Mật Mã Maya
-
Chương 1
Gượm hẵng nào. Hình như tôi hơi rườm lời thì phải.
Có lẽ tôi đang kể quá nhiều chuyện một cách đột ngột. Chúng ta cần phải biết vài điều căn bản đã. Suy cho cùng, đây là truyện được thuật lại và có một số việc cần tường trình. Vì vậy có lẽ tôi nên nghiêm túc hơn một chút, bớt hoa mỹ đi và kể lại cho các bạn ngắn gọn tại sao tôi lại ở cái chỗ chết tiệt kia. Có lẽ các bạn đang mù mịt về câu chuyện này chẳng kém gì mù tịt về tương lai.
Tên đầy đủ của tôi là Joaquín Carlos Xul Mixoc DeLanda. Khác với những người Maya bản địa khác, tôi được sinh ra trong một bệnh viện thực thụ tại môt thành phố nhỏ tên là San Cristobal Verapaz thuộc tỉnh Alta Verapaz, miền trung Guatemala, cách vịnh Honduras ba mười dặm về phía tây, cách CG, tức là Cidad Guatemala hay Guatemala City (Guatemala City: thủ đô nước cộng hòa Guatemala), chừng chín mươi dặm về phía đông bắc, và cách làng T’ozal, mà thực ra chỉ là một thôn nhỏ nơi tôi lớn lên, đúng mười dặm về phía tây. Ba ngày sau khi ra đời, ngày mùng 2 tháng 11 năm 1974 mới là ngày quantrọng - ngày tôi được làm lễ đặt tên. Theo cách tính của người Maya chúng tôi, đó là ngày Gầm rú 11, Trắng 4 của uinal 5, tun 1, k’atun 18, b’ak’tun 13, cũng làb’ak’tun cuối cùng. Đó đúng là thời điểm một triệu tám trăm năm mười tám ngàn và bảy mươi mốt k’inob - nghĩa là mặt trời, ánh sáng hoặc ngày – sau ngày đầu tiên của hệ thống lịch Long Count (Long Count: là phương thức tính thời gian mà người Maya tiếp thu từ bản địa khác xa xưa hơn) - tức là ngày Chúa tể 4, Bóng tối 8, 0.0.0.0.0 hay ngày 11 tháng 8 năm 3113 trước Công nguyên; đồng thời đúng là thời điểm mười ba ngàn chín trăm hai mươi tám ngày trước khi mặt trời lặn trước ngày Chúa tể 4, Gân vàng 3, là ngày cuối cùng của k’atun cuối cùng của b’ak’tun 13 tương ứng với ngày 21 tháng 12 năm 2012, tức là thời điểm, mà các bạn có thể nghe nói, ánh sáng ngày sẽ chấm dứt vĩnh viễn.
Cha tôi là một thổ dân nói tiếng K’ekchi (K’ekchi: ngôn ngữ người Maya ở Guatemala và Belize sử dụng) mang nửa dòng máu Tây Ban Nha và được coi là người có học thức của địa phương. Ông theo học tại học viện Santiago Indigenous ở Guate City và sau đó quản lý hệ thống trường sơ cấp trong vùng. Mẹ tôi nói tiếng Ch’olan, trong số các thứ tiếng Mayan, đây là tiếng gần nhất với ngôn ngữ Mayan phương nam cổ xưa. Nhà ngoại tôi chuyển từ Chiapas về đây từ năm 1930 và lập nên một cộng đồng nhỏ nói tiếng Ch’olan nằm biệt lập với cộng đồng lớn của họ về phía tây bắc. Hơn tất cả các đứa trẻ khác trong vùng, tôi được học về quá khứ dân tộc tôi, lịch sử đất nước tôi và mọi điều khác. Nhưng tôi vẫn không hiểu rõ nhiều chuyện. Chúng tôibiết rằng xa xưa, chúng tôi đã từng là những nhà kiến trúc, những vị vua và giờ đây chúng tôi trở nên khốn khổ. Nhưng tôi không biết nền văn hóa của chúng tôi đang chết dần. Tôi cứ ngỡ thế giới này nhỏ hẹp và jon-ka’il – quảng trường thị trấn vàakal - ngôi nhà có tường xây bằng xỉ than đóng bánh và lợp rạ - của chúng tôi là trung tâm của cái thế giới ấy. Và… lạy Chúa, tôi đã lớn lên dưới một mái nhà lợp rạ. Vì Chúa, tôi cứ như thành viên khảo cổ vậy, đôi khi chính tôi cũng không thể tin được là mình lại như thế. Khi nhìn lại, tôi thấy mình đã bị kìm hãm trong sự ngu dốt. Nhưng tôi thực sự cho rằng hiểu biết của tôi về lịch sử khi ấy không kém mấy so với những đứa trẻ học ở trường công lập Mỹ bây giờ. Phần lớn mọi người đều biết đâu đó dưới phía Nam có những kim tự tháp đố nát, hình dạng kỳ cục. Một số ít hơn thì biết rằng ở đó có những dạng người cổ xưa gọi là người Aztec, người Toltec, người Inca và người Maya. Nhiều người đã biết đến dân tộc Maya qua một bộ phim của Mel Gibson, hoặc đã tới thành phố Mexico và được thấy di tích Teotihuacán (Teotihuacán: khu di tích kiến trúc và đô thị cổ thời Colombus ở Mexico)đổ nát. Nhưng chẳng mấy khi gặp được người Mỹ nào kể được cho anh nghe sự khác biệt, ví dụ, giữa người Aztec và người Toltec, hoặc biết rằng có những tộc người khác tuy ít được biết đến hơn nhưng không kém phần phát triển như Mixtec, Zapotec hay Tarascan đã từng sinh sống khắp một vùng từ miền trung Mexico đến Honduras mà ngày nay chúng ta quen gọi là Mesoamerica, hoặc biết rằng người Inca trước kia sống trên một vùng đất nào tách biệt, cách xa hàng ngàn dặm về phía tây nam và vì thế, theo suy nghĩ của người Maya chúng tôi, họ còn sinh sống trên cả sao Hải vương nữa.
Giai đoạn phát triển rực rỡ của những nền văn minh này cách nhau rất xa. Nền văn minh của người Toltec lên đến đỉnh cao vào khoảng năm 1100. Phần lớn đô thị Teotihuacán bị bỏ hoang từ năm 650 đến 700. Giai đoạn gọi là Cổ Maya kéo dài từ 600 đến 850 Công nguyên; và đến khi nền văn minh của người Aztec chuẩn bị trỗi dậy, tức là khoảng 600 năm sau, thì cũng là lúc nền chính trị của người Maya đi vào thoái trào. Trong nghiên cứu giới thiệu về Mesoamerica, có một cách ví von thường gặp là nếu người Maya Cổ được coi là những người Hy Lạp cổ đại thì người Aztec và Toltec là những người La Mã. Tuy nhiên, người Maya và người Hy Lạp chỉ có một điểm chung duy nhất là tài năng.
Thời nay, hiển nhiên các bạn cho rằng mỗi nên văn hóa, hay bất cứ thứ gì khác, đều có đặc điểm nổi bật. Hồi tôi còn đi học, một hôm, ở Bảo tàng nghệ thuật của trường đại học, người ta đi vòng quanh và thay đổi tất cả các biển chú thích, thay vì viết rằng: "Tín ngưỡng tôn thờ sự ô uế, Bộ tộcOokaboolakonga, thế kỷ 19" thì người ta viết lại là: "Tín ngưỡng tôn thờ sự ô uế, Nền văn minh Ookaboolakonga, thế kỷ 19". Cứ như thể năm cái lều với một bản khắc gỗ đã là một nền văn minh vậy. Nhưng có một điều đáng buồn là văn hóa cũng như giới nghệ sĩ, chỉ có một số ít là thiên tài thực sự thôi. Trong tất cả các nền văn minh phát triển cao nhất trên thế giới, nền văn minh Maya dường như đã thăng hoa một cách bất ngờ nhất. Chỉ có duy nhất ba dạng chữ viết dưới dạng ngữ âm đã được phát minh: một ở Trung Quốc, một ở Lưỡng Hà (Teotihuacán: khu di tích kiến trúc và đô thị cổ thời Colombus ở Mexico)và một bởi tổ tiên của người Maya. Khái niệm "số không" cũng chỉđược phát hiện duy nhất hai lần: một ở gần vùng đất mà ngày nay là Pakistan, và trước đó là bởi những người Maya. Dân tộc Maya đã từng và đến nay vẫn là một dân tộc rất đặc biệt, đó là tất cả những gì bạn nên biết.
Ngay cả điều ấy cũng không mấy ai hay. Có thể có hai lý do. Thứ nhất: định kiến đơn thuần. Thứ hai: nói một cách công bình thì có lẽ chưa có một nền văn minh nào, và chắc chắn chưa từng một nền văn minh nào có chữ viết lại bị nhổ tận rễ như thế. Nhưng vẫn còn đó hai triệu rưỡi người nói tiếng Mayan, hơn một triệu trong số đó đang định cư ở Guatemala và rất nhiều trong số chúng tôi còn biết ít nhiều về ngày xa xưa. Đặc biệt là mẹ tôi. Nhưng tôi chưa từng có cảm giác rằng bà có điều gì đặc biệt ngoại trừ bà là người quan trọng nhất trên đời đối với tôi. Và tôi đoán các bạn cũng sẽ nói vậy. Ngoại trừ một điều nho nhỏ bà đã dạy tôi vào mùa mưa năm 1981, năm ấy tôi bị ốm nặng đến mức "suýt ra đi", theo lối diễn đạt đầy duyên dáng của ngài mục sư.
Có lẽ tôi đang kể quá nhiều chuyện một cách đột ngột. Chúng ta cần phải biết vài điều căn bản đã. Suy cho cùng, đây là truyện được thuật lại và có một số việc cần tường trình. Vì vậy có lẽ tôi nên nghiêm túc hơn một chút, bớt hoa mỹ đi và kể lại cho các bạn ngắn gọn tại sao tôi lại ở cái chỗ chết tiệt kia. Có lẽ các bạn đang mù mịt về câu chuyện này chẳng kém gì mù tịt về tương lai.
Tên đầy đủ của tôi là Joaquín Carlos Xul Mixoc DeLanda. Khác với những người Maya bản địa khác, tôi được sinh ra trong một bệnh viện thực thụ tại môt thành phố nhỏ tên là San Cristobal Verapaz thuộc tỉnh Alta Verapaz, miền trung Guatemala, cách vịnh Honduras ba mười dặm về phía tây, cách CG, tức là Cidad Guatemala hay Guatemala City (Guatemala City: thủ đô nước cộng hòa Guatemala), chừng chín mươi dặm về phía đông bắc, và cách làng T’ozal, mà thực ra chỉ là một thôn nhỏ nơi tôi lớn lên, đúng mười dặm về phía tây. Ba ngày sau khi ra đời, ngày mùng 2 tháng 11 năm 1974 mới là ngày quantrọng - ngày tôi được làm lễ đặt tên. Theo cách tính của người Maya chúng tôi, đó là ngày Gầm rú 11, Trắng 4 của uinal 5, tun 1, k’atun 18, b’ak’tun 13, cũng làb’ak’tun cuối cùng. Đó đúng là thời điểm một triệu tám trăm năm mười tám ngàn và bảy mươi mốt k’inob - nghĩa là mặt trời, ánh sáng hoặc ngày – sau ngày đầu tiên của hệ thống lịch Long Count (Long Count: là phương thức tính thời gian mà người Maya tiếp thu từ bản địa khác xa xưa hơn) - tức là ngày Chúa tể 4, Bóng tối 8, 0.0.0.0.0 hay ngày 11 tháng 8 năm 3113 trước Công nguyên; đồng thời đúng là thời điểm mười ba ngàn chín trăm hai mươi tám ngày trước khi mặt trời lặn trước ngày Chúa tể 4, Gân vàng 3, là ngày cuối cùng của k’atun cuối cùng của b’ak’tun 13 tương ứng với ngày 21 tháng 12 năm 2012, tức là thời điểm, mà các bạn có thể nghe nói, ánh sáng ngày sẽ chấm dứt vĩnh viễn.
Cha tôi là một thổ dân nói tiếng K’ekchi (K’ekchi: ngôn ngữ người Maya ở Guatemala và Belize sử dụng) mang nửa dòng máu Tây Ban Nha và được coi là người có học thức của địa phương. Ông theo học tại học viện Santiago Indigenous ở Guate City và sau đó quản lý hệ thống trường sơ cấp trong vùng. Mẹ tôi nói tiếng Ch’olan, trong số các thứ tiếng Mayan, đây là tiếng gần nhất với ngôn ngữ Mayan phương nam cổ xưa. Nhà ngoại tôi chuyển từ Chiapas về đây từ năm 1930 và lập nên một cộng đồng nhỏ nói tiếng Ch’olan nằm biệt lập với cộng đồng lớn của họ về phía tây bắc. Hơn tất cả các đứa trẻ khác trong vùng, tôi được học về quá khứ dân tộc tôi, lịch sử đất nước tôi và mọi điều khác. Nhưng tôi vẫn không hiểu rõ nhiều chuyện. Chúng tôibiết rằng xa xưa, chúng tôi đã từng là những nhà kiến trúc, những vị vua và giờ đây chúng tôi trở nên khốn khổ. Nhưng tôi không biết nền văn hóa của chúng tôi đang chết dần. Tôi cứ ngỡ thế giới này nhỏ hẹp và jon-ka’il – quảng trường thị trấn vàakal - ngôi nhà có tường xây bằng xỉ than đóng bánh và lợp rạ - của chúng tôi là trung tâm của cái thế giới ấy. Và… lạy Chúa, tôi đã lớn lên dưới một mái nhà lợp rạ. Vì Chúa, tôi cứ như thành viên khảo cổ vậy, đôi khi chính tôi cũng không thể tin được là mình lại như thế. Khi nhìn lại, tôi thấy mình đã bị kìm hãm trong sự ngu dốt. Nhưng tôi thực sự cho rằng hiểu biết của tôi về lịch sử khi ấy không kém mấy so với những đứa trẻ học ở trường công lập Mỹ bây giờ. Phần lớn mọi người đều biết đâu đó dưới phía Nam có những kim tự tháp đố nát, hình dạng kỳ cục. Một số ít hơn thì biết rằng ở đó có những dạng người cổ xưa gọi là người Aztec, người Toltec, người Inca và người Maya. Nhiều người đã biết đến dân tộc Maya qua một bộ phim của Mel Gibson, hoặc đã tới thành phố Mexico và được thấy di tích Teotihuacán (Teotihuacán: khu di tích kiến trúc và đô thị cổ thời Colombus ở Mexico)đổ nát. Nhưng chẳng mấy khi gặp được người Mỹ nào kể được cho anh nghe sự khác biệt, ví dụ, giữa người Aztec và người Toltec, hoặc biết rằng có những tộc người khác tuy ít được biết đến hơn nhưng không kém phần phát triển như Mixtec, Zapotec hay Tarascan đã từng sinh sống khắp một vùng từ miền trung Mexico đến Honduras mà ngày nay chúng ta quen gọi là Mesoamerica, hoặc biết rằng người Inca trước kia sống trên một vùng đất nào tách biệt, cách xa hàng ngàn dặm về phía tây nam và vì thế, theo suy nghĩ của người Maya chúng tôi, họ còn sinh sống trên cả sao Hải vương nữa.
Giai đoạn phát triển rực rỡ của những nền văn minh này cách nhau rất xa. Nền văn minh của người Toltec lên đến đỉnh cao vào khoảng năm 1100. Phần lớn đô thị Teotihuacán bị bỏ hoang từ năm 650 đến 700. Giai đoạn gọi là Cổ Maya kéo dài từ 600 đến 850 Công nguyên; và đến khi nền văn minh của người Aztec chuẩn bị trỗi dậy, tức là khoảng 600 năm sau, thì cũng là lúc nền chính trị của người Maya đi vào thoái trào. Trong nghiên cứu giới thiệu về Mesoamerica, có một cách ví von thường gặp là nếu người Maya Cổ được coi là những người Hy Lạp cổ đại thì người Aztec và Toltec là những người La Mã. Tuy nhiên, người Maya và người Hy Lạp chỉ có một điểm chung duy nhất là tài năng.
Thời nay, hiển nhiên các bạn cho rằng mỗi nên văn hóa, hay bất cứ thứ gì khác, đều có đặc điểm nổi bật. Hồi tôi còn đi học, một hôm, ở Bảo tàng nghệ thuật của trường đại học, người ta đi vòng quanh và thay đổi tất cả các biển chú thích, thay vì viết rằng: "Tín ngưỡng tôn thờ sự ô uế, Bộ tộcOokaboolakonga, thế kỷ 19" thì người ta viết lại là: "Tín ngưỡng tôn thờ sự ô uế, Nền văn minh Ookaboolakonga, thế kỷ 19". Cứ như thể năm cái lều với một bản khắc gỗ đã là một nền văn minh vậy. Nhưng có một điều đáng buồn là văn hóa cũng như giới nghệ sĩ, chỉ có một số ít là thiên tài thực sự thôi. Trong tất cả các nền văn minh phát triển cao nhất trên thế giới, nền văn minh Maya dường như đã thăng hoa một cách bất ngờ nhất. Chỉ có duy nhất ba dạng chữ viết dưới dạng ngữ âm đã được phát minh: một ở Trung Quốc, một ở Lưỡng Hà (Teotihuacán: khu di tích kiến trúc và đô thị cổ thời Colombus ở Mexico)và một bởi tổ tiên của người Maya. Khái niệm "số không" cũng chỉđược phát hiện duy nhất hai lần: một ở gần vùng đất mà ngày nay là Pakistan, và trước đó là bởi những người Maya. Dân tộc Maya đã từng và đến nay vẫn là một dân tộc rất đặc biệt, đó là tất cả những gì bạn nên biết.
Ngay cả điều ấy cũng không mấy ai hay. Có thể có hai lý do. Thứ nhất: định kiến đơn thuần. Thứ hai: nói một cách công bình thì có lẽ chưa có một nền văn minh nào, và chắc chắn chưa từng một nền văn minh nào có chữ viết lại bị nhổ tận rễ như thế. Nhưng vẫn còn đó hai triệu rưỡi người nói tiếng Mayan, hơn một triệu trong số đó đang định cư ở Guatemala và rất nhiều trong số chúng tôi còn biết ít nhiều về ngày xa xưa. Đặc biệt là mẹ tôi. Nhưng tôi chưa từng có cảm giác rằng bà có điều gì đặc biệt ngoại trừ bà là người quan trọng nhất trên đời đối với tôi. Và tôi đoán các bạn cũng sẽ nói vậy. Ngoại trừ một điều nho nhỏ bà đã dạy tôi vào mùa mưa năm 1981, năm ấy tôi bị ốm nặng đến mức "suýt ra đi", theo lối diễn đạt đầy duyên dáng của ngài mục sư.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook