Ma Thổi Đèn
-
Quyển 8 - Chương 25: Vẽ cửa
Vách đá phía sau thác nước cạn khô cao đến trăm mét, giữa đêm đen như mực nhìn qua cũng có thể thấy cả mảng nham thạch lớn trắng nhờ. Tôi đột nhiên nhận ra, cách cửa lớn vẽ trên vách đang từ từ mở rộng, để lộ một cửa hang đen ngòm.
Mới đầu, tôi cực kì kinh ngạc còn tưởng mình đang nằm mơ hoặc trời tối quá lên hoa mắt, bèn dụi mắt thật mạnh mấy cái rồi định thần nhìn lại mấy lần nữa. Chỉ thấy cửa hang tối om kia còn đang máy động, chẳng những vậy tôi còn phát giác trong không khí vang lên những rung động khe khẽ hết sức cổ quái.
Tôi không dám chủ quan, vội đánh thức mấy người bọn Shirley Dương. Thấy hiện tượng dị thường trên vách đá, ai lấy đều kinh ngạc bội phần, nhất thời không dõ chuyện gì sảy ra, cũng không dám manh động, đành tiếp tục nằm phục tại chỗ, giương mắt quan sát động tĩnh.
Chỉ nghe trong khắp các bụi cây ở khắp khe núi vang lên tiếng đập cánh vù vù, tiếng "vù vù vù" dần tụ lại, tôi thoáng động tâm, cảm thấy dường như mình đã nghe âm thanh này ở đâu đó rồi, hẳn là 1 loại côn trùng có cánh nào đó hợp thành bầy lớn, nhưng lại không giống lũ châu chấu giáp vàng trong khe núi khi nãy.
Lúc này tôi chợt nghe thấy giáo sư Tôn buột miệng: "Ong độc! Cánh cửa vẽ trên vách đá kia bám đầy ong độc..." dứt lời lão ta vội lấy tay bịt chặt miệng mình lại chỉ sợ âm thanh lớn quá, làm kinh động tới lũ ong trong khe núi.
Tôi cũng nhìn ra chút ít manh mối, thì từ khắp bốn phương tám hướng, từng đàn, từng đàn ong lớn đang lục tục đổ dồn về đây. Phỏng chừng trên vết mực của cây Quan Sơn Thần Bút kia chứa đựng chất thuốc nào đó có thể thu hút loài ong, mới khiến đàn ong tràn ra khỏi tổ như vậy. Ong sống hoang dã trong núi đa phần đều là ong bắp cày, bị chúng đốt thì không phải trò đùa. Có điều, tôi và Tuyền béo trước đây từng chọc vô khối tổ ong lấy mật, sớm đã quen tập tính của lũ ong rừng, lúc này tuy đều hết sức ngạc nhiên, không biết phép dùng Quan Sơn thần bút này có gì cổ quái, song chúng tôi cũng không vì trong khe núi xuất hiện cả mấy đàn ong lớn mà kinh hoảng luống cuống.
Tôi thấy giáo sư Tôn hơi hoảng hốt, bèn thấp giọng bảo lão ta:"đừng cuống lên, trừ phi tổ ong bị uy hiếp, bằng không lũ ong rừng này không tùy tiện này tấn công người đâu, chỉ cần nằm rạp bất động thì không nguy hiểm gì"
Giáo sư tôn nghe vậy cũng yên tâm phần nào. Có điều hồi trước, lão ta về nông thôn thu thập văn vật, từng bị lũ ong rừng vây đốt. Bấy giờ, chỉ thấy vô số ong rừng tụ lại càng lúc càng đông, nhìn lên tựa như mây mù trôi nổi, tiếng ong đập cánh làm cả khu rừng xao động. Là người đã nếm mùi lợi hại của nọc ong, một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng, giáo sư tôn luôn cho rằng, kể cả hùm beo gấu dữ trong núi cũng không đáng sợ bằng đàn ong rừng lớn như thế.
Lúc này, trông thấy đàn ong đen kịp ồ ạt ùa tới, giáo sư tôn khó tránh run rẩy thần hồn, ra gà nổi hết cả lên, chỉ biết nhắm chặt mắt lại, đưa tay bịt chặt hai tai để khỏi phải nghe tiếng đập cánh "vù vù vù" kia nữa. Khốn lỗi, những âm thanh ấy vẫn như những con ong bắp cày to khỏe ra sức chui vào đầu người ta, khiến sắc mặt giáo sư Tôn càng lúc càng khó coi.
Tôi không ngờ bức tranh trên vách đá lại có tác dụng kì lạ xui khiến cả đàn ong rừng lớn bất chấp đêm khuya ùn ùn kéo tới như thế, ngộ nhớ lũ ong này lên cơn chích bừa thì chúng tôi có mọc cánh cũng khó thoát. Nghĩ tới đây tôi không khỏi ngấm ngầm run sợ, thầm nguyền rủa lão Quan Sơn thái bảo Phong Soái cổ lừa người ta dùng bút mực có bôi thuốc dẫn dụ đàn ong tới đây, rốt cuộc muốn giở trò mẹ gì chứ?
Shirley Dương hạ giọng thì thầm bên tai tôi:" Anh Nhất, em thấy thứ này khá giống với thuật Ban Sơn Phân Giáp của Ban Sơn đạo nhân, chúng ta nên chớ mạo hiểm hành động, cứ nằm yên quan sát mới là thượng sách"
Tôi gật đầu, đánh tay ra hiệu cho Tuyền béo lúc này đang chuẩn bị chạy về phía con sông, bảo tạm thời cả bon chớ bỏ chạy, cứ vững dạ quan sát tiếp rồi tính sau.
Không lâu sau dường như lũ ong đã bị vết mực của Quan Sơn thần bút làm cho mê muội, liền tiết ra sáp ong xây lên vô số tổ ong trên một trạc cây mọc chìa ra.
Những con ong từ các nơi tụ về dường như không chỉ có một loài. Bọn ong lông thì lợi dụng đất đá để xây tổ, lại có lũ ong thợ xây tổ ngay trên tổ ong vò vẽ. Lũ ong vò vẽ đầu đen đít đen là đông nhất, vượt xa các loại ong còn lại, chúng cũng là những thợ xây lành nghề nhất, tổ của chúng càng ngày càng lớn dần, dần dần nối mấy tổ ong lớn lại hình thành một tổ ong khổng lồ, bọc cả mấy đàn ong kia vào trong.
Chừng 1 tiếng đồng hồ sau, tổ ong ấy đã dài mỗi bề hai ba mét, đàn ong bò lúc nha lúc nhúc bên trên, tiêng đập cánh vù vù ầm ĩ làm cây đại thụ rung oằn hẳn xuống, cơ hồ sắp chạm đât đến nơi.
Chúng tôi càng nhìn càng thấy lạ, chợt thấy trên vách đá có một mảng sáng trắng lấp lóa, cánh của lớn trên vách đá đã bị lũ ong cọ sát một hồi, dần dần nảy sinh biến hóa, vết mực đen ánh lên một vệt huỳnh quang lập lòe, trong đêm hệt như một đốm lửa ma chơi quái dị đang cháy bập bùng.
Bầy ong vò vẽ đang bâu đầy trên cái tổ lớn cơ hồ bị ngọn lửa ma chơi trên vách đá làm kinh hoảng, lần lượt bay ra vòng vòng quanh tổ.
Tôi sực hiểu ra, vết mực trên vách đá sau một thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng dạ quang, tạo ra ảo giác như thể có ngọn lửa đang bùng bùng bốc lên, khiến đàn ong trong tổ trúng kế, tưởng rằng lửa đã cháy đến gần, cuống cuồng lao ra khỏi tổ.
Bọn tôi gắng nén lỗi sợ hãi và bất an trong lòng mình xuống, tiếp tục quan sát. Quan Sơn thái bảo tinh thông dị thuật, chẳng những nắm vững đạo âm dương phong thủy không thủy gì Mô Kim hiệu úy, mà thành tựu với những phương thuật kì dị lợi dụng sự sinh khắc biến hóa của vạn vật cũng chẳng kém Ban Sơn đạo nhân, chúng tôi nhất thời chưa tìm ra được then chốt bên trong, đành liều mạng ở lại quan sát tiếp.
Chuyện sảy ra tiếp sau đó càng khiến người ta phải trợn mắt há miệng ngạc nhiên, chỉ thấy đàn ong ùa ra khỏi tổ rồi nhanh chóng khôi phục lại trật tự. Giống ong tuy nhỏ, nhưng dường như rất có kỉ luật, không hề thấy con nào bỏ đàn tháo chạy, ngược lại, để ngọn lửa thiêu cháy tổ, chúng còn tụ lại thành từng đám bay lên trên đái xuống làm ướt tổ ong. "Nước đái ong" Phong dịch là từ chuyên dụng của các thuật sĩ, thực ra không phải là nước đái mà là một chất lỏng do ong vò vẽ bài tiết ra, không mùi trong suốt, một con ong nhiều nhất chỉ tiết ra một giọt "Phong dịch" bằng giọt nước mắt, vả lại chỉ khi nào tổ ong bắt lửa cơ thể chúng mới có thể sản sinh ra được loại vật chất này.
Đàn ong đông đến hang vạn con chen chúc, nhanh chóng dùng nước đái ong thấm đẫm cả tổ ong khổng lồ, chỉ thoáng sau, nước đái ong đã nhỏ tí tách không ngừng xuống nền đá xanh bên dưới.
Nước đái ong vừa chạm vào nền đá xanh, liền như axit ăn mòn sắt, bề mặt đá xanh bên dưới chỉ trong chớp mắt đã bị chất lỏng không màu không mùi ấy ăn mòn thành một hố lớn đường kính khoảng mấy thước. Càng lúc càng có nhiều nước đá ong nhỏ xuống, ăn mòn đất đá, nhanh chóng tạo thành một hang động lớn sâu hun hút.
Tôi quan sát đến đây, rốt cuộc cũng tìm ra được chút manh mối, thì ra "vẽ đất thành cửa" là như thế này đây. Lối vào cổ mộ Địa Tiên không phải nằm trên vách đá có thác nước cạn khô, mà ở bên dưới cây cổ thụ đối diện. Đã đến nước này tôi không thể không bội phục bí thuật của Quan Sơn thái bảo kì dị khó lường, đồng thời cũng sực nhớ ra, trong Ban Sơn phân giáp thuật cũng có ghi chép tương tự.
Nước đái của ong vò vẽ sống hoang dã trong núi sâu không có độc, song lại có thể ăn mòn đất đá, chỉ là sau khi thứ này rớt khỏi tổ ong thì không thể giữ được, vì vậy chỉ có thể dùng để đào hang thẳng từ trên xuống dưới. Ngoài ra nếu trộn với nước ép củ hành dại, có thể tạo thành chất vu độc, đem bôi vào đầu mũi tên đem bắn báo, báo chạy được một bước thì chết. Sau này đem mũi tên ấy ra bắn gấu, gấu trúng tên cũng chỉ chạy được một bước rồi lăn ra chết ngay.còn thoảng con báo trúng tên chay được hai bước chết, thì gấu cũng chạy được hai bước rồi mới chết. Nguyên lý bên trong ảo diệu thế nào, người ngoài khó mà biết được, mà hiện nay nhưng thuật phù thủy của những người thiểu số này cũng đã thất truyền từ lâu chỉ chép "Phong lịch xuyên sơn"trong thuật trộm mộ còn được lưu truyền lại.
Tôi nghĩ đến đây không khỏi bồi hồi cảm khái những bí thuật kì tuyệt mình được nghe được thấy trong đời đa phần đã bị thất truyền, các loại bí pháp đổ đấu mò vàng cũng dần dần suy vi tàn lụi, những gì truyền lại cho con cháu đời sau càng lúc càng ít đi, thiết tưởng chẳng được mấy năm nữa cũng sẽ hoàn toàn thất truyền, giống như những ngôi mộ cổ chúng tôi xâm nhập vậy, người cổ đại chết đi thường thích mang theo những bí mật và tài sản lúc sinh tiền, thà để cho chúng mục nát dưới lòng đất cũng không chịu truyền cho người đời không có dây mơ rễ má với mình.
Mắt thấy cái hố khoét trên khối đá xanh, mỗi lúc một sâu mãi không thấy đáy chúng tôi bắt đầu sốt ruột, thực tình không rõ ngôi mộ cổ này được chôn sâu trừng nào quang cảnh bên trong thôn địa tiên rốt cuộc ra sao?
Lúc này giáo sư Tôn đã bớt căng thẳng, thấy bên dưới lớp bùn đất màu xanh là tầng nham thạch màu bạc lập tức tỏ ra hết sức kích động run run nói: "Chắc chắn là mộ Địa Tiên rồi... tầng nham thạch màu bạc kia chính là bạc chết, đây chính là tường sắt vách bạc đấy."
Tương truyền bạc trắng dồn đống nhiều năm sẽ mục thành bùn bạc, dân gian tục xưng là: "bạc chết". Bùn bạc mục nát bị phong hóa, sẽ trở nên cứng rắn như sắt thép, dùng búa phá đá đập vào chỉ để lại một vết trắng mờ mờ, dùng thứ bạc chết này làm tường chắn mộ thì kiên cố vững chắc hơn đất đầm bội lần.
Vả lại loại vách bạc này rất dày, âm thanh khó lòng xuyên qua được, dù người thính tai đến đâu cũng không thể thuật thính phong thính lôi để thăm dò phương vị của mộ cổ dưới lòng đất. Ngoài ra, bạc chết còn có một đặc điểm thần diệu khác, nếu gần đó có các loài côn trùng như kiến tụ ngân, mà trong tầng bạc xuất hiện hư tổn, nó có thể thông qua hoạt động của trùng kiến để tự bù đắp vào. Cũng có nghĩa là lối vào của ngôi mộ cổ này chỉ xuất hiện tạm thời sau đó tường sắt vách bạc sẽ tự động đóng lại, rồi lại bị cây cỏ bùn đất phủ lấp lên, người nào không biết địa điểm cụ thể căn bản không thể tìm thấy vị trí chuẩn xác của nó.
Chỉ có điều một lượng "bạc chết" lớn như thế phải tích tụ nhiều năm mới có, chứ trong thời gian ngắn không thể hình thành được tường sắt vách bạc, bởi vậy thứ này không phổ biến trong các mộ cổ, duy có mộ cổ Địa Tiên là đề cập đến, vì vậy giáo sư tôn lập tức đoán định, bên dưới lớp đất đá màu bạc này chắc chắn là lối vào mộ cổ Địa Tiên, không thể nào sai được. Chỉ là cả bọn không ai ngờ đến, lối vào mộ cổ Địa Tiên lại xuất hiện trước mắt chúng tôi theo cách này.
Mùi thuốc, và ánh lửa ma quái trên vách đá nơi dòng thác cạn khô từng chảy qua dần dần nhạt bớt, đàn ong vẫn không ngừng tiết ra "Nước đái" nhỏ xuống. Chợt nghe dưới lòng đất có tiếng nổ dữ dội, đất đá vỡ tung, một làn khói trắng từ trong động huyệt xông thăng lên, tổ ong không lồ trên chạc cây bị hất văng lên không trung, vỡ thành mấy mảnh, mảnh rơi vào rừng cây, mảnh đập vào vách đá. Vô số ong vò vẽ bị dính khói trắng xộc lên tự địa huyệt, không chết cũng bị thương, dưới đất rải đầy xác ong, những con ong khác thấy sào huyệt đã vỡ, thôi thì cây đổ bầy khỉ tan, trong chớp mắt đã chuồn sạch.
Chúng tôi đang nấp ở một khối đá gần đó quan sát động tĩnh, đột nhiên thấy khói trắng trong huyệt động phun ra, trên không trung đổ xuống một trận mưa ong, vô số xác ong rơi xuống lả tả khắp mình mẩy mặt mũi, màn khói trắng mù mịp lập tức theo đó lan tới.
Cả bọn vội cuống cuồng bịt chặt mũi miệng, lùi ra sau né tránh, nhưng vẫn chậm nửa bước, chỉ thấy trên mặt như bị người ta thình lình tạt một nắm vôi bột, vừa cay vừa rát, nước mắt nước mũi tuôn trào, ù tai hoa mắt, không ngừng ho sặc sụa, cũng may chúng tôi ở mé bên huyệt động, khoảng cách không quá gần không bị khói trắng trong mộ cổ phun thẳng vào mặt, nhưng dù vậy ai nấy đều cũng thấy lợm giọng, muốn nôn khan ai cũng thấy khó chịu một lúc lâu, làn khói trắng xộc vào mũi miệng người ta đến nhanh mà đi cũng rất nhanh, chỉ trong thoáng chốc đã tiêu tán, đến khi chúng tôi phủi hết những xác ong bám trên người, nhìn lại chỗ gốc cây cổ thụ kia thì chỉ còn lại mỗi cái hố sâu không thấy đáy.
Tuyền béo nhổ hai bãi nước bọt, rồi thò cổ xuống ngó nghiêng, đoạn ngoác miệng chửi: "Mùi gì mà hắc thế? Con bà nó muốn sặc chết người ta chắc, tôi bảo chúng ra đừng coi thường giai cấp địa chủ rồi mà, bọn Quan Sơn thái bảo cũng thuộc hạng chùa nhỏ yêu quái to, nước nông lắm ba ba đấy, nhìn tình hình này, chắc minh khí trong mộ không thiếu thứ gì, anh em đừng do dự gì nữa, cứ xông thăng lên mà vơ vét đi thôi.
Tôi lại gần xem xét, thấy "tường sắt vách bạc" rất sâu, dùng đèn pin mắt sói chiếu không thấy đáy. Thấy giáo sư tôn đã lấy mặt lạ phòng độc ra đeo, nôn nóng muốn xuống dưới xem xét, tôi vội ngăn lão ta lại, nói: " Lần này phải ra tay thật rồi, sao có thể để ông xuống mộ cổ dò mìn được chứ? Để đấy tôi xuống trước, đợi tìm hiểu rõ rang tình hình bên dưới rồi mọi người hãy xuống".
Tôi không để mọi người tranh cãi, quyết định bản thân xuống trước thăm dò, nếu mọi sự bình thường cả bọn sẽ cùng vào trong. Tôi vốn không định để Út đi theo mạo hiểm, nhưng lại muốn cố phá giải những cơ quan mai phục trong cổ mộ, đồng thời cũng suy sét đến việc cô từng tham gia huấn luyện dân phòng, nắm được " Phương pháp thông tin đơn giản dành cho dân phòng" thông dụng thời bấy giờ, con người chẳng những can đảm thận trọng, lại được rèn luyện nhất định về quân sự, bèn quyết định để cô cùng đi. Có điều cũng phải dặn đi dặn lại cô không được rời xa Shirley Dương nửa bước, còn cấm tiệt không được đi lên trước hoặc lọt phía sau cùng đội ngũ.
Tôi và cả bọn bắt tay vào bước chuẩn bị cuối cùng, những thứ không dùng đến toàn bộ đều bị bỏ lại, đeo hết dụng cụ bảo vệ lên, rồi kiểm kê lại một lượt trang bị, chia đều các công cụ chiếu sang cho mỗi người, bộ mặt nạ phòng độc ba chiếc cộng với một bộ dự phòng, chia cho năm người chỉ còn dư một chiếc để dùng khi nguy cấp. Cả bọn đều đeo túi mặt nạ phòng độc trước ngực để có thể sự dụng bất cứ lúc nào.
Chuẩn bị qua loa cũng mất hơn tiếng đồng hồ, đoán rằng trong đường hầm mộ cũng thông gió rồi, tôi liền thả xuống huyệt động một cây pháo sang, nhìn rõ bên dưới sâu khoảng mười mấy mét, bèn đeo mặt nạ phòng độc lên, dùng phi hổ trảo móc vào mặt đất, xách theo ô kim cang leo xuống. Nước đái trên tầng bạc chết đã khô, nhưng trong không khí vẫn còn đầy tạp chất, tầm nhìn bên dưới rất thấp.
Tôi thả mình tụt xuống đáy hố, chân chạm đến nền đất rồi mới đưa mắt quan sát bốn bề xung quanh dưới ánh sang của cây pháo. Bên dưới lớp bạc chết là một huyệt động thiên nhiên không rộng lắm, ước chừng bằng bốn căn nhà dân, ở đầu bên kia vách đá thu hẹp, mặt đất lại có bậc thang đá đục đẽo đơn giản uốn khúc thông vào nơi tối tăm phía bên trong. Nhìn tổng thể hang động này địa hình chật hẹp, môi trường tương đối ẩm ướt, bức bối.
Tôi cởi gang tay rờ thử trên vách tường, chỉ thấy trong khe hở có những làn gió lạnh đến thấu xương, khả năng dưới lòng đất có không khí lưu thông, hoặc là long khí tích tụ trong huyệt vị phong thủy, Có điều, tôi cũng không dám chủ quan, bèn thắp một cây lến trong mộ đạo, thấy không có gì khác thường, bấy giờ mới cởi bỏ mặt nạ, huýt một tiếng sáo phát tín hiệu cho những người trên mặt đất.
Mấy người bọn Shirley Dương thấy tiếng sáo văng ra, liền lục tục leo xuống. Sau khi đã vững chân mới đưa mắt quan sát xung quanh, giáo sư Tôn xem xét tổng thể hang động, nghi hoặc hỏi tôi: "Lạ thật.... nơi này đâu giống mộ cổ."
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook