Mãi Bên Anh
-
Chương 12-2: Khách không mời đã lâu không gặp
Không phải như trong phim, cũng không như trong những tiểu thuyết tình yêu lãng mạn, cứ đứng dưới trời mưa lâu là ốm được. Tôi bây giờ hi vọng bị cảm thôi mà cũng chả làm sao cả. Tôi không thiết đi học gì nữa, về nhà đi rồi tính, dù cho có bị mắng. Rồi cả người sẽ lại khô ráo như bình thường sau khi dùng khăn lau, rồi thay một bộ quần áo khác ra, sẽ có một cảm giác mới mẻ ùa về trong thâm tâm, sớm thôi.
Ngay sau khi chấm dứt mọi thứ với Lôi Vĩ Vĩ, khóc một hồi, tôi lại nhấc cái chân khập khiễng, đi bộ ra bến xe buýt dưới bầu trời xám xịt bởi cơn mưa. Cú ngã khuỵu vừa rồi chỉ khiến chân tôi chỉ bị xây xát ngoài da, không có gì đáng nghiêm trọng cả. Chỉ là do nước mưa cứ liên tục chạm vào khiến cho đầu gối tôi tê lại, buốt xót tới tận xương tủy. Ngồi chờ mãi dưới bến xe, cuối cùng chiếc xe buýt tôi hay ngồi cuối cùng cũng đỗ lại trước mặt. Tôi cố gắng nhanh chân trèo lên chiếc xe vắng tanh chỉ lác đác vài bóng người, nhưng chỉ cần một đứa ướt như chuột lột là tôi cũng đã đủ để lấy toàn bộ sự chú ý của họ rồi. Tôi ngồi tạm trên chiếc ghế ở cuối xe, tựa mái tóc ướt lên cửa kính. Mắt tôi lim dim, cứ dính chặt lại với nhau. Tôi đành nhắm mắt lại để thư giãn cơ thể, nhưng không sao ngủ được một giấc trọn vẹn trên đường về nhà.
Trước khi về nhà, may mắn mà trời cũng đã tạnh mưa hẳn. Tôi đã tạt qua một hiệu thuốc và mua đồ dùng để băng bó vết thương trước khi về nhà. Xung quanh là không khí mát mẻ còn đọng lại của cơn mưa vừa qua, tôi ngồi trên chiếc ghế đá ẩm ướt và tự sơ cứu vết thương của mình. Thỉnh thoảng lại rít nhẹ lên đau đớn, nhưng cũng chả có một ai để tâm tới.
Tôi vừa mở cửa nhà đi vào, cả người nhỏ giọt từ trong cầu thang máy đi vào, tạo thành những vũng nước nhỏ bé dẫn về căn hộ gia đình tôi. Nhưng một điều lạ lùng như xua tan đi toàn bộ những nỗi muộn phiền trong lòng tôi, rằng, tôi bất ngờ nhìn thấy một đôi giày đen sáng bóng của đàn ông đang đặt ngay cạnh tủ dép trước cửa ra vào.
Không phải của chú Phong là đương nhiên, vì hôm nay là ngày thường, chắc giờ chú phải ở cơ quan chứ. Với lại, nói thật thì giày của chú cũng không được đẹp như vậy...
Tôi vội cởi đôi giày trũng nước mưa, đập đập xuống sàn rồi dựng lên cạnh tường cho khô, không vội vàng mấy mà rất từ tốn đi vào bên trong phòng khách đang sáng đèn.
"Trúc Y, con..."Dì Khuê đang ngồi quay mặt về phía tôi, vừa nhìn thấy tôi bước vào đã kinh ngạc đứng dậy, tròn mắt nhìn tôi. "Sao cả người ướt sũng thế này?"
Nhưng, giọng của dì Khuê cứ như nhỏ dần, bé dần, rồi tắt hẳn bên tai tôi. Tôi không còn nghe thấy dì nói gì nữa, hai con mắt chỉ dán về phía phía người đàn ông mặt bộ vest đen kia qua lớp kính dày cộp, người đang ngồi vắt chân quay lưng lại với tôi. Người đó trông không quen một chút nào, mái tóc cắt cua trông rất kì lạ cùng với dáng ngồi tự nhiên như ở nhà đó, tôi không khỏi vừa kinh ngạc, vừa đan xen một chút hiếu kì.
Thời khắc người đàn ông đó quay mặt lại, cả bầu trời của tôi, cả thế giới của tôi như sụp đổ. Khuôn mặt già dặn đã quá tuổi bốn mươi đó, làm cho tôi bàng hoàng ngay lập tức. Cả người tôi run bần bật như muốn ngã khuỵu xuống, đôi mắt mở to ra hết cỡ thể hiện sự sốc này. Miệng tôi không thể ngừng rung động như muốn nói điều gì đó. Hai bàn tay tôi siết chặt lại, sống mũi lại bắt đầu cay cay như vừa quẹt mù tạt lên. Tôi bàng hoàng, hoảng hốt tới nỗi không thể nhớ ra được người mình vừa nhìn thấy là là ai.
Thật sự muốn hại chết con nhà người ta luôn mà! Hơn nữa, người đàn ông khiến tôi có cảm giác như vậy, rốt cuộc là ai chứ?
"Diệp Trúc Y... là con phải không?"Ông ta cũng đứng dậy, chỉnh lại chiếc áo vest bên ngoài, cất giọng trầm trầm hỏi. Và điều khiến não tôi như muốn chập, chính là ông ta vừa nói, vừa hỏi tôi, bằng ngôn ngữ chính của tôi, là Tiếng Việt.
Tôi nhướn mày lên, chớp mắt liên tiếp nhìn ông ta.
"Ông..."Tôi nheo mắt lại, không tin nổi vào mắt mình nhìn, cũng không thể không nghi ngờ tai mình có nghe lầm.
Không thể nào, không phải là người đàn ông đó, tuyệt đối không thể!
"Trúc Y, chắc con còn nhớ... bố của con chứ?"Dì Khuê sắc mặt trùng xuống, nhỏ giọng lên tiếng.
Lời dì Khuê vừa dứt, kì lạ là không có tia sét nào đánh ngang tai tôi, hay luồng điện nào giật cháy não tôi cả. Nhưng dòng cảm xúc hòa lại với nhau tạo ra một mớ hỗn độn, không còn phân biệt đâu là thật giả, đâu là sợ hãi và kinh ngạc. Tôi chau mày nặng hơn, nhìn chằm chằm vào người đàn ông đó. Ông ta cũng đang nhìn tôi với vẻ mong mỏi chờ đợi một câu trả lời. Tôi không muốn nói gì cả, cũng chẳng muốn quay lưng bước đi. Đứng trước người đàn ông này, người đàn ông mà dì Khuê nói là bố của tôi, nỗi hận thù vẫn được ủ giấu sâu trong lòng nay như được giải phóng. Tôi cố gắng dừng sự run rẩy ở hai cánh tay, nhưng vẫn không thể.
Có thể sao? Chuyện này còn có thể xảy ra được à? Ông trời không thể ngừng tàn nhẫn với tôi được sao?
Sao ông ta lại ở đây? Ngày hôm nay tôi hứng chịu nhiều điều xui xẻo chưa đủ hay sao, mà ông trời đột ngột lại cử ông bố lâu năm không gặp đến thám thính tôi chứ? Là cố ý hay vô tình, là có lòng tốt đến đây hay bị sự xấu xa ăn mòn?
"Chắc con còn nhớ tên bố chứ?"Ông ta lại cất tiếng hỏi bằng ngôn ngữ Tiếng Việt đã rất nhiều năm tôi không còn được nghe. Biểu cảm trên mặt ông đã đủ để tôi đoán ra, mấy năm qua ông đã sống tốt như thế nào. Sắc mặt có chút buồn buồn, nhưng trang phục nghiêm chỉnh như vậy, nhìn cái là biết rất đắt tiền.
Rốt cuộc là có chuyện gì đã xảy ra vậy? Và hơn hết, cái đếch gì đang xảy ra tại nhà tôi thế này?
"Tôi nhớ hay không liên quan gì tới ông?"Vì quá căm phẫn nên tôi đáp trả rất thờ ơ, làm mặt như chưa có chuyện gì xảy ra. "Mời ông ra khỏi nhà tôi ngay lập tức."Tôi chỉ tay ngay ra phía cửa.
"Có lẽ con rời xa ta từ khi còn nhỏ, nên đến bây giờ cũng chẳng có kí ức gì về người làm bố này."Ông ta khẽ bật cười một cái một cách mỉa mai chính bản thân mình. "Chắc con hận ta lắm phải không?"
Tôi đảo mắt đi nhìn chỗ khác rồi thở mạnh một cách bất lực. Tôi không trả lời, không phản ứng gì cả, cũng không dám nhìn trực diện với khuôn mặt đó nữa. Bởi vì cứ mỗi lần chạm phải từng đường nét trên khuôn mặt đó, kí ức từ hồi xa xưa của tôi lại hiện về, vẫn là những kí ức tồi tệ nhất, kí ức sống trong những tháng ngày đau khổ, chỉ nghe thấy tiếng gào khóc của bản thân và tiếng đổ vỡ của đồ đạc trong nhà, rồi đan xen vào những âm thanh đau khổ đó là giọng của một nam một nữ, cãi nhau, chửi bới một cách kịch liệt. Hình ảnh tôi ngồi xổm ở một góc nhà, khóc lóc thảm thiết xuất hiện trước mắt tôi, xung quanh là những mảnh vỡ của bát đĩa, của những đồ vật là bằng thủy tinh, bằng sứ. Bức tranh đó không làm cho tôi gục ngã và chảy nước mắt đầm đìa, cũng không phải là nhát dao cứa mạnh vào trái tim, cũng không phải cái búa muốn bổ đôi đầu tôi ra, mà bức tranh chỉ làm tôi càng ngày càng hận cái người hiện tại đang đứng trước mặt này.
Lưu Thiên Hoàng, ông nghĩ tôi có thể quên ông sao? Bao nhiêu năm qua tôi sống thế nào, ông mặc kệ. Lúc mẹ tôi mới qua đời, tôi còn không thể tìm kiếm nổi bóng dáng của ông ta trong đám tang. Thời điểm tôi khổ cực nhất, mệt nhọc nhất ông ta cũng chưa từng ở bên cạnh an ủi lấy một tiếng.
Có rất nhiều thời gian để cho ông ta có cơ hội làm lại, có cơ hội để gặp tôi, vậy mà cớ sao cứ phải là ngày hôm nay, cứ phải là lúc này, người làm cha mà không xứng đáng đó lại tới tìm gặp tôi vậy?
Là một người làm bố tệ bạc, bây giờ còn mặt dày tới tìm tôi sao?
Kí ức hồi bé của tôi thấp thoáng, thoắt ẩn thoắt hiện. Nhưng lúc tôi hướng ánh mắt đầy sự phẫn nộ về phía người đàn ông kia, cái ngày hôm đó lúc tôi còn chưa tròn năm tuổi lại hiện lên đầy đủ trước mắt tôi...
Ngay sau khi chấm dứt mọi thứ với Lôi Vĩ Vĩ, khóc một hồi, tôi lại nhấc cái chân khập khiễng, đi bộ ra bến xe buýt dưới bầu trời xám xịt bởi cơn mưa. Cú ngã khuỵu vừa rồi chỉ khiến chân tôi chỉ bị xây xát ngoài da, không có gì đáng nghiêm trọng cả. Chỉ là do nước mưa cứ liên tục chạm vào khiến cho đầu gối tôi tê lại, buốt xót tới tận xương tủy. Ngồi chờ mãi dưới bến xe, cuối cùng chiếc xe buýt tôi hay ngồi cuối cùng cũng đỗ lại trước mặt. Tôi cố gắng nhanh chân trèo lên chiếc xe vắng tanh chỉ lác đác vài bóng người, nhưng chỉ cần một đứa ướt như chuột lột là tôi cũng đã đủ để lấy toàn bộ sự chú ý của họ rồi. Tôi ngồi tạm trên chiếc ghế ở cuối xe, tựa mái tóc ướt lên cửa kính. Mắt tôi lim dim, cứ dính chặt lại với nhau. Tôi đành nhắm mắt lại để thư giãn cơ thể, nhưng không sao ngủ được một giấc trọn vẹn trên đường về nhà.
Trước khi về nhà, may mắn mà trời cũng đã tạnh mưa hẳn. Tôi đã tạt qua một hiệu thuốc và mua đồ dùng để băng bó vết thương trước khi về nhà. Xung quanh là không khí mát mẻ còn đọng lại của cơn mưa vừa qua, tôi ngồi trên chiếc ghế đá ẩm ướt và tự sơ cứu vết thương của mình. Thỉnh thoảng lại rít nhẹ lên đau đớn, nhưng cũng chả có một ai để tâm tới.
Tôi vừa mở cửa nhà đi vào, cả người nhỏ giọt từ trong cầu thang máy đi vào, tạo thành những vũng nước nhỏ bé dẫn về căn hộ gia đình tôi. Nhưng một điều lạ lùng như xua tan đi toàn bộ những nỗi muộn phiền trong lòng tôi, rằng, tôi bất ngờ nhìn thấy một đôi giày đen sáng bóng của đàn ông đang đặt ngay cạnh tủ dép trước cửa ra vào.
Không phải của chú Phong là đương nhiên, vì hôm nay là ngày thường, chắc giờ chú phải ở cơ quan chứ. Với lại, nói thật thì giày của chú cũng không được đẹp như vậy...
Tôi vội cởi đôi giày trũng nước mưa, đập đập xuống sàn rồi dựng lên cạnh tường cho khô, không vội vàng mấy mà rất từ tốn đi vào bên trong phòng khách đang sáng đèn.
"Trúc Y, con..."Dì Khuê đang ngồi quay mặt về phía tôi, vừa nhìn thấy tôi bước vào đã kinh ngạc đứng dậy, tròn mắt nhìn tôi. "Sao cả người ướt sũng thế này?"
Nhưng, giọng của dì Khuê cứ như nhỏ dần, bé dần, rồi tắt hẳn bên tai tôi. Tôi không còn nghe thấy dì nói gì nữa, hai con mắt chỉ dán về phía phía người đàn ông mặt bộ vest đen kia qua lớp kính dày cộp, người đang ngồi vắt chân quay lưng lại với tôi. Người đó trông không quen một chút nào, mái tóc cắt cua trông rất kì lạ cùng với dáng ngồi tự nhiên như ở nhà đó, tôi không khỏi vừa kinh ngạc, vừa đan xen một chút hiếu kì.
Thời khắc người đàn ông đó quay mặt lại, cả bầu trời của tôi, cả thế giới của tôi như sụp đổ. Khuôn mặt già dặn đã quá tuổi bốn mươi đó, làm cho tôi bàng hoàng ngay lập tức. Cả người tôi run bần bật như muốn ngã khuỵu xuống, đôi mắt mở to ra hết cỡ thể hiện sự sốc này. Miệng tôi không thể ngừng rung động như muốn nói điều gì đó. Hai bàn tay tôi siết chặt lại, sống mũi lại bắt đầu cay cay như vừa quẹt mù tạt lên. Tôi bàng hoàng, hoảng hốt tới nỗi không thể nhớ ra được người mình vừa nhìn thấy là là ai.
Thật sự muốn hại chết con nhà người ta luôn mà! Hơn nữa, người đàn ông khiến tôi có cảm giác như vậy, rốt cuộc là ai chứ?
"Diệp Trúc Y... là con phải không?"Ông ta cũng đứng dậy, chỉnh lại chiếc áo vest bên ngoài, cất giọng trầm trầm hỏi. Và điều khiến não tôi như muốn chập, chính là ông ta vừa nói, vừa hỏi tôi, bằng ngôn ngữ chính của tôi, là Tiếng Việt.
Tôi nhướn mày lên, chớp mắt liên tiếp nhìn ông ta.
"Ông..."Tôi nheo mắt lại, không tin nổi vào mắt mình nhìn, cũng không thể không nghi ngờ tai mình có nghe lầm.
Không thể nào, không phải là người đàn ông đó, tuyệt đối không thể!
"Trúc Y, chắc con còn nhớ... bố của con chứ?"Dì Khuê sắc mặt trùng xuống, nhỏ giọng lên tiếng.
Lời dì Khuê vừa dứt, kì lạ là không có tia sét nào đánh ngang tai tôi, hay luồng điện nào giật cháy não tôi cả. Nhưng dòng cảm xúc hòa lại với nhau tạo ra một mớ hỗn độn, không còn phân biệt đâu là thật giả, đâu là sợ hãi và kinh ngạc. Tôi chau mày nặng hơn, nhìn chằm chằm vào người đàn ông đó. Ông ta cũng đang nhìn tôi với vẻ mong mỏi chờ đợi một câu trả lời. Tôi không muốn nói gì cả, cũng chẳng muốn quay lưng bước đi. Đứng trước người đàn ông này, người đàn ông mà dì Khuê nói là bố của tôi, nỗi hận thù vẫn được ủ giấu sâu trong lòng nay như được giải phóng. Tôi cố gắng dừng sự run rẩy ở hai cánh tay, nhưng vẫn không thể.
Có thể sao? Chuyện này còn có thể xảy ra được à? Ông trời không thể ngừng tàn nhẫn với tôi được sao?
Sao ông ta lại ở đây? Ngày hôm nay tôi hứng chịu nhiều điều xui xẻo chưa đủ hay sao, mà ông trời đột ngột lại cử ông bố lâu năm không gặp đến thám thính tôi chứ? Là cố ý hay vô tình, là có lòng tốt đến đây hay bị sự xấu xa ăn mòn?
"Chắc con còn nhớ tên bố chứ?"Ông ta lại cất tiếng hỏi bằng ngôn ngữ Tiếng Việt đã rất nhiều năm tôi không còn được nghe. Biểu cảm trên mặt ông đã đủ để tôi đoán ra, mấy năm qua ông đã sống tốt như thế nào. Sắc mặt có chút buồn buồn, nhưng trang phục nghiêm chỉnh như vậy, nhìn cái là biết rất đắt tiền.
Rốt cuộc là có chuyện gì đã xảy ra vậy? Và hơn hết, cái đếch gì đang xảy ra tại nhà tôi thế này?
"Tôi nhớ hay không liên quan gì tới ông?"Vì quá căm phẫn nên tôi đáp trả rất thờ ơ, làm mặt như chưa có chuyện gì xảy ra. "Mời ông ra khỏi nhà tôi ngay lập tức."Tôi chỉ tay ngay ra phía cửa.
"Có lẽ con rời xa ta từ khi còn nhỏ, nên đến bây giờ cũng chẳng có kí ức gì về người làm bố này."Ông ta khẽ bật cười một cái một cách mỉa mai chính bản thân mình. "Chắc con hận ta lắm phải không?"
Tôi đảo mắt đi nhìn chỗ khác rồi thở mạnh một cách bất lực. Tôi không trả lời, không phản ứng gì cả, cũng không dám nhìn trực diện với khuôn mặt đó nữa. Bởi vì cứ mỗi lần chạm phải từng đường nét trên khuôn mặt đó, kí ức từ hồi xa xưa của tôi lại hiện về, vẫn là những kí ức tồi tệ nhất, kí ức sống trong những tháng ngày đau khổ, chỉ nghe thấy tiếng gào khóc của bản thân và tiếng đổ vỡ của đồ đạc trong nhà, rồi đan xen vào những âm thanh đau khổ đó là giọng của một nam một nữ, cãi nhau, chửi bới một cách kịch liệt. Hình ảnh tôi ngồi xổm ở một góc nhà, khóc lóc thảm thiết xuất hiện trước mắt tôi, xung quanh là những mảnh vỡ của bát đĩa, của những đồ vật là bằng thủy tinh, bằng sứ. Bức tranh đó không làm cho tôi gục ngã và chảy nước mắt đầm đìa, cũng không phải là nhát dao cứa mạnh vào trái tim, cũng không phải cái búa muốn bổ đôi đầu tôi ra, mà bức tranh chỉ làm tôi càng ngày càng hận cái người hiện tại đang đứng trước mặt này.
Lưu Thiên Hoàng, ông nghĩ tôi có thể quên ông sao? Bao nhiêu năm qua tôi sống thế nào, ông mặc kệ. Lúc mẹ tôi mới qua đời, tôi còn không thể tìm kiếm nổi bóng dáng của ông ta trong đám tang. Thời điểm tôi khổ cực nhất, mệt nhọc nhất ông ta cũng chưa từng ở bên cạnh an ủi lấy một tiếng.
Có rất nhiều thời gian để cho ông ta có cơ hội làm lại, có cơ hội để gặp tôi, vậy mà cớ sao cứ phải là ngày hôm nay, cứ phải là lúc này, người làm cha mà không xứng đáng đó lại tới tìm gặp tôi vậy?
Là một người làm bố tệ bạc, bây giờ còn mặt dày tới tìm tôi sao?
Kí ức hồi bé của tôi thấp thoáng, thoắt ẩn thoắt hiện. Nhưng lúc tôi hướng ánh mắt đầy sự phẫn nộ về phía người đàn ông kia, cái ngày hôm đó lúc tôi còn chưa tròn năm tuổi lại hiện lên đầy đủ trước mắt tôi...
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook