Mắt Biếc
-
Chương 3
Tôi và Hà Lan càng ngày càng chơi thân với nhau. Những năm lớp bốn, lớp năm, hai đứa tôi không chỉ cặp kè với nhau trong lớp mà khi về nhà, tôi và Hà Lan cũng không rời nhau nửa bước.
Lúc này, tôi đà lớn, được quyền đi xuống chợ một mình hoặc đi lông bông đâu đó trong làng mà không cần phải có người lớn đi kèm. Và, như không thể khác, tôi thường xuyên xuống chơi nhà Hà Lan.
Nhà Hà Lan ở cuối chợ Đo Đo, trên con đường dẫn đến giếng Cây Duối. Nhà nó tuềnh toàng, vách tre mái lá, thua xa căn nhà gạch của tôi. Nhưng nhà nó mát mẻ hơn nhà tôi nhiều. Phía sau nhà, lũy tre xanh suốt ngày kẽo kẹt và trên ngọn tre cao lủng lẳng những tổ chim chào mào, gió thổi rì rào qua kẽ lá và không ngừng phát ra những âm điệu du dương và êm ái tuyệt vời. Đằng sau lũy tre là cánh đồng rập rờn sóng lúa, lúc xanh ngát mạ non lúc trĩu chín bông vàng, mùa cày xới nồng nàn mùi phân bò và mùi đất ải.
Trước nhà Hà Lan, có một giàn thiên lý lấm tấm hoa vàng. Đã không biết bao nhiêu lần, tôi và Hà Lan ngồi dưới bóng mát của giàn thiên lý thơ mộng này chơi những trò chơi tuổi nhỏ. Với bọn con trai, tôi chơi đánh đáo, đánh bi, đá bóng và những trò rượt bắt. Còn với Hà Lan, tôi phải chơi đánh chuyền, ô quan, nhảy lò cò và những trò con gái khác. Nếu không thế thì Hà Lan sẽ nghỉ chơi tôi ra. Nó đã dọa tôi một lần rồi, khi tôi tỏ vẻ thờ ơ và nhầm lẫn lung tung khi rải sỏi trong trò chơi ô quan buồn chết được.
Ba Hà Lan có đôi mắt tuyệt đẹp, đó là đôi mắt mà Hà Lan thừa hưởng. Ông chẳng quan tâm gì đến sự có mặt của tôi trong nhà. Đôi mắt của ông thường xuyên hướng lên bầu trời, dõi theo những tia nắng và những đám mây. Ông nghĩ ngợi về thời tiết và mùa màng. Ông chẳng nghĩ đến tôi.
Mẹ Hà Lan lại khác. Bà rất mến tôi và bày tỏ sự quí mến đó bằng cách kẹp rổ vaò nách và bắt ghế đứng lên hái hoa thiên lý xuống nấu canh mời tôi ăn. Dĩ nhiên tôi không từ chối. Trong bữa ăn, tôi vừa húp canh xì xụp vừa lơ đãng nghe mẹ Hà Lan kể chuyện ông nội tôi đã cứu sống bà trong một cơn bệnh thập tử nhất sinh như thế nào. Ông nội tôi hốt thuốc bắc, đã qua đời lúc tôi mới ba tuổi, nhưng mẹ Hà Lan kể về ông nội tôi với giọng điệu như nói về một người còn sống, giọng nói cảm động của mẹ Hà Lan xen lẫn với những tiếng lích chích của bầy chim sâu đang cãi nhau sau hè. Và tôi mường tượng nghĩ đến ông tôi, một hình ảnh đã xa xăm lắm.
Nhưng không phải chỉ có tôi đến chơi nhà Hà Lan. Nó cũng hay lên chơi với tôi và chị Quyên. Thời gian này, chị Nhường và cô Thịnh không có nhà. Trường làng tôi chỉ mở tới lớp năm, lên lớp sáu chị Nhường và cô Thịnh phải ra trường huyện.
Bác tôi cho chị Quyên đi học trễ. Chị học sau tôi và Hà Lan hai lớp, nhưng điều đó không ngăn cản ba đứa tôi chơi với nhau rất tâm đầu ý hợp.
Thỉnh thoảng, vào những ngày cuối tuần, chị Nhường và cô Thịnh xách gói về thăm làng. Nhưng điều đó chẳng khiến tôi xúc động chút nào. Chị Nhường và cô Thịnh đã lên lớp tám, tự coi mình là người lớn, đã từ lâu chẳng thèm chơi với bọn nhãi nhép chúng tôi.
*****
Trong hai người bạn gái còn lại lúc bấy giờ, tôi thích Hà Lan hơn chị Quyên nhiều.
Chị Quyên là đứa gan góc của làng tôi. Như đất đai dưới chân núi Phượng, chị thừa sức mạnh và nghị lực. Ở trường cũng như ở nhà, chị thường xuyên đánh nhau với bọn con trai, và chị luôn luôn thắng mặc dù đôi khi sự thắng lợi được đánh dấu bằng những vết bầm trên người chị.
Thỉnh thoảng vẫn có những xung đột không trách khỏi giữa tôi với chị Quyên, và dĩ nhiên phần thua luôn luôn thuộc về tôi. Kết thúc một trận chiến, hình ảnh cuối cùng bao giờ cũng là tôi nằm bẹp dưới đất, chị Quyên đè lên người, tay chẹn ngang cổ tôi, miệng đắc chí hỏi:
- Ngạn chịu thua chưa ?
Những lúc đó, tôi không có cách nào khác là gật đầu.
Vì vậy bên cạnh chị Quyên, tôi không có dịp chứng tỏ được phần đàn ông của mình. Chị con trai hơn tôi nhiều. Chị luôn luôn là chị, tôi luôn luôn là em. Với những nắm đấm rắn rỏi của chị, điều đó khó thay đổi được.
Quan hệ giữa tôi với Hà Lan hoàn toàn khác. Mặc dù đôi lúc hơi bướng bỉnh, Hà Lan bao giờ cũng là một người bạn gái dịu dàng, thậm chí có lúc yếu đuối. Nó cần sự che chở của tôi và tôi rất kiêu hãnh về điều đó. Rất nhiều năm về sau này, tôi hiểu rằng hồi đó Hà Lan đã đánh thức và làm thỏa mãn trong tôi cái khả năng bảo vệ phái yếu của một người đan` ông mười tuổi, điều tôi không tìm thấy cả trong sự cách biệt tuổi tác của chị Nhường và cô Thịnh lẫn trong sức mạnh tự nhiên của chị Quyên. Mẹ tôi lại sinh em gái quá trễ, chẳng được tích sự gì, chỉ tổ làm tôi bực mình vì phải suốt ngày dỗ cho nó thôi khóc nhè, một công việc chán ngấy.
Nhà Hà Lan ở gần chợ, vì vậy mỗi lần xuống chơi nhà nó, hai đứa tôi thường rủ nhau đi lang thang trong chợ. Chúng tôi dạo bước tha thẩn qua các gian hàng, sung sướng ngắm nghía tất cả mọi thứ, sung sướng chỉ trỏ vào các hộp chì màu, những viên bi và những vòng xuyến, sung sướng khoe với nhau những mơ ước của mình, những mơ ước nhỏ nhoi, chân chất và buồn cười.
Trước khi ra về, bao giờ tôi và Hà Lan cũng đứng chôn chân hằng buổi trước mẹt hàng nơi góc chợ trên đó bày la liệt những con vật nặn bằng bột, nhuộm đủ màu sặc sỡ. Cũng như các sạp tạp hóa lung linh và bí ẩn, những con vật lộng lẫy này đã khiến tôi mê mẩn suốt quãng đời thơ ấu. Mãi đến bây giờ, tôi vẫn còn yêu thích chúng và mỗi khi tình cờ bắt gặp món đồ chơi tuyệt vời này bày bán đâu đó ở một góc đường, tôi thường mua hàng chục con đem về bày trên bàn và ngắm nghía chúng bằng tất cả lòng say mê và hồi hộp, nỗi nhớ tiếc và buồn rầu, biết rằng mình đã ở quá xa sân ga tuổi nhỏ.
Hồi đó, chúng tôi không có tiền mua. Tôi và Hà Lan chỉ đứng để ngắm cho thỏa thích và nhìn những đứa có tiền mua bằng ánh mắt ao ước và ghen tị. Mỗi khi có một thằng nhóc hoặc một con nhóc nào tiến lại, hiên ngang đặt tờ giấy bạc xuống mẹt để lấy đi một con mèo tam thể hay một con gà trống có chiếc mào đỏ với bộ cánh lòe loẹt, tôi cảm thấy đau khổ như bị ai cướp mất một cái gì.
Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng mua được ước mơ của mình. Đó là những khi hiếm hoi được mẹ cho tiền, tôi chạy vù xuống nhà Hà Lan, tay nắm chặt tờ giấy bạc, lòng cứ nơm nớp sợ đánh rơi dọc đường. Tôi hớn hở kéo Hà Lan ra chợ và sau khi chọn lựa và trang cãi hàng buổi, chúng tôi bê về nhà những con vật đẹp đẽ và lòng đầy hân hoan, chúng tôi đặt chúng dưới giàn hoa thiên lý. Trên mặt đất lốm đốm nắng ấy, tôi và Hà Lan đã nằm bò ra bên nhau, thận trọng chiêm ngưỡng và đùa nghịch với những con thú nom kỳ dị và huyền hoặc như thể vừa bước ra từ những câu chuyện kể của bà tôi.
*****
Không chỉ ở nhà, ở trường tôi cũng luôn tìm cách làm vui lòng Hà Lan. Không hiểu sao, ngay từ nhỏ, tôi rất sợ những giọt nước mắt. Tôi sợ nhìn thấy Hà Lan khóc. Đứng trước nỗi buồn của một người con gái, tôi luôn luôn xốn xang và cảm thấy mình có lỗi trong chuyện đó, mặc dù nhiều khi nguyên do của nỗi buồn chẳng dính dáng gì đến tôi.
Bao giờ tôi cũng muốn nhìn thấy Hà Lan cười. Tôi muốn nó vui vẻ suốt ngày. Có lẽ vì sự mong mỏi thầm kín đó, tôi không bao giờ từ chối Hà Lan một cái gì.
Trường tôi có một cái trống to thật to, treo ngoài hiên, giữa lớp bốn và lớp năm. Tiếng trống kêu lớn, vang rất xa, mỗi lần gióng lên, cả làng đều nghe thấy. Nhờ vậy, dù đang mải chơi, hễ nghe tiếng trống đi học đổ hồi, mọi đứa trẻ trong làng đều vội vã ôm cặp đến trường.
Tất cả học trò trường tôi đều mê đánh trống. Được cầm lên cây dùi nặng chịch thẳng tay giáng vào mặt trống da bò để nghe âm thanh dội lên, lan ra xa và ngân nga không dứt đằng sau các lũy tre là niềm mơ ước cháy bỏng của mỗi đứa chúng tôi.
Nhưng chỉ có học trò lớp năm mới được thầy hiệu trưởng giao nhiệm vụ đánh trống, các lớp khác không được rớ vào. Vì vậy, hồi còn ở các lớp dưới, cứ sắp đến giờ ra chơi, tôi và Hà Lan thường rủ nhau xin phép thầy cô đi ra ngoài. Chúng tôi lần mò đến chỗ lớp năm, đứng quanh quẩn trước cửa, chờ cho anh học trò được phân công đánh trống bước ra, hai đứa tôi liền lẽo đẽo theo sau và năn nỉ đến khô nước miếng để xin được đánh ké.
Thường thường chúng tôi bị từ chối thẳng thừng. Nhưng cũng có khi lời khẩn khoản mếu máo của chúng tôi được chấp nhận. Trong những giây phút hạnh phúc hiếm hoi đó, chúng tôi vô cùng mừng rỡ và nỗi xúc động khiến chân tôi như quíu lại.
Đánh dứt một tiếng trống, anh học trò lớp năm cực kỳ rộng lượng kia chìa cái dùi trước mặt tôi:
- Nè, đánh đi !
Không đợi nhắc đến lần thứ hai, tôi vội vã chộp lấy cái dùi nặng ì, cố hết sức đánh mạnh vào mặt trống và sướng rêm người khi nghe tiếng trống vang như sấm dưới tay mình. Tôi còn đang nghệt mặt thưởng thức cái âm thanh dùng dằng chưa chịu dứt kia thì anh học trò lớp năm đã giục:
- Đánh một cái nữa! Nhanh lên!
Lúc đó, tôi mới sực tỉnh, và vội vàng đưa dùi cho Hà Lan:
- Mày đánh đi! Đánh mạnh vào!
Hà Lan hí hửng cầm lấy cây dùi và mím môi đánh thật mạnh. Nhưng nó con gái sức yếu, tiếng trống nghe xụi lơ. Anh học trò lớp năm liền giằng lấy cái dùi, bĩu môi trách:
- Đánh vậy mà cũng đòi đánh! Đưa đây tao đánh lại!
Anh bực bội nện một phát thật lực lên mặt trống rồi cầm dùi bỏ đi một mạch.
Tôi liếc Hà Lan, thấy mặt nó buồn thiu, liền nói:
- Mày đừng lo! Mai mốt mày đánh, tao cầm tay cho mày đánh. Như vậy sẽ mạnh hơn.
Nghe tôi nói như vậy, Hà Lan hết buồn ngay. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt long lanh và cười tươi thật tươi.
Cho đến khi lên lớp năm thì tôi chẳng phải xin xỏ ai. Cứ sắp đến giờ ra chơi là tôi tót ra khỏi lớp, giành lấy cây dùi trước những đứa khác. Trống ra chơi ba tiếng, bao giờ tôi cũng đánh hai tiếng đầu, Hà Lan đánh tiếng chót. Khi Hà Lan đánh, tôi phải cầm tay nó tiếp sức.
Chúng tôi còn được đánh cả hồi trống tan trường. Trống tan trường đánh sướng tay hơn trống ra chơi, vì được đánh một hồi dài. Trống tan trường, đứa khác đánh thì không sao, tiếng trống vang lên suôn sẻ và đều đặn, nhưng đến khi tôi đánh, lần nào tiếng trống cũng bị ngắt quãng. Đó là khi tôi trao dùi cho Hà Lan đánh nốt phần còn lại.
*****
Hà Lan thích đánh trống, tôi trở thành tên cướp nhanh nhẹn và hung hãn nhất trong lớp. Ít khi nào chiếc dùi trống lọt vào tay đứa khác. Điều đó chỉ xảy ra khi tôi bị ba, bốn đứa hùa vào bao vây và sau khi liều mình chống trả kịch liệt, tôi thất thế bị chúng hè nhau vật xuống đất và tước lấy chiếc dùi trên tay. Những lúc đó, tôi đau vì chảy máu mũi thì ít mà đau vì không đem lại được niềm vui đánh trống cho Hà Lan thì nhiều, và tôi khẽ liếc Hà Lan bằng ánh mắt áy náy xen lẫn buồn rầu.
Hà Lan không quan tâm đến nỗi day dứt của tôị Nó bắt tôi ngồi ngửa mặt lên trời, không được cựa quậy và giữ tư thế đó lâu thật lâu. Còn nó thì chạy đi hái một thứ lá gì đó, vò nát trong tay rồi nhét vào mũi tôi. Nó bảo:
- Lá này hay lắm! Ngạn ngồi yên một lát, mũi Ngạn hết chảy máu liền!
- Lá gì vậy ? - Tôi hỏi.
- Hà Lan không biết.
Tôi há hốc miệng:
- Không biết sao mày nhét vô mũi tao ? Lỡ lá dại thì sao ?
Hà Lan mỉm cười, trấn an tôi:
- Không phải lá dại đâu. Mỗi lần Hà Lan bị chảy máu cam, mẹ Hà Lan thường hái lá này nhét vô mũi Hà Lan. Nhét vô một hồi, máu ngưng chảy liền.
Nghe Hà Lan nói vậy, tôi yên tâm ngồi ngửa cổ lên trời, và trong khi chờ cho mũi hết chảy máu, tôi lặng lẽ ngắm những cánh diều sặc sỡ đang bay lượn trên cao và ngạc nhiên thấy chúng đôi khi thực hiện những cú lộn nhào ngoạn mục, tưởng sắp rơi xuống đất, để rồi bất thần vươn mình lên một cách kiêu hãnh, có vẻ như muốn thi tài với những cụm mây hồng đang lững lờ trôi về phương Nam và càng lúc càng bị hoàng hôn nhuộm tím.
Nhưng những cảnh tượng đẹp đẽ đó không làm tôi nguôi ngoai nỗi ấm ức trong lòng. Tôi nói với Hà Lan:
- Ngày mai, tao sẽ giành được cái dùi trống cho mày coi!
- Thôi, Ngạn đừng giành nhau nữa! - Hà Lan can tôi.
- Tao sẽ giành! - Tôi nói, giọng cương quyết.
Hà Lan nhìn tôi bằng ánh mắt lo âu:
- Ngạn sẽ đánh nhau đến chảy máu mũi mất!
Tôi vẫn bướng bỉnh:
- Đánh thì đánh chứ sợ gì! Chảy máu mũi thì mày lại hái lá nhét vô mũi tao!
Và ngày hôm sau tôi lại đánh nhau thật. Tôi lại chảy máu mũi và Hà Lan lại "chữa trị" cho tôi. Nhưng lần này tôi chẳng thấy đau. Tôi đã giành được dùi trống. Cho Hà Lan.
*****
Hồi còn học vỡ lòng, vì bênh vực Hà Lan, tôi đã hạ gục thằng Hòa và sau đó tôi đã bị thầy Phu phạt đến ngất xỉu giữa sân trường. Tôi đã tham gia những trận đánh long trời trong vườn ông Cửu Hoành để giành lấy cho Hà Lan những trái thị hiếm hoi. Bây giờ, để thỏa mãn ý thích của Hà Lan, tôi lại nện nhau nhừ tử vì cái dùi trống.
Nhưng không phải chỉ có vậy. Suốt những tháng năm thơ ấu, đi bên cạnh Hà Lan, tôi đã biết bao nhiêu lần vào sinh ra tử, người đầy thương tích.
Có ai đó đã đem khoe với Hà Lan những cái trứng chim. Những cái trứng chim sẻ xinh như những viên cuội tròn thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nhặt được ở ven bờ suối Lá. Hà Lan liền nói với tôi nó muốn có những cái trứng chim giống hệt như vậy. Tôi liền nói với nó chuyện đó dễ ợt.
Thế là trưa chủ nhật nắng chang chang, đợi cho ba mẹ tôi ngủ say, tôi rón rén leo xuống khỏi giường, nhón gót đi ra cửa và chạy vù xuống nhà Hà Lan. Nó dẫn tôi ra sau hè và tôi nhìn thấy cái thang đang dựng cạnh đống rơm cao ngất kế chuồng bò.
Mỗi đứa một đầu, chúng tôi khệ nệ vác cái thang đến trường. Đi đường lớn sợ bị người quen bắt gặp, méc lại với ba tôi, tôi dẫn Hà Lan men theo những bờ ruộng lồi lõm. Chúng tôi đi té lên té xuống, bùn văng đầy mặt nhưng lòng đầy háo hức.
Đi một hồi, đến trường, Hà Lan ngồi dựa lưng vô tường nghỉ mệt, còn tôi thì đi tìm tổ chim. Ngày nghỉ, các lớp học vắng hoẹ Tôi đi rảo dọc theo những bờ tường, mắt nhìn chăm chăm lên đầu hồi. Chim sẻ thường làm tổi trên đầu hồi. Chỗ nào có tổ chim sẻ, chỗ đó bao giờ cũng có rơm rác lòi ra ngoài. Chúng không biết che giấu chỗ ở của mình như những loài chim khác.
Tìm được tổ chim, tôi và Hà Lan vội vã khiêng thang dựng vào tường. Xong, Hà Lan giữ chân thang, còn tôi leo lên. Phần lớn tổ chim đều có trứng. Điều đó khiến tôi vô cùng mừng rỡ. Tôi cẩn thận nhặt từng trứng một bỏ vào túi áo rồi tuột xuống đất. Hà Lan đem sẵn một túi ny-lông. Nó bỏ tất cả trứng vào đó.
Tôi trèo lên hết ổ chim này đến tổ chim khác. Túi ny-lông trên tay Hà Lan chẳng mấy chốc đã đầy những trứng là trứng. Hà Lan rất sung sướng. Nó cười luôn miệng. Nhưng dù Hà Lan không cười, tôi cũng đọc được điều đó trong đôi mắt long lanh của nó và trong cách nó đong đưa cái túi trên tay.
Hà Lan không phải bao giờ cũng hoàn thành nhiệm vụ được như tôi. Tôi giao nó giữ chân thang và dặn nó giữ thật chắc để tôi trèo lên. Nhưng lắm lúc, khi tôi vươn người qua phải hay qua trái để thò tay mò mẫm trong các tổ chim nằm sâu dưới mái ngói, cái thang bỗng nhiên chao qua chao lại và cuối cùng ngã chổng kềnh, lôi cả tôi theo khiến tôi té đập đầu xuống đất, trán sưng vù.
Những lúc đó, Hà Lan hốt hoảng chạy lại. Nó đỡ tôi dậy và sờ tay lên trán tôi, lo lắng hỏi:
- Ngạn té đau không?
Tôi đau đến buốt óc nhưng cố ra vẻ thản nhiên:
- Không đau.
Hà Lan ngạc nhiêu:
- Trán u một cục mà không đau ?
Tôi hốt hoảng sờ tay lên trán:
- U một cục hả ?
- Ừ.
- Lớn không?
- Lớn.
Tôi rờ rẫm cục u một hồi rồi thở dài:
- Bây giờ tao mới thấy đau! - Và tôi vội vã nói thêm - Nhưng mà đau sơ sơ.
- Để Hà Lan xức dầu cho Ngạn nghen!
- Dầu đâu ?
- Dầu đây nè!
Vừa nói, Hà Lan vừa lấy từ trong túi áo ra một lọ dầu cù là. Nó mở nắp, quẹt dầu bôi lên trán tôi.
Tôi lim dim mắt, mắt cảm động hỏi:
- Dầu của ai vậy ?
- Của mẹ Hà Lan.
- Bộ lúc nào mày cũng bỏ lọ dầu trong túi hả ?
Hà Lan cười:
- Đâu có ! Hồi nãy, trước khi đi, Hà Lan mới lấy lọ dầu đem theo. Hà Lan biết thế nào Ngạn cũng bị u đầu.
Tôi bĩu môi:
- Xạo đi mày ! Làm sao mày biết được?
- Biết chứ ! Ngạn chuyên môn đánh nhau, lại chúa hay té, thế nào chẳng u đầu !
Hà Lan nói đúng quá, tôi hết đường cãi, đành phân trần:
- Nhưng hôm nay tao té là tại mày chứ bộ ! Có mỗi một việc giữ thang mà mày làm cũng không ra hồn !
Trước sự hăng hái kết tội của tôi, Hà Lan xụi lơ:
- Ừ, tại Hà Lan.
Ánh mắt buồn bã của nó khiến tôi xốn xang khôn tả. Tôi bối rối nói:
- Thực ra thì... không phải tại mày đâu ! Cái thang đổ là do tao. Tao cứ nhoài tới nhoài lui.
Thấy tôi sẵn lòng xóa tội cho nó, Hà Lan mừng lắm. Niềm vui của nó khiến tôi vui lây. Tôi liền hào hứng:
- Bây giờ mày ráng giữ thang cho chắc, tao trèo lên lấy trứng tiếp.
Hà Lan chớp mắt:
- Ngạn còn u đầu kia mà !
Tôi cười:
- Không sao đâu ! Tao hết đau rồi.
Thế là tôi lại tiếp tục trèo lên các tổ chim. Hà Lan lần này cẩn thận hơn, nó mím môi ôm chặt chân thang. Nhưng chỉ được một lát sau, tôi vừa nhúc nhích, cái thang lại nghiêng qua một bên, hất tôi xuống. Nhưng tôi không bị dập trán. Mà dập mũi, máu chảy thành dòng.
Tôi lại phải nằm lăn ra đất, mặt ngửa lên trời, cho Hà Lan hái lá nhét đầy hai lỗ mũi.
*****
Hà Lan nói đúng, tôi là chúa đánh nhau, chúa leo trèo, chúa té ngã. Chơi với tôi một thời gian Hà Lan trở thành một người nữ cứu thương bất đắt dĩ.
Năm học lớp năm là năm tôi đánh nhau dữ dội nhất. Chuyện đánh nhau lúc bấy giờ đã trở thành chuyện cơm bữa. Chúng tôi đánh nhau hàng ngày và dường như suốt năm học cuối cùng ở bậc tiểu học, đánh nhau là trò chơi duy nhất của chúng tôi.
Ngay từ đầu năm, lớp đã chia thành hai phe. Một phe do thằng Toản cầm đầu, một phe do tôi làm thủ lĩnh. Ngày nào chúng tôi cũng đến trường thật sớm, trước giờ vào học cả tiếng đồng hồ. Quẳng tập lên bàn, chúng tôi kéo nhau ra sân và lao vào đánh nhau. Chúng tôi quần thảo túi bụi, thủ lĩnh so tài với thủ lĩnh, quân sĩ so tài với quân sĩ. Chúng tôi vừa đánh vừa rượt nhau quanh sân, bụi bay mù trời, tiếng bọn con gái thét the thé. Đến khi tiếng trống vào học vang lên, trận chiến mới tạm lắng dịu để rồi bùng nổ dữ dội hơn vào giờ ra chơi. Quả thật, chúng tôi không làm sao chấm dứt được cái trò chơi khủng khiếp và đầy tính đàn ông này, nhất là một khi nó được bắt đầu một cách tốt đẹp đến mức không một đứa nào trong chúng tôi giữ mình được lành lặn trong ngày đầu ra quân.
Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt đó, Hà Lan là một cánh tay đắc lực của tôi. Khi tôi lên đường ra trận, nó ngồi trong lớp giữ cặp, giữ dép và giữ aó cho tôi. Khi tôi quay về, dù bại trận hay thắng trận người vẫn đầy những vết xây xát và những vết bầm, Hà Lan lại loay hoay xức thuốc cho tôi. Lúc bấy giờ, Hà Lan không chỉ bỏ theo người lọ cù là mà trong cặp nó có đủ cả bông băng, thuốc tím, dầu khuynh diệp... hệt như một cái túi cứu thương. Chỉ thiếu mỗi chai thuốc đỏ. Tôi không xức thuốc đỏ. Tôi không dại gì đánh dấu trên người mình để lãnh thêm những trận đòn của ba tôi, ngoài những cú đấm của phe thằng Toản.
Năm học cuối cùng của tôi ở trường làng đã diễn ra như vậy. Một bên là những trận đánh dai dẳng và đầy thương tích với thằng Toản và đồng bọn, một bên sự săn sóc êm ái và dịu dàng của Hà Lan.
Hồi đó, tôi rất biết ơn Hà Lan. Nhờ nó, những vết thương trên người tôi rất chóng lành. Những vết thương thể xác bao giờ cũng chóng lành. Có phải vậy không, Mắt Biếc?
*****
Thi đậu vào lớp sáu, tôi và Hà Lan ra trường huyện. Phân nửa học trò lớp năm ra trường huyện. Những đứa thi rớt ở lại làng. Có đứa học đúp lại lớp năm. Có đứa nghỉ học hẳn, ở nhà phụ giúp cha mẹ.
Tôi ra huyện, ở nhà bà Năm Tự, nơi cô Thịnh và chị Nhường đang trọ học. Bà Năm Tự nom khá giống bà tôi, cũng nhỏ người, hiền lành, miệng lúc nào cũng nhai trầu, cái ống nhổ luôn luôn nằm dưới đầu giường. Những năm ở trọ nhà bà Năm Tự, tôi nhớ mãi món canh rau dền. Trong vườn của bà, rau dền vô thiên lủng, chúng mọc chen chúc với cỏ dại và sinh sôi nảy nở bất tận. Chiều nào bà Năm Tự cũng cắp rổ ra vườn hái rau theo, nhưng tôi không hái rau dền cùng bà. Tôi thích lùng sục trong các bụi rậm để hái bông dủ dẻ hơn. Bông dủ dẻ màu vàng, cánh cứng, lớn bằng đầu ngón tay cái, thơm lừng mùi dầu chuối. Bỏ một bông dủ dẻ trong túi áo, ba ngày sau người còn thơm ngát.
Bà Năm Tự không cần tôi hái rau giúp bà. Rau dền mọc um tùm, chỉ cần quơ tay ra là hái được cả nắm. Bà rủ tôi ra vườn là để nói chuyện cho đỡ buồn. Chồng chết, con trai lớn đi lính ở tít Ban Mê Thuột, bà sống thui thủi một mình, buồn hiu. Cô Thịnh và chị Nhường nghe chuyện của bà chán rồi, không muốn nghe nữa, bà quay sang trút nỗi buồn lên tôi. Dĩ nhiên chỉ có một mình bà nói, còn tôi nghe, tiếng được tiếng mất. Tôi lơ đãng nghe bà, mắt láo liên tìm bông dủ dẻ, còn chân thì khua khoắng các bụi cỏ cho châu chấu bay ra từng đàn coi chơi.
Bà Năm Tự nấu canh ra dền rất ngon nhưng chiều nào cũng ăn món đó, tôi đâm ngán. Tôi, cô Thịnh và chị Nhường liền chuyển sang tấn công dĩa cá rô chiên và chén đậu phộng rang dầm nước mắm, nhường tô canh lại cho bà. Bà Năm Tự chẳng hều phật ý về chuyện đó. Chiều nào bà cũng lẳng lặng ăn hết một tô canh. Suốt bốn năm tôi trọ ở nhà bà, hình ảnh kinh hoàng đó cứ lặp đi lặp lại. Không một buổi chiều nào, trên mâm cơm vắng bóng tô canh quỉ quái đó. Vậy mà lũ rau dền chết tiệt trong vườn vẫn không chịu tàn lụi, chúng cứ mỗi ngày một tốt tươi.
*****
Hà Lan không phải ở trọ như tôi. Nó ở nhà ông chú. Chú nó chạy xe cho một hãng xe đò thành phố, có đại lý ở huyện.
Nhà chú nó ở khác phía với nhà bà Năm Tự nên tôi và Hà Lan không thể đi chung với nhau như hồi còn học ở trường làng.
Đến lớp, chúng tôi cũng không còn dịp ngồi cạnh nhau nữa. Ở trường trung học, con trai ngồi riêng, con gái ngồi riêng. Hà Lan ngồi ở bàn đầu dãy bên trái, tôi ngồi ở bàn cuối dãy bên phải, cách nhau như mặt trời mặt trăng.
Lên lớp sáu, chúng tôi lại phải mặc đồng phục. Con gái mặc áo dài trắng. Con trai áo trắng quần xanh, áo bỏ vô quần, gài dây nịt hẳn hoi. Cách ăn mặc chững chạc khiến chúng tôi lớn hẳn lên. Điều đó đối với tôi quả là một tai họa. Khi trở thành... người lớn, bọn con gái đâm ra không thèm chơi chung với đám con trai nữa. Hà Lan cũng vậy. Giờ ra chơi nói cứ lẽo đẽo đi theo đám bạn gái của nó, túm tụm dưới những hàng dương liễu chạy dọc theo hàng rào quanh trường. Đó là sân chơi bất di bất dịch của bọn con gái, còn bọn con trai chúng tôi thì tung hoành trên khoảng sân mênh mông còn lại.
Suốt quãng đời trung học, Hà Lan ngày nào cũng ngồi lẫn trong những tà áo trắng dưới gốc dương liễu, bỏ mặc tôi với những buồn vui không người bày tỏ, những ước mơ xa vời và những trận đánh nhau ngày càng hiếm hoi nhưng không thiếu những vết bầm đáng giá, luôn luôn hoài vọng bàn tay chăm sóc năm nào.
Chỉ có những ngày cuối tuần, trở về thăm làng, tôi và Hà Lan mới trở lại là đôi bạn ngày xưa còn bé.
Chiều thứ bảy nào cũng vậy, cứ đến khoảng năm giờ là ba tôi chạy xe gắn máy ra huyện đón tôi về. Đến tuần thứ ba thì mẹ Hà Lan nhờ ba tôi đón giúp cả Hà Lan. Đối với tôi, đó là một ngày đáng nhớ.
Dĩ nhiên Hà Lan không chịu ngồi chung với tôi ở yên sau. Nó mắc cở, điều trước đây chưa từng có. Tôi đành nhường yên sau cho nó, lên ngồi đằng trước với ba tôi.
Tôi ngồi nhấp nhổm như con cóc, chân đạp vào sườn xe, tay bám chặt ghiđdông, lòng cứ lo nơm nớp. Tôi sợ té dọc đường. Té khi xe đang chạy, chắc chắn không chỉ u đầu và dập mũi. Mà tôi sẽ nằm quay lơ ra đất, chết thẳng cẳng. Nhẹ nhất cũng què tay hoặc quẹo cổ, Hà Lan sẽ nghỉ chơi với tôi. Nghĩ vậy, tôi gồng mình nắm khư khư cái ghiđdông, tay mỏi nhừ. Tôi cứ nắm như thế, mãi đến tận rừng Sim.
Rừng Sim nằm ở ven làng, cách giếng Cây Duối non bốn cây số. Bao giờ về ngang rừng Sim, ba tôi cũng dừng lại, để xe bên vệ đường và dắt tôi và Hà Lan vào rừng hái sim.
Có khi tôi và Hà Lan để mặc ba tôi đi sâu vào rừng hái sim một mình, chúng tôi lon khom đi tìm bông dủ dẻ hoặc tìm hái những trái chà là trên những cành nhánh đầy gai. Gai chà là chích đau thấu xương, khi chảy máu tôi thường đưa ngón tay lên miệng ngậm, về đến nhà vần còn buốt.
Tôi và Hà Lan đều thích bông dủ dẻ, đứa nào cũng mê mùi thơm của nó. Riêng về khoản chà là, chỉ có mình tôi thích. Thỉnh thoảng, mẹ tôi vẫn mua chà là ngoài chợ về cho tôi. Chà là ngoài chợ người ta bán từng lon. Mình tôi ăn một lon, vẫn còn thèm, vẫn thấy như... chưa ăn gì. Hà Lan lại khác, nó chê chà là tối mày tối mặt. Nó bảo trái chà là toàn hột là hột, ăn chán bỏ xừ. Nó khoái những trái trâm hơn.
Rừng Sim quê tôi trâm mọc rải rác. Thân trâm cao, mảnh, đàn bà con gái trong làng vào rừng nhặt củi, bao giờ cũng thích tha về những cành trâm khô gãy. Trái trâm mọc thành từng chùm, tím như thuốc nhuộm, ăn vào miệng một hồi, miệng tím như ngậm mực.
Hà Lan thích trâm, tôi trèo lên cây, hái từng chùm trái liệng xuống cho nó. Nó bứt từng trái bỏ vào miệng nhằn lấy nhằn để. Trái trâm cũng chín phần hột một phần cơm, còn "chán bỏ xừ" hơn trái chà là, không hiểu sao Hà Lan lại thích. Nhưng tôi chẳng thèm thắc mắc, hễ Hà Lan thích là tôi phải chiều.
Tôi đóng vai con khỉ trèo cây, mê mải hái, đến khi tụt xuống đất, ngoảnh lại thấy Hà Lan lạ hoắc. Nó cười với tôi bằng đôi môi và hàm răng tím ngắt. Tôi bảo nó thè lưỡi ra, lưỡi nói hệt lá chuối nước.
Ba tôi bước ra thấy vậy, hoảng hồn. Không dám chở Hà Lan về nhà với dung nhan như vậy, ba tôi chở thẳng nó về nhà tôi, bắt nó lấy nước súc miệng rửa mặt sạch sẽ mới đưa nó về với mẹ nó.
Bà tôi hỏi tôi:
- Hà Lan sao vậy cháu ?
Tôi cười:
- Nó ăn trâm.
- Trâm ở đâu mà ăn?
- Trâm cháu hái cho nó. Cháu hái ở trong rừng Sim.
Bà tôi không hỏi nữa. Tự dưng bà nói:
- Con bé đó dễ thương.
Còn tôi cũng tự dưng hùa theo:
- Đôi mắt nó giống hệt đôi mắt ba nó, bà ạ !
Tôi nói không rõ ý lắm nhưng bà tôi hiểu tôi muốn khen đôi mắt của Hà Lan. Bà gật đầu va nói, giọng xa vắng:
- Nhưng dù sao đời nó sẽ khổ.
Những tiếng cuối cùng, bà hạ giọng nhưng tôi vẫn nghe rõ. Không hiểu sao, tôi lại buột miệng:
- Lớn lên, cháu sẽ cưới nó làm vợ, bà ạ !
Bà tôi giật mình và nhìn tôi một thoáng. Ánh mắt của bà cho tôi biết rằng bà xem điều tôi vừa nói là một ý định đứng đắn và chững chạc. Một lát, bà nói, giọng nghiêm trang:
- Bà cũng mong như vậy.
Đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn không cắt nghĩa được tại sao lúc đó tôi lại nói với bà tôi nhừng lời như vậy và tại sao bà tôi cũng lại nói với tôi những lời như vậy. Tuy nhiên đó là lần duy nhất hai bà cháu tôi trò chuyện với nhau như những người bạn lớn. Và dẫu là lần duy nhất, tôi không bao giờ quên. Cả bà tôi cũng vậy. Tôi biết bà vẫn nhớ như in những mong mỏi của bà. Cho đến lúc nhắm mắt, có lẽ bà vẫn tin rằng khi vắng bà, những chuyện còn lại trên mặt đất vẫn sẽ êm đẹp như lòng bà hằng muốn.
Lúc này, tôi đà lớn, được quyền đi xuống chợ một mình hoặc đi lông bông đâu đó trong làng mà không cần phải có người lớn đi kèm. Và, như không thể khác, tôi thường xuyên xuống chơi nhà Hà Lan.
Nhà Hà Lan ở cuối chợ Đo Đo, trên con đường dẫn đến giếng Cây Duối. Nhà nó tuềnh toàng, vách tre mái lá, thua xa căn nhà gạch của tôi. Nhưng nhà nó mát mẻ hơn nhà tôi nhiều. Phía sau nhà, lũy tre xanh suốt ngày kẽo kẹt và trên ngọn tre cao lủng lẳng những tổ chim chào mào, gió thổi rì rào qua kẽ lá và không ngừng phát ra những âm điệu du dương và êm ái tuyệt vời. Đằng sau lũy tre là cánh đồng rập rờn sóng lúa, lúc xanh ngát mạ non lúc trĩu chín bông vàng, mùa cày xới nồng nàn mùi phân bò và mùi đất ải.
Trước nhà Hà Lan, có một giàn thiên lý lấm tấm hoa vàng. Đã không biết bao nhiêu lần, tôi và Hà Lan ngồi dưới bóng mát của giàn thiên lý thơ mộng này chơi những trò chơi tuổi nhỏ. Với bọn con trai, tôi chơi đánh đáo, đánh bi, đá bóng và những trò rượt bắt. Còn với Hà Lan, tôi phải chơi đánh chuyền, ô quan, nhảy lò cò và những trò con gái khác. Nếu không thế thì Hà Lan sẽ nghỉ chơi tôi ra. Nó đã dọa tôi một lần rồi, khi tôi tỏ vẻ thờ ơ và nhầm lẫn lung tung khi rải sỏi trong trò chơi ô quan buồn chết được.
Ba Hà Lan có đôi mắt tuyệt đẹp, đó là đôi mắt mà Hà Lan thừa hưởng. Ông chẳng quan tâm gì đến sự có mặt của tôi trong nhà. Đôi mắt của ông thường xuyên hướng lên bầu trời, dõi theo những tia nắng và những đám mây. Ông nghĩ ngợi về thời tiết và mùa màng. Ông chẳng nghĩ đến tôi.
Mẹ Hà Lan lại khác. Bà rất mến tôi và bày tỏ sự quí mến đó bằng cách kẹp rổ vaò nách và bắt ghế đứng lên hái hoa thiên lý xuống nấu canh mời tôi ăn. Dĩ nhiên tôi không từ chối. Trong bữa ăn, tôi vừa húp canh xì xụp vừa lơ đãng nghe mẹ Hà Lan kể chuyện ông nội tôi đã cứu sống bà trong một cơn bệnh thập tử nhất sinh như thế nào. Ông nội tôi hốt thuốc bắc, đã qua đời lúc tôi mới ba tuổi, nhưng mẹ Hà Lan kể về ông nội tôi với giọng điệu như nói về một người còn sống, giọng nói cảm động của mẹ Hà Lan xen lẫn với những tiếng lích chích của bầy chim sâu đang cãi nhau sau hè. Và tôi mường tượng nghĩ đến ông tôi, một hình ảnh đã xa xăm lắm.
Nhưng không phải chỉ có tôi đến chơi nhà Hà Lan. Nó cũng hay lên chơi với tôi và chị Quyên. Thời gian này, chị Nhường và cô Thịnh không có nhà. Trường làng tôi chỉ mở tới lớp năm, lên lớp sáu chị Nhường và cô Thịnh phải ra trường huyện.
Bác tôi cho chị Quyên đi học trễ. Chị học sau tôi và Hà Lan hai lớp, nhưng điều đó không ngăn cản ba đứa tôi chơi với nhau rất tâm đầu ý hợp.
Thỉnh thoảng, vào những ngày cuối tuần, chị Nhường và cô Thịnh xách gói về thăm làng. Nhưng điều đó chẳng khiến tôi xúc động chút nào. Chị Nhường và cô Thịnh đã lên lớp tám, tự coi mình là người lớn, đã từ lâu chẳng thèm chơi với bọn nhãi nhép chúng tôi.
*****
Trong hai người bạn gái còn lại lúc bấy giờ, tôi thích Hà Lan hơn chị Quyên nhiều.
Chị Quyên là đứa gan góc của làng tôi. Như đất đai dưới chân núi Phượng, chị thừa sức mạnh và nghị lực. Ở trường cũng như ở nhà, chị thường xuyên đánh nhau với bọn con trai, và chị luôn luôn thắng mặc dù đôi khi sự thắng lợi được đánh dấu bằng những vết bầm trên người chị.
Thỉnh thoảng vẫn có những xung đột không trách khỏi giữa tôi với chị Quyên, và dĩ nhiên phần thua luôn luôn thuộc về tôi. Kết thúc một trận chiến, hình ảnh cuối cùng bao giờ cũng là tôi nằm bẹp dưới đất, chị Quyên đè lên người, tay chẹn ngang cổ tôi, miệng đắc chí hỏi:
- Ngạn chịu thua chưa ?
Những lúc đó, tôi không có cách nào khác là gật đầu.
Vì vậy bên cạnh chị Quyên, tôi không có dịp chứng tỏ được phần đàn ông của mình. Chị con trai hơn tôi nhiều. Chị luôn luôn là chị, tôi luôn luôn là em. Với những nắm đấm rắn rỏi của chị, điều đó khó thay đổi được.
Quan hệ giữa tôi với Hà Lan hoàn toàn khác. Mặc dù đôi lúc hơi bướng bỉnh, Hà Lan bao giờ cũng là một người bạn gái dịu dàng, thậm chí có lúc yếu đuối. Nó cần sự che chở của tôi và tôi rất kiêu hãnh về điều đó. Rất nhiều năm về sau này, tôi hiểu rằng hồi đó Hà Lan đã đánh thức và làm thỏa mãn trong tôi cái khả năng bảo vệ phái yếu của một người đan` ông mười tuổi, điều tôi không tìm thấy cả trong sự cách biệt tuổi tác của chị Nhường và cô Thịnh lẫn trong sức mạnh tự nhiên của chị Quyên. Mẹ tôi lại sinh em gái quá trễ, chẳng được tích sự gì, chỉ tổ làm tôi bực mình vì phải suốt ngày dỗ cho nó thôi khóc nhè, một công việc chán ngấy.
Nhà Hà Lan ở gần chợ, vì vậy mỗi lần xuống chơi nhà nó, hai đứa tôi thường rủ nhau đi lang thang trong chợ. Chúng tôi dạo bước tha thẩn qua các gian hàng, sung sướng ngắm nghía tất cả mọi thứ, sung sướng chỉ trỏ vào các hộp chì màu, những viên bi và những vòng xuyến, sung sướng khoe với nhau những mơ ước của mình, những mơ ước nhỏ nhoi, chân chất và buồn cười.
Trước khi ra về, bao giờ tôi và Hà Lan cũng đứng chôn chân hằng buổi trước mẹt hàng nơi góc chợ trên đó bày la liệt những con vật nặn bằng bột, nhuộm đủ màu sặc sỡ. Cũng như các sạp tạp hóa lung linh và bí ẩn, những con vật lộng lẫy này đã khiến tôi mê mẩn suốt quãng đời thơ ấu. Mãi đến bây giờ, tôi vẫn còn yêu thích chúng và mỗi khi tình cờ bắt gặp món đồ chơi tuyệt vời này bày bán đâu đó ở một góc đường, tôi thường mua hàng chục con đem về bày trên bàn và ngắm nghía chúng bằng tất cả lòng say mê và hồi hộp, nỗi nhớ tiếc và buồn rầu, biết rằng mình đã ở quá xa sân ga tuổi nhỏ.
Hồi đó, chúng tôi không có tiền mua. Tôi và Hà Lan chỉ đứng để ngắm cho thỏa thích và nhìn những đứa có tiền mua bằng ánh mắt ao ước và ghen tị. Mỗi khi có một thằng nhóc hoặc một con nhóc nào tiến lại, hiên ngang đặt tờ giấy bạc xuống mẹt để lấy đi một con mèo tam thể hay một con gà trống có chiếc mào đỏ với bộ cánh lòe loẹt, tôi cảm thấy đau khổ như bị ai cướp mất một cái gì.
Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng mua được ước mơ của mình. Đó là những khi hiếm hoi được mẹ cho tiền, tôi chạy vù xuống nhà Hà Lan, tay nắm chặt tờ giấy bạc, lòng cứ nơm nớp sợ đánh rơi dọc đường. Tôi hớn hở kéo Hà Lan ra chợ và sau khi chọn lựa và trang cãi hàng buổi, chúng tôi bê về nhà những con vật đẹp đẽ và lòng đầy hân hoan, chúng tôi đặt chúng dưới giàn hoa thiên lý. Trên mặt đất lốm đốm nắng ấy, tôi và Hà Lan đã nằm bò ra bên nhau, thận trọng chiêm ngưỡng và đùa nghịch với những con thú nom kỳ dị và huyền hoặc như thể vừa bước ra từ những câu chuyện kể của bà tôi.
*****
Không chỉ ở nhà, ở trường tôi cũng luôn tìm cách làm vui lòng Hà Lan. Không hiểu sao, ngay từ nhỏ, tôi rất sợ những giọt nước mắt. Tôi sợ nhìn thấy Hà Lan khóc. Đứng trước nỗi buồn của một người con gái, tôi luôn luôn xốn xang và cảm thấy mình có lỗi trong chuyện đó, mặc dù nhiều khi nguyên do của nỗi buồn chẳng dính dáng gì đến tôi.
Bao giờ tôi cũng muốn nhìn thấy Hà Lan cười. Tôi muốn nó vui vẻ suốt ngày. Có lẽ vì sự mong mỏi thầm kín đó, tôi không bao giờ từ chối Hà Lan một cái gì.
Trường tôi có một cái trống to thật to, treo ngoài hiên, giữa lớp bốn và lớp năm. Tiếng trống kêu lớn, vang rất xa, mỗi lần gióng lên, cả làng đều nghe thấy. Nhờ vậy, dù đang mải chơi, hễ nghe tiếng trống đi học đổ hồi, mọi đứa trẻ trong làng đều vội vã ôm cặp đến trường.
Tất cả học trò trường tôi đều mê đánh trống. Được cầm lên cây dùi nặng chịch thẳng tay giáng vào mặt trống da bò để nghe âm thanh dội lên, lan ra xa và ngân nga không dứt đằng sau các lũy tre là niềm mơ ước cháy bỏng của mỗi đứa chúng tôi.
Nhưng chỉ có học trò lớp năm mới được thầy hiệu trưởng giao nhiệm vụ đánh trống, các lớp khác không được rớ vào. Vì vậy, hồi còn ở các lớp dưới, cứ sắp đến giờ ra chơi, tôi và Hà Lan thường rủ nhau xin phép thầy cô đi ra ngoài. Chúng tôi lần mò đến chỗ lớp năm, đứng quanh quẩn trước cửa, chờ cho anh học trò được phân công đánh trống bước ra, hai đứa tôi liền lẽo đẽo theo sau và năn nỉ đến khô nước miếng để xin được đánh ké.
Thường thường chúng tôi bị từ chối thẳng thừng. Nhưng cũng có khi lời khẩn khoản mếu máo của chúng tôi được chấp nhận. Trong những giây phút hạnh phúc hiếm hoi đó, chúng tôi vô cùng mừng rỡ và nỗi xúc động khiến chân tôi như quíu lại.
Đánh dứt một tiếng trống, anh học trò lớp năm cực kỳ rộng lượng kia chìa cái dùi trước mặt tôi:
- Nè, đánh đi !
Không đợi nhắc đến lần thứ hai, tôi vội vã chộp lấy cái dùi nặng ì, cố hết sức đánh mạnh vào mặt trống và sướng rêm người khi nghe tiếng trống vang như sấm dưới tay mình. Tôi còn đang nghệt mặt thưởng thức cái âm thanh dùng dằng chưa chịu dứt kia thì anh học trò lớp năm đã giục:
- Đánh một cái nữa! Nhanh lên!
Lúc đó, tôi mới sực tỉnh, và vội vàng đưa dùi cho Hà Lan:
- Mày đánh đi! Đánh mạnh vào!
Hà Lan hí hửng cầm lấy cây dùi và mím môi đánh thật mạnh. Nhưng nó con gái sức yếu, tiếng trống nghe xụi lơ. Anh học trò lớp năm liền giằng lấy cái dùi, bĩu môi trách:
- Đánh vậy mà cũng đòi đánh! Đưa đây tao đánh lại!
Anh bực bội nện một phát thật lực lên mặt trống rồi cầm dùi bỏ đi một mạch.
Tôi liếc Hà Lan, thấy mặt nó buồn thiu, liền nói:
- Mày đừng lo! Mai mốt mày đánh, tao cầm tay cho mày đánh. Như vậy sẽ mạnh hơn.
Nghe tôi nói như vậy, Hà Lan hết buồn ngay. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt long lanh và cười tươi thật tươi.
Cho đến khi lên lớp năm thì tôi chẳng phải xin xỏ ai. Cứ sắp đến giờ ra chơi là tôi tót ra khỏi lớp, giành lấy cây dùi trước những đứa khác. Trống ra chơi ba tiếng, bao giờ tôi cũng đánh hai tiếng đầu, Hà Lan đánh tiếng chót. Khi Hà Lan đánh, tôi phải cầm tay nó tiếp sức.
Chúng tôi còn được đánh cả hồi trống tan trường. Trống tan trường đánh sướng tay hơn trống ra chơi, vì được đánh một hồi dài. Trống tan trường, đứa khác đánh thì không sao, tiếng trống vang lên suôn sẻ và đều đặn, nhưng đến khi tôi đánh, lần nào tiếng trống cũng bị ngắt quãng. Đó là khi tôi trao dùi cho Hà Lan đánh nốt phần còn lại.
*****
Hà Lan thích đánh trống, tôi trở thành tên cướp nhanh nhẹn và hung hãn nhất trong lớp. Ít khi nào chiếc dùi trống lọt vào tay đứa khác. Điều đó chỉ xảy ra khi tôi bị ba, bốn đứa hùa vào bao vây và sau khi liều mình chống trả kịch liệt, tôi thất thế bị chúng hè nhau vật xuống đất và tước lấy chiếc dùi trên tay. Những lúc đó, tôi đau vì chảy máu mũi thì ít mà đau vì không đem lại được niềm vui đánh trống cho Hà Lan thì nhiều, và tôi khẽ liếc Hà Lan bằng ánh mắt áy náy xen lẫn buồn rầu.
Hà Lan không quan tâm đến nỗi day dứt của tôị Nó bắt tôi ngồi ngửa mặt lên trời, không được cựa quậy và giữ tư thế đó lâu thật lâu. Còn nó thì chạy đi hái một thứ lá gì đó, vò nát trong tay rồi nhét vào mũi tôi. Nó bảo:
- Lá này hay lắm! Ngạn ngồi yên một lát, mũi Ngạn hết chảy máu liền!
- Lá gì vậy ? - Tôi hỏi.
- Hà Lan không biết.
Tôi há hốc miệng:
- Không biết sao mày nhét vô mũi tao ? Lỡ lá dại thì sao ?
Hà Lan mỉm cười, trấn an tôi:
- Không phải lá dại đâu. Mỗi lần Hà Lan bị chảy máu cam, mẹ Hà Lan thường hái lá này nhét vô mũi Hà Lan. Nhét vô một hồi, máu ngưng chảy liền.
Nghe Hà Lan nói vậy, tôi yên tâm ngồi ngửa cổ lên trời, và trong khi chờ cho mũi hết chảy máu, tôi lặng lẽ ngắm những cánh diều sặc sỡ đang bay lượn trên cao và ngạc nhiên thấy chúng đôi khi thực hiện những cú lộn nhào ngoạn mục, tưởng sắp rơi xuống đất, để rồi bất thần vươn mình lên một cách kiêu hãnh, có vẻ như muốn thi tài với những cụm mây hồng đang lững lờ trôi về phương Nam và càng lúc càng bị hoàng hôn nhuộm tím.
Nhưng những cảnh tượng đẹp đẽ đó không làm tôi nguôi ngoai nỗi ấm ức trong lòng. Tôi nói với Hà Lan:
- Ngày mai, tao sẽ giành được cái dùi trống cho mày coi!
- Thôi, Ngạn đừng giành nhau nữa! - Hà Lan can tôi.
- Tao sẽ giành! - Tôi nói, giọng cương quyết.
Hà Lan nhìn tôi bằng ánh mắt lo âu:
- Ngạn sẽ đánh nhau đến chảy máu mũi mất!
Tôi vẫn bướng bỉnh:
- Đánh thì đánh chứ sợ gì! Chảy máu mũi thì mày lại hái lá nhét vô mũi tao!
Và ngày hôm sau tôi lại đánh nhau thật. Tôi lại chảy máu mũi và Hà Lan lại "chữa trị" cho tôi. Nhưng lần này tôi chẳng thấy đau. Tôi đã giành được dùi trống. Cho Hà Lan.
*****
Hồi còn học vỡ lòng, vì bênh vực Hà Lan, tôi đã hạ gục thằng Hòa và sau đó tôi đã bị thầy Phu phạt đến ngất xỉu giữa sân trường. Tôi đã tham gia những trận đánh long trời trong vườn ông Cửu Hoành để giành lấy cho Hà Lan những trái thị hiếm hoi. Bây giờ, để thỏa mãn ý thích của Hà Lan, tôi lại nện nhau nhừ tử vì cái dùi trống.
Nhưng không phải chỉ có vậy. Suốt những tháng năm thơ ấu, đi bên cạnh Hà Lan, tôi đã biết bao nhiêu lần vào sinh ra tử, người đầy thương tích.
Có ai đó đã đem khoe với Hà Lan những cái trứng chim. Những cái trứng chim sẻ xinh như những viên cuội tròn thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nhặt được ở ven bờ suối Lá. Hà Lan liền nói với tôi nó muốn có những cái trứng chim giống hệt như vậy. Tôi liền nói với nó chuyện đó dễ ợt.
Thế là trưa chủ nhật nắng chang chang, đợi cho ba mẹ tôi ngủ say, tôi rón rén leo xuống khỏi giường, nhón gót đi ra cửa và chạy vù xuống nhà Hà Lan. Nó dẫn tôi ra sau hè và tôi nhìn thấy cái thang đang dựng cạnh đống rơm cao ngất kế chuồng bò.
Mỗi đứa một đầu, chúng tôi khệ nệ vác cái thang đến trường. Đi đường lớn sợ bị người quen bắt gặp, méc lại với ba tôi, tôi dẫn Hà Lan men theo những bờ ruộng lồi lõm. Chúng tôi đi té lên té xuống, bùn văng đầy mặt nhưng lòng đầy háo hức.
Đi một hồi, đến trường, Hà Lan ngồi dựa lưng vô tường nghỉ mệt, còn tôi thì đi tìm tổ chim. Ngày nghỉ, các lớp học vắng hoẹ Tôi đi rảo dọc theo những bờ tường, mắt nhìn chăm chăm lên đầu hồi. Chim sẻ thường làm tổi trên đầu hồi. Chỗ nào có tổ chim sẻ, chỗ đó bao giờ cũng có rơm rác lòi ra ngoài. Chúng không biết che giấu chỗ ở của mình như những loài chim khác.
Tìm được tổ chim, tôi và Hà Lan vội vã khiêng thang dựng vào tường. Xong, Hà Lan giữ chân thang, còn tôi leo lên. Phần lớn tổ chim đều có trứng. Điều đó khiến tôi vô cùng mừng rỡ. Tôi cẩn thận nhặt từng trứng một bỏ vào túi áo rồi tuột xuống đất. Hà Lan đem sẵn một túi ny-lông. Nó bỏ tất cả trứng vào đó.
Tôi trèo lên hết ổ chim này đến tổ chim khác. Túi ny-lông trên tay Hà Lan chẳng mấy chốc đã đầy những trứng là trứng. Hà Lan rất sung sướng. Nó cười luôn miệng. Nhưng dù Hà Lan không cười, tôi cũng đọc được điều đó trong đôi mắt long lanh của nó và trong cách nó đong đưa cái túi trên tay.
Hà Lan không phải bao giờ cũng hoàn thành nhiệm vụ được như tôi. Tôi giao nó giữ chân thang và dặn nó giữ thật chắc để tôi trèo lên. Nhưng lắm lúc, khi tôi vươn người qua phải hay qua trái để thò tay mò mẫm trong các tổ chim nằm sâu dưới mái ngói, cái thang bỗng nhiên chao qua chao lại và cuối cùng ngã chổng kềnh, lôi cả tôi theo khiến tôi té đập đầu xuống đất, trán sưng vù.
Những lúc đó, Hà Lan hốt hoảng chạy lại. Nó đỡ tôi dậy và sờ tay lên trán tôi, lo lắng hỏi:
- Ngạn té đau không?
Tôi đau đến buốt óc nhưng cố ra vẻ thản nhiên:
- Không đau.
Hà Lan ngạc nhiêu:
- Trán u một cục mà không đau ?
Tôi hốt hoảng sờ tay lên trán:
- U một cục hả ?
- Ừ.
- Lớn không?
- Lớn.
Tôi rờ rẫm cục u một hồi rồi thở dài:
- Bây giờ tao mới thấy đau! - Và tôi vội vã nói thêm - Nhưng mà đau sơ sơ.
- Để Hà Lan xức dầu cho Ngạn nghen!
- Dầu đâu ?
- Dầu đây nè!
Vừa nói, Hà Lan vừa lấy từ trong túi áo ra một lọ dầu cù là. Nó mở nắp, quẹt dầu bôi lên trán tôi.
Tôi lim dim mắt, mắt cảm động hỏi:
- Dầu của ai vậy ?
- Của mẹ Hà Lan.
- Bộ lúc nào mày cũng bỏ lọ dầu trong túi hả ?
Hà Lan cười:
- Đâu có ! Hồi nãy, trước khi đi, Hà Lan mới lấy lọ dầu đem theo. Hà Lan biết thế nào Ngạn cũng bị u đầu.
Tôi bĩu môi:
- Xạo đi mày ! Làm sao mày biết được?
- Biết chứ ! Ngạn chuyên môn đánh nhau, lại chúa hay té, thế nào chẳng u đầu !
Hà Lan nói đúng quá, tôi hết đường cãi, đành phân trần:
- Nhưng hôm nay tao té là tại mày chứ bộ ! Có mỗi một việc giữ thang mà mày làm cũng không ra hồn !
Trước sự hăng hái kết tội của tôi, Hà Lan xụi lơ:
- Ừ, tại Hà Lan.
Ánh mắt buồn bã của nó khiến tôi xốn xang khôn tả. Tôi bối rối nói:
- Thực ra thì... không phải tại mày đâu ! Cái thang đổ là do tao. Tao cứ nhoài tới nhoài lui.
Thấy tôi sẵn lòng xóa tội cho nó, Hà Lan mừng lắm. Niềm vui của nó khiến tôi vui lây. Tôi liền hào hứng:
- Bây giờ mày ráng giữ thang cho chắc, tao trèo lên lấy trứng tiếp.
Hà Lan chớp mắt:
- Ngạn còn u đầu kia mà !
Tôi cười:
- Không sao đâu ! Tao hết đau rồi.
Thế là tôi lại tiếp tục trèo lên các tổ chim. Hà Lan lần này cẩn thận hơn, nó mím môi ôm chặt chân thang. Nhưng chỉ được một lát sau, tôi vừa nhúc nhích, cái thang lại nghiêng qua một bên, hất tôi xuống. Nhưng tôi không bị dập trán. Mà dập mũi, máu chảy thành dòng.
Tôi lại phải nằm lăn ra đất, mặt ngửa lên trời, cho Hà Lan hái lá nhét đầy hai lỗ mũi.
*****
Hà Lan nói đúng, tôi là chúa đánh nhau, chúa leo trèo, chúa té ngã. Chơi với tôi một thời gian Hà Lan trở thành một người nữ cứu thương bất đắt dĩ.
Năm học lớp năm là năm tôi đánh nhau dữ dội nhất. Chuyện đánh nhau lúc bấy giờ đã trở thành chuyện cơm bữa. Chúng tôi đánh nhau hàng ngày và dường như suốt năm học cuối cùng ở bậc tiểu học, đánh nhau là trò chơi duy nhất của chúng tôi.
Ngay từ đầu năm, lớp đã chia thành hai phe. Một phe do thằng Toản cầm đầu, một phe do tôi làm thủ lĩnh. Ngày nào chúng tôi cũng đến trường thật sớm, trước giờ vào học cả tiếng đồng hồ. Quẳng tập lên bàn, chúng tôi kéo nhau ra sân và lao vào đánh nhau. Chúng tôi quần thảo túi bụi, thủ lĩnh so tài với thủ lĩnh, quân sĩ so tài với quân sĩ. Chúng tôi vừa đánh vừa rượt nhau quanh sân, bụi bay mù trời, tiếng bọn con gái thét the thé. Đến khi tiếng trống vào học vang lên, trận chiến mới tạm lắng dịu để rồi bùng nổ dữ dội hơn vào giờ ra chơi. Quả thật, chúng tôi không làm sao chấm dứt được cái trò chơi khủng khiếp và đầy tính đàn ông này, nhất là một khi nó được bắt đầu một cách tốt đẹp đến mức không một đứa nào trong chúng tôi giữ mình được lành lặn trong ngày đầu ra quân.
Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt đó, Hà Lan là một cánh tay đắc lực của tôi. Khi tôi lên đường ra trận, nó ngồi trong lớp giữ cặp, giữ dép và giữ aó cho tôi. Khi tôi quay về, dù bại trận hay thắng trận người vẫn đầy những vết xây xát và những vết bầm, Hà Lan lại loay hoay xức thuốc cho tôi. Lúc bấy giờ, Hà Lan không chỉ bỏ theo người lọ cù là mà trong cặp nó có đủ cả bông băng, thuốc tím, dầu khuynh diệp... hệt như một cái túi cứu thương. Chỉ thiếu mỗi chai thuốc đỏ. Tôi không xức thuốc đỏ. Tôi không dại gì đánh dấu trên người mình để lãnh thêm những trận đòn của ba tôi, ngoài những cú đấm của phe thằng Toản.
Năm học cuối cùng của tôi ở trường làng đã diễn ra như vậy. Một bên là những trận đánh dai dẳng và đầy thương tích với thằng Toản và đồng bọn, một bên sự săn sóc êm ái và dịu dàng của Hà Lan.
Hồi đó, tôi rất biết ơn Hà Lan. Nhờ nó, những vết thương trên người tôi rất chóng lành. Những vết thương thể xác bao giờ cũng chóng lành. Có phải vậy không, Mắt Biếc?
*****
Thi đậu vào lớp sáu, tôi và Hà Lan ra trường huyện. Phân nửa học trò lớp năm ra trường huyện. Những đứa thi rớt ở lại làng. Có đứa học đúp lại lớp năm. Có đứa nghỉ học hẳn, ở nhà phụ giúp cha mẹ.
Tôi ra huyện, ở nhà bà Năm Tự, nơi cô Thịnh và chị Nhường đang trọ học. Bà Năm Tự nom khá giống bà tôi, cũng nhỏ người, hiền lành, miệng lúc nào cũng nhai trầu, cái ống nhổ luôn luôn nằm dưới đầu giường. Những năm ở trọ nhà bà Năm Tự, tôi nhớ mãi món canh rau dền. Trong vườn của bà, rau dền vô thiên lủng, chúng mọc chen chúc với cỏ dại và sinh sôi nảy nở bất tận. Chiều nào bà Năm Tự cũng cắp rổ ra vườn hái rau theo, nhưng tôi không hái rau dền cùng bà. Tôi thích lùng sục trong các bụi rậm để hái bông dủ dẻ hơn. Bông dủ dẻ màu vàng, cánh cứng, lớn bằng đầu ngón tay cái, thơm lừng mùi dầu chuối. Bỏ một bông dủ dẻ trong túi áo, ba ngày sau người còn thơm ngát.
Bà Năm Tự không cần tôi hái rau giúp bà. Rau dền mọc um tùm, chỉ cần quơ tay ra là hái được cả nắm. Bà rủ tôi ra vườn là để nói chuyện cho đỡ buồn. Chồng chết, con trai lớn đi lính ở tít Ban Mê Thuột, bà sống thui thủi một mình, buồn hiu. Cô Thịnh và chị Nhường nghe chuyện của bà chán rồi, không muốn nghe nữa, bà quay sang trút nỗi buồn lên tôi. Dĩ nhiên chỉ có một mình bà nói, còn tôi nghe, tiếng được tiếng mất. Tôi lơ đãng nghe bà, mắt láo liên tìm bông dủ dẻ, còn chân thì khua khoắng các bụi cỏ cho châu chấu bay ra từng đàn coi chơi.
Bà Năm Tự nấu canh ra dền rất ngon nhưng chiều nào cũng ăn món đó, tôi đâm ngán. Tôi, cô Thịnh và chị Nhường liền chuyển sang tấn công dĩa cá rô chiên và chén đậu phộng rang dầm nước mắm, nhường tô canh lại cho bà. Bà Năm Tự chẳng hều phật ý về chuyện đó. Chiều nào bà cũng lẳng lặng ăn hết một tô canh. Suốt bốn năm tôi trọ ở nhà bà, hình ảnh kinh hoàng đó cứ lặp đi lặp lại. Không một buổi chiều nào, trên mâm cơm vắng bóng tô canh quỉ quái đó. Vậy mà lũ rau dền chết tiệt trong vườn vẫn không chịu tàn lụi, chúng cứ mỗi ngày một tốt tươi.
*****
Hà Lan không phải ở trọ như tôi. Nó ở nhà ông chú. Chú nó chạy xe cho một hãng xe đò thành phố, có đại lý ở huyện.
Nhà chú nó ở khác phía với nhà bà Năm Tự nên tôi và Hà Lan không thể đi chung với nhau như hồi còn học ở trường làng.
Đến lớp, chúng tôi cũng không còn dịp ngồi cạnh nhau nữa. Ở trường trung học, con trai ngồi riêng, con gái ngồi riêng. Hà Lan ngồi ở bàn đầu dãy bên trái, tôi ngồi ở bàn cuối dãy bên phải, cách nhau như mặt trời mặt trăng.
Lên lớp sáu, chúng tôi lại phải mặc đồng phục. Con gái mặc áo dài trắng. Con trai áo trắng quần xanh, áo bỏ vô quần, gài dây nịt hẳn hoi. Cách ăn mặc chững chạc khiến chúng tôi lớn hẳn lên. Điều đó đối với tôi quả là một tai họa. Khi trở thành... người lớn, bọn con gái đâm ra không thèm chơi chung với đám con trai nữa. Hà Lan cũng vậy. Giờ ra chơi nói cứ lẽo đẽo đi theo đám bạn gái của nó, túm tụm dưới những hàng dương liễu chạy dọc theo hàng rào quanh trường. Đó là sân chơi bất di bất dịch của bọn con gái, còn bọn con trai chúng tôi thì tung hoành trên khoảng sân mênh mông còn lại.
Suốt quãng đời trung học, Hà Lan ngày nào cũng ngồi lẫn trong những tà áo trắng dưới gốc dương liễu, bỏ mặc tôi với những buồn vui không người bày tỏ, những ước mơ xa vời và những trận đánh nhau ngày càng hiếm hoi nhưng không thiếu những vết bầm đáng giá, luôn luôn hoài vọng bàn tay chăm sóc năm nào.
Chỉ có những ngày cuối tuần, trở về thăm làng, tôi và Hà Lan mới trở lại là đôi bạn ngày xưa còn bé.
Chiều thứ bảy nào cũng vậy, cứ đến khoảng năm giờ là ba tôi chạy xe gắn máy ra huyện đón tôi về. Đến tuần thứ ba thì mẹ Hà Lan nhờ ba tôi đón giúp cả Hà Lan. Đối với tôi, đó là một ngày đáng nhớ.
Dĩ nhiên Hà Lan không chịu ngồi chung với tôi ở yên sau. Nó mắc cở, điều trước đây chưa từng có. Tôi đành nhường yên sau cho nó, lên ngồi đằng trước với ba tôi.
Tôi ngồi nhấp nhổm như con cóc, chân đạp vào sườn xe, tay bám chặt ghiđdông, lòng cứ lo nơm nớp. Tôi sợ té dọc đường. Té khi xe đang chạy, chắc chắn không chỉ u đầu và dập mũi. Mà tôi sẽ nằm quay lơ ra đất, chết thẳng cẳng. Nhẹ nhất cũng què tay hoặc quẹo cổ, Hà Lan sẽ nghỉ chơi với tôi. Nghĩ vậy, tôi gồng mình nắm khư khư cái ghiđdông, tay mỏi nhừ. Tôi cứ nắm như thế, mãi đến tận rừng Sim.
Rừng Sim nằm ở ven làng, cách giếng Cây Duối non bốn cây số. Bao giờ về ngang rừng Sim, ba tôi cũng dừng lại, để xe bên vệ đường và dắt tôi và Hà Lan vào rừng hái sim.
Có khi tôi và Hà Lan để mặc ba tôi đi sâu vào rừng hái sim một mình, chúng tôi lon khom đi tìm bông dủ dẻ hoặc tìm hái những trái chà là trên những cành nhánh đầy gai. Gai chà là chích đau thấu xương, khi chảy máu tôi thường đưa ngón tay lên miệng ngậm, về đến nhà vần còn buốt.
Tôi và Hà Lan đều thích bông dủ dẻ, đứa nào cũng mê mùi thơm của nó. Riêng về khoản chà là, chỉ có mình tôi thích. Thỉnh thoảng, mẹ tôi vẫn mua chà là ngoài chợ về cho tôi. Chà là ngoài chợ người ta bán từng lon. Mình tôi ăn một lon, vẫn còn thèm, vẫn thấy như... chưa ăn gì. Hà Lan lại khác, nó chê chà là tối mày tối mặt. Nó bảo trái chà là toàn hột là hột, ăn chán bỏ xừ. Nó khoái những trái trâm hơn.
Rừng Sim quê tôi trâm mọc rải rác. Thân trâm cao, mảnh, đàn bà con gái trong làng vào rừng nhặt củi, bao giờ cũng thích tha về những cành trâm khô gãy. Trái trâm mọc thành từng chùm, tím như thuốc nhuộm, ăn vào miệng một hồi, miệng tím như ngậm mực.
Hà Lan thích trâm, tôi trèo lên cây, hái từng chùm trái liệng xuống cho nó. Nó bứt từng trái bỏ vào miệng nhằn lấy nhằn để. Trái trâm cũng chín phần hột một phần cơm, còn "chán bỏ xừ" hơn trái chà là, không hiểu sao Hà Lan lại thích. Nhưng tôi chẳng thèm thắc mắc, hễ Hà Lan thích là tôi phải chiều.
Tôi đóng vai con khỉ trèo cây, mê mải hái, đến khi tụt xuống đất, ngoảnh lại thấy Hà Lan lạ hoắc. Nó cười với tôi bằng đôi môi và hàm răng tím ngắt. Tôi bảo nó thè lưỡi ra, lưỡi nói hệt lá chuối nước.
Ba tôi bước ra thấy vậy, hoảng hồn. Không dám chở Hà Lan về nhà với dung nhan như vậy, ba tôi chở thẳng nó về nhà tôi, bắt nó lấy nước súc miệng rửa mặt sạch sẽ mới đưa nó về với mẹ nó.
Bà tôi hỏi tôi:
- Hà Lan sao vậy cháu ?
Tôi cười:
- Nó ăn trâm.
- Trâm ở đâu mà ăn?
- Trâm cháu hái cho nó. Cháu hái ở trong rừng Sim.
Bà tôi không hỏi nữa. Tự dưng bà nói:
- Con bé đó dễ thương.
Còn tôi cũng tự dưng hùa theo:
- Đôi mắt nó giống hệt đôi mắt ba nó, bà ạ !
Tôi nói không rõ ý lắm nhưng bà tôi hiểu tôi muốn khen đôi mắt của Hà Lan. Bà gật đầu va nói, giọng xa vắng:
- Nhưng dù sao đời nó sẽ khổ.
Những tiếng cuối cùng, bà hạ giọng nhưng tôi vẫn nghe rõ. Không hiểu sao, tôi lại buột miệng:
- Lớn lên, cháu sẽ cưới nó làm vợ, bà ạ !
Bà tôi giật mình và nhìn tôi một thoáng. Ánh mắt của bà cho tôi biết rằng bà xem điều tôi vừa nói là một ý định đứng đắn và chững chạc. Một lát, bà nói, giọng nghiêm trang:
- Bà cũng mong như vậy.
Đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn không cắt nghĩa được tại sao lúc đó tôi lại nói với bà tôi nhừng lời như vậy và tại sao bà tôi cũng lại nói với tôi những lời như vậy. Tuy nhiên đó là lần duy nhất hai bà cháu tôi trò chuyện với nhau như những người bạn lớn. Và dẫu là lần duy nhất, tôi không bao giờ quên. Cả bà tôi cũng vậy. Tôi biết bà vẫn nhớ như in những mong mỏi của bà. Cho đến lúc nhắm mắt, có lẽ bà vẫn tin rằng khi vắng bà, những chuyện còn lại trên mặt đất vẫn sẽ êm đẹp như lòng bà hằng muốn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook