉ hờ hững nói:
Vương Hựu lại cười cười:
Trác Mộc Cường Ba gật gật đầu, nói:
Vương Hựu gật đầu nói:
cuối cùng Trác Mộc Cường Ba vẫn quyết định thử thăm dò một phen. Lần đầu tiên gã gặp lại Vương Hựu chẳng phải cũng ở trong bệnh viện đấy hay sao.
Vương Hựu ung dung cầm lọ thuốc lên, nói với Trác Mộc Cường Ba:
Trác Mộc Cường Ba nuốt đầy một bụng tức, cầm bút ký vào bản hợp đồng.
Vương Hựu làm xong mọi công tác chuẩn bị, hôm sau liền mang theo chiếc gương đồng cùng Trác Mộc Cường Ba trở về Tây Tạng. Giáo sư Phương Tân lập tức liên hệ với các chuyên gia trong giới học thuật để tiến hành nghiên cứu kỹ chiếc gương, gọi Vương Hựu đến hỏi han, đồng thời giới thiệu với Trác Mộc Cường Ba một vị pháp sư mới. Ông này cũng ở trong tôn giáo của pháp sư Á La, đến đây để trợ giúp họ, tên là Tháp Tây.
Pháp sư Tháp Tây thoạt nhìn chỉ khoảng chưa đến năm mươi. Nhưng Trác Mộc Cường Ba đoán, chỉ e vị pháp sư này còn cao tuổi hơn cả pháp sư Á La, vì ông có một đôi mắt như thể nhìn thấu sự đời, thoạt trông có vẻ mờ đục, nhưng lại thấp thoáng lộ ra tinh quang sáng ngời. Trác Mộc Cường Ba lịch duyệt đã lâu, gặp vô số người, nhưng cũng chỉ nhìn thấy ánh mắt ấy ở duy nhất một người, đó chính là cha gã. Gã cũng không hiểu sao thầy giáo lại nôn nóng muốn mình gặp mặt vị pháp sư Tháp Tây này như thế.
pháp sư Tháp Tây thân thiết nói.
Trác Mộc Cường Ba dường như sực nhớ ra điều gì đó, kinh ngạc thốt lên:
Pháp sư Tháp Tây mỉm cười không nói, đưa tay bắt mạch cho Trác Mộc Cường Ba. Bỗng ông biến sắc mặt, nói: Ông đột nhiên nghiêm nét mặt hỏi Trác Mộc Cường Ba:
Trác Mộc Cường Ba chỉ thấy giọng nói của pháp sư Tháp Tây hết sức rõ ràng, nghe như rót vào tai, còn giáo sư Phương Tân lại dường như không hề nghe thấy. Nhìn ánh mắt cảnh giác đảo khắp xung quanh của pháp sư Tháp Tây, gã lập tức có phản ứng. Ban đầu, để Lữ Cánh Nam mang cuốn sổ do pháp sư Á La viết cho gã, đồng thời cũng để cô truyền dạy phương thức hô hấp, chính là nhằm ứng phó với cục diện này đây.
Trác Mộc Cường Ba vẫn còn chưa trả lời, pháp sư Tháp Tây lại đã lên tiếng:
Nhìn vẻ mặt nghiêm nghị của pháp sư Tháp Tây, giáo sư Phương Tân lo lắng hỏi:
Pháp sư Tháp Tây mỉm cười đáp:
Trong phòng, pháp sư Tháp Tây bảo Trác Mộc Cường Ba nằm lên giường, bấm lên cổ tay gã, hồi lâu không nói gì.
Thấy không có người, Trác Mộc Cường Ba vội trả lời, nói xong đã thấy tai mình nóng bừng lên.
Pháp sư Tháp Tây chau mày nói:
Hai tay pháp sư Tháp Tây nắm chặt hai cổ tay Trác Mộc Cường Ba, mắt nhắm lại, tựa hồ như đang cảm nhận những biến hóa vi tế nhất, ông lẩm bẩm: Pháp sư Tháp Tây mở mắt ra nói:
Trác Mộc Cường Ba thành thực đáp.
Pháp sư Tháp Tây lướt tay dọc theo mạch trên cánh tay gã, nói: "Lấy ví dụ thế này, thân thể con người giống như một ang nước, máu và các chất dịch khác là cá ở trong nước ấy. Hàng ngày, cậu ăn cậu uống cậu hít thở, chính là bỏ thức ăn cá vào ang nước, và thay nước sạch trong ang. Các thứ bài tiết ra, bao gồm cả mồ hôi và hơi thở, chính là nước bẩn trong ang được đổ đi. Mỗi một động tác của cậu, kể cả là động tác cơ bản như chớp mắt, cũng đều là tiêu hao một phần nước trong ang. Nước này, chính là do lũ cá đó vận chuyển đi. Mỗi ngày, số thức ăn một người ăn vào là có hạn, vì vậy nước ở trong ang cũng có hạn, số lượng cá trong đó cũng có hạn, bởi thế, các động tác và năng lực bộc phát của con người cũng có hạn. Nước, cá, thêm nước mới và đổ nước bẩn đi, bốn thứ này thiếu một cũng không được, đồng thời nhất thiết phải luôn giữ ở một trạng thái cân bằng nào đó, một khi để mất sự cân bằng này, thân thể người ta sẽ xuất hiện vấn đề."
Pháp sư Tháp Tây bảo Trác Mộc Cường Ba nằm ngửa, giơ cao hai cánh tay lên, rồi lại sờ đến gót chân gã, nói: "Năng lượng cần để thân thể thực hiện các động tác, là do lũ cá ấy cung cấp, nhưng ở đây có một điều kiện, khi nước trong ang không đủ để lũ cá ấy có thể hoạt động, chúng sẽ không đưa nước đến cho cơ thể hoạt động nữa, đây chính là hiện tượng kiệt sức, dùng hết sức mà mọi người vẫn nói. Còn phương pháp hô hấp này của cậu, gần giống như là mở thêm một cửa van bên trong ang nước, có thể trực tiếp đưa nước đến các cơ bắp, không cần nhờ lũ cá nữa, bởi vậy, cậu có thể sở hữu sức mạnh cực lớn trong một thời gian ngắn, nhưng nước trong ang có hạn, nếu các cơ bắp dùng hết rồi, lũ cá trong ấy còn sống được hay sao?"
Trác Mộc Cường Ba cuối cùng cũng hiểu được một chút về tình trạng cơ thể mình lúc từ Moscow trở về. Như vậy cũng có nghĩa là phương pháp hô hấp của gã hiện thời có thể kích phát toàn bộ tiềm lực của cơ thể, thậm chí là bất chấp bên trong thân thể ấy có như thế nào. Nếu chẳng phải gã và Ba Tang bị người mặc áo măng tô đen kia đánh bỏ chạy, chỉ sợ cứ tiếp tục đánh mãi như thế, cuối cùng chắc sẽ kiệt lực mà chết mất.
Pháp sư Tháp Tây tiếp tục nói: "Còn luân xa hay mạch luân, lại là một kiểu van khác. Nó là đường hầm nối liền cơ thể với thế giới bên ngoài, tác dụng của nó giống như là việc cậu ăn uống vậy, cung cấp cho cơ thể thêm nhiều nước sạch, càng mở nhiều luân xa, lượng nước đổ vào càng nhiều, chỉ khi nào lượng nước đổ vào và lượng nước chảy ra giữ ở mức cân bằng, môi trường bên trong cơ thể cậu mới giữ được trạng thái cân bằng. Giải thích như vậy cậu đã hiểu chưa vậy, Cường Ba thiếu gia?"
pháp sư Tháp Tây bóp vào hai bên eo Trác Mộc Cường Ba, thở dài nói:
Pháp sư Tháp Tây vừa cười khổ vừa lắc đầu, cởi bỏ áo ngoài ra, bên trong không ngờ còn mặc lót một chiếc áo da mềm nữa, cởi chiếc áo da ấy ra, thấy bên trong xếp đủ các loại dụng cụ y khoa.
Trác Mộc Cường Ba nhìn những dụng cụ kỳ quái mà mình không thể gọi tên ra ấy, trong lòng không khỏi hơi lo lắng, cất tiếng hỏi:
Pháp sư Tháp Tây nhón lên một cây kim bạc, không để ý đến câu hỏi của Trác Mộc Cường Ba, vừa châm vào da thịt gã vừa nói:
Trác Mộc Cường Ba vẫn tiếp tục truy vấn:
Pháp sư Tháp Tây ngắt lời:
Trác Mộc Cường Ba lập tức cứng họng. Đúng vậy, pháp sư Á La đã từng nói với gã, những người không thông qua được khảo hạch thử nghiệm của Mật tu giả sẽ tuyệt đối không được họ thừa nhận, pháp sư Tháp Tây không truy cứu xem phương pháp hô hấp này gã học từ đâu đã là nương tình lắm rồi.
Pháp sư Tháp Tây dường như cũng không muốn dùng dằng mãi ở vấn đề ấy, lại nói:
Pháp sư Tháp Tây lại kiểm tra khắp người Trác Mộc Cường Ba một lượt nữa, có điều lần này không phải lần theo các kinh mạch, mà giống với phương pháp của Tây y hơn.
Trác Mộc Cường Ba cũng lựa theo lời pháp sư Tháp Tây, hỏi:
Pháp sư Tháp Tây điềm đạm nói:
Trác Mộc Cường Ba kinh ngạc kêu lên:
Pháp sư Tháp Tây vừa bắt mạch, vừa nói: "Chuyện này liên quan đến lịch sử phát nguyên và phân kỳ của y học. Giới y học xưa nay vẫn cho rằng, thủy tổ của Trung y, chính là Kỳ Bá, người đã đối thoại với Hoàng đế trong Hoàng đế Nội kinh, còn thủy tổ của Tây y, là một nhà triết học tên là Hippocrates. Quan điểm của Trung y là kim, thủy, mộc, hỏa, thổ, kinh mạch và thiên địa nhân hòa, còn quan điểm của Tây y thời bấy giờ là nước, lửa, gió, đất; hai quan điểm này hết sức tương đồng, thậm chí có thể nói là tương thông với nhau, còn có học giả nêu giả thuyết rằng, thủy tổ Trung y Kỳ Bá và thủy tổ Tây y Hippocrates, kỳ thực chính là một người. Hai cái tên này phát âm cũng khá giống nhau, có phải vậykhông?"
Trác Mộc Cường Ba đáp một tiếng. Không ngờ Trung y, Tây y lại có đoạn lịch sử phát nguyên như thế này, cũng không ngờ lý luận học thuật của Tây y lại tương đồng với Trung y đến thế, vậy tại sao Tây y ngày nay lại trở nên hoàn toàn khác hẳn với Trung y chứ?
Chỉ nghe pháp sư Tháp Tây tiếp tục nói: "Tại sao trong y học hiện đại, Trung y và Tây y lại xuất hiện sự phân hóa lớn như vậy, muốn giải thích điều này, cần phải bắt đầu từ tư tưởng triết học của Trung Quốc và phương Tây. Hệ thống tư tưởng triết học châu Á chúng ta lấy khái niệm nhân văn làm chủ đạo, chú trọng đến kết quả; còn hệ thống triết học phương Tây lại lấy logic làm chủ đạo, chú trọng đến mối quan hệ tương hỗ. Về điểm này, có thể nhận ra từ các tín ngưỡng tôn giáo và những câu chuyện thần thoại truyền thuyết. Đại đa số các vị thần của Trung Quốc đều tồn tại độc lập, mỗi vị đều có lãnh địa và phạm vi phụ trách riêng; còn thần thoại phương Tây lại chú trọng đến sự truyền thừa, ai là con của ai, ai kết hôn với ai, con đường truyền thừa của họ hết sức rõ ràng rành mạch. Khi đem những khái niệm triết học khác nhau ấy vận dụng vào y học, sẽ tạo ra những phương hướng phát triển khác nhau thôi."
Pháp sư Tháp Tây bảo Trác Mộc Cường Ba lật người lại, sờ nắn các đường kinh mạch trên sống lưng gã, rồi nói tiếp: "Y học phương Đông chúng ta, chủ yếu coi trọng nghiên cứu xem thuốc nào trị được bệnh nào, từ thời Thần Nông nếm bách thảo, những dược phương đó đều là kết luận dựa trên cơ sở thử nghiệm cả trăm ngàn lần của những người đi trước, còn những vấn đề như giữa những loại thuốc đó đã nảy sinh phản ứng hóa học như thế nào, hoạt động trong cơ thể người ra làm sao, cổ nhân của chúng ta đều không quan tâm đến. Còn y học phương Tây lại khác, khi họ phát hiện ra một loại thuốc nào đó trị được bệnh, họ sẽ dùng đủ trăm phương ngàn kế để tìm hiểu xem sau khi loại thuốc ấy đi vào cơ thể, nó sẽ tác dụng ở vị trí nào, có tác dụng như thế nào, được cơ quan nào trong cơ thể hấp thu, vân vân. Vì vậy, y học phương Tây lấy môn giải phẫu học làm cơ sở, đồng thời tiếp tục phát triển trên cơ sở này, coi trọng nhất là quan hệ nhân quả, còn y học phương Đông chúng ta lại là sự tiếp diễn của môn nghiên cứu về kinh lạc ngũ hành, chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thực chất và thử nghiệm. Nói một cách nghiêm khắc, Trung y coi nặng thử nghiệm và kết quả, còn Tây y lại xem trọng thử nghiệm và quá trình biến hóa để dẫn đến kết quả đó, cả hai quan điểm y học này đều chưa hoàn thiện, hoặc có thể nói là đi theo hai hướng cực đoan. Trung y cứ tiếp tục phát triển như vậy, sẽ trở thành một nền y học chỉ biết là thế, mà không thể giải thích tại sao lại như thế; còn Tây y, lại bị quan hệ logic làm giới hạn tư duy, khiến các nhà y học phương Tây không thể tiến hành những thử nghiệm y học thoải mái trên phạm vi rộng khắp. Phải biết là, rất nhiều thứ được cổ nhân phát minh hoặc phát hiện, đều là đem các yếu tố khác nhau hòa trộn lẫn lộn, rồi sau ngẫu nhiên phát hiện ra. Nhưng khoa học hiện đại lại chỉ dùng một câu, nói đây là phương pháp thử nghiệm không khoa học, rồi hoàn toàn phủ nhận."
Trác Mộc Cường Ba nằm sấp trên giường, nói:
Pháp sư Tháp Tây mỉm cười nói: "Đó chính là quan điểm mới mà một số nhà y học đã đề ra trong những năm gần đây, gọi là Trung Tây y đại nhất thống. Hiện giờ ở trong nước đã có rất nhiều trường đại học mở khoa Trung Tây y tổng hợp rồi, đồng thời cũng xuất hiện cả bệnh viện Trung Tây y kết hợp. Quan điểm này chính là vận dụng những điểm khác nhau giữa hai trường phái y học bổ sung tương trợ lẫn nhau, để đạt tới mục đích cải thiện sức khỏe, trị lành cho người bệnh. Mà y học của dân tộc Tạng thuở xa xưa, sở dĩ có những mặt tiên tiến hơn y học hiện đại, chính là nằm ở quan điểm Trung Tây y kết hợp này."
Trác Mộc Cường Ba ngẩn người ra:
Pháp sư Tháp Tây lại giải thích: "Trung y vốn cũng có ngành giải phẫu học, ngay cả trong Hoàng đế Nội kinh cũng có tri thức về giải phẫu, chỉ là về sau chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho gia cùng sự thống trị của chế độ phong kiến, giải phẫu bị phán xét là hành vi cực kỳ vô đạo đức, vô luân lý, vì vậy đã bị cấm chỉ. Còn y học phương Tây thì bị hoàn cảnh và giai cấp thống trị kìm hãm, phát triển còn chậm hơn cả Trung y, mãi cho đến thời kỳ Phục hưng, mới đạt được một bước tiến dài. Nói ra lại phải cảm ơn người Tạng cổ xưa, bằng không cũng không biết y học phương Tây lạc hậu tới mức độ nào nữa. Giai đoạn trước thời kỳ Phục hưng, được gọi là một nghìn năm đen tối trong lịch sử y học phương Tây, y học phương Tây dừng lại ở giai đoạn nguyên thủy nhất, không những không phát triển, mà còn xuất hiện dấu hiệu thụt lùi nữa. Về Trung y, vì tính hữu hạn của việc tích lũy kinh nghiệm, nên chỉ phát triển đến một trình độ nhất định thì ngừng lại không tiến lên nữa, đồng thời chế độ truyền thừa theo gia tộc cũng khiến rất nhiều kết quả thử nghiệm bị thất truyền. Bởi thế, đến cuối thời nhà Minh, sự phát triển của Trung y đã không theo kịp y học phương Tây nữa rồi. Còn quan điểm Trung Tây y đại nhất thống mới được đưa ra khoảng gần hai ba chục năm nay, cũng có nghĩa là, Trung Tây y kết hợp trong y học hiện đại mới chỉ phát triển có khoảng hai ba chục năm nay. Nhưng tổ tiên dân tộc Tạng chúng ta thì từ thời Tùng Tán Can Bố đã bắt đầu phát triển Trung Tây y kết hợp rồi, kéo dài mãi cho đến khi vương triều Thổ Phồn sụp đổ. Mấy trăm năm phát triển đó, đã khiến thành tựu y học thời bấy giờ, xét về một số phương diện còn cao hơn trình độ y học hiện đại ngày nay nhiều."
Pháp sư Tháp Tây đã kiểm tra xong toàn bộ cơ thể Trác Mộc Cường Ba, ra hiệu cho gã có thể ngồi lên được, rồi giải thích thêm: "Văn Thành công chúa vào đất Tạng, mang theo các kỹ thuật chữa trị trong thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Trung y. Đồng thời, cả Bản giáo lẫn Mật giáo đều có rất nhiều nghi thức thần bí, xét về một khía cạnh nào đó, đã thúc đẩy sự phát triển của giải phẫu học, vi sinh vật học, sinh lý hóa học, dược tễ học và nhiều môn khoa học ứng dụng trong ngành y khác, cuối cùng đã hình thành nên một nền y học Tây Tạng đặc sắc. Kỳ thực, y học Tây Tạng hoàn toàn có thể được gọi là nguyên mẫu ban đầu của Trung Tây y kết hợp. Đáng quý hơn nữa là, những thử nghiệm y học cùng với kếtquả của chúng đều được bảo tồn dưới hình thức điển tịch của tôn giáo, vì vậy không giống như lối truyền thừa trong gia tộc của Trung y, nếu gia tộc bị tàn lụi, những kiến thức ấy cũng dần mai một theo thời gian."
Nhìn ánh mắt nghi hoặc của Trác Mộc Cường Ba, pháp sư Tháp Tây liền nói tiếp: "Thế nhưng, vì sự sụp đổ của vương triều Thổ Phồn, cùng với giai đoạn chiến loạn kéo dài sau đó, hầu hết các điển tịch ấy đều không thoát khỏi số phận bị hủy hoại, chỉ còn lại một số ít phục tàng vẫn còn được tồn lưu, vì thế y học Tây Tạng ngày nay chủ yếu vẫn là nền Trung y có nét đặc sắc của địa phương. Nhưng y học thời đó rốt cuộc đã đạt tới trình độ nào, ngày nay chúng ta không thể đoán định được, tôi chỉ biết trong các ghi chép ở Đôn Hoàng đã từng xuất hiện phẫu thuật ngoại khoa não, còn phẫu thuật đục thủy tinh thể mà ngày nay đã phổ cập rộng khắp thì từ thời vương triều Thổ Phồn đã phát triển thành thục lắm rồi; ngoài ra còn rất nhiều thành tựu về kinh mạch, kết hợp một cách hoàn mỹ luận thuyết về huyệt vị và giải phẫu học của Tây y với nhau, hình thành rất nhiều khoa đề mà y học hiện đại ngày nay vẫn chưa thể lý giải. Trong một nghi thức tôn giáo phức tạp, rất có thể bao hàm những thành tựu rất cao về vi khuẩn học, bệnh độc học, hóa sinh vật học, thậm chí là cả khoa học gene nữa, con người hiện đại không thể lý giải, y học hiện đại và khoa học kỹ thuật cũng không thể lý giải, vì vậy chỉ có thể tạm thời gọi đó là vu thuật, là thuật phù thủy, cổ độc. Giải thích như vậy, chắc là cậu có thể hiểu được rồichứ."
Pháp sư Tháp Tây vừa kiểm tra thân thể cho Trác Mộc Cường Ba, vừa nói một số chuyện liên quan đến y học Tây Tạng, kiểm tra xong xuôi, liền vỗ mạnh vào lưng gã nói:
Ngày hôm sau, pháp sư Tháp Tây dẫn Vương Hựu đến cơ sở huấn luyện mới của bọn họ. Giáo sư Phương Tân bảo Trác Mộc Cường Ba cũng nên đi theo, tiện thể gặp mặt các thành viên mới trong đoàn luôn.
Trong căn biệt thự độc thân của Vương Hựu, Trác Mộc Cường Ba chỉ gặp một mình anh ta. Gã có cảm giác, mấy ngày không gặp, Vương Hựu dường như đã gầy hơn chút nữa, trên bàn nước đặt một cái lọ nhỏ, không biết bên trong đựng thuốc hay kẹo.
Trác Mộc Cường Ba vào chủ đề chính luôn.
Vương Hựu vẫn giữ nụ cười nhã nhặn, nói:
Trác Mộc Cường Ba lắc đầu cảnh cáo:
Vương Hựu nói: Nói đoạn, anh ta khẽ nhắm mắt, thở dài: Tới đây, Vương Hựu quay sang nhìn Trác Mộc Cường Ba, nói tiếp:
Trác Mộc Cường Ba cầm hợp đồng lên, đọc lại thật kỹ. Điều khoản hợp đồng quy định rất tỉ mỉ, rõ ràng là có bàn tay của chuyên gia ngành luật nhúng vào, tổng cộng có ba điều kiện lớn. Thứ nhất, tấm gương đồng là tài sản của tổ tiên Vương Hựu để lại, bọn Trác Mộc Cường Ba mượn với mục đích nghiên cứu, Vương Hựu có quyền sở hữu tuyệt đối với tấm gương đó, có thể thu hồi bất cứ lúc nào; thứ hai, trong vòng sáu tháng kể từ ngày ký hợp đồng, Vương Hựu thuê Trác Mộc Cường Ba làm vệ sĩ riêng, yêu cầu một ngày hai mươi bốn tiếng không được rời khỏi anh ta, trong thời gian này, nếu Vương Hựu bị tổn thương hoặc xuất hiện tình trạng gì bất thường, Trác Mộc Cường Ba sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp luật rất lớn; thứ ba, là phần miễn trách, Vương Hựu tự nguyện tham gia đoàn lữ hành của Trác Mộc Cường Ba tổ chức, sau khi đoàn chính thức xuất phát, tất cả các hiểm nguy mà cá nhân Vương Hựu gặp phải đều không liên quan gì đến cả đoàn, đồng thời cũng miễn trừ trách nhiệm pháp luật của Trác Mộc Cường Ba do điều thứ hai quy định. Đọc Truyện Kiếm Hiệp Hay Nhất: http://qtruyen.net
Trác Mộc Cường Ba đọc xong bản hợp đồng, phản ứng đầu tiên là giật mình, tại sao Vương Hựu lại định ra kỳ hạn là sáu tháng, lẽ nào anh ta cũng biết tính mạng của gã không còn được bao lâu nữa? Nhưng gã không biểu hiện ra ngoài, ngược lại còn cười cười hỏi Vương Hựu: "Anh đưa ra bao nhiêu điều kiện như vậy, quy ra chỉ có ba nội dung này, nhưng tôi còn mấy điểm cần hỏi cho rõ đã. Tại sao phải ràng buộc tôi và anh lại với nhau như thế? Tại sao anh chỉ đề ra kỳ hạn có sáu tháng? Nếu trong sáu tháng chúng tôi vẫn chưa tìm được đường đến đó thì sao? Nếu tôi không tham gia đoàn tìm kiếm đó thì như thế nào? Thế chẳng phải anh mang giỏ tre đi gánh nước hay sao?"
Vương Hựu nói: "Những bí mật thương mại này tôi vốn có thể không tiết lộ với anh, nhưng nói cho anh biết cũng không vấn đề gì. Thực ra chỉ cần ba tháng là đủ để thực hiện tất cả các nghiên cứu đối với tấm gương đồng ấy rồi, tôi cho các anh thời gian gấp đôi, là để các anh có thêm phần linh động, nếu sáu tháng mà các anh vẫn chưa thể tìm được đầu mối gì từ tấm gương ấy, tôi nghĩ có cho thêm sáu tháng nữa, các anh cũng chẳng làm được gì đâu, tôi sẽ mời các chuyên gia khác đến nghiên cứu tấm gương ấy, quan hệ hợp tác chấm dứt. Còn vì sao tôi yêu cầu Trác Mộc Cường Ba tiên sinh ở bên cạnh tôi à? Tôi nghĩ, nếu chính anh cũng có thể buông bỏ, thì tôi cũng nên buông bỏ chuyện này đi được rồi." Nóiđoạn, anh ta nhoẻn miệng cười nhìn Trác Mộc Cường Ba, điệu bộ như thể muốn nói, lần đàm phán này anh thua là cái chắc rồi.
Nét mặt Trác Mộc Cường Ba kín bưng, gã chỉ hờ hững nói:
Vương Hựu lại cười cười:
Trác Mộc Cường Ba gật gật đầu, nói:
Vương Hựu gật đầu nói:
cuối cùng Trác Mộc Cường Ba vẫn quyết định thử thăm dò một phen. Lần đầu tiên gã gặp lại Vương Hựu chẳng phải cũng ở trong bệnh viện đấy hay sao.
Vương Hựu ung dung cầm lọ thuốc lên, nói với Trác Mộc Cường Ba:
Trác Mộc Cường Ba nuốt đầy một bụng tức, cầm bút ký vào bản hợp đồng.
Vương Hựu làm xong mọi công tác chuẩn bị, hôm sau liền mang theo chiếc gương đồng cùng Trác Mộc Cường Ba trở về Tây Tạng. Giáo sư Phương Tân lập tức liên hệ với các chuyên gia trong giới học thuật để tiến hành nghiên cứu kỹ chiếc gương, gọi Vương Hựu đến hỏi han, đồng thời giới thiệu với Trác Mộc Cường Ba một vị pháp sư mới. Ông này cũng ở trong tôn giáo của pháp sư Á La, đến đây để trợ giúp họ, tên là Tháp Tây.
Pháp sư Tháp Tây thoạt nhìn chỉ khoảng chưa đến năm mươi. Nhưng Trác Mộc Cường Ba đoán, chỉ e vị pháp sư này còn cao tuổi hơn cả pháp sư Á La, vì ông có một đôi mắt như thể nhìn thấu sự đời, thoạt trông có vẻ mờ đục, nhưng lại thấp thoáng lộ ra tinh quang sáng ngời. Trác Mộc Cường Ba lịch duyệt đã lâu, gặp vô số người, nhưng cũng chỉ nhìn thấy ánh mắt ấy ở duy nhất một người, đó chính là cha gã. Gã cũng không hiểu sao thầy giáo lại nôn nóng muốn mình gặp mặt vị pháp sư Tháp Tây này như thế.
pháp sư Tháp Tây thân thiết nói.
Trác Mộc Cường Ba dường như sực nhớ ra điều gì đó, kinh ngạc thốt lên:
Pháp sư Tháp Tây mỉm cười không nói, đưa tay bắt mạch cho Trác Mộc Cường Ba. Bỗng ông biến sắc mặt, nói: Ông đột nhiên nghiêm nét mặt hỏi Trác Mộc Cường Ba:
Trác Mộc Cường Ba chỉ thấy giọng nói của pháp sư Tháp Tây hết sức rõ ràng, nghe như rót vào tai, còn giáo sư Phương Tân lại dường như không hề nghe thấy. Nhìn ánh mắt cảnh giác đảo khắp xung quanh của pháp sư Tháp Tây, gã lập tức có phản ứng. Ban đầu, để Lữ Cánh Nam mang cuốn sổ do pháp sư Á La viết cho gã, đồng thời cũng để cô truyền dạy phương thức hô hấp, chính là nhằm ứng phó với cục diện này đây.
Trác Mộc Cường Ba vẫn còn chưa trả lời, pháp sư Tháp Tây lại đã lên tiếng:
Nhìn vẻ mặt nghiêm nghị của pháp sư Tháp Tây, giáo sư Phương Tân lo lắng hỏi:
Pháp sư Tháp Tây mỉm cười đáp:
Trong phòng, pháp sư Tháp Tây bảo Trác Mộc Cường Ba nằm lên giường, bấm lên cổ tay gã, hồi lâu không nói gì.
Thấy không có người, Trác Mộc Cường Ba vội trả lời, nói xong đã thấy tai mình nóng bừng lên.
Pháp sư Tháp Tây chau mày nói:
Hai tay pháp sư Tháp Tây nắm chặt hai cổ tay Trác Mộc Cường Ba, mắt nhắm lại, tựa hồ như đang cảm nhận những biến hóa vi tế nhất, ông lẩm bẩm: Pháp sư Tháp Tây mở mắt ra nói:
Trác Mộc Cường Ba thành thực đáp.
Pháp sư Tháp Tây lướt tay dọc theo mạch trên cánh tay gã, nói: "Lấy ví dụ thế này, thân thể con người giống như một ang nước, máu và các chất dịch khác là cá ở trong nước ấy. Hàng ngày, cậu ăn cậu uống cậu hít thở, chính là bỏ thức ăn cá vào ang nước, và thay nước sạch trong ang. Các thứ bài tiết ra, bao gồm cả mồ hôi và hơi thở, chính là nước bẩn trong ang được đổ đi. Mỗi một động tác của cậu, kể cả là động tác cơ bản như chớp mắt, cũng đều là tiêu hao một phần nước trong ang. Nước này, chính là do lũ cá đó vận chuyển đi. Mỗi ngày, số thức ăn một người ăn vào là có hạn, vì vậy nước ở trong ang cũng có hạn, số lượng cá trong đó cũng có hạn, bởi thế, các động tác và năng lực bộc phát của con người cũng có hạn. Nước, cá, thêm nước mới và đổ nước bẩn đi, bốn thứ này thiếu một cũng không được, đồng thời nhất thiết phải luôn giữ ở một trạng thái cân bằng nào đó, một khi để mất sự cân bằng này, thân thể người ta sẽ xuất hiện vấn đề."
Pháp sư Tháp Tây bảo Trác Mộc Cường Ba nằm ngửa, giơ cao hai cánh tay lên, rồi lại sờ đến gót chân gã, nói: "Năng lượng cần để thân thể thực hiện các động tác, là do lũ cá ấy cung cấp, nhưng ở đây có một điều kiện, khi nước trong ang không đủ để lũ cá ấy có thể hoạt động, chúng sẽ không đưa nước đến cho cơ thể hoạt động nữa, đây chính là hiện tượng kiệt sức, dùng hết sức mà mọi người vẫn nói. Còn phương pháp hô hấp này của cậu, gần giống như là mở thêm một cửa van bên trong ang nước, có thể trực tiếp đưa nước đến các cơ bắp, không cần nhờ lũ cá nữa, bởi vậy, cậu có thể sở hữu sức mạnh cực lớn trong một thời gian ngắn, nhưng nước trong ang có hạn, nếu các cơ bắp dùng hết rồi, lũ cá trong ấy còn sống được hay sao?"
Trác Mộc Cường Ba cuối cùng cũng hiểu được một chút về tình trạng cơ thể mình lúc từ Moscow trở về. Như vậy cũng có nghĩa là phương pháp hô hấp của gã hiện thời có thể kích phát toàn bộ tiềm lực của cơ thể, thậm chí là bất chấp bên trong thân thể ấy có như thế nào. Nếu chẳng phải gã và Ba Tang bị người mặc áo măng tô đen kia đánh bỏ chạy, chỉ sợ cứ tiếp tục đánh mãi như thế, cuối cùng chắc sẽ kiệt lực mà chết mất.
Pháp sư Tháp Tây tiếp tục nói: "Còn luân xa hay mạch luân, lại là một kiểu van khác. Nó là đường hầm nối liền cơ thể với thế giới bên ngoài, tác dụng của nó giống như là việc cậu ăn uống vậy, cung cấp cho cơ thể thêm nhiều nước sạch, càng mở nhiều luân xa, lượng nước đổ vào càng nhiều, chỉ khi nào lượng nước đổ vào và lượng nước chảy ra giữ ở mức cân bằng, môi trường bên trong cơ thể cậu mới giữ được trạng thái cân bằng. Giải thích như vậy cậu đã hiểu chưa vậy, Cường Ba thiếu gia?"
pháp sư Tháp Tây bóp vào hai bên eo Trác Mộc Cường Ba, thở dài nói:
Pháp sư Tháp Tây vừa cười khổ vừa lắc đầu, cởi bỏ áo ngoài ra, bên trong không ngờ còn mặc lót một chiếc áo da mềm nữa, cởi chiếc áo da ấy ra, thấy bên trong xếp đủ các loại dụng cụ y khoa.
Trác Mộc Cường Ba nhìn những dụng cụ kỳ quái mà mình không thể gọi tên ra ấy, trong lòng không khỏi hơi lo lắng, cất tiếng hỏi:
Pháp sư Tháp Tây nhón lên một cây kim bạc, không để ý đến câu hỏi của Trác Mộc Cường Ba, vừa châm vào da thịt gã vừa nói:
Trác Mộc Cường Ba vẫn tiếp tục truy vấn:
Pháp sư Tháp Tây ngắt lời:
Trác Mộc Cường Ba lập tức cứng họng. Đúng vậy, pháp sư Á La đã từng nói với gã, những người không thông qua được khảo hạch thử nghiệm của Mật tu giả sẽ tuyệt đối không được họ thừa nhận, pháp sư Tháp Tây không truy cứu xem phương pháp hô hấp này gã học từ đâu đã là nương tình lắm rồi.
Pháp sư Tháp Tây dường như cũng không muốn dùng dằng mãi ở vấn đề ấy, lại nói:
Pháp sư Tháp Tây lại kiểm tra khắp người Trác Mộc Cường Ba một lượt nữa, có điều lần này không phải lần theo các kinh mạch, mà giống với phương pháp của Tây y hơn.
Trác Mộc Cường Ba cũng lựa theo lời pháp sư Tháp Tây, hỏi:
Pháp sư Tháp Tây điềm đạm nói:
Trác Mộc Cường Ba kinh ngạc kêu lên:
Pháp sư Tháp Tây vừa bắt mạch, vừa nói: "Chuyện này liên quan đến lịch sử phát nguyên và phân kỳ của y học. Giới y học xưa nay vẫn cho rằng, thủy tổ của Trung y, chính là Kỳ Bá, người đã đối thoại với Hoàng đế trong Hoàng đế Nội kinh, còn thủy tổ của Tây y, là một nhà triết học tên là Hippocrates. Quan điểm của Trung y là kim, thủy, mộc, hỏa, thổ, kinh mạch và thiên địa nhân hòa, còn quan điểm của Tây y thời bấy giờ là nước, lửa, gió, đất; hai quan điểm này hết sức tương đồng, thậm chí có thể nói là tương thông với nhau, còn có học giả nêu giả thuyết rằng, thủy tổ Trung y Kỳ Bá và thủy tổ Tây y Hippocrates, kỳ thực chính là một người. Hai cái tên này phát âm cũng khá giống nhau, có phải vậykhông?"
Trác Mộc Cường Ba đáp một tiếng. Không ngờ Trung y, Tây y lại có đoạn lịch sử phát nguyên như thế này, cũng không ngờ lý luận học thuật của Tây y lại tương đồng với Trung y đến thế, vậy tại sao Tây y ngày nay lại trở nên hoàn toàn khác hẳn với Trung y chứ?
Chỉ nghe pháp sư Tháp Tây tiếp tục nói: "Tại sao trong y học hiện đại, Trung y và Tây y lại xuất hiện sự phân hóa lớn như vậy, muốn giải thích điều này, cần phải bắt đầu từ tư tưởng triết học của Trung Quốc và phương Tây. Hệ thống tư tưởng triết học châu Á chúng ta lấy khái niệm nhân văn làm chủ đạo, chú trọng đến kết quả; còn hệ thống triết học phương Tây lại lấy logic làm chủ đạo, chú trọng đến mối quan hệ tương hỗ. Về điểm này, có thể nhận ra từ các tín ngưỡng tôn giáo và những câu chuyện thần thoại truyền thuyết. Đại đa số các vị thần của Trung Quốc đều tồn tại độc lập, mỗi vị đều có lãnh địa và phạm vi phụ trách riêng; còn thần thoại phương Tây lại chú trọng đến sự truyền thừa, ai là con của ai, ai kết hôn với ai, con đường truyền thừa của họ hết sức rõ ràng rành mạch. Khi đem những khái niệm triết học khác nhau ấy vận dụng vào y học, sẽ tạo ra những phương hướng phát triển khác nhau thôi."
Pháp sư Tháp Tây bảo Trác Mộc Cường Ba lật người lại, sờ nắn các đường kinh mạch trên sống lưng gã, rồi nói tiếp: "Y học phương Đông chúng ta, chủ yếu coi trọng nghiên cứu xem thuốc nào trị được bệnh nào, từ thời Thần Nông nếm bách thảo, những dược phương đó đều là kết luận dựa trên cơ sở thử nghiệm cả trăm ngàn lần của những người đi trước, còn những vấn đề như giữa những loại thuốc đó đã nảy sinh phản ứng hóa học như thế nào, hoạt động trong cơ thể người ra làm sao, cổ nhân của chúng ta đều không quan tâm đến. Còn y học phương Tây lại khác, khi họ phát hiện ra một loại thuốc nào đó trị được bệnh, họ sẽ dùng đủ trăm phương ngàn kế để tìm hiểu xem sau khi loại thuốc ấy đi vào cơ thể, nó sẽ tác dụng ở vị trí nào, có tác dụng như thế nào, được cơ quan nào trong cơ thể hấp thu, vân vân. Vì vậy, y học phương Tây lấy môn giải phẫu học làm cơ sở, đồng thời tiếp tục phát triển trên cơ sở này, coi trọng nhất là quan hệ nhân quả, còn y học phương Đông chúng ta lại là sự tiếp diễn của môn nghiên cứu về kinh lạc ngũ hành, chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thực chất và thử nghiệm. Nói một cách nghiêm khắc, Trung y coi nặng thử nghiệm và kết quả, còn Tây y lại xem trọng thử nghiệm và quá trình biến hóa để dẫn đến kết quả đó, cả hai quan điểm y học này đều chưa hoàn thiện, hoặc có thể nói là đi theo hai hướng cực đoan. Trung y cứ tiếp tục phát triển như vậy, sẽ trở thành một nền y học chỉ biết là thế, mà không thể giải thích tại sao lại như thế; còn Tây y, lại bị quan hệ logic làm giới hạn tư duy, khiến các nhà y học phương Tây không thể tiến hành những thử nghiệm y học thoải mái trên phạm vi rộng khắp. Phải biết là, rất nhiều thứ được cổ nhân phát minh hoặc phát hiện, đều là đem các yếu tố khác nhau hòa trộn lẫn lộn, rồi sau ngẫu nhiên phát hiện ra. Nhưng khoa học hiện đại lại chỉ dùng một câu, nói đây là phương pháp thử nghiệm không khoa học, rồi hoàn toàn phủ nhận."
Trác Mộc Cường Ba nằm sấp trên giường, nói:
Pháp sư Tháp Tây mỉm cười nói: "Đó chính là quan điểm mới mà một số nhà y học đã đề ra trong những năm gần đây, gọi là Trung Tây y đại nhất thống. Hiện giờ ở trong nước đã có rất nhiều trường đại học mở khoa Trung Tây y tổng hợp rồi, đồng thời cũng xuất hiện cả bệnh viện Trung Tây y kết hợp. Quan điểm này chính là vận dụng những điểm khác nhau giữa hai trường phái y học bổ sung tương trợ lẫn nhau, để đạt tới mục đích cải thiện sức khỏe, trị lành cho người bệnh. Mà y học của dân tộc Tạng thuở xa xưa, sở dĩ có những mặt tiên tiến hơn y học hiện đại, chính là nằm ở quan điểm Trung Tây y kết hợp này."
Trác Mộc Cường Ba ngẩn người ra:
Pháp sư Tháp Tây lại giải thích: "Trung y vốn cũng có ngành giải phẫu học, ngay cả trong Hoàng đế Nội kinh cũng có tri thức về giải phẫu, chỉ là về sau chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho gia cùng sự thống trị của chế độ phong kiến, giải phẫu bị phán xét là hành vi cực kỳ vô đạo đức, vô luân lý, vì vậy đã bị cấm chỉ. Còn y học phương Tây thì bị hoàn cảnh và giai cấp thống trị kìm hãm, phát triển còn chậm hơn cả Trung y, mãi cho đến thời kỳ Phục hưng, mới đạt được một bước tiến dài. Nói ra lại phải cảm ơn người Tạng cổ xưa, bằng không cũng không biết y học phương Tây lạc hậu tới mức độ nào nữa. Giai đoạn trước thời kỳ Phục hưng, được gọi là một nghìn năm đen tối trong lịch sử y học phương Tây, y học phương Tây dừng lại ở giai đoạn nguyên thủy nhất, không những không phát triển, mà còn xuất hiện dấu hiệu thụt lùi nữa. Về Trung y, vì tính hữu hạn của việc tích lũy kinh nghiệm, nên chỉ phát triển đến một trình độ nhất định thì ngừng lại không tiến lên nữa, đồng thời chế độ truyền thừa theo gia tộc cũng khiến rất nhiều kết quả thử nghiệm bị thất truyền. Bởi thế, đến cuối thời nhà Minh, sự phát triển của Trung y đã không theo kịp y học phương Tây nữa rồi. Còn quan điểm Trung Tây y đại nhất thống mới được đưa ra khoảng gần hai ba chục năm nay, cũng có nghĩa là, Trung Tây y kết hợp trong y học hiện đại mới chỉ phát triển có khoảng hai ba chục năm nay. Nhưng tổ tiên dân tộc Tạng chúng ta thì từ thời Tùng Tán Can Bố đã bắt đầu phát triển Trung Tây y kết hợp rồi, kéo dài mãi cho đến khi vương triều Thổ Phồn sụp đổ. Mấy trăm năm phát triển đó, đã khiến thành tựu y học thời bấy giờ, xét về một số phương diện còn cao hơn trình độ y học hiện đại ngày nay nhiều."
Pháp sư Tháp Tây đã kiểm tra xong toàn bộ cơ thể Trác Mộc Cường Ba, ra hiệu cho gã có thể ngồi lên được, rồi giải thích thêm: "Văn Thành công chúa vào đất Tạng, mang theo các kỹ thuật chữa trị trong thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Trung y. Đồng thời, cả Bản giáo lẫn Mật giáo đều có rất nhiều nghi thức thần bí, xét về một khía cạnh nào đó, đã thúc đẩy sự phát triển của giải phẫu học, vi sinh vật học, sinh lý hóa học, dược tễ học và nhiều môn khoa học ứng dụng trong ngành y khác, cuối cùng đã hình thành nên một nền y học Tây Tạng đặc sắc. Kỳ thực, y học Tây Tạng hoàn toàn có thể được gọi là nguyên mẫu ban đầu của Trung Tây y kết hợp. Đáng quý hơn nữa là, những thử nghiệm y học cùng với kếtquả của chúng đều được bảo tồn dưới hình thức điển tịch của tôn giáo, vì vậy không giống như lối truyền thừa trong gia tộc của Trung y, nếu gia tộc bị tàn lụi, những kiến thức ấy cũng dần mai một theo thời gian."
Nhìn ánh mắt nghi hoặc của Trác Mộc Cường Ba, pháp sư Tháp Tây liền nói tiếp: "Thế nhưng, vì sự sụp đổ của vương triều Thổ Phồn, cùng với giai đoạn chiến loạn kéo dài sau đó, hầu hết các điển tịch ấy đều không thoát khỏi số phận bị hủy hoại, chỉ còn lại một số ít phục tàng vẫn còn được tồn lưu, vì thế y học Tây Tạng ngày nay chủ yếu vẫn là nền Trung y có nét đặc sắc của địa phương. Nhưng y học thời đó rốt cuộc đã đạt tới trình độ nào, ngày nay chúng ta không thể đoán định được, tôi chỉ biết trong các ghi chép ở Đôn Hoàng đã từng xuất hiện phẫu thuật ngoại khoa não, còn phẫu thuật đục thủy tinh thể mà ngày nay đã phổ cập rộng khắp thì từ thời vương triều Thổ Phồn đã phát triển thành thục lắm rồi; ngoài ra còn rất nhiều thành tựu về kinh mạch, kết hợp một cách hoàn mỹ luận thuyết về huyệt vị và giải phẫu học của Tây y với nhau, hình thành rất nhiều khoa đề mà y học hiện đại ngày nay vẫn chưa thể lý giải. Trong một nghi thức tôn giáo phức tạp, rất có thể bao hàm những thành tựu rất cao về vi khuẩn học, bệnh độc học, hóa sinh vật học, thậm chí là cả khoa học gene nữa, con người hiện đại không thể lý giải, y học hiện đại và khoa học kỹ thuật cũng không thể lý giải, vì vậy chỉ có thể tạm thời gọi đó là vu thuật, là thuật phù thủy, cổ độc. Giải thích như vậy, chắc là cậu có thể hiểu được rồichứ."
Pháp sư Tháp Tây vừa kiểm tra thân thể cho Trác Mộc Cường Ba, vừa nói một số chuyện liên quan đến y học Tây Tạng, kiểm tra xong xuôi, liền vỗ mạnh vào lưng gã nói:
Ngày hôm sau, pháp sư Tháp Tây dẫn Vương Hựu đến cơ sở huấn luyện mới của bọn họ. Giáo sư Phương Tân bảo Trác Mộc Cường Ba cũng nên đi theo, tiện thể gặp mặt các thành viên mới trong đoàn luôn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook